Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

Đội Phấn

Tác giả: Vũ Thanh Sơn

Đội Phấn tên thật là Hồ Trọng Phấn, còn gọi là Hồ Bá Phấn, Hồ Sỹ Phấn, tên chữ là Càn Thái, ông quê ở xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông xuất thân từ một gia đình nông dân, ít được học hành, nhưng bản tính ông cương dũng, chuộng làm việc nghĩa, giàu lòng yêu nước. Khi giặc Pháp hạ thành Nghệ An, tuy còn ít tuổi nhưng ông đã theo nghĩa quân chiến đấu.

Hồ Trọng Phấn nhận thấy muốn đánh thắng quân Pháp thì phải học cách cầm quân, biết cách sử dụng binh khí hiện đại của quân Pháp thì mới đánh thắng được chúng. Nghĩ vậy ông trở về làng, xin vào lính bản địa (còn gọi là lính khố xanh). Ở lính vài năm, ông lập được nhiều công trạng, quan binh Pháp thấy ông tài giỏi lại có lòng trung thành với mẫu quốc, nên cho làm chức đội trưởng, được chỉ huy một tiểu đội lính tập, tiểu đội thời đó có đến 50 người. Vài năm sau, ông được lên tới chức Chánh đội trưởng, chỉ huy 100 lính tập được học tập, nghiên cứu, tìm tòi chiến lượ lập kế hoạch đánh trận. Ông cùng binh lính gần gũi nhau giúp đỡ nhau trong cuộc sống khi phải xa nhà, vì vậy binh lính quý mến ông, coi ông như người anh cả và nghe lời ông.

Năm 1907 phong trào Duy tân phát triển mạnh mẽ ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Một số nhân vật thuộc phái “Ám xã” như Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thị Thanh biết Hồ Trọng Phấn tuy đi lính cho Pháp, làm tới chức Chánh đội trưởng, nhưng là người yêu nước, xưa đã từng ở hàng ngũ nghĩa quân, chưa gây tội ác với nhân dân, nên đã gặp gỡ tuyên truyền bí mật gia nhập Duy tân hội. Nhằm huấn luyện cho các hội viên hội Duy Tân biết kỹ thuật quân sự và sử dụng vũ khí mới, ông lấy lý do thu nhận ỉính mới để bổ sung cho lính già yếu. Ông tận tâm huấn luyện quân sự cho anh em để anh em nhanh chóng có khả năng chỉ huy một đội nghĩa quân. Anh em cũng hiểu rõ mục đích vào lính của mình nên tất thảy đều cố gắng học tập, tiến bộ rất nhanh.

Tháng 5 năm Mậu Thân (1908) phong trào “Xin xâu”, “Chống thuế” từ Quảng Namlan ra Nghệ An, Hà Tĩnh khiến cho nhà cầm quyền Pháp và Nam triều phải đối phó. Đội Phấn nhận định thời cơ khởi nghĩa đã đến, ông chỉ huy trên 100 lính phản chiến, phối hợp với quân của Quản Truyền, Quản Lại cũng bí mật gia nhập Duy tân hội như ông nổi dậy cướp thành Hà Tĩnh là nơi ông đóng quân.

Song vào thời điểm 1907, 1908 thực dân Pháp và Nam triều đã ổn định được bộ máy cai trị ở các tỉnh Trung Kỳ, Bắc Kỳ, vì vậy quân khởi nghĩa chiếm thành được vài tiếng đồng hổ thì quân Pháp kéo đến phản công, bao vây, tấn công quân khởi nghĩa quyết liệt. Quân khởi nghĩa ít, trang bị kém nên chỉ cầm cự được vài tiếng, đồng đội của ông một số hy sinh, một số bỏ chạy. Khi quân Pháp tràn được vào thành, Đội Phấn cùng một số quân khởi nghĩa chạy thoát, đến ở một cơ sở bí mật của Duy tân hội ở ngoài thành. Đội Phấn cùng các ông Lê Quyên, Ngô Đảng bí mật chiêu mộ quân. Đội Phấn còn bí mật trở về Hà Tĩnh chiêu tập lính khố xanh, khố đỏ Pháp cho giải ngũ và thanh niên yêu nước về căn cứ Bố Lưương để huấn luyện quân sự.

