Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 4 – Chương 13 – Phần 2

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

8. Tương Dương nằm ở giữa Kinh Dự, yết hầu nam bắc quan trọng.

Tương Dương nằm ở vùng giáp ranh giữa quận Nam Dương và Nam Quận, từ đời Tần đến giờ vẫn lấy sông Hán Thủy làm ranh giới, phía bắc là quận Nam Dương, phía nam là Nam Quận. Thành Tương Dương nằm ở phía nam Hán Thủy, lệ thuộc Nam Quận, song đối diện với Phàn Thành thuộc Nam Quận bên kia sông. Hiện nay hợp nhất lại thành Trương Phàn thuộc tỉnh Hồ Bắc.

Nhiệm sở cũ của Kinh Châu ở Hán Thọ, quận Vũ Lang, khi Lưu Biểu làm Thứ sử Kinh Châu, đối với nam Kinh Châu không đủ sức khống chế, bởi thế phải chuyển nhiệm sở về Tương Dương ở phía bắc. Lại thêm tự mình là quân sĩ không đầu hàng của triều đình, ở gần với khu Tư Lệ, nếu có biến cố chạy xuống phía nam có thể dựa vào sông Trường Giang cố thủ, Hán Thủy lại chạy qua Tương Dương mà xuống Trương Giang, vị trí Tương Dương về đường thủy và đường bộ đều rất quan trọng. Lấy vị trí địa lý mà nói Tương Dương cố nhiên là đất trọng yếu song bởi ở bình nguyên bờ nam Hán Thủy, cơ hồ hoàn toàn không phải là đất hiểm trở dễ phòng thủ, cho nên về quân sự có tác dụng phụ trợ cho Phàn Thành ở bờ bắc.

Nhận được tin do thám đại quân của Quan Vũ tiến lên phía bắc, Tào Nhân lập tức hạ lệnh, cho toàn quân vượt sông sang đóng đồn ở Phàn Thành, chỉ lưu lại tướng quân Lã Thường, để duy trì trị an nội thành về danh nghĩa, điều một số ít quân cảnh vệ phong tỏa giao thông với bên ngoài, khiến Tương Dương trở thành nơi không giao tranh, thu hút Quan Vũ về phía Phàn Thành. Quả nhiên, Quan Vũ chỉ phái một đội quân đặc biệt bao vây Tương Dương, tự mình dẫn quân chủ lực vượt sông tiến đánh Phàn Thành. Chỉ cần Phàn Thành thất thủ, Tương Dương tự nhiên sẽ rơi vào trong tay, lúc ây Quan Vũ sẽ khống chế được vùng đất then chốt của ba thế lực lớn là Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền. Có thể đấy là mục đích chủ yếu của việc Quan Vũ mạo hiểm tiến lên phía bắc, phát động chiến dịch Tương Phàn.

9. Nước ngập cả Phàn Thành, Tào Nhân thề tử thủ.

Chiến sự lúc đầu của Quan Vũ rất thuận lợi, chẳng những bao vây chặt quân phòng thủ của Tào Nhân, khiến cho viên đại tướng hàng đầu của Tào Tháo bó tay thúc thủ. Tào Tháo không dám xem thưòng, phái một viên tướng tài trí là Vu Cấm dẫn bảy đội quân lớn chi viện, lại cử mãnh tưóng Tây Lương là Bàng Đức làm tiên phong.

Quan Vũ lợi dụng mùa mưa trung tuần tháng 7, phá đê ven sông, dẫn nước lũ Hán Thủy, làm ngập đại quân của Vu Cấm đang đóng đồn ở ngoài Phàn Thành, bắt sống Vu Cấm, chém chết Bàng Đức. Tào Nhân ở trong thành đành giương mắt nhìn viện binh tan rã chẳng thể giúp đỡ. Thanh thế Quan Vũ chấn động, Tào Tháo đã có ý đưa Hán Hiến đế rời Hứa Đô lánh nạn, bởi tham mưu Tư Mã Ý cực lực phản đối mới thôi. Song để nâng cao tinh thần quân dân tiền tuyến, Tào Tháo tự dẫn đại quân, đến đóng ở Lạc Dương, để quan sát tình hình chiến sự, tùy thời mà chi viện.

Bốn bên Phàn Thành đều bị nước lụt uy hiếp, tường thành thấm nước lâu ngày, dần dần sụt lở, Tào Nhân phải chuẩn bị bỏ thành chạy về Dự Châu. Tham mưu trưởng Mãn Sủng cho rằng, nếu Tương Phàn thất thủ, thì Lạc Dương, Trường An sẽ trực tiếp bị uy hiếp, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của triều đình, nên phải liều chết cố thủ với trách nhiệm vì dân vì nước. Tào Nhân nghe theo đề nghị ấy, dìm con ngựa trắng mà mình rất yêu quý xuống nước, để thề quyết tâm không lùi, ông ta với quân dân nội thành cùng tuyên thệ: “Ta được Tào Công giao trách nhiệm bảo vệ thành này, nên phải đem hết sức lực để gìn giữ đến chết không lùi, ai nói bỏ thành thì chém”.

Toàn thể già trẻ trong thành, gánh đất đá lấp tường thành, sau mười mấy ngày kiên trì phòng giữ, nước lũ dần dần rút đi, tình thế khẩn trương ở Phàn Thành mới tạm lắng xuống. Tào Nhân lập tức hạ lệnh sửa sang lại việc phòng thủ để có thể kháng cự lâu dài. Tào Tháo lại phái đạo quân Từ Hoảng cẩn thận và có năng lực tác chiến độc lập, đến đó chi viện cho Tào Nhân. Từ Hoảng muốn đấu trí hơn là đấu lực, ông ta bố trí quân đội ở ngoài thành đối trận với Quan Vũ, lại bao vây quân Quan Vũ, dùng tâm lý chiến để gây áp lực, quả nhiên quân Quan Vũ chẳng thể thắng nhanh, giảm dần thanh thế.

Tào Tháo lại nghe đề nghị của Tư Mã Ý, quyết định dẫn dụ Tôn Quyền, từ phía sau Kinh Châu mà giáp kích.

10. Lã Mông nói: Kẻ sĩ xa nhau ba ngày, dụi con mắt mà ngóng đợi.

Đô đốc Lã Mông mới nhậm chức là danh tướng giàu mưu lược của Đông Ngô. Trần Thọ trong Tam quốc chí đã khen ông ta có khí chất của kẻ quốc sĩ, Tôn Quyền cũng khen ông ta: thao lược kì tài gần như Chu Công Cẩn (Chu Du).

Lã Mông tên chữ là Tử Minh, người Nhữ Nam từ nhỏ đã thông minh ít ai bằng, thích việc nghĩa hiệp, mà ít đọc sách. Bởi trông nom công việc cẩn thận, tận tụy với chức vụ, rất được Tôn Quyền và Chu Du tín nhiệm.

Bởi từ một bước mà được trọng dụng, Tôn Quyền vẫn khuyên Lã Mông phải đọc nhiều sách, mới có thể triệt để nắm được việc quân chính và công việc hành chính địa phương. Lã Mông lấy cớ việc quân nhiều bận rộn, chẳng có lúc nhàn rỗi đọc sách.

