Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 3 – Chương 10 – Phần 2

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

5. Thu dọn yến tiệc thắng lợi, bày ra ân uy điều hành.

Lưu Bị sau khi vào Thành Đô, lập tức bày tiệc lớn mừng công, khao thưởng cho quân viễn chinh vào Thục, bày ra một không khí tưng bừng chiến thắng.

Lưu Bị lấy danh nghĩa Kinh Châu mục kiêm Ích Châu mục, Tả tướng quân, đại tư mã đứng ra cai trị. Lại phong Gia Cát Lượng làm Quân sư tướng quân, lấy Đổng Hòa vốn là Thái thú quận Ích Châu làm Trung lang tướng, Gia Cát Lượng được bố trí làm tả tướng quân Đại tư mã trông coi chính sự.

Lại cho mở cửa kho, luận công ban thưởng, Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi, Pháp Chính mỗi người được thưởng năm trăm cân vàng, một nghìn cân bạc nén, cùng nhiều tiền bạc gấm vóc. Ngoài ra Triệu Vân, Hoàng Trung, Ngụy Diên, Mạnh Đạt, cũng xét theo công lao lớn nhỏ được ban thưởng hậu hĩ.

Tiếp đó Lưu Bị dự định lấy nhà cửa của quan lại cũ ở Thành Đô, cùng vườn tược cấp cho các văn quan võ tướng mới đến. Những người được phần thưởng đều vui mừng trước chiến lợi phẩm không dễ có được.

Lão tướng Triệu Vân một mình đứng ra khuyên Lưu Bị rằng: “Ngày xưa Hoắc Khứ Bịnh (danh tướng đánh Hung Nô đời Hán Vũ để) từng nói: “Hung Nô chưa diệt được sao nghĩ đến việc nhà”. Nay Tào Tháo tàn hại nhà Hán, chẳng khác gì Hung Nô ngày xưa, tuy chúng ta đã thu được Ích Châu song chẳng thể cầu an tại chỗ. Để đến khi thiên hạ bình định, cởi giáp về quê, đấy mới là lúc hưởng thụ thái bình! Huống chi dân Ích Châu vừa mới trải qua chiến tranh điêu linh, lại đoạt lấy ruộng vườn của họ, ắt sẽ ảnh hưởng đến sinh kế, tạo ra sự không yên ổn trong xã hội như thế là rất không công bằng. Không gì bằng trả lại ruộng vườn của họ, để an cư lạc nghiệp, có được không khí phấn khởi, sau này mọi việc binh lương giao dịch, mới có được sự giúp đỡ và ủng hộ chân chính từ họ”.

Những lời lẽ nghiêm chỉnh của Triệu Vân, hoàn toàn đứng trên lập trường ổn định và hợp pháp của chính quyền mới, thể hiện đầy đủ một nhân cách cao quý, quan tâm đến dân tình thống khổ, chí công vô tư. Bởi thế Lưu Bị rất đỗi cảm động, lập tức tuyên bố đình chỉ chính sách phân chia trước đây, để tập trung vào việc vỗ yên trăm họ ở Ích Châu. Thế rồi những người có công đều được ban khen một chén rượu quý; bởi Triệu Vân chí công vô tư như thế nên cũng đắc tội với bằng hữu, nhiều người không vừa lòng cũng không tiện nói ra.

Về phương diện giai cấp thống trị, Lưu Bị dung hòa thế lực Kinh Châu và Ích Châu biểu hiện bề ngoài thì Đổng Hòa cùng với Gia Cát Lượng nắm đại quyền, còn về phân phối quyền lực thực tế, đều dựa cả vào Gia Cát Lượng và Pháp Chính. Theo đề nghị của vài người, Lưu Bị đã sử dụng những kẻ sĩ tài giỏi thời cũ, chẳng kể gì thân sơ, theo tài năng mà đề bạt thích hợp.

Đổng Hoànguyên là người Kinh Châu, thời trẻ theo Lưu Yên vào Thục, là một viên quan hành chính rất có năng lực, phàm là những nơi ông ta cai trị, đều đã biến đổi phong tục, sợ uy mà không phạm lỗi. Thời Lưu Chương, Đổng Hòa ra làm Thái thú quận Ích Châu ở phía nam; ông ta có quan hệ tốt với các dân tộc thiểu số ở địa phương, được dân yêu mà tin theo. Dưới thời Lưu Chương hôn mê, những quan lại địa phương có thành tích như Đổng Hòa rất ít. Gia Cát Lượng biết rõ Đổng Hòa là một nhân tài khó kiếm được, bởi thế yêu cầu Lưu Bị đặc biệt đề bạt, trở thành cánh tay quan trọng của Gia Cát Lượng trong việc điều hành Ích Châu.

Hứa Tĩnh là Thái thú Thục quận, là anh của Hứa Thiệu, nổi tiếng ở Nhữ Nam, vẫn có tiếng ở vùng Giang Nam, Lưu Chương đặc biệt cho ngươi mời mọc ông ta làm Thái thú Thục quận cũng là một trưởng quan hành chính rất quan trọng ở Thành Đô, có thể nói là một đại thần được Lưu Chương tín nhiệm và tôn trọng, song đang khi Thành Đô nguy cấp, Hứa Tĩnh thấy sinh mệnh của trăm họ là điều quan trọng nhất, bởi thế chủ trương hòa bình giải quyết vấn đề Thành Đô, do Lưu Chương ngần ngừ không quyết, Hứa Tĩnh đã dự định lén mở cửa thành để tiếp đón quân Kinh Châu, may mà Lưu Chương cảnh giác, âm mưu chưa thể thực hiện. Song bởi Hứa Tĩnh có danh vọng cao, rất được lòng người, nên Lưu Chương đối với việc làm phản này cũng chưa thể truy cứu.

Lưu Bị sau khi nắm quyền bính, đối với hành vi bán chúa lúc lâm nguy của Hứa Tĩnh, không được vừaý, bởi thế có dự định không trọng dụng ông ta nữa.

Pháp Chính lại nhìn nhận khác hẳn, ông ta nói: “Trong thiên hạ có không ít người hữu danh vô thực, Hứa Tĩnh là một người như thế. Song chúa công hiện nay đang sáng nghiệp, chẳng thể khiến trăm họ Ích Châu nhìn rõ được Hứa Tĩnh, ông ta có danh vọng lớn khắp trong vùng nếu không trọng dụng ông ta, thiên hạ sẽ nhìn nhận chúa công là có ý khinh mạn hiền sĩ. Theo đề nghị của thần, vẫn phải trọng dụng ông ta, mới có thể lôi kéo nhân tài xa gần, đấy cũng là cốt lõi”. Yến Chiêu Vương ngày xưa trọng dụng Quách Hòe! Quách Hòe là một đại thần của Yến Chiêu Vương thời Chiến Quốc, Yến Chiêu Vương lên ngôi trong lúc loạn lạc, tích cực tìm kiếm nhân tài, gây dựng cơ đồ. Bởi nước Yên ở tận phương bắc, không dễ lôi kéo nhân tài ưu tú ở Trung Nguyên, Yến Chiêu Vương bèn hỏi han Quách Hòe về sách lược cầu hiền.

Quách Hòe cười mà nói với ông ta rằng: “Xin trước hãy trọng dụng Quách Hòe tôi đây! Nếu kẻ tài hèn như tôi vẫn được đức vua trọng dụng, kẻ sĩ có thực tài tự nhiên sẽ không ngại nghìn dặm mà tìm đến”. Yến Chiêu Vương bèn phong Quách Hòe làm Thái phó, đặc biệt tôn trọng, quả nhiên có không ít kẻ sĩ thực tài, rối rít từ Trung Nguyên đến nước Yên tìm cơ hội. Danh tướng Nhạc Nghị cũng vào thời gian ấy, theo về với Yến Chiêu Vương, rất được trọng dụng, đã giúp đỡ Yến Chiêu Vương xưng bá thiên hạ.

