Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

Trần Chánh Chiếu

Tác giả: Vũ Thanh Sơn

Trong số người hoạt động công khai cho Hội Minh tân ở Nam Kỳ, hăng hái, có hiệu quả nhất là Gilbert Trần Chánh Chiếu, sinh năm 1867. Ông còn có u bút danh, bút hiệu, nhưng bút danh thường ký là Trần Tứ Duy, Trần Thiếu Chánh, Gilbert Chiếu. Ông là con cụ Tú tài Trần Hữu Thườag một nhà giáo mẫu mực và nhiệt tình yêu nước. Quê ở xã Phú Thuận, quận Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ông làm quan phủ, nhưng hoạt động tích cực cho phong trào Minh tân, nên được gọi là quan phủ Minh tân.

Hoạt động của Trần Chánh Chiếu trên hai lãnh vực kinh tài và báo chí. Hoạt động kinh tài của ông chủ yếu gây quỹ cho Hội Minh tân, gửi sang Nhật nơi học sinh du học.

Hội Minh tân khuyến khích lập các hãng buôn, công ty, nhà hàng, khách sạn. Riêng Trần Chánh Chiếu đã đứng chủ hoặc hùn vốn với người khác kinh doanh như:

– Nam Trung khách sạn ở đường Amiral Korantz (sau đổi là Phan Văn Hùm) do Trần Chánh Chiếu làm Tổng lý.

– Minh tân khách sạn ở Mỹ Tho, cơ sở của Huỳnh Đình Điển, nhân sĩ yêu nước ở Gò Công, là sáng lập viên của Nam Kỳ Minh tân công nghệ, cho Trần Chánh Chiều mượn làm nơi đứng tên hội họp, do Trần Chánh Chiếu quản lý. Sau vì ông bận quá nhiều việc phải giao cho Huỳnh Đình Điền quản lý.

– Nam Kỳ Minh tân công nghệ do Trần Chánh Chiếu và Nguyễn Thành Út sáng lập ở Chợ Lớn do Trần Chánh Chiếu làm Tổng lý. Cơ sở chuyên sản xuất xà bông, diêm quẹt, dệt vải.

– Mỹ Tho Minh tân túc mễ Tổng cuộc Mỹ Tho chuyên mua lúa. Trần Chánh Chiếu lấy danh nghĩa là phủ hàm hùm vốn 1 000 đồng.

– Công ty Nhàm ở Sài Gòn lập nhà in nhật trình, sách vở do một người Pháp là Pirre Jeautet làm Tổng lý, Trần Chánh Chiếu làm phó.

Những người tham gia Minh tân hội còn thành lập rất nhiều công ty, khách sạn, nhà hàng, thương cuộc như Minh tân thương cuộc ở Tầm Vu, Tân An; Nam Mỹ thương quán ở Vĩnh Long; Nam Mỹ Thanh thương quán ở Vĩnh Long; Nam Hoà Lợi ở Bến Tre, kinh doanh rượu, thuốc tây, dụng cụ học trò…Tế Nam khách sạn ở Sài Gòn; Nam Đồng Hướng Lữ quán ở Cao Lãnh; Y dược công ty ở Sài Gòn; Nam Hoà buôn bán lúa gạo ở Bến Tre và rất nhiều cơ sở kinh doanh ở Nam Kỳ.

Trần Chánh Chiếu và các đồng chí của ông trong phong trào Minh tân còn tích cực hoạt động trên lãnh vực báo chí. Các tờ báo Nông Cổ mín đàm, Đại Nam Đồng Văn nhật báo, Lục tỉnh tân văn đã có rất nhiều bài xã luận, bình luận, tường thuật… cổ động cho phong trào Minh tân. Đáng chú ý là hai tờ báo lớn:

