Lưu Bị không thể không nắm lấy cơ hội, chẳng để ý đến sự uy hiếp của Tào Tháo và Tôn Quyền có thể xảy ra ở Kinh Châu, phái người theo đường thủy đưa mật thư đến Giang Lăng, lệnh cho Gia Cát Lượng bắt đầu đợt công kích thứ hai, từ phía đông đánh vào đất Thục, hẹn hợp quân ở Thành Đô.
1. Từ tham mưu đến chủ sóai.
Kể từ ngày chấn chỉnh việc quân ở Tân Dã đến trận đánh Đương Dương Trường Bản, vai diễn của Gia Cát Lượng là người vạch kế hoạch, tuy có tài cán nổi trội, song kinh nghiệm thực tế có hạn, chỉ có thể làm người phụ tá cho Lưu Bị mà thôi. Trước ngày xảy ra trận Xích Bích, trong khi nguy cấp, con người trẻ tuổi ấy trong thời gian ngắn, tự mình rèn luyện thành nhà ngoại giao khá thành công; ở thời kỳ này, tiềm năng của Gia Cát Lượng trước sự khiêu chiến mãnh liệt đã phát huy khá hoàn chỉnh.
Trong đại chiến Xích Bích, Gia Cát Lượng là người bàng quan, song ông ta cũng là người thức thời không để tuột mất cơ hội. Ngoài trí tuệ hấp thụ được ở Chu Du, Lỗ Túc, Tào Tháo, lại lấy ưu thế một kẻ đứng ngoài cuộc, chớp thời cơ đoạt lấy một vùng đất rộng lớn ở ba quận ở Kinh Châu và Nam Quận, làm căn cứ địa quan trọng cho sự sáng nghiệp của Lưu Bị. Trong khoảng không đến nửa năm, đã trưởng thành trong kinh nghiệm thực tế đáng kinh ngạc, năng lực độc lập của Gia Cát Lượng, qua sự khẳng định của Lưu Bị.
Sách lược “Mượn Kinh Châu” cho thấy sự khéo léo về ngoại giao của Gia Cát Lượng, Lưu Bị lúc ấy vẫn ở tình thế yếu kém, diễn xuất như vậy là do Gia Cát Lượng. Ở giai đoạn này, Gia Cát Lượng trong cương vị tham mưu trong quân, tựa hồ đã hoàn toàn nắm địa vị chủ đạo.
Tiến quân vào Ích Châu tuy là quốc sách cơ bản mà Long Trung Sách đề ra, nhưng ở kế hoạch vào Thục, Gia Cát Lượng lại để cho Bàng Thống “Phượng Sồ” mới đến, điều đó ít nhiều cho thấy sự tín nhiệm của Gia Cát Lượng với tài cán của Bàng Thống, cùng là sự bận rộn trong công việc điều hành nội chính của ông ta, cũng như thái độ rõ ràng không tranh công của Gia Cát Lượng. Theo sử liệu, ghi chép về giai đoạn này phần nhiều là trao đổi giữa Lưu Bị và Bàng Thống, còn Gia Cát Lượng không nói một câu nào. Song có thể tin được rằng một quốc sách quan trọng như thế, Lưu Bị ắt hẳn cũng đã trao đổi cặn kẽ với Gia Cát Lượng, chẳng qua không phụ trách qui hoạch chủ yếu. Gia Cát Lượng tựa hồ cố ý né tránh biểu lộ ý kiến rõ rệt, sợ che lấp hình ảnh của Bàng Thống. Từ đó có thể thấy Gia Cát Lượng là nhà đại sách lược suy nghĩ chu tất, khéo hiểu lòng người, có sự phân định quyền hạn rõ ràng hợp lý.
Song khi Lưu Bị vào Thục, chỉ mang một số ít binh lực, rõ ràng ở Kinh Châu vẫn có đội quân dự bị thứ hai đang đợi thời cơ mà vận động. Trước khi vào Thục, Lưu Bị sắp xếp Gia Cát Lượng ở Giang Lăng chỉ huy đại cục, khá thấy trong mắt Lưu Bị, Gia Cát Lượng trẻ tuổi, địa vị đã vượt qua lão tướng Quan Vũ và Trương Phi mà nhảy lên ngôi thứ nhất.
Sau khi Lưu Bị giao tranh với Lưu Chương, lại liên tục tác động Ngô Ý và Lý Nghiêm qui hàng, thanh thế rất lớn, trước mắt thấy quân Ích Châu đã gần đến chỗ tan rã. Đấy tuy là công lao lớn của Pháp Chính và Mạnh Đạt, song đối với tổng tham mưu trưởng Bàng Thống mà nói, hình ảnh của ông rất được đề cao.
Song danh tướng của Thành Đô là Trương Nhiệm đứng đầu phái Bản Thổ, lại khéo léo níu giữ đội quân đang tan rã, rút về giữ Lạc Thành, vị trí quân sự quan trọng bậc nhất ở phía bắc Ích Châu; Lạc Thành có địa thê hiểm yếu, công sự phòng ngự kiên cố, cuộc tấn công chớp nhoáng của Lưu Bị phải dừng lại ở đấy, Bảng Thông tuy vắt kiệt đầu óc vẫn không có được một biện pháp nào.
Không lâu tiếp được tin của tướng Hoắc Tuấn đang giữ ải Hà Minh khẩn cấp báo cáo quân tình, Lưu Chương đã từ Lãng Chung, phái binh bao vây Hà Minh, rõ ràng muốn cắt đứt quân tiếp cận của Lưu Bị, tiến đánh đội quân của Lưu Bị từ hai phía. Một điều khiến Lưu Bị lo lắng là nếu Lưu Chương cắt đứt sự liên hệ với Kinh Châu, đội quân tây chinh sẽ bị cô lập. Bởi thế Lưu Bị không thể không quyết đóan cũng không nghĩ đến Tôn Quyền và Tào Tháo có thể uy hiếp Kinh Châu, phái người theo đường thủy đưa mật thư đến Giang Lăng, lệnh cho Gia Cát Lượng bắt đầu cuộc tấn công thứ hai, đánh vào đất Thục từ phía đông, hẹn hợp quân ở Thành Đô.
Gia Cát Lượng sau khi nhận được tình hình khẩn cấp, lập tức làm theo chỉ thị của Lưu Bị, lệnh cho Quan Vũ đang ở tiền tuyến phía bắc, trở về trấn thủ Giang Lăng, cùng với các văn quan như My Trúc, Mã Lương, và các võ quan như Quan Bình, Liêu Hóa, lo liệu việc bố phòng ở phía đông và phía bắc Kinh Châu. Khổng Minh cùng với Trương Phi, Triệu Vân mang theo những đạo quân hùng mạnh cùng vào đất Thục, thực hiện hành động quân sự mau chóng giải quyết vấn đề Ích Châu.
Cuộc tấn công thứ hai so với cuộc tấn công thứ nhất là rất lớn, hơn nữa lại động viên nhanh chóng khiến người ta phải ngạc nhiên. Quy hoạch quân sự lần này cho thấy, so với đợt Lưu Bị vào Thục sớm đã được chuẩn bị tốt hơn.
