5. Cải tổ kết câu xã hội, tiêu trừ gốc rễ rối ren
Giao thông không thuận tiện, địa thế hiểm trở, lại thêm tổ chức kiểu bộ lạc, đối với bên ngoài cơ hồ toàn do thủ lĩnh và trưởng lão khống chế, đấy là nguyên nhân rất chủ yếu để vùng Nam Trung xảy ra phản loạn không ngừng, các bộ lạc tự ý cát cứ xưng vương.
Sau khi bình định Nam Trung, Gia Cát Lượng dựa vào những nhân vật nòng cốt gọi là “chiến quân” của bộ lạc ấy, có kế hoạch sát nhập vào hệ hành chính quan lại, đấy chính là xây dựng cái gọi là “chế độ bộ khúc”.
“Bộ khúc” nguyên là một chế độ quân sự của vương triều nhà Hán, sau thời kỳ Đông Hán, lại trở thành đội quân bán công của giới hào tộc địa phương, khi bình thường thì cày cấy khi có chiến sự thì phục dịch trong quân đội.
Gia Cát Lượng đầu tiên lấy những người kiên dũng nhất của Nam Trung sắp xếp thành quân đội, được gọi là “phi quân”. Lại đưa hơn một vạn hộ gia nhân liên quan rời về Thục Trung, phân biệt đóng trại ở các nơi. Những đội quân được sắp xếp từ Di tộc vào, sau này trở thành một quân đoàn tinh nhuệ của Thục Hán.
Như trên đã nêu, những người yếu đuối còn lại, được phân chia kết hợp với các họ lớn như Tiên, Ưng, Lâu, Thóan, Mạnh, Lượng, Lý thành các “bộ khúc”, thời bình sản xuất, thời chiến làm lính. Lại động viên các họ này dùng tiền thu mua các chiến binh bộ lạc thiểu số, để tổ hợp vào cơ sở mình, quân lính hỗn hợp với người Hán được gọi là bộ khúc Hán Di.
Chế độ này đã thỏa mãn mong muốn chính trị và lợi ích kinh tế của những họ lớn ở Nam Trung, khiến quan hệ giữa họ và triều đình Thục Hán duy trì khá tốt, thành ra trụ cột của việc ổn định Nam Trung. Nếu như lại có bộ lạc nảy sinh phán loạn, Trù hàng đô đốc và Thái thú các quận sẽ tổ chức lực lượng vũ trang của những họ lớn và bộ khúc Hán Di, để tiến hành công việc bình định phản loạn.
Trong một ngôi mộ cổ thời Đông Tấn ở Vân Nam, thấy có một bức họa trên vách. Hình vẽ thứ nhất có mười ba chiến sĩ, đều ăn mặc kiểu người Hán, tay cầm dao sắc, nhóm chiến sĩ thứ hai, thứ ba đều búi tóc trên đầu, đấy là “kiểu tóc như bồ tát nhà trời” trên người khóac da thú, ăn mặc kiểu người Di gồm có hai mươi bảy người, đó là hình thức tổ chức bộ khúc Hán Di. Tuy là bức vẽ thời Đông Tấn song tin rằng vẫn có liên quan với “Bộ khúc Hán Di” của Gia Cát Lượng.
Bộ khúc Hán Di chẳng những phù hợp với người Hán và người Di, cải thiện tình cảm giữa các dân tộc, đồng thời về tăng cường tổ chức với chế độ xã hội ở Nam Trung cũng có quan hệ trực tiếp.
Chính sách vỗ yên ở Nam Trung của Gia Cát Lượng, đích xác khiến quan hệ giữa người Di và người Hán được cải thiện rất nhiều. Ví như gần đây những chuyện về Gia Cát Lượng vẫn được lưu truyền rộng rãi ở đấy. Ngoài việc lợp nhà, đan rổ rá, trồng rau Khổng Minh và cấy lúa đã nêu ở trên, dân tộc Thái cũng có truyền thuyết kể rằng, đỉnh nóc của đại điện phật tự Thái tộc của họ là mô phỏng cái mũ của Gia Cát Lượng mà làm ra. Những người ở Nam Trung cũng thường gọi trống đồng là trống “Gia Cát”, thể hiện tổ tiên họ rất tôn kính và tưởng nhớ Gia Cát Lượng.
Nghe nói năm đầu Dân Quốc người ở bộ tộc Lật Túc đã từng lưu truyền như thế này: Người truyền giáo phương tây để tuyên truyền cho đạo Cơ Đốc, cố ý muốn mọi người quên đi sự sùng bái Gia Cát Lượng, thế rồi đưa ra một thần thoại như sau: “Thượng đế có hai người con, con cả là Khổng Minh, con thứ là Gia Tô, quá khứ con cả cai quản, hiện nay thời đại đã biến đổi, tất cả phải do Gia Tô tiếp quản”.
Câu chuyện lưu truyền này, cũng cho thấy địa vị của Gia Cát Lượng trong lòng các dân tộc thiểu số.
