Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 0 – Phần 2

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

4. Đời loạn trọng khoan dung, đời bình trọng sách vở.

Cứ theo bình luận của Trần Thọ, Gia Cát Lượng đã có những thành công rất lớn, đáng kể là giai đoạn thứ hai, với vai trò một chính trị gia nổi tiếng. Khi đã có địa bàn của mình (ba quận Kinh Châu mượn của Tôn Quyền) Gia Cát Lượng đã dốc tâm điều hành công việc quản lý. Sách Tư trị thông giám có ghi rằng: “Gia Cát Lượng phụ tá Lưu Bị cai quản đất Thục pháp lệnh rất nghiêm, tầng lớp thế gia quan liêu đặc quyền ở Ích Châu chịu không nổi thường vẫn óan thán”.

Một nhân vật tiêu biểu cho giới quyền quý cũng là một công thần của Lưu Bị khi vào Thục là Pháp Chính bèn khuyên Gia Cát Lượng rằng: “Cứ như Lưu Bang – Hán cao tổ xưa sau khi vào được Quan Trung phế bỏ pháp lệnh của đời Tần chỉ còn giữ lại ba chương quy định khiến cho dân Tần rất cảm kích bởi đức độ khoan dung. Nay tướng quân được ủy thác cai quản cả Ích Châu, trông coi quốc sự nên vỗ yên dân chúng, thi hành pháp luật nghiêm minh, theo kế phản khách ví chủ tướng chẳng nên làm ư? Hi vọng ông sẽ khoan dung hình phạt, nhẹ bớt lệnh cấm, để hợp với mong mỏi của dân đất Thục”.

Gia Cát Lượng đáp rằng: “Tiên sinh chỉ biết một mà không biết hai, nước Tần thi hành chế độ hà khắc dẫn đến dân tình óan hận, nơi nơi phản loạn, thiên hạ bởi thế đất lở ngói vỡ. Lưu Chương vốn nhu nhược lại cố chấp nên chính trị ở đất Thục không phát huy được, chẳng nêu đức độ, hình phạt chẳng đủ, tầng lớp quan liêu thế tộc thừa cơ giành độc quyền, đạo quân – thần chẳng rõ ràng, nền luân lý xã hội cũng tan mất cả. Thực ra, đối với những kẻ quan liêu có đặc quyền này, nếu được sủng ái thái quá, lại làm cho họ không nghĩ đến trọng danh vị, lơi là trách nhiệm. Nếu ban ơn cho họ sau này ân huệ ít đi, họ sẽ óan thán, lại làm khó cho việc thực thi pháp lệnh của chính phủ. Nay ở đất Thục chứng bệnh lớn là ở đấy, nên ta mới nêu cao chánh pháp, để pháp lệnh có thể phát huy hiệu quả khiến nhân dân được bảo vệ chu đáo. Nếu hạn chế quyền thế của bọn quan liêu thế tộc, khiến họ phải gìn giữ tốt vị trí của mình. Như thế, làm quân, làm thần, làm dân đều phải có bổn phận, trên dưới có tiếp chế mới có thể khiến được người, cảm thụ được ân huệ của chính phủ”.

Những lời này đã phân tích thấu triệt về việc vận dụng quyền lực trong xã hội. Vấn đề của nước Tần là pháp lệnh hà khắc, không hợp với hoàn cảnh hiện tại, nếu không nhận thức đúng, vấn đề quyền lực xã hội sẽ hỗn loạn trật tự. Vấn đề điều hành quốc gia, một điều rất quan trọng là sự nhận thức chung, để mọi người cùng thừa nhận vai trò quyền lực, vậy nên chính sách bao dung của Lưu Bang lại không phù hợp ở chỗ này hay chỗ khác.

Với tình hình ở Ích Châu lúc ấy, Lưu Chương làm đổ vỡ chính sự, quyền lực không được tôn trọng, bọn quan liêu chấp pháp lười nhác hoành hành đặc quyền, pháp lệnh rối ren. Ở đây Gia Cát Lượng tất nhiên sẽ chú trọng sự nghiêm minh của hình pháp, đấy là nguyên nhân chủ yếu để đề cao uy tín của quyền lực.

Nghiêm chỉnh mà nói xã hội đời Tần là loạn lạc, còn đất Thục mà Lưu Chương cai quản là một xã hội bê trễ. Loạn lạc thì quyền lực không được nhận thức đúng, đây dó tranh chấp liên tục không thôi, lúc này tự nhiên rất cần một chính sách bao dung. Còn xã hội bê trễ thì quyền lực không được coi trọng, thấy rõ mà làm trái, quan liêu lười nhác, dân chúng làm liều, như thế ắt phải chỉnh đốn lại bằng pháp luật nghiêm minh. Bởi vậy, nguyên tắc để vận dụng quyền lực một cách chính xác, đó là: “đời loạn trọng khoan dung, bê trễ trọng điều luật”.

Thực ra, không thừa nhận và không tôn trọng quyền lực là vấn đề thường tồn tại. Đối với người cầm quyền, rất nên hiểu rõ chỗ nào thì cần khoan dung, chỗ nào thì cần dùng luật. Về phương diện này mà nói, Gia Cát Lượng đã lý giải rõ ràng với Pháp Chính vậy.

5. Thành Bạch Đế gửi con, bày tỏ đạo quân thần

Sau khi Tào Tháo tự phong làm Ngụy Vương, Lưu Bị cũng tự phong là Hán Trung Vương. Đến khi Tào Phi cướp ngôi nhà Hán, Lưu Bị nghe theo lời đề nghị của Gia Cát Lượng lập ra nhà Thục Hán lên ngôi đế vị, lấy kế tục nhà Hán làm lễ chánh thống. Năm Chương Vũ thứ 2 (Niên hiệu của Lưu Bị), Lưu Bị lấy cớ báo thù cho Quan Vũ, cử binh đánh Đông Ngô, song bị tướng Ngô là Lục Tốn đánh bại ở Tỉ Qui, bi phẫn mà chết (tháng 4 năm Chương Vũ thứ 3). Trước lúc lâm chung, có cho gọi Gia Cát Lượng đến Bạch Đế thành dặn dò việc mai sau.

“Khanh mới thực gấp mười Tào Phi, tất có thể giữ yên được nước, ổn định đại sự, nếu có thể phụ giúp cô tử thì giúp, nếu như nó bất tài, khanh hãy tự nắm lấy cả quyền hành”.

Gia Cát Lượng nghe vậy thất kinh, dàn giụa nước mắt quì xuống mà tâu rằng: “Thần xin dốc sức làm tay chân, theo đúng lẽ trung trinh nguyện chết không đổi vậy”.

Lưu Bị liền cho gọi Thái tử Lưu Thiện, dậy rằng: “Ngươi phải cùng với tể tướng (chỉ Gia Cát Lượng) điều hành công việc quốc gia này, phải tôn trọng tể tướng cũng như cha, cha phải đạo làm con”.

Không ít sử gia cho rằng, Lưu Bị khi ở cung Vĩnh An, Thành Bạch Đế ủy thác con cho Khổng Minh, nói về đoạn đối thoại này, ít nhiều cho rằng đó là phép “khích tướng” của người làm chính trị, lại cũng nói rằng, cốt để cho Gia Cát Lượng không dám lộng quyền, mà phải dốc lòng phụ chánh Lưu Thiện. Xét ra, đoạn này nói về đạo lý, nếu xét kĩ tình thế nước Thục lúc bấy giờ, sự đồng nhất giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng, thấy rõ được là, nếu có ý ngờ, tức là lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử mà thôi.

Lưu Bị trước lúc lâm chung, với Gia Cát Lượng đã có mười sáu năm tình nghĩa thắm thiết, con người Gia Cát Lượng ra sao ông đã quá rõ ràng. Huống như các quan văn võ nước Thục bấy giờ, đều tôn sùng Lưu Bị, nếu như không được Lưu Bị ủy thác, Gia Cát Lượng muốn làm tới cũng không nhận được ủng hộ của số đông. Lưu Bị đối với việc này cũng chẳng bận tâm lắm. Hơn nữa, lúc đó lại có cả đại thần Lý Nghiêm và Triệu Vân bên cạnh; nếu như Gia Cát Lượng có muốn tiếm quyền chẳng phải đã có một “cây gậy pháp lý” trong tay ư?

Trái lại, Lưu Bị đã quá hiểu rõ con mình một cách tường tận. Chúng ta có thể tin được rằng khi ông bảo Gia Cát Lượng tùy nghi đoạt quyền, ít nhiều đã thấy trước vấn đề, muốn để Gia Cát Lượng có đủ cơ sở pháp lý, đề có thể ứng biến tùy thời. Trần Thọ trong Tam quốc chí đoạn nói về tiên chủ có bình rằng: “Tiên chủ là người khoan dung đại độ, trọng hiền đãi sĩ, có phong độ như Hán cao tổ Lưu Bang”.

Người có khí chất anh hùng, khi gửi con cho Gia Cát Lượng lòng thanh thản không ngờ vực tỏ rõ đạo quân thần xưa nay hiếm vậy!

