Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 1 – Chương 2 – Phần 2

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

6. Nhà chiến lược trẻ tuổi chưa ai biết đến.

Khoảng mười năm kể từ tuổi mười bảy Gia Cát Lượng vẫn ở Long Trung phíạ ngoài thành Tương Dương ở Kinh Châu, hằng ngày cày bừa và đọc sách. Ở phía nam Hán Thủy, Long Trung chỉ có một con đường nhỏ hẹp dẫn vào, thôn Long Trung chạy dọc bên đường ước khoảng vài ba dặm. Đó là một thôn nhỏ vùng núi có sơn thủy diễm lệ. Tam quốc chí có chép, Gia Cát Lượng ở đấy có một ngôi nhà cỏ, hơn nữa lại tự mình cày ruộng, một người trẻ tuổi chẳng có gia sản và có ít quan hệ, tất cả phải dựa vào chính mình chẳng giống như bọn bạch diện thư sinh vẫn được chiều chuộng. Có thể thấy bởi có một đời sống như vậy, Gia Cát Lượng phải tự tay chế tạo công cụ, từ bé phải tự lực cánh sinh có được sức sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú.

Cuốn chính sử “Tam quốc chí” có chép về Gia Cát Lượng khi còn ít tuổi như sau:

“Gia Cát Lượng tự mình cày ruộng, rất thích đọc Lương Phụ Ngâm, thân cao tám thước ta, thường ví mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị khi xưa, người bấy giờ chẳng mấy ai biết đến, chỉ có Thôi Châu Bình ở Bác Lăng, Từ Thứ (Nguyên Trực) ở Dĩnh Xuyên với Gia Cát Lượng kết bạn tri kỉ; quả thực là vậy”.

Độ cao tám thước ta, có nghĩa là cao 1,8 m bây giờ; có thể nói rằng Gia Cát Lượng chẳng phải như có người nói, kẻ sĩ yếu đuối “trói gà không chặt”, trái lại do sớm lao động từ bé, Gia Cát Lượng lớn lên có một cơ thể đại hán Sơn Đông khang kiện, hùng tráng uy vũ. Ông ta thường ví mình với hai vị danh tướng thời Xuân Thu chiến quốc là Quản Trọng và Nhạc Nghị, cho thấy có chí nguyện từ khi còn trẻ, muốn được lập công nơi trận mạc, là một võ tướng giàu mưu lược; cũng cho thấy thời thơ ấu trải qua loạn lạc khiến ông rất quan tâm đến chiến tranh, bởi vậy thời trẻ đã đọc thuộc lầu binh thư, nghiên cứu sâu xa về binh pháp. Song do hạn chế ở hoàn cảnh, khiến ông lúc nhỏ không có cơ hội tập võ, nay xem kĩ sử liệu, Gia Cát Lượng tựa hồ là người chỉ năng động não, mà không thể làm một đại tướng tự tay múa giáo. Trong những ghi chép còn lại, cũng chưa thấy Gia Cát Lượng cầm đao kiếm bao giờ.

Đời sống gian khổ từ bé, đã nuôi dưỡng ông sớm chín chắn, nghiêm túc cẩn thận mà tôn trọng lễ tiết, tư lự chu đáo và cũng rất tự tin ở mình. Bởi vậy, người mà ông kết giao thường hơn tuổi ông rất nhiều. Theo tư liệu lịch sử thì Từ Thứ hơn Gia Cát Lượng khoảng mười lăm, mười sáu tuổi, cơ hồ là đàn anh, còn Thôi Châu Bình, Thạch Quảng Nguyên, Mạnh Công Uy lại hơn tuổi Từ Thứ. Còn về sự qua lại với gia tộc Bàng Đức Công nổi tiếng trong vùng, Gia Cát Lượng lúc đó kém Bàng Đức Công khoảng ba mươi tuổi mà đối với Bàng Thống chỉ hơn ông ta ba tuổi, sự tiếp xúc cũng không nhiều, bởi vậy bạn bè với Gia Cát Lượng không nhiều lại ít qua lại, đối với việc Gia Cát Lượng ví mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị, là chuyện khó tin vậy.

Chẳng qua, Gia Cát Lượng với những người bạn chênh lệch tuổi, thường không một chút tự ti, lại rất hòa đồng với họ, thường cùng có chí hướng thảo luận thời sự và tương lai. Bùi Tùng Chi chú giải “Tam quốc chí” có chép như sau: Từ Nguyên Trực, Thôi Châu Bình, Mạnh Công Uy thường thảo luận với Gia Cát Lượng về học vấn, Từ Nguyên Trực về học vấn có tinh thông hơn ba người kia, nghiên cứu sâu xa về kinh điển, có kiến giải rõ ràng, có lòng vì người giúp đời. Song Gia Cát Lượng khi ấy lại không giống như thế, ông thích đại lược, cũng là nói ông thích mở rộng vấn đề, chú trọng ở ứng dụng thực tế, cốt ở thông hiểu nhiều mật, để có một tri thức toàn diện. Đương nhiên, Gia Cát Lượng có năng lực học tập hơn người, ông tinh thông kinh điển Chư Tử đủ cả nho, pháp, đạo, tạp, đối với thiên tượng địa lý, công trình thổ mộc binh pháp kinh dịch đều có nghiên cứu sâu xa, có thể gọi là một nhà “tạp gia”.