Đội quân vào Thục đợt hai và đội quân giữ Kinh Châu được biên chế như sau:
Tổng chỉ huy quân viễn chinh: Gia Cát Lượng.
Tổng tham mưu trưởng: Gia Cát Lượng kiêm nhiệm.
Tham mưu: Tưởng Uyển, Giản Ung.
Quân đoàn tiền phong: Trương Phi từ Ba Đông theo đường bộ vào Thục có khoảng một vạn năm nghìn quân.
Quân đoàn hậu quân: Triệu Vân theo đường thủy đến Giang Châu, có năm nghìn quân.
Tổng chỉ huy giữ Kinh Châu: Quan Vũ
Tổng tham mưu trưởng: Mã Lương
Tổng quản văn thư: My Trúc
Quân đoàn phòng thủ: My Phương, Sĩ Nhân, Liêu Hóa, Quan Bình.
2. Trong thô có tinh tế, Trương Phi bắt Nghiêm Nhan.
Đạo quân tiền phong của Trương Phi từ Ba Đông vào Thục, vấp phải sự chống cự mãnh liệt của quân Ích Châu, chỉ huy phòng ngự ở đấy là lão tướng Thái thú Nghiêm Nhan.
Nghiêm Nhan là một tướng lĩnh cao tuổi ở Ích Châu, kinh nghiệm phong phú, ông ta tuy phản đối mạnh mẽ để Lưu Bị vào Thục, song lại có thái độ không phục trong chính quyền Lưu Chương. Bởi thế ngoài việc chê bai bóng gió, cũng chưa từng có lời can gián cụ thể với Lưu Chương. Song, nghe nói Trương Phi dẫn đại quân đến, Nghiêm Nhan lập tức hợp hơn năm nghìn quân dựa vào thế hiểm mà cố thủ. Trương Phi về quân lực tuy có ưu thế tuyệt đối, nhưng tạm thời cũng chưa biết phải làm gì.
Biết Trương Phi vẫn có tính táo bạo, bởi thế Nghiêm Nhan cho rằng ông ta nhất định thiếu nhẫn nại, chỉ cần kiên trì đối trận, vấn đề chỉ huy của Trương Phi ắt sẽ lộ ra sai sót, đợi đến lúc ấy chỉ cần đem một sô ít quân phản kích, ắt sẽ đánh được Trương Phi.
Song không ngờ Trương Phi trong thô có tinh tế, ông ta thấy Nghiêm Nhan dựa vào thế hiểm yếu mà cố thủ cũng đóan phỏng được bảy, tám phần tâm lý, bèn tương kế tựu kế, sau mấy lần đánh thành không được, ở giữa trại quân sinh bực tức, quát tháo binh sĩ, lại bắt một số nông dân gần đấy dẫn đường tắt để vượt qua quan ải.
Không lâu dân ở đấy chẳng thể không nói với Trương Phi đường tắt vượt qua núi. Trương Phi hạ lệnh tức thì vứt bỏ việc vây thành, mang toàn quân sĩ đêm tối mà vượt qua núi vào Thục.
Bởi đội quân của Trương Phi rất lớn, hành động quân sự đó không qua được mắt tình báo của Nghiêm Nhan. Nghiêm Nhan phán đóan Trương Phi không nhẫn nại được nữa, nên đã dự tính tìm đường mòn mà vượt qua cửa ải, bởi thế cũng hạ lệnh ngay đêm đó kéo quân ra khỏi thành, tập kích đội quân Trương Phi đang di động.
Chẳng ngờ hành động quân sự ấy của Trương Phi chỉ là giả vờ, viên đại tướng đêm hôm đó dẫn quân qua núi chỉ là người đóng giả mà thôi, Trương Phi dẫn đội quân rất tinh nhuệ chuẩn bị tập kích Nghiêm Nhan ở ngoại thành. Quả nhiên, Nghiêm Nhan mau chóng dẫn quân đuổi theo đội quân của Trương Phi ở trong núi. Trương Phi thực vẫn nhẫn nại mai phục đợi đội quân của Nghiêm Nhan đến khá gần mới nổi trống đổ ra đánh dữ. Đội quân đang đi trong núi nghe tiếng trống cũng lập tức quay lại đón đánh, Nghiêm Nhan biết đã trúng kế, vẫn liều mạng tử chiến mau phá vòng vây trở về thành, song Trương Phi tự mình dẫn quân ngăn lại, chẳng thể mở được đường máu tháo chạy.
Mặt khác Trương Phi lại đã lệnh cho một đội binh mã đóng giả làm quân Nghiêm Nhan, lấy danh nghĩa quân Ích Châu trở về gọi mở cửa thành. Trong đêm tối, quân trên thành không nhìn kĩ, vội mở cửa, binh mã của Trương Phi tràn vào trong thành, hoàn toàn khống chế quân Ích Châu ở đấy.
Cuộc ác chiến kéo dài đến sáng, Nghiêm Nhan biết không dễ dàng bèn dẫn mấy trăm tàn quân đột phá vòng vây chạy về Ba Quận, Trương Phi dẫn quân đuổi sát phía sau.
Nghiêm Nhan chạy đến trước cửa thành, gọi ra mở cửa, song quân giữ thành đã là quân Kinh Châu, Nghiêm Nhan lại phải quay lại, gặp ngay phải đại quân Trương Phi đuổi đến, địch đông ta ít, chênh lệch rất lớn. Nghiêm Nhan tuổi đã cao lại vừa mới tận lực chiên đấu, sức lực sớm bị hao kiệt, cuối cùng toàn bộ tàn quân đều bị bắt.
Sau khi vào thành, Trương Phi lập tức thăng đường yêu cầu Nghiêm Nhan đầu hàng, Nghiêm Nhan lại lớn tiếng mắng Trương Phi vô cớ cướp đất, thét lên rằng: “Ích Châu chỉ có tướng bị chặt dầu, chẳng có tướng đầu hàng”.
Trương Phi nghe thế giận lắm, lệnh cho tả hữu dẫn đi chém đầu.
Nghiêm Nhan thấy Trương Phi nổi cáu, lại cười nhạt mà rằng: “Muốn giết thì giết, hà tất phải bực tức đến mức như vậy!”. Trương Phi cảm phục dũng khí của Nghiêm Nhan, vội chạy xuống dưới chân thềm, tự tay cởi trói cho Nghiêm Nhan, thản nhiên nói rằng: “Tướng quân thực là lão anh hùng, Trương Phi thật đắc tội, mong được tha thứ!”. Lúc ấy Nghiêm Nhan cũng nao lòng, Trương Phi lấy lễ mời Nghiêm Nhan ngồi xuống, lại nói rõ việc Lưu Bị vào Thục, chủ yếu là muôn xây dựng cơ sở phục hưng nhà Hán, bởi thế đã nhận được sự đồng tình sâu sắc của các danh sĩ Trương Tùng, Pháp Chính, Mạnh Đạt, họ đã có những giúp đỡ đặc biệt, nay hi vọng lão tướng cũng nên như thế.
Nghiêm Nhan vốn chẳng phải là người theo phái tận trung với Lưu Chương, lại thấy Trương Phi vốn nổi tiếng như thế, khuyên nhủ chân thành đến thế, bèn thành tâm qui phục.