Xét thấy, sự bận tâm của Lưu Bị chẳng phải Gia Cát Lượng có đoạt quyền hay không, mà là Lưu Thiện có đảm đương được việc nước hay không. Sau này Gia Cát Lượng có viết trong Xuất Sư Biểu rằng:

“Tiên đế biết thần cẩn thận, trước lúc lâm chung có uỷ thác việc đại sự, kể từ lúc phụng mệnh đến nay, sớm tối lo lắng, sợ không xứng được sự ủy thác, phụ lòng mong mỏi của Tiên đế vậy”.

Thật là câu nói từ gan ruột! Giữa hai vị quân thần cách nhau hai mươi tuổi này, đã để lại một hình ảnh đẹp trong sử sách Trung Quốc. Lưu Bị mừng như cá gặp nước, khi gặp Gia Cát Lượng, đấy không phải là một câu sáo ngữ mà là sự tán thưởng tri âm tri kỉ.

Song, Gia Cát Lượng đơn độc một mình nắm trọn quyền điều hành nước Thục, rất cần một tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ. Sự uỷ thác của Lưu Bị trước lúc lâm chung là một tiếng nói như thế.

6. “Tác phẩm” của tổng tư lệnh quân viễn chinh: Bình loạn Nam phương.

Sau khi Lưu Bị từ trần, hoàng thái tử Lưu Thiện mười bảy tuổi lên kế vị đổi niên hiệu là Kiến Hưng. Năm Kiến Hưng nguyên niên (là năm 223 sau Công Nguyên) phong Gia Cát Lượng là Vũ hương hầu, khai phủ trị sự không lâu lại phong thêm chức Ích Châu mục, trở thành người nắm quyền hành tối cao về hành chính ở nước Thục. Tam quốc chí có ghi: “Mọi việc chánh sự lớn bé đều ở tay Gia Cát Lượng”. Lưu Thiện còn trẻ tuổi thiếu năng lực và kinh nghiệm nên mọi việc đều phó thác cho quan tể tướng. Năm đó, Gia Cát Lượng bốn mươi ba tuổi.

Sau khi nắm được thực quyền, Gia Cát Lượng chú trọng việc điều hành chính sự, nỗ lực đề bạt nhân tài, tạo ra những quan chức ưu tú. Mặt khác, khuyến khích phát triển nông nghiệp cùng nuôi tằm dệt vải, thúc đẩy kinh tế dân sinh và chuẩn bị thực lực chiến đấu.

Về ngoại giao ông vẫn thực hiện theo phương châm quy hoạch của “Long Trung Sách”, liên kết Đông Ngô để cùng chống lại Tào Ngụy. Lưu Bị sau khi bị bại trận ở Tỉ Quị, cũng hiểu ra rằng mình đã mắc một sai lầm chiến lược quan trọng, bèn chủ động với Đông Ngô cùng hòa đàm. Sau khi Gia Cát Lượng nắm chính sự, lại phái nhà ngoại giao kiệt suất là Đặng Chi, đến nước Ngô ký kết hòa ước tạo ra khối đồng minh lâu dài. Suốt thời gian Gia Cát Lượng còn hiện diện, Thục Ngô tuy khi nóng khi lạnh, song nhìn chung không phát sinh xung đột quân sự nữa, để Gia Cát Lượng có chỗ dựa, thực hiện mục tiêu quan trọng của “Long Trung Sách” là: Đánh bại Tào Ngụy, khôi phục nhà Hán. Song, vừa tránh khỏi một cuộc chiến, nguy cơ lại đến từ các quận miền nam Ích Châu. Sau khi Lưu Bị từ trần không lâu, các quận phía nam thừa cơ làm phản loạn, Gia Cát Lượng đang khi quốc tang không tiện xuất binh đành tạm cho qua.

Năm Kiến Hưng thứ 3, quan hệ vối Đông Ngô sớm được ổn định, Gia Cát Lượng lệnh cho các đạo quân chủ lực của Mã Siêu, Triệu Vân, nghiêm cẩn đề phòng sự quấy rối của quân đội phía bắc, quyết định rằng: muốn vững ngoài trước phải yên trong, tự mình thống lĩnh đại quân nam chinh để bình định lại phía nam Ích Châu đang phản loạn.

Dẫu rằng có rất nhiều bá quan văn võ đã can gián Gia Cát Lượng thân chinh đánh dẹp, bởi phương nam địa thế rất hiểm trở, lắm nguy cơ, chẳng bằng phái một viên đại tướng đi trấn áp là đủ. Song, Gia Cát Lượng kiên quyết tự mình xuất chinh, kết hợp nhân tố chính trị và quân sự nếu không có mặt trực tiếp giải quyết sẽ ít kết quả.

Trước lúc nam chinh Gia Cát Lượng từng hỏi viên tổng tham mưu Mã Tắc về sách lược chủ yếu trong việc bình định phương nam. Mã Tắc thưa rằng: “Cần lấy công tâm làm đầu”. Gia Cát Lượng rất tán thưởng, do đấy có thể thấy rằng lần này trong quan điểm quân sự của Gia Cát Lượng nổi lên vấn đề chính trị kết hợp với quân sự, có thể không đánh mà kẻ địch cũng tan vậy. Những quan điểm này cùng đồng nhất với chủ nghĩa hoàn mỹ và nguyên tắc giao chiến cẩn thận mà ông sẽ vận dụng trong chiến tranh bắc phạt sau này. Tháng ba năm thứ 3 niên hiệu Kiến Hưng, Gia Cát Lượng tự mình dẫn đại quân vượt qua Trường Giang xuống miền nam Tứ Xuyên, thâm nhập vào vùng Vân Nam. Tháng Năm, vượt qua sông Lô Thủy đánh thẳng vào đại bản doanh của phản quân; bởi đã phát huy tốt nguyên tắc chính trị tác chiến, Gia Cát Lượng không thực hiện sự nghiêm khắc luật pháp như trước, trái lại vận dụng một chính sách khoan dung vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Trung Quốc.

Sau khi đã bắt được nhân vật chính của quân phản loạn là Mạnh Hoạch, ông lại dẫn hắn tham quan trận địa quân Thục để thấy thế nào là lực lượng hùng hậu, rồi lập tức trả tự do cho hắn, hẹn sẽ giao đấu nữa để phân rõ thắng bại.

Cuộc chiến này cho thấy những hành vi chiến tranh vốn tàn khốc có thể chuyển hóa thành một cuộc giao đấu trí tuệ chẳng những có thể giải tỏa được tâm lý thù hận của đối phương, lại khiến kẻ địch qua cuộc đấu trí ấy mà sợ hãi, dẫn đến sự đầu hàng triệt để. Có thể nói nghệ thuật chính trị tác chiến cao độ của Gia Cát Lượng ở đây đã biểu lộ một cách hoàn hảo; dựa vào truyền thuyết lịch sử, Gia Cát Lượng từng bẩy lần bắt được Mạnh Hoạch lại phóng thích cả bẩy lần. Hình thái chiến tranh thuyết pháp này, khiến người ta khó hình dung nổi, song cuối cùng Mạnh Hoạch tâm phục, khẩu phục, phải quì lạy giữa trận, cất lời thề rằng không bao giờ dám làm phản nữa, hoàn toàn chịu thần phục dưới sức mạnh của nước Thục.

Sau khi bình định phản loạn phương Nam, Gia Cát Lượng lại rút toàn bộ quân đội trở về, lệnh cho Mạnh Hoạch cùng gia tộc tiếp tục điều hành phương Nam, rồi toàn quân ca khúc khải hoàn trở về kinh thành. Đây là thái độ khoan dung và tin cậy khiến cho các dân tộc dị chủng văn hóa phương Nam đã triệt để phục tùng. Suốt thời thuộc Hán, các quận miền Nam chẳng những không dám tạo phản, lại còn cung ứng nhiều vật tư lương thực giúp Gia Cát Lượng có thêm lực lượng đầy đủ tiến hành cuộc chiến trường kỳ với phương Bắc. Mạnh Hoạch sau này còn giúp nhà Thục Hán rất nhiều công việc khác.

Gia Cát Lượng ở đây đã thấy rất rõ quyền lực chung không được thừa nhận và không được tôn trọng, có chính sách khoan dung hoặc nghiêm khắc để giải quyết vấn đề rõ ràng là một người điều hành chính sự rất có trí tuệ trong lịch sử Trung Quốc.

7. Theo đuổi đến cùng nguyên tắc quân sự cẩn thận

Ở đoạn văn cuối cùng của bản viết “Long Trung Sách” Gia Cát Lượng muốn bày tỏ cùng với Lưu Bị rằng: “Một khi đại thế thiên hạ có biến nên sai một viên thượng tướng dẫn binh mã Kinh Châu tiến lên phía Bắc trực tiếp đánh vào Lạc Dương, tướng quân lại dẫn đạo quân Ích Châu theo đường Tần Xuyên tiến đánh Quan Trung, thì còn sợ gì trăm họ chẳng mang giỏ cơm bầu nước ra nghênh đón tướng quân? Nếu như cứ theo kế hoạch nàv mà làm, tướng quân sẽ tạo dựng được nghiệp bá, nhà Hán nhất định sẽ trung hưng được”.