Sau những năm ở trong quân đội Pháp, Đội Phấn đã rút ra bài học là quân không cốt ở đông, mà cốt ở tinh luyện, thành thục các động tác chiến đấu biết lợi dụng địa hình, địa vật để bố trí trận đánh cho phù hợp để lấy ít địch được nhiều, lấy vũ khí thô sơ thắng vũ khí hiện đại, vì vậy ông rất coi trọng việc huấn luyện quân sự cho nghĩa quân. Đội Phấn còn đặc biệt quan tâm đến trang bị vũ khí hiện đại cho nghĩa quân. Trong một trận chiến đấu tại một đồn binh Pháp ở huyện Thanh Chương do Đội Phấn chủ quan nên bị quân Pháp bắt. Song ông đã mưu trí đánh lừa giặc, giết lính canh rồi trốn thoát. Ngày 16 tháng 2 năm 1910, Tòa án binh của thực dân Pháp kết án ông tử hình vắng mặt.

Ông nhận thấy chiến đấu với quân Pháp nếu lực lượng của ta nhỏ không thể thắng được, nên đã bàn với các ông Lê Quyên, Ngô Đảng sáp nhập vào lực lượng nghĩa quân do Đặng Thái Thân lãnh đạo. Ồng đã chỉ huy nghĩa quân chiến đấu với quân Pháp rất nhiều trận. Nghe đến tên Đội Phấn là quân Pháp và quân Nam triều rất kinh hoàng.

Năm 1912, Phan Bội Châu tuyên bố giải thể Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang Phục hội, Hội thành lập Phục quốc quân, Đội Phấn, Đội Quyên chuyển sang hoạt động cho Việt Nam Quang Phục hội. Đội Phấn, Đội Quyên đang tập hợp lực lượng để đánh thành Nghệ An, nhưng súng đạn chưa đủ, còn phải đợi hàng tuần nữa để tìm cách cướp xưởng binh khí của địch. Mật thám Pháp dò biết đem đại binh đến bao vây đồn bắt được ông.

Ngày 3 tháng 7 năm 1916, giặc Pháp chém ông ở quán Thầu Dầu, thành phố Vinh. Lúc ông bị giết có một người lính vệ binh tự tử theo.

Đội Phấn tên thật là Hồ Trọng Phấn, còn gọi là Hồ Bá Phấn, Hồ Sỹ Phấn, tên chữ là Càn Thái, ông quê ở xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông xuất thân từ một gia đình nông dân, ít được học hành, nhưng bản tính ông cương dũng, chuộng làm việc nghĩa, giàu lòng yêu nước. Khi giặc Pháp hạ thành Nghệ An, tuy còn ít tuổi nhưng ông đã theo nghĩa quân chiến đấu.

Hồ Trọng Phấn nhận thấy muốn đánh thắng quân Pháp thì phải học cách cầm quân, biết cách sử dụng binh khí hiện đại của quân Pháp thì mới đánh thắng được chúng. Nghĩ vậy ông trở về làng, xin vào lính bản địa (còn gọi là lính khố xanh). Ở lính vài năm, ông lập được nhiều công trạng, quan binh Pháp thấy ông tài giỏi lại có lòng trung thành với mẫu quốc, nên cho làm chức đội trưởng, được chỉ huy một tiểu đội lính tập, tiểu đội thời đó có đến 50 người. Vài năm sau, ông được lên tới chức Chánh đội trưởng, chỉ huy 100 lính tập được học tập, nghiên cứu, tìm tòi chiến lượ lập kế hoạch đánh trận. Ông cùng binh lính gần gũi nhau giúp đỡ nhau trong cuộc sống khi phải xa nhà, vì vậy binh lính quý mến ông, coi ông như người anh cả và nghe lời ông.

Năm 1907 phong trào Duy tân phát triển mạnh mẽ ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Một số nhân vật thuộc phái “Ám xã” như Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thị Thanh biết Hồ Trọng Phấn tuy đi lính cho Pháp, làm tới chức Chánh đội trưởng, nhưng là người yêu nước, xưa đã từng ở hàng ngũ nghĩa quân, chưa gây tội ác với nhân dân, nên đã gặp gỡ tuyên truyền bí mật gia nhập Duy tân hội. Nhằm huấn luyện cho các hội viên hội Duy Tân biết kỹ thuật quân sự và sử dụng vũ khí mới, ông lấy lý do thu nhận ỉính mới để bổ sung cho lính già yếu. Ông tận tâm huấn luyện quân sự cho anh em để anh em nhanh chóng có khả năng chỉ huy một đội nghĩa quân. Anh em cũng hiểu rõ mục đích vào lính của mình nên tất thảy đều cố gắng học tập, tiến bộ rất nhanh.

