Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 3 – Chương 9 – Phần 2

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

6. Lưu Chương dẫn sói vào nhà.

Năm Kiến An thứ 16, Tào Tháo đánh tan đội quân của Mã Siêu và Hàn Toại ở Quan Trung, hạ lệnh, cho Tư lệ hiệu uý Chung Dao tích cực tiến hành kế hoạch đánh chiếm Hán Trung. Tào Tháo tự mình sắp xếp binh mã ở Lạc Dương, lệnh cho Hạ Hầu Uyên đang trấn thủ ở Quan Trung hội quân ở Trường An, hiển nhiên có ý đồ lớn sẽ nam chinh nay mai.

Bắt đầu từ đó, chẳng những Trương Lỗ khẩn trương, đến cả Lưu Chương cũng cảm thấy sự uy hiếp của “mưu giông gió giật quanh lầu”.

Trương Tùng nhân cơ hội mà nói với Lưu Chương “Quân Tào rất hùng cường, là vô địch trong thiên hạ, một mai bình định được Hán Trung ắt sẽ nam chinh thảo phạt nốt đất Thục, đến lúc đó tướng quân có đối sách gì?”.

Lưu Chương nói: “Về việc này, ta cũng đã nghĩ rất lâu, song vẫn chưa tìm ra sách lược hữu hiệu”.

Trương Tùng nói: “Hiện nay tướng quân Lưu Dự Châu đang trấn thủ Kinh Châu, là người cùng họ với ngài, lại có môi thù truyền kiếp với Tào Tháo. Ông ta đã trải qua trăm trận, có tài thao lược, đến Tào Tháo cũng phải nể mặt. Mấy năm nay, chúng ta đã có quan hệ với ông ấy, sao không liên hợp với ông ấy để tăng thêm sức mạnh, chinh phạt Trương Lỗ, chỉ cần Trương Lỗ sụp đổ, Ba Thục và Hán Trung có thể kết làm một chỉnh thể liên hợp phòng ngự, quân Tào có mạnh đến đâu, cũng không dễ phá được phòng tuyến liên hợp ấy, như vậy, Ích Châu sẽ giữ được sự thái bình mãi mãi”.

Lưu Chương vẫn có ý nghi ngại về việc dẫn quân ngoài vào nhà, ngần ngừ không quyết.

Trương Tùng lại tiến thêm một bước: “Mấy năm nay, đại quân Đông Châu và đại quân Bản Thổ đối kháng với nhau nghiêm trọng. Ví như Bàng Hy, Lý Dị ở phe Bản Thổ cậy công lao mà kiêu ngạo, chẳng chịu nghe theo chỉ huy. Trước mặt họ đang cố thủ ở phòng tuyến phía bắc, một mai trở giáo, Ba Thục sẽ rơi vào nguy cơ khó lường; bởi thế cần mượn thế lực của Lưu Dự Châu, có thể ngăn cản được dã tâm của Tào Tháo, cũng như ngăn ngừa được Bàng Hy có hành động tạo phản với Thành Đô”. Nghe nói sự tình nghiêm trọng như vậy, Lưu Chương bèn nghe theo, lại cử Pháp Chính làm sứ giả, đến Giang Lăng mời Lưu Bị vào Thục, cùng bàn bạc việc liên minh quân sự.

Pháp Chính sau khi đến Kinh Châu, lập tức yết kiến Lưu Bị, trình bày rằng: “Tướng quân là người anh tài, hãy nhân cơ hội Lưu Chương đang nhu nhược, lại thêm lão thần Ích Châu là Trương Tùng có ý làm nội ứng ắt có thể thuận lợi đoạt được Ích Châu, xin tướng quân mau nắm lấy cơ hội, dốc toàn lực mà làm”.

Lưu Bị vẫn lấy cớ Lưu Chương là người cùng họ, khéo léo cự tuyệt.

Pháp Chính bèn nghiêm trang biểu thị rằng: “Tào Tháo sau khi thắng trận ở Quan Trung, nay lộng hành trước thiên tử, vào triều không giữ lễ, mang kiếm vào triều, hiển nhiên có ý muốn tiếm quyền. Tướng quân là người giữ hương hỏa của nhà Hán, rất nên mau chóng đoạt lấy Ba Thục, lấy Ba Thục vốn có địa thế hiểm trở, sản vật phong phú, rút lui có thể giữ, tiến công có thể tranh bá với thiên hạ, nếu không Tào Tháo một mai bình định được Hán Trung, lại chiếm nốt Ba Thục, thiên hạ ắt sẽ về tay ông ta”.

Lưu Bị cho rằng việc này rất trọng đại, phải trao đổi thêm với Gia Cát Lượng và Bàng Thống, bèn mời Pháp Chính đến ở khách quán, đợi tin trả lời.

Trong hội nghị quân sự, Gia Cát Lượng, Quan Vũ đều tán thành sách lược vào Thục. Bàng Thống còn tích cực bày tỏ rằng: “Trải qua mấy năm loạn lạc vừa rồi, Kinh Châu nhân tài phiêu tán, đời sống nhân dân thấp kém, nếu chỉ dựa vào Kinh Châu sẽ không đủ thực lực tạo thành thế ba chân vạc với Tào Tháo và Tôn Quyền; nay Ích Châu đất đai rộng lớn, sản vật phong phú, số hộ khẩu có hơn trăm vạn, chỉ cần chỉnh đốn hữu hiệu thêm, về căn bản không cần dựa vào điều kiện bên ngoài, là một căn cứ địa rất tốt để phục hưng nhà Hán, cơ hội này dứt khóat chẳng thể vứt bỏ”.

Lưu Bị nói: “Kẻ địch của chúng ta là Tào Tháo chứ không phải Lưu Chương, huống chi tôi nói đến nhân nghĩa, vẫn là hình tượng bất đồng với Tào Tháo; nếu chiếm lấy Ích Châu như vậy, xét về lâu dài mà nói, đấy lại là điều kiện bất lợi với chúng ta!”

Bàng Thống nói: “Nay thiên hạ đại loạn, tiêu chuẩn đạo nghĩa cũng có chỗ bất đồng, xưa kia Ngũ Bá thời Xuân Thu vẫn thôn tính các nước nhược tiểu, lấy chiến tranh ngăn chặn chiến tranh, tránh cho dân tình khỏi cảnh nước sôi lửa bỏng, chẳng những kiến tạo được nghiệp lớn, lại hợp với “Nguyên tắc đại nghĩa”. Đấy cũng là ý tứ câu nói “thấy ngược mà lấy, thấy thuận mà lấy”. Tướng quân nếu như hoàn thành được đại nghĩa phục hưng nhà Hán thì việc đoạt lấy Ích Châu của Lưu Chương có đáng kể gì? Bởi muôn dân thiên hạ mà phải bội tín cũng là điều bất đắc dĩ vậy! Xin tướng quân suy nghĩ kĩ, nếu bây giờ không đoạt lấy Ba Thục, mà để người khác chiếm mất, thì sau này có hối cũng không kịp nữa”.

Sau khi trao đổi kĩ với Gia Cát Lượng, Lưu Bị quyết định nhận lời mời của Lưu chương, dẫn quân vào Thục, chớp lấy cơ hội mà đoạt lấy Ích Châu.

7. Bàng Thống lập kế hoạch, Hoàng Trung dẫn quân đi.

Để biểu thị sự vô tâm chẳng ở mãi Ích Châu, và cũng để tránh sự nghi ngờ và phòng bị của Lưu Chương, Gia Cát Lượng đề nghị với Lưu Bị, đại quân vào Thục lần này sẽ hoàn toàn dựa vào các tướng lĩnh mới gia nhập làm nòng cốt. Các lão tướng đều ở lại, một mặt để đề phòng cẩn thận sự tập kích của Đông Ngô và Tào Tháo, một mặt cũng để Lưu Chương thấy hành động quân sự này chỉ có mục đích giới hạn.

Đại quân vào Thục được sắp xếp như sau:

Chủ sóai: Lưu Bị

Tổng Tham mưu trưởng: Bàng Thống

Tiền quân: Đại quân Hoàng Trung

Trung quân: Lưu Bị tự mình chỉ huy, có thêm Lưu Phong, Quan Bình làm lãnh đội.

Hậu quân: Đại quân Ngụy Diên

Trận tuyến phòng bị ở Kinh Châu được sắp xếp như sau:

Tổng chỉ huy ở Giang Lăng: Gia Cát Lượng

Quân tiền tiêu phía bắc: Do Quan Vũ bố trí ở cửa ải Thanh Nê, đề phòng bị quân Tào Nhân ỏ Tương Dương tấn công.

Trấn thủ Trường Giang: Đại quân Trương Phi.

Chỉ huy ở Công An: Đại quân Triệu Vân, hiệp trợ với Gia Cát Lượng cai quản Kinh Châu và ba quận Kinh Nam được an toàn.

Từ đó có thể thấy hành động quân sự của Lưu Bị lần này khá nguy hiểm, bởi không để Lưu Chương nghi ngờ, đạo quân vào Thục có số lượng rất ít, nếu như Lưu Chương phản bội, sự an toàn của Lưu Bị có thể nói là trứng để đầu đẳng vậy.