Trong “Xuất Sư Biểu” Gia Cát Lượng lại trình bày rõ ý kiến của mình với Lưu Thiện:

“Nay phương Nam đã bình định, binh giáp đã đầy đủ đáng khích lệ ba quân; bắc định Trung Nguyên xin đem hết lòng khuyến mã trừ sạch gian ác phục hưng triều Hán về lại cố đô, như vậy là thần báo đáp được tiên đế, mà trúng với chức phận dưới bệ rồng vậy”.

Từ đó thấy rằng Bắc phạt Trung Nguyên phục hưng triều Hán là một chí hướng đeo đẳng Gia Cát Lượng suốt một đời. Khéo thu thập chỉnh lý tin tức tình báo; Gia Cát Lượng đã dày công chuẩn bị, mải mê với khôi phục “khí độ vương triều”, đây cũng là vấn đề quan tâm của nhiều người có tâm huyết. Đến cả những nhân vật thường gần gũi vói Tào Tháo như Tuân Úc, Thôi Diễm, Mao Giới cũng đều bởi muốn gìn giữ nhà Hán, cùng với Tào Tháo đối đầu mà dẫn đến bỏ mình hoặc chịu một số mệnh không sáng sủa. (Hai bên ở hai đầu trận tuyến mà đều vì nhà Hán vậy).

Trong cuốn Tư Mạc, Chuyên Chương cho chúng ta thấy nguồn gốc loại tư tưởng này, bao quát Gia Cát Lượng và những người cùng thời. Gia Cát Lượng kiên trì chiến lược liên Ngô chống Tào mà không lượng sức mình Bắc phạt Trung Nguyên, cuối cùng phải lâm bệnh bỏ mình giữa quân doanh ở gò Ngũ Trượng, đấy cũng là lý tưởng thời đại của những phần tử trí thức lúc đó.

Song Gia Cát Lượng vốn là người theo đuổi chủ nghĩa thực tế, trong cuộc chiến có thể nói lấy trứng trọi với đá này, ông giữ một thái độ luôn luôn thận trọng.

Năm Kiến Hưng thứ 5, Gia Cát Lượng nhân khi Ngụy chủ Tào Phi vừa từ trần, Tào Duệ vừa mới lên ngôi, tình hình chính trị nước Ngụy đang rối ren quyết định tiến hành Bắc phạt để mở rộng địa bàn nước Thục, giúp cuộc chiến tranh trường kỳ có thêm uy thế. Sau khi đề xuất tờ sớ “Xuất Sư Biểu” với hậu chủ Lưu Thiện, Gia Cát Lượng dẫn đại quân tiến hành cuộc Bắc phạt lần thứ nhất.

Từ năm thứ 5 Kiến Hưng đến năm thứ 12, suốt thời gian bảy năm chính sử còn ghi lại, Gia Cát Lượng trước sau tiến hành bốn cuộc chiến Bắc phạt. Tuy trong thời gian này có thu được một số thành công đáng kể, song cuối cùng đành phải rút về, ở đây có sự chênh lệch thực lực rất lớn, song Gia Cát Lượng lại là người quá thận trọng không dám mạo hiểm, mà trong binh pháp đôi khi mạo hiểm lại là cần thiết. Trần Thọ khi bình phẩm phần Gia Cát Lượng truyện có viết: “Nhiều năm huy động sức dân luôn đánh không thắng, nói về sự tháo vát ứng biến, đó chẳng phải là sở trường của ông vậy”. Điều đó có thể có lý.

Trong cuộc Bắc phạt lần thứ nhất, tại hội nghị quân sự trước trận đánh, hổ tướng Ngụy Diên có đề xuất một chiến thuật đột kích táo bạo, dẫn đại quân ra Tà Cốc, trực tiếp đánh thẳng vào Trường An tranh thủ khi Ngụy quốc còn chưa kịp phản ứng, nhanh chóng chiếm lấy Quan Trung.

Lúc đó quan trấn thủ Trường An là Hạ Hầu Mậu, con rể của Tào Tháo, thuộc loại con ông cháu cha thiếu kinh nghiệm tác chiến, nếu đột nhiên tiến đánh, có thể y sẽ kinh hoàng tháo chạy, bởi vậy kế hoạch này rất có khả năng thực hiện.

Song, chiến cuộc này cũng không khác gì người dùng sức để thi vụt bóng gậy vào đích, tuy có khả năng song cũng chỉ là phỏng chừng. Đội quân đơn lẻ thâm nhập vào Quan Trung, nếu gặp phải đại quân Ngụy quốc triệt lộ ở tuyến sau sẽ bị khốn đốn. Bởi vậy với Gia Cát Lượng là một người theo nguyên tắc cẩn trọng, chẳng thể chấp thuận chiến thuật bạo phổi này.

Chiến thuật mà Gia Cát Lượng tâm đắc, là vận dụng sách lược đánh ngắn ngày giành thắng lợi nhanh, hi vọng đánh dần dần để thắng lợi, tuy phải trả giá đắt và tốn thời gian song có thể tránh được mạo hiểm cùng thất bại.

Mùa xuân năm thứ 6 Kiến Hưng, Gia Cát Lượng lại dẫn đại quân từ đường Tam Cốc đánh chiếm Mi Quận, ông phái lão tướng Triệu Vân có nhiều kinh nghiệm đánh nghi binh ở Cơ Cốc để dụ đạo quân của Tào Chân. Tào Chân quả nhiên trúng kế mang toàn lực bao vây quân Triệu Vân. Gia Cát Lượng bèn dẫn quân chủ lực vượt qua Kỳ Sơn, tập kích bất ngờ, một mạch đánh phá liền ba quận Nam An, Thiên Thủy, An Định, làm chấn động cả Quan Trung, khiến hạ Hầu Mậu hoảng hốt có ý vứt bỏ Tràng An mà chạy. Ngụy chủ Tào Duệ tuy còn trẻ tuổi, song cá tính rất ôn hòa khoan dung, rất có tinh thần trách nhiệm lại có tinh thần dũng cảm của tổ tiên Tào Tháo. Ông ta đượctin cấp báo, lập tức ngự giá thân chinh, rất nhanh chóng đốc chiến ở Trường An, lại giao lão tướng trí dũng song toàn là Trương Cáp giữ cửa thành chuẩn bị quyết một trận sống mái với đội quân Bắc chinh của Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng cũng phái một tướng tài là Mã Tắc làm tiên phong, tại Nhai Đình đã cùng với Trương Cáp tiến hành hỗn chiến. Chẳng may Mã Tắc cậy tài mà kiêu ngạo, thiếu kinh nghiệm thực tế chiến đấu lại không nghe lời dặn dò trước đó của Gia Cát Lượng, phạm sai lầm nghiêm trọng về đóng quân, bị Trương Cáp khoét sâu nhược điểm, khiến đội tiên phong của Mã Tắc bị tan vỡ cả, sau đó bất đắc dĩ Gia Cát Lượng phải rút về Hán Trung.

Đến mùa đông, Gia Cát Lượng lại dẫn quân ra ngoài quan ải bao vây Trần Thương, Tào Chân cũng dẫn quân chủ lực ra kháng cự, hai bên cùng đối trận với nhau. Gia Cát Lượng bởi thời tiết quá giá rét, lương thảo cung cấp lại không đủ phải đành rút quân. Mãnh tướng Ngụy quốc là Vương Song dẫn kỵ binh đuổi theo, lại vấp ngay phải mai phục của Gia Cát Lượng, binh tan, tướng chết, may mà Tào Chân doanh trại giữ nghiêm. Gia Cát Lượng vô kế khả thi đành dẫn quân rút về đất Thục chỉnh đốn lại đội ngũ, kết thúc cuộc Bắc phạt lần thứ nhất.

8. Hiến thân báo quốc, tổng tư lệnh liều mình

Năm thứ 7 Kiến Hưng, Gia Cát Lượng tiến hành cuộc Bắc phạt lần thứ hai. Lần này ông dẫn quân từ Vũ Đô, Âm Bình đánh vào Ung Châu, thứ sử Quách Hoài anh dũng kháng cự, song chẳng thể ngăn chặn được thế công của quân Thục. Chiến sự kéo dài mãi, Ngụy chủ Tào Duệ chỉ biết hạ lệnh cố thủ, rồi phái Tào Chân từ phía Tà Cốc, Trương Cáp từ phía hang Tý Ngọ, Tư Mã Ý từ phía tây thành đồng thời đánh giáp công. Gia Cát Lượng phái Lý Nghiêm ở Hán Trung phòng ngự quân Ngụy song Lý Nghiêm lấy cớ lương thực không đủ đã kháng lệnh, Gia Cát Lượng chỉ còn biết rút quân về phòng giữ. Song tướng Thục Ngụy Diên vẫn ở lại Dương Khê hội chiến, đánh phá quân Hác Chiêu tan tác mà lão tướng Tào Chân cũng không may ngã bệnh từ trần, hai bên đều cùng lui quân.