Tháng 5 năm Mậu Thân (1908) phong trào “Xin xâu”, “Chống thuế” từ Quảng Namlan ra Nghệ An, Hà Tĩnh khiến cho nhà cầm quyền Pháp và Nam triều phải đối phó. Đội Phấn nhận định thời cơ khởi nghĩa đã đến, ông chỉ huy trên 100 lính phản chiến, phối hợp với quân của Quản Truyền, Quản Lại cũng bí mật gia nhập Duy tân hội như ông nổi dậy cướp thành Hà Tĩnh là nơi ông đóng quân.

Song vào thời điểm 1907, 1908 thực dân Pháp và Nam triều đã ổn định được bộ máy cai trị ở các tỉnh Trung Kỳ, Bắc Kỳ, vì vậy quân khởi nghĩa chiếm thành được vài tiếng đồng hổ thì quân Pháp kéo đến phản công, bao vây, tấn công quân khởi nghĩa quyết liệt. Quân khởi nghĩa ít, trang bị kém nên chỉ cầm cự được vài tiếng, đồng đội của ông một số hy sinh, một số bỏ chạy. Khi quân Pháp tràn được vào thành, Đội Phấn cùng một số quân khởi nghĩa chạy thoát, đến ở một cơ sở bí mật của Duy tân hội ở ngoài thành. Đội Phấn cùng các ông Lê Quyên, Ngô Đảng bí mật chiêu mộ quân. Đội Phấn còn bí mật trở về Hà Tĩnh chiêu tập lính khố xanh, khố đỏ Pháp cho giải ngũ và thanh niên yêu nước về căn cứ Bố Lưương để huấn luyện quân sự.

Sau những năm ở trong quân đội Pháp, Đội Phấn đã rút ra bài học là quân không cốt ở đông, mà cốt ở tinh luyện, thành thục các động tác chiến đấu biết lợi dụng địa hình, địa vật để bố trí trận đánh cho phù hợp để lấy ít địch được nhiều, lấy vũ khí thô sơ thắng vũ khí hiện đại, vì vậy ông rất coi trọng việc huấn luyện quân sự cho nghĩa quân. Đội Phấn còn đặc biệt quan tâm đến trang bị vũ khí hiện đại cho nghĩa quân. Trong một trận chiến đấu tại một đồn binh Pháp ở huyện Thanh Chương do Đội Phấn chủ quan nên bị quân Pháp bắt. Song ông đã mưu trí đánh lừa giặc, giết lính canh rồi trốn thoát. Ngày 16 tháng 2 năm 1910, Tòa án binh của thực dân Pháp kết án ông tử hình vắng mặt.

Ông nhận thấy chiến đấu với quân Pháp nếu lực lượng của ta nhỏ không thể thắng được, nên đã bàn với các ông Lê Quyên, Ngô Đảng sáp nhập vào lực lượng nghĩa quân do Đặng Thái Thân lãnh đạo. Ồng đã chỉ huy nghĩa quân chiến đấu với quân Pháp rất nhiều trận. Nghe đến tên Đội Phấn là quân Pháp và quân Nam triều rất kinh hoàng.

Năm 1912, Phan Bội Châu tuyên bố giải thể Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang Phục hội, Hội thành lập Phục quốc quân, Đội Phấn, Đội Quyên chuyển sang hoạt động cho Việt Nam Quang Phục hội. Đội Phấn, Đội Quyên đang tập hợp lực lượng để đánh thành Nghệ An, nhưng súng đạn chưa đủ, còn phải đợi hàng tuần nữa để tìm cách cướp xưởng binh khí của địch. Mật thám Pháp dò biết đem đại binh đến bao vây đồn bắt được ông.

Ngày 3 tháng 7 năm 1916, giặc Pháp chém ông ở quán Thầu Dầu, thành phố Vinh. Lúc ông bị giết có một người lính vệ binh tự tử theo.

Bình luận
× sticky