Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

Nguyễn Thụy

Tác giả: Vũ Thanh Sơn

Nguyễn Thụy còn có tên là Nguyễn Sụy, sinh năm Canh Thân (1880), quê tại thôn Hổ Tiếu, xã Tư Nghĩa Hạ, nay là ấp Hố Thanh, xã Tư Nguyên, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Ông xuất thân từ một gia đình bá hộ nổi tiếng trong vùng. Ông là người thông minh, giao du rộng, tính tình khảng khái, cương trực.

Nguyễn Thụy đỗ cử nhân Hán học khoa Quý Mão (1903) tại trường thi Bình Định. Ông cũng giỏi chữ Quốc ngữ, học rộng, đọc nhiều tân thư của Trung Quốc, giao du với bạn bè ở nhiều tỉnhương trực và rất trung hiếu. Mặc dù thi đỗ cử nhân, bạn bè rủ ra làm việc nhưng ông đều từ chối, mà nói: “Nước có đạo, nên ra làm quan, nước vô đạo nên ở ẩn”.

Để góp phần truyền bá lòng yêu nước trong nhân dân, ông làm giáo viên dạy chữ Quốc ngữ ở trường Vạn Tường. Cũng trong thời gian dạy học, ông hưởng ứng phong trào Duy tân do Phan Bội Châu sáng lập. Ông cắt tóc ngắn, bắt học trò cũng cắt tóc ngắn và thường ra Hà Nội mua sách Tân thư về đọc. Đầu năm 1908 phong trào “khất thuế” “xin xâu” của nhân dân huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam lan nhanh khắp tỉnh rồi lan sang tỉnh Quảng Ngãi.

Tháng 3/1908, Nguyễn Thụy cùng với Nguyễn Bá Loan (ấm Loan) và Lê Khiết đứng ra vận động phong trào chống Pháp như ở Quảng Nam dưới chiêu bài “xin khất thuế”. Cử nhân Nguyễn Thụy làm tân thơ khích lệ đồng bào đấu tranh. Thơ của ông được hàng vạn đồng bào học thuộc lòng cùng đồng thanh ca vang như sấm dậy, khiến bọn Pháp và lũ tay sai run sợ, chúng đóng chặt các cổng thành. Lực lượng nhân dân đến bao vây càng đông, Nguyễn Thụy cùng ban lãnh đạo liền rút bớt lực lượng bao vây thành, phân tán thành những nhóm nhỏ, đi lùng bắt bọn Việt gian, tay sai của Pháp. Giặc Pháp bắt được hầu hết những người lãnh đạo phong trào “xin xâu” như Cử Thụy, Cử Quảng, tú tài Phạm Cao Chẩm, Tú Huyên, đi đày Côn Đảo. Sau khi mãn hạn tù, ông đã nhanh chóng trở thành yếu nhân của Việt Nam Quang Phục hội ở Quảng Ngãi. Ông cùng Lê Ngung, Võ Cầu, Mai Tuấn nhanh chóng phát triển tổ chức của hội ra toàn tỉnh.

Cuối năm 1915 Pháp thua Đức trong chiến tranh châu Âu, quân Đức tấn công thủ đô Paris. Bọn Pháp ở Đông Dương ráo riết bắt lính, lính thợ sang Paris làm bia đỡ đạn cho chúng, vơ vét tài nguyên ở Đông Dương chở về nước phục vụ chiến tranh. Các ông Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, Nguyễn Thụy… nhân cơ hội này mưu tính cuộc khởi nghĩa chống Pháp. Hầu hết đồng bào, thân sĩ đều hưởng ứng, một phần ba người Việt trong quân đội Pháp tình nguyện làm nội ứng cho quân khởi nghĩa. Cử Thụy đã bí mật tổ chức nghĩa binh, vận động dân chúng quyên góp rất có kết quả. Nhưng đại sự đã lộ ở Quảng Ngãi từ ngày 29 tháng 3 năm Bính Thìn (chiều 1/5/1916). Việc bại lộ, Cử Thụy lệnh cho các toán nghĩa đang tiến về thành Quảng Ngãi rút lui để bảo toàn lực lượng. Nghĩa quân bỏ lại nhiều gươm giáo Trong mấy ngày liền, lính Pháp và bọn tay sai tầm nã khắp nơi bắt trên 100 đảng viên Việt Nam Quang Phục hội đầy đi Côn Đảo. Tri phủ Tư Nghĩa Nguyễn Mậu dẫn tổng lý, tập binh bao vây, đóng tại nhà Cử Thụy, bắt mẹ ông làm con tin, kê khai tài sản, tầm nã Cử Thụy gắt gao. Thương mẹ và để giặc không bắt thêm các đồng chí, đêm hôm ấy Cử Thụy lẻn về nhà tắm rửa sạch sẽ. Ngay 5 giờ sáng chúng giải ông về tỉnh. Dọc đường ông nằm trong võng vén màn cho đồng bào xem mặt.

Ngày 10 tháng 5 năm 1916 (tức ngày 9 tháng 4 năm Binh Thìn) giặc Pháp và bọn tay sai Nam triều đưa Cử Thụy, Lê Triết, Trần Thân, Mai Tuấn, Hứa Thọ và một số đồng chí ra cửa bắc thành Quảng Ngãi chém đầu. Đồng bào, đồng chí bí mật quyên góp làm lễ truy điệu và để tang ông.