Bởi những đội quân gần Ba quận đều lệ thuộc Nghiêm Nhan nên nghe theo những lời vận động của Nghiêm Nhan, cơ hồ chưa từng xảy ra một cuộc giao tranh nào nữa, Trương Phi bởi thế đã thuận lợi hơn Gia Cát Lượng đến Giang Châu trước một bước.
Sau khi vào Giang Châu, đạo quân viễn chinh đợt hai của Gia Cát Lượng đã chiếm được vùng đất Ba Đông. Bởi Lưu Bị đang phải ác chiến ở Lạc Thành, Gia Cát Lượng không dám chậm trễ, ngoài việc khẩn cấp báo tin cho Lưu Bị, lại cùng với Trương Phi, Triệu Vân, chia quân làm ba đường tiến thẳng đến Thành Đô.
Tuyến thứ nhất, quân đoàn Trương Phi từ Điếm Giang tiến lên phía bắc thu phục Ba Tây, ngăn chặn sự uy hiếp của quân Ích Châu với Lưu Bị, uy hiếp Thành Đô từ phía bắc.
Tuyến thứ hai, Triệu Vân theo Trưòng Giang ngược lên phía tây, chiếm lấy Giang Dương, bình định vùng Kiện Vi phía dưới, lại bao vây Thành Đô từ phía tây.
Tuyến thứ ba, Gia Cát Lượng tiếp tục đánh thẳng phía tây vào Đức Dương, sau đó đánh vào Thành Đô.
3. Quyết chiến ở Lạc Thành, Bàng Thống bị mắc nạn.
Quân Trương Phi được Nghiêm Nhan giúp đỡ, cơ hồ quân không phải động đao, mau chóng bình định được Ba Tây, lại hợp với quân Gia Cát Lượng ở Đức Dương. Lưu Chương phái lão tướng Trương Duệ thuộc phe Bản Thổ dẫn binh ra ngăn cản, lại bị Trương Phi đánh cho tan tác, tàn quân Trương Duệ phải rút về Thành Đô sắp xếp lại phòng tuyến.
Đội quân của Triệu Vân cũng thuận lợi đánh xuống Giang Dương chiếm được Kiện Vi, rồi từ đó đánh vào Thành Đô.
Đội quân viễn chinh lần đầu của Lưu Bị và Bàng Thống, thanh thế tuy lớn, song phần nhiều là quân Ích Châu, bởi thế trước sự ngăn cản hữu hiệu của Trương Nhiệm, kéo dài suốt một năm, vẫn không hạ được Lạc Thành. Nhưng nghe nói Gia Cát Lượng đã đánh được Ba Đông, hơn nữa còn chiếm được đại bộ phận Ích Châu, đặc biệt là Triệu Vân đã chặt đứt được sự bao vây của Lưu Chương ở phía sau Lưu Bị, nên cũng đã yên tâm hơn.
Không lâu, lại nghe nói Mã Siêu, lãnh tụ quân Quan Trung sau khi bị Tào Tháo đánh tan, theo về với quân Trương Lỗ ở Hán Trung, lại không được vừa ý, bởi thế phái danh sĩ Lý Khôi nổi tiếng ở Ích Châu, ngầm đến Hán Trung kết thân với Mã Siêu.
Đến mùa hạ năm Kiến An thứ 19, Lưu Bị bắt được thông báo, Gia Cát Lượng và Trương Phi đã đến được phía đông và đông bắc Thành Đô, còn quân Triệu Vân đã đánh phá được Kiện Vi, sau đó tiến đến Thành Đô, chỉ đợi Lưu Bị ra chỉ thị, sẽ phát động tổng công kích Thành Đô.
Lưu Bị và Bàng Thống lại tấn công mãnh liệt vào Lạc Thành, Bàng Thống dẫn quân nhử Trương Nhiệm ra khỏi thành, quả nhiên Trương Nhiệm cậy khỏe khinh địch dẫn quân xông ra, trụ quân ở Nhạn Kiều phía nam Lạc Thành, Lưu Bị nhân cơ hội chặt đứt đường về của Trương Nhiệm,
Bàng Thống cũng dẫn quân quay lại tấn công mãnh liệt vào Trương Nhiệm ở trận địa Nhạn Kiều. Trương Nhiệm bắn tên ra như mưa, Bàng Thống đang tự mình đốc chiến ở phía trước, bỗng nhiên không may bị trúng tên, chết ngay giữa trận, lúc ấy mới có ba mươi sáu tuổi.
“Tam quốc diễn nghĩa” đã miêu tả Lưu Bị và Bàng Thống chia quân tiến đánh Lạc Thành, Bàng Thống ở gò Lạc Phượng trúng phải mai phục của Trương Nhiệm phải bỏ mình, Gia Cát Lượng đang ở Kinh Châu nghe được tin, thảm thiết khóc Bàng Thống, rồi dẫn quân vào Thục, ở Lạc Thành lập kế bắt được Trương Nhiệm, đấy hiển nhiên là có sai lệch lớn với thực tế. Gia Cát Lượng đã vào Thục trước lúc Bàng Thống hi sinh chừng nửa năm, hơn nữa quân Trương Phi và Triệu Vân chưa hề đến Lạc Thành, trận Lạc Thành hoàn toàn do Lưu Bị và Bàng Thống đơn độc đối phó.
Bàng Thống chẳng những không bị trúng kế, trái lại còn dùng kế mai phục để bắt Trương Nhiệm, chẳng qua trong lúc kịch chiến ở đấy, vị quân sư không giỏi võ nghệ đã vì trách nhiệm mà đi ở hàng đầu, cuối cùng trúng tên bỏ mình, song trước cánh quân Kinh Châu cùng giáp kích, quân chủ lực của Trương Nhiệm đúng là bị đánh tan ở Nhạn Kiều, còn Trương Nhiệm bị thuộc hạ của Bàng Thống bắt được.
Lưu Bị đã từ lâu nghe danh Trương Nhiệm trung dũng có ý chiêu hàng song Trương Nhiệm tuổi đã cao, không muốn thay đổi thờ phụng chủ khác, cự tuyệt việc đầu hàng, lại thêm Bàng Thống bị nạn, lòng quân Kinh Châu rất phẫn uất, chẳng thể tha thứ cho Trương Nhiệm, Lưu Bị đành phải xử tử Trương Nhiệm để yên lòng quân.
Chiến dịch Lạc Thành giành được toàn thắng, công lao hi sinh của Bàng Thống là rất lớn.
4. Lưu Bị tấn công chính trị, Lưu Chương vứt bỏ đề kháng
Lưu Bị tuy rất nhớ tiếc Bàng Thống bỏ mình giữa trận, song ông vần rất bình tĩnh nghĩ cách dùng thủ đoạn chính trị, khuyên nhủ Lưu Chương đầu hàng, để tránh tạo thành thù hận sâu sắc giữa hai bên, đối với việc thống trị Ích Châu sau này, sẽ không có lợi.