Năm thứ Chín Kiến Hưng, Gia Cát Lượng lại ra Kỳ Sơn. Để khắc phục khó khăn vận chuyển lương thực, Gia Cát Lượng phát minh ra trâu gỗ để vận chuyển. Do công năng của khí cụ mới còn hạn chế khiến vấn đề vận chuyển chưa tháo gỡ được, Gia Cát Lượng trong tình hình lương thực vận chuyển không đủ lại phải lui quân. Song trong cuộc rút binh lần này, Gia Cát Lượng dùng kỳ binh mai phục tại Kiếm Các giết được danh tướng Ngụy quốc là Trương Cáp rửa được mối nhục Nhai Đình, có thể kể là thu hoạch rất lớn trong cuộc Bắc phạt lần này.

Năm thứ 12 Kiến Hưng, đang mùa xuân Gia Cát Lượng lại dẫn đại quân từ Tà Cốc đánh vào nước Ngụy. Ông lấy khí cụ mới phát minh là ngựa máy để đảm nhiệm việc vận chuyển, hiệu quả cũng khá tốt. Không lâu quân Bắc phạt đánh chiếm quận Vũ Công của Ung Châu, để quân lính đóng ở vùng Ngũ Trượng, chuẩn bị một trận quyết chiến với quân Ngụy. Thống sóai của quân Ngụy lần này là đại danh tướng Tư Mã Ý, ông ta cũng theo phương thức tác chiến thận trọng đóng trại ở Vị Nam với quân Thục đối trận. Quân Thục là đội quân viễn chinh, vấn đề lương thực rất khó giải quyết, thường là nguyên nhân chủ yếu của những cuộc rút lui. Để triệt để giải quyết vấn đề này, Gia Cát Lượng chia quân làm đồn điền, lệnh cho quân sĩ khai khẩn bên sông Vị Thủy, hợp tác chặt chẽ với dân địa phương, hiệu quả cũng khá tốt, song do việc trong doanh trại rất nhiều lại thêm Gia Cát Lượng dốc sức lo lắng đảm đang, không lâu, lao lực mà thành bệnh.

Tư Mã Ý dò thám thấy tình hình, đề phòng Gia Cát Lượng lắm mưu mẹo bèn hạ lệnh phòng thủ nghiêm ngặt, lấy cầm giữ lâu dài mà tiêu hao lực lượng. Hơn nữa, ông ta được biết Gia Cát Lượng ăn ít, việc nhiều, đóan rằng chẳng thể ở lâu, bèn hạ lệnh mặc quân Thục khiêu chiến ra sao cũng làm ngơ, đợi Gia Cát Lượng bệnh tình xấu đi, quân Thục sẽ bị khó khăn. Quả nhiên, sau hơn một trăm ngày, Gia Cát Lượng bị thổ máu do bệnh dạ dày biến hóa, trung tuần tháng tám vì bệnh nặng mất ở doanh trại hưởng thọ năm tư tuổi. Quân Thục đành phải rút quân, Tư Mã Ý thấy doanh trại trống trải của quân Thục đã rút, quan sát cách sắp xếp doanh trại, phải cảm thán rằng: “Thực thiên hạ kỳ tài vậy”.

Khi quân Thục rút lui, Tư Mã Ý nghe mang máng rằng Gia Cát Lượng đã mất bèn thân tự xuất binh truy kích, không ngờ Gia Cát Lượng đã sớm lệnh cho Khương Duy, tạo ra một hình người gỗ, ăn vận quần áo giả làm Khổng Minh, đánh trống thúc quân phản kích lại. Bởi Gia Cát Lượng khéo dùng kỳ binh, Tư Mã Ý không dám cả quyết, bèn hạ lệnh rút quân về, quân Thục an toàn trở về nước, sau khi qua cửa Tà Cốc mới chính thức phát tang. Người đương thời vẫn nói rằng: “Gia Cát Lượng chết còn đuổi được Trọng Đạt sống”. Tư Mã Ý cũng chỉ tự mình bào chữa rằng: “Ta chỉ lo việc sống, chẳng lo việc chết vậy”.

Sau khi Gia Cát Lượng từ trần, Khương Duy kế tục làm chủ sóai quân Thục, cũng đã nhiều lần dẫn quân Thục Bắc phạt, song do thực lực trong nước không đủ mạnh, quy mô chiến dịch vẫn không khác gì với thời Gia Cát Lượng còn sống. Nước Thục bởi nhiều năm chinh chiến, quốc lực suy vong, cuối cùng bị nước Ngụy tiêu diệt.

9. Chủ nghĩa hoàn mĩ tích thắng lợi nhỏ chẳng thành đại sự.

Tuy Gia Cát Lượng cao lớn khác người, song ông chẳng hề biết một chút võ nghệ. Văn nhân cầm quân, lại thường dấn thân ở tuyến đầu, thực đáng để kính phục. Thời đại Tam quốc nhiều danh tướng, song cùng dạng với Gia Cát Lượng, tại chiến trường chỉ “động khẩu bất động thủ”, có lẽ chỉ có Lục Tốn danh tướng Đông Ngô từng đánh bại Lưu Bị trong cuộc đông chinh ở Tỉ Qui.

Vốn không xuất thân từ binh nghiệp, Gia Cát Lượng chẳng có kinh nghiệm tác chiến phong phú, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến ông không có năng lực ứng biến linh hoạt ở chiến trường. Bởi vậy, những hành động quân sự của Gia Cát Lượng nặng về sự sắp đặt cẩn thận từ trước, có thể thấy rõ ở mấy lần đánh bại những danh tướng nước Ngụy như Tư Mã Ý, Tào Chân và Trương Cáp, thể hiện tài năng quân sự lỗi lạc của Gia Cát Lượng. Trần Bình lấy “kết quả luận”, phê bình ông không khéo tháo vát, để đến nỗi chinh chiến mãi không thành công, thật cũng không công bằng cho lắm!

Chiến lược định ra sáng suốt, song trong vận dụng chiến thuật, Gia Cát Lượng lại quá đỗi cẩn thận. Ông tư lự chu tất, có nhiều điểm sáng tạo, hành động thường nặng về chủ nghĩa hoàn mĩ, điều đó đã có lần Ngụy Diên góp ý với ông, thiếu tinh thần quyết đóan để nắm những thời khắc then chốt, bởi vậy tuy thường tích thắng lợi nhỏ lại không thể tạo thành đại sự mĩ mãn.

Tương phản với Gia Cát Lượng, Tào Tháo hành động lại quá liều lĩnh, lấy tùy cơ ứng biến để thực hiện chiến thuật, song lại thường bị đánh cho đại bại. Có thể nói, sự hăng hái kiên cường của Tào Tháo, những hành động mạnh mẽ, có thể tạo ra sự phát huy thực lực, đè bẹp được kẻ địch dữ tợn, cuối cùng tạo thành đại sự.

Thiên tài quân sự ở hai con người đối chọi này trong lịch sử Trung Quốc. “Binh pháp Tôn Tử” đã có nghiên cứu và kiến giải độc đáo, song trong thực tế ứng dụng lại có những khác biệt tương đối lớn, vấn đề này thật vi diệu vô cùng, triết học quân sự có nhận xét khác nhau đáng để cho chúng ta nghiên cứu. Cuốn sách này cũng sẽ bàn sâu về vấn đề đó.

Gia Cát Lượng rất nghiêm túc, tính tình kín đáo, chẳng giống như sự khóat đạt biến hóa của Tào Tháo. Song Gia Cát Lượng tâm tư tư lự, có nhiều tính sáng tạo, thích tự mình nghiên cứu phát minh. Ví như những lần Bắc phạt thứ ba thứ tư đã vận dụng những xe vận chuyển nhẹ gọi là trâu gỗ, ngựa máy, trong trận Kiếm Các, lại dùng nỏ liên châu bắn hai mươi mũi tên tự động cùng lúc giết được danh tướng Trương Cáp, đều xuất phát từ những thiết kế của ông.

Cũng bởi luôn trực tiếp dấn mình vào mọi việc như thế, một áp lực lớn đè nặng lên thân thể và tinh thần Gia Cát Lượng dẫn đến những tổn hao nghiêm trọng cho sức khoẻ. Sử liệu chép rằng, phàm xét tội phạt từ hai mươi roi trở lên đều do ông trực tiếp phê duyệt. Ông vốn yêu mến tướng sĩ như thế, xử phạt tuy hơi nghiêm khắc song rất được chúng yêu quý. Lấy cá tính như thế xử lý mọi việc quân sự thường ngày thiên biến vạn hóa, trách chi tì vị của ông chịu không nổi. Khi đối trận ở Ngũ Trượng Nguyên, Tư Mã Ý biết rõ Gia Cát Lượng ăn uống ngày mỗi suy giảm lại nhiều phiền nhiễu, rõ ràng là trường kỳ tư lự dẫn đến bệnh tì vị nghiêm trọng, bèn phán đóan Gia Cát Lượng sẽ không lâu tạ thế, bởi vậy lợi dụng đánh cầm giữ lâu dài để làm chứng bệnh kia thêm trầm trọng, mới hay một đại sư binh pháp cũng không khắc phục nổi những nhược điểm tâm lý của mình!

