Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 4 – Chương 13 – Phần 1

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

THIÊN THỨ TƯ: GỬI CON Ở THÀNH BẠCH ĐẾ

Tiên chủ quả cảm mà khoan hậu, chiêu hiền đãi sĩ. Có phong thái của Hán Cao tổ, khí chất của bậc anh hùng. Đến khi gửi con và ủy thác việc nước cho Gia Cát Lượng mà tấm lòng không chút nghi ngờ, đúng với đạo quân thần, tất cả vì việc công, là tấm gương sáng tự cổ chí kim vậy (Tam quốc chí của Trần Thọ).

Quan Vũ vẫn cậy tài, ngạo mạn, một mình một đường, khiến các tướng lĩnh trong quận, đối với ông ta thì sợ hãi hơn là tôn kính.

Với một tướng lĩnh như vậy mà phụ trách nhiệm vụ quân sự đơn thuần, tự nhiên là có thừa rộng rãi, nhưng để phụ trách việc phòng ngự Kinh Châu, mảnh đất nóng bỏng về chính trị, thực ra lại là không thích hợp.

1. Kinh Châu, đất binh gia tranh giành.

Cuối năm Kiến An thứ 24, phát sinh câu chuyện mượn Kinh Châu và mất Kinh Châu rất nổi tiếng trong tiểu thuyết và sân khấu. Ở ba vị trí quân sự quan trọng tại Kinh Châu là Tương Dương, Phàn Thành và Giang Lăng, ba thế lực Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền thường giao tranh liên tục khó phân địch ta, biến hóa khôn lường, khiến quan hệ hợp tác Tôn – Lưu đổ vỡ, hai nước đả kích nhau nghiêm trọng. Đặc biệt là ở Kinh Châu luôn bị vây hãm bởi Nguỵ Ngô tham lam, đối với chiến lược chia ba chân vạc của Gia Cát Lượng, lấy đó làm bàn đạp bắc phạt Trung Nguyên khôi phục nhà Hán, hiện tại đang bị những đòn chí mạng. Đối với diễn biến chiến tranh ở đấy, nhiều cuốn sách đã mô tả cặn kẽ, xin không kể lại. Ở đấy với vị trí chiến lược của Kinh Châu, chiến thuật được vận dụng vào mặt trận phức tạp này có ảnh hưởng về sau, phân tích đầy đủ, để độc giả có thêm nhận thức và hiểu rõ ảnh hưởng của cuộc chiến tranh này với sự nghiệp suốt đời của Gia Cát Lượng.

Nếu như lấy bản đồ địa lý mà xem thế ba chân vạc Ngụy, Thục, Ngô, Kinh Châu là vùng tiếp giáp với ba nước, bởi thế có vị trí chiến lược rất quan trọng. Gia Cát Lượng trong Long Trung Sách đã phân tích:

Kinh Châu phía bắc dựa vào địa điểm của Hán Giang và Miện Thủy, phía nam lại có nguồn của cải của Nam Hải, phía đông liền với nước Ngô, phía tây thông với Ba Thục, là đất binh gia tranh giành vậy.

Nếu lấy các châu quận của nhà Hán mà nói, thì Kinh Châu lớn nhất, tổ chức cũng phức tạp nhất. Ở đấy, xưa kia là lãnh địa của nước Sở, trong văn hóa Trung Hoa, nước Sở có sắc thái riêng, có nhiều chỗ khác với Trung Nguyên. Do địa hình rộng lớn, lại phức tạp, giao thông nội bộ không đủ phương tiện, hình thành nên hình thể chính trị phân tán mang tính liên minh truyền thống nước Sở. Các bộ lạc có tính độc lập cao, có văn hóa riêng. Trong chiến tranh diệt Tần lập Hán, quân Sở có vai trò rất quan trọng, đến như Hán Cao tổ Lưu Bang cũng xuất thân từ quân Sở. Hán Sở tranh hùng nói xuyên suốt thực ra là Lưu Bang thuộc phái thứ hai kết hợp với các chư hầu khác, cùng với Hạng Vũ thuộc chính phái tranh giành thiên hạ. Sau khi vương triều nhà Hán thành lập, đối với tình hình nước Sở khá đau đầu, đã cố gắng giữ nguyên trạng thái cũ, về hành chính đã thiết lập Kinh Châu, về quản lý thì vẫn phân tán.

Phạm vi Kinh Châu rất lớn bao quát những vùng Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quý Châu và một phần Quảng Tây ngày nay. Nam bắc kéo dài mấy nghìn dặm, quản lý rất khó khăn, hình thể hành chính chia làm hai phần nam và bắc.

Lưu Biểu từ quân “không hàng” trở thành Thứ sử Kinh Châu, danh nghĩa là người đứng đầu quân chính ở Kinh Châu, thực ra quyền hành của ông ta chỉ ở quanh vùng Tương Dương mà thôi.

Năm Kiến An thứ 13, Tào Tháo nhân lúc Lưu Biểu bệnh nặng, triển khai xâm lấn, chiếm ba quận phía bắc Trường Giang là Nam Dương, Giang Hạ, Nam Quận. Sau trận Xích Bích, Tào Tháo rút về phía bắc lấy Tương Dương làm phòng tuyến mới; sau chiến dịch Giang Lăng toàn bộ Nam Quận đều về tay Đông Ngô, Chu Du lập thành lũy tiền tiêu ở Giang Lăng; quận Giang Hạ tuy phần lớn do quân Tào khống chế, nhưng vùng đông nam thì rơi vào tay quân Đông Ngô.

Để tăng cường khống chế, Tào Tháo ngoài quận Nam Dương còn tăng cường củng cố Tương Dương và Ngụy Hưng, thêm vào với hai quận cũ là Giang Hạ và Nam Dương, thành ra bốn quận (về sau lại đặt thêm các quận Nam Hương, Nghĩa Dương, Tân Thành, Thượng Dong thành ra tám quận).

Trong thời kỳ đại chiến Xích Bích, Đông Ngô tuy đoạt được quyền không chế một phần Nam Quận giáp với Trường Giang, nắm được vùng giữa Kinh Châu, song Lưu Bị lại nhân cơ hội chiếm lĩnh bốn quận phía nam là Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng, Vũ Lăng và một phần quận Giang Hạ, chẳng những cải tử hồi sinh cho sự nghiệp của mình, mà còn có đại bản doanh rất quan trọng để sau này giành thiên hạ.

2. Chiến lược “mượn Kinh Châu” của Lỗ Túc.

Đối với việc Lưu Bị bỏ sức rất ít lại giành được rất nhiều, tâm trạng của Tôn Quyền và Chu Du chất đầy những ghen ghét và bất mãn, song vận may của Lưu Bị lại không dừng ở đấy.

Hai năm sau đại chiến Xích Bích, Tào Tháo vẫn không ngừng lấn xuống phía nam gây sức ép quân sự, chiến tuyến Hợp Phì phía đông và Giang Lăng phía tây cùng lúc rất căng thẳng, hơn nữa ở phía tây sau khi đại đô đốc Chu Du qua đời, Tôn Quyền lại càng đau đầu lo lắng việc phòng thủ Giang Lăng.

Chu Du trước lúc lâm chung, tiến cử Lỗ Túc, một người rất thân với mình, song lại có nhiều ý kiến tương phản làm người kế nhiệm. Lỗ Túc là một nhà quân sự, ngoại giao có tư tưởng chiến lược hoàn chỉnh hàng đầu đời Hán Mạt. Ông ta đề nghị với Tôn Quyền mau chóng mang Nam Quận trong đó có Giang Lăng cho Lưu Bị mượn, để Lưu Bị phụ trách nhiệm vụ chủ yếu phòng ngự phía tây, quan hệ hữu hảo Tôn – Lưu cũng đạt được đỉnh cao nhất.