Bởi thế theo đề nghị của Pháp Chính, đầu tiên là Pháp Chính sẽ tự mình viết một lá thư gửi cho Lưu Chương, ngoài việc nói rõ tình thế cho Lưu Chương, còn chân thành khuyên Lưu Chương sớm đầu hàng, lá thư viết:
“Pháp Chính tuy thiếu năng lực, song đã nhận nhiệm vụ ký hiệp ước với Lưu Kinh Châu, cố gắng không để nhục sứ mệnh, hoàn thành nhiệm vụ. Song sợ tướng quân và xung quanh không hiểu rõ gốc ngọn, lại đổ lỗi nguyên nhân thất bại lần này cho Pháp Chính khiến tôi chịu nhục không đâu, lại còn tổn hại đến nhiệm vụ đã làm. Nay sự tình đã rơi vào hỗn loạn, phải đình tạm ở trong trại Lưu Kinh Châu, tiếp tục giao thiệp, chưa thể trở về Thành Đô để báo cáo lại với tướng quân.
Cũng bởi như vậy có không ít lời nói gièm, công kích thân phận của thần, khiến tướng quân không hiểu Pháp Chính, mà thần cũng rất băn khoăn… Nay trong nước nguy cấp, tai họa đã ở ngay trước mắt, thân đang tại ngoại, chẳng đủ để tướng quân tín nhiệm, song vẫn muốn bày tỏ không cùng tấm lòng trung của mình…
Ý định của tướng quân mời Lưu Kinh Châu, Pháp Chính cũng đã biết rõ, cũng là nguyên nhân chính để Pháp Chính tiếp tục ở lại bên cạnh Lưu Kinh Châu, cố gắng suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ. Song nay tình hình lại diễn biến nhùng nhằng như thế chủ yếu là những thuộc hạ của tướng quân không hiểu lẽ anh hùng tòng quyền, suy nghĩ không ra, có cái nhìn sai lầm trước tình hình, dẫn đên việc binh nhung chẳng thu được kết quả gì… Nay quân chủ lực của Ích Châu đã bị đánh tan, còn lại được hơn một vạn quân, thực ra ý chí chiến đấu đều đã mất. Trái lại quân chủ lực Lưu Kinh Châu sau khi chiêm được Lạc Thành, giành được rất nhiều lương thực xe cộ, cũng có được ưu thế tuyệt đối, mà tướng quân thì đất đai mỗi ngày thêm mất, trăm họ mỗi ngày thêm khốn đốn… Cho rằng phải kiên quyết, nghĩ việc cố thủ, sẽ không được lâu vậy.
Quân của Trương Dực Đức (Trương Phi) có vài vạn người, đã bình định được Ba Đông, Triệu Vân lại từ Kiện Vi đánh vào, cùng với Tư Trung, Đức Dương ba đường cùng tiến, tướng quân sẽ liệu định thế nào.
Nay Ích Châu có ba phần thì hai phần đất đai đã bị chiếm, tuy vẫn giữ được Thục Quận và Thành Đô, thực ra nhân dân mỏi mệt khốn khổ, nghĩ rằng có đến tám phần mười, khiến chưa thấy kẻ địch tiến vào mà trăm họ đã chẳng thể chịu nổi, chỉ cần quân Lưu Dự Châu đánh thêm vào, ắt sẽ chỉ trong một ngày đã theo về… ấy là thế còn mất, đã thấy rõ ràng vậy.
Cứ theo ngu ý của Pháp Chính, cũng còn biết sự việc đã hỏng, huống chi tướng quân xung quanh còn có nhiều bậc trí giả cao minh, thế mà không thấy rõ ư?
Nghĩ rằng những trọng thần bên cạnh tướng quân, lúc bình thường chỉ biết giành lấy ân sủng, ra sức nịnh hót mà không đứng ra bày vẽ cho tướng quân, lại chưa từng tận tâm hiến kế sách. Nay sự đã bức bách, các thuộc hạ tự tìm đường sống, giữ gìn sự an toàn cho riêng mình, tin rằng cũng không thể liều chết vì tướng quân.
Pháp Chính tuy bị phỉ báng là bất trung, vẫn vắt óc tự hỏi, vẫn không phụ lại tình nghĩa của tướng quân. Bây giờ kết quả như vậy, thực ra Pháp Chính cũng rất khổ tâm. Tả tướng quân Lưu Bị đã giành được ưu thế tuyệt đối, song đối với tướng quân vẫn giữ tình cảm ngày nào, chẳng muốn tướng quân phải khó xử. Bởi thế kẻ ngu này muốn tướng quân hiểu được lẽ quyền biến, để giữ được tính mệnh và sự tôn nghiêm của dòng họ”.
Lá thư của Pháp Chính có lời lẽ binh vận, được viết ra khá sắc xảo, rõ ràng cho thấy ông ta tuy vẫn chưa được Lưu Chương trọng dụng, song đối với cá tính của Lưu Chương thì khá thấu hiểu, nghĩ rằng tài cán ấy không thể không được Lưu Chương trọng dụng, chẳng qua bởi ông ta kiên trì giữ nguyên tắc của mình, mà không phụ theo vậy.
Khi Lưu Bị từ Phù Thành xuống đánh Lạc Thành, Trịnh Độ là tham mưu dưới trướng của Lưu Chương có nói: “Tả tướng quân Lưu Bị dẫn quân đánh chúng ta, song binh lực không đầy vạn người, lòng quân không yên định. Bởi thế về việc phòng thủ, không gì bằng đưa dân ở Ba Tây, Tử Đồng chuyển về phía tây Phù Thủy, lại thiêu hủy những kho lương ở đấy, lấy thành cao hào sâu, lấy tĩnh mà chế động. Khi quân địch đến, chớ vội giao chiến, đợi một thời gian lâu, họ thiếu thốn lương thực, không đến trăm ngày ắt phải rút quân, đến lúc ấy ta sẽ truy kích, nhất định sẽ giành được đại thắng”.
Có thể nói chiến thuật ấy đối với quân viễn chinh của Lưu Bị, sẽ gây khó khăn nghiêm trọng, bởi thế nghe được tin đó, cả Lưu Bị lẫn Bàng Thống đều rất lo lắng, Pháp Chính lại bình tĩnh nói rằng: “Chẳng cần bận tâm, Lưu Chương là người không dám dùng kế sách ấy”.
Quả nhiên không bao lâu, Lưu Chương đã không nghe theo kế hoạch của Trịnh Độ. Ông ta nói: “Ta chỉ nghe nói đến kế an dân cự địch, chưa từng nghe nói đên kế làm phiền dân để đánh địch”.
Từ đấy có thể thấy Pháp Chính khá thấu hiểu cá tính và thái độ của Lưu Chương, lá thư chiêu hàng do ông ta viết ra, nghĩ rằng ắt có hiệu quả tâm lý khá lớn với Lưu Chương. Hơn nữa, những bầy tôi ở Thành Đô, cũng có không ít người có tâm lý đầu cơ chủ nghĩa, dứt khóat sẽ không vì Lưu Chương mà tận trung đến chết.
Đương khi quân Lưu Bị đột phá phòng tuyến Lạc Thành theo phía bắc tiến sát Thành Đô, Thái thú Thục quận là Hứa Tĩnh bèn dự định mở cửa thành đầu hàng may mà quân giữ thành phát hiện được, ngăn cản hành động binh biến ấy Lưu Chương nhìn thấy địa thế đã mất, sự nguy vong đang đến gần, lại thêm Hứa Tĩnh rất có danh tiếng, nên chưa biết phải xử trí Hứa Tĩnh thế nào.