4. Đời loạn trọng khoan dung, đời bình trọng sách vở.

Cứ theo bình luận của Trần Thọ, Gia Cát Lượng đã có những thành công rất lớn, đáng kể là giai đoạn thứ hai, với vai trò một chính trị gia nổi tiếng. Khi đã có địa bàn của mình (ba quận Kinh Châu mượn của Tôn Quyền) Gia Cát Lượng đã dốc tâm điều hành công việc quản lý. Sách Tư trị thông giám có ghi rằng: “Gia Cát Lượng phụ tá Lưu Bị cai quản đất Thục pháp lệnh rất nghiêm, tầng lớp thế gia quan liêu đặc quyền ở Ích Châu chịu không nổi thường vẫn óan thán”.

Một nhân vật tiêu biểu cho giới quyền quý cũng là một công thần của Lưu Bị khi vào Thục là Pháp Chính bèn khuyên Gia Cát Lượng rằng: “Cứ như Lưu Bang – Hán cao tổ xưa sau khi vào được Quan Trung phế bỏ pháp lệnh của đời Tần chỉ còn giữ lại ba chương quy định khiến cho dân Tần rất cảm kích bởi đức độ khoan dung. Nay tướng quân được ủy thác cai quản cả Ích Châu, trông coi quốc sự nên vỗ yên dân chúng, thi hành pháp luật nghiêm minh, theo kế phản khách ví chủ tướng chẳng nên làm ư? Hi vọng ông sẽ khoan dung hình phạt, nhẹ bớt lệnh cấm, để hợp với mong mỏi của dân đất Thục”.

Gia Cát Lượng đáp rằng: “Tiên sinh chỉ biết một mà không biết hai, nước Tần thi hành chế độ hà khắc dẫn đến dân tình óan hận, nơi nơi phản loạn, thiên hạ bởi thế đất lở ngói vỡ. Lưu Chương vốn nhu nhược lại cố chấp nên chính trị ở đất Thục không phát huy được, chẳng nêu đức độ, hình phạt chẳng đủ, tầng lớp quan liêu thế tộc thừa cơ giành độc quyền, đạo quân – thần chẳng rõ ràng, nền luân lý xã hội cũng tan mất cả. Thực ra, đối với những kẻ quan liêu có đặc quyền này, nếu được sủng ái thái quá, lại làm cho họ không nghĩ đến trọng danh vị, lơi là trách nhiệm. Nếu ban ơn cho họ sau này ân huệ ít đi, họ sẽ óan thán, lại làm khó cho việc thực thi pháp lệnh của chính phủ. Nay ở đất Thục chứng bệnh lớn là ở đấy, nên ta mới nêu cao chánh pháp, để pháp lệnh có thể phát huy hiệu quả khiến nhân dân được bảo vệ chu đáo. Nếu hạn chế quyền thế của bọn quan liêu thế tộc, khiến họ phải gìn giữ tốt vị trí của mình. Như thế, làm quân, làm thần, làm dân đều phải có bổn phận, trên dưới có tiếp chế mới có thể khiến được người, cảm thụ được ân huệ của chính phủ”.

Những lời này đã phân tích thấu triệt về việc vận dụng quyền lực trong xã hội. Vấn đề của nước Tần là pháp lệnh hà khắc, không hợp với hoàn cảnh hiện tại, nếu không nhận thức đúng, vấn đề quyền lực xã hội sẽ hỗn loạn trật tự. Vấn đề điều hành quốc gia, một điều rất quan trọng là sự nhận thức chung, để mọi người cùng thừa nhận vai trò quyền lực, vậy nên chính sách bao dung của Lưu Bang lại không phù hợp ở chỗ này hay chỗ khác.

Với tình hình ở Ích Châu lúc ấy, Lưu Chương làm đổ vỡ chính sự, quyền lực không được tôn trọng, bọn quan liêu chấp pháp lười nhác hoành hành đặc quyền, pháp lệnh rối ren. Ở đây Gia Cát Lượng tất nhiên sẽ chú trọng sự nghiêm minh của hình pháp, đấy là nguyên nhân chủ yếu để đề cao uy tín của quyền lực.

Nghiêm chỉnh mà nói xã hội đời Tần là loạn lạc, còn đất Thục mà Lưu Chương cai quản là một xã hội bê trễ. Loạn lạc thì quyền lực không được nhận thức đúng, đây dó tranh chấp liên tục không thôi, lúc này tự nhiên rất cần một chính sách bao dung. Còn xã hội bê trễ thì quyền lực không được coi trọng, thấy rõ mà làm trái, quan liêu lười nhác, dân chúng làm liều, như thế ắt phải chỉnh đốn lại bằng pháp luật nghiêm minh. Bởi vậy, nguyên tắc để vận dụng quyền lực một cách chính xác, đó là: “đời loạn trọng khoan dung, bê trễ trọng điều luật”.

Thực ra, không thừa nhận và không tôn trọng quyền lực là vấn đề thường tồn tại. Đối với người cầm quyền, rất nên hiểu rõ chỗ nào thì cần khoan dung, chỗ nào thì cần dùng luật. Về phương diện này mà nói, Gia Cát Lượng đã lý giải rõ ràng với Pháp Chính vậy.

5. Thành Bạch Đế gửi con, bày tỏ đạo quân thần

Sau khi Tào Tháo tự phong làm Ngụy Vương, Lưu Bị cũng tự phong là Hán Trung Vương. Đến khi Tào Phi cướp ngôi nhà Hán, Lưu Bị nghe theo lời đề nghị của Gia Cát Lượng lập ra nhà Thục Hán lên ngôi đế vị, lấy kế tục nhà Hán làm lễ chánh thống. Năm Chương Vũ thứ 2 (Niên hiệu của Lưu Bị), Lưu Bị lấy cớ báo thù cho Quan Vũ, cử binh đánh Đông Ngô, song bị tướng Ngô là Lục Tốn đánh bại ở Tỉ Qui, bi phẫn mà chết (tháng 4 năm Chương Vũ thứ 3). Trước lúc lâm chung, có cho gọi Gia Cát Lượng đến Bạch Đế thành dặn dò việc mai sau.

“Khanh mới thực gấp mười Tào Phi, tất có thể giữ yên được nước, ổn định đại sự, nếu có thể phụ giúp cô tử thì giúp, nếu như nó bất tài, khanh hãy tự nắm lấy cả quyền hành”.

Gia Cát Lượng nghe vậy thất kinh, dàn giụa nước mắt quì xuống mà tâu rằng: “Thần xin dốc sức làm tay chân, theo đúng lẽ trung trinh nguyện chết không đổi vậy”.

Lưu Bị liền cho gọi Thái tử Lưu Thiện, dậy rằng: “Ngươi phải cùng với tể tướng (chỉ Gia Cát Lượng) điều hành công việc quốc gia này, phải tôn trọng tể tướng cũng như cha, cha phải đạo làm con”.

Không ít sử gia cho rằng, Lưu Bị khi ở cung Vĩnh An, Thành Bạch Đế ủy thác con cho Khổng Minh, nói về đoạn đối thoại này, ít nhiều cho rằng đó là phép “khích tướng” của người làm chính trị, lại cũng nói rằng, cốt để cho Gia Cát Lượng không dám lộng quyền, mà phải dốc lòng phụ chánh Lưu Thiện. Xét ra, đoạn này nói về đạo lý, nếu xét kĩ tình thế nước Thục lúc bấy giờ, sự đồng nhất giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng, thấy rõ được là, nếu có ý ngờ, tức là lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử mà thôi.

Lưu Bị trước lúc lâm chung, với Gia Cát Lượng đã có mười sáu năm tình nghĩa thắm thiết, con người Gia Cát Lượng ra sao ông đã quá rõ ràng. Huống như các quan văn võ nước Thục bấy giờ, đều tôn sùng Lưu Bị, nếu như không được Lưu Bị ủy thác, Gia Cát Lượng muốn làm tới cũng không nhận được ủng hộ của số đông. Lưu Bị đối với việc này cũng chẳng bận tâm lắm. Hơn nữa, lúc đó lại có cả đại thần Lý Nghiêm và Triệu Vân bên cạnh; nếu như Gia Cát Lượng có muốn tiếm quyền chẳng phải đã có một “cây gậy pháp lý” trong tay ư?

Trái lại, Lưu Bị đã quá hiểu rõ con mình một cách tường tận. Chúng ta có thể tin được rằng khi ông bảo Gia Cát Lượng tùy nghi đoạt quyền, ít nhiều đã thấy trước vấn đề, muốn để Gia Cát Lượng có đủ cơ sở pháp lý, đề có thể ứng biến tùy thời. Trần Thọ trong Tam quốc chí đoạn nói về tiên chủ có bình rằng: “Tiên chủ là người khoan dung đại độ, trọng hiền đãi sĩ, có phong độ như Hán cao tổ Lưu Bang”.

Người có khí chất anh hùng, khi gửi con cho Gia Cát Lượng lòng thanh thản không ngờ vực tỏ rõ đạo quân thần xưa nay hiếm vậy!