Tôn Quyền lấy Trình Phổ làm Thái thú Giang Hạ, Lỗ Túc Thái thú Hán Xương, đóng quân ỏ Lục Khẩu, là phòng tuyến thứ hai, tùy thời chi viện và giám sát việc làm của Lưu Bị.

Tuy “Tam quốc diễn nghĩa” thường miêu tả Lỗ Túc là người thực thà luôn bị người ta khinh nhờn, thực ra Lỗ Túc tinh tế mà quả cảm, ông ta có hoài bão lớn, tầm nhìn xa, lại thấu thị với diễn biến tình hình. Chiến lược mượn Kinh Châu kể cũng khá cao tay, chẳng những ổn định cơ sở liên minh Tôn – Lưu, cũng khiến Tào Tháo phải tuyệt vọng với ý đồ thống nhất, nếu hai bên thực sự duy trì lâu dài quan hệ hợp tác như thế, sau này vận mệnh của Đông Ngô và Thục Hán sẽ được lâu dài.

Đáng tiếc tầm nhìn chiến lược của Tôn Quyền và Lưu Bị đều chẳng bằng Lỗ Túc, Gia Cát Lượng lúc đó ảnh hưởng cũng có hạn chế. Quan Vũ, Lã Mông, tuy là những nhà quân sự thiên tài song đều đứng ngoài ngoại giao, hoặc quá hăng hái tham muốn lập công, khiến quan hệ Tôn – Lưu rất căng thẳng, thậm chí còn gây ra bi kịch làm dao động cả hai nước.

Trước đây Gia Cát Lượng quản lý Kinh Châu, đã cùng Trương Phi và Triệu Vân dẫn quân vào Thục, bởi muốn đối phó hữu hiệu với danh tướng Tào Nhân ở Tương Dương, Gia Cát Lượng đã đặc biệt để lại Quan Vũ, một tướng lĩnh nổi tiếng dũng mãnh danh vọng rất cao trấn giữ Giang Lăng, để duy trì an toàn cho đại bản doanh.

Quan Vũ là người tín ngưỡng, trong những tướng lĩnh nổi tiếng thời Tam Quốc, nổi tiếng bậc nhất, vẫn là cánh tay quan trọng của Lưu Bị. Ông có sức hút rất lớn, được mọi người xung quanh sùng bái, bởi thế có thể lãnh đạo rất tốt. Chỉ phải nỗi ông ta cậy tài ngạo mạn, một mình một đường, khiến các tướng lĩnh trong quân đối với ông thì sợ hãi hơn là tôn kính – lấy một tướng lĩnh như vậy để phụ trách nhiệm vụ quân sự đơn thuần, tự nhiên là có thừa rộng rãi, song để phụ trách phòng thủ Kinh Châu vốn nóng bỏng về chính trị, thực ra chẳng phải là thích hợp.

Vậy sao Lưu Bị và Gia Cát Lượng vẫn lựa chọn Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu nhỉ? Nguyên nhân chủ yếu nhất là trong tập đoàn Lưu Bị nhân tài thiếu ở mức nghiêm trọng, thực khó kiếm được một viên tướng có khả năng độc lập.

Trương Phi cá tính nóng nảy, giỏi tấn công mà không giỏi phòng thủ. Triệu Vân là một tướng tài thích hợp, song ông ta đang hợp tác tốt với Gia Cát Lượng, rất ăn ý, Gia Cát Lượng vào Thục chẳng thể thiếu ông ta, bởi thế chẳng thể để lại giữ Kinh Châu.

Quan Vũ dũng mãnh mà rắn rỏi, rất có danh tiếng trước thiên hạ, dùng ông ta để đối phó Tào Nhân, có khí thế hơn cả Trương Phi, Triệu Vân.

Lịch sử có ghi chép Quan Vũ bị nhọt tên, ở cánh tay trái, sau này tuy lành, song mỗi khi trở trời mưa gió, vẫn nhức nhối trong cánh tay, ảnh hưởng đến thao tác võ nghệ, thầy thuốc chẩn đóan rằng: “Mũi tên có độc, độc ngấm vào xương cốt chỉ có khoét chỗ thịt ở cánh tay đến tận xương, dùng dao nạo chất độc bám vào xương cốt mới có thể điều trị triệt để chứng nhức xương”.

Quan Vũ nghe rồi lập tức duỗi cánh tay, để Hoa Đà làm trị liệu, lúc ấy Quan Vũ đang cùng chư tướng uống rượu, ông ta cũng không hạ lệnh dừng lại, một mặt vẫn yến tiệc như cũ, làm phẫu thuật ở cánh tay máu chảy như rót, cơ hồ đầy cả chậu, song Quan Vũ vừa ăn, uống vừa cười nói như không, mặt không đổi sắc, thực là người dũng cảm chịu đau hơn người, khiến các tướng lĩnh ở đấy khâm phục không thôi.

Chu Du đã gọi Quan Vũ là viên tướng hổ báo, Lục Tốn cũng phải tán tụng là hùng kiệt ở đời, đến như tham mưu của Tào Tháo là Trình Dục cũng khen Quan Vũ là “vạn người khó địch nổi”. Khá thấy Quan Vũ bấy giờ rất được nể trọng.

Lại nữa, Quan Vũ với Lưu Bị một lòng trung thành xán lán, cổ kim khó thấy. Trong lúc hoàn ảnh rất khó khăn, ông vào sinh ra tử, chẳng hề óan thán. Năm xưa Tào Tháo đưa ra những điều kiện rất tốt đẹp, muốn giữ Quan Vũ cũng chẳng thể được. Quan Vũ đã rõ ràng là một người trung thành với lập trường chính trị, lại cũng là một viên đại tướng ngoan cố và cũng đáng kính.

4. Chiến lược ở Kinh Châu, quái thai đã chứa sẵn.

Sau trận Xích Bích không lâu, Tôn Quyền theo đề nghị của Chu Du, Lỗ Túc, Cam Ninh, có kế hoạch tiến quân vào Ích Châu, đoạt lấy chính quyền Lưu Chương đang không ổn định, lấy Trường Giang làm ranh giới, cùng với Tào Tháo chia đôi thiên hạ.

Ông ta lấy chiến lược ấy trao đổi với Lưu Bị cùng phe đồng minh, chẳng ngờ Lưu Bị có phản ứng lớn, lấy cớ Lưu Chương cùng với mình đều là tôn tộc nhà Hán chẳng thể làm trái, thậm chí còn biểu lộ sẽ bảo hộ cho Lưu Chương, không ngại sẽ trở mặt với Tôn Quyền. Đương khi Tôn Quyền phái Tôn Du đến Hạ Khẩu sắp xếp quân tây chinh, Lưu Bị cũng lập tức lệnh cho Quan Vũ mang binh lực phía bắc đến Giang Lăng, Trương Phi đến đóng ở Tỷ Quy, Gia Cát Lượng đóng quân ở Nam Quận, còn tự mình dẫn quân đến đóng ở Sàn Lăng, bày ra một hình thái đối đầu triệt để, Tôn Quyền được Lỗ Túc khuyên can, để bảo toàn đại cục, bất đắc dĩ phải lệnh cho Tôn Du hủy bỏ việc tây chinh.

Song không lâu Lưu Bị lại tự mình tây tiến vào Ích Châu đoạt lấy chính quyền của Lưu Chương.