Bàng Thống bạo gan mà bụng thì chín chắn, giàu sức tưởng tượng, trong hành động lần này lại thích hợp nếu so với Gia Cát Lượng. Lại nữa việc trấn thủ Giang Lăng là nhiệm vụ sống còn, chẳng thể tìm được một người thứ hai như Gia Cát Lượng, đã cẩn thận lại nhiều mưu kế.

Sắp xếp đạo quân vào Thục, hiển nhiên cho thấy Lưu Bị táo bạo hơn người, Hoàng Trung, Nguỵ Diên đều là các tướng cũ của Kinh Châu, vốn được Lưu Bị hoàn toàn tín nhiệm, thậm chí mang cả sinh mệnh ủy thác ở trong tay họ. Trong cuộc chiến tranh ở Thục, hai người này cơ hồ đã mang toàn lực để giành lấy thành công; Lưu Bị đối đãi với họ rất tốt, đó là nguyên nhân chủ yếu khích lệ họ.

Lại nói vê nội bộ Ích Châu trước việc Lưu Bị dẫn quân vào Thục lần này cũng có lắm suy nghĩ nghi ngờ.

Hoàng Quyền thì kịch liệt phản đối, ông ta nói với Lưu Chương rằng: “Lưu Bị nổi tiếng vũ dũng, sao có thể lâu dài làm một kẻ khách mời bên cạnh tướng quân. Nếu như lấy lễ trọng mà tiếp đãi, lại là việc một nước chẳng có hai chúa. Nếu chúa công nghe lời thần thì nước Thục có núi Thái Sơn bền vững, nếu không nghe lời thần, chúa công ắt gặp phải nguy hiểm khôn lường”.

Trướng tiền tòng sự Vương Lũy, lại tự mình treo ngược ở trước cửa thành, hết sức can gián Lưu Chương: “Trương Lỗ phạm vào bờ cõi chỉ như ghẻ lở mà thôi, tuy có làm phiền song không nguy hiểm. Lưu Bị vào Thục, ấy là hoạ lớn gần kề, sợ Ích Châu sẽ không còn nữa!”.

Song Lưu Chương vốn là người không có chủ kiến, đã phái sứ giả mời Lưu Bị, tự nhiên chẳng thể hối lại, huống chi ông ta cũng nghĩ không ra một phương pháp gì để rút lại lời nói của mình trước đây. Theo tin thám thính trước đó, có thể thấy đại quân vào Thục của Lưu Bị không nhiều, ông ta dứt khóat cự tuyệt lời đề nghị của Hoàng Quyền, lại còn hết sức cung phụng Lưu Bị, mời ông ta đến nơi ở sang trọng như tạo cảm giác đang ở nhà vậy.

Khi đạo quân của Lưu Bị đến ba quận, Thái thú ở đấy là Nghiêm Nhan là kẻ cầm đầu già dặn ở Ích Châu; ông ta có mưu lược, trọng nghĩa khí, đối với việc Lưu Chương mời Lưu Bị vào Thục lần này chẳng hiểu như thế nào, đã nói với các tướng lĩnh thuộc hạ rằng: “Chiến lược này có vẻ giống như ngồi ở nơi rừng sâu, lại thả hổ để bảo vệ mình”.

Các tướng lĩnh và trọng thần ở Ích Châu cũng bàn luận sôi nổi về việc này, khiến Trương Tùng và Pháp Chính phải chịu một áp lực lớn, may mà Mạnh Đạt giải thích giúp; thuyết phục được không ít người và dần dần ủng hộ lập trường của Trương Tùng và Pháp Chính.

Để tránh những điều bất ngờ, trung quân của Lưu Bị đóng ở Điếm Giang, Mạnh Đạt tự mình đến Phù Thành đón tiếp. Thay mặt Lưu Chương hoan nghênh Lưu Bị, Mạnh Đạt mời Lưu Bị hãy tạm ở Phù Thành, đợi Lưu Chương đến ra mắt. Không lâu Lưu Chương dẫn đạo quân hỗn hợp bộ kỵ binh hơn ba vạn người rầm rộ đến nghênh tiếp Lưu Bị. Phù Thành cách Thành Đô ba trăm sáu mươi dặm, qua đấy cũng thấy được thành ý của Lưu Chương như thế nào. Hai người gặp nhau rất đỗi vui mừng, và tình cảm rất thắm thiết. Song Mạnh Đạt phụ trách việc tiếp đãi, lại gặp riêng Bàng Thống truyền đạt ý của Trương Tùng, hi vọng Lưu Bị nhân cơ hội đó mà giết Lưu Chương, tránh khỏi phiền nhiễu về sau. Bàng Thống ngầm báo cáo việc ấy với Lưu Bị, song Lưu Bị cho rằng “Việc đại sự như thế chẳng thể vội vàng” đã cự tuyệt.

Bàng Thống lại hiến một kế khác với Lưu Bị, nhân cơ hội này mà bắt giữ Lưu Chương; tuy là việc bất chính song tránh được một cuộc chiến tranh mà khuất phục được người ta, chẳng phải là việc đáng làm ư?

Lưu Bị nghiêm sắc mặt bảo: “Chúng ta mới vào đất Thục, chưa có ân đức với trăm họ lại vội vàng làm việc thất đức như thế, ắt sẽ không được ủng hộ, đó không phải là kế lâu dài”.

Thực ra với một số ít binh mã trong tay Lưu Bị, mà ba vạn quân của Lưu Chương tiến đánh, tuy có Mạnh Đạt làm nội ứng song có bắn được hươu còn chưa biết về tay ai, điều ấy thực chưa biết rõ! Bởi thế Bàng Thống không dám nói lại nữa.

8. Giả đò chứ không thực làm, Lưu Bị nấn ná bội ước

Lưu Chương và Lưu Bị hằng ngày đều dự yến tiệc ở Phù Thành, như thế đã hơn ba tháng. Lưu Chương tiến cử với triều đình để Lưu Bị làm Đại tư mã, kiêm chức Tư lệ hiệu uý. Lưu Bị cũng đề nghị với Hán Hiến đế cử Lưu Chương làm Trấn tây tướng quân, kiêm chức Ích Châu mục. Đương nhiên những việc này chỉ là trò chơi văn tự về danh nghĩa mà thôi, quyền bính trong triều đều do một mình Tào Tháo nắm giữ, những văn bản tiến cử tốn không ít vàng bạc và sức lực, tự nhiên nhanh chóng chui cả vào cái ống bút bụi bậm của Tào Tháo.

Chẳng qua, Lưu Chương không muốn mời Lưu Bị vào Thành Đô, trái lại ông ta ở Phù Thành để chiêu đãi quân Lưu Bị, mời Lưu Bị xuất phát từ Phù Thành lên phía bắc để thảo phạt Trương Lỗ. Từ việc đó mà xem, Lưu Chương dù sao vẫn được kẻ cao thủ mách nước, khiến Lưu Bị không thể không cải biến kế hoạch ban đầu, chỉ giả đò nấn ná sẽ tiến đánh Trương Lỗ nay mai.

Song Lưu Chương vẫn đối xử chân thành, thậm chí giao cả ải Bạch Thủy để Lưu Bị chỉ huy, lại đưa hai mươi vạn hộc gạo, hơn một nghìn ngựa chiến, hơn một nghìn xe cộ và rất nhiều quần áo, vũ khí cho Lưu Bị. Đợi mọi việc đã sắp xếp xong, Lưu Chương mới dẫn quân trở về Thành Đô.

Nhưng Lưu Bị cũng là kẻ khôn ngoan, ông ta trì hoãn việc tiến lên phía bắc, đóng đồn ở Hà Minh Quan, (Nay là Tứ Xuyên) phối hợp với các thủ lĩnh ở Bạch Thủy Quan như Dương Hoài và Cao Bái để chỉ huy quân sĩ. Tiếp đó, như Tam quốc chí có chép, ông ta chưa nghĩ đến việc đánh Trương Lỗ, chỉ lo vun trồng ân đức, để thu phục nhân tâm.

Cũng vào thời gian ấy, Kinh Châu phát sinh một việc chẳng ngờ, khiến Lưu Bị có thể mượn cớ tạm thời trì hoãn việc thảo phạt Trương Lỗ.

9. Tôn phu nhân trở về Đông Ngô, Triệu Vân chặn sông cứu ấu chúa.

Vốn trước đây Tôn Quyền từng ước hẹn với Lưu Bị cùng đoạt lấy Ích Châu, Lưu Bị lấy cớ vì đại nghĩa mà cương quyết cự tuyệt, lại còn lập tức bày quân phòng vệ phía đông khiến Tôn Quyền không thể sang phía tây được đành phải từ bỏ ý định của mình. Nay Lưu Bị tự mình lại dẫn quân vào Thục, ngoài mặt nói là liên minh với Lưu Chương, thực ra thì nhằm cơ hội mà đoạt lấy Ích Châu.

Tôn Quyền cho rằng Lưu Bị lừa dối, bởi thế phái sứ giả triệu hồi người em gái đã gả cho Lưu Bị, mượn cớ mẹ nhắn về, mang theo cả ấu chúa A Đẩu là con cả của Lưu Bị để làm con tin, sẽ cứng rắn đối đầu với Lưu Bị.