Tôn Quyền lại nói: “Ta khuyên ngươi đọc sách, chẳng phải muốn ngươi trở thành tiến sĩ, chỉ muốn ngươi xem nhiều sử sách, học được kinh nghiệm làm việc của tiền nhân, để ứng dụng vào công việc thường ngày. Ngươi nói rằng tạp vụ rất nhiều, ta xem ra cũng không ít hơn ngươi! Ta tuy bận vẫn thường đọc sách để bổ trợ cho mình!”.

Đang lúc Lã Mông bệnh cũ tái phát, xin dưỡng bệnh tại nhà, ông ta làm theo đề nghị của Tôn Quyền đóng cửa ngày đêm đọc sử sách. Không lâu Lỗ Túc đến Thẩm Dương, thăm hỏi Lã Mông, cùng với ông thảo luận việc đại sự quốc gia. Sau lúc nói chuyện không khỏi kinh ngạc mà rằng: “Tướng quân! thao lược hiện nay của ông đã chẳng phải là Lã Mông ngày xưa nữa!”.

Lã Mông chỉ cười mà nói: “Kẻ sĩ xa nhau ba ngày, dụi con mắt ngóng đợi, đại huynh sao đến muộn thế?”.

Lỗ Túc với Lã Mông về lập trường tuy thường trái nhau, song Lỗ Túc rất khen ngợi tài cán của Lã Mông, chẳng những thường tiến cử với Tôn Quyền, lại chính thức nhận mẹ Lã Mông làm mẹ mình, với Lã Mông kết làm huynh đệ.

Lã Mông xuất thân nghèo khổ, Lỗ Túc là một quý tộc có danh tiếng, trong quan hệ tình cảm của hai người khá thấy Lỗ Túc rất xem trọng Lã Mông. Song Lã Mông sau khi tiếp nhiệm phần việc Lỗ Túc để lại, lập tức điều chỉnh chiến lược phòng thủ phía tây.

Lã Mông gặp riêng Tôn Quyền nói rằng: “Quan Vũ là người kiêu dũng, rất nhiều dã tâm, sớm muộn ắt có ý thôn tính phía đông Kinh Châu, bởi thế nên sớm ra tay trước, tiến hành bố trí lại”. Ông ta rất tự tin nói rằng: “Chỉ cần Chinh lỗ tướng quân Tôn Kiểu giữ Nam Quận, Phan Chương đóng đồn ở thành Bạch Đế ngăn cản sự uy hiếp của Lưu Bị từ phía tây lại, Lã Mông tôi phụ trách việc sửa sang lại Kinh Châu thì chẳng còn phải sợ sự uy hiếp của Tào Tháo xuống phía nam, sao phải dựa vào quân Quan Vũ ở Giang Lăng nhỉ? Huống Chi, Lưu Bị, Quan Vũ đều là đồ phản phúc vô thường, dứt khóat chẳng thể coi là đồng minh tâm phúc. Dựa vào người khác không bằng dựa vào mình, khuếch trương thực lực của người ta để làm chỗ dựa của mình, một mai thực lực của đối phương vượt quá mình ắt sẽ nguy đến bản thân…”.

Cách nghĩ của Lã Mông là rất thực tiễn, trong một thời gian ngắn có thể tạm ngăn cản được Tào Tháo và Lưu Bị, có thể nắm được nhiều lãnh thổ và quyền lợi. Thực ra, đấy cũng là tâm thế cơ bản của những cán bộ cao cấp ở thời đại cạnh tranh lớn; những tướng lĩnh cao cấp và ban tham mưu của Lưu Bị và Tôn Quyền tuyệt đại đa số đều có cách nhìn bản vị theo chủ nghĩa anh hùng này. Quan Vũ không nghĩ đến toàn cục mà mạo hiểm bắc phạt, chưa chủ động xin ý kiến tham khảo của phía Tôn Quyền, nguyên nhân chính cũng ở đây.

11. Xem thường đại thế, anh hùng lâm nguy

Có quan điểm chiến lược toàn cục, lâu dài để thấy tình thế ba chân đỉnh lớn, có thể nói chỉ có Lỗ Túc, Gia Cát Lượng và Triệu Vân mà thôi, ba người ấy kiên trì quan điểm Tào Ngụy còn tồn tại thì Tôn Quyền và Lỗ Túc chẳng có điều kiện xung đột với nhau; xét nhu cầu rất lớn về nhân lực và tài lực để kháng chiến lâu dài, điều kiện của Tôn Quyền và Lưu Bị đều còn lâu mới bằng Tào Tháo.

Đương nhiên Tào Tháo không phải không có nhược điểm, cai quản một vùng rộng lớn, bởi lợi hại ắt có xung đột, các thế lực gắn với nhau, thực ra đều mang quái thai, không như một đoàn thể nhỏ dễ chỉnh hợp. Người chỉ huy có năng lực (như Tào Tháo) tự nhiên có thể giải quyết được vấn đề, nếu như gặp chuyện, nguy cơ tất nhiên rất lớn.

Trong Long Trung Sách Gia Cát Lượng vẫn chủ trương “Liên Ngô chế Tào” cũng biểu thị nếu phương bắc có chuyện, Kình Châu có thể phái một viên Thượng tướng đánh Tương Dương, Lưu Bị và Tôn Quyền chia làm hai đường tiến công, có thể khôi phục được nhà Hán. Nói rằng phương bắc có chuyện, tức là nói một mai Tào Tháo mất đi, chính quyền Tào Ngụy về lực lượng chung ắt có nguy cơ giảm sút, lúc ấy chính là cơ hội tốt nhất để bắc phạt.

Đáng tiếc là Quan Vũ, Lưu Bị đều thiếu tính nhẫn nại, Tôn Quyền và Lã Mông cũng vội vàng nắm lấy lợi ích quốc gia riêng mình mà ít có tầm nhìn xuyên suốt cục diện thiên hạ. Chỉ cần sau một năm mà thôi, Tào Tháo từ trần trong tháng giêng năm Kiến An thứ 25, nếu như Lỗ Túc sống thêm hai năm, Quan Vũ có thể không vội vàng phát động cuộc bắc phạt, hoặc như Tôn Quyền và Lã Mông có tầm nhìn xa hơn một chút, thì đại thế thiên hạ thắng lợi cuối cùng thuộc về ai, cũng chưa biết sẽ thế nào.

Cuộc tập kích của Lã Mông khiến đại bản doanh của Quan Vũ ở Giang Lăng rơi vào tay Đông Ngô, Quan Vũ không thể không từ chiến trường Tương Phàn vội vàng rút về, giữa đường lại bị Lã Mông phái Phan Chương tập kích đường sông, tạo thành sự đại bại của quân bắc phạt, dẫn đến Quan Vũ thua chạy về Mạch Thành, trong quá trình đột phá vòng vây thất bại mà bị giết, đấy là sự tích chủ quan để mất Kinh Châu, trong sử liệu có ghi chép rõ ràng, ở đây không kể lại. Quan Vũ lâm nạn lúc năm mươi tám tuổi.