Tôn Quyền thấy thế tự nhiên rất phẫn nộ, thậm chí nhân cơ hội triệu hồi em gái là Tôn phu nhân đã gả cho Lưu Bị, nếu như Triệu Vân không liều mình ngăn sông để cản Tôn phu nhân mang ấu chúa đi, có thể A Đẩu của Lưu Bị đã phải làm con tin ở Đông Ngô. Quan hệ Tôn – Lưu sau sự kiện này bị rơi vào tình thế căng thẳng cao độ.

Lỗ Túc lại làm khó Lưu Bị, yêu cầu trả lại Kinh Châu vẫn đang mượn để ở. Thực ra Đông Ngô chỉ cho Lưu Bị mượn Nam Quận mà thôi, song yêu cầu lần này của Lỗ Túc, lại bao gồm cả ba quận Linh Lăng, Quế Dương, Trường Sa. Bởi đánh thắng trận Xích Bích chính là Đông Ngô, lãnh địa mà Lưu Bị nhân cơ hội giành được, cũng chỉ là Đông Ngô mặc nhiên tạm cho mượn mà thôi, đã có lợi mà không phải trả tiền trông nom, chiến lược cho mượn Kinh Châu của Lỗ Túc thực ra rất có lợi. Song Lưu Bị lại không biện bạch cho việc mình chiếm Kinh Châu trước đây, chỉ trả lời vu vơ là đợi đến khi chiếm được Lương Châu, tự nhiên sẽ đem toàn bộ Kinh Châu trả cho Tôn Quyền.

Tôn Quyền cũng không dễ mắc lừa, ông ta phái Lã Mông lấy võ lực đánh chiếm ba quận là Linh Lăng, Quê Dương, Trường Sa. Quan Vũ lo phòng thủ phía bắc không dám tùy ý chi viện, chỉ phái sứ giả báo cáo với Lưu Bị ở Ích Châu. Lưu Bị lập tức dẫn viện binh đến đóng ở Công An, lại lệnh cho Quan Vũ nhanh chóng thu lại ba quận Kinh Nam.

Tôn Quyền cũng lệnh cho Lã Mông, một viên tướng thuộc phái Diều Hâu, chuẩn bị dốc toàn lực đối đầu với Lưu Bị, lại lệnh cho Lỗ Túc tiến hành đối trận với Quan Vũ.

5. Một đao phó hội, níu giữ hòa bình.

Lỗ Túc lấy đại cục làm trọng, cự tuyệt mệnh lệnh của Tôn Quyền, trái lại cùng với Quan Vũ tiến hành hòa đàm “một đao phó hội”. Một đao phó hội chẳng phải là chuyện Quan Vũ múa đại đao trong Tam quốc diễn nghĩa, mà là một nơi phi vũ trang hoặc có thể gọi là cuộc đàm phán trước trận được vũ trang nhẹ.

Theo đề nghị của Lỗ Túc, quân sĩ hai bên bày binh bố trận ở ngoài năm trước, để tránh xung đột, các tướng lĩnh tham dự hội đàm, mỗi người chỉ mang theo một cây đao, chẳng có vệ sĩ đi kèm, sử sách gọi đó là một đao phó hội. Tam quốc chí có chép:

Trong hội nghị, Lỗ Túc hỏi thẳng Quan Vũ, vì sao không mang trả ba quận Kinh Châu.

Quan Vũ giải thích rằng, trận Ô Lâm (trên bờ Xích Bích) tả tướng quân Lưu Bị tự mình xông pha chiến trận, tận lực đánh bại kẻ địch, sao có thể vất vả mà không có công, mà không có được một dải đất, chẳng nhẽ một chút đất này các ông cũng muốn đoạt về ư?

Lỗ Túc nghiêm sắc mặt đáp rằng: “Chẳng thể nói như thế, năm xưa Lưu Dự Châu ở trận Đương Dương Trường Bản, chỉ còn một đội quân nhỏ, thế cùng lực kiệt, chuẩn bị phải chạy đến phương xa. Chúa công tôi thương ông ta, mới tìm đất để ông ta được yên và cùng đối phó với Tào Tháo. Sau này lại cho ông ta mượn ba quận bên sông, cũng là sự ước định rất chí công vô tư. Nay các ông đã đoạt được Ích Châu, cứ theo ước định mà trả lại toàn bộ Kinh Châu mới phải, mà Lưu Dự Châu bởi tham lam quá trớn, muốn lấy vùng đất mượn của chúng tôi. Tin rằng đến cả bọn phàm phu tục tử cũng không làm như vậy huống chi là một lãnh chúa châu quận nhỉ?”.

Quan Vũ bấy giờ nghĩ lại, chẳng biết nói gì.

Từ đoạn đối thoại này, chúng ta có thể thấy về dư luận thiên hạ bấy giờ tựa hồ không thừa nhận hành vi đánh lén ba quận Kinh Nam, mà đánh thắng trận Xích Bích chính ra là Đông Ngô, nói về lý lẽ thì Kinh Châu phải thuộc về Tôn Quyền.

Song Kinh Châu lại có địa vị chiến lược rất quan trọng. Lưu Bị sau này muốn bắc phạt Trung Nguyên, thì Kinh Châu không bị nghi ngờ gì là bàn đạp rất tốt, cho nên nói gì thì nói cũng không thể trả cho Tôn Quyền, nói rằng đoạt được Lương Châu chỉ là nói quanh mà thôi.

Bởi ba quận Kinh Nam đã bị Đông Ngô tiến đánh, đúng lúc ấy lại lan truyền Tào Tháo tự dẫn đại quân, tham dự chiến dịch Hán Trung, Lưu Bị sợ Ích Châu mới chiếm được bị áp lực lớn bởi muốn tăng cường phòng thủ nội bộ, tránh phân tán binh lực, bèn chủ động phái sứ giả cầu hòa với Tôn Quyền.

Tôn Quyền trước ý chí chủ hòa mãnh liệt của Lỗ Túc, lấy đại cục làm trọng, lệnh cho Gia Cát Cẩn là anh trai của Gia Cát Lượng phụ trách việc hòa đàm, ký lại hiệp ước.

Hai bên đồng ý cùng chia Kinh Châu, lấy sông Tương Thủy làm ranh giới, các quận Trường Sa, Giang Hạ, Quế Dương phụ thuộc Tôn Quyền. Nam Quận (cả Giang Lăng), Linh Lăng, Vũ Lăng thuộc về Lưu Bị, miễn cưỡng duy trì quan hệ hòa bình giữa hai bên.

Song Quan Vũ là viên đại tướng không giỏi xử lý vấn đề chính trị, ông ta đối với sự khổ tâm của Gia Cát Lượng để liên hợp Đông Ngô và giữ yên Kinh Châu, lại hoàn toàn không hiểu nổi. Ông ta ngạo mạn khinh địch, cố chấp lại tự cao tự đại, thường va chạm với Lỗ Túc về chuyện biên giới, gây ra phiền phức. Hơn nữa đương khi Tôn Quyền phái sứ giả đến cầu hôn xin con gái ông ta cho con trai của mình, Quan Vũ chẳng những không hứa hôn, mà ngay lúc ấy lại mắng nhiếc sứ giả của Tôn Quyền, khiến quan hệ hai bên đã căng thẳng lại càng xấu đi. Tuy Tôn Quyền xuất chiêu lần này có ý cầm bắt con tin, song ít ra cũng muốn tăng cường quan hệ hữu hảo. Ví như không đáp ứng, cũng nên nói lại với Lưu Bị, sau đó sẽ phái sứ giả mà khéo léo cự tuyệt. Quan Vũ phản ứng quá độ như thế, chẳng những khiến tình thế Kinh Châu càng xấu đi, cũng làm cho không khí chiến tranh càng tăng thêm, thực ra còn chưa biết thế nào. Trái lại, Lỗ Túc vẫn lấy dại cục đồng minh làm trọng, thường có thái độ vui vẻ. Bởi thế suốt thời gian Lỗ Túc còn sống, vẫn chưa từng phát sinh vấn đề gì nghiêm trọng.