Bởi Gia Cát Lượng đến tiền tuyến với Quan Vũ trao đổi việc phòng thủ phương bắc, thuộc hạ ở Giang Lăng địa vị thấp kém, chẳng thể cãi lý với Tôn phu nhân, đành đứng giương mắt nhìn Tôn phu nhân dẫn A Đẩu xuống thuyền về Đông Ngô.

Tôn Càn biết việc ấy, lập tức phái người khấn cấp thông báo cho Triệu Vân đang trấn thủ ở Công An và Trương Phi đang tuần tra ở Trường Giang. Do Trương Phi nay đây mai đó, nên không dễ tìm được.

Triệu Vân sau khi được thông báo, thấy tình hình khẩn cấp, cũng không kịp trao đổi với ai, chỉ dẫn theo số ít tuỳ tùng, lấy một con thuyền nhỏ mau chóng đuổi theo.

Tướng lĩnh phòng thủ bên sông không dám ngăn cản Tôn phu nhân, huống chi bên cạnh còn có sứ giả Đông Ngô là Chu Thiện và mấy trăm quân hộ vệ. Triệu Vân đuổi đến trấn Sa Đẩu thì gặp thuyền của Tôn phu nhân.

Chẳng để ý đến sự uy hiếp của Chu Thiện, Triệu Vân chỉ một mình đứng ở mũi thuyền, cố thuyết phục Tôn phu nhân đợi tin tức của Lưu Bị rồi hãy về Đông Ngô. Song Tôn phu nhân dứt khóat cự tuyệt, Triệu Vân đành phải xuống thang, yêu cầu để lại A Đẩu. Tôn phu nhân không nghe, Triệu Vân vung kiếm đoạt lấy, Chu Thiện có ý muốn giết Triệu Vân, song Triệu Vân chỉ một mình tả xung hữu đột, quân Đông Ngô không dám lại gần. Trong lúc nguy cấp, đột nhiên thấy một số thuyền lớn từ phía thượng du lao đến, do Trương Phi cũng được tin báo, biết Triệu Vân đã đuổi theo Tôn phu nhân, sợ Đông Ngô phái chiến thuyền đến tiếp viện, bởi thế dẫn đội thuyền chủ lực đến tiếp ứng.

Do hai bên lực lượng chênh lệch, Tôn phu nhân đành để A Đẩu lại cùng với Chu Thiện về Đông Ngô, đây là lần thứ hai Triệu Vân cứu được ấu chúa khỏi vòng nguy hiểm.

Lưu Bị nhân đó báo cáo với Lưu Chương, tuyến phòng thủ Đông Ngô đang có vấn đề, phải đợi Gia Cát Lượng đàm phán với Đông Ngô, sau khi xác định căn cứ địa của mình, không có vấn đề, mới có thể yên tâm lên phía bắc.

Chỉ có một việc ấy, cũng phải đợi đến mấy tháng.

10. Lưu Bị phản bội hiệp ước, Ích Châu đổi bạn thành thù.

Đến năm thứ hai, tướng giữ Bạch Thủy Quan là Dương Hoài và Cao Bái vẫn nổi tiếng ở Ích Châu, thấy Lưu Bị không có ý mang quân bắc phạt Trương Lỗ, bèn ngầm phái người báo cáo với Lưu Chương bày tỏ tình hình như vậy, Lưu Bị có thể đi chệnh quỹ đạo, đề nghị lập tức đuổi Lưu Bị về Kinh Châu, Lưu Chương cũng không biết làm thế nào, đành phái sứ giả mang mật thư chỉ thị cho Dương Hoài phải cẩn thận giám sát mọi hành động của Lưu Bị.

Bức mật thư ấy lại bị Pháp Chính đang ở trong quân Lưu Bị bắt được, ông ta lập tức đến trao đổi với Bàng Thống. Bàng Thống cũng thấy sự tình đã gấp, sau khi cùng Pháp Chính nghiên cứu tình thế chung, đề nghị với Lưu Bị kế hoạch ba điểm:

Kế sách thứ nhất, là không đếm xỉa đến Dương Hoài và Cao Bái, trực tiếp ngầm tuyển lựa một đội cảm tử, tập kích Thành Đô đoạt lấy quyền bính ở Ích Châu, đó là thượng sách.

Kế sách thứ hai, là bắt ngay Dương Hoài và Cao Bái, giành quyền không chế Bạch Thủy Quan, lại tập hợp nhiều binh mã nhằm hướng Thành Đô tiến đánh, đó là trung kế.

Kế sách thứ ba, là sớm rút về thành Bạch Đế, sau khi củng cố phòng tuyến, sẽ liên hợp với quân Kinh Châu, tấn công mạnh vào Ích Châu, đó là hạ sách.

Bàng Thống cho rằng, không nên do dự nữa nếu không đội quân đánh Thục sẽ rơi vào nguy hiểm, có hối cũng không kịp.

Lưu Bị cũng biết rõ binh lực của mình, dẫu có hành động thế nào cũng cần phải táo bạo. Ông ta cho rằng kế đầu rất mạo hiểm, kế dưới lại khá trì hoãn, bèn quyết định vận dụng kế sách thứ hai.

May mà Dương Hoài chưa nắm được chỉ thị mới của Lưu Chương nên không dám có hành động mạnh mẽ. Lưu Bị mời Dương Hoài, Cao Bái đến để thảo luận quân tình, Dương Hoài không nghi ngờ gì, đến doanh trại của Lưu Bị, lập tức bị bắt giữ, rồi bị tống giam; Lưu Bị đã nắm được quyền chỉ huy quân sự không chế Bạch Thủy Quan.

Lúc ấy Lưu Bị nhận được thư của Tôn Quyền, Tào Tháo bởi muốn báo thù trận đại bại ở Xích Bích đang chuẩn bị đại quân nam chinh, hi vọng Lưu Bị mau chóng trở về Kinh Châu cùng bàn bạc kế sách phòng thủ lớn.

Bởi việc Tôn phu nhân dứt khóat trở về Đông Ngô, mối liên minh Tôn – Lưu đã bị phủ một bóng đen. Huống chi qui mô nam chinh của quân Tào lần này không lớn, hơn nữa Quan Vũ đã bố trí phòng thủ, và ngăn chặn thành công sự manh động của Tào Nhân, cho nên tình hình khẩn cấp này dẫu thế nào cũng đã rõ, song Lưu Bị lại nhân đó mà mượn cớ. Lưu Bị lập tức phái sứ giả báo cáo với Lưu Chương rằng môi hở răng lạnh, chẳng thể vứt bỏ được đồng minh, muốn nhờ Lưu Chương viện trợ, để Lưu Bị có đủ thực lực đối kháng với Tào Tháo. Còn vấn đề Trương Lỗ sẽ giải quyết như thế nào? Lá thư của Lưu Bị bày tỏ Bạch Thủy Quan đã tăng cường phòng thủ, Trương Lỗ chẳng qua là bọn giặc tự xưng, trong một thời gian ngắn chẳng cần lo lắng, đợi sau khi vấn đề Tào Tháo được giải quyết, sẽ bắc phạt vẫn chưa muộn.

Đối với Lưu Chương mà nói, lý lẽ như vậy là rất khó thuyết phục, cơ hồ giống như vươn mỏ gà chẳng thể moi được gạo, làm sao có thể cam tâm tình nguyện viện trợ cho Lưu Bị nhỉ? Song lại sợ Lưu Bị trở mặt, đành phải cấp cho Lưu Bị bốn nghìn quân, lương thực, xe cộ cứ theo yêu cầu mà giảm đi một nửa. Việc này cho thấy sự do dự không quyết của Lưu Chương, sợ đắc tội với người mà không dám thóai thác, nếu xét kĩ đủ thấy Lưu Bị vốn đã bội ước, đó là một lý do phản lại những lời lẽ nghiêm chỉnh của ông ta.

Lưu Bị tự nhiên hiểu được cơ hội lợi dụng, lập tức đùng đùng nổi giận mà rằng: “Ta vì Ích Châu mà đối kháng với cường địch, chẳng ngại đường xa nghìn dặm mà đến giúp đỡ, nay ta gặp phải khó khăn, cần một ít nhân mã và quân trang cũng không được, làm sao bảo ta cam tâm tình nguyện mà bán cả sinh mệnh nhỉ?”.

Sự việc viện trợ này hiển nhiên cho thấy mối quan hệ giữa Lưu Bị và Lưu Chương có chiều hướng xấu dần.

Vào lúc ấy, lại phát sinh bi kịch Trương Tùng bị Lưu Chương bắn giết.

Trương Tùng vốn là người đưa ra kế sách mời Lưu Bị vào Thục, nhìn thấy Lưu Bị đã nắm quyền ở phía bắc, thành công ở ngay trước mặt, lại đưa tin muốn trở về Kinh Châu. Trương Tùng không rõ ra sao, vội phái người đưa thư đến Lưu Bị và Pháp Chính, hỏi rõ sự việc tiến triển ra sao và nhận làm nội ứng. Lá thư ấy lại rơi vào tay Trương Túc, ông ta rất kinh hãi sợ liên lụy đến gia đình mình, bèn tố giác âm mưu của Trương Tùng và Lưu Bị với Lưu Chương. Lưu Chương cũng rất kinh ngạc, lập tức bắt giữ Trương Tùng, chém cả nhà, lại hạ lệnh tăng cường phòng thủ các nơi cửa ải, cũng tuyên bố cắt đứt quan hệ với Lưu Bị.