Rất thú vị là Lã Mông cũng tạ thế không lâu sau chiến dịch này, Tôn Quyền mang thủ cấp của Quan Vũ dâng cho Tào Tháo, Tào Tháo cho người bổ sung thân thể với quần áo mũ mão đầy đủ, lại lấy lễ táng chư hầu ban cho. (Quan Vũ từng được Tào Tháo tiến cử với Hán hiến đế được phong là Hán Thọ đình hầu). Tôn Quyền nghe tin, cũng lấy lễ nghi trọng thể mà mai táng thi hài Quan Vũ, có thể lúc ấy đã là cuối năm Kiến An thứ 24. Khéo thay Tào Tháo vào đầu tháng giêng năm Kiến An thứ 25, bởi bệnh cũ tái phát mà qua đời. Tác giả “Tam quốc diễn nghĩa” La Quán Trung, bằng vào trí tưởng tượng, viết ra câu chuyện Quan Vũ hiển linh đòi hồn Lã Mông, nạt chết Tào Tháo. Thực ra nếu như Quan Vũ thực có hiển linh ắt phải báo thù Tôn Quyền mới đúng mà không phải Tào Tháo. Tam quốc diễn nghĩa không biết dựa vào đâu, vói Phan Chương đã tập kích Quan Vũ năm nào, cũng miêu tả ông ta bị chết trận trong chiến dịch đông chinh báo thù của Lưu Bị. Thực ra theo sử liệu, Phan Chương chẳng những không chết ở chiến trường, lại bởi có quân công mà được thăng tiến và trọng dụng, khá thấy sự miêu tả của Tam quốc diễn nghĩa, có rất nhiều đoạn theo cách nghĩ chủ quan. Đề cập về cái chết của Lã Mông ra sao, tin rằng là vấn đề mọi người rất hứng thú.

Lã Mông vốn sức khoẻ không tốt, ông thấy rõ được trách nhiệm, làm việc rất vất vả, lại thêm thích uống rượu nên bệnh tỳ vị khá nghiêm trọng. Kể từ cuộc tập kích Giang Lăng, công việc rất căng thẳng bề bộn hay tư lự, bởi thế cuối tháng 11, bệnh cũ tái phát, thổ huyết không thôi, có thể là vỡ dạ dày hoặc dạ dày chảy máu.

Tôn Quyền đón ông ta về hành cung ở Công An, phái ngự y săn sóc cẩn thận, song bệnh tình của Lã Mông ngày một xấu đi. Tôn Quyền không dám làm phiền ông ta, bèn cho khoét một lỗ hổng trên tường để quan sát bệnh tình của Lã Mông. Mỗi lần thấy Lã Mông chuyển biến tốt có thể ăn được một chút, Tôn Quyền suốt ngày rất cao hứng, nếu như thấy bệnh xấu đi thì suốt ngày âu lo, đêm không ngủ được.

Không lâu Lã Mông đã có hiện tượng hồi quan phản chiếu, tự biết số mệnh chỉ còn sớm tối, bèn yêu cầu Tôn Quyền mở yến mừng công, để được tiếp xúc với các tướng sĩ có công. Ông ta tự mình miễn cưỡng ôm bệnh tham gia, giữa tiệc lại yêu cầu Tôn Quyền đại xá cho hàng tướng và tù binh để củng cố thành tích sau chiến thắng. Tôn Quyền bùi ngùi mà ưng thuận, lại trịnh trọng tuyên bố Lã Mông có công lao bậc nhất, quần thần đều chúc mừng Lã Mông, Lã Mông miễn cưỡng đứng lên đáp tạ, bỗng chết ngay giữa tiệc, hoàn thành được di nguyện sau cùng. Lúc ấy ông ta mới bốn mươi hai tuổi.

Tôn Quyền vô cùng đau xót, lệnh cử hành lễ mai táng long trọng, hậu đãi gia tộc của Lã Mông.

Lã Mông chất phác suốt đời, có thể nói là khắc kỉ vì công việc, trước lúc lâm chung, lấy toàn bộ những thứ được ban thưởng hiến cho triều đình, lại còn dặn dò việc tang nên tiết kiệm. Tôn Quyền nghe những lời nói cuối cùng của Lã Mông lại càng thương cảm muôn phần đau xót khôn nguôi.

12. Sơ xuất để mất Kinh Châu, lực sĩ khó ngăn sóng cả

Sự kiện Kinh Châu với cái chết của mấy nhân vật chính, đã chấm dứt một giai đoạn. Song người chết đã vậy, lại để cho người còn sống chồng chất những vấn đề lớn.

Xem xét sự kiện ấy, kiểm điểm đến cùng, là ảnh hưởng của nó với cục diện ba chân đỉnh sau này, trong đó bị tác hại rất lớn chính là chính quyền Thục Hán mà Lưu Bị và Gia Cát Lượng đã khổ công sáng lập.

Trong kế sách ba chân đỉnh của “Long Trung Sách”, Kinh Châu chính là điều kiện cần có rất quan trọng, chiến sự bắc phạt Trung Nguyên sau này, quân sĩ chủ lực dựa vào đấy mà xuất phát, chiếm được Tương Phàn sẽ có thể trực tiếp uy hiếp khu Tư Lệ và Dự Châu, tiến tới tranh thủ được sự giúp đỡ của các công khanh nhà Hán để đối lập với Tào Tháo, uy hiếp thiên tử, sai khiến chư hầu, chuyển thế yếu thành thế mạnh. Một mai khu Tư Lệ và Dự Châu có biến, các vùng Ký, U, Tinh, Ung và Lương Châu mà Tào Tháo mới chiếm được sẽ cùng phát sinh dao động, khiến đại bản doanh Cổ Châu và Tào Tháo rơi vào cô lập, muốn đánh bại chính quyền Tào Ngụy, Kinh Châu đích xác là chìa khóa rất quan trọng.

Sau khi mất Kinh Châu bàn đạp trực tiếp đánh Tương Phàn chẳng còn, sau này Gia Cát Lượng tuy có ý tác động Mạnh Đạt ở quận Tân Thành phía bắc Kinh Châu làm phản, song vẫn bị Tư Mã Ý ngăn cản nên không thành công. Từ đấy Gia Cát Lượng chẳng thể tiếp tục đánh Tương Phàn. Con đưòng bắc phạt gần nhất là vượt dải Tần Lĩnh tiến đánh Trường An, con đường này gập ghềnh khó đi, lại có nhiều khó khăn, rất dễ bị quân Tào nắm được, hướng vận động khá là nguy hiểm. Khởi đầu chiến dịch bắc phạt, mãnh tướng Ngụy Diên từng đề nghị từ đường Tý Ngọ đánh trực tiếp vào Trường An, Gia Cát Lượng không tán thành, bởi ở con đường ấy quân Tào phòng thủ rất dễ, quân viễn chinh thì gặp phải rất nhiều nguy hiểm, đối với quân Thục Hán ở thế yếu là bất lợi.

Sau này Gia Cát Lượng không thể không lựa chọn phương thức an toàn, đường vòng quanh Lương Châu là con đường chủ yếu để bắc phạt. Thời gian kéo dài, hiệu quả lại ít, đấy là di chứng nghiêm trọng. Thời gian sau này, do việc mất Kinh Châu gây ra ảnh hưởng lại càng lớn là bởi một Kinh Châu, Quan Vũ bị hại, Lưu Bị cơ hồ phải mang hết quân tinh nhuệ vào Thục, sau này đông chinh hỏi tội Tôn Quyền lại bị Lục Tốn dùng hỏa công đánh bại ở trận Hồ Đình. Nhân lực tài lực của quân Thục Hán tổn thất rất lớn. Chiến bại lần này, khiến Gia Cát Lượng bắc phạt sau này khó khăn về nhân lực và lương thực bội phần, cuối cùng bạo lực thành bệnh bỏ mình ở gò NgũTrượng (Kỳ Sơn giữa trận từ trần, khách anh hùng để tần ngần lệ rơi). Quan Vũ chủ quan để mất Kinh Châu, cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho Gia Cát Lượng không có cách nào đột phá được thế đông cứng ba chân đỉnh lớn.