Song bình tâm suy nghĩ, thành quả thực sự trong chính sách Nam Trung của Gia Cát Lượng, lại vĩ đại không như ông ta đã nghĩ suy.
Có thể Gia Cát Lượng và một số quan lại quan trọng có ý tốt điều hành Hán Trung, mà những quan lại hành chính thực sự chấp hành ở đấy, lại không thể có thể tiêu hóa được quan niệm điều hành của Gia Cát Lượng. Đi kèm với sự phát triển kinh tế, triều đình Thục Hán cũng bóc lột các dân tộc thiểu số Nam Trung nhiều hơn.
“Nam Dương quốc chí” có chép, những đặc sản Nam Trung như vàng, bạc, sơn đỏ, trâu cày, ngựa chiến không ngừng được chuyển về Thục Trung để đáp ứng nhu cầu trong nước. Bởi thế những dân tộc thiểu số bị trực tiếp bóc lột không thể không đứng dậy phản kháng, sự kiện Cung Lộc làm Thái thú ở quận Việt Huề bị giết chính là bởi thế mà ra.
Thực ra, những quan lại Thục Hán đối với Di tộc ở Nam Trung, vẫn chưa có ấn tượng tốt. Đại học sĩ Tiến Chu từng công khai chỉ rõ:
Đất Di tộc phương nam xa xôi, bình thường đã không thuận theo, bởi nhiều lần phản loạn, Thừa tướng Gia Cát Lượng phải tự mình dẫn quân nam chinh, đem binh lực đến, may mắn thành công, thế rồi lại cho họ làm quan, lại cấp cho binh lính, gây ra óan thù chồng chất, thực là người gây ra tai họa vậy. Khá thấy các quan lại Thục Hán sau khi Gia Cát Lượng đã bình phục được Nam Trung, ra sức tiến hành chính sách vỗ yên, vẫn có sự xem thường và bất mãn rất lớn.
Chính bởi như thế sự ưu ái của Gia Cát Lượng đối với Di tộc phía nam, chẳng thể hoàn toàn phát huy hiệu quả, toàn tâm qui phục. Gia Cát Lượng trở về Thành Đô không lâu, người Nam lại làm phản giết cả quan tướng ở đấy. Lý Khôi phải thân chinh thảo phạt, dẫn dụ lợi hại mới khiến được sự bạo động tạm lắng xuống.
Quận Tam Ca, Hưng Cổ cũng có phản loạn. Trù hàng Đô đốc Mã Trung phải tự mình thảo phạt. Phản loạn ở quận Việt Huề lại càng nghiêm trọng. Tam quốc chí nói: “Gia Cát Lượng còn sống thì phương nam không dám lại làm phản” thực ra chỉ không có phản loạn lớn phát sinh mà thôi.
Song Gia Cát Lượng đích xác đã triệt để cải cách sách lược biên cương truyền thống người Hán uy hiếp người Di, thừa nhận quyền sống của Di tộc phương nam, tôn trọng văn hóa và tập tục của họ. Hàng nghìn năm lại đây, vẫn giành được sự tôn kính và tưởng niệm vĩnh viễn không ngừng của ngươi Di, Gia Cát Lượng đáng được xem là vĩ nhân nghìn năm chỉ có một vậy.
Lời bình của Trần Văn Đức
Trong binh pháp Ngô Tử chỉ ra rằng, chiến tranh là thủ đoạn chính trị, sự sáng suốt chính trị mới là phương pháp duy nhất tránh khỏi chiến tranh:
“Đạo là các căn bản của nguyên tắc, khởi điểm đều trở về với tự nhiên. Nghĩa là hành vi chính đáng, lấy nghĩa làm khí chất, mới có thể thành được đại sự. Lễ là tiết chế dục vụng, tiến thóai đều có phân tấc, mới không thóai quá hoặc bất cập mới có thể trừ hại được lợi. Nhân tức là nhân ái, chỉ có thực sự yêu người, mới có thể giữ được thành tựu và phồn vinh đã có. Nếu như làm việc không hợp với đạo nghĩa, tự lấy làm cao ngạo, họa hại sẽ giáng vào mình.
Cho nên bậc vua chúa sáng suốt, ắt phải lấy đạo khiến thiên hạ yên định, lấy nghĩa để quản lý nhân dân, dùng lễ để bó buộc hành vi của quan lại, dùng nhân để phủ dụ thiên hạ, có được bốn đức ấy quốc gia ắt sẽ hưng thịnh, nếu không ắt sẽ nguy hiểm suy vong”.
Gia Cát Lượng khi tiến hành viễn chinh Nam Trung, xem trọng chính trị hơn quân sự, cho nên binh lực động dụng tuy không nhiều, lại tự mình dẫn quân, đã lấy lực lượng chính trị để bình định phương nam, tránh xung đột quân sự liên miên không thôi. Sau khi Nam Trung bình định, cách tân và chấn chỉnh cùng lúc xã hội chính trị, mặt bằng kinh tế mới là mục đích lớn nhất của việc ngự giá thân chinh lần này.