Ý tứ của Pháp Chính là tiếp tục lợi dụng danh tiếng lớn của Hứa Tĩnh, đối với chính quyền mới của Lưu Bị ở Ích Châu đang thu hút nhân tài, sẽ có được sự giúp đỡ rất lớn.

Lưu Bị cũng làm theo đề nghị của Pháp Chính để Hứa Tĩnh làm Tả tướng quân Trưởng sử, Lưu Bị sau khi xưng làm Hán Trung Vương, lại cất nhắc Hứa Tĩnh làm Thái phó, sau này lập ra đế chế Thục Hán lại phong làm Tư đồ. Gia Cát Lượng sau khi nắm quyền cai trị, cũng rất tôn trọng Hứa Tĩnh.

Lưu Ba ở Linh Lăng, lúc đầu là người tích cực giúp đỡ chính quyền của Tào Tháo, Lưu Bị trong thời gian liên hợp với Tôn Quyền chống Tào Tháo, thì Lưu Ba cùng với các nhân sĩ thân Tào ở Kinh Châu, chủ trương Trung Quốc thống nhất, tiếp thu yêu cầu của Tào Tháo, đến chiêu an ở ba quận Trường Sa, Linh Lăng, Quê Dương ở phía nam.

Trận đánh Xích Bích, thế lực Tào Tháo bị bức rút khỏi Kinh Châu, ba quận phía nam ấy bị rơi vào phạm vi thế lực của Lưu Bị. Gia Cát Lượng thấy Lưu Ba có tài năng và nhân cách, đã viết thư chiêu dụ, song Lưu Ba lại bỏ quan mà đi, để lại lá thư không muốn phò tá một chính quyền không chính thống như Lưu Bị, khiến Lưu Bị đối với Lưu Ba rất chi căm giận.

Sau này Lưu Ba đến Giao Chỉ theo giúp Lưu Chương được Lưu Chương cho làm một chức quan cao cấp ở văn phòng. Đến khi Trương Tùng, Pháp Chính nêu kế hoạch mời Lưu Bị vào Thục cùng chống lại Trương Lỗ, Lưu Ba đã phản đối mãnh liệt, ông ta cho rằng Lưu Bị có dã tâm rất lớn, vào Thục ắt sẽ mang theo tai họa lớn. Đến khi Lưu Bị đã vào Thục chuẩn bị bắc phạt Trương Lỗ, thì Lưu Ba lại nói: “Nếu để Lưu Bị đi đánh Trương Lỗ như thế là thả hổ về rừng”.

Sau mấy lần can gián, đều không được Lưu Chương tiếp thu, Lưu Ba đành đóng cửa cáo bệnh, không tham dự vào chính sự ở Ích Châu.

Khi Lưu Bị bao vây Thành Đô mọi người đều cho rằng lần này Lưu Ba số đã hết, song Lưu Bị lại nghe theo đề nghị của Gia Cát Lượng, hạ lệnh rằng: “Nếu ai làm hại Lưu Ba thì phải tru di tam tộc”. Lưu Ba nghe vậy rất đỗi cảm động, sau khi Lưu Bị vào Thành Đô, Lưu Ba đến tận nơi tạ tội, Lưu Bị tự nhiên không trách cứ ông ta, lại nghe theo sự tiến cử của Gia Cát Lượng, để Lưu Ba giúp việc ở phủ thừa tướng.

6. Khoan dung trong mọi mặt, xây dựng công thức chung.

Ngoài những đại thần Ích Châu như Hoàng Quyền năm nào phản đối Lưu Bị vào Thục, hoặc những trưởng lão như Lý Nghiêm, Ngô Ý năm nào ở chiến trường đã đi theo Lưu Bị, Bành Dạng là người có tài năng, song vẫn chưa được Lưu Chương trọng dụng; Gia Cát Lượng đã cân nhắc tài cán và ý nguyện, trao cho chức vị để những người như ông ta tham gia chính phủ mới, phát huy hết tài năng.

Trong năm, sáu năm, có được hai châu Kinh, Ích, trận tuyến của Lưu Bị đã khuyếch đại mau chóng, các mặt lập trường, ý kiến, lợi hại cũng có nhiều mặt. Bởi thế Gia Cát Lượng phải đặc biệt chú ý mâu thuẫn giữa các quan lại văn võ mới cũ, để họ dốc lòng cống hiến, vì sự ổn định và phát triển của chính phủ mói mà nỗ lực ở mức lớn nhất.

Lại ví như danh tướng Quan Trung là Mã Siêu, vốn là lãnh tụ hùng cứ một phương, nay mắc nạn phải theo về với mình, đã cấp cho địa vị đặc biệt, bởi thế sau khi vào Thành Đô, Lưu Bị đã phong Mã Siêu làm Bình tây tướng quân. Địa vị ấy đã vượt cả lão tướng Triệu Vân, thậm chí còn bằng vai với Trương Phi.

Triệu Vân vẫn không coi trọng quyền tước, còn Trương Phi đối với danh sĩ có biệt tài, cũng hiểu rằng phải đặc biệt tôn trọng. Song Quan Vũ đang trấn thủ Kinh Châu xa xôi lại có vẻ không vừa ý, Quan Vũ vẫn tự coi mình là bậc cao, ông ta thấy Mã Siêu chỉ một bước đã lên đến chức Bình tây tướng quân, trong lòng sôi sục bất bình, lại đặc biệt viết thư cho Gia Cát Lượng bày tỏ rằng Mã Siêu có tài năng đến đâu, thao lược so được với ai? Gia Cát Lượng rất hiểu Quan Vũ, bèn viết thư trả lời rằng: “Mã Siêu tài kiêm văn võ, anh hùng hơn người, là người hào kiệt trên đời, ví như Kình Bành có thể tranh cao thấp với Trương Phi, chẳng thể so sánh được với ông râu dài về tài năng phi phàm vậy (người đời vẫn khoe Quan Vũ có bộ râu đẹp)”.

Gia Cát Lượng qua lá thư ấy đã ví Mã Siêu với những mãnh tướng hữu dũng vô mưu như Bành Việt và Anh Bố, hoặc giống như Trương Phi mà thôi, dứt khóat không bằng Quan Vũ có văn võ toàn tài, vượt cả đám quần hùng. Quan Vũ xem thư rất đỗi cao hứng, đặc biệt còn đưa thư cho các tân khách xung quanh cùng thưởng thức, xem thế khá thấy thái độ ngạo mạn tự đắc của Quan Vũ lúc bấy giờ. Đấy cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra việc để mất Kinh Châu sau này. Song Gia Cát Lượng muốn để Quan Vũ yên tâm mới làm như thế. Đương nhiên Gia Cát Lượng cũng tự mình làm gương, có quan hệ tốt với các nhân sĩ, Kinh Ích Châu, ông với Đổng Hòa cùng vui lo với công việc. Hai người đắp đối dài ngắn, đồng lòng đồng trí, trở thành đôi bạn tâm giao. Ví như nhân vật Lưu Ba lại là người không dễ gần, ông ta tài hoa hơn người, có hiểu biết sâu rộng. Năm ấy, khi Lưu Bị bao vây Thành Đô, từng hứa với các tướng lĩnh vây thành là đánh xong Thành Đô, sẽ mang tài vật trong kho làm chiến lợi phẩm để mọi người cùng hưởng. Bởi thế sau khi chiếm được thành, các tướng sĩ đã vơ vét sạch châu báu trong kho, đến nỗi sau này đồ quân dụng không đủ, thường bị tài chính bó buộc, cũng khá đau đầu.