Lưu Bị nghe tin Trương Tùng bị giết, cũng lập tức trả đũa, đem giết Dương Hoài và Cao Bái, chính thức ngả bài với Lưu Chương, bắt đầu mở màn cuộc chiến tranh đoạt lấy Ích Châu.

Quân Lưu Bị tuy không nhiều song được chuẩn bị chu đáo. Lại thêm được sự giúp đỡ của Pháp Chính và Mạnh Đạt, còn quân Ích Châu của Lưu Chương hiển nhiên là không có ý chí chiến đấu. Sau khi chiếm được Bạch Thủy Quan, Lưu Bị cử Hoàng Trung làm tiên phong, dẫn quân xuống phía nam chiếm lấy Phù Thành. Từ hành động quân sự này mà xem, việc Lưu Bị đưa tin trở về Kinh Châu, căn bản chỉ là giả dạng.

Lưu Chương điều Trương Nhiệm, lãnh tụ quân Bản Thổ làm chỉ huy, phôi hợp với Lưu Quý thủ lĩnh quân thân tộc, cùng với quân của Ngô Ý, Đặng Hiền, Lãnh Bào ở phái Đông Châu lên phía bắc bố trí phòng thủ. Theo như cách sắp xếp của Lưu Chương, thấy có sự đoàn kết của các phe phái Ích Châu quyết tâm chống lại Lưu Bị. Thực ra theo như phán đóan của Mạnh Đạt, các đại quân Ích Châu cũng không ưa gì nhau.

Hoàng Trung đóng quân ở Miên Trúc, triển khai thế trận, quân Ngô Ý sớm quay giáo, Trương Nhiệm thiếu chuẩn bị, bị đánh tan tác, Phù Thành thất thủ. Trương Nhiệm đành rút về phía nam Phù Thành bố trí phòng thủ, yêu cầu Lưu Chương tiếp viện. Chẳng ngờ Lưu Chương lại phạm phải một sai lầm nghiêm trọng. Lần này ông ta phái quân Đông Châu do lão tướng Lý Nghiêm chỉ huy đi cứu viện, Lý Nghiêm là người Nam Dương, là bạn của Pháp Chính và Mạnh Đạt, đã có Kinh Châu nhiều năm, bởi thế đối với Lưu Bị có cảm tình đặc biệt. Do tác dộng của những người quen cũ như Pháp Chính và Bàng Thống, Lý Nghiêm sau khi đến Phù Thành, không đánh mà hàng, khiến tinh thần binh sĩ quân Ích Châu bị giáng một đòn nghiêm trọng.

May mà Trương Nhiệm già dặn kinh nghiệm, lại giỏi thao lực, ông ta lập tức chỉnh đốn quân trực thuộc của mình và quân Lý Quý còn chưa có vấn đề gì. Thế rồi rút về Lạc Thành cùng với Lưu Tuần cố thủ ở đấy.

Thu phục được quân Ngô Ý và Lý Nghiêm, quân Lưu Bị có thanh thế rất lớn. Song Trương Nhiệm cố thủ ở nơi hiểm trở, ngăn chặn được quân Lưu Bị đánh xuống phía nam, bởi thế Lưu Bị lập tức làm theo kế hoạch ban đầu, khẩn cấp điều động Gia Cát Lượng ở Kinh Châu, dẫn đội quân của Trương Phi và Triệu Vân, từ phía đông Ích Châu nhằm thẳng Thành Đô, Gia Cát Lượng tiến quân cuốn theo cuộc chiến tranh vào đất Thục.

Chẳng qua việc Tôn Quyền bị Tào Tháo đe dọa, Kinh Châu có nguy cơ môi hở răng lạnh, song lại mang đại quân vào Thục, cho thấy một điều rằng, việc Lưu Bị báo tin khẩn cấp vừa rồi thực đáng ngờ lắm vậy.

Lời bình của Trần Văn Đức

Trong “Binh pháp Ngô Khởi” phần “luận tướng thiên” có chép:

“Việc tác chiến quan trọng hàng đầu là phải triệt để hiểu thấu tướng lĩnh của đối phương, sau đó dựa vào cá tính, tài năng, đề ra kế hoạch đối phó với thủ đoạn của họ; nếu không tốn nhiều công sức như vậy, làm sao có thể giành được thắng lợi dễ dàng.

Với tướng lĩnh phản ứng chậm chạp lại dễ tin người khác có thể dùng mưu kế xảo trá mà dẫn dụ.

Với người tham lam mà không xem trọng danh tiết, có thể dùng vàng bạc mà mua họ.

Với người dễ thay đổi ý kiến của mình, thiếu mưu lược hoạch định, có thể dùng chiến thuật quấy nhiễu khiến họ mỏi mệt và bỏ chạy.

Với các tướng lĩnh cao cấp, xa xỉ ngạo mạn, trong khi các thuộc hạ thì nghèo khó, có thể dùng cảm tình mà ly gián họ.

Với người nhu nhược không quyết đóan, không dứt khóat tiến thóai, không có chỗ dựa vững chắc, có thể dùng áp đảo thanh thế mà đánh gục họ.

Với người hiểu được mà vận dụng những chiến thuật này, ắt sẽ dễ dàng nắm bắt được nhược điểm của đối phương, giành được nhiều thắng lợi”.

Lưu Bị lần thứ nhất tiến quân vào Ích Châu, đã nắm được đầy đủ ưu thế này; Lưu Chương nhu nhược không quyết đóan, đối với hình thế và tình hình hiển nhiên thiếu ứng phó sắc bén, bởi thế sau khi Trương Tùng và Pháp Chính tác động, Lưu Chương rất dễ rơi vào cạm bẫy tự bán mình.

Song cũng thấy rất rõ ràng các văn võ đại thần Ích Châu phản đối và ngăn cản âm mưu của Trương Tùng uà Pháp Chính cũng không nhiều, ngoài Hoàng Quyền và Vương Lũy đã hết sức ngăn cản, tựa hồ đại bộ phận tướng lĩnh quân sự và đại thần, đều “cách sơn quan hổ đấu” (đứng trên núi xem hổ chọi nhau), mà chẳng quan tâm gì đến vận mệnh quốc gia của mình.

Nghiêm Nhan là một viên thượng tướng, cũng chỉ ngồi một chỗ mà thôi. Danh tướng Trương Nhiệm tuy đứng ở chiến tuyến thứ nhất song chưa có thể phán đóan những sai lầm của Lưu Chương để ngăn cản hữu hiệu. Lý Nghiêm là lãnh tụ quân đoàn Đông Châu, chỗ dựa chủ yếu của Lưu Chương, theo sự tác động của Pháp Chính và Mạnh Đạt không đánh mà hàng. Nhược điểm của các tướng lĩnh Ích Châu tựa hồ đã hoàn toàn nằm trong tay Lưu Bị.

Pháp Chính, Mạnh Đạt, Trương Tùng đều là danh sĩ Ích Châu, họ sở dĩ bán rẻ chủ củ, xét kĩ chẳng phải bởi công danh và hư vinh; họ không tín nhiệm Lưu Chương, tuy chính quyền Lưu Chương đã kéo dài hơn mười năm, song ông ta tựa hồ chỉ làm được những điều sai lầm. Không chỉ Pháp Chính không thừa nhận ông ta, hi vọng tìm được người thay thế ông ta, những người khác không biểu lộ ý kiến hoặc thấy gió quay lái thuận chiều, hiển nhiên cũng thiếu tín nhiệm Lưu Chương.

Nói cho cùng Lưu Chương hoàn toàn không biết thuộc hạ bất mãn với mình, vẫn chưa có thể trọng dụng được Pháp Chính và Mạnh Đạt, sớm đã dẫn đến sự óan hận trong lòng họ, dẫn đến hành động quyết định đưa Lưu Bị vào Thục; Pháp Chính hiểu rằng đấy không phải là một đại biểu duy nhất xứng đáng, trách chi phải rơi vào cạm bẫy của người khác. Sự mơ hồ của Lưu Chương đã dẫn ông ta đến chỗ mất mạng. Còn nhớ năm nào Tề Hoàn Công hỏi Quản Trọng: “Quả nhân có tật hiếu sắc, thích săn bắn phải chăng sẽ ảnh hưởng đến bá quyền?”.

Quản Trọng thản nhiên nói rằng: “Chẳng phải! Người làm vua mà không biết như thế nào là bầy tôi hiền tài, như thế nào là người có dã tâm, mới ảnh hưởng đến bá quyền, nếu dùng người hiền tài mà không tín nhiệm, cũng sẽ ảnh hưởng đến bá quyền”.

Người kinh doanh rất xem trọng “lý tính” nỗ lực khắc phục nhược điểm, về cá tính của mình, lấy lợi hại mà phán đóan. Không sợ làm sai, chỉ sợ do dự không quyết, hoặc làm sai cũng không biết mình làm sai chỗ nào, đấy mới là chỗ đáng buồn trong kinh doanh.