Sách lược “công tâm là đầu” của Mã Tắc rất được Gia Cát Lượng, khen ngợi. Chiến tranh là hành vi chính trị, chiến tranh chỉ là thủ đoạn của chính trị, Gia Cát Lượng tựa hồ sớm đã hiểu thấu được tinh thần cơ bản mà cuốn “chiến tranh luận” ở trên đã nêu ra.
TRẦN VĂN ĐỨC
Phụ chương: QUAN ĐIỂM THỰC DỤNG
KẾ SÁCH TĂNG CƯỜNG NỘI BỘ
Mang quân ra ngoài trước phải yên được bên trong, cơ hồ là mỗi nhà chính trị và kinh doanh thường vẫn nhắc ở cửa miệng, song thực sự làm được, có thể nói chẳng phải dễ dàng chút nào.
Vấn đề nội bộ, xem ra không khẩn cấp như vậy, ở mức độ nghiêm trọng cũng thường thấy là bình thường, song xử lý thực sự lại rất khó khăn. Chinh phạt bên ngoài ít nhiều có thể tạo thành sự gắn bó lực lượng nội bộ, lại có thể đối diện với vấn đề, tiến tới giải quyết vấn đề. Xử lý vấn đề nội bộ thì rất khó khăn, trái lại lực đàn hồi rất lớn, thực tế không khẩn cấp lắm, song khi trực tiếp xử lý thường bởi ý kiến rất nhiều mà tạo thành chia rẽ, khi làm nói chung thường ngại động chân tay.
Sau khi chinh phạt bên ngoài kết thúc, nói là lực lượng có đủ, có thể dùng lực bên ngoài để thống trị, cũng giành được thêm lợi ích. Chẳng may lực lượng không đủ, lại có thể nói là “lấy đức báo óan”, thả trâu ăn cỏ, không rõ thế nào. Song bình định bên trong thì không như vậy, thành công có thể làm tăng thêm óan hận giữa hai bên, về sau lại thường thấy mặt, cân nhắc không khéo sẽ diễn ra vấn đề nghiêm trọng hơn.
Huống chi đã nói chinh phạt bên ngoài ắt phải yên bên trong, thông thường là trong ngoài đều có kẻ địch, khi xử lý nội bộ sẽ tạo ra phân hóa lực lượng, có thể khiến áp lực bên ngoài tăng mạnh, bên trong còn chưa yên định, khi kẻ địch đã đến chân thành thì tất cả đã chấm hết.
Song binh pháp Tôn Tử nhấn mạnh: “Trước thì không có thể thắng mà chờ đợi thì có thể thắng được kẻ địch. Đích xác chinh phạt bên ngoài tuy có thể tập trung nội bộ, song kẻ địch bên ngoài nếu có thực lực thường không thể trong thời gian ngắn mà giành được ưu thế tuyệt đối, cho nên thời gian mài mòn phải cần rất nhiều, nếu nội bộ không yên ổn, vấn đề không giải quyết, phát động chiến tranh đối ngoại, thường sẽ làm cho hao của mệt người. Thắng được bên ngoài, thu được nội bộ, kết quả tự nhiên là thông suốt toàn thể.
Bởi Tào Phi nam chinh đánh Đông Ngô, có ý cảnh cáo hơn là thực tế tác chiến, tuy nói là ngự giá thân chinh song chỉ tăng áp lực ở chiến tuyến phía đông, còn quận Tương Phàn ở phía tây chưa phối hợp gây áp lực, bởi thế Tôn Quyền chưa yêu cầu Gia Cát Lượng chi viện. Hai ngoại lực phương bắc và phương đông đang đối chọi nhau, áp lực bên ngoài chợt giảm đi, tự nhiên là thời cơ rất tốt để dẹp yên nội bộ.
Phản loạn ở Nam Trung xảy ra đã lâu, song Gia Cát Lượng không vội vã xử lý, một mặt là do ý kiến nội bộ trong triều đình chia rẽ, hợp lực không đủ, có thể Gia Cát Lượng bản thân cũng chưa tìm được một biện pháp tốt có thể giải quyết; được triệt để. Lại thêm áp lực bên ngoài rất lớn, thời cơ không thuận lợi, cho nên đành nhẫn nại chờ đợi.
Yên định nội bộ và chinh phạt bên ngoài không giống nhau, chinh phạt bên ngoài thường bởi nhiều yếu tố không thể khống chế, cho nên cần phải “mài thời gian”. Bình định nội bộ thì không như vậy, bởi sau này vẫn phải luôn luôn đối diện, cho nên, sự việc tốt nhất là triệt để giải quyết một lần, nếu không lực lượng nội bộ oan oan tương báo, ắt sẽ làm hỏng lợi ích chung. Anh em đánh nhau trong tường, thường so với va chạm bên ngoài lại càng kịch liệt hơn.