Nói thế để thấy Gia Cát Lượng là người có tâm, chẳng phải như trong “Xuất Sư Biểu” đã nói: “Chỉ lo giữ yên mệnh ở đời loạn chẳng cầu nổi tiếng với chư hầu” phỏng theo các danh sĩ, trái lại ông rất mong đợi ở con đường làm việc nay mai.”

Bùi Tùng Chi có chép: Có một hôm Gia Cát Lượng nói với Từ Nguyên Trực, các anh nay mai làm quan, xem tài cán chắc sẽ làm đến thứ sử hoặc quận trưởng”. Từ Nguyên Trực đáp rằng: “Còn anh thì sao?” Gia Cát Lượng chỉ cười mà không nói. Từ Nguyên Trực sau này ra làm quan với Tào Ngụy đến chức Trung lang tướng kiêm Ngự sử. Mạnh Công Uy thì làm thứ sử Lương Châu. Thạch Quảng Nguyên cũng làm đến quận trưởng, lại thêm chức Điển Nông hiệu uý. Gia Cát Lượng đã ví mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị, cho thấy hoài bão của ông, vẫn nuôi đại chí muốn làm kẻ bầy tôi chỉ dưới một người trên cả vạn người. Bùi Tùng Chi ngợi ca ông là người tài hơn người đời, khí chất nổi trội, ngay từ thời trẻ đã cho thấy ông có những biểu hiện không giông với người khác.

7. “Lương Phụ Ngâm” và nghi án thiên cổ

Trần Thọ trong “Chuyện Gia Cát Lượng” có chép một đoạn văn khiến người đời sau rất hứng thú, kể việc họ Gia rất thích đọc Lương Phụ Ngâm. Lương Phụ Ngâm đã miêu tả cái gì? Vì sao Gia Cát Lượng khi còn trẻ lại đặc biệt thích đọc nó?

Theo ghi chép sử liệu hiện có, Lương Phụ Ngâm là một bài ca dao cổ của quê hương Gia Cát Lượng vẫn được lưu truyền ở nước Tề, nội dung của nó được miêu tả như sau:

Tề thành – bên cửa dừng chân

Trông vời có phải Đãng Âm phía này

Phải răng ba mộ còn đây

Rưng rưng chợt hiện chuyện ngày xa xưa:

Hỏi quanh:

– Ai đó bấy giờ?

– Điền Cương, Cô Dã sức dư muôn người

Nam Sơn đủ sức chuyển rời

Ngờ đâu tuyệt địa ngậm ngùi tài trai.

Giữa triều quỷ kế đặt bày,

Hai đào, ba mạng chuyện này lạ sao

Hỏi ai bày vẽ mưu sâu?

– Án Anh tướng quốc đứng đầu Tề quan!

Ý tứ của câu ca dao này là: Nếu có ai đó bước tới Đô thành Lâm Chuy nước Tề, nhìn xa về phía nam mà nhớ đến quá khứ, có một nơi gọi là Đãng Âm trong làng ấy có ba ngôi mộ cổ hình thức kiến tạo cơ hồ giống hệt nhau.

Lại thử hỏi phần mộ ấy là của ai, người trong làng sẽ nói cho ta rõ, đấy là mộ phần của các dũng sĩ Điền Cương và Cổ Dã nước Tề đời Xuân Thu (ngoài ra còn có một ngôi mộ nữa là Công Tôn Tiết cũng nổi tiếng lúc bấy giờ). Đấy là ba dũng sĩ sức có thể dời đổi núi Nam Sơn, kiếm thuật tinh diệu vô cùng.

Không may ba người cùng bị lời gièm pha hãm hại chỉ có hai quả đào mà giết hại cả ba dũng sĩ, hỏi ai là tay cao thủ xếp đặt âm mưu này? Đó là quan tể tướng lừng danh nước Tề tên là Án Tử! Câu chuyện bi thảm về hai quả đào giết hại ba dũng sĩ này xảy ra vào cuối đời Xuân Thu. Trong “Án Tử Xuân Thu”, có ghi chép tường tận việc ấy đại khái như sau:

Lúc ấy vào cuối đời Xuân Thu, Tề cảnh Công đang ở ngôi báu, nước Tề đang có ba kẻ dũng sĩ nổi danh, họ tên là Điền Cương, Công Tôn Tiết và Cổ Dã võ dũng hơn người, một người đương nổi nghìn người, tiếc nỗi cá tính của họ kiêu ngạo mà cuồng vọng, nếu như họ cùng hợp lại, có thể uy hiếp được sự an toàn của vương triều nước Tề.

Tể tướng Án Anh nước Tề biết rõ về ba người ấy, họ kiêu ngạo mà sĩ diện, bởi vậy khoét sâu vào nhược điểm ấy, bày mưu để Tề cảnh Công trừ khử ba viên dũng sĩ nọ. Có một hôm, Lỗ Chiêu Công lại thăm, có tặng mấy quả đào tiên, Tề Cảnh Công đã ban phát cho mấy quan đại thần chỉ còn thừa có hai quả đào. Án Tử nhân đó nói với Tề Cảnh Công, không có gì bằng đem hai quả đào này cho mấy viên dũng sĩ đó, để biểu dương khả năng của họ. Tề Cảnh Công lập tức xuống lệnh, các thần dân đều có thể tự biểu dương công lao để giành được vinh dự này. Công Tôn Tiết dướn người lên tâu rằng: “Mấy năm trước, thần hộ giá chúa công đi săn ở Đồng Sơn, gặp phải hổ dữ thần đã ra tay bắt hổ, bảo vệ được chúa công, công đó hỏi có gì bằng?”. Nói xong tiến lên trước cầm một quả đào ăn ngay lập tức.