6. Diều hâu chọi lại Diều hâu, quan hệ Tôn -Lưu căng thẳng.

Tháng 10 năm Kiến An thứ 22, cây cột trụ quan trọng nhất để duy trì quan hệ hợp tác Tôn – Lưu là Đô đốc Lỗ Túc qua đời, Tôn Quyền phái Lã Mông một viên tướng Diều Hâu nổi tiếng lên thay thế. Tình thế đông cứng của Tôn – Lưu ở Kinh Châu càng mau chóng xấu đi.

Thực ra, bất luận là Gia Cát Lượng hay Lỗ Túc, đều rất biết rõ chiếm được Kinh Châu, đối với sự phát triển của cả hai bên là quan trọng. Khi đưa ra Long Trung Sách, Gia Cát Lượng đã luôn luôn nhấn mạnh tính quan trọng của Kinh Châu, trong kế hoạch của ông ta, hành động bắc phạt phục hưng nhà Hán, phát động từ Kinh Châu là lý tưởng nhất. Sau khi mất Kinh Châu, Gia Cát Lượng trong cuộc bắc phạt lần thứ nhất, thực ra cũng đã có kế hoạch lôi kéo Mạnh Đạt ở quận Tây Thành phía tây bắc Kinh Châu làm nội ứng, bởi vì từ Kinh Châu trực tiếp đánh vào Lạc Dương là đường thuận lợi nhất. Lỗ Túc cố nhiên là chẳng có tâm nguyện phục hưng nhà Hán, song cũng có hùng tâm giúp đỡ Tôn Quyền tranh bá thiên hạ, nếu như có thể hoàn toàn nắm vững Kinh Châu, chẳng khác lấy Trường Giang làm ranh giới với Tào Tháo chia đôi thiên hạ, tiến thóai đều thích hợp, bởi thế Kinh Châu trong quy hoạch chiến lược của ông ta là vô cùng quan trọng. Tôn Quyền lấy Lỗ Túc làm người kế nhiệm Chu Du, chỉ huy phòng thủ chiến tuyến phía tây, cũng bởi ông ta hiểu biết rất rõ về tầm chiến lược của Kinh Châu.

Song sự uy hiếp của Tào Tháo lại càng trực tiếp, với thực lực của Tôn Quyền và Lưu Bị là rất khó đơn độc đối phó với với Tào Tháo, ví như ở trận Xích Bích hai thế lực cùng liên hợp, ít nhiều cùng có phần may mắn, bởi thế duy trì hợp tác hai bên là vấn đề sinh tồn hiện nay, tự nhiên việc nắm giữ Kinh Châu lại càng quan trọng.

Sau khi Lỗ Túc mất, trên võ đài chiến trường Kinh Châu, còn lại hai vị đều là tướng lĩnh Diều Hâu nổi tiếng của đôi bên, đó là Quan Vũ và Lã Mông.

Hai người này đều là những nhà tác chiến thiên tài, cũng có nhiều mưu lược, chỉ phải nỗi họ tự tin quá độ, có khuynh hướng chủ nghĩa bản vị rõ rệt, xem trọng thành đạt của mình, mà lại không thấy hết tầm quan trong chiến lược mang tính toàn cục của thế trận ba chân vạc lớn.

7. Bắc phạt Tương Dương

Tháng 7 năm Kiến An thứ 24. Lưu Bị tự xưng là Hán Trung Vương, Quan Vũ được phong làm Tiền tướng quân, tích cực chuẩn bị Bắc phạt. Quan Vũ là người tận trung với việc phục hưng nhà Hán, tuy duyên phận năm xưa ông ta có chút quan hệ riêng với Tào Tháo, song Quan Vũ tuyệt đối phân biệt rõ ràng giữa công và tư, chỉ cần mới nói đến việc thống nhất “phản công Trung Nguyên”, Quan Vũ sẽ là người hưởng ứng đầu tiên. Khi xưa Tào Tháo với Tôn Quyền đại chiến ở Hợp Phì, Quan Vũ rất muốn dẫn quân lên phía bắc đoạt lấy Tương Dương, nhưng bởi quân Hạ Hầu Uyên vẫn ở Hán Trung, đang uy hiếp sự an toàn của Ích Châu, bởi còn tùy thời chi viện cho Lưu Bị, Quan Vũ không dám khinh xuất phát động chiến sự lên phía bắc.

Đến khi Tào Tháo rút quân về theo đường Tà Cốc, Lưu Bị đã ổn định được Hán Trung, Quan Vũ đành lòng chẳng được. Ông ta chẳng phải là võ dũng vô mưu, xuất binh bắc phạt đã có khảo lự tất yếu. Đông Ngô một lần nữa yêu cầu trả lại Kinh Châu song nếu như Quan Vũ có thể khôi phục lại Tương Dương, bố trí phòng tuyến vững chắc, thì quân Đông Ngô đồng minh không dễ thu hồi Kinh Châu. Hơn nữa nếu như Lưu Bị nắm được quá nửa Kinh Châu, thì ba quận Giang Bắc có thể sẽ về tay, bởi thế phát động chiến dịch Tương Dương đối với Quan Vũ khá quan trọng.

Theo kế hoạch của Long Trung Sách, khi phương bắc có biến, Kinh Châu mới có thể nhân đó huy động quân lên phía bắc. Song khi ấy Tào Tháo mới từ Trường An rút về Lạc Dương, chuẩn bị trở về Nghiệp Quận. Tuy chiến dịch Hán Trung bị thất bại, song lực lượng quân Tào khá tập trung, sức phòng thủ ở chiến tuyến phía nam có thể nói là không có vấn đề. Huống chi Tào Nhân đang trấn thủ ởTương Dương, tình huống khá ổn định tựa hồ không có điều kiện để phát sinh cuộc Bắc phạt mà Long Trung Sách nói đến.

Tuy nói rằng tướng ở ngoài biên, quân lệnh có chỗ không theo, song nếu như mức độ chiến lược quan trọng, phải động dụng rất nhiều binh lực, tài lực, nếu chẳng được Lưu Bị phê chuẩn, thì Quan Vũ sẽ không dám phát động cuộc chiến tranh có quy mô lớn như vậy.

Có thể bởi Lỗ Túc vừa mất, Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Quan Vũ phán đóan rằng quân Đông Ngô đang lo việc đề phòng, mà không có động tác gì. Đằng sau bộ mặt vui vẻ của Lã Mông, lại làm cho Quan Vũ mất cảnh giác, phải chăng đều là tâm lý chính vậy.

Nói tóm lại Quan Vũ phát động cuộc chiến lần này có thể thấy khá khẩn trương, ông ta hạ lệnh cho Thái thú Nam Quận là My Phương đến đóng quân ở Giang Lăng, giữ gìn kho tàng quan trọng ở hậu phương, lại phái Sỹ Nhân trấn thủ ở Công An, phòng ngừa Đông Ngô có manh động gì, Quan Vũ tự mình dẫn quân chủ lực Kinh Châu, lấy khôi phục nhà Hán làm ngọn cờ chính trị, tiến đánh đội quân của Tào Nhân, kể từ trận Xích Bích đến nay vẫn đóng đồn ở Tương Dương và Phàn Thành.