Lợi ích và lực lượng dùng đến đều phải quân bình cân nhắc, những ý kiến sai khác về xung đột có thể giúp lập ra được trình tự công việc để giải quyết vấn đề, là mục tiêu sau khi yên ổn nội bộ ắt phải đạt đến, cũng tức là chế độ bình thường hóa nói chung. Để tránh mức độ xung đột và khác biệt xảy ra, yên định nội bộ tốt nhất là dùng đàm phán mà không dùng vũ lực, để giải tỏa hữu hiệu thù hận giữa hai bên. Khi bất đắc dĩ mà phải dùng đến vũ lực, tốt nhất là giảm đến mức thấp nhất thương tổn của hai bên. Sách lược “công tâm làm đầu” của Mã Tắc, Gia Cát Lượng nhận thức rằng vấn đề ở Nam Trung chính trị nặng hơn quân sự, nguyên nhân chủ yếu cũng là ở đấy.
Đã là vấn đề chính trị, rất trọng yếu là thành ý và tính đàn hồi, hơn nữa là một bên có lực lượng rất lớn, càng phải rõ ràng bày tỏ ý định và tình cảm chủ động giải quyết vấn đề, nếu không rất khó thực sự giải quyết được vấn đề.
Khí hậu và địa thế Nam Trung rất hiểm trở lại thêm phải đợi thời Ngụy Ngô không quấy nhiễu, cho nên Gia Cát Lượng ắt phải nhằm mùa hạ, tiến vào vùng rừng rậm nhiệt đới lắm hồ đầm, điều kiện thực tế xấu, nguy hiểm rất lớn, cho nên quan lại Thục Hán phản đối với Gia Cát Lượng trong vai trò quốc gia quan trọng lại tự mình nam chinh, nếu từ lập trường thông thường nhìn như vậy là đúng, vấn đề Nam Trung nghiêm trọng như vậy, hơn nữa binh lính và đội quân huy động cũng không nhiều, từ góc độ đơn thuần quân sự hoặc bình loạn mà xem, phái một viên thượng tướng thống sóai là đủ.
Nam Trung tuy thuộc vùng biên cương, song Gia Cát Lượng hiển nhiên rất có thành ý, xem là vấn đề nội bộ của vương triều Thục Hán, bởi thế ông ta cho rằng chính trị trọng hơn quân sự, để triệt để giải quyết, không thể không tự mình xuất chinh. Tuy binh mã động viên không nhiều, hơn nữa có rất nhiều quân đoàn vốn phải phụ trách một khu vực an toàn ở đấy, mà không là quân trực thuộc triều đình, song thống sóai tối cao lại tự mình cầm quân ra trận, rõ ràng biểu thị thành ý giải quyết vấn đề trọng ở quân uy.
Đã là vấn đề chính trị, Gia Cát Lượng sau khi kết thúc chiến sự, càng cần xử lý tốt vấn đề chính trị, lấy công tâm làm đầu, khiến các thế lực thiểu số yếu đuối yên tâm, triệt để làm cho họ cảm thấy được thành ý của người thống trị, càng không thể lợi dụng quân uy, cho nên công việc sau này của Gia Cát Lượng, lại ủy thác cho những người đã làm phản lúc đầu. Tiếp nhận sự đầu hàng của họ, tự nhiên cần biểu hiện sự tin tưởng vào họ, khiến tất cả lại khôi phục ở nguyên trạng thái ban đầu chưa xảy ra chiến sự mới có thể lập ra được chế độ bình thường. Tuy vấn đề không có thể giải quyết một lần, song một bên có ưu thế nếu như không có thành ý và nhẫn nại hơn người, nghĩ đến xây dựng hòa hợp hai bên, như vậy sẽ hoàn toàn không giải quyết được.
Giải quyết vấn đề nội bộ rắc rối, phải điều động một lực lượng hơn hẳn trong giao tranh, thái độ của bên yếu và bên mạnh không giống nhau, ắt phải có thành ý, song nhất định phải kiên trì nguyên tắc “an toàn” của mình, binh pháp Tôn Tử đề cập lập trường của mình đổi với kẻ yếu là “không gì bằng né tránh”. Điều kiện để giải quyết vấn đề không chỉ ở kẻ mạnh, kiên trì lập trường sinh tồn của mình và nguyên tắc an toàn, mới có thể khiến bên có thế lực mạnh đưa ra được thành ý chân chính.
Gia Cát Lượng khi chiếm được sức mạnh tuyệt đối, lại làm như nhượng bộ triệt để, chính là một nước cờ cao tay khiến ông ta giải quyết vấn đề nội bộ ổn thỏa, sự hoài niệm và tôn sùng của các dân tộc thiểu số hàng nghìn năm đối với ông, đích xác là có đạo lý của nó.