Sau chiến dịch Kinh Châu, Ngô – Thục tuy hòa đàm, xây dựng lại liên minh, song sự khác biệt tâm lý cũng rất lớn, căn bản chẳng thể giống sự hợp tác trước đây.

Lục Tốn là Tư lệnh chiến tuyến phía tây của Đông Ngô, vốn dĩ xuất thân từ văn quan, ông ta tuy không giống Lã Mông giàu mưu đồ, song cũng không giống như Lỗ Túc chỉ lo giữ đại cục. Trong lúc ông ta đương chức, quan hệ Ngô Thục chưa xung đột quá, song nếu muốn cùng phối hợp hành động thì khá lãnh đạm.

Song Đông Ngô chưa từng làm được như Lã Mông nói, có thể độc lập chi phối bắc Kinh Châu, Lục Tốn tuy phát động chiến tranh lên phía bắc, song quy mô không lớn, Tương Phàn trước lúc nhà Tấn thống nhất Trung Quốc, vẫn nằm trong sự cai quản của chính quyền phương bắc.

Tào Tháo sau trận Tương Phàn, lại cho lập ra quận Tương Dương, đến sau khi Tào Phi lên ngôi vua, lại lập thêm các quận Nam Hương, Nghĩa Dương và Ngụy Hưng. Đến thời Tào Tuấn là con Tào Phi, lại lập thêm hai quận Tân Thành, Thượng Dong ở phía tây bắc. Trong thời gian ngắn, từ hai quận Kinh Bắc biến thành tám quận, khá thấy chính quyền Tào Ngụy đối với việc phòng thủ Kinh Bắc rất xem trọng và để tâm. Phần phía nam của Nam Quận, do chính quyền Đồng Ngô cai quản cũng bắt chước lập ra mười tám quận, riêng quận Giang Hạ cũ bị chia làm hai nửa, phần bắc thuộc Tào Tháo phần nam thuộc Tôn Quyền. Việc tăng cường quản lý hành chính, cho thấy rõ chính quyền Đông Ngô đôi với vùng đất này không dám khinh xuất bao giờ, tầm quan trọng về quân sự chính trị của Kinh Châu qua đấy khá thấy.

Lời bình của Trần Văn Đức

Tam lược là một trong bảy cuốn Binh kinh của Trung Quốc, tương truyền là cuốn “Thái công bí truyền” do Hoàng Thạch Công tặng cho Trương Lương, để ông ta trở thành người thầy của bậc đế vương, bởi thế theo truyền thuyết được công nhận là một kiệt tác binh pháp rất thần bí.

Song Tam lược còn lưu truyền đến nay, khảo cứu cho thấy là tác phẩm mới viết trước đời Tống, tuy vậy vẫn rất có giá trị, tác phẩm ấy là một sáng tác đại biểu cho trí tuệ tập thể, trong đó có không ít những bí truyền thực sự của Thái Công. Là sáng tác tập thể trải qua hai nghìn năm, tự nhiên hàm chứa rất nhiều trí tuệ truyền thống văn hóa Trung Quốc. Đạo Sư Cát Điền Tùng Âm đời Mạc Phủ của Nhật Bản cho rằng Tam lược so với Tôn Tử binh pháp lại có hương vị Trung Quốc hơn.

Mở đầu Tam lược có nói, nhu có thể thắng cương, nhược có thể thắng cường, đấy là danh ngôn trí tuệ nghìn xa.

Bởi nhu là đức tính bao dung, cương thì làm hại người ta nên mọi người đều không thích. Kẻ nhược tiểu được mọi người có ý muốn giúp đỡ, kẻ cường bạo tuy làm cho người ta sợ hãi, song cũng là đối tượng để mọi người trừ bỏ cho nhanh.

Rõ ràng nhu có thể có nguyên tắc, cương mà có thể thi hành, nhược lại có ưu điểm để vận dụng, cường lại có thể không ngừng lớn mạnh. Bốn điểm ấy hỗ trợ lẫn nhau, vận dụng đầy đủ mới có thể phát huy được sức mạnh lớn nhất. Hành động biến hóa phù hợp, khiến người ta không dễ nắm bắt, giống như sự biến hóa của đại tự nhiên, trong biến có thường, trong thường có biến, lấy trí tuệ siêu việt của nhân loại mà suy diễn biến hóa của mọi vật. Kẻ dùng binh nắm chắc những biến hóa ấy mới có thể không câu nệ ở tâm thế hình thức mà ứng phó được với những hoàn cảnh thích ứng.

Không giữ lập trường cứng nhắc, có đối sách thích đáng với thái độ của đối phương, không cố định chiến thuật, mà có thể biến hóa ra vô hạn. Người có tấm lòng, có kiến thức như thế, mới có thể tranh bá thiên hạ yên định tám hướng, khiến bốn biển bình lặng, giữ được hòa bình thế giới, người có mưu lược như thế có thể làm người thầy của bậc đế vương.

Cho nên, khó khăn là ở dục vọng của người ta, người ta thường vẫn theo đuổi sự lớn mạnh của mình mà rất ít có thể kiên trì đến cùng trong lúc suy nhược.. Kiên trì lúc suy nhược là bí quyết gìn giữ sự sống, đấy cũng là trí tuệ rất quan trọng của thánh nhân, trước sau nắm chắc được biến hóa của sự vật, tự nhiên sẽ có hành động thích hợp nhất.

Người nắm được bí quyết ấy khi đắc chí thì thi thố với thiên hạ, khi không được như ý thì ẩn dấu tung tích của mình, để đối phương chẳng thể làm hại, chẳng cần có sự bảo vệ của thành lũy hữu hình. Tất cả mọi cơ mưu đều dấu ở trong lòng, trước mắt chỉ là kẻ yếu thế, cuối cùng có một ngày vẫn có thể đánh được kẻ cường bạo.

Bởi thế vừa nhu lại vừa cương, thì uy danh của quốc gia ngày mỗi lớn, vừa nhược lại vừa cường, thế lực quốc gia nqày mỗi mạnh; nếu thuần nhu thuần nhược thì quốc lực ắt sẽ suy bại; nếu thuần cương thuần cương, thì quốc gia ắt bị diệt vong, Quan Vũ muốn cấp tốc bành trướng thế lực, thực ra đấy là tín hiệu rất nguy hiểm đối với ông ta, với vùng đất then chốt nóng bỏng, hai phía bắc và đông đều có cường địch dòm ngó, càng không nên dùng đến tấn công chủ động, khuếch đại chiến tuyến của minh, cũng tăng thêm nguy cơ của mình. Việc mất Kinh Châu, thực ra chẳng phải do chủ quan, mà là sự thất sách trong việc vận dụng chiến thuật. Lưu Bị đã biết rõ cá tính của Quan Vũ, lại chưa từng phạt người thích đáng để phụ tá, với Gia Cát Lượng là người nắm công tác kế hoạch, thực cũng không tránh khỏi khuyết điểm.