THIÊN THỨ TƯ: GỬI CON Ở THÀNH BẠCH ĐẾ

Tiên chủ quả cảm mà khoan hậu, chiêu hiền đãi sĩ. Có phong thái của Hán Cao tổ, khí chất của bậc anh hùng. Đến khi gửi con và ủy thác việc nước cho Gia Cát Lượng mà tấm lòng không chút nghi ngờ, đúng với đạo quân thần, tất cả vì việc công, là tấm gương sáng tự cổ chí kim vậy (Tam quốc chí của Trần Thọ).

Quan Vũ vẫn cậy tài, ngạo mạn, một mình một đường, khiến các tướng lĩnh trong quận, đối với ông ta thì sợ hãi hơn là tôn kính.

Với một tướng lĩnh như vậy mà phụ trách nhiệm vụ quân sự đơn thuần, tự nhiên là có thừa rộng rãi, nhưng để phụ trách việc phòng ngự Kinh Châu, mảnh đất nóng bỏng về chính trị, thực ra lại là không thích hợp.

1. Kinh Châu, đất binh gia tranh giành.

Cuối năm Kiến An thứ 24, phát sinh câu chuyện mượn Kinh Châu và mất Kinh Châu rất nổi tiếng trong tiểu thuyết và sân khấu. Ở ba vị trí quân sự quan trọng tại Kinh Châu là Tương Dương, Phàn Thành và Giang Lăng, ba thế lực Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền thường giao tranh liên tục khó phân địch ta, biến hóa khôn lường, khiến quan hệ hợp tác Tôn – Lưu đổ vỡ, hai nước đả kích nhau nghiêm trọng. Đặc biệt là ở Kinh Châu luôn bị vây hãm bởi Nguỵ Ngô tham lam, đối với chiến lược chia ba chân vạc của Gia Cát Lượng, lấy đó làm bàn đạp bắc phạt Trung Nguyên khôi phục nhà Hán, hiện tại đang bị những đòn chí mạng. Đối với diễn biến chiến tranh ở đấy, nhiều cuốn sách đã mô tả cặn kẽ, xin không kể lại. Ở đấy với vị trí chiến lược của Kinh Châu, chiến thuật được vận dụng vào mặt trận phức tạp này có ảnh hưởng về sau, phân tích đầy đủ, để độc giả có thêm nhận thức và hiểu rõ ảnh hưởng của cuộc chiến tranh này với sự nghiệp suốt đời của Gia Cát Lượng.

Nếu như lấy bản đồ địa lý mà xem thế ba chân vạc Ngụy, Thục, Ngô, Kinh Châu là vùng tiếp giáp với ba nước, bởi thế có vị trí chiến lược rất quan trọng. Gia Cát Lượng trong Long Trung Sách đã phân tích:

Kinh Châu phía bắc dựa vào địa điểm của Hán Giang và Miện Thủy, phía nam lại có nguồn của cải của Nam Hải, phía đông liền với nước Ngô, phía tây thông với Ba Thục, là đất binh gia tranh giành vậy.

Nếu lấy các châu quận của nhà Hán mà nói, thì Kinh Châu lớn nhất, tổ chức cũng phức tạp nhất. Ở đấy, xưa kia là lãnh địa của nước Sở, trong văn hóa Trung Hoa, nước Sở có sắc thái riêng, có nhiều chỗ khác với Trung Nguyên. Do địa hình rộng lớn, lại phức tạp, giao thông nội bộ không đủ phương tiện, hình thành nên hình thể chính trị phân tán mang tính liên minh truyền thống nước Sở. Các bộ lạc có tính độc lập cao, có văn hóa riêng. Trong chiến tranh diệt Tần lập Hán, quân Sở có vai trò rất quan trọng, đến như Hán Cao tổ Lưu Bang cũng xuất thân từ quân Sở. Hán Sở tranh hùng nói xuyên suốt thực ra là Lưu Bang thuộc phái thứ hai kết hợp với các chư hầu khác, cùng với Hạng Vũ thuộc chính phái tranh giành thiên hạ. Sau khi vương triều nhà Hán thành lập, đối với tình hình nước Sở khá đau đầu, đã cố gắng giữ nguyên trạng thái cũ, về hành chính đã thiết lập Kinh Châu, về quản lý thì vẫn phân tán.

Phạm vi Kinh Châu rất lớn bao quát những vùng Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quý Châu và một phần Quảng Tây ngày nay. Nam bắc kéo dài mấy nghìn dặm, quản lý rất khó khăn, hình thể hành chính chia làm hai phần nam và bắc.

Lưu Biểu từ quân “không hàng” trở thành Thứ sử Kinh Châu, danh nghĩa là người đứng đầu quân chính ở Kinh Châu, thực ra quyền hành của ông ta chỉ ở quanh vùng Tương Dương mà thôi.

Năm Kiến An thứ 13, Tào Tháo nhân lúc Lưu Biểu bệnh nặng, triển khai xâm lấn, chiếm ba quận phía bắc Trường Giang là Nam Dương, Giang Hạ, Nam Quận. Sau trận Xích Bích, Tào Tháo rút về phía bắc lấy Tương Dương làm phòng tuyến mới; sau chiến dịch Giang Lăng toàn bộ Nam Quận đều về tay Đông Ngô, Chu Du lập thành lũy tiền tiêu ở Giang Lăng; quận Giang Hạ tuy phần lớn do quân Tào khống chế, nhưng vùng đông nam thì rơi vào tay quân Đông Ngô.

Để tăng cường khống chế, Tào Tháo ngoài quận Nam Dương còn tăng cường củng cố Tương Dương và Ngụy Hưng, thêm vào với hai quận cũ là Giang Hạ và Nam Dương, thành ra bốn quận (về sau lại đặt thêm các quận Nam Hương, Nghĩa Dương, Tân Thành, Thượng Dong thành ra tám quận).

Trong thời kỳ đại chiến Xích Bích, Đông Ngô tuy đoạt được quyền không chế một phần Nam Quận giáp với Trường Giang, nắm được vùng giữa Kinh Châu, song Lưu Bị lại nhân cơ hội chiếm lĩnh bốn quận phía nam là Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng, Vũ Lăng và một phần quận Giang Hạ, chẳng những cải tử hồi sinh cho sự nghiệp của mình, mà còn có đại bản doanh rất quan trọng để sau này giành thiên hạ.

2. Chiến lược “mượn Kinh Châu” của Lỗ Túc.

Đối với việc Lưu Bị bỏ sức rất ít lại giành được rất nhiều, tâm trạng của Tôn Quyền và Chu Du chất đầy những ghen ghét và bất mãn, song vận may của Lưu Bị lại không dừng ở đấy.

Hai năm sau đại chiến Xích Bích, Tào Tháo vẫn không ngừng lấn xuống phía nam gây sức ép quân sự, chiến tuyến Hợp Phì phía đông và Giang Lăng phía tây cùng lúc rất căng thẳng, hơn nữa ở phía tây sau khi đại đô đốc Chu Du qua đời, Tôn Quyền lại càng đau đầu lo lắng việc phòng thủ Giang Lăng.

Chu Du trước lúc lâm chung, tiến cử Lỗ Túc, một người rất thân với mình, song lại có nhiều ý kiến tương phản làm người kế nhiệm. Lỗ Túc là một nhà quân sự, ngoại giao có tư tưởng chiến lược hoàn chỉnh hàng đầu đời Hán Mạt. Ông ta đề nghị với Tôn Quyền mau chóng mang Nam Quận trong đó có Giang Lăng cho Lưu Bị mượn, để Lưu Bị phụ trách nhiệm vụ chủ yếu phòng ngự phía tây, quan hệ hữu hảo Tôn – Lưu cũng đạt được đỉnh cao nhất.