TRẦN VĂN ĐỨC
5. Cải tổ kết câu xã hội, tiêu trừ gốc rễ rối ren
Giao thông không thuận tiện, địa thế hiểm trở, lại thêm tổ chức kiểu bộ lạc, đối với bên ngoài cơ hồ toàn do thủ lĩnh và trưởng lão khống chế, đấy là nguyên nhân rất chủ yếu để vùng Nam Trung xảy ra phản loạn không ngừng, các bộ lạc tự ý cát cứ xưng vương.
Sau khi bình định Nam Trung, Gia Cát Lượng dựa vào những nhân vật nòng cốt gọi là “chiến quân” của bộ lạc ấy, có kế hoạch sát nhập vào hệ hành chính quan lại, đấy chính là xây dựng cái gọi là “chế độ bộ khúc”.
“Bộ khúc” nguyên là một chế độ quân sự của vương triều nhà Hán, sau thời kỳ Đông Hán, lại trở thành đội quân bán công của giới hào tộc địa phương, khi bình thường thì cày cấy khi có chiến sự thì phục dịch trong quân đội.
Gia Cát Lượng đầu tiên lấy những người kiên dũng nhất của Nam Trung sắp xếp thành quân đội, được gọi là “phi quân”. Lại đưa hơn một vạn hộ gia nhân liên quan rời về Thục Trung, phân biệt đóng trại ở các nơi. Những đội quân được sắp xếp từ Di tộc vào, sau này trở thành một quân đoàn tinh nhuệ của Thục Hán.
Như trên đã nêu, những người yếu đuối còn lại, được phân chia kết hợp với các họ lớn như Tiên, Ưng, Lâu, Thóan, Mạnh, Lượng, Lý thành các “bộ khúc”, thời bình sản xuất, thời chiến làm lính. Lại động viên các họ này dùng tiền thu mua các chiến binh bộ lạc thiểu số, để tổ hợp vào cơ sở mình, quân lính hỗn hợp với người Hán được gọi là bộ khúc Hán Di.
Chế độ này đã thỏa mãn mong muốn chính trị và lợi ích kinh tế của những họ lớn ở Nam Trung, khiến quan hệ giữa họ và triều đình Thục Hán duy trì khá tốt, thành ra trụ cột của việc ổn định Nam Trung. Nếu như lại có bộ lạc nảy sinh phán loạn, Trù hàng đô đốc và Thái thú các quận sẽ tổ chức lực lượng vũ trang của những họ lớn và bộ khúc Hán Di, để tiến hành công việc bình định phản loạn.
Trong một ngôi mộ cổ thời Đông Tấn ở Vân Nam, thấy có một bức họa trên vách. Hình vẽ thứ nhất có mười ba chiến sĩ, đều ăn mặc kiểu người Hán, tay cầm dao sắc, nhóm chiến sĩ thứ hai, thứ ba đều búi tóc trên đầu, đấy là “kiểu tóc như bồ tát nhà trời” trên người khóac da thú, ăn mặc kiểu người Di gồm có hai mươi bảy người, đó là hình thức tổ chức bộ khúc Hán Di. Tuy là bức vẽ thời Đông Tấn song tin rằng vẫn có liên quan với “Bộ khúc Hán Di” của Gia Cát Lượng.
Bộ khúc Hán Di chẳng những phù hợp với người Hán và người Di, cải thiện tình cảm giữa các dân tộc, đồng thời về tăng cường tổ chức với chế độ xã hội ở Nam Trung cũng có quan hệ trực tiếp.
Chính sách vỗ yên ở Nam Trung của Gia Cát Lượng, đích xác khiến quan hệ giữa người Di và người Hán được cải thiện rất nhiều. Ví như gần đây những chuyện về Gia Cát Lượng vẫn được lưu truyền rộng rãi ở đấy. Ngoài việc lợp nhà, đan rổ rá, trồng rau Khổng Minh và cấy lúa đã nêu ở trên, dân tộc Thái cũng có truyền thuyết kể rằng, đỉnh nóc của đại điện phật tự Thái tộc của họ là mô phỏng cái mũ của Gia Cát Lượng mà làm ra. Những người ở Nam Trung cũng thường gọi trống đồng là trống “Gia Cát”, thể hiện tổ tiên họ rất tôn kính và tưởng nhớ Gia Cát Lượng.
Nghe nói năm đầu Dân Quốc người ở bộ tộc Lật Túc đã từng lưu truyền như thế này: Người truyền giáo phương tây để tuyên truyền cho đạo Cơ Đốc, cố ý muốn mọi người quên đi sự sùng bái Gia Cát Lượng, thế rồi đưa ra một thần thoại như sau: “Thượng đế có hai người con, con cả là Khổng Minh, con thứ là Gia Tô, quá khứ con cả cai quản, hiện nay thời đại đã biến đổi, tất cả phải do Gia Tô tiếp quản”.
Câu chuyện lưu truyền này, cũng cho thấy địa vị của Gia Cát Lượng trong lòng các dân tộc thiểu số.
