Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

Phan Thành Tài

Tác giả: Vũ Thanh Sơn

Phan Thành Tài, hiệu Đức Đạt sinh năm 1869 người làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Phan Thành Tài rất nhiệt huyết với Tân học do Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp chủ trương. Năm 1906 Trần Quý Cáp được bổ nhiệm làm giáo thụ phủ Thăng Bình. Theo Tiểu sử Trần Quý Cáp viết: “… Đến nơi (Thăng Bình), Tiên sinh mở lớp Tân học ngay trong trường giáo, rước thày về dạy chữ Pháp, chữ Quốc ngữ, học trò xa gần đến học có hơn đôi trăm người”.

Cùng với trường Thăng Bình, ở Quảng Nam còn có nhiều trường nữa, trong đó có hai trường lớn, nổi tiếng là trường Diên Phong mở tại Phong Thử huyện Điện Bàn (sau dời về Phước Bình). Giáo sư của trường có Tiến sĩ Trần Quý Cáp, cử nhân Phan Thúc Duyên, Mai Ái và Phan Thành Tài. Ông Tài là người tổ chức, quản lý và là giáo viên chính của trường. Trường Diên Phong cũng như các trường ở Quảng Nam, Quảng Ngãi…ồn tại đến năm 1908 khi phần lớn cán bộ giảng dạy của trường như Trần Quý Cáp, Phan Thành Tài, tham gia lãnh đạo phong trào chống thuế bị bắt. Trần Quý Cáp bị xử chém, Phan Thành Tài bị bắt đi đày…

Sau khi ra tù Phan Thành Tài lại bí mật cùng các đồng chí hội họp để thành lập tổ chức yêu nước chống Pháp mới. Năm 1912, Việt Nam Quang Phục hội thành lập ở tỉnh Quảng Đông phát triển về trong nước. Quảng Nam là nơi có phong trào mạnh thì Phan Thành Tài lại tham gia và trở thành một yếu nhân trong tổ chức này. Chiến tranh lần thứ nhất bùng nổ, Đức đánh. Pháp phải rút bớt lực lượng quân đội Pháp ở Đông Dương, bắt lính khố đỏ, lính thợ người Việt sang Pháp đánh Đức. Trước tình thế đó, những người đứng đầu tổ chức Việt Nam Quang Phục hội ở Trung Kỳ muốn nhân cơ hội này tổ chức lực lượng vũ trang đánh đổ Pháp.

Tháng 9 năm 1915 tại cuộc họp ban Lãnh đạo Việt Nam Quang Phục hội toàn Trung Kỳ. Dự cuộc họp có Thái Phiên, Trần Cao Vân, Đỗ Tự, Phan Thành Tài, Lê Đình Dương, Lê Ngung, Nguyễn Thụy, Võ Văn Trứ để bàn việc khởi nghĩa và thống nhất mời vua Duy Tân tham gia.

Sau cuộc tiếp xúc giữa vua Duy Tân với Thái Phiên và Trần Cao Vân vào ngày 12 tháng 3 năm Bính Thìn (1916) nhà vua nhận lời tham gia cuộc khởi nghĩa. Từ đó Phan Thành Tài luôn luôn ở bên cạnh Thái Phiên, Trần Cao Vân cùng vạch phương hướng hành động, chỉ đạo cho các tỉnh tích cực chuẩn bị cuộc khởi nghĩa.

Trong một cuộc Hội nghị của Việt Nam Quang Phục hội Trung Kỳ đã quyết định bầu ủy ban khởi nghĩa có Thái Phiên, Trần Cao Vân, Phan Thành Tài, Lê Ngung, Đỗ Tự và Nguyễn Thụy. Theo Việt Nam Pháp thuộc sử của Phan Khoang thì Phan Thành Tài được cử làm Nam – Nghĩa kinh lược. Ông được ủy ban khởi nghĩa giao nhiệm vụ chỉ huy nghĩa quân đánh chiếm tỉnh Quảng Nam nơi có căn cứ để đón vua Duy Tân. Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, quân Pháp và quân Nam triều chiếm đóng làng Bảo An, tàn sát dân chúng, đốt phá nhà cửa. Chúng đe dọa nếu Phan Thành Tài không về hàng thgiết cả làng. Thương dân, ông tự về làng cho chúng bắt. Giặc Pháp xử tử ông vào ngày 9 tháng 7 năm 1916.