TRẦN VĂN ĐỨC

6. Lưu Chương dẫn sói vào nhà.

Năm Kiến An thứ 16, Tào Tháo đánh tan đội quân của Mã Siêu và Hàn Toại ở Quan Trung, hạ lệnh, cho Tư lệ hiệu uý Chung Dao tích cực tiến hành kế hoạch đánh chiếm Hán Trung. Tào Tháo tự mình sắp xếp binh mã ở Lạc Dương, lệnh cho Hạ Hầu Uyên đang trấn thủ ở Quan Trung hội quân ở Trường An, hiển nhiên có ý đồ lớn sẽ nam chinh nay mai.

Bắt đầu từ đó, chẳng những Trương Lỗ khẩn trương, đến cả Lưu Chương cũng cảm thấy sự uy hiếp của “mưu giông gió giật quanh lầu”.

Trương Tùng nhân cơ hội mà nói với Lưu Chương “Quân Tào rất hùng cường, là vô địch trong thiên hạ, một mai bình định được Hán Trung ắt sẽ nam chinh thảo phạt nốt đất Thục, đến lúc đó tướng quân có đối sách gì?”.

Lưu Chương nói: “Về việc này, ta cũng đã nghĩ rất lâu, song vẫn chưa tìm ra sách lược hữu hiệu”.

Trương Tùng nói: “Hiện nay tướng quân Lưu Dự Châu đang trấn thủ Kinh Châu, là người cùng họ với ngài, lại có môi thù truyền kiếp với Tào Tháo. Ông ta đã trải qua trăm trận, có tài thao lược, đến Tào Tháo cũng phải nể mặt. Mấy năm nay, chúng ta đã có quan hệ với ông ấy, sao không liên hợp với ông ấy để tăng thêm sức mạnh, chinh phạt Trương Lỗ, chỉ cần Trương Lỗ sụp đổ, Ba Thục và Hán Trung có thể kết làm một chỉnh thể liên hợp phòng ngự, quân Tào có mạnh đến đâu, cũng không dễ phá được phòng tuyến liên hợp ấy, như vậy, Ích Châu sẽ giữ được sự thái bình mãi mãi”.

Lưu Chương vẫn có ý nghi ngại về việc dẫn quân ngoài vào nhà, ngần ngừ không quyết.

Trương Tùng lại tiến thêm một bước: “Mấy năm nay, đại quân Đông Châu và đại quân Bản Thổ đối kháng với nhau nghiêm trọng. Ví như Bàng Hy, Lý Dị ở phe Bản Thổ cậy công lao mà kiêu ngạo, chẳng chịu nghe theo chỉ huy. Trước mặt họ đang cố thủ ở phòng tuyến phía bắc, một mai trở giáo, Ba Thục sẽ rơi vào nguy cơ khó lường; bởi thế cần mượn thế lực của Lưu Dự Châu, có thể ngăn cản được dã tâm của Tào Tháo, cũng như ngăn ngừa được Bàng Hy có hành động tạo phản với Thành Đô”. Nghe nói sự tình nghiêm trọng như vậy, Lưu Chương bèn nghe theo, lại cử Pháp Chính làm sứ giả, đến Giang Lăng mời Lưu Bị vào Thục, cùng bàn bạc việc liên minh quân sự.

Pháp Chính sau khi đến Kinh Châu, lập tức yết kiến Lưu Bị, trình bày rằng: “Tướng quân là người anh tài, hãy nhân cơ hội Lưu Chương đang nhu nhược, lại thêm lão thần Ích Châu là Trương Tùng có ý làm nội ứng ắt có thể thuận lợi đoạt được Ích Châu, xin tướng quân mau nắm lấy cơ hội, dốc toàn lực mà làm”.

Lưu Bị vẫn lấy cớ Lưu Chương là người cùng họ, khéo léo cự tuyệt.

Pháp Chính bèn nghiêm trang biểu thị rằng: “Tào Tháo sau khi thắng trận ở Quan Trung, nay lộng hành trước thiên tử, vào triều không giữ lễ, mang kiếm vào triều, hiển nhiên có ý muốn tiếm quyền. Tướng quân là người giữ hương hỏa của nhà Hán, rất nên mau chóng đoạt lấy Ba Thục, lấy Ba Thục vốn có địa thế hiểm trở, sản vật phong phú, rút lui có thể giữ, tiến công có thể tranh bá với thiên hạ, nếu không Tào Tháo một mai bình định được Hán Trung, lại chiếm nốt Ba Thục, thiên hạ ắt sẽ về tay ông ta”.

Lưu Bị cho rằng việc này rất trọng đại, phải trao đổi thêm với Gia Cát Lượng và Bàng Thống, bèn mời Pháp Chính đến ở khách quán, đợi tin trả lời.

Trong hội nghị quân sự, Gia Cát Lượng, Quan Vũ đều tán thành sách lược vào Thục. Bàng Thống còn tích cực bày tỏ rằng: “Trải qua mấy năm loạn lạc vừa rồi, Kinh Châu nhân tài phiêu tán, đời sống nhân dân thấp kém, nếu chỉ dựa vào Kinh Châu sẽ không đủ thực lực tạo thành thế ba chân vạc với Tào Tháo và Tôn Quyền; nay Ích Châu đất đai rộng lớn, sản vật phong phú, số hộ khẩu có hơn trăm vạn, chỉ cần chỉnh đốn hữu hiệu thêm, về căn bản không cần dựa vào điều kiện bên ngoài, là một căn cứ địa rất tốt để phục hưng nhà Hán, cơ hội này dứt khóat chẳng thể vứt bỏ”.

Lưu Bị nói: “Kẻ địch của chúng ta là Tào Tháo chứ không phải Lưu Chương, huống chi tôi nói đến nhân nghĩa, vẫn là hình tượng bất đồng với Tào Tháo; nếu chiếm lấy Ích Châu như vậy, xét về lâu dài mà nói, đấy lại là điều kiện bất lợi với chúng ta!”

Bàng Thống nói: “Nay thiên hạ đại loạn, tiêu chuẩn đạo nghĩa cũng có chỗ bất đồng, xưa kia Ngũ Bá thời Xuân Thu vẫn thôn tính các nước nhược tiểu, lấy chiến tranh ngăn chặn chiến tranh, tránh cho dân tình khỏi cảnh nước sôi lửa bỏng, chẳng những kiến tạo được nghiệp lớn, lại hợp với “Nguyên tắc đại nghĩa”. Đấy cũng là ý tứ câu nói “thấy ngược mà lấy, thấy thuận mà lấy”. Tướng quân nếu như hoàn thành được đại nghĩa phục hưng nhà Hán thì việc đoạt lấy Ích Châu của Lưu Chương có đáng kể gì? Bởi muôn dân thiên hạ mà phải bội tín cũng là điều bất đắc dĩ vậy! Xin tướng quân suy nghĩ kĩ, nếu bây giờ không đoạt lấy Ba Thục, mà để người khác chiếm mất, thì sau này có hối cũng không kịp nữa”.

Sau khi trao đổi kĩ với Gia Cát Lượng, Lưu Bị quyết định nhận lời mời của Lưu chương, dẫn quân vào Thục, chớp lấy cơ hội mà đoạt lấy Ích Châu.

7. Bàng Thống lập kế hoạch, Hoàng Trung dẫn quân đi.

Để biểu thị sự vô tâm chẳng ở mãi Ích Châu, và cũng để tránh sự nghi ngờ và phòng bị của Lưu Chương, Gia Cát Lượng đề nghị với Lưu Bị, đại quân vào Thục lần này sẽ hoàn toàn dựa vào các tướng lĩnh mới gia nhập làm nòng cốt. Các lão tướng đều ở lại, một mặt để đề phòng cẩn thận sự tập kích của Đông Ngô và Tào Tháo, một mặt cũng để Lưu Chương thấy hành động quân sự này chỉ có mục đích giới hạn.

Đại quân vào Thục được sắp xếp như sau:

Chủ sóai: Lưu Bị

Tổng Tham mưu trưởng: Bàng Thống

Tiền quân: Đại quân Hoàng Trung

Trung quân: Lưu Bị tự mình chỉ huy, có thêm Lưu Phong, Quan Bình làm lãnh đội.

Hậu quân: Đại quân Ngụy Diên

Trận tuyến phòng bị ở Kinh Châu được sắp xếp như sau:

Tổng chỉ huy ở Giang Lăng: Gia Cát Lượng

Quân tiền tiêu phía bắc: Do Quan Vũ bố trí ở cửa ải Thanh Nê, đề phòng bị quân Tào Nhân ỏ Tương Dương tấn công.

Trấn thủ Trường Giang: Đại quân Trương Phi.

Chỉ huy ở Công An: Đại quân Triệu Vân, hiệp trợ với Gia Cát Lượng cai quản Kinh Châu và ba quận Kinh Nam được an toàn.

Từ đó có thể thấy hành động quân sự của Lưu Bị lần này khá nguy hiểm, bởi không để Lưu Chương nghi ngờ, đạo quân vào Thục có số lượng rất ít, nếu như Lưu Chương phản bội, sự an toàn của Lưu Bị có thể nói là trứng để đầu đẳng vậy.