Cổ Dã nhìn thấy hăng hái đứng dậy nói to rằng: “Bắt hổ có gì là lạ, thần có lần hộ giá chúa công qua Hoàng Hà, gặp phải con rồng tác oai tác quái, tình huống phi thường nguy hiểm, thần đã ra tay chém chết nó, sóng yên gió lặng, cứu nguy được thuyền, công này có gì bằng?”.

Tề Cảnh Công cũng làm chứng rằng: “Đúng vậy, lúc đó sóng gió quá chừng, nếu tướng quân chẳng giết được rồng, chẳng thể giải nguy thực là kỳ công cái thế vậy, đáng được thưởng quả đào này!” Cổ Dã nghe rồi, cũng lập tức tiến lên cầm một quả đào ăn liền. Bỗng thấy Điền Cương chợt nổi xung lên la lớn rằng: “Thần từng phụng mệnh chinh phạt nước Từ, chém được danh tướng, bắt được hơn năm trăm người khiến vua nước Từ khiếp sợ phải chủ động đầu hàng, cầu xin làm nước phụ thuộc, chiến công lần đó, khiến các quốc vương nước Trịnh và nước Cử thảy đều kinh hãi, cùng tôn sùng chúa công làm minh chủ, công lao như vậy cũng đủ tư cách ăn đào lắm chứ!”.

Án Tử cũng nhân đó tâu rằng: “Công lao của Điền Cương thực rất lớn, gấp mười lần hai vị kia, tiếc đào tiên đều ăn hết rồi xin thưởng cho một chén rượu, dịp khác sẽ ban thưởng vậy!”.

Tề Cảnh Công cũng chiều theo: “Công của Tướng quân rất lớn, đáng tiếc nói hơi chậm, giờ chẳng còn quả đào nào nữa để thưởng cho ngươi”.

Điển Cương tuốt kiếm giơ lên mà rằng: “Chém rồng đánh hổ, chỉ là chuyện nhỏ, thần xông pha nghìn dặm đổ máu lập công, lại không được ăn đào tiên, thực là sỉ nhục, chẳng khác gì chuyện hai vua Tề, Lỗ hội yến, khiến cho vạn đại còn đàm tiếu, còn mặt mũi nào mà đứng giữa triều đình”. Nói rồi quay kiếm tự đâm mà chết.

Công Tôn Tiết nhìn thấy thất kinh mà rằng: “Thần công lao bé nhỏ mà cướp lấy phần đào, Điền tướng quân công rất lớn lại không được ăn, thần không nhường phần đào thực chẳng phải kẻ sĩ liêm khiết, thấy người ta chết mà không dám theo thật chẳng phải hành động của kẻ võ dũng”. Nói rồi, cũng tự đâm mà chết.

Cổ Dã vội la lớn rằng: “Ba người chúng thần tình như cốt nhục, thề cùng sinh tử, hai người đã chết, thần đâu dám ham sống chẳng đành lòng vậy!” cũng lại tự đâm mà chết.

Tề Cảnh Công thấy ba người cùng biểu lộ chí khí của kẻ hào kiệt bèn lấy lễ trọng hậu táng; đấy là câu chuyện “Nhị đào sát Tam sĩ” vẫn còn lưu truyền. Các bậc phụ lão nước Tề đôi với ba kẻ hào kiệt, cùng cảm thương người giữ khí tiết mà ngộ nạn, đã làm ra khúc ca dao bi ai “Lương Phụ Ngâm” một mặt khác cũng nói mát Án Tử người vẫn nổi danh là hiền tướng, đã lấy mẹo gian bất nhân hại người vô tội.

Có một số nhà sử học cho rằng Gia Cát Lượng thích đọc Lương Phụ Ngâm chỉ là do nhớ nhung quê hương nên thường ngâm ngợi khúc ca dao quê hương mà thôi, chẳng có nội dung gì khác, thậm chí có người cho rằng Lương Phụ Ngâm là khúc ca dao thông tục của nước Tề. Gia Cát Lượng sở dĩ ngâm ngợi chẳng phải bởi cái tiêu đề “Nhị đào sát Tam sĩ”. Tuy nhiên các sử liệu cũng không đủ bằng chứng để cho rằng Gia Cát Lượng thích đọc Lương Phụ Ngâm bởi bài ca dao ấy nói mát Án Tử, song cá tính đặc dị độc hành của Gia Cát Lượng thời trẻ, qua những dòng ghi chép trân trọng của Trần Thọ cho thấy không chỉ là tượng trưng cho nỗi nhớ quê hương mà thôi.

Án Tử, tên gốc là Án Anh là một tướng quốc nổi tiếng trong lịch sử, từng nhiều lần bằng vào trí tuệ của mình, cứu vớt quốc gia qua những nguy nan. Ông là người chính trực, nổi danh bởi những lời can gián, rất được vua Tề tín nhiệm, có quyền lực bất nhất trong triều ngoài nội. Song An Tử làm quan thanh liêm, bữa ăn thường không có cá thịt, vợ con không mặc áo đẹp, đến cả Khổng Tử rất ít khi ca ngợi các chính khách, cũng có lời khen ngợi ông. Tư Mã Thiên trong “Sử kí”, cũng xếp ông với danh tướng Quản Trọng trong “Quản An liệt truyện” khá thấy Án Tử có địa vị rất cao trong con mắt những học giả lịch sử.