Lưu Ba lại đề nghị với Lưu Bị rằng: “Việc ấy thực ra chẳng khó khăn gì, chỉ cần cho đúc nhiều tiền 100 quan bình ổn vật giá, quan phủ định ra giá cả, sẽ quản lý được tình hình thị trường”. Có thể nói đây là một chính sách kinh tế tốt, lại là một chính sách phối hợp tiền tệ với hàng hóa để chủ động điều chỉnh và không chế thị trường, người có đầu óc như vậy thực không nhiều. Lưu Bị làm theo phương pháp của Lưu Ba, quả nhiên sau vài tháng kho tàng đã mau chóng đầy đủ cả.

Song Lưu Ba rất cao ngạo, ông ta xem thường võ tướng; đến cả Trương Phi cũng vậy. Có rất nhiều lần khi Trương Phi xin ông ta chỉ giáo, ông ta đều thóai thác, khiến Trương Phi rất bất bình.

Gia Cát Lượng khuyên Lưu Ba rằng: “Tướng quân Trương Dực Đức tuy là quan võ, song ông ta rất kính phục túc hạ, chúa công tập hợp cả văn võ để định đại sự. Túc hạ bản tính thanh cao, lẽ ra phải hiểu được một chút mới phải”.

Không ngờ Lưu Ba kiêu ngạo đáp rằng: “Đại trượng phu ở đời, phải rộng giao tiếp với anh hùng bốn biển, còn với kẻ võ phu thô lỗ thì có gì để nói”.

Gia Cát Lượng thấy thế, cũng không muốn nói nữa. Song Lưu Bị nghe được lại rất giận giữ mà rằng: “Ta muốn tập hợp đủ mọi người có văn tài và võ bị, để ổn định thiên hạ, Lưu Ba chỉ chuyên môn chống đối ta, ông ta hẳn muốn thích đến chỗ nào với Tào Tháo để làm quan à! Ông ta chỉ khiêu khích chúng ta mà chẳng có thành ý giúp đỡ chúng ta vậy!”.

Lưu Ba thấy Lưu Bị tức giận, phải vội vàng lui lại.

7. Nội chính vừa ổn định, ngoại nạn lại liên miên

Ích Châu vừa ổn định Gia Cát Lượng đã nghĩ ngay đến việc bình ổn nhân sự ở Trung ương và pháp chế, Lưu Bị thì thường đến các châu quận để giám sát, triệt để không chế Ích Châu một cách hữu hiệu. Song một điều khiến Lưu Bị và Gia Cát Lượng lo lắng là Tôn Quyền ở phía đông và Tào Tháo ở phía bắc, đối với Lưu Bị mới có được hai châu Kinh, Ích, đỏ mặt tức tối, vẫn thường có hành động khiêu chiến, khiến Lưu Bị và Gia Cát Lượng đang lúc chưa ổn định không khỏi lo lắng, để tâm đối phó cẩn thận.

Năm Kiến An thứ 15, cũng tức là hai năm sau khi Lưu Bị bình định Ích Châu, Tào Tháo phát động tấn công vào Trương Lỗ và Hán Trung, Lưu Bị lập tức phái một số lớn tình báo bí mật chú ý tình hình quân sự phái bắc, lại điều động hai đại tướng Trương Phi và Mã Siêu có kinh nghiệm phong phú đến phía bắc Ích Châu, để tăng cường việc phòng bị.

Không lâu sứ giả của Tôn Quyền là Gia Cát Cẩn, đến Ích Châu yết kiến Lưu Bị, yêu cầu trả lại Kinh Châu.

Lưu Bị đối với việc Tôn Quyền nhân khi ông ta vào Ích Châu, đã triệu hồi em gái là Tôn phu nhân về nước, hơn nữa lại còn bắt cả A Đẩu đi theo, thì tức giận không thôi. Song Gia Cát Cẩn lại là anh ruột của Gia Cát Lượng, một nhân sĩ Đông Ngô vẫn có cảm tình với Lưu Bị, nên Lưu Bị đành phải nói rằng: “Đợi chúng tôi chiếm được Lương Châu, tự nhiên sẽ đem Kinh Châu trả cho các ông”.

Gia Cát Cẩn tuy biết rõ đấy chỉ là lời thóai thác, song cũng không dễ cưỡng bức nữa đành mang ý kiến của Lưu Bị về báo lại cho Tôn Quyền.

Chẳng ngờ Tôn Quyền nghe vậy rất giận dữ, lập tức lệnh cho đại tướng Lã Mông dẫn quân tập kích vào ba quận phía nam là Trường Sa, Linh Lăng và Quế Dương.

Lưu Bị biết được quân tình, lập tức giao Ích Châu lại cho Gia Cát Lượng và Pháp Chính, tự mình dẫn năm vạn quân chủ lực trở về Kinh Châu, đến đóng trại ở Công An để chỉ huy chung. Lại lệnh cho Quan Vũ dẫn quân Kinh Châu theo đường Giang Lăng xuống phía nam, cùng với quân Trường Sa trấn giữ Ích Dương, để biểu thị thái độ cứng rắn.

Song Tôn Quyền cũng không chịu lùi, ông ta lệnh cho Lỗ Túc và Hạ Khẩu theo phía nam đến Ích Dương chuẩn bị với Quan Vũ cùng lấy cứng chọi cứng còn mình thì đóng ở Lục Khẩu, nắm diễn biến quân sự, trước mắt mối liên minh hai bên sắp bị phá vỡ, tình thế đại chiến có thể sẽ nổ ra.

Đang vào lúc khẩn cấp như thế, có tin ở phía bắc Hán Trung đang có chiến sự, Tào Tháo đã giành được thắng lợi quyết định, Lưu Bị thất kinh, sợ Tào Tháo thuận đà tràn xuống phía nam, Ích Châu có thể có biến, bèn chủ động phái sứ giả đàm phán với Tôn Quyền hai bên ký hiệp định phân chia Kinh Châu, lấy sông Tương Thủy làm ranh giới, ba quận phía đông Tương Thủy là Giang Hạ, Trường Sa, Quế Dương thuộc Tôn Quyền các quận phía tây Tương Thủy là Nam Quận, Linh Lăng, Vũ Lăng thuộc Lưu Bị; như vậy chiến tranh tạm thời hòa hoãn lại, kéo dài thêm liên minh Tôn – Lưu vốn đã rệu rã.

Thực ra với tình thế lúc ấy mà nói, chẳng những Lưu Bị đang chịu uy hiếp, nếu như Tào Tháo hoàn toàn khống chế Hán Trung, thì chiến tuyến Hợp Phì ở phía đông cũng ắt sẽ bị nguy cấp, Tôn Quyền sẽ bị áp lực nghiêm trọng cho nên liên minh Tôn – Lưu đối với cả hai bên đều rất cần thiết.

Quân chủ lực của Lưu Bị không dám quay lại Kinh Châu mà đến thẳng Giang Châu ở phía bắc Ích Châu để tuần tra. Trương Lỗ lúc ấy đã chạy khỏi Ba Trung, tham mưu Hoàng Quyền nói với Lưu Bị rằng, Hán Trung đã mất, ba quận Ba Đông, Ba Tây, Ba Trung đều khó phòng thủ hữu hiệu, nếu ba quận ấy mà mất, ví như Ích Châu mất cánh tay, tình huống sẽ rất nghiêm trọng, bởi thế không gì bằng liên hợp với Trương Lỗ, cố thủ ở Ba Trung để chống lại quân Tào Tháo tràn xuống phía nam. Lưu Bị lập tức lệnh cho Hoàng Quyền làm hộ quân, dẫn quân lên phía bắc đón Trương Lỗ.