Phan Thành Tài, hiệu Đức Đạt sinh năm 1869 người làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Phan Thành Tài rất nhiệt huyết với Tân học do Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp chủ trương. Năm 1906 Trần Quý Cáp được bổ nhiệm làm giáo thụ phủ Thăng Bình. Theo Tiểu sử Trần Quý Cáp viết: “… Đến nơi (Thăng Bình), Tiên sinh mở lớp Tân học ngay trong trường giáo, rước thày về dạy chữ Pháp, chữ Quốc ngữ, học trò xa gần đến học có hơn đôi trăm người”.

Cùng với trường Thăng Bình, ở Quảng Nam còn có nhiều trường nữa, trong đó có hai trường lớn, nổi tiếng là trường Diên Phong mở tại Phong Thử huyện Điện Bàn (sau dời về Phước Bình). Giáo sư của trường có Tiến sĩ Trần Quý Cáp, cử nhân Phan Thúc Duyên, Mai Ái và Phan Thành Tài. Ông Tài là người tổ chức, quản lý và là giáo viên chính của trường. Trường Diên Phong cũng như các trường ở Quảng Nam, Quảng Ngãi…ồn tại đến năm 1908 khi phần lớn cán bộ giảng dạy của trường như Trần Quý Cáp, Phan Thành Tài, tham gia lãnh đạo phong trào chống thuế bị bắt. Trần Quý Cáp bị xử chém, Phan Thành Tài bị bắt đi đày…

Sau khi ra tù Phan Thành Tài lại bí mật cùng các đồng chí hội họp để thành lập tổ chức yêu nước chống Pháp mới. Năm 1912, Việt Nam Quang Phục hội thành lập ở tỉnh Quảng Đông phát triển về trong nước. Quảng Nam là nơi có phong trào mạnh thì Phan Thành Tài lại tham gia và trở thành một yếu nhân trong tổ chức này. Chiến tranh lần thứ nhất bùng nổ, Đức đánh. Pháp phải rút bớt lực lượng quân đội Pháp ở Đông Dương, bắt lính khố đỏ, lính thợ người Việt sang Pháp đánh Đức. Trước tình thế đó, những người đứng đầu tổ chức Việt Nam Quang Phục hội ở Trung Kỳ muốn nhân cơ hội này tổ chức lực lượng vũ trang đánh đổ Pháp.

Tháng 9 năm 1915 tại cuộc họp ban Lãnh đạo Việt Nam Quang Phục hội toàn Trung Kỳ. Dự cuộc họp có Thái Phiên, Trần Cao Vân, Đỗ Tự, Phan Thành Tài, Lê Đình Dương, Lê Ngung, Nguyễn Thụy, Võ Văn Trứ để bàn việc khởi nghĩa và thống nhất mời vua Duy Tân tham gia.

Sau cuộc tiếp xúc giữa vua Duy Tân với Thái Phiên và Trần Cao Vân vào ngày 12 tháng 3 năm Bính Thìn (1916) nhà vua nhận lời tham gia cuộc khởi nghĩa. Từ đó Phan Thành Tài luôn luôn ở bên cạnh Thái Phiên, Trần Cao Vân cùng vạch phương hướng hành động, chỉ đạo cho các tỉnh tích cực chuẩn bị cuộc khởi nghĩa.

Trong một cuộc Hội nghị của Việt Nam Quang Phục hội Trung Kỳ đã quyết định bầu ủy ban khởi nghĩa có Thái Phiên, Trần Cao Vân, Phan Thành Tài, Lê Ngung, Đỗ Tự và Nguyễn Thụy. Theo Việt Nam Pháp thuộc sử của Phan Khoang thì Phan Thành Tài được cử làm Nam – Nghĩa kinh lược. Ông được ủy ban khởi nghĩa giao nhiệm vụ chỉ huy nghĩa quân đánh chiếm tỉnh Quảng Nam nơi có căn cứ để đón vua Duy Tân. Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, quân Pháp và quân Nam triều chiếm đóng làng Bảo An, tàn sát dân chúng, đốt phá nhà cửa. Chúng đe dọa nếu Phan Thành Tài không về hàng thgiết cả làng. Thương dân, ông tự về làng cho chúng bắt. Giặc Pháp xử tử ông vào ngày 9 tháng 7 năm 1916.

Bình luận