Tôn Quyền lấy Trình Phổ làm Thái thú Giang Hạ, Lỗ Túc Thái thú Hán Xương, đóng quân ỏ Lục Khẩu, là phòng tuyến thứ hai, tùy thời chi viện và giám sát việc làm của Lưu Bị.

Tuy “Tam quốc diễn nghĩa” thường miêu tả Lỗ Túc là người thực thà luôn bị người ta khinh nhờn, thực ra Lỗ Túc tinh tế mà quả cảm, ông ta có hoài bão lớn, tầm nhìn xa, lại thấu thị với diễn biến tình hình. Chiến lược mượn Kinh Châu kể cũng khá cao tay, chẳng những ổn định cơ sở liên minh Tôn – Lưu, cũng khiến Tào Tháo phải tuyệt vọng với ý đồ thống nhất, nếu hai bên thực sự duy trì lâu dài quan hệ hợp tác như thế, sau này vận mệnh của Đông Ngô và Thục Hán sẽ được lâu dài.

Đáng tiếc tầm nhìn chiến lược của Tôn Quyền và Lưu Bị đều chẳng bằng Lỗ Túc, Gia Cát Lượng lúc đó ảnh hưởng cũng có hạn chế. Quan Vũ, Lã Mông, tuy là những nhà quân sự thiên tài song đều đứng ngoài ngoại giao, hoặc quá hăng hái tham muốn lập công, khiến quan hệ Tôn – Lưu rất căng thẳng, thậm chí còn gây ra bi kịch làm dao động cả hai nước.

Trước đây Gia Cát Lượng quản lý Kinh Châu, đã cùng Trương Phi và Triệu Vân dẫn quân vào Thục, bởi muốn đối phó hữu hiệu với danh tướng Tào Nhân ở Tương Dương, Gia Cát Lượng đã đặc biệt để lại Quan Vũ, một tướng lĩnh nổi tiếng dũng mãnh danh vọng rất cao trấn giữ Giang Lăng, để duy trì an toàn cho đại bản doanh.

Quan Vũ là người tín ngưỡng, trong những tướng lĩnh nổi tiếng thời Tam Quốc, nổi tiếng bậc nhất, vẫn là cánh tay quan trọng của Lưu Bị. Ông có sức hút rất lớn, được mọi người xung quanh sùng bái, bởi thế có thể lãnh đạo rất tốt. Chỉ phải nỗi ông ta cậy tài ngạo mạn, một mình một đường, khiến các tướng lĩnh trong quân đối với ông thì sợ hãi hơn là tôn kính – lấy một tướng lĩnh như vậy để phụ trách nhiệm vụ quân sự đơn thuần, tự nhiên là có thừa rộng rãi, song để phụ trách phòng thủ Kinh Châu vốn nóng bỏng về chính trị, thực ra chẳng phải là thích hợp.

Vậy sao Lưu Bị và Gia Cát Lượng vẫn lựa chọn Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu nhỉ? Nguyên nhân chủ yếu nhất là trong tập đoàn Lưu Bị nhân tài thiếu ở mức nghiêm trọng, thực khó kiếm được một viên tướng có khả năng độc lập.

Trương Phi cá tính nóng nảy, giỏi tấn công mà không giỏi phòng thủ. Triệu Vân là một tướng tài thích hợp, song ông ta đang hợp tác tốt với Gia Cát Lượng, rất ăn ý, Gia Cát Lượng vào Thục chẳng thể thiếu ông ta, bởi thế chẳng thể để lại giữ Kinh Châu.

Quan Vũ dũng mãnh mà rắn rỏi, rất có danh tiếng trước thiên hạ, dùng ông ta để đối phó Tào Nhân, có khí thế hơn cả Trương Phi, Triệu Vân.

Lịch sử có ghi chép Quan Vũ bị nhọt tên, ở cánh tay trái, sau này tuy lành, song mỗi khi trở trời mưa gió, vẫn nhức nhối trong cánh tay, ảnh hưởng đến thao tác võ nghệ, thầy thuốc chẩn đóan rằng: “Mũi tên có độc, độc ngấm vào xương cốt chỉ có khoét chỗ thịt ở cánh tay đến tận xương, dùng dao nạo chất độc bám vào xương cốt mới có thể điều trị triệt để chứng nhức xương”.

Quan Vũ nghe rồi lập tức duỗi cánh tay, để Hoa Đà làm trị liệu, lúc ấy Quan Vũ đang cùng chư tướng uống rượu, ông ta cũng không hạ lệnh dừng lại, một mặt vẫn yến tiệc như cũ, làm phẫu thuật ở cánh tay máu chảy như rót, cơ hồ đầy cả chậu, song Quan Vũ vừa ăn, uống vừa cười nói như không, mặt không đổi sắc, thực là người dũng cảm chịu đau hơn người, khiến các tướng lĩnh ở đấy khâm phục không thôi.

Chu Du đã gọi Quan Vũ là viên tướng hổ báo, Lục Tốn cũng phải tán tụng là hùng kiệt ở đời, đến như tham mưu của Tào Tháo là Trình Dục cũng khen Quan Vũ là “vạn người khó địch nổi”. Khá thấy Quan Vũ bấy giờ rất được nể trọng.

Lại nữa, Quan Vũ với Lưu Bị một lòng trung thành xán lán, cổ kim khó thấy. Trong lúc hoàn ảnh rất khó khăn, ông vào sinh ra tử, chẳng hề óan thán. Năm xưa Tào Tháo đưa ra những điều kiện rất tốt đẹp, muốn giữ Quan Vũ cũng chẳng thể được. Quan Vũ đã rõ ràng là một người trung thành với lập trường chính trị, lại cũng là một viên đại tướng ngoan cố và cũng đáng kính.

4. Chiến lược ở Kinh Châu, quái thai đã chứa sẵn.

Sau trận Xích Bích không lâu, Tôn Quyền theo đề nghị của Chu Du, Lỗ Túc, Cam Ninh, có kế hoạch tiến quân vào Ích Châu, đoạt lấy chính quyền Lưu Chương đang không ổn định, lấy Trường Giang làm ranh giới, cùng với Tào Tháo chia đôi thiên hạ.

Ông ta lấy chiến lược ấy trao đổi với Lưu Bị cùng phe đồng minh, chẳng ngờ Lưu Bị có phản ứng lớn, lấy cớ Lưu Chương cùng với mình đều là tôn tộc nhà Hán chẳng thể làm trái, thậm chí còn biểu lộ sẽ bảo hộ cho Lưu Chương, không ngại sẽ trở mặt với Tôn Quyền. Đương khi Tôn Quyền phái Tôn Du đến Hạ Khẩu sắp xếp quân tây chinh, Lưu Bị cũng lập tức lệnh cho Quan Vũ mang binh lực phía bắc đến Giang Lăng, Trương Phi đến đóng ở Tỷ Quy, Gia Cát Lượng đóng quân ở Nam Quận, còn tự mình dẫn quân đến đóng ở Sàn Lăng, bày ra một hình thái đối đầu triệt để, Tôn Quyền được Lỗ Túc khuyên can, để bảo toàn đại cục, bất đắc dĩ phải lệnh cho Tôn Du hủy bỏ việc tây chinh.

Song không lâu Lưu Bị lại tự mình tây tiến vào Ích Châu đoạt lấy chính quyền của Lưu Chương.