Không ngờ Hoàng Quyền mới đến Ba Trung (nay là Gia Lăng) Trương Lỗ đã trở về Nam Trịnh, chính thức tuyên bố đầu hàng Tào Tháo.

Hoàng Quyền lập tức tấn công vào ba quận ấy, uy hiếp Thái thú Ba Đông là Phác Hồ, Thái thú Ba Tây là Đỗ Hỗ và Thái thú Ba Quận là Nhiệm Ước, thế là Ba Trung hoàn toàn bị Lưu Bị khống chế.

Lúc đó Tào Tháo cũng phái đại tướng Trương Tích xuất binh thu hồi ba quận ấy, đến đóng đồn ở Nhan Cừ, Lưu Bị lệnh cho Trương Phi đang làm Thái thú Ba Tây dẫn quân nghênh chiến, hai hên đối trận hơn năm mươi ngày. Trương Phi dùng kế đánh bại được Trương Cát, Trương Cát rút quân về Nam Trịnh. Diện mạo ba quận ở đấy tạm thời được ổn định, thực ra qui mô chiến tranh lại càng lớn, đang ủ men ngấm ngầm. Quân Lưu Bị vừa mới được nghỉ ngơi, lại không tránh khỏi bị cuốn vào cuộc tranh giành Hán Trung với Tào Tháo ở phía bắc.

Lời bình của Trần Văn Đức

Trong chiến dịch công thủ liên tục, không tránh khỏi va chạm với cường địch khó khắc phục, lúc ấy chiến thuật khéo léo đến đâu, hoặc liều mạng quyết đâu, đều rất khó có hiệu quả. Ngô Khởi tác giả cuốn Ngô tử binh pháp cho rằng, như thế phải có binh lực rất lớn, hoặc mưu kế của thánh nhân. Nói cách khác, khi đối diện với cường địch, chiến lược có tầm quan trọng lớn hơn so với chiến thuật.

Trong cuốn Ngô Tử có chép: “Ngụy Vũ Hầu hỏi rằng: Có quân rất đông, lại có võ dũng, hơn nữa địa hình rất có lợi, lưng dựa vào núi lớn, mặt nhìn ra nơi hiểm trở, bên phải là núi, bên trái là sông, hào thì sâu, lũy thì cao, lại có lắm nỏ cứng, công sự phòng ngự cẩn mật, trụ vững như núi, tiến như gió lốc, lương thực rất nhiều, khó đối trận lâu dài với họ, như vậy là thế trận bất lợi với ta, phải đối phó như thế nào?”.

Ngô Khởi đáp rằng: “Đấy là vấn đề rất quan trọng! Song không thể dựa vào số ngựa xe binh lính để giải quyết, mà phải dựa vào mưu kế của bậc thánh nhân, từ đại cục mà cân nhắc, vận dụng trí tuệ, tìm kiếm sách lược, mới có thể giải quyết vấn đề.

Đầu tiên phải bố trí trận địa nhiều tầng lớp, bởi thế binh lực điều động nhất định phải đầy đủ, nếu không quân lực phải chia ra, lực lượng ắt suy yếu, bề mặt nên chia thành năm tuyến, hơn nữa các tuyến đều phải nắm được vị trí xung yếu.

Bố trí chia quân làm năm tuyến, chủ yếu làm cho kẻ địch khó nhận ra, không biết quân ta sẽ hành động ra sao, cũng khiến họ phải phân tán binh lực để phòng thủ.

Nếu quân địch cố thủ không ra, bảo thủ thực lực, nên lập tức phái gián điệp, trinh sát tường tận hành động và mưu toan của kẻ địch, để hiểu rõ phải chăng họ có quân tiếp viện. Đồng thời phái sứ giả hòa bình, đến đàm phán hoặc chiêu hàng. Kẻ địch nghi ngờ thực lực của quân ta, nếu biết rõ tình thế, kẻ địch có thể thấy khó mà rút lui, không cần phải huyết chiến cứng chọi với cứng, sẽ có thể giải trừ được thế đông cứng.

Nếu như đàm phán không xong thì năm tuyến quân cùng nhất tề tiến đánh. Nếu giành được thắng lợi, chẳng nên truy đuổi, để tránh rơi vào cạm bẫy của đối phương; còn không giành được thắng lợi, nên lập tức rút lui mau chóng, vận dụng phương pháp tác chiến cơ động. Song khi giả vờ rút chạy phải chú ý đến trật tự, chẳng thể hỗn loạn. Một tuyến sẽ đánh vào chính diện; một tuyến sẽ dùng chiến thuật vu hồi, chặt đứt phía sau để tác động tinh thần binh sĩ đối phương; hai tuyến khác thì tập kích vào bên trái hoặc bên phải; còn một tuyến nữa thì dùng chiến thuật du kích đánh vào điểm yếu của đối phương. Năm tuyến cùng tương hỗ công kích như vậy, để sáng tạo ra nhiều cơ hội có lợi, đấy chính là phương pháp tốt nhất để tiến đánh cường địch”.

Trận đánh ở Lạc Thành, quân viễn chinh của Lưu Bị, trước sự phòng thủ vững chắc của mãnh tướng Trương Nhiệm bị rơi vào thế đông cứng. Trong lúc nguy cấp, Lưu Bị và Gia Cát Lượng chẳng những không chịu rút lui về thế co cụm, trái lại không để ý đến tuyến phòng thủ ở phía đông và phía bắc, lại chọc vào tổ kiến, tập trung lực lượng để giải quyết gọn vấn đề.

Trong đợt công kích thứ hai, Gia Cát Lượng lại dùng chiến thuật phân tán mà tiến đánh, để Trương Phi mang quân chủ lực đánh vào chính diện, tự mình với Triệu Vân chia làm hai mũi giáp kích, mục đích chủ yếu để tạo ra những nguy cơ làm nhiễu loạn suy nghĩ của đối phương. Hơn nữa cánh quân của Triệu Vân đánh ở phía tây bắc, chẳng những có thể cắt đứt hậu phương của Trương Nhiệm, mà còn bức Trương Nhiệm không thể không ra ngoài thành quyết chiến với Bàng Thống, cũng tạo thành sự uy hiếp khá lớn với quân phòng thủ ở Thành Đô.

Song chiến thuật phân tán mà đánh này nghiêm chỉnh mà nói cũng khá nguy hiểm. Quân đội tác chiến lấy tập chung cơ động làm nguyên tắc. Phân tán rất dễ bị đánh phá từng phần, bởi thế khi vận dụng chiến thuật này cần phải chú ý đặc biệt.

Gia Cát Lượng trong đợt tây tiến thứ hai, có thể nói ông ta trong quá trình phân tán quân đội, vẫn không ngừng hội quân. Hội quân lần đầu ở Giang Châu, lại phân làm ba đường trong thời gian rất ngắn, theo các hướng đông nam tây bắc, hẹn hội quân ở Thành Đô. Mục đích chủ yếu vẫn là khi phân tán binh lực, để sau đó lại tập trung, mà không vấp phải nguy cơ trong khi tiến hành.

Trong phân tán có hợp nhất, trong hợp nhất có phân tán, trong chân chính có kỳ ảo, trong kỳ ảo có chân chính, đấy là nguyên tắc rất thần diệu trong vận dụng binh pháp chiến thuật.

