Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

Phạm Văn Ngôn

Tác giả: Vũ Thanh Sơn

Phạm Văn Ngôn còn gọi là Phạm Ngôn, hiệu Tùng Nham, sinh năm 1881, quê ở thôn Yên Nội, xã Việt Yên hạ, huyện La Sơn, phủ Đức Phong, tỉnh Hà Tĩnh, nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Tháng 12 năm 1906, Phan Bội Châu từ Nhật trở về nước đến đồn Phồn Xương lần thứ hai gặp Hoàng Hoa Thám. Hai ông thỏa thuận lập một “Đồn điền Tú Nghệ” ở Yên Thế làm nơi ẩn náu cho các nhà cách mạng Nghệ An, Hà Tĩnh.

Năm 1907 giặc Pháp đàn áp khốc liệt phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh, Tú Ngôn đưa một số đồng chí ra ẩn náu ở đồn điền Tú Nghệ ở Yên Thế chờ thời cơ.

Đầu năm 1909 trước âm mưu chuẩn bị tiến công căn cứ Đề Thám ở Yên Thế của giặc Pháp ngày càng lộ liễu, Tú Ngôn trở về Hà Tĩnh để vận động binh lính nổi dậy chống Pháp phối hợp tác chiến với Đề Thám. Cuộc vận động xây dựng đồn điền Tú Nghệ ở Yên Thế không thành vì không có kinh phí. Tại Nghệ An cũng có cuộc nổi dậy chống Pháp phối hợp với Đề Thám nhưng thất bại. Giặc bao vây nơi các ông hội họp, các ông chống cự kịch liệt và bị đàn áp dã man. Phạm Văn Ngôn bị giặc bắt, chúng đánh ông gẫy hai cái răng cửa, mình mẩy thâm tím. Chúng giam ông ở nhà lao Đà Nẵng chờ ngày ra Côn Đảo cùng với nhiều đồng chí khác, trong đó có em ruột ông là Phạm Văn Thản.

(Việt Nam nghĩa liệt sử viết: “Phạm Văn Ngôn ở Nghệ An nghe tin quân Pháp tuyên chiến với tướng quân Hoàng Hoa Thám, ông dẫn một số đồng chí ra Bắc định vào đồn giúp Hoàng Hoa Thám đánh giặc. Nhưng đồn bị vây tứ phía. Hoàng tướng quân cũng giữ đồn chống giặc, trong ngoài không thông được tin tức với nhau. Ông mạo hiểm tìm đường mà tiến. Giặc thì đóng, đường mắc nghẽn, ông bị giặc vây đánh và bị bắt giải về Nghệ An. Bọn chó săn cho Pháp dục hình tra tấn ông hòng tìm ra chứng cớ đảng”).

Tại nhà lao Đà Nẵng, Phạm Văn Ngôn vẫn kiên cường đấu tranh bất khuất. Khi bọn cai ngục đàn áp, ông lấy thân mình đỡ đòn cho các đồng chí bị đau yếu. Ông mất tại nhà ngục không rõ thời gian. Nhưng theo bài “Văn tế anh” của em trai ông là Phạm Văn Thản, còn gọi là Đồ Thản, tham gia phong trào Duy tân rồi cùng Đội Quyên lập đồn Bố Lư ở huyện Thanh Chương rồi bị bắt đầy ra Côn Đảo (Phạm Văn Thản bị chết ở Côn Đảo năm 1920) thì ông mất vào ngày 15 tháng 2 (không rõ năm), nguyên văn câu đó như sau:

“… Mang tu mi đứng giữa cõi đời, tuổi ba mươi lăm lẻ

Đem tính mệnh thác ngoài Côn Đảo, ngày mười sáu tháng hai”

Phạm Văn Ngôn còn gọi là Phạm Ngôn, hiệu Tùng Nham, sinh năm 1881, quê ở thôn Yên Nội, xã Việt Yên hạ, huyện La Sơn, phủ Đức Phong, tỉnh Hà Tĩnh, nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Tháng 12 năm 1906, Phan Bội Châu từ Nhật trở về nước đến đồn Phồn Xương lần thứ hai gặp Hoàng Hoa Thám. Hai ông thỏa thuận lập một “Đồn điền Tú Nghệ” ở Yên Thế làm nơi ẩn náu cho các nhà cách mạng Nghệ An, Hà Tĩnh.

Năm 1907 giặc Pháp đàn áp khốc liệt phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh, Tú Ngôn đưa một số đồng chí ra ẩn náu ở đồn điền Tú Nghệ ở Yên Thế chờ thời cơ.

Đầu năm 1909 trước âm mưu chuẩn bị tiến công căn cứ Đề Thám ở Yên Thế của giặc Pháp ngày càng lộ liễu, Tú Ngôn trở về Hà Tĩnh để vận động binh lính nổi dậy chống Pháp phối hợp tác chiến với Đề Thám. Cuộc vận động xây dựng đồn điền Tú Nghệ ở Yên Thế không thành vì không có kinh phí. Tại Nghệ An cũng có cuộc nổi dậy chống Pháp phối hợp với Đề Thám nhưng thất bại. Giặc bao vây nơi các ông hội họp, các ông chống cự kịch liệt và bị đàn áp dã man. Phạm Văn Ngôn bị giặc bắt, chúng đánh ông gẫy hai cái răng cửa, mình mẩy thâm tím. Chúng giam ông ở nhà lao Đà Nẵng chờ ngày ra Côn Đảo cùng với nhiều đồng chí khác, trong đó có em ruột ông là Phạm Văn Thản.

(Việt Nam nghĩa liệt sử viết: “Phạm Văn Ngôn ở Nghệ An nghe tin quân Pháp tuyên chiến với tướng quân Hoàng Hoa Thám, ông dẫn một số đồng chí ra Bắc định vào đồn giúp Hoàng Hoa Thám đánh giặc. Nhưng đồn bị vây tứ phía. Hoàng tướng quân cũng giữ đồn chống giặc, trong ngoài không thông được tin tức với nhau. Ông mạo hiểm tìm đường mà tiến. Giặc thì đóng, đường mắc nghẽn, ông bị giặc vây đánh và bị bắt giải về Nghệ An. Bọn chó săn cho Pháp dục hình tra tấn ông hòng tìm ra chứng cớ đảng”).

Tại nhà lao Đà Nẵng, Phạm Văn Ngôn vẫn kiên cường đấu tranh bất khuất. Khi bọn cai ngục đàn áp, ông lấy thân mình đỡ đòn cho các đồng chí bị đau yếu. Ông mất tại nhà ngục không rõ thời gian. Nhưng theo bài “Văn tế anh” của em trai ông là Phạm Văn Thản, còn gọi là Đồ Thản, tham gia phong trào Duy tân rồi cùng Đội Quyên lập đồn Bố Lư ở huyện Thanh Chương rồi bị bắt đầy ra Côn Đảo (Phạm Văn Thản bị chết ở Côn Đảo năm 1920) thì ông mất vào ngày 15 tháng 2 (không rõ năm), nguyên văn câu đó như sau:

“… Mang tu mi đứng giữa cõi đời, tuổi ba mươi lăm lẻ

Đem tính mệnh thác ngoài Côn Đảo, ngày mười sáu tháng hai”

Bình luận