Bàng Thống bạo gan mà bụng thì chín chắn, giàu sức tưởng tượng, trong hành động lần này lại thích hợp nếu so với Gia Cát Lượng. Lại nữa việc trấn thủ Giang Lăng là nhiệm vụ sống còn, chẳng thể tìm được một người thứ hai như Gia Cát Lượng, đã cẩn thận lại nhiều mưu kế.

Sắp xếp đạo quân vào Thục, hiển nhiên cho thấy Lưu Bị táo bạo hơn người, Hoàng Trung, Nguỵ Diên đều là các tướng cũ của Kinh Châu, vốn được Lưu Bị hoàn toàn tín nhiệm, thậm chí mang cả sinh mệnh ủy thác ở trong tay họ. Trong cuộc chiến tranh ở Thục, hai người này cơ hồ đã mang toàn lực để giành lấy thành công; Lưu Bị đối đãi với họ rất tốt, đó là nguyên nhân chủ yếu khích lệ họ.

Lại nói vê nội bộ Ích Châu trước việc Lưu Bị dẫn quân vào Thục lần này cũng có lắm suy nghĩ nghi ngờ.

Hoàng Quyền thì kịch liệt phản đối, ông ta nói với Lưu Chương rằng: “Lưu Bị nổi tiếng vũ dũng, sao có thể lâu dài làm một kẻ khách mời bên cạnh tướng quân. Nếu như lấy lễ trọng mà tiếp đãi, lại là việc một nước chẳng có hai chúa. Nếu chúa công nghe lời thần thì nước Thục có núi Thái Sơn bền vững, nếu không nghe lời thần, chúa công ắt gặp phải nguy hiểm khôn lường”.

Trướng tiền tòng sự Vương Lũy, lại tự mình treo ngược ở trước cửa thành, hết sức can gián Lưu Chương: “Trương Lỗ phạm vào bờ cõi chỉ như ghẻ lở mà thôi, tuy có làm phiền song không nguy hiểm. Lưu Bị vào Thục, ấy là hoạ lớn gần kề, sợ Ích Châu sẽ không còn nữa!”.

Song Lưu Chương vốn là người không có chủ kiến, đã phái sứ giả mời Lưu Bị, tự nhiên chẳng thể hối lại, huống chi ông ta cũng nghĩ không ra một phương pháp gì để rút lại lời nói của mình trước đây. Theo tin thám thính trước đó, có thể thấy đại quân vào Thục của Lưu Bị không nhiều, ông ta dứt khóat cự tuyệt lời đề nghị của Hoàng Quyền, lại còn hết sức cung phụng Lưu Bị, mời ông ta đến nơi ở sang trọng như tạo cảm giác đang ở nhà vậy.

Khi đạo quân của Lưu Bị đến ba quận, Thái thú ở đấy là Nghiêm Nhan là kẻ cầm đầu già dặn ở Ích Châu; ông ta có mưu lược, trọng nghĩa khí, đối với việc Lưu Chương mời Lưu Bị vào Thục lần này chẳng hiểu như thế nào, đã nói với các tướng lĩnh thuộc hạ rằng: “Chiến lược này có vẻ giống như ngồi ở nơi rừng sâu, lại thả hổ để bảo vệ mình”.

Các tướng lĩnh và trọng thần ở Ích Châu cũng bàn luận sôi nổi về việc này, khiến Trương Tùng và Pháp Chính phải chịu một áp lực lớn, may mà Mạnh Đạt giải thích giúp; thuyết phục được không ít người và dần dần ủng hộ lập trường của Trương Tùng và Pháp Chính.

Để tránh những điều bất ngờ, trung quân của Lưu Bị đóng ở Điếm Giang, Mạnh Đạt tự mình đến Phù Thành đón tiếp. Thay mặt Lưu Chương hoan nghênh Lưu Bị, Mạnh Đạt mời Lưu Bị hãy tạm ở Phù Thành, đợi Lưu Chương đến ra mắt. Không lâu Lưu Chương dẫn đạo quân hỗn hợp bộ kỵ binh hơn ba vạn người rầm rộ đến nghênh tiếp Lưu Bị. Phù Thành cách Thành Đô ba trăm sáu mươi dặm, qua đấy cũng thấy được thành ý của Lưu Chương như thế nào. Hai người gặp nhau rất đỗi vui mừng, và tình cảm rất thắm thiết. Song Mạnh Đạt phụ trách việc tiếp đãi, lại gặp riêng Bàng Thống truyền đạt ý của Trương Tùng, hi vọng Lưu Bị nhân cơ hội đó mà giết Lưu Chương, tránh khỏi phiền nhiễu về sau. Bàng Thống ngầm báo cáo việc ấy với Lưu Bị, song Lưu Bị cho rằng “Việc đại sự như thế chẳng thể vội vàng” đã cự tuyệt.

Bàng Thống lại hiến một kế khác với Lưu Bị, nhân cơ hội này mà bắt giữ Lưu Chương; tuy là việc bất chính song tránh được một cuộc chiến tranh mà khuất phục được người ta, chẳng phải là việc đáng làm ư?

Lưu Bị nghiêm sắc mặt bảo: “Chúng ta mới vào đất Thục, chưa có ân đức với trăm họ lại vội vàng làm việc thất đức như thế, ắt sẽ không được ủng hộ, đó không phải là kế lâu dài”.

Thực ra với một số ít binh mã trong tay Lưu Bị, mà ba vạn quân của Lưu Chương tiến đánh, tuy có Mạnh Đạt làm nội ứng song có bắn được hươu còn chưa biết về tay ai, điều ấy thực chưa biết rõ! Bởi thế Bàng Thống không dám nói lại nữa.

8. Giả đò chứ không thực làm, Lưu Bị nấn ná bội ước

Lưu Chương và Lưu Bị hằng ngày đều dự yến tiệc ở Phù Thành, như thế đã hơn ba tháng. Lưu Chương tiến cử với triều đình để Lưu Bị làm Đại tư mã, kiêm chức Tư lệ hiệu uý. Lưu Bị cũng đề nghị với Hán Hiến đế cử Lưu Chương làm Trấn tây tướng quân, kiêm chức Ích Châu mục. Đương nhiên những việc này chỉ là trò chơi văn tự về danh nghĩa mà thôi, quyền bính trong triều đều do một mình Tào Tháo nắm giữ, những văn bản tiến cử tốn không ít vàng bạc và sức lực, tự nhiên nhanh chóng chui cả vào cái ống bút bụi bậm của Tào Tháo.

Chẳng qua, Lưu Chương không muốn mời Lưu Bị vào Thành Đô, trái lại ông ta ở Phù Thành để chiêu đãi quân Lưu Bị, mời Lưu Bị xuất phát từ Phù Thành lên phía bắc để thảo phạt Trương Lỗ. Từ việc đó mà xem, Lưu Chương dù sao vẫn được kẻ cao thủ mách nước, khiến Lưu Bị không thể không cải biến kế hoạch ban đầu, chỉ giả đò nấn ná sẽ tiến đánh Trương Lỗ nay mai.

Song Lưu Chương vẫn đối xử chân thành, thậm chí giao cả ải Bạch Thủy để Lưu Bị chỉ huy, lại đưa hai mươi vạn hộc gạo, hơn một nghìn ngựa chiến, hơn một nghìn xe cộ và rất nhiều quần áo, vũ khí cho Lưu Bị. Đợi mọi việc đã sắp xếp xong, Lưu Chương mới dẫn quân trở về Thành Đô.

Nhưng Lưu Bị cũng là kẻ khôn ngoan, ông ta trì hoãn việc tiến lên phía bắc, đóng đồn ở Hà Minh Quan, (Nay là Tứ Xuyên) phối hợp với các thủ lĩnh ở Bạch Thủy Quan như Dương Hoài và Cao Bái để chỉ huy quân sĩ. Tiếp đó, như Tam quốc chí có chép, ông ta chưa nghĩ đến việc đánh Trương Lỗ, chỉ lo vun trồng ân đức, để thu phục nhân tâm.

Cũng vào thời gian ấy, Kinh Châu phát sinh một việc chẳng ngờ, khiến Lưu Bị có thể mượn cớ tạm thời trì hoãn việc thảo phạt Trương Lỗ.

9. Tôn phu nhân trở về Đông Ngô, Triệu Vân chặn sông cứu ấu chúa.

Vốn trước đây Tôn Quyền từng ước hẹn với Lưu Bị cùng đoạt lấy Ích Châu, Lưu Bị lấy cớ vì đại nghĩa mà cương quyết cự tuyệt, lại còn lập tức bày quân phòng vệ phía đông khiến Tôn Quyền không thể sang phía tây được đành phải từ bỏ ý định của mình. Nay Lưu Bị tự mình lại dẫn quân vào Thục, ngoài mặt nói là liên minh với Lưu Chương, thực ra thì nhằm cơ hội mà đoạt lấy Ích Châu.

Tôn Quyền cho rằng Lưu Bị lừa dối, bởi thế phái sứ giả triệu hồi người em gái đã gả cho Lưu Bị, mượn cớ mẹ nhắn về, mang theo cả ấu chúa A Đẩu là con cả của Lưu Bị để làm con tin, sẽ cứng rắn đối đầu với Lưu Bị.