TRẦN VĂN ĐỨC

5. Thu dọn yến tiệc thắng lợi, bày ra ân uy điều hành.

Lưu Bị sau khi vào Thành Đô, lập tức bày tiệc lớn mừng công, khao thưởng cho quân viễn chinh vào Thục, bày ra một không khí tưng bừng chiến thắng.

Lưu Bị lấy danh nghĩa Kinh Châu mục kiêm Ích Châu mục, Tả tướng quân, đại tư mã đứng ra cai trị. Lại phong Gia Cát Lượng làm Quân sư tướng quân, lấy Đổng Hòa vốn là Thái thú quận Ích Châu làm Trung lang tướng, Gia Cát Lượng được bố trí làm tả tướng quân Đại tư mã trông coi chính sự.

Lại cho mở cửa kho, luận công ban thưởng, Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi, Pháp Chính mỗi người được thưởng năm trăm cân vàng, một nghìn cân bạc nén, cùng nhiều tiền bạc gấm vóc. Ngoài ra Triệu Vân, Hoàng Trung, Ngụy Diên, Mạnh Đạt, cũng xét theo công lao lớn nhỏ được ban thưởng hậu hĩ.

Tiếp đó Lưu Bị dự định lấy nhà cửa của quan lại cũ ở Thành Đô, cùng vườn tược cấp cho các văn quan võ tướng mới đến. Những người được phần thưởng đều vui mừng trước chiến lợi phẩm không dễ có được.

Lão tướng Triệu Vân một mình đứng ra khuyên Lưu Bị rằng: “Ngày xưa Hoắc Khứ Bịnh (danh tướng đánh Hung Nô đời Hán Vũ để) từng nói: “Hung Nô chưa diệt được sao nghĩ đến việc nhà”. Nay Tào Tháo tàn hại nhà Hán, chẳng khác gì Hung Nô ngày xưa, tuy chúng ta đã thu được Ích Châu song chẳng thể cầu an tại chỗ. Để đến khi thiên hạ bình định, cởi giáp về quê, đấy mới là lúc hưởng thụ thái bình! Huống chi dân Ích Châu vừa mới trải qua chiến tranh điêu linh, lại đoạt lấy ruộng vườn của họ, ắt sẽ ảnh hưởng đến sinh kế, tạo ra sự không yên ổn trong xã hội như thế là rất không công bằng. Không gì bằng trả lại ruộng vườn của họ, để an cư lạc nghiệp, có được không khí phấn khởi, sau này mọi việc binh lương giao dịch, mới có được sự giúp đỡ và ủng hộ chân chính từ họ”.

Những lời lẽ nghiêm chỉnh của Triệu Vân, hoàn toàn đứng trên lập trường ổn định và hợp pháp của chính quyền mới, thể hiện đầy đủ một nhân cách cao quý, quan tâm đến dân tình thống khổ, chí công vô tư. Bởi thế Lưu Bị rất đỗi cảm động, lập tức tuyên bố đình chỉ chính sách phân chia trước đây, để tập trung vào việc vỗ yên trăm họ ở Ích Châu. Thế rồi những người có công đều được ban khen một chén rượu quý; bởi Triệu Vân chí công vô tư như thế nên cũng đắc tội với bằng hữu, nhiều người không vừa lòng cũng không tiện nói ra.

Về phương diện giai cấp thống trị, Lưu Bị dung hòa thế lực Kinh Châu và Ích Châu biểu hiện bề ngoài thì Đổng Hòa cùng với Gia Cát Lượng nắm đại quyền, còn về phân phối quyền lực thực tế, đều dựa cả vào Gia Cát Lượng và Pháp Chính. Theo đề nghị của vài người, Lưu Bị đã sử dụng những kẻ sĩ tài giỏi thời cũ, chẳng kể gì thân sơ, theo tài năng mà đề bạt thích hợp.

Đổng Hoànguyên là người Kinh Châu, thời trẻ theo Lưu Yên vào Thục, là một viên quan hành chính rất có năng lực, phàm là những nơi ông ta cai trị, đều đã biến đổi phong tục, sợ uy mà không phạm lỗi. Thời Lưu Chương, Đổng Hòa ra làm Thái thú quận Ích Châu ở phía nam; ông ta có quan hệ tốt với các dân tộc thiểu số ở địa phương, được dân yêu mà tin theo. Dưới thời Lưu Chương hôn mê, những quan lại địa phương có thành tích như Đổng Hòa rất ít. Gia Cát Lượng biết rõ Đổng Hòa là một nhân tài khó kiếm được, bởi thế yêu cầu Lưu Bị đặc biệt đề bạt, trở thành cánh tay quan trọng của Gia Cát Lượng trong việc điều hành Ích Châu.

Hứa Tĩnh là Thái thú Thục quận, là anh của Hứa Thiệu, nổi tiếng ở Nhữ Nam, vẫn có tiếng ở vùng Giang Nam, Lưu Chương đặc biệt cho ngươi mời mọc ông ta làm Thái thú Thục quận cũng là một trưởng quan hành chính rất quan trọng ở Thành Đô, có thể nói là một đại thần được Lưu Chương tín nhiệm và tôn trọng, song đang khi Thành Đô nguy cấp, Hứa Tĩnh thấy sinh mệnh của trăm họ là điều quan trọng nhất, bởi thế chủ trương hòa bình giải quyết vấn đề Thành Đô, do Lưu Chương ngần ngừ không quyết, Hứa Tĩnh đã dự định lén mở cửa thành để tiếp đón quân Kinh Châu, may mà Lưu Chương cảnh giác, âm mưu chưa thể thực hiện. Song bởi Hứa Tĩnh có danh vọng cao, rất được lòng người, nên Lưu Chương đối với việc làm phản này cũng chưa thể truy cứu.

Lưu Bị sau khi nắm quyền bính, đối với hành vi bán chúa lúc lâm nguy của Hứa Tĩnh, không được vừaý, bởi thế có dự định không trọng dụng ông ta nữa.

Pháp Chính lại nhìn nhận khác hẳn, ông ta nói: “Trong thiên hạ có không ít người hữu danh vô thực, Hứa Tĩnh là một người như thế. Song chúa công hiện nay đang sáng nghiệp, chẳng thể khiến trăm họ Ích Châu nhìn rõ được Hứa Tĩnh, ông ta có danh vọng lớn khắp trong vùng nếu không trọng dụng ông ta, thiên hạ sẽ nhìn nhận chúa công là có ý khinh mạn hiền sĩ. Theo đề nghị của thần, vẫn phải trọng dụng ông ta, mới có thể lôi kéo nhân tài xa gần, đấy cũng là cốt lõi”. Yến Chiêu Vương ngày xưa trọng dụng Quách Hòe! Quách Hòe là một đại thần của Yến Chiêu Vương thời Chiến Quốc, Yến Chiêu Vương lên ngôi trong lúc loạn lạc, tích cực tìm kiếm nhân tài, gây dựng cơ đồ. Bởi nước Yên ở tận phương bắc, không dễ lôi kéo nhân tài ưu tú ở Trung Nguyên, Yến Chiêu Vương bèn hỏi han Quách Hòe về sách lược cầu hiền.

Quách Hòe cười mà nói với ông ta rằng: “Xin trước hãy trọng dụng Quách Hòe tôi đây! Nếu kẻ tài hèn như tôi vẫn được đức vua trọng dụng, kẻ sĩ có thực tài tự nhiên sẽ không ngại nghìn dặm mà tìm đến”. Yến Chiêu Vương bèn phong Quách Hòe làm Thái phó, đặc biệt tôn trọng, quả nhiên có không ít kẻ sĩ thực tài, rối rít từ Trung Nguyên đến nước Yên tìm cơ hội. Danh tướng Nhạc Nghị cũng vào thời gian ấy, theo về với Yến Chiêu Vương, rất được trọng dụng, đã giúp đỡ Yến Chiêu Vương xưng bá thiên hạ.

