Lý Liễu quê ở Tam Bình (Vĩnh Long), từ nhỏ đã được sống trong không khí sôi sục cách mạng của gia đình, lại bẩm tính thông minh, nên được cha cho đi học đến nơi đến chốn.
Năm 1907, Phan Bội Châu cho Bùi Chí Nhuận về Nam Kỳ kêu gọi thanh niên xuất dương du học. Lý Liễu khi đó mới khoảng 14-15 tuổi cùng với Nguyễn Truyện, con cụ xã Trinh tuổi cũng xấp xỉ như vậy xuất dương ngay đợt đầu tiên. Sang tới Trung Quốc, Lý Liễu và Nguyễn Truyện được đưa tới Hồng Kông học tại trường Trung Anh học đường.Lý Liễu vốn bẩm tính cực kỳ thông minh từ nhỏ, lại say sưa học tập nên ngoài chuyên môn, Liễu còn giỏi tiếng Anh, tiếng Trung và biết tiếng Pháp. Lý Liễu hết sức học tập, chờ ngày về nước Việt Nam độc lập thi thố tài năng giúp nước. Nhưng mơ ước đó vĩnh viễn không thành.
Nguyên là cuối tháng 5 năm 1913, một phái đoàn Nam Kỳ do ông Nguyễn Quang Diêu dẫn đầu sang Hồng Kông với mục đích lãnh tín phiếu, mua vũ khí đưa thêm vài học sinh sang du học. Đoàn ngụ ở nhà ông Huỳnh Hưng ở ven đảo Cửu Long. Hai vợ chồng ông Huỳnh Hưng sang Cửu Long ở rất lâu giữ đầu mối liên lạc giữa các đồng chí ở Trung Quốc với các đồng chí ở trong nước. Vì vậy khi nghe tin phái đoàn đến, Lý Liễu và Nguyễn Truyện sang nhà Huỳnh Hưng hỏi thăm tin tức gia đình.
Ngày 16 tháng 6 năm 1913 do có kẻ chỉ điểm, mật thám Anh ập đến nhà Huỳnh Hưng khám xét, bắt được 13 quả tạc đạn, bắt hết những người có mặt. Lý Liễu vừa đến cũng bị cảnh sát bắt, Huỳnh Hưng nhận mình mua số tạc đạn đó, những người khác không biết. Tòa án Anh ở Hồng Kông xử Huỳnh Hưng án tù, còn những người khác bị cảnh sát Anh giao cho nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương.
Mùa đông năm 1913, Lý Liễu và các đồng chí bị cảnh sát Anh giao cho cảnh sát Đông Dương. Mọi người bị bọn mật thám tra tấn cực kỳ dã man. Cuối năm 1913, Tòa án Đại hình đặc biệt xử tại Hà Nội, trong đó Lý Liễu bị án nhẹ nhất là 5 năm khổ sai. Nguyễn Truyện tự tử, Nguyễn Thần Hiến nhịn ăn chết. Lý Liễu, Nguyễn Quang Diêu, Đinh Hữu Thuật, Trần Ngọ đều bị đầy đi Guyane (Nam Mỹ). Tại đây, ông là người thông báo tin tức, đấu tranh đòi quyền lợi như quần áo, thuốc men, nhận thư từ từ trong nước gửi sang, và chuyển thư của anh em về nước.
Do Lý Liễu quen biết thân thiết với nhiều kiều dân Hoa sống ở Guyane, ông ngỏ ý vượt ngục và nhờ họ giúp đỡ. Họ đã giúp ông trốn sang Trinidad và được kiều dân Trung Hoa ở đảo Trindad sắp xếp công ăn việc làm ổn định, lo giấy tờ hợp pháp: quốc tịch Trung Hoa.
ở trong thương hội một thời gian rồi lấy vợ người Anh. Mặc dù sống nơi đất khách song ông vẫn không nguôi nhớ về quê hương. Ông tìm cách trở về Việt Nam Đổi tên là Lý Phùng Xuân. Thực dân Pháp biết ông trở về, sai người chiêu dụ ông ra đầu thú sẽ được làm quan. Ông phản đối, phải trốn về vùng quê hoạt động vẫn vững vàng một lòng tranh đấu.
Khoảng năm 1933 – 1934, ông đang lẩn trốn trong một căn nhà lá nhỏ bên Lộ Kế Ông tỉnh Vĩnh Long, cách quận lỵ An Hóa không xa thì bị lính Pháp đến bao vây bắt được.
Tòa án thực dân Pháp gán cho ông tội gây loạn, phá rối trị an, lại truy cái án vượt ngục ở Guyane ngày trước, kết án tù 15 năm khổ sai, đầy ra Côn Đảo. Lý Liễu không chịu đựng được sự khổ sở nhọc nhằn trong cảnh lao tù, ốm đau trong thời gian dài. Cách mạng tháng Tám ra rước tù chính trị về, ông được cử làm Chủ tịch huyện An Hóa, tỉnh Vĩnh Long.