Song bình tâm suy nghĩ, thành quả thực sự trong chính sách Nam Trung của Gia Cát Lượng, lại vĩ đại không như ông ta đã nghĩ suy.
Có thể Gia Cát Lượng và một số quan lại quan trọng có ý tốt điều hành Hán Trung, mà những quan lại hành chính thực sự chấp hành ở đấy, lại không thể có thể tiêu hóa được quan niệm điều hành của Gia Cát Lượng. Đi kèm với sự phát triển kinh tế, triều đình Thục Hán cũng bóc lột các dân tộc thiểu số Nam Trung nhiều hơn.
“Nam Dương quốc chí” có chép, những đặc sản Nam Trung như vàng, bạc, sơn đỏ, trâu cày, ngựa chiến không ngừng được chuyển về Thục Trung để đáp ứng nhu cầu trong nước. Bởi thế những dân tộc thiểu số bị trực tiếp bóc lột không thể không đứng dậy phản kháng, sự kiện Cung Lộc làm Thái thú ở quận Việt Huề bị giết chính là bởi thế mà ra.
Thực ra, những quan lại Thục Hán đối với Di tộc ở Nam Trung, vẫn chưa có ấn tượng tốt. Đại học sĩ Tiến Chu từng công khai chỉ rõ:
Đất Di tộc phương nam xa xôi, bình thường đã không thuận theo, bởi nhiều lần phản loạn, Thừa tướng Gia Cát Lượng phải tự mình dẫn quân nam chinh, đem binh lực đến, may mắn thành công, thế rồi lại cho họ làm quan, lại cấp cho binh lính, gây ra óan thù chồng chất, thực là người gây ra tai họa vậy. Khá thấy các quan lại Thục Hán sau khi Gia Cát Lượng đã bình phục được Nam Trung, ra sức tiến hành chính sách vỗ yên, vẫn có sự xem thường và bất mãn rất lớn.
Chính bởi như thế sự ưu ái của Gia Cát Lượng đối với Di tộc phía nam, chẳng thể hoàn toàn phát huy hiệu quả, toàn tâm qui phục. Gia Cát Lượng trở về Thành Đô không lâu, người Nam lại làm phản giết cả quan tướng ở đấy. Lý Khôi phải thân chinh thảo phạt, dẫn dụ lợi hại mới khiến được sự bạo động tạm lắng xuống.
Quận Tam Ca, Hưng Cổ cũng có phản loạn. Trù hàng Đô đốc Mã Trung phải tự mình thảo phạt. Phản loạn ở quận Việt Huề lại càng nghiêm trọng. Tam quốc chí nói: “Gia Cát Lượng còn sống thì phương nam không dám lại làm phản” thực ra chỉ không có phản loạn lớn phát sinh mà thôi.
Song Gia Cát Lượng đích xác đã triệt để cải cách sách lược biên cương truyền thống người Hán uy hiếp người Di, thừa nhận quyền sống của Di tộc phương nam, tôn trọng văn hóa và tập tục của họ. Hàng nghìn năm lại đây, vẫn giành được sự tôn kính và tưởng niệm vĩnh viễn không ngừng của ngươi Di, Gia Cát Lượng đáng được xem là vĩ nhân nghìn năm chỉ có một vậy.
Lời bình của Trần Văn Đức
Trong binh pháp Ngô Tử chỉ ra rằng, chiến tranh là thủ đoạn chính trị, sự sáng suốt chính trị mới là phương pháp duy nhất tránh khỏi chiến tranh:
“Đạo là các căn bản của nguyên tắc, khởi điểm đều trở về với tự nhiên. Nghĩa là hành vi chính đáng, lấy nghĩa làm khí chất, mới có thể thành được đại sự. Lễ là tiết chế dục vụng, tiến thóai đều có phân tấc, mới không thóai quá hoặc bất cập mới có thể trừ hại được lợi. Nhân tức là nhân ái, chỉ có thực sự yêu người, mới có thể giữ được thành tựu và phồn vinh đã có. Nếu như làm việc không hợp với đạo nghĩa, tự lấy làm cao ngạo, họa hại sẽ giáng vào mình.
Cho nên bậc vua chúa sáng suốt, ắt phải lấy đạo khiến thiên hạ yên định, lấy nghĩa để quản lý nhân dân, dùng lễ để bó buộc hành vi của quan lại, dùng nhân để phủ dụ thiên hạ, có được bốn đức ấy quốc gia ắt sẽ hưng thịnh, nếu không ắt sẽ nguy hiểm suy vong”.
Gia Cát Lượng khi tiến hành viễn chinh Nam Trung, xem trọng chính trị hơn quân sự, cho nên binh lực động dụng tuy không nhiều, lại tự mình dẫn quân, đã lấy lực lượng chính trị để bình định phương nam, tránh xung đột quân sự liên miên không thôi. Sau khi Nam Trung bình định, cách tân và chấn chỉnh cùng lúc xã hội chính trị, mặt bằng kinh tế mới là mục đích lớn nhất của việc ngự giá thân chinh lần này.