Ý tứ của Pháp Chính là tiếp tục lợi dụng danh tiếng lớn của Hứa Tĩnh, đối với chính quyền mới của Lưu Bị ở Ích Châu đang thu hút nhân tài, sẽ có được sự giúp đỡ rất lớn.

Lưu Bị cũng làm theo đề nghị của Pháp Chính để Hứa Tĩnh làm Tả tướng quân Trưởng sử, Lưu Bị sau khi xưng làm Hán Trung Vương, lại cất nhắc Hứa Tĩnh làm Thái phó, sau này lập ra đế chế Thục Hán lại phong làm Tư đồ. Gia Cát Lượng sau khi nắm quyền cai trị, cũng rất tôn trọng Hứa Tĩnh.

Lưu Ba ở Linh Lăng, lúc đầu là người tích cực giúp đỡ chính quyền của Tào Tháo, Lưu Bị trong thời gian liên hợp với Tôn Quyền chống Tào Tháo, thì Lưu Ba cùng với các nhân sĩ thân Tào ở Kinh Châu, chủ trương Trung Quốc thống nhất, tiếp thu yêu cầu của Tào Tháo, đến chiêu an ở ba quận Trường Sa, Linh Lăng, Quê Dương ở phía nam.

Trận đánh Xích Bích, thế lực Tào Tháo bị bức rút khỏi Kinh Châu, ba quận phía nam ấy bị rơi vào phạm vi thế lực của Lưu Bị. Gia Cát Lượng thấy Lưu Ba có tài năng và nhân cách, đã viết thư chiêu dụ, song Lưu Ba lại bỏ quan mà đi, để lại lá thư không muốn phò tá một chính quyền không chính thống như Lưu Bị, khiến Lưu Bị đối với Lưu Ba rất chi căm giận.

Sau này Lưu Ba đến Giao Chỉ theo giúp Lưu Chương được Lưu Chương cho làm một chức quan cao cấp ở văn phòng. Đến khi Trương Tùng, Pháp Chính nêu kế hoạch mời Lưu Bị vào Thục cùng chống lại Trương Lỗ, Lưu Ba đã phản đối mãnh liệt, ông ta cho rằng Lưu Bị có dã tâm rất lớn, vào Thục ắt sẽ mang theo tai họa lớn. Đến khi Lưu Bị đã vào Thục chuẩn bị bắc phạt Trương Lỗ, thì Lưu Ba lại nói: “Nếu để Lưu Bị đi đánh Trương Lỗ như thế là thả hổ về rừng”.

Sau mấy lần can gián, đều không được Lưu Chương tiếp thu, Lưu Ba đành đóng cửa cáo bệnh, không tham dự vào chính sự ở Ích Châu.

Khi Lưu Bị bao vây Thành Đô mọi người đều cho rằng lần này Lưu Ba số đã hết, song Lưu Bị lại nghe theo đề nghị của Gia Cát Lượng, hạ lệnh rằng: “Nếu ai làm hại Lưu Ba thì phải tru di tam tộc”. Lưu Ba nghe vậy rất đỗi cảm động, sau khi Lưu Bị vào Thành Đô, Lưu Ba đến tận nơi tạ tội, Lưu Bị tự nhiên không trách cứ ông ta, lại nghe theo sự tiến cử của Gia Cát Lượng, để Lưu Ba giúp việc ở phủ thừa tướng.

6. Khoan dung trong mọi mặt, xây dựng công thức chung.

Ngoài những đại thần Ích Châu như Hoàng Quyền năm nào phản đối Lưu Bị vào Thục, hoặc những trưởng lão như Lý Nghiêm, Ngô Ý năm nào ở chiến trường đã đi theo Lưu Bị, Bành Dạng là người có tài năng, song vẫn chưa được Lưu Chương trọng dụng; Gia Cát Lượng đã cân nhắc tài cán và ý nguyện, trao cho chức vị để những người như ông ta tham gia chính phủ mới, phát huy hết tài năng.

Trong năm, sáu năm, có được hai châu Kinh, Ích, trận tuyến của Lưu Bị đã khuyếch đại mau chóng, các mặt lập trường, ý kiến, lợi hại cũng có nhiều mặt. Bởi thế Gia Cát Lượng phải đặc biệt chú ý mâu thuẫn giữa các quan lại văn võ mới cũ, để họ dốc lòng cống hiến, vì sự ổn định và phát triển của chính phủ mói mà nỗ lực ở mức lớn nhất.

Lại ví như danh tướng Quan Trung là Mã Siêu, vốn là lãnh tụ hùng cứ một phương, nay mắc nạn phải theo về với mình, đã cấp cho địa vị đặc biệt, bởi thế sau khi vào Thành Đô, Lưu Bị đã phong Mã Siêu làm Bình tây tướng quân. Địa vị ấy đã vượt cả lão tướng Triệu Vân, thậm chí còn bằng vai với Trương Phi.

Triệu Vân vẫn không coi trọng quyền tước, còn Trương Phi đối với danh sĩ có biệt tài, cũng hiểu rằng phải đặc biệt tôn trọng. Song Quan Vũ đang trấn thủ Kinh Châu xa xôi lại có vẻ không vừa ý, Quan Vũ vẫn tự coi mình là bậc cao, ông ta thấy Mã Siêu chỉ một bước đã lên đến chức Bình tây tướng quân, trong lòng sôi sục bất bình, lại đặc biệt viết thư cho Gia Cát Lượng bày tỏ rằng Mã Siêu có tài năng đến đâu, thao lược so được với ai? Gia Cát Lượng rất hiểu Quan Vũ, bèn viết thư trả lời rằng: “Mã Siêu tài kiêm văn võ, anh hùng hơn người, là người hào kiệt trên đời, ví như Kình Bành có thể tranh cao thấp với Trương Phi, chẳng thể so sánh được với ông râu dài về tài năng phi phàm vậy (người đời vẫn khoe Quan Vũ có bộ râu đẹp)”.

Gia Cát Lượng qua lá thư ấy đã ví Mã Siêu với những mãnh tướng hữu dũng vô mưu như Bành Việt và Anh Bố, hoặc giống như Trương Phi mà thôi, dứt khóat không bằng Quan Vũ có văn võ toàn tài, vượt cả đám quần hùng. Quan Vũ xem thư rất đỗi cao hứng, đặc biệt còn đưa thư cho các tân khách xung quanh cùng thưởng thức, xem thế khá thấy thái độ ngạo mạn tự đắc của Quan Vũ lúc bấy giờ. Đấy cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra việc để mất Kinh Châu sau này. Song Gia Cát Lượng muốn để Quan Vũ yên tâm mới làm như thế. Đương nhiên Gia Cát Lượng cũng tự mình làm gương, có quan hệ tốt với các nhân sĩ, Kinh Ích Châu, ông với Đổng Hòa cùng vui lo với công việc. Hai người đắp đối dài ngắn, đồng lòng đồng trí, trở thành đôi bạn tâm giao. Ví như nhân vật Lưu Ba lại là người không dễ gần, ông ta tài hoa hơn người, có hiểu biết sâu rộng. Năm ấy, khi Lưu Bị bao vây Thành Đô, từng hứa với các tướng lĩnh vây thành là đánh xong Thành Đô, sẽ mang tài vật trong kho làm chiến lợi phẩm để mọi người cùng hưởng. Bởi thế sau khi chiếm được thành, các tướng sĩ đã vơ vét sạch châu báu trong kho, đến nỗi sau này đồ quân dụng không đủ, thường bị tài chính bó buộc, cũng khá đau đầu.