Tôn Quyền thấy thế tự nhiên rất phẫn nộ, thậm chí nhân cơ hội triệu hồi em gái là Tôn phu nhân đã gả cho Lưu Bị, nếu như Triệu Vân không liều mình ngăn sông để cản Tôn phu nhân mang ấu chúa đi, có thể A Đẩu của Lưu Bị đã phải làm con tin ở Đông Ngô. Quan hệ Tôn – Lưu sau sự kiện này bị rơi vào tình thế căng thẳng cao độ.

Lỗ Túc lại làm khó Lưu Bị, yêu cầu trả lại Kinh Châu vẫn đang mượn để ở. Thực ra Đông Ngô chỉ cho Lưu Bị mượn Nam Quận mà thôi, song yêu cầu lần này của Lỗ Túc, lại bao gồm cả ba quận Linh Lăng, Quế Dương, Trường Sa. Bởi đánh thắng trận Xích Bích chính là Đông Ngô, lãnh địa mà Lưu Bị nhân cơ hội giành được, cũng chỉ là Đông Ngô mặc nhiên tạm cho mượn mà thôi, đã có lợi mà không phải trả tiền trông nom, chiến lược cho mượn Kinh Châu của Lỗ Túc thực ra rất có lợi. Song Lưu Bị lại không biện bạch cho việc mình chiếm Kinh Châu trước đây, chỉ trả lời vu vơ là đợi đến khi chiếm được Lương Châu, tự nhiên sẽ đem toàn bộ Kinh Châu trả cho Tôn Quyền.

Tôn Quyền cũng không dễ mắc lừa, ông ta phái Lã Mông lấy võ lực đánh chiếm ba quận là Linh Lăng, Quê Dương, Trường Sa. Quan Vũ lo phòng thủ phía bắc không dám tùy ý chi viện, chỉ phái sứ giả báo cáo với Lưu Bị ở Ích Châu. Lưu Bị lập tức dẫn viện binh đến đóng ở Công An, lại lệnh cho Quan Vũ nhanh chóng thu lại ba quận Kinh Nam.

Tôn Quyền cũng lệnh cho Lã Mông, một viên tướng thuộc phái Diều Hâu, chuẩn bị dốc toàn lực đối đầu với Lưu Bị, lại lệnh cho Lỗ Túc tiến hành đối trận với Quan Vũ.

5. Một đao phó hội, níu giữ hòa bình.

Lỗ Túc lấy đại cục làm trọng, cự tuyệt mệnh lệnh của Tôn Quyền, trái lại cùng với Quan Vũ tiến hành hòa đàm “một đao phó hội”. Một đao phó hội chẳng phải là chuyện Quan Vũ múa đại đao trong Tam quốc diễn nghĩa, mà là một nơi phi vũ trang hoặc có thể gọi là cuộc đàm phán trước trận được vũ trang nhẹ.

Theo đề nghị của Lỗ Túc, quân sĩ hai bên bày binh bố trận ở ngoài năm trước, để tránh xung đột, các tướng lĩnh tham dự hội đàm, mỗi người chỉ mang theo một cây đao, chẳng có vệ sĩ đi kèm, sử sách gọi đó là một đao phó hội. Tam quốc chí có chép:

Trong hội nghị, Lỗ Túc hỏi thẳng Quan Vũ, vì sao không mang trả ba quận Kinh Châu.

Quan Vũ giải thích rằng, trận Ô Lâm (trên bờ Xích Bích) tả tướng quân Lưu Bị tự mình xông pha chiến trận, tận lực đánh bại kẻ địch, sao có thể vất vả mà không có công, mà không có được một dải đất, chẳng nhẽ một chút đất này các ông cũng muốn đoạt về ư?

Lỗ Túc nghiêm sắc mặt đáp rằng: “Chẳng thể nói như thế, năm xưa Lưu Dự Châu ở trận Đương Dương Trường Bản, chỉ còn một đội quân nhỏ, thế cùng lực kiệt, chuẩn bị phải chạy đến phương xa. Chúa công tôi thương ông ta, mới tìm đất để ông ta được yên và cùng đối phó với Tào Tháo. Sau này lại cho ông ta mượn ba quận bên sông, cũng là sự ước định rất chí công vô tư. Nay các ông đã đoạt được Ích Châu, cứ theo ước định mà trả lại toàn bộ Kinh Châu mới phải, mà Lưu Dự Châu bởi tham lam quá trớn, muốn lấy vùng đất mượn của chúng tôi. Tin rằng đến cả bọn phàm phu tục tử cũng không làm như vậy huống chi là một lãnh chúa châu quận nhỉ?”.

Quan Vũ bấy giờ nghĩ lại, chẳng biết nói gì.

Từ đoạn đối thoại này, chúng ta có thể thấy về dư luận thiên hạ bấy giờ tựa hồ không thừa nhận hành vi đánh lén ba quận Kinh Nam, mà đánh thắng trận Xích Bích chính ra là Đông Ngô, nói về lý lẽ thì Kinh Châu phải thuộc về Tôn Quyền.

Song Kinh Châu lại có địa vị chiến lược rất quan trọng. Lưu Bị sau này muốn bắc phạt Trung Nguyên, thì Kinh Châu không bị nghi ngờ gì là bàn đạp rất tốt, cho nên nói gì thì nói cũng không thể trả cho Tôn Quyền, nói rằng đoạt được Lương Châu chỉ là nói quanh mà thôi.

Bởi ba quận Kinh Nam đã bị Đông Ngô tiến đánh, đúng lúc ấy lại lan truyền Tào Tháo tự dẫn đại quân, tham dự chiến dịch Hán Trung, Lưu Bị sợ Ích Châu mới chiếm được bị áp lực lớn bởi muốn tăng cường phòng thủ nội bộ, tránh phân tán binh lực, bèn chủ động phái sứ giả cầu hòa với Tôn Quyền.

Tôn Quyền trước ý chí chủ hòa mãnh liệt của Lỗ Túc, lấy đại cục làm trọng, lệnh cho Gia Cát Cẩn là anh trai của Gia Cát Lượng phụ trách việc hòa đàm, ký lại hiệp ước.

Hai bên đồng ý cùng chia Kinh Châu, lấy sông Tương Thủy làm ranh giới, các quận Trường Sa, Giang Hạ, Quế Dương phụ thuộc Tôn Quyền. Nam Quận (cả Giang Lăng), Linh Lăng, Vũ Lăng thuộc về Lưu Bị, miễn cưỡng duy trì quan hệ hòa bình giữa hai bên.

Song Quan Vũ là viên đại tướng không giỏi xử lý vấn đề chính trị, ông ta đối với sự khổ tâm của Gia Cát Lượng để liên hợp Đông Ngô và giữ yên Kinh Châu, lại hoàn toàn không hiểu nổi. Ông ta ngạo mạn khinh địch, cố chấp lại tự cao tự đại, thường va chạm với Lỗ Túc về chuyện biên giới, gây ra phiền phức. Hơn nữa đương khi Tôn Quyền phái sứ giả đến cầu hôn xin con gái ông ta cho con trai của mình, Quan Vũ chẳng những không hứa hôn, mà ngay lúc ấy lại mắng nhiếc sứ giả của Tôn Quyền, khiến quan hệ hai bên đã căng thẳng lại càng xấu đi. Tuy Tôn Quyền xuất chiêu lần này có ý cầm bắt con tin, song ít ra cũng muốn tăng cường quan hệ hữu hảo. Ví như không đáp ứng, cũng nên nói lại với Lưu Bị, sau đó sẽ phái sứ giả mà khéo léo cự tuyệt. Quan Vũ phản ứng quá độ như thế, chẳng những khiến tình thế Kinh Châu càng xấu đi, cũng làm cho không khí chiến tranh càng tăng thêm, thực ra còn chưa biết thế nào. Trái lại, Lỗ Túc vẫn lấy dại cục đồng minh làm trọng, thường có thái độ vui vẻ. Bởi thế suốt thời gian Lỗ Túc còn sống, vẫn chưa từng phát sinh vấn đề gì nghiêm trọng.