Gia Cát Lượng thích đọc Lương Phụ Ngâm cho thấy ông cảm thụ sâu sắc về sự kiện ấy, ba dũng sĩ bởi sự yên định của quốc gia mà bất đắc dĩ phải hy sinh bi thảm, hình như quan tể tướng Án Tử trí lự có phần tàn nhẫn, lộ ra mặt trái tàn khốc sau những xưng tụng hoa mỹ, đối với nhân vật chính trị này, chẳng thể không luận rõ ứng xử; Gia Cát Lượng khi còn trẻ đã có ý thức về sân khấu chính trị có lãnh hội và giác ngộ triệt để.

8. Bộ ba xe pháo mã.

Cuối đời Đông Hán nhân tài xuất hiện nhiều ỏ Dĩnh Châu và Nhữ Nam (đều ở tỉnh Hà Nam), đặc biệt đại bản doanh của phái Thanh lưu cũng ở đấy; Phạm Bàng, Hứa Nhữ xuất thân ở Nhữ Nam, Lý Ưng thì nổi tiếng ở Dĩnh Châu. Trong thư của Tào Tháo viết cho Tuân Úc, có đề cập rằng: Nhữ Nam, Dĩnh Châu vôn nhiều danh sĩ, muốn Tuân Úc lưu ý nhiều về việc ấy, để đề bạt nhân tài. Tuân Úc và Quách Gia là tay trái, tay phải của Tào Tháo đều xuất thân ở Dĩnh Châu.

Cuối đời Hán, các quân khu cát cứ, các nhân sĩ Dĩnh Châu đều dạt về phương nam hoặc phương đông tị nạn, đặc biệt Lưu Biểu trụ ở Kinh Châu bởi vận dụng sách lược bế quan tự thủ, không bị cuốn vào cuộc đấu đá, trở thành nhân vật rất được ái mộ của phái Thanh lưu. Những người bạn vong niên của Gia Cát Lượng như Từ Nguyên Trực, Thạch Quảng Nguyên đều xuất thân ở Dĩnh Châu, còn Mạnh Công Uy thì xuất thân ở Nhữ Nam, song có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời Gia Cát Lượng lại là “Thủy kính tiên sinh” Tư Mã Huy.

Tư Mã Huy tên chữ là Đức Tháo là một học giả rất nổi tiếng ở Dĩnh Xuyên, thời loạn lạc ông không muốn rời quê nhà, song lúc đó danh sĩ Kinh Tương là Bàng Thống chẳng ngại đường xa nghìn dặm đến Dĩnh Xuyên thăm Tư Mã Huy khuyên ông hãy đến Kinh Châu tạm lánh, sau lại bởi người đồng hương là Từ Thứ nói mãi, đặc biệt là bởi lời của Bàng Đức Công, lãnh tụ phái danh sĩ Kinh Tương. Tư Mã Huy đã rời Dĩnh Xuyên đến Kinh Tương lập trường Tư Thục ở gần nhà Bàng Đức Công, chiêu tập các đệ tử xa gần.

Có thể thấy là cùng với những người khác, Tư Mã Huy rất thích Gia Cát Lượng, ngoài việc giúp đỡ về học thuật còn xếp đặt để Gia Cát Lượng đến Nhữ Nam bái kiến đại sư. Nghe nói đại sư Phong Cửu thông hiểu thao lược, khắp cả bách gia Chư tử môn phái, hơn nữa lại nghiên cứu sâu rộng về binh pháp nổi tiêng là một danh sỉ ở Nhữ Dĩnh. Sau khi Tư Mã Huy đã đến bái kiến ông, ví mình như quả bầu với biển rộng để khen ngợi tài học của Phong Cửu. Bởi Phong Cửu vẫn ẩn cư ỏ Linh Son Nhữ Nam, Tư Mã Huy tự mình dẫn theo Gia Cát Lượng, tiến cử với ông ta, mới được nhập học. Nghe nói Gia Cát Lương thụ giáo được một năm rưỡi, đặc biệt về binh pháp học và đạo học, đã nhận được không ít chất truyền của Phong Cửu.

Tư Mã Huy giỏi ở quan sát con người mà nổi tiếng, bởi vậy được gọi là “Thủy kính tiên sinh”, trở thành một lãnh tụ của những phần tử tri thức ở Kinh Tương. Trong số đàn em, ông rất thích Gia Cát Lượng và Bàng Thống. Gia Cát Lượng ẩn cư ở Long Trung chịu ân tri ngộ của Bàng Đức Công, được người đời gọi là “Ngọa Long”, còn Bàng Thống là hậu duệ của một dòng họ nổi tiếng, được gọi là “Phượng Sồ”. Sau này Tư Mã Huy đã đề cử với Lưu Bị cả hai người thanh niên anh tuấn, bởi họ có mưu lược, có tầm nhìn xa, lại thức thời đáng mặt tuấn kiệt, nổi trội hơn nhũng phần tử khác trong phái Thanh Lưu.