Lưu Ba lại đề nghị với Lưu Bị rằng: “Việc ấy thực ra chẳng khó khăn gì, chỉ cần cho đúc nhiều tiền 100 quan bình ổn vật giá, quan phủ định ra giá cả, sẽ quản lý được tình hình thị trường”. Có thể nói đây là một chính sách kinh tế tốt, lại là một chính sách phối hợp tiền tệ với hàng hóa để chủ động điều chỉnh và không chế thị trường, người có đầu óc như vậy thực không nhiều. Lưu Bị làm theo phương pháp của Lưu Ba, quả nhiên sau vài tháng kho tàng đã mau chóng đầy đủ cả.

Song Lưu Ba rất cao ngạo, ông ta xem thường võ tướng; đến cả Trương Phi cũng vậy. Có rất nhiều lần khi Trương Phi xin ông ta chỉ giáo, ông ta đều thóai thác, khiến Trương Phi rất bất bình.

Gia Cát Lượng khuyên Lưu Ba rằng: “Tướng quân Trương Dực Đức tuy là quan võ, song ông ta rất kính phục túc hạ, chúa công tập hợp cả văn võ để định đại sự. Túc hạ bản tính thanh cao, lẽ ra phải hiểu được một chút mới phải”.

Không ngờ Lưu Ba kiêu ngạo đáp rằng: “Đại trượng phu ở đời, phải rộng giao tiếp với anh hùng bốn biển, còn với kẻ võ phu thô lỗ thì có gì để nói”.

Gia Cát Lượng thấy thế, cũng không muốn nói nữa. Song Lưu Bị nghe được lại rất giận giữ mà rằng: “Ta muốn tập hợp đủ mọi người có văn tài và võ bị, để ổn định thiên hạ, Lưu Ba chỉ chuyên môn chống đối ta, ông ta hẳn muốn thích đến chỗ nào với Tào Tháo để làm quan à! Ông ta chỉ khiêu khích chúng ta mà chẳng có thành ý giúp đỡ chúng ta vậy!”.

Lưu Ba thấy Lưu Bị tức giận, phải vội vàng lui lại.

7. Nội chính vừa ổn định, ngoại nạn lại liên miên

Ích Châu vừa ổn định Gia Cát Lượng đã nghĩ ngay đến việc bình ổn nhân sự ở Trung ương và pháp chế, Lưu Bị thì thường đến các châu quận để giám sát, triệt để không chế Ích Châu một cách hữu hiệu. Song một điều khiến Lưu Bị và Gia Cát Lượng lo lắng là Tôn Quyền ở phía đông và Tào Tháo ở phía bắc, đối với Lưu Bị mới có được hai châu Kinh, Ích, đỏ mặt tức tối, vẫn thường có hành động khiêu chiến, khiến Lưu Bị và Gia Cát Lượng đang lúc chưa ổn định không khỏi lo lắng, để tâm đối phó cẩn thận.

Năm Kiến An thứ 15, cũng tức là hai năm sau khi Lưu Bị bình định Ích Châu, Tào Tháo phát động tấn công vào Trương Lỗ và Hán Trung, Lưu Bị lập tức phái một số lớn tình báo bí mật chú ý tình hình quân sự phái bắc, lại điều động hai đại tướng Trương Phi và Mã Siêu có kinh nghiệm phong phú đến phía bắc Ích Châu, để tăng cường việc phòng bị.

Không lâu sứ giả của Tôn Quyền là Gia Cát Cẩn, đến Ích Châu yết kiến Lưu Bị, yêu cầu trả lại Kinh Châu.

Lưu Bị đối với việc Tôn Quyền nhân khi ông ta vào Ích Châu, đã triệu hồi em gái là Tôn phu nhân về nước, hơn nữa lại còn bắt cả A Đẩu đi theo, thì tức giận không thôi. Song Gia Cát Cẩn lại là anh ruột của Gia Cát Lượng, một nhân sĩ Đông Ngô vẫn có cảm tình với Lưu Bị, nên Lưu Bị đành phải nói rằng: “Đợi chúng tôi chiếm được Lương Châu, tự nhiên sẽ đem Kinh Châu trả cho các ông”.

Gia Cát Cẩn tuy biết rõ đấy chỉ là lời thóai thác, song cũng không dễ cưỡng bức nữa đành mang ý kiến của Lưu Bị về báo lại cho Tôn Quyền.

Chẳng ngờ Tôn Quyền nghe vậy rất giận dữ, lập tức lệnh cho đại tướng Lã Mông dẫn quân tập kích vào ba quận phía nam là Trường Sa, Linh Lăng và Quế Dương.

Lưu Bị biết được quân tình, lập tức giao Ích Châu lại cho Gia Cát Lượng và Pháp Chính, tự mình dẫn năm vạn quân chủ lực trở về Kinh Châu, đến đóng trại ở Công An để chỉ huy chung. Lại lệnh cho Quan Vũ dẫn quân Kinh Châu theo đường Giang Lăng xuống phía nam, cùng với quân Trường Sa trấn giữ Ích Dương, để biểu thị thái độ cứng rắn.

Song Tôn Quyền cũng không chịu lùi, ông ta lệnh cho Lỗ Túc và Hạ Khẩu theo phía nam đến Ích Dương chuẩn bị với Quan Vũ cùng lấy cứng chọi cứng còn mình thì đóng ở Lục Khẩu, nắm diễn biến quân sự, trước mắt mối liên minh hai bên sắp bị phá vỡ, tình thế đại chiến có thể sẽ nổ ra.

Đang vào lúc khẩn cấp như thế, có tin ở phía bắc Hán Trung đang có chiến sự, Tào Tháo đã giành được thắng lợi quyết định, Lưu Bị thất kinh, sợ Tào Tháo thuận đà tràn xuống phía nam, Ích Châu có thể có biến, bèn chủ động phái sứ giả đàm phán với Tôn Quyền hai bên ký hiệp định phân chia Kinh Châu, lấy sông Tương Thủy làm ranh giới, ba quận phía đông Tương Thủy là Giang Hạ, Trường Sa, Quế Dương thuộc Tôn Quyền các quận phía tây Tương Thủy là Nam Quận, Linh Lăng, Vũ Lăng thuộc Lưu Bị; như vậy chiến tranh tạm thời hòa hoãn lại, kéo dài thêm liên minh Tôn – Lưu vốn đã rệu rã.

Thực ra với tình thế lúc ấy mà nói, chẳng những Lưu Bị đang chịu uy hiếp, nếu như Tào Tháo hoàn toàn khống chế Hán Trung, thì chiến tuyến Hợp Phì ở phía đông cũng ắt sẽ bị nguy cấp, Tôn Quyền sẽ bị áp lực nghiêm trọng cho nên liên minh Tôn – Lưu đối với cả hai bên đều rất cần thiết.

Quân chủ lực của Lưu Bị không dám quay lại Kinh Châu mà đến thẳng Giang Châu ở phía bắc Ích Châu để tuần tra. Trương Lỗ lúc ấy đã chạy khỏi Ba Trung, tham mưu Hoàng Quyền nói với Lưu Bị rằng, Hán Trung đã mất, ba quận Ba Đông, Ba Tây, Ba Trung đều khó phòng thủ hữu hiệu, nếu ba quận ấy mà mất, ví như Ích Châu mất cánh tay, tình huống sẽ rất nghiêm trọng, bởi thế không gì bằng liên hợp với Trương Lỗ, cố thủ ở Ba Trung để chống lại quân Tào Tháo tràn xuống phía nam. Lưu Bị lập tức lệnh cho Hoàng Quyền làm hộ quân, dẫn quân lên phía bắc đón Trương Lỗ.