– Nông cổ mín đàm vốn là của Canavaggio người Pháp, hội viên Hội đồng quản hạt. Sau giao cho các ông Đỗ Thúc, Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Tấn Phong. Khi Canavaggio qua đời thì Nguyễn Chánh sắt làm chủ bút. Năm 1905 báo Nông cổ mín đàm thường xuyên hô hào canh tân, cải cách nông nghiệp, công nghệ… Trong các năm 1906, 1907 khi Trần Chánh Chiến làm chủ bút, ông đã đăng trên báo này chủ trương Minh tân kêu gọi các nghiệp chủ, điền chủ, tổng lý gia nhập Hội Minh tân. Sau đó lại tập hợp các bài mình viết in thành một tập sách với nhan đề “Minh tân tiểu thuyết”.

– Năm 1907 tờ Đại Nam Đồng văn Nhật báo đổi thành Đông cổ tùng báo. Tờ báo này là của người Pháp tiến bộ là Francois Henry Schneider. Tờ Đông cổ tùng báo đã đăng nhiều bài kêu gọi lòng yêu nước, chống phong kiến góp phần hỗ trợ phong trào Duy tân. Báo tồn tại được 8 tháng, thì ngày 11/11/1907 bị đóng cửa.

– Báo Lục tỉnh tân văn, chủ nhiệm là Pierre Jeantet là người Pháp tiến bộ, chống thực dân Pháp. Báo do Trần Chánh Chiếu làm phó chủ bút. Lục tỉnh tân văn công khai lập trường chính trị và hoạt động của hội Minh tân. Báo còn có các chuyên mục về văn nghệ, thơ, nhạc, tuồng, cải lương của các cây bút tiến bộ như Đặng Thúc Liêng, Hoàng Thế Trạc. Đến số 51 thì Trần Chánh Chiếu bị bắt, Lương Khắc Ninh thay thế, ra tới số 52 thì bị nhà cầm quyền Pháp đóng cửa. Đây là báo công khai chống thực dân Pháp

(Theo Nguyễn Hữu Hiếu: Một trăm năm Duy tân ở Nam Kỳ,

Tạp chí Xưa và Nay số 235 tháng 5/2005).

Trong số người hoạt động công khai cho Hội Minh tân ở Nam Kỳ, hăng hái, có hiệu quả nhất là Gilbert Trần Chánh Chiếu, sinh năm 1867. Ông còn có u bút danh, bút hiệu, nhưng bút danh thường ký là Trần Tứ Duy, Trần Thiếu Chánh, Gilbert Chiếu. Ông là con cụ Tú tài Trần Hữu Thườag một nhà giáo mẫu mực và nhiệt tình yêu nước. Quê ở xã Phú Thuận, quận Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ông làm quan phủ, nhưng hoạt động tích cực cho phong trào Minh tân, nên được gọi là quan phủ Minh tân.

Hoạt động của Trần Chánh Chiếu trên hai lãnh vực kinh tài và báo chí. Hoạt động kinh tài của ông chủ yếu gây quỹ cho Hội Minh tân, gửi sang Nhật nơi học sinh du học.

Hội Minh tân khuyến khích lập các hãng buôn, công ty, nhà hàng, khách sạn. Riêng Trần Chánh Chiếu đã đứng chủ hoặc hùn vốn với người khác kinh doanh như:

– Nam Trung khách sạn ở đường Amiral Korantz (sau đổi là Phan Văn Hùm) do Trần Chánh Chiếu làm Tổng lý.

– Minh tân khách sạn ở Mỹ Tho, cơ sở của Huỳnh Đình Điển, nhân sĩ yêu nước ở Gò Công, là sáng lập viên của Nam Kỳ Minh tân công nghệ, cho Trần Chánh Chiều mượn làm nơi đứng tên hội họp, do Trần Chánh Chiếu quản lý. Sau vì ông bận quá nhiều việc phải giao cho Huỳnh Đình Điền quản lý.

– Nam Kỳ Minh tân công nghệ do Trần Chánh Chiếu và Nguyễn Thành Út sáng lập ở Chợ Lớn do Trần Chánh Chiếu làm Tổng lý. Cơ sở chuyên sản xuất xà bông, diêm quẹt, dệt vải.