Lý Liễu quê ở Tam Bình (Vĩnh Long), từ nhỏ đã được sống trong không khí sôi sục cách mạng của gia đình, lại bẩm tính thông minh, nên được cha cho đi học đến nơi đến chốn.
Năm 1907, Phan Bội Châu cho Bùi Chí Nhuận về Nam Kỳ kêu gọi thanh niên xuất dương du học. Lý Liễu khi đó mới khoảng 14-15 tuổi cùng với Nguyễn Truyện, con cụ xã Trinh tuổi cũng xấp xỉ như vậy xuất dương ngay đợt đầu tiên. Sang tới Trung Quốc, Lý Liễu và Nguyễn Truyện được đưa tới Hồng Kông học tại trường Trung Anh học đường.Lý Liễu vốn bẩm tính cực kỳ thông minh từ nhỏ, lại say sưa học tập nên ngoài chuyên môn, Liễu còn giỏi tiếng Anh, tiếng Trung và biết tiếng Pháp. Lý Liễu hết sức học tập, chờ ngày về nước Việt Nam độc lập thi thố tài năng giúp nước. Nhưng mơ ước đó vĩnh viễn không thành.
Nguyên là cuối tháng 5 năm 1913, một phái đoàn Nam Kỳ do ông Nguyễn Quang Diêu dẫn đầu sang Hồng Kông với mục đích lãnh tín phiếu, mua vũ khí đưa thêm vài học sinh sang du học. Đoàn ngụ ở nhà ông Huỳnh Hưng ở ven đảo Cửu Long. Hai vợ chồng ông Huỳnh Hưng sang Cửu Long ở rất lâu giữ đầu mối liên lạc giữa các đồng chí ở Trung Quốc với các đồng chí ở trong nước. Vì vậy khi nghe tin phái đoàn đến, Lý Liễu và Nguyễn Truyện sang nhà Huỳnh Hưng hỏi thăm tin tức gia đình.
Ngày 16 tháng 6 năm 1913 do có kẻ chỉ điểm, mật thám Anh ập đến nhà Huỳnh Hưng khám xét, bắt được 13 quả tạc đạn, bắt hết những người có mặt. Lý Liễu vừa đến cũng bị cảnh sát bắt, Huỳnh Hưng nhận mình mua số tạc đạn đó, những người khác không biết. Tòa án Anh ở Hồng Kông xử Huỳnh Hưng án tù, còn những người khác bị cảnh sát Anh giao cho nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương.
Mùa đông năm 1913, Lý Liễu và các đồng chí bị cảnh sát Anh giao cho cảnh sát Đông Dương. Mọi người bị bọn mật thám tra tấn cực kỳ dã man. Cuối năm 1913, Tòa án Đại hình đặc biệt xử tại Hà Nội, trong đó Lý Liễu bị án nhẹ nhất là 5 năm khổ sai. Nguyễn Truyện tự tử, Nguyễn Thần Hiến nhịn ăn chết. Lý Liễu, Nguyễn Quang Diêu, Đinh Hữu Thuật, Trần Ngọ đều bị đầy đi Guyane (Nam Mỹ). Tại đây, ông là người thông báo tin tức, đấu tranh đòi quyền lợi như quần áo, thuốc men, nhận thư từ từ trong nước gửi sang, và chuyển thư của anh em về nước.
Do Lý Liễu quen biết thân thiết với nhiều kiều dân Hoa sống ở Guyane, ông ngỏ ý vượt ngục và nhờ họ giúp đỡ. Họ đã giúp ông trốn sang Trinidad và được kiều dân Trung Hoa ở đảo Trindad sắp xếp công ăn việc làm ổn định, lo giấy tờ hợp pháp: quốc tịch Trung Hoa.
ở trong thương hội một thời gian rồi lấy vợ người Anh. Mặc dù sống nơi đất khách song ông vẫn không nguôi nhớ về quê hương. Ông tìm cách trở về Việt Nam Đổi tên là Lý Phùng Xuân. Thực dân Pháp biết ông trở về, sai người chiêu dụ ông ra đầu thú sẽ được làm quan. Ông phản đối, phải trốn về vùng quê hoạt động vẫn vững vàng một lòng tranh đấu.
Khoảng năm 1933 – 1934, ông đang lẩn trốn trong một căn nhà lá nhỏ bên Lộ Kế Ông tỉnh Vĩnh Long, cách quận lỵ An Hóa không xa thì bị lính Pháp đến bao vây bắt được.
Tòa án thực dân Pháp gán cho ông tội gây loạn, phá rối trị an, lại truy cái án vượt ngục ở Guyane ngày trước, kết án tù 15 năm khổ sai, đầy ra Côn Đảo. Lý Liễu không chịu đựng được sự khổ sở nhọc nhằn trong cảnh lao tù, ốm đau trong thời gian dài. Cách mạng tháng Tám ra rước tù chính trị về, ông được cử làm Chủ tịch huyện An Hóa, tỉnh Vĩnh Long.