Xét thấy, sự bận tâm của Lưu Bị chẳng phải Gia Cát Lượng có đoạt quyền hay không, mà là Lưu Thiện có đảm đương được việc nước hay không. Sau này Gia Cát Lượng có viết trong Xuất Sư Biểu rằng:

“Tiên đế biết thần cẩn thận, trước lúc lâm chung có uỷ thác việc đại sự, kể từ lúc phụng mệnh đến nay, sớm tối lo lắng, sợ không xứng được sự ủy thác, phụ lòng mong mỏi của Tiên đế vậy”.

Thật là câu nói từ gan ruột! Giữa hai vị quân thần cách nhau hai mươi tuổi này, đã để lại một hình ảnh đẹp trong sử sách Trung Quốc. Lưu Bị mừng như cá gặp nước, khi gặp Gia Cát Lượng, đấy không phải là một câu sáo ngữ mà là sự tán thưởng tri âm tri kỉ.

Song, Gia Cát Lượng đơn độc một mình nắm trọn quyền điều hành nước Thục, rất cần một tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ. Sự uỷ thác của Lưu Bị trước lúc lâm chung là một tiếng nói như thế.

6. “Tác phẩm” của tổng tư lệnh quân viễn chinh: Bình loạn Nam phương.

Sau khi Lưu Bị từ trần, hoàng thái tử Lưu Thiện mười bảy tuổi lên kế vị đổi niên hiệu là Kiến Hưng. Năm Kiến Hưng nguyên niên (là năm 223 sau Công Nguyên) phong Gia Cát Lượng là Vũ hương hầu, khai phủ trị sự không lâu lại phong thêm chức Ích Châu mục, trở thành người nắm quyền hành tối cao về hành chính ở nước Thục. Tam quốc chí có ghi: “Mọi việc chánh sự lớn bé đều ở tay Gia Cát Lượng”. Lưu Thiện còn trẻ tuổi thiếu năng lực và kinh nghiệm nên mọi việc đều phó thác cho quan tể tướng. Năm đó, Gia Cát Lượng bốn mươi ba tuổi.

Sau khi nắm được thực quyền, Gia Cát Lượng chú trọng việc điều hành chính sự, nỗ lực đề bạt nhân tài, tạo ra những quan chức ưu tú. Mặt khác, khuyến khích phát triển nông nghiệp cùng nuôi tằm dệt vải, thúc đẩy kinh tế dân sinh và chuẩn bị thực lực chiến đấu.

Về ngoại giao ông vẫn thực hiện theo phương châm quy hoạch của “Long Trung Sách”, liên kết Đông Ngô để cùng chống lại Tào Ngụy. Lưu Bị sau khi bị bại trận ở Tỉ Quị, cũng hiểu ra rằng mình đã mắc một sai lầm chiến lược quan trọng, bèn chủ động với Đông Ngô cùng hòa đàm. Sau khi Gia Cát Lượng nắm chính sự, lại phái nhà ngoại giao kiệt suất là Đặng Chi, đến nước Ngô ký kết hòa ước tạo ra khối đồng minh lâu dài. Suốt thời gian Gia Cát Lượng còn hiện diện, Thục Ngô tuy khi nóng khi lạnh, song nhìn chung không phát sinh xung đột quân sự nữa, để Gia Cát Lượng có chỗ dựa, thực hiện mục tiêu quan trọng của “Long Trung Sách” là: Đánh bại Tào Ngụy, khôi phục nhà Hán. Song, vừa tránh khỏi một cuộc chiến, nguy cơ lại đến từ các quận miền nam Ích Châu. Sau khi Lưu Bị từ trần không lâu, các quận phía nam thừa cơ làm phản loạn, Gia Cát Lượng đang khi quốc tang không tiện xuất binh đành tạm cho qua.

Năm Kiến Hưng thứ 3, quan hệ vối Đông Ngô sớm được ổn định, Gia Cát Lượng lệnh cho các đạo quân chủ lực của Mã Siêu, Triệu Vân, nghiêm cẩn đề phòng sự quấy rối của quân đội phía bắc, quyết định rằng: muốn vững ngoài trước phải yên trong, tự mình thống lĩnh đại quân nam chinh để bình định lại phía nam Ích Châu đang phản loạn.

Dẫu rằng có rất nhiều bá quan văn võ đã can gián Gia Cát Lượng thân chinh đánh dẹp, bởi phương nam địa thế rất hiểm trở, lắm nguy cơ, chẳng bằng phái một viên đại tướng đi trấn áp là đủ. Song, Gia Cát Lượng kiên quyết tự mình xuất chinh, kết hợp nhân tố chính trị và quân sự nếu không có mặt trực tiếp giải quyết sẽ ít kết quả.

Trước lúc nam chinh Gia Cát Lượng từng hỏi viên tổng tham mưu Mã Tắc về sách lược chủ yếu trong việc bình định phương nam. Mã Tắc thưa rằng: “Cần lấy công tâm làm đầu”. Gia Cát Lượng rất tán thưởng, do đấy có thể thấy rằng lần này trong quan điểm quân sự của Gia Cát Lượng nổi lên vấn đề chính trị kết hợp với quân sự, có thể không đánh mà kẻ địch cũng tan vậy. Những quan điểm này cùng đồng nhất với chủ nghĩa hoàn mỹ và nguyên tắc giao chiến cẩn thận mà ông sẽ vận dụng trong chiến tranh bắc phạt sau này. Tháng ba năm thứ 3 niên hiệu Kiến Hưng, Gia Cát Lượng tự mình dẫn đại quân vượt qua Trường Giang xuống miền nam Tứ Xuyên, thâm nhập vào vùng Vân Nam. Tháng Năm, vượt qua sông Lô Thủy đánh thẳng vào đại bản doanh của phản quân; bởi đã phát huy tốt nguyên tắc chính trị tác chiến, Gia Cát Lượng không thực hiện sự nghiêm khắc luật pháp như trước, trái lại vận dụng một chính sách khoan dung vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Trung Quốc.

Sau khi đã bắt được nhân vật chính của quân phản loạn là Mạnh Hoạch, ông lại dẫn hắn tham quan trận địa quân Thục để thấy thế nào là lực lượng hùng hậu, rồi lập tức trả tự do cho hắn, hẹn sẽ giao đấu nữa để phân rõ thắng bại.

Cuộc chiến này cho thấy những hành vi chiến tranh vốn tàn khốc có thể chuyển hóa thành một cuộc giao đấu trí tuệ chẳng những có thể giải tỏa được tâm lý thù hận của đối phương, lại khiến kẻ địch qua cuộc đấu trí ấy mà sợ hãi, dẫn đến sự đầu hàng triệt để. Có thể nói nghệ thuật chính trị tác chiến cao độ của Gia Cát Lượng ở đây đã biểu lộ một cách hoàn hảo; dựa vào truyền thuyết lịch sử, Gia Cát Lượng từng bẩy lần bắt được Mạnh Hoạch lại phóng thích cả bẩy lần. Hình thái chiến tranh thuyết pháp này, khiến người ta khó hình dung nổi, song cuối cùng Mạnh Hoạch tâm phục, khẩu phục, phải quì lạy giữa trận, cất lời thề rằng không bao giờ dám làm phản nữa, hoàn toàn chịu thần phục dưới sức mạnh của nước Thục.

Sau khi bình định phản loạn phương Nam, Gia Cát Lượng lại rút toàn bộ quân đội trở về, lệnh cho Mạnh Hoạch cùng gia tộc tiếp tục điều hành phương Nam, rồi toàn quân ca khúc khải hoàn trở về kinh thành. Đây là thái độ khoan dung và tin cậy khiến cho các dân tộc dị chủng văn hóa phương Nam đã triệt để phục tùng. Suốt thời thuộc Hán, các quận miền Nam chẳng những không dám tạo phản, lại còn cung ứng nhiều vật tư lương thực giúp Gia Cát Lượng có thêm lực lượng đầy đủ tiến hành cuộc chiến trường kỳ với phương Bắc. Mạnh Hoạch sau này còn giúp nhà Thục Hán rất nhiều công việc khác.

Gia Cát Lượng ở đây đã thấy rất rõ quyền lực chung không được thừa nhận và không được tôn trọng, có chính sách khoan dung hoặc nghiêm khắc để giải quyết vấn đề rõ ràng là một người điều hành chính sự rất có trí tuệ trong lịch sử Trung Quốc.

7. Theo đuổi đến cùng nguyên tắc quân sự cẩn thận

Ở đoạn văn cuối cùng của bản viết “Long Trung Sách” Gia Cát Lượng muốn bày tỏ cùng với Lưu Bị rằng: “Một khi đại thế thiên hạ có biến nên sai một viên thượng tướng dẫn binh mã Kinh Châu tiến lên phía Bắc trực tiếp đánh vào Lạc Dương, tướng quân lại dẫn đạo quân Ích Châu theo đường Tần Xuyên tiến đánh Quan Trung, thì còn sợ gì trăm họ chẳng mang giỏ cơm bầu nước ra nghênh đón tướng quân? Nếu như cứ theo kế hoạch nàv mà làm, tướng quân sẽ tạo dựng được nghiệp bá, nhà Hán nhất định sẽ trung hưng được”.