Sách lược “công tâm là đầu” của Mã Tắc rất được Gia Cát Lượng, khen ngợi. Chiến tranh là hành vi chính trị, chiến tranh chỉ là thủ đoạn của chính trị, Gia Cát Lượng tựa hồ sớm đã hiểu thấu được tinh thần cơ bản mà cuốn “chiến tranh luận” ở trên đã nêu ra.
TRẦN VĂN ĐỨC
Phụ chương: QUAN ĐIỂM THỰC DỤNG
KẾ SÁCH TĂNG CƯỜNG NỘI BỘ
Mang quân ra ngoài trước phải yên được bên trong, cơ hồ là mỗi nhà chính trị và kinh doanh thường vẫn nhắc ở cửa miệng, song thực sự làm được, có thể nói chẳng phải dễ dàng chút nào.
Vấn đề nội bộ, xem ra không khẩn cấp như vậy, ở mức độ nghiêm trọng cũng thường thấy là bình thường, song xử lý thực sự lại rất khó khăn. Chinh phạt bên ngoài ít nhiều có thể tạo thành sự gắn bó lực lượng nội bộ, lại có thể đối diện với vấn đề, tiến tới giải quyết vấn đề. Xử lý vấn đề nội bộ thì rất khó khăn, trái lại lực đàn hồi rất lớn, thực tế không khẩn cấp lắm, song khi trực tiếp xử lý thường bởi ý kiến rất nhiều mà tạo thành chia rẽ, khi làm nói chung thường ngại động chân tay.
Sau khi chinh phạt bên ngoài kết thúc, nói là lực lượng có đủ, có thể dùng lực bên ngoài để thống trị, cũng giành được thêm lợi ích. Chẳng may lực lượng không đủ, lại có thể nói là “lấy đức báo óan”, thả trâu ăn cỏ, không rõ thế nào. Song bình định bên trong thì không như vậy, thành công có thể làm tăng thêm óan hận giữa hai bên, về sau lại thường thấy mặt, cân nhắc không khéo sẽ diễn ra vấn đề nghiêm trọng hơn.
Huống chi đã nói chinh phạt bên ngoài ắt phải yên bên trong, thông thường là trong ngoài đều có kẻ địch, khi xử lý nội bộ sẽ tạo ra phân hóa lực lượng, có thể khiến áp lực bên ngoài tăng mạnh, bên trong còn chưa yên định, khi kẻ địch đã đến chân thành thì tất cả đã chấm hết.
Song binh pháp Tôn Tử nhấn mạnh: “Trước thì không có thể thắng mà chờ đợi thì có thể thắng được kẻ địch. Đích xác chinh phạt bên ngoài tuy có thể tập trung nội bộ, song kẻ địch bên ngoài nếu có thực lực thường không thể trong thời gian ngắn mà giành được ưu thế tuyệt đối, cho nên thời gian mài mòn phải cần rất nhiều, nếu nội bộ không yên ổn, vấn đề không giải quyết, phát động chiến tranh đối ngoại, thường sẽ làm cho hao của mệt người. Thắng được bên ngoài, thu được nội bộ, kết quả tự nhiên là thông suốt toàn thể.
Bởi Tào Phi nam chinh đánh Đông Ngô, có ý cảnh cáo hơn là thực tế tác chiến, tuy nói là ngự giá thân chinh song chỉ tăng áp lực ở chiến tuyến phía đông, còn quận Tương Phàn ở phía tây chưa phối hợp gây áp lực, bởi thế Tôn Quyền chưa yêu cầu Gia Cát Lượng chi viện. Hai ngoại lực phương bắc và phương đông đang đối chọi nhau, áp lực bên ngoài chợt giảm đi, tự nhiên là thời cơ rất tốt để dẹp yên nội bộ.
Phản loạn ở Nam Trung xảy ra đã lâu, song Gia Cát Lượng không vội vã xử lý, một mặt là do ý kiến nội bộ trong triều đình chia rẽ, hợp lực không đủ, có thể Gia Cát Lượng bản thân cũng chưa tìm được một biện pháp tốt có thể giải quyết; được triệt để. Lại thêm áp lực bên ngoài rất lớn, thời cơ không thuận lợi, cho nên đành nhẫn nại chờ đợi.
Yên định nội bộ và chinh phạt bên ngoài không giống nhau, chinh phạt bên ngoài thường bởi nhiều yếu tố không thể khống chế, cho nên cần phải “mài thời gian”. Bình định nội bộ thì không như vậy, bởi sau này vẫn phải luôn luôn đối diện, cho nên, sự việc tốt nhất là triệt để giải quyết một lần, nếu không lực lượng nội bộ oan oan tương báo, ắt sẽ làm hỏng lợi ích chung. Anh em đánh nhau trong tường, thường so với va chạm bên ngoài lại càng kịch liệt hơn.