TRẦN VĂN ĐỨC

8. Tương Dương nằm ở giữa Kinh Dự, yết hầu nam bắc quan trọng.

Tương Dương nằm ở vùng giáp ranh giữa quận Nam Dương và Nam Quận, từ đời Tần đến giờ vẫn lấy sông Hán Thủy làm ranh giới, phía bắc là quận Nam Dương, phía nam là Nam Quận. Thành Tương Dương nằm ở phía nam Hán Thủy, lệ thuộc Nam Quận, song đối diện với Phàn Thành thuộc Nam Quận bên kia sông. Hiện nay hợp nhất lại thành Trương Phàn thuộc tỉnh Hồ Bắc.

Nhiệm sở cũ của Kinh Châu ở Hán Thọ, quận Vũ Lang, khi Lưu Biểu làm Thứ sử Kinh Châu, đối với nam Kinh Châu không đủ sức khống chế, bởi thế phải chuyển nhiệm sở về Tương Dương ở phía bắc. Lại thêm tự mình là quân sĩ không đầu hàng của triều đình, ở gần với khu Tư Lệ, nếu có biến cố chạy xuống phía nam có thể dựa vào sông Trường Giang cố thủ, Hán Thủy lại chạy qua Tương Dương mà xuống Trương Giang, vị trí Tương Dương về đường thủy và đường bộ đều rất quan trọng. Lấy vị trí địa lý mà nói Tương Dương cố nhiên là đất trọng yếu song bởi ở bình nguyên bờ nam Hán Thủy, cơ hồ hoàn toàn không phải là đất hiểm trở dễ phòng thủ, cho nên về quân sự có tác dụng phụ trợ cho Phàn Thành ở bờ bắc.

Nhận được tin do thám đại quân của Quan Vũ tiến lên phía bắc, Tào Nhân lập tức hạ lệnh, cho toàn quân vượt sông sang đóng đồn ở Phàn Thành, chỉ lưu lại tướng quân Lã Thường, để duy trì trị an nội thành về danh nghĩa, điều một số ít quân cảnh vệ phong tỏa giao thông với bên ngoài, khiến Tương Dương trở thành nơi không giao tranh, thu hút Quan Vũ về phía Phàn Thành. Quả nhiên, Quan Vũ chỉ phái một đội quân đặc biệt bao vây Tương Dương, tự mình dẫn quân chủ lực vượt sông tiến đánh Phàn Thành. Chỉ cần Phàn Thành thất thủ, Tương Dương tự nhiên sẽ rơi vào trong tay, lúc ây Quan Vũ sẽ khống chế được vùng đất then chốt của ba thế lực lớn là Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền. Có thể đấy là mục đích chủ yếu của việc Quan Vũ mạo hiểm tiến lên phía bắc, phát động chiến dịch Tương Phàn.

9. Nước ngập cả Phàn Thành, Tào Nhân thề tử thủ.

Chiến sự lúc đầu của Quan Vũ rất thuận lợi, chẳng những bao vây chặt quân phòng thủ của Tào Nhân, khiến cho viên đại tướng hàng đầu của Tào Tháo bó tay thúc thủ. Tào Tháo không dám xem thưòng, phái một viên tướng tài trí là Vu Cấm dẫn bảy đội quân lớn chi viện, lại cử mãnh tưóng Tây Lương là Bàng Đức làm tiên phong.

Quan Vũ lợi dụng mùa mưa trung tuần tháng 7, phá đê ven sông, dẫn nước lũ Hán Thủy, làm ngập đại quân của Vu Cấm đang đóng đồn ở ngoài Phàn Thành, bắt sống Vu Cấm, chém chết Bàng Đức. Tào Nhân ở trong thành đành giương mắt nhìn viện binh tan rã chẳng thể giúp đỡ. Thanh thế Quan Vũ chấn động, Tào Tháo đã có ý đưa Hán Hiến đế rời Hứa Đô lánh nạn, bởi tham mưu Tư Mã Ý cực lực phản đối mới thôi. Song để nâng cao tinh thần quân dân tiền tuyến, Tào Tháo tự dẫn đại quân, đến đóng ở Lạc Dương, để quan sát tình hình chiến sự, tùy thời mà chi viện.

Bốn bên Phàn Thành đều bị nước lụt uy hiếp, tường thành thấm nước lâu ngày, dần dần sụt lở, Tào Nhân phải chuẩn bị bỏ thành chạy về Dự Châu. Tham mưu trưởng Mãn Sủng cho rằng, nếu Tương Phàn thất thủ, thì Lạc Dương, Trường An sẽ trực tiếp bị uy hiếp, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của triều đình, nên phải liều chết cố thủ với trách nhiệm vì dân vì nước. Tào Nhân nghe theo đề nghị ấy, dìm con ngựa trắng mà mình rất yêu quý xuống nước, để thề quyết tâm không lùi, ông ta với quân dân nội thành cùng tuyên thệ: “Ta được Tào Công giao trách nhiệm bảo vệ thành này, nên phải đem hết sức lực để gìn giữ đến chết không lùi, ai nói bỏ thành thì chém”.

Toàn thể già trẻ trong thành, gánh đất đá lấp tường thành, sau mười mấy ngày kiên trì phòng giữ, nước lũ dần dần rút đi, tình thế khẩn trương ở Phàn Thành mới tạm lắng xuống. Tào Nhân lập tức hạ lệnh sửa sang lại việc phòng thủ để có thể kháng cự lâu dài. Tào Tháo lại phái đạo quân Từ Hoảng cẩn thận và có năng lực tác chiến độc lập, đến đó chi viện cho Tào Nhân. Từ Hoảng muốn đấu trí hơn là đấu lực, ông ta bố trí quân đội ở ngoài thành đối trận với Quan Vũ, lại bao vây quân Quan Vũ, dùng tâm lý chiến để gây áp lực, quả nhiên quân Quan Vũ chẳng thể thắng nhanh, giảm dần thanh thế.

Tào Tháo lại nghe đề nghị của Tư Mã Ý, quyết định dẫn dụ Tôn Quyền, từ phía sau Kinh Châu mà giáp kích.

10. Lã Mông nói: Kẻ sĩ xa nhau ba ngày, dụi con mắt mà ngóng đợi.

Đô đốc Lã Mông mới nhậm chức là danh tướng giàu mưu lược của Đông Ngô. Trần Thọ trong Tam quốc chí đã khen ông ta có khí chất của kẻ quốc sĩ, Tôn Quyền cũng khen ông ta: thao lược kì tài gần như Chu Công Cẩn (Chu Du).

Lã Mông tên chữ là Tử Minh, người Nhữ Nam từ nhỏ đã thông minh ít ai bằng, thích việc nghĩa hiệp, mà ít đọc sách. Bởi trông nom công việc cẩn thận, tận tụy với chức vụ, rất được Tôn Quyền và Chu Du tín nhiệm.

Bởi từ một bước mà được trọng dụng, Tôn Quyền vẫn khuyên Lã Mông phải đọc nhiều sách, mới có thể triệt để nắm được việc quân chính và công việc hành chính địa phương. Lã Mông lấy cớ việc quân nhiều bận rộn, chẳng có lúc nhàn rỗi đọc sách.