Bởi Gia Cát Lượng đến tiền tuyến với Quan Vũ trao đổi việc phòng thủ phương bắc, thuộc hạ ở Giang Lăng địa vị thấp kém, chẳng thể cãi lý với Tôn phu nhân, đành đứng giương mắt nhìn Tôn phu nhân dẫn A Đẩu xuống thuyền về Đông Ngô.

Tôn Càn biết việc ấy, lập tức phái người khấn cấp thông báo cho Triệu Vân đang trấn thủ ở Công An và Trương Phi đang tuần tra ở Trường Giang. Do Trương Phi nay đây mai đó, nên không dễ tìm được.

Triệu Vân sau khi được thông báo, thấy tình hình khẩn cấp, cũng không kịp trao đổi với ai, chỉ dẫn theo số ít tuỳ tùng, lấy một con thuyền nhỏ mau chóng đuổi theo.

Tướng lĩnh phòng thủ bên sông không dám ngăn cản Tôn phu nhân, huống chi bên cạnh còn có sứ giả Đông Ngô là Chu Thiện và mấy trăm quân hộ vệ. Triệu Vân đuổi đến trấn Sa Đẩu thì gặp thuyền của Tôn phu nhân.

Chẳng để ý đến sự uy hiếp của Chu Thiện, Triệu Vân chỉ một mình đứng ở mũi thuyền, cố thuyết phục Tôn phu nhân đợi tin tức của Lưu Bị rồi hãy về Đông Ngô. Song Tôn phu nhân dứt khóat cự tuyệt, Triệu Vân đành phải xuống thang, yêu cầu để lại A Đẩu. Tôn phu nhân không nghe, Triệu Vân vung kiếm đoạt lấy, Chu Thiện có ý muốn giết Triệu Vân, song Triệu Vân chỉ một mình tả xung hữu đột, quân Đông Ngô không dám lại gần. Trong lúc nguy cấp, đột nhiên thấy một số thuyền lớn từ phía thượng du lao đến, do Trương Phi cũng được tin báo, biết Triệu Vân đã đuổi theo Tôn phu nhân, sợ Đông Ngô phái chiến thuyền đến tiếp viện, bởi thế dẫn đội thuyền chủ lực đến tiếp ứng.

Do hai bên lực lượng chênh lệch, Tôn phu nhân đành để A Đẩu lại cùng với Chu Thiện về Đông Ngô, đây là lần thứ hai Triệu Vân cứu được ấu chúa khỏi vòng nguy hiểm.

Lưu Bị nhân đó báo cáo với Lưu Chương, tuyến phòng thủ Đông Ngô đang có vấn đề, phải đợi Gia Cát Lượng đàm phán với Đông Ngô, sau khi xác định căn cứ địa của mình, không có vấn đề, mới có thể yên tâm lên phía bắc.

Chỉ có một việc ấy, cũng phải đợi đến mấy tháng.

10. Lưu Bị phản bội hiệp ước, Ích Châu đổi bạn thành thù.

Đến năm thứ hai, tướng giữ Bạch Thủy Quan là Dương Hoài và Cao Bái vẫn nổi tiếng ở Ích Châu, thấy Lưu Bị không có ý mang quân bắc phạt Trương Lỗ, bèn ngầm phái người báo cáo với Lưu Chương bày tỏ tình hình như vậy, Lưu Bị có thể đi chệnh quỹ đạo, đề nghị lập tức đuổi Lưu Bị về Kinh Châu, Lưu Chương cũng không biết làm thế nào, đành phái sứ giả mang mật thư chỉ thị cho Dương Hoài phải cẩn thận giám sát mọi hành động của Lưu Bị.

Bức mật thư ấy lại bị Pháp Chính đang ở trong quân Lưu Bị bắt được, ông ta lập tức đến trao đổi với Bàng Thống. Bàng Thống cũng thấy sự tình đã gấp, sau khi cùng Pháp Chính nghiên cứu tình thế chung, đề nghị với Lưu Bị kế hoạch ba điểm:

Kế sách thứ nhất, là không đếm xỉa đến Dương Hoài và Cao Bái, trực tiếp ngầm tuyển lựa một đội cảm tử, tập kích Thành Đô đoạt lấy quyền bính ở Ích Châu, đó là thượng sách.

Kế sách thứ hai, là bắt ngay Dương Hoài và Cao Bái, giành quyền không chế Bạch Thủy Quan, lại tập hợp nhiều binh mã nhằm hướng Thành Đô tiến đánh, đó là trung kế.

Kế sách thứ ba, là sớm rút về thành Bạch Đế, sau khi củng cố phòng tuyến, sẽ liên hợp với quân Kinh Châu, tấn công mạnh vào Ích Châu, đó là hạ sách.

Bàng Thống cho rằng, không nên do dự nữa nếu không đội quân đánh Thục sẽ rơi vào nguy hiểm, có hối cũng không kịp.

Lưu Bị cũng biết rõ binh lực của mình, dẫu có hành động thế nào cũng cần phải táo bạo. Ông ta cho rằng kế đầu rất mạo hiểm, kế dưới lại khá trì hoãn, bèn quyết định vận dụng kế sách thứ hai.

May mà Dương Hoài chưa nắm được chỉ thị mới của Lưu Chương nên không dám có hành động mạnh mẽ. Lưu Bị mời Dương Hoài, Cao Bái đến để thảo luận quân tình, Dương Hoài không nghi ngờ gì, đến doanh trại của Lưu Bị, lập tức bị bắt giữ, rồi bị tống giam; Lưu Bị đã nắm được quyền chỉ huy quân sự không chế Bạch Thủy Quan.

Lúc ấy Lưu Bị nhận được thư của Tôn Quyền, Tào Tháo bởi muốn báo thù trận đại bại ở Xích Bích đang chuẩn bị đại quân nam chinh, hi vọng Lưu Bị mau chóng trở về Kinh Châu cùng bàn bạc kế sách phòng thủ lớn.

Bởi việc Tôn phu nhân dứt khóat trở về Đông Ngô, mối liên minh Tôn – Lưu đã bị phủ một bóng đen. Huống chi qui mô nam chinh của quân Tào lần này không lớn, hơn nữa Quan Vũ đã bố trí phòng thủ, và ngăn chặn thành công sự manh động của Tào Nhân, cho nên tình hình khẩn cấp này dẫu thế nào cũng đã rõ, song Lưu Bị lại nhân đó mà mượn cớ. Lưu Bị lập tức phái sứ giả báo cáo với Lưu Chương rằng môi hở răng lạnh, chẳng thể vứt bỏ được đồng minh, muốn nhờ Lưu Chương viện trợ, để Lưu Bị có đủ thực lực đối kháng với Tào Tháo. Còn vấn đề Trương Lỗ sẽ giải quyết như thế nào? Lá thư của Lưu Bị bày tỏ Bạch Thủy Quan đã tăng cường phòng thủ, Trương Lỗ chẳng qua là bọn giặc tự xưng, trong một thời gian ngắn chẳng cần lo lắng, đợi sau khi vấn đề Tào Tháo được giải quyết, sẽ bắc phạt vẫn chưa muộn.

Đối với Lưu Chương mà nói, lý lẽ như vậy là rất khó thuyết phục, cơ hồ giống như vươn mỏ gà chẳng thể moi được gạo, làm sao có thể cam tâm tình nguyện viện trợ cho Lưu Bị nhỉ? Song lại sợ Lưu Bị trở mặt, đành phải cấp cho Lưu Bị bốn nghìn quân, lương thực, xe cộ cứ theo yêu cầu mà giảm đi một nửa. Việc này cho thấy sự do dự không quyết của Lưu Chương, sợ đắc tội với người mà không dám thóai thác, nếu xét kĩ đủ thấy Lưu Bị vốn đã bội ước, đó là một lý do phản lại những lời lẽ nghiêm chỉnh của ông ta.

Lưu Bị tự nhiên hiểu được cơ hội lợi dụng, lập tức đùng đùng nổi giận mà rằng: “Ta vì Ích Châu mà đối kháng với cường địch, chẳng ngại đường xa nghìn dặm mà đến giúp đỡ, nay ta gặp phải khó khăn, cần một ít nhân mã và quân trang cũng không được, làm sao bảo ta cam tâm tình nguyện mà bán cả sinh mệnh nhỉ?”.

Sự việc viện trợ này hiển nhiên cho thấy mối quan hệ giữa Lưu Bị và Lưu Chương có chiều hướng xấu dần.

Vào lúc ấy, lại phát sinh bi kịch Trương Tùng bị Lưu Chương bắn giết.

Trương Tùng vốn là người đưa ra kế sách mời Lưu Bị vào Thục, nhìn thấy Lưu Bị đã nắm quyền ở phía bắc, thành công ở ngay trước mặt, lại đưa tin muốn trở về Kinh Châu. Trương Tùng không rõ ra sao, vội phái người đưa thư đến Lưu Bị và Pháp Chính, hỏi rõ sự việc tiến triển ra sao và nhận làm nội ứng. Lá thư ấy lại rơi vào tay Trương Túc, ông ta rất kinh hãi sợ liên lụy đến gia đình mình, bèn tố giác âm mưu của Trương Tùng và Lưu Bị với Lưu Chương. Lưu Chương cũng rất kinh ngạc, lập tức bắt giữ Trương Tùng, chém cả nhà, lại hạ lệnh tăng cường phòng thủ các nơi cửa ải, cũng tuyên bố cắt đứt quan hệ với Lưu Bị.