Không ngờ Hoàng Quyền mới đến Ba Trung (nay là Gia Lăng) Trương Lỗ đã trở về Nam Trịnh, chính thức tuyên bố đầu hàng Tào Tháo.

Hoàng Quyền lập tức tấn công vào ba quận ấy, uy hiếp Thái thú Ba Đông là Phác Hồ, Thái thú Ba Tây là Đỗ Hỗ và Thái thú Ba Quận là Nhiệm Ước, thế là Ba Trung hoàn toàn bị Lưu Bị khống chế.

Lúc đó Tào Tháo cũng phái đại tướng Trương Tích xuất binh thu hồi ba quận ấy, đến đóng đồn ở Nhan Cừ, Lưu Bị lệnh cho Trương Phi đang làm Thái thú Ba Tây dẫn quân nghênh chiến, hai hên đối trận hơn năm mươi ngày. Trương Phi dùng kế đánh bại được Trương Cát, Trương Cát rút quân về Nam Trịnh. Diện mạo ba quận ở đấy tạm thời được ổn định, thực ra qui mô chiến tranh lại càng lớn, đang ủ men ngấm ngầm. Quân Lưu Bị vừa mới được nghỉ ngơi, lại không tránh khỏi bị cuốn vào cuộc tranh giành Hán Trung với Tào Tháo ở phía bắc.

Lời bình của Trần Văn Đức

Trong chiến dịch công thủ liên tục, không tránh khỏi va chạm với cường địch khó khắc phục, lúc ấy chiến thuật khéo léo đến đâu, hoặc liều mạng quyết đâu, đều rất khó có hiệu quả. Ngô Khởi tác giả cuốn Ngô tử binh pháp cho rằng, như thế phải có binh lực rất lớn, hoặc mưu kế của thánh nhân. Nói cách khác, khi đối diện với cường địch, chiến lược có tầm quan trọng lớn hơn so với chiến thuật.

Trong cuốn Ngô Tử có chép: “Ngụy Vũ Hầu hỏi rằng: Có quân rất đông, lại có võ dũng, hơn nữa địa hình rất có lợi, lưng dựa vào núi lớn, mặt nhìn ra nơi hiểm trở, bên phải là núi, bên trái là sông, hào thì sâu, lũy thì cao, lại có lắm nỏ cứng, công sự phòng ngự cẩn mật, trụ vững như núi, tiến như gió lốc, lương thực rất nhiều, khó đối trận lâu dài với họ, như vậy là thế trận bất lợi với ta, phải đối phó như thế nào?”.

Ngô Khởi đáp rằng: “Đấy là vấn đề rất quan trọng! Song không thể dựa vào số ngựa xe binh lính để giải quyết, mà phải dựa vào mưu kế của bậc thánh nhân, từ đại cục mà cân nhắc, vận dụng trí tuệ, tìm kiếm sách lược, mới có thể giải quyết vấn đề.

Đầu tiên phải bố trí trận địa nhiều tầng lớp, bởi thế binh lực điều động nhất định phải đầy đủ, nếu không quân lực phải chia ra, lực lượng ắt suy yếu, bề mặt nên chia thành năm tuyến, hơn nữa các tuyến đều phải nắm được vị trí xung yếu.

Bố trí chia quân làm năm tuyến, chủ yếu làm cho kẻ địch khó nhận ra, không biết quân ta sẽ hành động ra sao, cũng khiến họ phải phân tán binh lực để phòng thủ.

Nếu quân địch cố thủ không ra, bảo thủ thực lực, nên lập tức phái gián điệp, trinh sát tường tận hành động và mưu toan của kẻ địch, để hiểu rõ phải chăng họ có quân tiếp viện. Đồng thời phái sứ giả hòa bình, đến đàm phán hoặc chiêu hàng. Kẻ địch nghi ngờ thực lực của quân ta, nếu biết rõ tình thế, kẻ địch có thể thấy khó mà rút lui, không cần phải huyết chiến cứng chọi với cứng, sẽ có thể giải trừ được thế đông cứng.

Nếu như đàm phán không xong thì năm tuyến quân cùng nhất tề tiến đánh. Nếu giành được thắng lợi, chẳng nên truy đuổi, để tránh rơi vào cạm bẫy của đối phương; còn không giành được thắng lợi, nên lập tức rút lui mau chóng, vận dụng phương pháp tác chiến cơ động. Song khi giả vờ rút chạy phải chú ý đến trật tự, chẳng thể hỗn loạn. Một tuyến sẽ đánh vào chính diện; một tuyến sẽ dùng chiến thuật vu hồi, chặt đứt phía sau để tác động tinh thần binh sĩ đối phương; hai tuyến khác thì tập kích vào bên trái hoặc bên phải; còn một tuyến nữa thì dùng chiến thuật du kích đánh vào điểm yếu của đối phương. Năm tuyến cùng tương hỗ công kích như vậy, để sáng tạo ra nhiều cơ hội có lợi, đấy chính là phương pháp tốt nhất để tiến đánh cường địch”.

Trận đánh ở Lạc Thành, quân viễn chinh của Lưu Bị, trước sự phòng thủ vững chắc của mãnh tướng Trương Nhiệm bị rơi vào thế đông cứng. Trong lúc nguy cấp, Lưu Bị và Gia Cát Lượng chẳng những không chịu rút lui về thế co cụm, trái lại không để ý đến tuyến phòng thủ ở phía đông và phía bắc, lại chọc vào tổ kiến, tập trung lực lượng để giải quyết gọn vấn đề.

Trong đợt công kích thứ hai, Gia Cát Lượng lại dùng chiến thuật phân tán mà tiến đánh, để Trương Phi mang quân chủ lực đánh vào chính diện, tự mình với Triệu Vân chia làm hai mũi giáp kích, mục đích chủ yếu để tạo ra những nguy cơ làm nhiễu loạn suy nghĩ của đối phương. Hơn nữa cánh quân của Triệu Vân đánh ở phía tây bắc, chẳng những có thể cắt đứt hậu phương của Trương Nhiệm, mà còn bức Trương Nhiệm không thể không ra ngoài thành quyết chiến với Bàng Thống, cũng tạo thành sự uy hiếp khá lớn với quân phòng thủ ở Thành Đô.

Song chiến thuật phân tán mà đánh này nghiêm chỉnh mà nói cũng khá nguy hiểm. Quân đội tác chiến lấy tập chung cơ động làm nguyên tắc. Phân tán rất dễ bị đánh phá từng phần, bởi thế khi vận dụng chiến thuật này cần phải chú ý đặc biệt.

Gia Cát Lượng trong đợt tây tiến thứ hai, có thể nói ông ta trong quá trình phân tán quân đội, vẫn không ngừng hội quân. Hội quân lần đầu ở Giang Châu, lại phân làm ba đường trong thời gian rất ngắn, theo các hướng đông nam tây bắc, hẹn hội quân ở Thành Đô. Mục đích chủ yếu vẫn là khi phân tán binh lực, để sau đó lại tập trung, mà không vấp phải nguy cơ trong khi tiến hành.

Trong phân tán có hợp nhất, trong hợp nhất có phân tán, trong chân chính có kỳ ảo, trong kỳ ảo có chân chính, đấy là nguyên tắc rất thần diệu trong vận dụng binh pháp chiến thuật.

TRẦN VĂN ĐỨC

Chọn tập
Bình luận