– Mỹ Tho Minh tân túc mễ Tổng cuộc Mỹ Tho chuyên mua lúa. Trần Chánh Chiếu lấy danh nghĩa là phủ hàm hùm vốn 1 000 đồng.

– Công ty Nhàm ở Sài Gòn lập nhà in nhật trình, sách vở do một người Pháp là Pirre Jeautet làm Tổng lý, Trần Chánh Chiếu làm phó.

Những người tham gia Minh tân hội còn thành lập rất nhiều công ty, khách sạn, nhà hàng, thương cuộc như Minh tân thương cuộc ở Tầm Vu, Tân An; Nam Mỹ thương quán ở Vĩnh Long; Nam Mỹ Thanh thương quán ở Vĩnh Long; Nam Hoà Lợi ở Bến Tre, kinh doanh rượu, thuốc tây, dụng cụ học trò…Tế Nam khách sạn ở Sài Gòn; Nam Đồng Hướng Lữ quán ở Cao Lãnh; Y dược công ty ở Sài Gòn; Nam Hoà buôn bán lúa gạo ở Bến Tre và rất nhiều cơ sở kinh doanh ở Nam Kỳ.

Trần Chánh Chiếu và các đồng chí của ông trong phong trào Minh tân còn tích cực hoạt động trên lãnh vực báo chí. Các tờ báo Nông Cổ mín đàm, Đại Nam Đồng Văn nhật báo, Lục tỉnh tân văn đã có rất nhiều bài xã luận, bình luận, tường thuật… cổ động cho phong trào Minh tân. Đáng chú ý là hai tờ báo lớn:

– Nông cổ mín đàm vốn là của Canavaggio người Pháp, hội viên Hội đồng quản hạt. Sau giao cho các ông Đỗ Thúc, Lương Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Tấn Phong. Khi Canavaggio qua đời thì Nguyễn Chánh sắt làm chủ bút. Năm 1905 báo Nông cổ mín đàm thường xuyên hô hào canh tân, cải cách nông nghiệp, công nghệ… Trong các năm 1906, 1907 khi Trần Chánh Chiến làm chủ bút, ông đã đăng trên báo này chủ trương Minh tân kêu gọi các nghiệp chủ, điền chủ, tổng lý gia nhập Hội Minh tân. Sau đó lại tập hợp các bài mình viết in thành một tập sách với nhan đề “Minh tân tiểu thuyết”.

– Năm 1907 tờ Đại Nam Đồng văn Nhật báo đổi thành Đông cổ tùng báo. Tờ báo này là của người Pháp tiến bộ là Francois Henry Schneider. Tờ Đông cổ tùng báo đã đăng nhiều bài kêu gọi lòng yêu nước, chống phong kiến góp phần hỗ trợ phong trào Duy tân. Báo tồn tại được 8 tháng, thì ngày 11/11/1907 bị đóng cửa.

– Báo Lục tỉnh tân văn, chủ nhiệm là Pierre Jeantet là người Pháp tiến bộ, chống thực dân Pháp. Báo do Trần Chánh Chiếu làm phó chủ bút. Lục tỉnh tân văn công khai lập trường chính trị và hoạt động của hội Minh tân. Báo còn có các chuyên mục về văn nghệ, thơ, nhạc, tuồng, cải lương của các cây bút tiến bộ như Đặng Thúc Liêng, Hoàng Thế Trạc. Đến số 51 thì Trần Chánh Chiếu bị bắt, Lương Khắc Ninh thay thế, ra tới số 52 thì bị nhà cầm quyền Pháp đóng cửa. Đây là báo công khai chống thực dân Pháp

(Theo Nguyễn Hữu Hiếu: Một trăm năm Duy tân ở Nam Kỳ,

Tạp chí Xưa và Nay số 235 tháng 5/2005).

Bình luận