Lưu Chương sau khi nhận được thư khuyên hàng của Pháp Chính, do dự không quyết, lúc ấy lại phát sinh một cuộc binh biến.
Tuy Lưu Chương không ưa gì Trương Lỗ, đương khi quân Kinh Châu vây khốn Thành Đô, Lưu Chương lại nhớ đến phụ thân Lưu Yên từng có ân huệ với Trương Lỗ, lại nhờ Trương Lỗ giúp đỡ. Trương Lỗ bèn phái Mã Siêu, một tướng lĩnh quân Quan Trung mới theo về không lâu, dẫn một đạo quân tiếp viện đên tiếp ứng.
Chẳng ngờ, Lưu Bị lại nhanh hơn một bước, khi trận đánh Lạc Thành đang gay go, từng phái Lý Khôi đến Hán Trung liên hệ với Mã Siêu, mong Mã Siêu cùng liên minh với Lưu Bị. Bởi Lưu Bị là chỗ thân tình với Mã Đằng, phụ thân của Mã Siêu, lại thêm Mã Siêu sau khi vào Hán Trung, Trương Lỗ vẫn lãnh đạm với anh ta, khiến Mã Siêu có tâm lý bất mãn.
Vì thế khi Lý Khôi đến thuyết phục, Mã Siêu không được trọng dụng đã mau chóng ngả về phía Lưu Bị, trao mật thư hẹn sẽ theo về với Lưu Bị. Chẳng ngờ Trương Lỗ lại phái anh ta đến chi viện cho Lưu Chương, Gia Cát Lượng bèn đề nghị Lưu Bị tạm thời dấu kín tin tức này, lại ngầm phái một đội quân cho Mã Siêu chỉ huy, bảo anh ta xuất kỳ bất ý dùng quân mới để khống chế lại quân Hán Trung tiếp viện, cùng hội quân với Lưu Bị ở Thành Đô.
Quả nhiên đương khi Mã Siêu uy phong lẫm liệt dẫn đại quân đến phía tây bắc Thành Đô, Lưu Chương vẫn cho là quân tiếp viện kéo đến, rất đỗi vui mừng lập tức cho sứ giả mạo hiểm phá vòng vây đến liên hệ với Mã Siêu. Ngờ đâu Mã Siêu chẳng những không phải là viện binh, lại là quân của Lưu Bị, ngay lúc này nảy sinh sự tác động tâm lý rất lớn, là một đòn đánh không nhẹ cân với Lưu Chương. Quân dân trong thành nghe nói mãnh tướng số một của Tây Lương là Mã Siêu đã theo về với Lưu Bị, đều hết sức hoang mang, ý chí chiến đấu cơ hồ đã mất cả.
Lưu Bị đợi đến lúc ấy, lại phái lão thần Giản Ung giỏi ăn nói đến yết kiến Lưu Chương, Lưu Chương thấy đại thế đã mất, định mở cửa thành đầu hàng.
Đại thần Đổng Hòa khuyên rằng: “Thành Đô còn ba vạn tinh binh, lương thực, ngựa xe đủ dùng một năm sao đã vội đầu hàng”. Trưởng lão Hoàng Quyền, Lưu Ba cũng cho rằng dân tâm sĩ khí vẫn còn nên tận lực mà chiến đấu.
Lưu Chương lại than rằng: “Hai cha con ta đã ở Ích Châu hai mươi năm, vẫn không tăng thêm ân đức cho bách tính, hiện nay lại bắt quân dân Ích Châu phải chinh chiến suốt ba năm, tin rằng họ đã rất khốn khổ, nếu cứ kéo dài mãi như vậy, ta sao nỡ nhẫn tâm?”.
Các đại thần Ích Châu nghe vậy cũng không khỏi rơi lệ, Lưu Chương bèn cùng Giản Ung ra ngoài thành, cùng ngồi một cỗ xe, đến hội kiến Lưu Bị.
Lưu Bị thấy Lưu Chương đến, lại nhớ chuyện cũ, Bàng Thống khi còn sống đã có lời khuyên: “Nghịch mà thuận vậy, chiếm lấy là thuận với nghĩa lý”. Ông ta nói: “Chẳng phải ta không nghĩ đến đạo nghĩa, việc xảy ra như thế, thực là bất đắc dĩ vậy!”.
Gia Cát Lượng cũng khuyên Lưu Bị nên đưa Lưu Chương rời xa Ích Châu, để triệt để cắt đứt mưu toan phản kháng của những đại thần cứng rắn, Lưu Bị tuy không nỡ, song nghĩ lý tính là trách nhiệm rất lớn của người điều hành. Bởi thế Lưu Bị bèn phong Lưu Chương làm Chấn uy tướng quân, mang theo toàn bộ tài sản của mình với ấn thụ tân quan, đến định cư ở quận Công An thuộc Kinh Châu.
Theo Long Trung Sách, bước thứ hai tranh bá thiên hạ, sách lược có đượcKinh Châu đến đây đã hoàn toàn thành công; đấy là năm Kiến An thứ 19, tức là năm 214 sau Công Nguyên, đúng vào tháng 5, Lưu Bị năm mươi tư tuổi, Gia Cát Lượng hai mươi tư tuổi, nếu tính ngày Tam cố thảo lư mời Gia Cát Lượng hoạch định kế hoạch là đúng bảy năm.
Lưu Bị không thể không nắm lấy cơ hội, chẳng để ý đến sự uy hiếp của Tào Tháo và Tôn Quyền có thể xảy ra ở Kinh Châu, phái người theo đường thủy đưa mật thư đến Giang Lăng, lệnh cho Gia Cát Lượng bắt đầu đợt công kích thứ hai, từ phía đông đánh vào đất Thục, hẹn hợp quân ở Thành Đô.
1. Từ tham mưu đến chủ sóai.
Kể từ ngày chấn chỉnh việc quân ở Tân Dã đến trận đánh Đương Dương Trường Bản, vai diễn của Gia Cát Lượng là người vạch kế hoạch, tuy có tài cán nổi trội, song kinh nghiệm thực tế có hạn, chỉ có thể làm người phụ tá cho Lưu Bị mà thôi. Trước ngày xảy ra trận Xích Bích, trong khi nguy cấp, con người trẻ tuổi ấy trong thời gian ngắn, tự mình rèn luyện thành nhà ngoại giao khá thành công; ở thời kỳ này, tiềm năng của Gia Cát Lượng trước sự khiêu chiến mãnh liệt đã phát huy khá hoàn chỉnh.
Trong đại chiến Xích Bích, Gia Cát Lượng là người bàng quan, song ông ta cũng là người thức thời không để tuột mất cơ hội. Ngoài trí tuệ hấp thụ được ở Chu Du, Lỗ Túc, Tào Tháo, lại lấy ưu thế một kẻ đứng ngoài cuộc, chớp thời cơ đoạt lấy một vùng đất rộng lớn ở ba quận ở Kinh Châu và Nam Quận, làm căn cứ địa quan trọng cho sự sáng nghiệp của Lưu Bị. Trong khoảng không đến nửa năm, đã trưởng thành trong kinh nghiệm thực tế đáng kinh ngạc, năng lực độc lập của Gia Cát Lượng, qua sự khẳng định của Lưu Bị.