6. Nhà chiến lược trẻ tuổi chưa ai biết đến.

Khoảng mười năm kể từ tuổi mười bảy Gia Cát Lượng vẫn ở Long Trung phíạ ngoài thành Tương Dương ở Kinh Châu, hằng ngày cày bừa và đọc sách. Ở phía nam Hán Thủy, Long Trung chỉ có một con đường nhỏ hẹp dẫn vào, thôn Long Trung chạy dọc bên đường ước khoảng vài ba dặm. Đó là một thôn nhỏ vùng núi có sơn thủy diễm lệ. Tam quốc chí có chép, Gia Cát Lượng ở đấy có một ngôi nhà cỏ, hơn nữa lại tự mình cày ruộng, một người trẻ tuổi chẳng có gia sản và có ít quan hệ, tất cả phải dựa vào chính mình chẳng giống như bọn bạch diện thư sinh vẫn được chiều chuộng. Có thể thấy bởi có một đời sống như vậy, Gia Cát Lượng phải tự tay chế tạo công cụ, từ bé phải tự lực cánh sinh có được sức sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú.

Cuốn chính sử “Tam quốc chí” có chép về Gia Cát Lượng khi còn ít tuổi như sau:

“Gia Cát Lượng tự mình cày ruộng, rất thích đọc Lương Phụ Ngâm, thân cao tám thước ta, thường ví mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị khi xưa, người bấy giờ chẳng mấy ai biết đến, chỉ có Thôi Châu Bình ở Bác Lăng, Từ Thứ (Nguyên Trực) ở Dĩnh Xuyên với Gia Cát Lượng kết bạn tri kỉ; quả thực là vậy”.

Độ cao tám thước ta, có nghĩa là cao 1,8 m bây giờ; có thể nói rằng Gia Cát Lượng chẳng phải như có người nói, kẻ sĩ yếu đuối “trói gà không chặt”, trái lại do sớm lao động từ bé, Gia Cát Lượng lớn lên có một cơ thể đại hán Sơn Đông khang kiện, hùng tráng uy vũ. Ông ta thường ví mình với hai vị danh tướng thời Xuân Thu chiến quốc là Quản Trọng và Nhạc Nghị, cho thấy có chí nguyện từ khi còn trẻ, muốn được lập công nơi trận mạc, là một võ tướng giàu mưu lược; cũng cho thấy thời thơ ấu trải qua loạn lạc khiến ông rất quan tâm đến chiến tranh, bởi vậy thời trẻ đã đọc thuộc lầu binh thư, nghiên cứu sâu xa về binh pháp. Song do hạn chế ở hoàn cảnh, khiến ông lúc nhỏ không có cơ hội tập võ, nay xem kĩ sử liệu, Gia Cát Lượng tựa hồ là người chỉ năng động não, mà không thể làm một đại tướng tự tay múa giáo. Trong những ghi chép còn lại, cũng chưa thấy Gia Cát Lượng cầm đao kiếm bao giờ.

Đời sống gian khổ từ bé, đã nuôi dưỡng ông sớm chín chắn, nghiêm túc cẩn thận mà tôn trọng lễ tiết, tư lự chu đáo và cũng rất tự tin ở mình. Bởi vậy, người mà ông kết giao thường hơn tuổi ông rất nhiều. Theo tư liệu lịch sử thì Từ Thứ hơn Gia Cát Lượng khoảng mười lăm, mười sáu tuổi, cơ hồ là đàn anh, còn Thôi Châu Bình, Thạch Quảng Nguyên, Mạnh Công Uy lại hơn tuổi Từ Thứ. Còn về sự qua lại với gia tộc Bàng Đức Công nổi tiếng trong vùng, Gia Cát Lượng lúc đó kém Bàng Đức Công khoảng ba mươi tuổi mà đối với Bàng Thống chỉ hơn ông ta ba tuổi, sự tiếp xúc cũng không nhiều, bởi vậy bạn bè với Gia Cát Lượng không nhiều lại ít qua lại, đối với việc Gia Cát Lượng ví mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị, là chuyện khó tin vậy.

Chẳng qua, Gia Cát Lượng với những người bạn chênh lệch tuổi, thường không một chút tự ti, lại rất hòa đồng với họ, thường cùng có chí hướng thảo luận thời sự và tương lai. Bùi Tùng Chi chú giải “Tam quốc chí” có chép như sau: Từ Nguyên Trực, Thôi Châu Bình, Mạnh Công Uy thường thảo luận với Gia Cát Lượng về học vấn, Từ Nguyên Trực về học vấn có tinh thông hơn ba người kia, nghiên cứu sâu xa về kinh điển, có kiến giải rõ ràng, có lòng vì người giúp đời. Song Gia Cát Lượng khi ấy lại không giống như thế, ông thích đại lược, cũng là nói ông thích mở rộng vấn đề, chú trọng ở ứng dụng thực tế, cốt ở thông hiểu nhiều mật, để có một tri thức toàn diện. Đương nhiên, Gia Cát Lượng có năng lực học tập hơn người, ông tinh thông kinh điển Chư Tử đủ cả nho, pháp, đạo, tạp, đối với thiên tượng địa lý, công trình thổ mộc binh pháp kinh dịch đều có nghiên cứu sâu xa, có thể gọi là một nhà “tạp gia”.