Lưu Bị nghe tin Trương Tùng bị giết, cũng lập tức trả đũa, đem giết Dương Hoài và Cao Bái, chính thức ngả bài với Lưu Chương, bắt đầu mở màn cuộc chiến tranh đoạt lấy Ích Châu.

Quân Lưu Bị tuy không nhiều song được chuẩn bị chu đáo. Lại thêm được sự giúp đỡ của Pháp Chính và Mạnh Đạt, còn quân Ích Châu của Lưu Chương hiển nhiên là không có ý chí chiến đấu. Sau khi chiếm được Bạch Thủy Quan, Lưu Bị cử Hoàng Trung làm tiên phong, dẫn quân xuống phía nam chiếm lấy Phù Thành. Từ hành động quân sự này mà xem, việc Lưu Bị đưa tin trở về Kinh Châu, căn bản chỉ là giả dạng.

Lưu Chương điều Trương Nhiệm, lãnh tụ quân Bản Thổ làm chỉ huy, phôi hợp với Lưu Quý thủ lĩnh quân thân tộc, cùng với quân của Ngô Ý, Đặng Hiền, Lãnh Bào ở phái Đông Châu lên phía bắc bố trí phòng thủ. Theo như cách sắp xếp của Lưu Chương, thấy có sự đoàn kết của các phe phái Ích Châu quyết tâm chống lại Lưu Bị. Thực ra theo như phán đóan của Mạnh Đạt, các đại quân Ích Châu cũng không ưa gì nhau.

Hoàng Trung đóng quân ở Miên Trúc, triển khai thế trận, quân Ngô Ý sớm quay giáo, Trương Nhiệm thiếu chuẩn bị, bị đánh tan tác, Phù Thành thất thủ. Trương Nhiệm đành rút về phía nam Phù Thành bố trí phòng thủ, yêu cầu Lưu Chương tiếp viện. Chẳng ngờ Lưu Chương lại phạm phải một sai lầm nghiêm trọng. Lần này ông ta phái quân Đông Châu do lão tướng Lý Nghiêm chỉ huy đi cứu viện, Lý Nghiêm là người Nam Dương, là bạn của Pháp Chính và Mạnh Đạt, đã có Kinh Châu nhiều năm, bởi thế đối với Lưu Bị có cảm tình đặc biệt. Do tác dộng của những người quen cũ như Pháp Chính và Bàng Thống, Lý Nghiêm sau khi đến Phù Thành, không đánh mà hàng, khiến tinh thần binh sĩ quân Ích Châu bị giáng một đòn nghiêm trọng.

May mà Trương Nhiệm già dặn kinh nghiệm, lại giỏi thao lực, ông ta lập tức chỉnh đốn quân trực thuộc của mình và quân Lý Quý còn chưa có vấn đề gì. Thế rồi rút về Lạc Thành cùng với Lưu Tuần cố thủ ở đấy.

Thu phục được quân Ngô Ý và Lý Nghiêm, quân Lưu Bị có thanh thế rất lớn. Song Trương Nhiệm cố thủ ở nơi hiểm trở, ngăn chặn được quân Lưu Bị đánh xuống phía nam, bởi thế Lưu Bị lập tức làm theo kế hoạch ban đầu, khẩn cấp điều động Gia Cát Lượng ở Kinh Châu, dẫn đội quân của Trương Phi và Triệu Vân, từ phía đông Ích Châu nhằm thẳng Thành Đô, Gia Cát Lượng tiến quân cuốn theo cuộc chiến tranh vào đất Thục.

Chẳng qua việc Tôn Quyền bị Tào Tháo đe dọa, Kinh Châu có nguy cơ môi hở răng lạnh, song lại mang đại quân vào Thục, cho thấy một điều rằng, việc Lưu Bị báo tin khẩn cấp vừa rồi thực đáng ngờ lắm vậy.

Lời bình của Trần Văn Đức

Trong “Binh pháp Ngô Khởi” phần “luận tướng thiên” có chép:

“Việc tác chiến quan trọng hàng đầu là phải triệt để hiểu thấu tướng lĩnh của đối phương, sau đó dựa vào cá tính, tài năng, đề ra kế hoạch đối phó với thủ đoạn của họ; nếu không tốn nhiều công sức như vậy, làm sao có thể giành được thắng lợi dễ dàng.

Với tướng lĩnh phản ứng chậm chạp lại dễ tin người khác có thể dùng mưu kế xảo trá mà dẫn dụ.

Với người tham lam mà không xem trọng danh tiết, có thể dùng vàng bạc mà mua họ.

Với người dễ thay đổi ý kiến của mình, thiếu mưu lược hoạch định, có thể dùng chiến thuật quấy nhiễu khiến họ mỏi mệt và bỏ chạy.

Với các tướng lĩnh cao cấp, xa xỉ ngạo mạn, trong khi các thuộc hạ thì nghèo khó, có thể dùng cảm tình mà ly gián họ.

Với người nhu nhược không quyết đóan, không dứt khóat tiến thóai, không có chỗ dựa vững chắc, có thể dùng áp đảo thanh thế mà đánh gục họ.

Với người hiểu được mà vận dụng những chiến thuật này, ắt sẽ dễ dàng nắm bắt được nhược điểm của đối phương, giành được nhiều thắng lợi”.

Lưu Bị lần thứ nhất tiến quân vào Ích Châu, đã nắm được đầy đủ ưu thế này; Lưu Chương nhu nhược không quyết đóan, đối với hình thế và tình hình hiển nhiên thiếu ứng phó sắc bén, bởi thế sau khi Trương Tùng và Pháp Chính tác động, Lưu Chương rất dễ rơi vào cạm bẫy tự bán mình.

Song cũng thấy rất rõ ràng các văn võ đại thần Ích Châu phản đối và ngăn cản âm mưu của Trương Tùng uà Pháp Chính cũng không nhiều, ngoài Hoàng Quyền và Vương Lũy đã hết sức ngăn cản, tựa hồ đại bộ phận tướng lĩnh quân sự và đại thần, đều “cách sơn quan hổ đấu” (đứng trên núi xem hổ chọi nhau), mà chẳng quan tâm gì đến vận mệnh quốc gia của mình.

Nghiêm Nhan là một viên thượng tướng, cũng chỉ ngồi một chỗ mà thôi. Danh tướng Trương Nhiệm tuy đứng ở chiến tuyến thứ nhất song chưa có thể phán đóan những sai lầm của Lưu Chương để ngăn cản hữu hiệu. Lý Nghiêm là lãnh tụ quân đoàn Đông Châu, chỗ dựa chủ yếu của Lưu Chương, theo sự tác động của Pháp Chính và Mạnh Đạt không đánh mà hàng. Nhược điểm của các tướng lĩnh Ích Châu tựa hồ đã hoàn toàn nằm trong tay Lưu Bị.

Pháp Chính, Mạnh Đạt, Trương Tùng đều là danh sĩ Ích Châu, họ sở dĩ bán rẻ chủ củ, xét kĩ chẳng phải bởi công danh và hư vinh; họ không tín nhiệm Lưu Chương, tuy chính quyền Lưu Chương đã kéo dài hơn mười năm, song ông ta tựa hồ chỉ làm được những điều sai lầm. Không chỉ Pháp Chính không thừa nhận ông ta, hi vọng tìm được người thay thế ông ta, những người khác không biểu lộ ý kiến hoặc thấy gió quay lái thuận chiều, hiển nhiên cũng thiếu tín nhiệm Lưu Chương.

Nói cho cùng Lưu Chương hoàn toàn không biết thuộc hạ bất mãn với mình, vẫn chưa có thể trọng dụng được Pháp Chính và Mạnh Đạt, sớm đã dẫn đến sự óan hận trong lòng họ, dẫn đến hành động quyết định đưa Lưu Bị vào Thục; Pháp Chính hiểu rằng đấy không phải là một đại biểu duy nhất xứng đáng, trách chi phải rơi vào cạm bẫy của người khác. Sự mơ hồ của Lưu Chương đã dẫn ông ta đến chỗ mất mạng. Còn nhớ năm nào Tề Hoàn Công hỏi Quản Trọng: “Quả nhân có tật hiếu sắc, thích săn bắn phải chăng sẽ ảnh hưởng đến bá quyền?”.

Quản Trọng thản nhiên nói rằng: “Chẳng phải! Người làm vua mà không biết như thế nào là bầy tôi hiền tài, như thế nào là người có dã tâm, mới ảnh hưởng đến bá quyền, nếu dùng người hiền tài mà không tín nhiệm, cũng sẽ ảnh hưởng đến bá quyền”.

Người kinh doanh rất xem trọng “lý tính” nỗ lực khắc phục nhược điểm, về cá tính của mình, lấy lợi hại mà phán đóan. Không sợ làm sai, chỉ sợ do dự không quyết, hoặc làm sai cũng không biết mình làm sai chỗ nào, đấy mới là chỗ đáng buồn trong kinh doanh.

TRẦN VĂN ĐỨC

Chọn tập
Bình luận