Sách lược “Mượn Kinh Châu” cho thấy sự khéo léo về ngoại giao của Gia Cát Lượng, Lưu Bị lúc ấy vẫn ở tình thế yếu kém, diễn xuất như vậy là do Gia Cát Lượng. Ở giai đoạn này, Gia Cát Lượng trong cương vị tham mưu trong quân, tựa hồ đã hoàn toàn nắm địa vị chủ đạo.
Tiến quân vào Ích Châu tuy là quốc sách cơ bản mà Long Trung Sách đề ra, nhưng ở kế hoạch vào Thục, Gia Cát Lượng lại để cho Bàng Thống “Phượng Sồ” mới đến, điều đó ít nhiều cho thấy sự tín nhiệm của Gia Cát Lượng với tài cán của Bàng Thống, cùng là sự bận rộn trong công việc điều hành nội chính của ông ta, cũng như thái độ rõ ràng không tranh công của Gia Cát Lượng. Theo sử liệu, ghi chép về giai đoạn này phần nhiều là trao đổi giữa Lưu Bị và Bàng Thống, còn Gia Cát Lượng không nói một câu nào. Song có thể tin được rằng một quốc sách quan trọng như thế, Lưu Bị ắt hẳn cũng đã trao đổi cặn kẽ với Gia Cát Lượng, chẳng qua không phụ trách qui hoạch chủ yếu. Gia Cát Lượng tựa hồ cố ý né tránh biểu lộ ý kiến rõ rệt, sợ che lấp hình ảnh của Bàng Thống. Từ đó có thể thấy Gia Cát Lượng là nhà đại sách lược suy nghĩ chu tất, khéo hiểu lòng người, có sự phân định quyền hạn rõ ràng hợp lý.
Song khi Lưu Bị vào Thục, chỉ mang một số ít binh lực, rõ ràng ở Kinh Châu vẫn có đội quân dự bị thứ hai đang đợi thời cơ mà vận động. Trước khi vào Thục, Lưu Bị sắp xếp Gia Cát Lượng ở Giang Lăng chỉ huy đại cục, khá thấy trong mắt Lưu Bị, Gia Cát Lượng trẻ tuổi, địa vị đã vượt qua lão tướng Quan Vũ và Trương Phi mà nhảy lên ngôi thứ nhất.
Sau khi Lưu Bị giao tranh với Lưu Chương, lại liên tục tác động Ngô Ý và Lý Nghiêm qui hàng, thanh thế rất lớn, trước mắt thấy quân Ích Châu đã gần đến chỗ tan rã. Đấy tuy là công lao lớn của Pháp Chính và Mạnh Đạt, song đối với tổng tham mưu trưởng Bàng Thống mà nói, hình ảnh của ông rất được đề cao.
Song danh tướng của Thành Đô là Trương Nhiệm đứng đầu phái Bản Thổ, lại khéo léo níu giữ đội quân đang tan rã, rút về giữ Lạc Thành, vị trí quân sự quan trọng bậc nhất ở phía bắc Ích Châu; Lạc Thành có địa thê hiểm yếu, công sự phòng ngự kiên cố, cuộc tấn công chớp nhoáng của Lưu Bị phải dừng lại ở đấy, Bảng Thông tuy vắt kiệt đầu óc vẫn không có được một biện pháp nào.
Không lâu tiếp được tin của tướng Hoắc Tuấn đang giữ ải Hà Minh khẩn cấp báo cáo quân tình, Lưu Chương đã từ Lãng Chung, phái binh bao vây Hà Minh, rõ ràng muốn cắt đứt quân tiếp cận của Lưu Bị, tiến đánh đội quân của Lưu Bị từ hai phía. Một điều khiến Lưu Bị lo lắng là nếu Lưu Chương cắt đứt sự liên hệ với Kinh Châu, đội quân tây chinh sẽ bị cô lập. Bởi thế Lưu Bị không thể không quyết đóan cũng không nghĩ đến Tôn Quyền và Tào Tháo có thể uy hiếp Kinh Châu, phái người theo đường thủy đưa mật thư đến Giang Lăng, lệnh cho Gia Cát Lượng bắt đầu cuộc tấn công thứ hai, đánh vào đất Thục từ phía đông, hẹn hợp quân ở Thành Đô.
Gia Cát Lượng sau khi nhận được tình hình khẩn cấp, lập tức làm theo chỉ thị của Lưu Bị, lệnh cho Quan Vũ đang ở tiền tuyến phía bắc, trở về trấn thủ Giang Lăng, cùng với các văn quan như My Trúc, Mã Lương, và các võ quan như Quan Bình, Liêu Hóa, lo liệu việc bố phòng ở phía đông và phía bắc Kinh Châu. Khổng Minh cùng với Trương Phi, Triệu Vân mang theo những đạo quân hùng mạnh cùng vào đất Thục, thực hiện hành động quân sự mau chóng giải quyết vấn đề Ích Châu.
Cuộc tấn công thứ hai so với cuộc tấn công thứ nhất là rất lớn, hơn nữa lại động viên nhanh chóng khiến người ta phải ngạc nhiên. Quy hoạch quân sự lần này cho thấy, so với đợt Lưu Bị vào Thục sớm đã được chuẩn bị tốt hơn.
Đội quân vào Thục đợt hai và đội quân giữ Kinh Châu được biên chế như sau:
Tổng chỉ huy quân viễn chinh: Gia Cát Lượng.
Tổng tham mưu trưởng: Gia Cát Lượng kiêm nhiệm.
Tham mưu: Tưởng Uyển, Giản Ung.
Quân đoàn tiền phong: Trương Phi từ Ba Đông theo đường bộ vào Thục có khoảng một vạn năm nghìn quân.
Quân đoàn hậu quân: Triệu Vân theo đường thủy đến Giang Châu, có năm nghìn quân.
Tổng chỉ huy giữ Kinh Châu: Quan Vũ
Tổng tham mưu trưởng: Mã Lương
Tổng quản văn thư: My Trúc
Quân đoàn phòng thủ: My Phương, Sĩ Nhân, Liêu Hóa, Quan Bình.
2. Trong thô có tinh tế, Trương Phi bắt Nghiêm Nhan.
Đạo quân tiền phong của Trương Phi từ Ba Đông vào Thục, vấp phải sự chống cự mãnh liệt của quân Ích Châu, chỉ huy phòng ngự ở đấy là lão tướng Thái thú Nghiêm Nhan.
Nghiêm Nhan là một tướng lĩnh cao tuổi ở Ích Châu, kinh nghiệm phong phú, ông ta tuy phản đối mạnh mẽ để Lưu Bị vào Thục, song lại có thái độ không phục trong chính quyền Lưu Chương. Bởi thế ngoài việc chê bai bóng gió, cũng chưa từng có lời can gián cụ thể với Lưu Chương. Song, nghe nói Trương Phi dẫn đại quân đến, Nghiêm Nhan lập tức hợp hơn năm nghìn quân dựa vào thế hiểm mà cố thủ. Trương Phi về quân lực tuy có ưu thế tuyệt đối, nhưng tạm thời cũng chưa biết phải làm gì.