Tôn Quyền lại nói: “Ta khuyên ngươi đọc sách, chẳng phải muốn ngươi trở thành tiến sĩ, chỉ muốn ngươi xem nhiều sử sách, học được kinh nghiệm làm việc của tiền nhân, để ứng dụng vào công việc thường ngày. Ngươi nói rằng tạp vụ rất nhiều, ta xem ra cũng không ít hơn ngươi! Ta tuy bận vẫn thường đọc sách để bổ trợ cho mình!”.

Đang lúc Lã Mông bệnh cũ tái phát, xin dưỡng bệnh tại nhà, ông ta làm theo đề nghị của Tôn Quyền đóng cửa ngày đêm đọc sử sách. Không lâu Lỗ Túc đến Thẩm Dương, thăm hỏi Lã Mông, cùng với ông thảo luận việc đại sự quốc gia. Sau lúc nói chuyện không khỏi kinh ngạc mà rằng: “Tướng quân! thao lược hiện nay của ông đã chẳng phải là Lã Mông ngày xưa nữa!”.

Lã Mông chỉ cười mà nói: “Kẻ sĩ xa nhau ba ngày, dụi con mắt ngóng đợi, đại huynh sao đến muộn thế?”.

Lỗ Túc với Lã Mông về lập trường tuy thường trái nhau, song Lỗ Túc rất khen ngợi tài cán của Lã Mông, chẳng những thường tiến cử với Tôn Quyền, lại chính thức nhận mẹ Lã Mông làm mẹ mình, với Lã Mông kết làm huynh đệ.

Lã Mông xuất thân nghèo khổ, Lỗ Túc là một quý tộc có danh tiếng, trong quan hệ tình cảm của hai người khá thấy Lỗ Túc rất xem trọng Lã Mông. Song Lã Mông sau khi tiếp nhiệm phần việc Lỗ Túc để lại, lập tức điều chỉnh chiến lược phòng thủ phía tây.

Lã Mông gặp riêng Tôn Quyền nói rằng: “Quan Vũ là người kiêu dũng, rất nhiều dã tâm, sớm muộn ắt có ý thôn tính phía đông Kinh Châu, bởi thế nên sớm ra tay trước, tiến hành bố trí lại”. Ông ta rất tự tin nói rằng: “Chỉ cần Chinh lỗ tướng quân Tôn Kiểu giữ Nam Quận, Phan Chương đóng đồn ở thành Bạch Đế ngăn cản sự uy hiếp của Lưu Bị từ phía tây lại, Lã Mông tôi phụ trách việc sửa sang lại Kinh Châu thì chẳng còn phải sợ sự uy hiếp của Tào Tháo xuống phía nam, sao phải dựa vào quân Quan Vũ ở Giang Lăng nhỉ? Huống Chi, Lưu Bị, Quan Vũ đều là đồ phản phúc vô thường, dứt khóat chẳng thể coi là đồng minh tâm phúc. Dựa vào người khác không bằng dựa vào mình, khuếch trương thực lực của người ta để làm chỗ dựa của mình, một mai thực lực của đối phương vượt quá mình ắt sẽ nguy đến bản thân…”.

Cách nghĩ của Lã Mông là rất thực tiễn, trong một thời gian ngắn có thể tạm ngăn cản được Tào Tháo và Lưu Bị, có thể nắm được nhiều lãnh thổ và quyền lợi. Thực ra, đấy cũng là tâm thế cơ bản của những cán bộ cao cấp ở thời đại cạnh tranh lớn; những tướng lĩnh cao cấp và ban tham mưu của Lưu Bị và Tôn Quyền tuyệt đại đa số đều có cách nhìn bản vị theo chủ nghĩa anh hùng này. Quan Vũ không nghĩ đến toàn cục mà mạo hiểm bắc phạt, chưa chủ động xin ý kiến tham khảo của phía Tôn Quyền, nguyên nhân chính cũng ở đây.

11. Xem thường đại thế, anh hùng lâm nguy

Có quan điểm chiến lược toàn cục, lâu dài để thấy tình thế ba chân đỉnh lớn, có thể nói chỉ có Lỗ Túc, Gia Cát Lượng và Triệu Vân mà thôi, ba người ấy kiên trì quan điểm Tào Ngụy còn tồn tại thì Tôn Quyền và Lỗ Túc chẳng có điều kiện xung đột với nhau; xét nhu cầu rất lớn về nhân lực và tài lực để kháng chiến lâu dài, điều kiện của Tôn Quyền và Lưu Bị đều còn lâu mới bằng Tào Tháo.

Đương nhiên Tào Tháo không phải không có nhược điểm, cai quản một vùng rộng lớn, bởi lợi hại ắt có xung đột, các thế lực gắn với nhau, thực ra đều mang quái thai, không như một đoàn thể nhỏ dễ chỉnh hợp. Người chỉ huy có năng lực (như Tào Tháo) tự nhiên có thể giải quyết được vấn đề, nếu như gặp chuyện, nguy cơ tất nhiên rất lớn.

Trong Long Trung Sách Gia Cát Lượng vẫn chủ trương “Liên Ngô chế Tào” cũng biểu thị nếu phương bắc có chuyện, Kình Châu có thể phái một viên Thượng tướng đánh Tương Dương, Lưu Bị và Tôn Quyền chia làm hai đường tiến công, có thể khôi phục được nhà Hán. Nói rằng phương bắc có chuyện, tức là nói một mai Tào Tháo mất đi, chính quyền Tào Ngụy về lực lượng chung ắt có nguy cơ giảm sút, lúc ấy chính là cơ hội tốt nhất để bắc phạt.

Đáng tiếc là Quan Vũ, Lưu Bị đều thiếu tính nhẫn nại, Tôn Quyền và Lã Mông cũng vội vàng nắm lấy lợi ích quốc gia riêng mình mà ít có tầm nhìn xuyên suốt cục diện thiên hạ. Chỉ cần sau một năm mà thôi, Tào Tháo từ trần trong tháng giêng năm Kiến An thứ 25, nếu như Lỗ Túc sống thêm hai năm, Quan Vũ có thể không vội vàng phát động cuộc bắc phạt, hoặc như Tôn Quyền và Lã Mông có tầm nhìn xa hơn một chút, thì đại thế thiên hạ thắng lợi cuối cùng thuộc về ai, cũng chưa biết sẽ thế nào.

Cuộc tập kích của Lã Mông khiến đại bản doanh của Quan Vũ ở Giang Lăng rơi vào tay Đông Ngô, Quan Vũ không thể không từ chiến trường Tương Phàn vội vàng rút về, giữa đường lại bị Lã Mông phái Phan Chương tập kích đường sông, tạo thành sự đại bại của quân bắc phạt, dẫn đến Quan Vũ thua chạy về Mạch Thành, trong quá trình đột phá vòng vây thất bại mà bị giết, đấy là sự tích chủ quan để mất Kinh Châu, trong sử liệu có ghi chép rõ ràng, ở đây không kể lại. Quan Vũ lâm nạn lúc năm mươi tám tuổi.