Nguyễn Thụy còn có tên là Nguyễn Sụy, sinh năm Canh Thân (1880), quê tại thôn Hổ Tiếu, xã Tư Nghĩa Hạ, nay là ấp Hố Thanh, xã Tư Nguyên, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Ông xuất thân từ một gia đình bá hộ nổi tiếng trong vùng. Ông là người thông minh, giao du rộng, tính tình khảng khái, cương trực.

Nguyễn Thụy đỗ cử nhân Hán học khoa Quý Mão (1903) tại trường thi Bình Định. Ông cũng giỏi chữ Quốc ngữ, học rộng, đọc nhiều tân thư của Trung Quốc, giao du với bạn bè ở nhiều tỉnhương trực và rất trung hiếu. Mặc dù thi đỗ cử nhân, bạn bè rủ ra làm việc nhưng ông đều từ chối, mà nói: “Nước có đạo, nên ra làm quan, nước vô đạo nên ở ẩn”.

Để góp phần truyền bá lòng yêu nước trong nhân dân, ông làm giáo viên dạy chữ Quốc ngữ ở trường Vạn Tường. Cũng trong thời gian dạy học, ông hưởng ứng phong trào Duy tân do Phan Bội Châu sáng lập. Ông cắt tóc ngắn, bắt học trò cũng cắt tóc ngắn và thường ra Hà Nội mua sách Tân thư về đọc. Đầu năm 1908 phong trào “khất thuế” “xin xâu” của nhân dân huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam lan nhanh khắp tỉnh rồi lan sang tỉnh Quảng Ngãi.

Tháng 3/1908, Nguyễn Thụy cùng với Nguyễn Bá Loan (ấm Loan) và Lê Khiết đứng ra vận động phong trào chống Pháp như ở Quảng Nam dưới chiêu bài “xin khất thuế”. Cử nhân Nguyễn Thụy làm tân thơ khích lệ đồng bào đấu tranh. Thơ của ông được hàng vạn đồng bào học thuộc lòng cùng đồng thanh ca vang như sấm dậy, khiến bọn Pháp và lũ tay sai run sợ, chúng đóng chặt các cổng thành. Lực lượng nhân dân đến bao vây càng đông, Nguyễn Thụy cùng ban lãnh đạo liền rút bớt lực lượng bao vây thành, phân tán thành những nhóm nhỏ, đi lùng bắt bọn Việt gian, tay sai của Pháp. Giặc Pháp bắt được hầu hết những người lãnh đạo phong trào “xin xâu” như Cử Thụy, Cử Quảng, tú tài Phạm Cao Chẩm, Tú Huyên, đi đày Côn Đảo. Sau khi mãn hạn tù, ông đã nhanh chóng trở thành yếu nhân của Việt Nam Quang Phục hội ở Quảng Ngãi. Ông cùng Lê Ngung, Võ Cầu, Mai Tuấn nhanh chóng phát triển tổ chức của hội ra toàn tỉnh.

Cuối năm 1915 Pháp thua Đức trong chiến tranh châu Âu, quân Đức tấn công thủ đô Paris. Bọn Pháp ở Đông Dương ráo riết bắt lính, lính thợ sang Paris làm bia đỡ đạn cho chúng, vơ vét tài nguyên ở Đông Dương chở về nước phục vụ chiến tranh. Các ông Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lê Ngung, Nguyễn Thụy… nhân cơ hội này mưu tính cuộc khởi nghĩa chống Pháp. Hầu hết đồng bào, thân sĩ đều hưởng ứng, một phần ba người Việt trong quân đội Pháp tình nguyện làm nội ứng cho quân khởi nghĩa. Cử Thụy đã bí mật tổ chức nghĩa binh, vận động dân chúng quyên góp rất có kết quả. Nhưng đại sự đã lộ ở Quảng Ngãi từ ngày 29 tháng 3 năm Bính Thìn (chiều 1/5/1916). Việc bại lộ, Cử Thụy lệnh cho các toán nghĩa đang tiến về thành Quảng Ngãi rút lui để bảo toàn lực lượng. Nghĩa quân bỏ lại nhiều gươm giáo Trong mấy ngày liền, lính Pháp và bọn tay sai tầm nã khắp nơi bắt trên 100 đảng viên Việt Nam Quang Phục hội đầy đi Côn Đảo. Tri phủ Tư Nghĩa Nguyễn Mậu dẫn tổng lý, tập binh bao vây, đóng tại nhà Cử Thụy, bắt mẹ ông làm con tin, kê khai tài sản, tầm nã Cử Thụy gắt gao. Thương mẹ và để giặc không bắt thêm các đồng chí, đêm hôm ấy Cử Thụy lẻn về nhà tắm rửa sạch sẽ. Ngay 5 giờ sáng chúng giải ông về tỉnh. Dọc đường ông nằm trong võng vén màn cho đồng bào xem mặt.

Ngày 10 tháng 5 năm 1916 (tức ngày 9 tháng 4 năm Binh Thìn) giặc Pháp và bọn tay sai Nam triều đưa Cử Thụy, Lê Triết, Trần Thân, Mai Tuấn, Hứa Thọ và một số đồng chí ra cửa bắc thành Quảng Ngãi chém đầu. Đồng bào, đồng chí bí mật quyên góp làm lễ truy điệu và để tang ông.

Bình luận