Biết Trương Phi vẫn có tính táo bạo, bởi thế Nghiêm Nhan cho rằng ông ta nhất định thiếu nhẫn nại, chỉ cần kiên trì đối trận, vấn đề chỉ huy của Trương Phi ắt sẽ lộ ra sai sót, đợi đến lúc ấy chỉ cần đem một sô ít quân phản kích, ắt sẽ đánh được Trương Phi.
Song không ngờ Trương Phi trong thô có tinh tế, ông ta thấy Nghiêm Nhan dựa vào thế hiểm yếu mà cố thủ cũng đóan phỏng được bảy, tám phần tâm lý, bèn tương kế tựu kế, sau mấy lần đánh thành không được, ở giữa trại quân sinh bực tức, quát tháo binh sĩ, lại bắt một số nông dân gần đấy dẫn đường tắt để vượt qua quan ải.
Không lâu dân ở đấy chẳng thể không nói với Trương Phi đường tắt vượt qua núi. Trương Phi hạ lệnh tức thì vứt bỏ việc vây thành, mang toàn quân sĩ đêm tối mà vượt qua núi vào Thục.
Bởi đội quân của Trương Phi rất lớn, hành động quân sự đó không qua được mắt tình báo của Nghiêm Nhan. Nghiêm Nhan phán đóan Trương Phi không nhẫn nại được nữa, nên đã dự tính tìm đường mòn mà vượt qua cửa ải, bởi thế cũng hạ lệnh ngay đêm đó kéo quân ra khỏi thành, tập kích đội quân Trương Phi đang di động.
Chẳng ngờ hành động quân sự ấy của Trương Phi chỉ là giả vờ, viên đại tướng đêm hôm đó dẫn quân qua núi chỉ là người đóng giả mà thôi, Trương Phi dẫn đội quân rất tinh nhuệ chuẩn bị tập kích Nghiêm Nhan ở ngoại thành. Quả nhiên, Nghiêm Nhan mau chóng dẫn quân đuổi theo đội quân của Trương Phi ở trong núi. Trương Phi thực vẫn nhẫn nại mai phục đợi đội quân của Nghiêm Nhan đến khá gần mới nổi trống đổ ra đánh dữ. Đội quân đang đi trong núi nghe tiếng trống cũng lập tức quay lại đón đánh, Nghiêm Nhan biết đã trúng kế, vẫn liều mạng tử chiến mau phá vòng vây trở về thành, song Trương Phi tự mình dẫn quân ngăn lại, chẳng thể mở được đường máu tháo chạy.
Mặt khác Trương Phi lại đã lệnh cho một đội binh mã đóng giả làm quân Nghiêm Nhan, lấy danh nghĩa quân Ích Châu trở về gọi mở cửa thành. Trong đêm tối, quân trên thành không nhìn kĩ, vội mở cửa, binh mã của Trương Phi tràn vào trong thành, hoàn toàn khống chế quân Ích Châu ở đấy.
Cuộc ác chiến kéo dài đến sáng, Nghiêm Nhan biết không dễ dàng bèn dẫn mấy trăm tàn quân đột phá vòng vây chạy về Ba Quận, Trương Phi dẫn quân đuổi sát phía sau.
Nghiêm Nhan chạy đến trước cửa thành, gọi ra mở cửa, song quân giữ thành đã là quân Kinh Châu, Nghiêm Nhan lại phải quay lại, gặp ngay phải đại quân Trương Phi đuổi đến, địch đông ta ít, chênh lệch rất lớn. Nghiêm Nhan tuổi đã cao lại vừa mới tận lực chiên đấu, sức lực sớm bị hao kiệt, cuối cùng toàn bộ tàn quân đều bị bắt.
Sau khi vào thành, Trương Phi lập tức thăng đường yêu cầu Nghiêm Nhan đầu hàng, Nghiêm Nhan lại lớn tiếng mắng Trương Phi vô cớ cướp đất, thét lên rằng: “Ích Châu chỉ có tướng bị chặt dầu, chẳng có tướng đầu hàng”.
Trương Phi nghe thế giận lắm, lệnh cho tả hữu dẫn đi chém đầu.
Nghiêm Nhan thấy Trương Phi nổi cáu, lại cười nhạt mà rằng: “Muốn giết thì giết, hà tất phải bực tức đến mức như vậy!”. Trương Phi cảm phục dũng khí của Nghiêm Nhan, vội chạy xuống dưới chân thềm, tự tay cởi trói cho Nghiêm Nhan, thản nhiên nói rằng: “Tướng quân thực là lão anh hùng, Trương Phi thật đắc tội, mong được tha thứ!”. Lúc ấy Nghiêm Nhan cũng nao lòng, Trương Phi lấy lễ mời Nghiêm Nhan ngồi xuống, lại nói rõ việc Lưu Bị vào Thục, chủ yếu là muôn xây dựng cơ sở phục hưng nhà Hán, bởi thế đã nhận được sự đồng tình sâu sắc của các danh sĩ Trương Tùng, Pháp Chính, Mạnh Đạt, họ đã có những giúp đỡ đặc biệt, nay hi vọng lão tướng cũng nên như thế.
Nghiêm Nhan vốn chẳng phải là người theo phái tận trung với Lưu Chương, lại thấy Trương Phi vốn nổi tiếng như thế, khuyên nhủ chân thành đến thế, bèn thành tâm qui phục.
Bởi những đội quân gần Ba quận đều lệ thuộc Nghiêm Nhan nên nghe theo những lời vận động của Nghiêm Nhan, cơ hồ chưa từng xảy ra một cuộc giao tranh nào nữa, Trương Phi bởi thế đã thuận lợi hơn Gia Cát Lượng đến Giang Châu trước một bước.
Sau khi vào Giang Châu, đạo quân viễn chinh đợt hai của Gia Cát Lượng đã chiếm được vùng đất Ba Đông. Bởi Lưu Bị đang phải ác chiến ở Lạc Thành, Gia Cát Lượng không dám chậm trễ, ngoài việc khẩn cấp báo tin cho Lưu Bị, lại cùng với Trương Phi, Triệu Vân, chia quân làm ba đường tiến thẳng đến Thành Đô.
Tuyến thứ nhất, quân đoàn Trương Phi từ Điếm Giang tiến lên phía bắc thu phục Ba Tây, ngăn chặn sự uy hiếp của quân Ích Châu với Lưu Bị, uy hiếp Thành Đô từ phía bắc.
Tuyến thứ hai, Triệu Vân theo Trưòng Giang ngược lên phía tây, chiếm lấy Giang Dương, bình định vùng Kiện Vi phía dưới, lại bao vây Thành Đô từ phía tây.
Tuyến thứ ba, Gia Cát Lượng tiếp tục đánh thẳng phía tây vào Đức Dương, sau đó đánh vào Thành Đô.
3. Quyết chiến ở Lạc Thành, Bàng Thống bị mắc nạn.
Quân Trương Phi được Nghiêm Nhan giúp đỡ, cơ hồ quân không phải động đao, mau chóng bình định được Ba Tây, lại hợp với quân Gia Cát Lượng ở Đức Dương. Lưu Chương phái lão tướng Trương Duệ thuộc phe Bản Thổ dẫn binh ra ngăn cản, lại bị Trương Phi đánh cho tan tác, tàn quân Trương Duệ phải rút về Thành Đô sắp xếp lại phòng tuyến.