Nói thế để thấy Gia Cát Lượng là người có tâm, chẳng phải như trong “Xuất Sư Biểu” đã nói: “Chỉ lo giữ yên mệnh ở đời loạn chẳng cầu nổi tiếng với chư hầu” phỏng theo các danh sĩ, trái lại ông rất mong đợi ở con đường làm việc nay mai.”

Bùi Tùng Chi có chép: Có một hôm Gia Cát Lượng nói với Từ Nguyên Trực, các anh nay mai làm quan, xem tài cán chắc sẽ làm đến thứ sử hoặc quận trưởng”. Từ Nguyên Trực đáp rằng: “Còn anh thì sao?” Gia Cát Lượng chỉ cười mà không nói. Từ Nguyên Trực sau này ra làm quan với Tào Ngụy đến chức Trung lang tướng kiêm Ngự sử. Mạnh Công Uy thì làm thứ sử Lương Châu. Thạch Quảng Nguyên cũng làm đến quận trưởng, lại thêm chức Điển Nông hiệu uý. Gia Cát Lượng đã ví mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị, cho thấy hoài bão của ông, vẫn nuôi đại chí muốn làm kẻ bầy tôi chỉ dưới một người trên cả vạn người. Bùi Tùng Chi ngợi ca ông là người tài hơn người đời, khí chất nổi trội, ngay từ thời trẻ đã cho thấy ông có những biểu hiện không giông với người khác.

7. “Lương Phụ Ngâm” và nghi án thiên cổ

Trần Thọ trong “Chuyện Gia Cát Lượng” có chép một đoạn văn khiến người đời sau rất hứng thú, kể việc họ Gia rất thích đọc Lương Phụ Ngâm. Lương Phụ Ngâm đã miêu tả cái gì? Vì sao Gia Cát Lượng khi còn trẻ lại đặc biệt thích đọc nó?

Theo ghi chép sử liệu hiện có, Lương Phụ Ngâm là một bài ca dao cổ của quê hương Gia Cát Lượng vẫn được lưu truyền ở nước Tề, nội dung của nó được miêu tả như sau:

Tề thành – bên cửa dừng chân

Trông vời có phải Đãng Âm phía này

Phải răng ba mộ còn đây

Rưng rưng chợt hiện chuyện ngày xa xưa:

Hỏi quanh:

– Ai đó bấy giờ?

– Điền Cương, Cô Dã sức dư muôn người

Nam Sơn đủ sức chuyển rời

Ngờ đâu tuyệt địa ngậm ngùi tài trai.

Giữa triều quỷ kế đặt bày,

Hai đào, ba mạng chuyện này lạ sao

Hỏi ai bày vẽ mưu sâu?

– Án Anh tướng quốc đứng đầu Tề quan!

Ý tứ của câu ca dao này là: Nếu có ai đó bước tới Đô thành Lâm Chuy nước Tề, nhìn xa về phía nam mà nhớ đến quá khứ, có một nơi gọi là Đãng Âm trong làng ấy có ba ngôi mộ cổ hình thức kiến tạo cơ hồ giống hệt nhau.

Lại thử hỏi phần mộ ấy là của ai, người trong làng sẽ nói cho ta rõ, đấy là mộ phần của các dũng sĩ Điền Cương và Cổ Dã nước Tề đời Xuân Thu (ngoài ra còn có một ngôi mộ nữa là Công Tôn Tiết cũng nổi tiếng lúc bấy giờ). Đấy là ba dũng sĩ sức có thể dời đổi núi Nam Sơn, kiếm thuật tinh diệu vô cùng.

Không may ba người cùng bị lời gièm pha hãm hại chỉ có hai quả đào mà giết hại cả ba dũng sĩ, hỏi ai là tay cao thủ xếp đặt âm mưu này? Đó là quan tể tướng lừng danh nước Tề tên là Án Tử! Câu chuyện bi thảm về hai quả đào giết hại ba dũng sĩ này xảy ra vào cuối đời Xuân Thu. Trong “Án Tử Xuân Thu”, có ghi chép tường tận việc ấy đại khái như sau:

Lúc ấy vào cuối đời Xuân Thu, Tề cảnh Công đang ở ngôi báu, nước Tề đang có ba kẻ dũng sĩ nổi danh, họ tên là Điền Cương, Công Tôn Tiết và Cổ Dã võ dũng hơn người, một người đương nổi nghìn người, tiếc nỗi cá tính của họ kiêu ngạo mà cuồng vọng, nếu như họ cùng hợp lại, có thể uy hiếp được sự an toàn của vương triều nước Tề.

Tể tướng Án Anh nước Tề biết rõ về ba người ấy, họ kiêu ngạo mà sĩ diện, bởi vậy khoét sâu vào nhược điểm ấy, bày mưu để Tề cảnh Công trừ khử ba viên dũng sĩ nọ. Có một hôm, Lỗ Chiêu Công lại thăm, có tặng mấy quả đào tiên, Tề Cảnh Công đã ban phát cho mấy quan đại thần chỉ còn thừa có hai quả đào. Án Tử nhân đó nói với Tề Cảnh Công, không có gì bằng đem hai quả đào này cho mấy viên dũng sĩ đó, để biểu dương khả năng của họ. Tề Cảnh Công lập tức xuống lệnh, các thần dân đều có thể tự biểu dương công lao để giành được vinh dự này. Công Tôn Tiết dướn người lên tâu rằng: “Mấy năm trước, thần hộ giá chúa công đi săn ở Đồng Sơn, gặp phải hổ dữ thần đã ra tay bắt hổ, bảo vệ được chúa công, công đó hỏi có gì bằng?”. Nói xong tiến lên trước cầm một quả đào ăn ngay lập tức.