6. Diều hâu chọi lại Diều hâu, quan hệ Tôn -Lưu căng thẳng.

Tháng 10 năm Kiến An thứ 22, cây cột trụ quan trọng nhất để duy trì quan hệ hợp tác Tôn – Lưu là Đô đốc Lỗ Túc qua đời, Tôn Quyền phái Lã Mông một viên tướng Diều Hâu nổi tiếng lên thay thế. Tình thế đông cứng của Tôn – Lưu ở Kinh Châu càng mau chóng xấu đi.

Thực ra, bất luận là Gia Cát Lượng hay Lỗ Túc, đều rất biết rõ chiếm được Kinh Châu, đối với sự phát triển của cả hai bên là quan trọng. Khi đưa ra Long Trung Sách, Gia Cát Lượng đã luôn luôn nhấn mạnh tính quan trọng của Kinh Châu, trong kế hoạch của ông ta, hành động bắc phạt phục hưng nhà Hán, phát động từ Kinh Châu là lý tưởng nhất. Sau khi mất Kinh Châu, Gia Cát Lượng trong cuộc bắc phạt lần thứ nhất, thực ra cũng đã có kế hoạch lôi kéo Mạnh Đạt ở quận Tây Thành phía tây bắc Kinh Châu làm nội ứng, bởi vì từ Kinh Châu trực tiếp đánh vào Lạc Dương là đường thuận lợi nhất. Lỗ Túc cố nhiên là chẳng có tâm nguyện phục hưng nhà Hán, song cũng có hùng tâm giúp đỡ Tôn Quyền tranh bá thiên hạ, nếu như có thể hoàn toàn nắm vững Kinh Châu, chẳng khác lấy Trường Giang làm ranh giới với Tào Tháo chia đôi thiên hạ, tiến thóai đều thích hợp, bởi thế Kinh Châu trong quy hoạch chiến lược của ông ta là vô cùng quan trọng. Tôn Quyền lấy Lỗ Túc làm người kế nhiệm Chu Du, chỉ huy phòng thủ chiến tuyến phía tây, cũng bởi ông ta hiểu biết rất rõ về tầm chiến lược của Kinh Châu.

Song sự uy hiếp của Tào Tháo lại càng trực tiếp, với thực lực của Tôn Quyền và Lưu Bị là rất khó đơn độc đối phó với với Tào Tháo, ví như ở trận Xích Bích hai thế lực cùng liên hợp, ít nhiều cùng có phần may mắn, bởi thế duy trì hợp tác hai bên là vấn đề sinh tồn hiện nay, tự nhiên việc nắm giữ Kinh Châu lại càng quan trọng.

Sau khi Lỗ Túc mất, trên võ đài chiến trường Kinh Châu, còn lại hai vị đều là tướng lĩnh Diều Hâu nổi tiếng của đôi bên, đó là Quan Vũ và Lã Mông.

Hai người này đều là những nhà tác chiến thiên tài, cũng có nhiều mưu lược, chỉ phải nỗi họ tự tin quá độ, có khuynh hướng chủ nghĩa bản vị rõ rệt, xem trọng thành đạt của mình, mà lại không thấy hết tầm quan trong chiến lược mang tính toàn cục của thế trận ba chân vạc lớn.

7. Bắc phạt Tương Dương

Tháng 7 năm Kiến An thứ 24. Lưu Bị tự xưng là Hán Trung Vương, Quan Vũ được phong làm Tiền tướng quân, tích cực chuẩn bị Bắc phạt. Quan Vũ là người tận trung với việc phục hưng nhà Hán, tuy duyên phận năm xưa ông ta có chút quan hệ riêng với Tào Tháo, song Quan Vũ tuyệt đối phân biệt rõ ràng giữa công và tư, chỉ cần mới nói đến việc thống nhất “phản công Trung Nguyên”, Quan Vũ sẽ là người hưởng ứng đầu tiên. Khi xưa Tào Tháo với Tôn Quyền đại chiến ở Hợp Phì, Quan Vũ rất muốn dẫn quân lên phía bắc đoạt lấy Tương Dương, nhưng bởi quân Hạ Hầu Uyên vẫn ở Hán Trung, đang uy hiếp sự an toàn của Ích Châu, bởi còn tùy thời chi viện cho Lưu Bị, Quan Vũ không dám khinh xuất phát động chiến sự lên phía bắc.

Đến khi Tào Tháo rút quân về theo đường Tà Cốc, Lưu Bị đã ổn định được Hán Trung, Quan Vũ đành lòng chẳng được. Ông ta chẳng phải là võ dũng vô mưu, xuất binh bắc phạt đã có khảo lự tất yếu. Đông Ngô một lần nữa yêu cầu trả lại Kinh Châu song nếu như Quan Vũ có thể khôi phục lại Tương Dương, bố trí phòng tuyến vững chắc, thì quân Đông Ngô đồng minh không dễ thu hồi Kinh Châu. Hơn nữa nếu như Lưu Bị nắm được quá nửa Kinh Châu, thì ba quận Giang Bắc có thể sẽ về tay, bởi thế phát động chiến dịch Tương Dương đối với Quan Vũ khá quan trọng.

Theo kế hoạch của Long Trung Sách, khi phương bắc có biến, Kinh Châu mới có thể nhân đó huy động quân lên phía bắc. Song khi ấy Tào Tháo mới từ Trường An rút về Lạc Dương, chuẩn bị trở về Nghiệp Quận. Tuy chiến dịch Hán Trung bị thất bại, song lực lượng quân Tào khá tập trung, sức phòng thủ ở chiến tuyến phía nam có thể nói là không có vấn đề. Huống chi Tào Nhân đang trấn thủ ởTương Dương, tình huống khá ổn định tựa hồ không có điều kiện để phát sinh cuộc Bắc phạt mà Long Trung Sách nói đến.

Tuy nói rằng tướng ở ngoài biên, quân lệnh có chỗ không theo, song nếu như mức độ chiến lược quan trọng, phải động dụng rất nhiều binh lực, tài lực, nếu chẳng được Lưu Bị phê chuẩn, thì Quan Vũ sẽ không dám phát động cuộc chiến tranh có quy mô lớn như vậy.

Có thể bởi Lỗ Túc vừa mất, Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Quan Vũ phán đóan rằng quân Đông Ngô đang lo việc đề phòng, mà không có động tác gì. Đằng sau bộ mặt vui vẻ của Lã Mông, lại làm cho Quan Vũ mất cảnh giác, phải chăng đều là tâm lý chính vậy.

Nói tóm lại Quan Vũ phát động cuộc chiến lần này có thể thấy khá khẩn trương, ông ta hạ lệnh cho Thái thú Nam Quận là My Phương đến đóng quân ở Giang Lăng, giữ gìn kho tàng quan trọng ở hậu phương, lại phái Sỹ Nhân trấn thủ ở Công An, phòng ngừa Đông Ngô có manh động gì, Quan Vũ tự mình dẫn quân chủ lực Kinh Châu, lấy khôi phục nhà Hán làm ngọn cờ chính trị, tiến đánh đội quân của Tào Nhân, kể từ trận Xích Bích đến nay vẫn đóng đồn ở Tương Dương và Phàn Thành.

Chọn tập
Bình luận
1440
× sticky