Rất thú vị là Lã Mông cũng tạ thế không lâu sau chiến dịch này, Tôn Quyền mang thủ cấp của Quan Vũ dâng cho Tào Tháo, Tào Tháo cho người bổ sung thân thể với quần áo mũ mão đầy đủ, lại lấy lễ táng chư hầu ban cho. (Quan Vũ từng được Tào Tháo tiến cử với Hán hiến đế được phong là Hán Thọ đình hầu). Tôn Quyền nghe tin, cũng lấy lễ nghi trọng thể mà mai táng thi hài Quan Vũ, có thể lúc ấy đã là cuối năm Kiến An thứ 24. Khéo thay Tào Tháo vào đầu tháng giêng năm Kiến An thứ 25, bởi bệnh cũ tái phát mà qua đời. Tác giả “Tam quốc diễn nghĩa” La Quán Trung, bằng vào trí tưởng tượng, viết ra câu chuyện Quan Vũ hiển linh đòi hồn Lã Mông, nạt chết Tào Tháo. Thực ra nếu như Quan Vũ thực có hiển linh ắt phải báo thù Tôn Quyền mới đúng mà không phải Tào Tháo. Tam quốc diễn nghĩa không biết dựa vào đâu, vói Phan Chương đã tập kích Quan Vũ năm nào, cũng miêu tả ông ta bị chết trận trong chiến dịch đông chinh báo thù của Lưu Bị. Thực ra theo sử liệu, Phan Chương chẳng những không chết ở chiến trường, lại bởi có quân công mà được thăng tiến và trọng dụng, khá thấy sự miêu tả của Tam quốc diễn nghĩa, có rất nhiều đoạn theo cách nghĩ chủ quan. Đề cập về cái chết của Lã Mông ra sao, tin rằng là vấn đề mọi người rất hứng thú.

Lã Mông vốn sức khoẻ không tốt, ông thấy rõ được trách nhiệm, làm việc rất vất vả, lại thêm thích uống rượu nên bệnh tỳ vị khá nghiêm trọng. Kể từ cuộc tập kích Giang Lăng, công việc rất căng thẳng bề bộn hay tư lự, bởi thế cuối tháng 11, bệnh cũ tái phát, thổ huyết không thôi, có thể là vỡ dạ dày hoặc dạ dày chảy máu.

Tôn Quyền đón ông ta về hành cung ở Công An, phái ngự y săn sóc cẩn thận, song bệnh tình của Lã Mông ngày một xấu đi. Tôn Quyền không dám làm phiền ông ta, bèn cho khoét một lỗ hổng trên tường để quan sát bệnh tình của Lã Mông. Mỗi lần thấy Lã Mông chuyển biến tốt có thể ăn được một chút, Tôn Quyền suốt ngày rất cao hứng, nếu như thấy bệnh xấu đi thì suốt ngày âu lo, đêm không ngủ được.

Không lâu Lã Mông đã có hiện tượng hồi quan phản chiếu, tự biết số mệnh chỉ còn sớm tối, bèn yêu cầu Tôn Quyền mở yến mừng công, để được tiếp xúc với các tướng sĩ có công. Ông ta tự mình miễn cưỡng ôm bệnh tham gia, giữa tiệc lại yêu cầu Tôn Quyền đại xá cho hàng tướng và tù binh để củng cố thành tích sau chiến thắng. Tôn Quyền bùi ngùi mà ưng thuận, lại trịnh trọng tuyên bố Lã Mông có công lao bậc nhất, quần thần đều chúc mừng Lã Mông, Lã Mông miễn cưỡng đứng lên đáp tạ, bỗng chết ngay giữa tiệc, hoàn thành được di nguyện sau cùng. Lúc ấy ông ta mới bốn mươi hai tuổi.

Tôn Quyền vô cùng đau xót, lệnh cử hành lễ mai táng long trọng, hậu đãi gia tộc của Lã Mông.

Lã Mông chất phác suốt đời, có thể nói là khắc kỉ vì công việc, trước lúc lâm chung, lấy toàn bộ những thứ được ban thưởng hiến cho triều đình, lại còn dặn dò việc tang nên tiết kiệm. Tôn Quyền nghe những lời nói cuối cùng của Lã Mông lại càng thương cảm muôn phần đau xót khôn nguôi.

12. Sơ xuất để mất Kinh Châu, lực sĩ khó ngăn sóng cả

Sự kiện Kinh Châu với cái chết của mấy nhân vật chính, đã chấm dứt một giai đoạn. Song người chết đã vậy, lại để cho người còn sống chồng chất những vấn đề lớn.

Xem xét sự kiện ấy, kiểm điểm đến cùng, là ảnh hưởng của nó với cục diện ba chân đỉnh sau này, trong đó bị tác hại rất lớn chính là chính quyền Thục Hán mà Lưu Bị và Gia Cát Lượng đã khổ công sáng lập.

Trong kế sách ba chân đỉnh của “Long Trung Sách”, Kinh Châu chính là điều kiện cần có rất quan trọng, chiến sự bắc phạt Trung Nguyên sau này, quân sĩ chủ lực dựa vào đấy mà xuất phát, chiếm được Tương Phàn sẽ có thể trực tiếp uy hiếp khu Tư Lệ và Dự Châu, tiến tới tranh thủ được sự giúp đỡ của các công khanh nhà Hán để đối lập với Tào Tháo, uy hiếp thiên tử, sai khiến chư hầu, chuyển thế yếu thành thế mạnh. Một mai khu Tư Lệ và Dự Châu có biến, các vùng Ký, U, Tinh, Ung và Lương Châu mà Tào Tháo mới chiếm được sẽ cùng phát sinh dao động, khiến đại bản doanh Cổ Châu và Tào Tháo rơi vào cô lập, muốn đánh bại chính quyền Tào Ngụy, Kinh Châu đích xác là chìa khóa rất quan trọng.

Sau khi mất Kinh Châu bàn đạp trực tiếp đánh Tương Phàn chẳng còn, sau này Gia Cát Lượng tuy có ý tác động Mạnh Đạt ở quận Tân Thành phía bắc Kinh Châu làm phản, song vẫn bị Tư Mã Ý ngăn cản nên không thành công. Từ đấy Gia Cát Lượng chẳng thể tiếp tục đánh Tương Phàn. Con đưòng bắc phạt gần nhất là vượt dải Tần Lĩnh tiến đánh Trường An, con đường này gập ghềnh khó đi, lại có nhiều khó khăn, rất dễ bị quân Tào nắm được, hướng vận động khá là nguy hiểm. Khởi đầu chiến dịch bắc phạt, mãnh tướng Ngụy Diên từng đề nghị từ đường Tý Ngọ đánh trực tiếp vào Trường An, Gia Cát Lượng không tán thành, bởi ở con đường ấy quân Tào phòng thủ rất dễ, quân viễn chinh thì gặp phải rất nhiều nguy hiểm, đối với quân Thục Hán ở thế yếu là bất lợi.

Sau này Gia Cát Lượng không thể không lựa chọn phương thức an toàn, đường vòng quanh Lương Châu là con đường chủ yếu để bắc phạt. Thời gian kéo dài, hiệu quả lại ít, đấy là di chứng nghiêm trọng. Thời gian sau này, do việc mất Kinh Châu gây ra ảnh hưởng lại càng lớn là bởi một Kinh Châu, Quan Vũ bị hại, Lưu Bị cơ hồ phải mang hết quân tinh nhuệ vào Thục, sau này đông chinh hỏi tội Tôn Quyền lại bị Lục Tốn dùng hỏa công đánh bại ở trận Hồ Đình. Nhân lực tài lực của quân Thục Hán tổn thất rất lớn. Chiến bại lần này, khiến Gia Cát Lượng bắc phạt sau này khó khăn về nhân lực và lương thực bội phần, cuối cùng bạo lực thành bệnh bỏ mình ở gò NgũTrượng (Kỳ Sơn giữa trận từ trần, khách anh hùng để tần ngần lệ rơi). Quan Vũ chủ quan để mất Kinh Châu, cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho Gia Cát Lượng không có cách nào đột phá được thế đông cứng ba chân đỉnh lớn.