Lợi ích và lực lượng dùng đến đều phải quân bình cân nhắc, những ý kiến sai khác về xung đột có thể giúp lập ra được trình tự công việc để giải quyết vấn đề, là mục tiêu sau khi yên ổn nội bộ ắt phải đạt đến, cũng tức là chế độ bình thường hóa nói chung. Để tránh mức độ xung đột và khác biệt xảy ra, yên định nội bộ tốt nhất là dùng đàm phán mà không dùng vũ lực, để giải tỏa hữu hiệu thù hận giữa hai bên. Khi bất đắc dĩ mà phải dùng đến vũ lực, tốt nhất là giảm đến mức thấp nhất thương tổn của hai bên. Sách lược “công tâm làm đầu” của Mã Tắc, Gia Cát Lượng nhận thức rằng vấn đề ở Nam Trung chính trị nặng hơn quân sự, nguyên nhân chủ yếu cũng là ở đấy.
Đã là vấn đề chính trị, rất trọng yếu là thành ý và tính đàn hồi, hơn nữa là một bên có lực lượng rất lớn, càng phải rõ ràng bày tỏ ý định và tình cảm chủ động giải quyết vấn đề, nếu không rất khó thực sự giải quyết được vấn đề.
Khí hậu và địa thế Nam Trung rất hiểm trở lại thêm phải đợi thời Ngụy Ngô không quấy nhiễu, cho nên Gia Cát Lượng ắt phải nhằm mùa hạ, tiến vào vùng rừng rậm nhiệt đới lắm hồ đầm, điều kiện thực tế xấu, nguy hiểm rất lớn, cho nên quan lại Thục Hán phản đối với Gia Cát Lượng trong vai trò quốc gia quan trọng lại tự mình nam chinh, nếu từ lập trường thông thường nhìn như vậy là đúng, vấn đề Nam Trung nghiêm trọng như vậy, hơn nữa binh lính và đội quân huy động cũng không nhiều, từ góc độ đơn thuần quân sự hoặc bình loạn mà xem, phái một viên thượng tướng thống sóai là đủ.
Nam Trung tuy thuộc vùng biên cương, song Gia Cát Lượng hiển nhiên rất có thành ý, xem là vấn đề nội bộ của vương triều Thục Hán, bởi thế ông ta cho rằng chính trị trọng hơn quân sự, để triệt để giải quyết, không thể không tự mình xuất chinh. Tuy binh mã động viên không nhiều, hơn nữa có rất nhiều quân đoàn vốn phải phụ trách một khu vực an toàn ở đấy, mà không là quân trực thuộc triều đình, song thống sóai tối cao lại tự mình cầm quân ra trận, rõ ràng biểu thị thành ý giải quyết vấn đề trọng ở quân uy.
Đã là vấn đề chính trị, Gia Cát Lượng sau khi kết thúc chiến sự, càng cần xử lý tốt vấn đề chính trị, lấy công tâm làm đầu, khiến các thế lực thiểu số yếu đuối yên tâm, triệt để làm cho họ cảm thấy được thành ý của người thống trị, càng không thể lợi dụng quân uy, cho nên công việc sau này của Gia Cát Lượng, lại ủy thác cho những người đã làm phản lúc đầu. Tiếp nhận sự đầu hàng của họ, tự nhiên cần biểu hiện sự tin tưởng vào họ, khiến tất cả lại khôi phục ở nguyên trạng thái ban đầu chưa xảy ra chiến sự mới có thể lập ra được chế độ bình thường. Tuy vấn đề không có thể giải quyết một lần, song một bên có ưu thế nếu như không có thành ý và nhẫn nại hơn người, nghĩ đến xây dựng hòa hợp hai bên, như vậy sẽ hoàn toàn không giải quyết được.
Giải quyết vấn đề nội bộ rắc rối, phải điều động một lực lượng hơn hẳn trong giao tranh, thái độ của bên yếu và bên mạnh không giống nhau, ắt phải có thành ý, song nhất định phải kiên trì nguyên tắc “an toàn” của mình, binh pháp Tôn Tử đề cập lập trường của mình đổi với kẻ yếu là “không gì bằng né tránh”. Điều kiện để giải quyết vấn đề không chỉ ở kẻ mạnh, kiên trì lập trường sinh tồn của mình và nguyên tắc an toàn, mới có thể khiến bên có thế lực mạnh đưa ra được thành ý chân chính.
Gia Cát Lượng khi chiếm được sức mạnh tuyệt đối, lại làm như nhượng bộ triệt để, chính là một nước cờ cao tay khiến ông ta giải quyết vấn đề nội bộ ổn thỏa, sự hoài niệm và tôn sùng của các dân tộc thiểu số hàng nghìn năm đối với ông, đích xác là có đạo lý của nó.
TRẦN VĂN ĐỨC