Trong “Xuất Sư Biểu” Gia Cát Lượng lại trình bày rõ ý kiến của mình với Lưu Thiện:

“Nay phương Nam đã bình định, binh giáp đã đầy đủ đáng khích lệ ba quân; bắc định Trung Nguyên xin đem hết lòng khuyến mã trừ sạch gian ác phục hưng triều Hán về lại cố đô, như vậy là thần báo đáp được tiên đế, mà trúng với chức phận dưới bệ rồng vậy”.

Từ đó thấy rằng Bắc phạt Trung Nguyên phục hưng triều Hán là một chí hướng đeo đẳng Gia Cát Lượng suốt một đời. Khéo thu thập chỉnh lý tin tức tình báo; Gia Cát Lượng đã dày công chuẩn bị, mải mê với khôi phục “khí độ vương triều”, đây cũng là vấn đề quan tâm của nhiều người có tâm huyết. Đến cả những nhân vật thường gần gũi vói Tào Tháo như Tuân Úc, Thôi Diễm, Mao Giới cũng đều bởi muốn gìn giữ nhà Hán, cùng với Tào Tháo đối đầu mà dẫn đến bỏ mình hoặc chịu một số mệnh không sáng sủa. (Hai bên ở hai đầu trận tuyến mà đều vì nhà Hán vậy).

Trong cuốn Tư Mạc, Chuyên Chương cho chúng ta thấy nguồn gốc loại tư tưởng này, bao quát Gia Cát Lượng và những người cùng thời. Gia Cát Lượng kiên trì chiến lược liên Ngô chống Tào mà không lượng sức mình Bắc phạt Trung Nguyên, cuối cùng phải lâm bệnh bỏ mình giữa quân doanh ở gò Ngũ Trượng, đấy cũng là lý tưởng thời đại của những phần tử trí thức lúc đó.

Song Gia Cát Lượng vốn là người theo đuổi chủ nghĩa thực tế, trong cuộc chiến có thể nói lấy trứng trọi với đá này, ông giữ một thái độ luôn luôn thận trọng.

Năm Kiến Hưng thứ 5, Gia Cát Lượng nhân khi Ngụy chủ Tào Phi vừa từ trần, Tào Duệ vừa mới lên ngôi, tình hình chính trị nước Ngụy đang rối ren quyết định tiến hành Bắc phạt để mở rộng địa bàn nước Thục, giúp cuộc chiến tranh trường kỳ có thêm uy thế. Sau khi đề xuất tờ sớ “Xuất Sư Biểu” với hậu chủ Lưu Thiện, Gia Cát Lượng dẫn đại quân tiến hành cuộc Bắc phạt lần thứ nhất.

Từ năm thứ 5 Kiến Hưng đến năm thứ 12, suốt thời gian bảy năm chính sử còn ghi lại, Gia Cát Lượng trước sau tiến hành bốn cuộc chiến Bắc phạt. Tuy trong thời gian này có thu được một số thành công đáng kể, song cuối cùng đành phải rút về, ở đây có sự chênh lệch thực lực rất lớn, song Gia Cát Lượng lại là người quá thận trọng không dám mạo hiểm, mà trong binh pháp đôi khi mạo hiểm lại là cần thiết. Trần Thọ khi bình phẩm phần Gia Cát Lượng truyện có viết: “Nhiều năm huy động sức dân luôn đánh không thắng, nói về sự tháo vát ứng biến, đó chẳng phải là sở trường của ông vậy”. Điều đó có thể có lý.

Trong cuộc Bắc phạt lần thứ nhất, tại hội nghị quân sự trước trận đánh, hổ tướng Ngụy Diên có đề xuất một chiến thuật đột kích táo bạo, dẫn đại quân ra Tà Cốc, trực tiếp đánh thẳng vào Trường An tranh thủ khi Ngụy quốc còn chưa kịp phản ứng, nhanh chóng chiếm lấy Quan Trung.

Lúc đó quan trấn thủ Trường An là Hạ Hầu Mậu, con rể của Tào Tháo, thuộc loại con ông cháu cha thiếu kinh nghiệm tác chiến, nếu đột nhiên tiến đánh, có thể y sẽ kinh hoàng tháo chạy, bởi vậy kế hoạch này rất có khả năng thực hiện.

Song, chiến cuộc này cũng không khác gì người dùng sức để thi vụt bóng gậy vào đích, tuy có khả năng song cũng chỉ là phỏng chừng. Đội quân đơn lẻ thâm nhập vào Quan Trung, nếu gặp phải đại quân Ngụy quốc triệt lộ ở tuyến sau sẽ bị khốn đốn. Bởi vậy với Gia Cát Lượng là một người theo nguyên tắc cẩn trọng, chẳng thể chấp thuận chiến thuật bạo phổi này.

Chiến thuật mà Gia Cát Lượng tâm đắc, là vận dụng sách lược đánh ngắn ngày giành thắng lợi nhanh, hi vọng đánh dần dần để thắng lợi, tuy phải trả giá đắt và tốn thời gian song có thể tránh được mạo hiểm cùng thất bại.

Mùa xuân năm thứ 6 Kiến Hưng, Gia Cát Lượng lại dẫn đại quân từ đường Tam Cốc đánh chiếm Mi Quận, ông phái lão tướng Triệu Vân có nhiều kinh nghiệm đánh nghi binh ở Cơ Cốc để dụ đạo quân của Tào Chân. Tào Chân quả nhiên trúng kế mang toàn lực bao vây quân Triệu Vân. Gia Cát Lượng bèn dẫn quân chủ lực vượt qua Kỳ Sơn, tập kích bất ngờ, một mạch đánh phá liền ba quận Nam An, Thiên Thủy, An Định, làm chấn động cả Quan Trung, khiến hạ Hầu Mậu hoảng hốt có ý vứt bỏ Tràng An mà chạy. Ngụy chủ Tào Duệ tuy còn trẻ tuổi, song cá tính rất ôn hòa khoan dung, rất có tinh thần trách nhiệm lại có tinh thần dũng cảm của tổ tiên Tào Tháo. Ông ta đượctin cấp báo, lập tức ngự giá thân chinh, rất nhanh chóng đốc chiến ở Trường An, lại giao lão tướng trí dũng song toàn là Trương Cáp giữ cửa thành chuẩn bị quyết một trận sống mái với đội quân Bắc chinh của Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng cũng phái một tướng tài là Mã Tắc làm tiên phong, tại Nhai Đình đã cùng với Trương Cáp tiến hành hỗn chiến. Chẳng may Mã Tắc cậy tài mà kiêu ngạo, thiếu kinh nghiệm thực tế chiến đấu lại không nghe lời dặn dò trước đó của Gia Cát Lượng, phạm sai lầm nghiêm trọng về đóng quân, bị Trương Cáp khoét sâu nhược điểm, khiến đội tiên phong của Mã Tắc bị tan vỡ cả, sau đó bất đắc dĩ Gia Cát Lượng phải rút về Hán Trung.

Đến mùa đông, Gia Cát Lượng lại dẫn quân ra ngoài quan ải bao vây Trần Thương, Tào Chân cũng dẫn quân chủ lực ra kháng cự, hai bên cùng đối trận với nhau. Gia Cát Lượng bởi thời tiết quá giá rét, lương thảo cung cấp lại không đủ phải đành rút quân. Mãnh tướng Ngụy quốc là Vương Song dẫn kỵ binh đuổi theo, lại vấp ngay phải mai phục của Gia Cát Lượng, binh tan, tướng chết, may mà Tào Chân doanh trại giữ nghiêm. Gia Cát Lượng vô kế khả thi đành dẫn quân rút về đất Thục chỉnh đốn lại đội ngũ, kết thúc cuộc Bắc phạt lần thứ nhất.

8. Hiến thân báo quốc, tổng tư lệnh liều mình

Năm thứ 7 Kiến Hưng, Gia Cát Lượng tiến hành cuộc Bắc phạt lần thứ hai. Lần này ông dẫn quân từ Vũ Đô, Âm Bình đánh vào Ung Châu, thứ sử Quách Hoài anh dũng kháng cự, song chẳng thể ngăn chặn được thế công của quân Thục. Chiến sự kéo dài mãi, Ngụy chủ Tào Duệ chỉ biết hạ lệnh cố thủ, rồi phái Tào Chân từ phía Tà Cốc, Trương Cáp từ phía hang Tý Ngọ, Tư Mã Ý từ phía tây thành đồng thời đánh giáp công. Gia Cát Lượng phái Lý Nghiêm ở Hán Trung phòng ngự quân Ngụy song Lý Nghiêm lấy cớ lương thực không đủ đã kháng lệnh, Gia Cát Lượng chỉ còn biết rút quân về phòng giữ. Song tướng Thục Ngụy Diên vẫn ở lại Dương Khê hội chiến, đánh phá quân Hác Chiêu tan tác mà lão tướng Tào Chân cũng không may ngã bệnh từ trần, hai bên đều cùng lui quân.