Sau chiến dịch Kinh Châu, Ngô – Thục tuy hòa đàm, xây dựng lại liên minh, song sự khác biệt tâm lý cũng rất lớn, căn bản chẳng thể giống sự hợp tác trước đây.

Lục Tốn là Tư lệnh chiến tuyến phía tây của Đông Ngô, vốn dĩ xuất thân từ văn quan, ông ta tuy không giống Lã Mông giàu mưu đồ, song cũng không giống như Lỗ Túc chỉ lo giữ đại cục. Trong lúc ông ta đương chức, quan hệ Ngô Thục chưa xung đột quá, song nếu muốn cùng phối hợp hành động thì khá lãnh đạm.

Song Đông Ngô chưa từng làm được như Lã Mông nói, có thể độc lập chi phối bắc Kinh Châu, Lục Tốn tuy phát động chiến tranh lên phía bắc, song quy mô không lớn, Tương Phàn trước lúc nhà Tấn thống nhất Trung Quốc, vẫn nằm trong sự cai quản của chính quyền phương bắc.

Tào Tháo sau trận Tương Phàn, lại cho lập ra quận Tương Dương, đến sau khi Tào Phi lên ngôi vua, lại lập thêm các quận Nam Hương, Nghĩa Dương và Ngụy Hưng. Đến thời Tào Tuấn là con Tào Phi, lại lập thêm hai quận Tân Thành, Thượng Dong ở phía tây bắc. Trong thời gian ngắn, từ hai quận Kinh Bắc biến thành tám quận, khá thấy chính quyền Tào Ngụy đối với việc phòng thủ Kinh Bắc rất xem trọng và để tâm. Phần phía nam của Nam Quận, do chính quyền Đồng Ngô cai quản cũng bắt chước lập ra mười tám quận, riêng quận Giang Hạ cũ bị chia làm hai nửa, phần bắc thuộc Tào Tháo phần nam thuộc Tôn Quyền. Việc tăng cường quản lý hành chính, cho thấy rõ chính quyền Đông Ngô đôi với vùng đất này không dám khinh xuất bao giờ, tầm quan trọng về quân sự chính trị của Kinh Châu qua đấy khá thấy.

Lời bình của Trần Văn Đức

Tam lược là một trong bảy cuốn Binh kinh của Trung Quốc, tương truyền là cuốn “Thái công bí truyền” do Hoàng Thạch Công tặng cho Trương Lương, để ông ta trở thành người thầy của bậc đế vương, bởi thế theo truyền thuyết được công nhận là một kiệt tác binh pháp rất thần bí.

Song Tam lược còn lưu truyền đến nay, khảo cứu cho thấy là tác phẩm mới viết trước đời Tống, tuy vậy vẫn rất có giá trị, tác phẩm ấy là một sáng tác đại biểu cho trí tuệ tập thể, trong đó có không ít những bí truyền thực sự của Thái Công. Là sáng tác tập thể trải qua hai nghìn năm, tự nhiên hàm chứa rất nhiều trí tuệ truyền thống văn hóa Trung Quốc. Đạo Sư Cát Điền Tùng Âm đời Mạc Phủ của Nhật Bản cho rằng Tam lược so với Tôn Tử binh pháp lại có hương vị Trung Quốc hơn.

Mở đầu Tam lược có nói, nhu có thể thắng cương, nhược có thể thắng cường, đấy là danh ngôn trí tuệ nghìn xa.

Bởi nhu là đức tính bao dung, cương thì làm hại người ta nên mọi người đều không thích. Kẻ nhược tiểu được mọi người có ý muốn giúp đỡ, kẻ cường bạo tuy làm cho người ta sợ hãi, song cũng là đối tượng để mọi người trừ bỏ cho nhanh.

Rõ ràng nhu có thể có nguyên tắc, cương mà có thể thi hành, nhược lại có ưu điểm để vận dụng, cường lại có thể không ngừng lớn mạnh. Bốn điểm ấy hỗ trợ lẫn nhau, vận dụng đầy đủ mới có thể phát huy được sức mạnh lớn nhất. Hành động biến hóa phù hợp, khiến người ta không dễ nắm bắt, giống như sự biến hóa của đại tự nhiên, trong biến có thường, trong thường có biến, lấy trí tuệ siêu việt của nhân loại mà suy diễn biến hóa của mọi vật. Kẻ dùng binh nắm chắc những biến hóa ấy mới có thể không câu nệ ở tâm thế hình thức mà ứng phó được với những hoàn cảnh thích ứng.

Không giữ lập trường cứng nhắc, có đối sách thích đáng với thái độ của đối phương, không cố định chiến thuật, mà có thể biến hóa ra vô hạn. Người có tấm lòng, có kiến thức như thế, mới có thể tranh bá thiên hạ yên định tám hướng, khiến bốn biển bình lặng, giữ được hòa bình thế giới, người có mưu lược như thế có thể làm người thầy của bậc đế vương.

Cho nên, khó khăn là ở dục vọng của người ta, người ta thường vẫn theo đuổi sự lớn mạnh của mình mà rất ít có thể kiên trì đến cùng trong lúc suy nhược.. Kiên trì lúc suy nhược là bí quyết gìn giữ sự sống, đấy cũng là trí tuệ rất quan trọng của thánh nhân, trước sau nắm chắc được biến hóa của sự vật, tự nhiên sẽ có hành động thích hợp nhất.

Người nắm được bí quyết ấy khi đắc chí thì thi thố với thiên hạ, khi không được như ý thì ẩn dấu tung tích của mình, để đối phương chẳng thể làm hại, chẳng cần có sự bảo vệ của thành lũy hữu hình. Tất cả mọi cơ mưu đều dấu ở trong lòng, trước mắt chỉ là kẻ yếu thế, cuối cùng có một ngày vẫn có thể đánh được kẻ cường bạo.

Bởi thế vừa nhu lại vừa cương, thì uy danh của quốc gia ngày mỗi lớn, vừa nhược lại vừa cường, thế lực quốc gia nqày mỗi mạnh; nếu thuần nhu thuần nhược thì quốc lực ắt sẽ suy bại; nếu thuần cương thuần cương, thì quốc gia ắt bị diệt vong, Quan Vũ muốn cấp tốc bành trướng thế lực, thực ra đấy là tín hiệu rất nguy hiểm đối với ông ta, với vùng đất then chốt nóng bỏng, hai phía bắc và đông đều có cường địch dòm ngó, càng không nên dùng đến tấn công chủ động, khuếch đại chiến tuyến của minh, cũng tăng thêm nguy cơ của mình. Việc mất Kinh Châu, thực ra chẳng phải do chủ quan, mà là sự thất sách trong việc vận dụng chiến thuật. Lưu Bị đã biết rõ cá tính của Quan Vũ, lại chưa từng phạt người thích đáng để phụ tá, với Gia Cát Lượng là người nắm công tác kế hoạch, thực cũng không tránh khỏi khuyết điểm.

TRẦN VĂN ĐỨC

Chọn tập
Bình luận
× sticky