Cổ Dã nhìn thấy hăng hái đứng dậy nói to rằng: “Bắt hổ có gì là lạ, thần có lần hộ giá chúa công qua Hoàng Hà, gặp phải con rồng tác oai tác quái, tình huống phi thường nguy hiểm, thần đã ra tay chém chết nó, sóng yên gió lặng, cứu nguy được thuyền, công này có gì bằng?”.

Tề Cảnh Công cũng làm chứng rằng: “Đúng vậy, lúc đó sóng gió quá chừng, nếu tướng quân chẳng giết được rồng, chẳng thể giải nguy thực là kỳ công cái thế vậy, đáng được thưởng quả đào này!” Cổ Dã nghe rồi, cũng lập tức tiến lên cầm một quả đào ăn liền. Bỗng thấy Điền Cương chợt nổi xung lên la lớn rằng: “Thần từng phụng mệnh chinh phạt nước Từ, chém được danh tướng, bắt được hơn năm trăm người khiến vua nước Từ khiếp sợ phải chủ động đầu hàng, cầu xin làm nước phụ thuộc, chiến công lần đó, khiến các quốc vương nước Trịnh và nước Cử thảy đều kinh hãi, cùng tôn sùng chúa công làm minh chủ, công lao như vậy cũng đủ tư cách ăn đào lắm chứ!”.

Án Tử cũng nhân đó tâu rằng: “Công lao của Điền Cương thực rất lớn, gấp mười lần hai vị kia, tiếc đào tiên đều ăn hết rồi xin thưởng cho một chén rượu, dịp khác sẽ ban thưởng vậy!”.

Tề Cảnh Công cũng chiều theo: “Công của Tướng quân rất lớn, đáng tiếc nói hơi chậm, giờ chẳng còn quả đào nào nữa để thưởng cho ngươi”.

Điển Cương tuốt kiếm giơ lên mà rằng: “Chém rồng đánh hổ, chỉ là chuyện nhỏ, thần xông pha nghìn dặm đổ máu lập công, lại không được ăn đào tiên, thực là sỉ nhục, chẳng khác gì chuyện hai vua Tề, Lỗ hội yến, khiến cho vạn đại còn đàm tiếu, còn mặt mũi nào mà đứng giữa triều đình”. Nói rồi quay kiếm tự đâm mà chết.

Công Tôn Tiết nhìn thấy thất kinh mà rằng: “Thần công lao bé nhỏ mà cướp lấy phần đào, Điền tướng quân công rất lớn lại không được ăn, thần không nhường phần đào thực chẳng phải kẻ sĩ liêm khiết, thấy người ta chết mà không dám theo thật chẳng phải hành động của kẻ võ dũng”. Nói rồi, cũng tự đâm mà chết.

Cổ Dã vội la lớn rằng: “Ba người chúng thần tình như cốt nhục, thề cùng sinh tử, hai người đã chết, thần đâu dám ham sống chẳng đành lòng vậy!” cũng lại tự đâm mà chết.

Tề Cảnh Công thấy ba người cùng biểu lộ chí khí của kẻ hào kiệt bèn lấy lễ trọng hậu táng; đấy là câu chuyện “Nhị đào sát Tam sĩ” vẫn còn lưu truyền. Các bậc phụ lão nước Tề đôi với ba kẻ hào kiệt, cùng cảm thương người giữ khí tiết mà ngộ nạn, đã làm ra khúc ca dao bi ai “Lương Phụ Ngâm” một mặt khác cũng nói mát Án Tử người vẫn nổi danh là hiền tướng, đã lấy mẹo gian bất nhân hại người vô tội.

Có một số nhà sử học cho rằng Gia Cát Lượng thích đọc Lương Phụ Ngâm chỉ là do nhớ nhung quê hương nên thường ngâm ngợi khúc ca dao quê hương mà thôi, chẳng có nội dung gì khác, thậm chí có người cho rằng Lương Phụ Ngâm là khúc ca dao thông tục của nước Tề. Gia Cát Lượng sở dĩ ngâm ngợi chẳng phải bởi cái tiêu đề “Nhị đào sát Tam sĩ”. Tuy nhiên các sử liệu cũng không đủ bằng chứng để cho rằng Gia Cát Lượng thích đọc Lương Phụ Ngâm bởi bài ca dao ấy nói mát Án Tử, song cá tính đặc dị độc hành của Gia Cát Lượng thời trẻ, qua những dòng ghi chép trân trọng của Trần Thọ cho thấy không chỉ là tượng trưng cho nỗi nhớ quê hương mà thôi.

Án Tử, tên gốc là Án Anh là một tướng quốc nổi tiếng trong lịch sử, từng nhiều lần bằng vào trí tuệ của mình, cứu vớt quốc gia qua những nguy nan. Ông là người chính trực, nổi danh bởi những lời can gián, rất được vua Tề tín nhiệm, có quyền lực bất nhất trong triều ngoài nội. Song An Tử làm quan thanh liêm, bữa ăn thường không có cá thịt, vợ con không mặc áo đẹp, đến cả Khổng Tử rất ít khi ca ngợi các chính khách, cũng có lời khen ngợi ông. Tư Mã Thiên trong “Sử kí”, cũng xếp ông với danh tướng Quản Trọng trong “Quản An liệt truyện” khá thấy Án Tử có địa vị rất cao trong con mắt những học giả lịch sử.