Năm thứ Chín Kiến Hưng, Gia Cát Lượng lại ra Kỳ Sơn. Để khắc phục khó khăn vận chuyển lương thực, Gia Cát Lượng phát minh ra trâu gỗ để vận chuyển. Do công năng của khí cụ mới còn hạn chế khiến vấn đề vận chuyển chưa tháo gỡ được, Gia Cát Lượng trong tình hình lương thực vận chuyển không đủ lại phải lui quân. Song trong cuộc rút binh lần này, Gia Cát Lượng dùng kỳ binh mai phục tại Kiếm Các giết được danh tướng Ngụy quốc là Trương Cáp rửa được mối nhục Nhai Đình, có thể kể là thu hoạch rất lớn trong cuộc Bắc phạt lần này.

Năm thứ 12 Kiến Hưng, đang mùa xuân Gia Cát Lượng lại dẫn đại quân từ Tà Cốc đánh vào nước Ngụy. Ông lấy khí cụ mới phát minh là ngựa máy để đảm nhiệm việc vận chuyển, hiệu quả cũng khá tốt. Không lâu quân Bắc phạt đánh chiếm quận Vũ Công của Ung Châu, để quân lính đóng ở vùng Ngũ Trượng, chuẩn bị một trận quyết chiến với quân Ngụy. Thống sóai của quân Ngụy lần này là đại danh tướng Tư Mã Ý, ông ta cũng theo phương thức tác chiến thận trọng đóng trại ở Vị Nam với quân Thục đối trận. Quân Thục là đội quân viễn chinh, vấn đề lương thực rất khó giải quyết, thường là nguyên nhân chủ yếu của những cuộc rút lui. Để triệt để giải quyết vấn đề này, Gia Cát Lượng chia quân làm đồn điền, lệnh cho quân sĩ khai khẩn bên sông Vị Thủy, hợp tác chặt chẽ với dân địa phương, hiệu quả cũng khá tốt, song do việc trong doanh trại rất nhiều lại thêm Gia Cát Lượng dốc sức lo lắng đảm đang, không lâu, lao lực mà thành bệnh.

Tư Mã Ý dò thám thấy tình hình, đề phòng Gia Cát Lượng lắm mưu mẹo bèn hạ lệnh phòng thủ nghiêm ngặt, lấy cầm giữ lâu dài mà tiêu hao lực lượng. Hơn nữa, ông ta được biết Gia Cát Lượng ăn ít, việc nhiều, đóan rằng chẳng thể ở lâu, bèn hạ lệnh mặc quân Thục khiêu chiến ra sao cũng làm ngơ, đợi Gia Cát Lượng bệnh tình xấu đi, quân Thục sẽ bị khó khăn. Quả nhiên, sau hơn một trăm ngày, Gia Cát Lượng bị thổ máu do bệnh dạ dày biến hóa, trung tuần tháng tám vì bệnh nặng mất ở doanh trại hưởng thọ năm tư tuổi. Quân Thục đành phải rút quân, Tư Mã Ý thấy doanh trại trống trải của quân Thục đã rút, quan sát cách sắp xếp doanh trại, phải cảm thán rằng: “Thực thiên hạ kỳ tài vậy”.

Khi quân Thục rút lui, Tư Mã Ý nghe mang máng rằng Gia Cát Lượng đã mất bèn thân tự xuất binh truy kích, không ngờ Gia Cát Lượng đã sớm lệnh cho Khương Duy, tạo ra một hình người gỗ, ăn vận quần áo giả làm Khổng Minh, đánh trống thúc quân phản kích lại. Bởi Gia Cát Lượng khéo dùng kỳ binh, Tư Mã Ý không dám cả quyết, bèn hạ lệnh rút quân về, quân Thục an toàn trở về nước, sau khi qua cửa Tà Cốc mới chính thức phát tang. Người đương thời vẫn nói rằng: “Gia Cát Lượng chết còn đuổi được Trọng Đạt sống”. Tư Mã Ý cũng chỉ tự mình bào chữa rằng: “Ta chỉ lo việc sống, chẳng lo việc chết vậy”.

Sau khi Gia Cát Lượng từ trần, Khương Duy kế tục làm chủ sóai quân Thục, cũng đã nhiều lần dẫn quân Thục Bắc phạt, song do thực lực trong nước không đủ mạnh, quy mô chiến dịch vẫn không khác gì với thời Gia Cát Lượng còn sống. Nước Thục bởi nhiều năm chinh chiến, quốc lực suy vong, cuối cùng bị nước Ngụy tiêu diệt.

9. Chủ nghĩa hoàn mĩ tích thắng lợi nhỏ chẳng thành đại sự.

Tuy Gia Cát Lượng cao lớn khác người, song ông chẳng hề biết một chút võ nghệ. Văn nhân cầm quân, lại thường dấn thân ở tuyến đầu, thực đáng để kính phục. Thời đại Tam quốc nhiều danh tướng, song cùng dạng với Gia Cát Lượng, tại chiến trường chỉ “động khẩu bất động thủ”, có lẽ chỉ có Lục Tốn danh tướng Đông Ngô từng đánh bại Lưu Bị trong cuộc đông chinh ở Tỉ Qui.

Vốn không xuất thân từ binh nghiệp, Gia Cát Lượng chẳng có kinh nghiệm tác chiến phong phú, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến ông không có năng lực ứng biến linh hoạt ở chiến trường. Bởi vậy, những hành động quân sự của Gia Cát Lượng nặng về sự sắp đặt cẩn thận từ trước, có thể thấy rõ ở mấy lần đánh bại những danh tướng nước Ngụy như Tư Mã Ý, Tào Chân và Trương Cáp, thể hiện tài năng quân sự lỗi lạc của Gia Cát Lượng. Trần Bình lấy “kết quả luận”, phê bình ông không khéo tháo vát, để đến nỗi chinh chiến mãi không thành công, thật cũng không công bằng cho lắm!

Chiến lược định ra sáng suốt, song trong vận dụng chiến thuật, Gia Cát Lượng lại quá đỗi cẩn thận. Ông tư lự chu tất, có nhiều điểm sáng tạo, hành động thường nặng về chủ nghĩa hoàn mĩ, điều đó đã có lần Ngụy Diên góp ý với ông, thiếu tinh thần quyết đóan để nắm những thời khắc then chốt, bởi vậy tuy thường tích thắng lợi nhỏ lại không thể tạo thành đại sự mĩ mãn.

Tương phản với Gia Cát Lượng, Tào Tháo hành động lại quá liều lĩnh, lấy tùy cơ ứng biến để thực hiện chiến thuật, song lại thường bị đánh cho đại bại. Có thể nói, sự hăng hái kiên cường của Tào Tháo, những hành động mạnh mẽ, có thể tạo ra sự phát huy thực lực, đè bẹp được kẻ địch dữ tợn, cuối cùng tạo thành đại sự.

Thiên tài quân sự ở hai con người đối chọi này trong lịch sử Trung Quốc. “Binh pháp Tôn Tử” đã có nghiên cứu và kiến giải độc đáo, song trong thực tế ứng dụng lại có những khác biệt tương đối lớn, vấn đề này thật vi diệu vô cùng, triết học quân sự có nhận xét khác nhau đáng để cho chúng ta nghiên cứu. Cuốn sách này cũng sẽ bàn sâu về vấn đề đó.

Gia Cát Lượng rất nghiêm túc, tính tình kín đáo, chẳng giống như sự khóat đạt biến hóa của Tào Tháo. Song Gia Cát Lượng tâm tư tư lự, có nhiều tính sáng tạo, thích tự mình nghiên cứu phát minh. Ví như những lần Bắc phạt thứ ba thứ tư đã vận dụng những xe vận chuyển nhẹ gọi là trâu gỗ, ngựa máy, trong trận Kiếm Các, lại dùng nỏ liên châu bắn hai mươi mũi tên tự động cùng lúc giết được danh tướng Trương Cáp, đều xuất phát từ những thiết kế của ông.

Cũng bởi luôn trực tiếp dấn mình vào mọi việc như thế, một áp lực lớn đè nặng lên thân thể và tinh thần Gia Cát Lượng dẫn đến những tổn hao nghiêm trọng cho sức khoẻ. Sử liệu chép rằng, phàm xét tội phạt từ hai mươi roi trở lên đều do ông trực tiếp phê duyệt. Ông vốn yêu mến tướng sĩ như thế, xử phạt tuy hơi nghiêm khắc song rất được chúng yêu quý. Lấy cá tính như thế xử lý mọi việc quân sự thường ngày thiên biến vạn hóa, trách chi tì vị của ông chịu không nổi. Khi đối trận ở Ngũ Trượng Nguyên, Tư Mã Ý biết rõ Gia Cát Lượng ăn uống ngày mỗi suy giảm lại nhiều phiền nhiễu, rõ ràng là trường kỳ tư lự dẫn đến bệnh tì vị nghiêm trọng, bèn phán đóan Gia Cát Lượng sẽ không lâu tạ thế, bởi vậy lợi dụng đánh cầm giữ lâu dài để làm chứng bệnh kia thêm trầm trọng, mới hay một đại sư binh pháp cũng không khắc phục nổi những nhược điểm tâm lý của mình!

Chọn tập
Bình luận