Gia Cát Lượng thích đọc Lương Phụ Ngâm cho thấy ông cảm thụ sâu sắc về sự kiện ấy, ba dũng sĩ bởi sự yên định của quốc gia mà bất đắc dĩ phải hy sinh bi thảm, hình như quan tể tướng Án Tử trí lự có phần tàn nhẫn, lộ ra mặt trái tàn khốc sau những xưng tụng hoa mỹ, đối với nhân vật chính trị này, chẳng thể không luận rõ ứng xử; Gia Cát Lượng khi còn trẻ đã có ý thức về sân khấu chính trị có lãnh hội và giác ngộ triệt để.

8. Bộ ba xe pháo mã.

Cuối đời Đông Hán nhân tài xuất hiện nhiều ỏ Dĩnh Châu và Nhữ Nam (đều ở tỉnh Hà Nam), đặc biệt đại bản doanh của phái Thanh lưu cũng ở đấy; Phạm Bàng, Hứa Nhữ xuất thân ở Nhữ Nam, Lý Ưng thì nổi tiếng ở Dĩnh Châu. Trong thư của Tào Tháo viết cho Tuân Úc, có đề cập rằng: Nhữ Nam, Dĩnh Châu vôn nhiều danh sĩ, muốn Tuân Úc lưu ý nhiều về việc ấy, để đề bạt nhân tài. Tuân Úc và Quách Gia là tay trái, tay phải của Tào Tháo đều xuất thân ở Dĩnh Châu.

Cuối đời Hán, các quân khu cát cứ, các nhân sĩ Dĩnh Châu đều dạt về phương nam hoặc phương đông tị nạn, đặc biệt Lưu Biểu trụ ở Kinh Châu bởi vận dụng sách lược bế quan tự thủ, không bị cuốn vào cuộc đấu đá, trở thành nhân vật rất được ái mộ của phái Thanh lưu. Những người bạn vong niên của Gia Cát Lượng như Từ Nguyên Trực, Thạch Quảng Nguyên đều xuất thân ở Dĩnh Châu, còn Mạnh Công Uy thì xuất thân ở Nhữ Nam, song có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời Gia Cát Lượng lại là “Thủy kính tiên sinh” Tư Mã Huy.

Tư Mã Huy tên chữ là Đức Tháo là một học giả rất nổi tiếng ở Dĩnh Xuyên, thời loạn lạc ông không muốn rời quê nhà, song lúc đó danh sĩ Kinh Tương là Bàng Thống chẳng ngại đường xa nghìn dặm đến Dĩnh Xuyên thăm Tư Mã Huy khuyên ông hãy đến Kinh Châu tạm lánh, sau lại bởi người đồng hương là Từ Thứ nói mãi, đặc biệt là bởi lời của Bàng Đức Công, lãnh tụ phái danh sĩ Kinh Tương. Tư Mã Huy đã rời Dĩnh Xuyên đến Kinh Tương lập trường Tư Thục ở gần nhà Bàng Đức Công, chiêu tập các đệ tử xa gần.

Có thể thấy là cùng với những người khác, Tư Mã Huy rất thích Gia Cát Lượng, ngoài việc giúp đỡ về học thuật còn xếp đặt để Gia Cát Lượng đến Nhữ Nam bái kiến đại sư. Nghe nói đại sư Phong Cửu thông hiểu thao lược, khắp cả bách gia Chư tử môn phái, hơn nữa lại nghiên cứu sâu rộng về binh pháp nổi tiêng là một danh sỉ ở Nhữ Dĩnh. Sau khi Tư Mã Huy đã đến bái kiến ông, ví mình như quả bầu với biển rộng để khen ngợi tài học của Phong Cửu. Bởi Phong Cửu vẫn ẩn cư ỏ Linh Son Nhữ Nam, Tư Mã Huy tự mình dẫn theo Gia Cát Lượng, tiến cử với ông ta, mới được nhập học. Nghe nói Gia Cát Lương thụ giáo được một năm rưỡi, đặc biệt về binh pháp học và đạo học, đã nhận được không ít chất truyền của Phong Cửu.

Tư Mã Huy giỏi ở quan sát con người mà nổi tiếng, bởi vậy được gọi là “Thủy kính tiên sinh”, trở thành một lãnh tụ của những phần tử tri thức ở Kinh Tương. Trong số đàn em, ông rất thích Gia Cát Lượng và Bàng Thống. Gia Cát Lượng ẩn cư ở Long Trung chịu ân tri ngộ của Bàng Đức Công, được người đời gọi là “Ngọa Long”, còn Bàng Thống là hậu duệ của một dòng họ nổi tiếng, được gọi là “Phượng Sồ”. Sau này Tư Mã Huy đã đề cử với Lưu Bị cả hai người thanh niên anh tuấn, bởi họ có mưu lược, có tầm nhìn xa, lại thức thời đáng mặt tuấn kiệt, nổi trội hơn nhũng phần tử khác trong phái Thanh Lưu.

Chọn tập
Bình luận
1440
× sticky