Đội quân của Triệu Vân cũng thuận lợi đánh xuống Giang Dương chiếm được Kiện Vi, rồi từ đó đánh vào Thành Đô.
Đội quân viễn chinh lần đầu của Lưu Bị và Bàng Thống, thanh thế tuy lớn, song phần nhiều là quân Ích Châu, bởi thế trước sự ngăn cản hữu hiệu của Trương Nhiệm, kéo dài suốt một năm, vẫn không hạ được Lạc Thành. Nhưng nghe nói Gia Cát Lượng đã đánh được Ba Đông, hơn nữa còn chiếm được đại bộ phận Ích Châu, đặc biệt là Triệu Vân đã chặt đứt được sự bao vây của Lưu Chương ở phía sau Lưu Bị, nên cũng đã yên tâm hơn.
Không lâu, lại nghe nói Mã Siêu, lãnh tụ quân Quan Trung sau khi bị Tào Tháo đánh tan, theo về với quân Trương Lỗ ở Hán Trung, lại không được vừa ý, bởi thế phái danh sĩ Lý Khôi nổi tiếng ở Ích Châu, ngầm đến Hán Trung kết thân với Mã Siêu.
Đến mùa hạ năm Kiến An thứ 19, Lưu Bị bắt được thông báo, Gia Cát Lượng và Trương Phi đã đến được phía đông và đông bắc Thành Đô, còn quân Triệu Vân đã đánh phá được Kiện Vi, sau đó tiến đến Thành Đô, chỉ đợi Lưu Bị ra chỉ thị, sẽ phát động tổng công kích Thành Đô.
Lưu Bị và Bàng Thống lại tấn công mãnh liệt vào Lạc Thành, Bàng Thống dẫn quân nhử Trương Nhiệm ra khỏi thành, quả nhiên Trương Nhiệm cậy khỏe khinh địch dẫn quân xông ra, trụ quân ở Nhạn Kiều phía nam Lạc Thành, Lưu Bị nhân cơ hội chặt đứt đường về của Trương Nhiệm,
Bàng Thống cũng dẫn quân quay lại tấn công mãnh liệt vào Trương Nhiệm ở trận địa Nhạn Kiều. Trương Nhiệm bắn tên ra như mưa, Bàng Thống đang tự mình đốc chiến ở phía trước, bỗng nhiên không may bị trúng tên, chết ngay giữa trận, lúc ấy mới có ba mươi sáu tuổi.
“Tam quốc diễn nghĩa” đã miêu tả Lưu Bị và Bàng Thống chia quân tiến đánh Lạc Thành, Bàng Thống ở gò Lạc Phượng trúng phải mai phục của Trương Nhiệm phải bỏ mình, Gia Cát Lượng đang ở Kinh Châu nghe được tin, thảm thiết khóc Bàng Thống, rồi dẫn quân vào Thục, ở Lạc Thành lập kế bắt được Trương Nhiệm, đấy hiển nhiên là có sai lệch lớn với thực tế. Gia Cát Lượng đã vào Thục trước lúc Bàng Thống hi sinh chừng nửa năm, hơn nữa quân Trương Phi và Triệu Vân chưa hề đến Lạc Thành, trận Lạc Thành hoàn toàn do Lưu Bị và Bàng Thống đơn độc đối phó.
Bàng Thống chẳng những không bị trúng kế, trái lại còn dùng kế mai phục để bắt Trương Nhiệm, chẳng qua trong lúc kịch chiến ở đấy, vị quân sư không giỏi võ nghệ đã vì trách nhiệm mà đi ở hàng đầu, cuối cùng trúng tên bỏ mình, song trước cánh quân Kinh Châu cùng giáp kích, quân chủ lực của Trương Nhiệm đúng là bị đánh tan ở Nhạn Kiều, còn Trương Nhiệm bị thuộc hạ của Bàng Thống bắt được.
Lưu Bị đã từ lâu nghe danh Trương Nhiệm trung dũng có ý chiêu hàng song Trương Nhiệm tuổi đã cao, không muốn thay đổi thờ phụng chủ khác, cự tuyệt việc đầu hàng, lại thêm Bàng Thống bị nạn, lòng quân Kinh Châu rất phẫn uất, chẳng thể tha thứ cho Trương Nhiệm, Lưu Bị đành phải xử tử Trương Nhiệm để yên lòng quân.
Chiến dịch Lạc Thành giành được toàn thắng, công lao hi sinh của Bàng Thống là rất lớn.
4. Lưu Bị tấn công chính trị, Lưu Chương vứt bỏ đề kháng
Lưu Bị tuy rất nhớ tiếc Bàng Thống bỏ mình giữa trận, song ông vần rất bình tĩnh nghĩ cách dùng thủ đoạn chính trị, khuyên nhủ Lưu Chương đầu hàng, để tránh tạo thành thù hận sâu sắc giữa hai bên, đối với việc thống trị Ích Châu sau này, sẽ không có lợi.
Bởi thế theo đề nghị của Pháp Chính, đầu tiên là Pháp Chính sẽ tự mình viết một lá thư gửi cho Lưu Chương, ngoài việc nói rõ tình thế cho Lưu Chương, còn chân thành khuyên Lưu Chương sớm đầu hàng, lá thư viết:
“Pháp Chính tuy thiếu năng lực, song đã nhận nhiệm vụ ký hiệp ước với Lưu Kinh Châu, cố gắng không để nhục sứ mệnh, hoàn thành nhiệm vụ. Song sợ tướng quân và xung quanh không hiểu rõ gốc ngọn, lại đổ lỗi nguyên nhân thất bại lần này cho Pháp Chính khiến tôi chịu nhục không đâu, lại còn tổn hại đến nhiệm vụ đã làm. Nay sự tình đã rơi vào hỗn loạn, phải đình tạm ở trong trại Lưu Kinh Châu, tiếp tục giao thiệp, chưa thể trở về Thành Đô để báo cáo lại với tướng quân.
Cũng bởi như vậy có không ít lời nói gièm, công kích thân phận của thần, khiến tướng quân không hiểu Pháp Chính, mà thần cũng rất băn khoăn… Nay trong nước nguy cấp, tai họa đã ở ngay trước mắt, thân đang tại ngoại, chẳng đủ để tướng quân tín nhiệm, song vẫn muốn bày tỏ không cùng tấm lòng trung của mình…
Ý định của tướng quân mời Lưu Kinh Châu, Pháp Chính cũng đã biết rõ, cũng là nguyên nhân chính để Pháp Chính tiếp tục ở lại bên cạnh Lưu Kinh Châu, cố gắng suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ. Song nay tình hình lại diễn biến nhùng nhằng như thế chủ yếu là những thuộc hạ của tướng quân không hiểu lẽ anh hùng tòng quyền, suy nghĩ không ra, có cái nhìn sai lầm trước tình hình, dẫn đên việc binh nhung chẳng thu được kết quả gì… Nay quân chủ lực của Ích Châu đã bị đánh tan, còn lại được hơn một vạn quân, thực ra ý chí chiến đấu đều đã mất. Trái lại quân chủ lực Lưu Kinh Châu sau khi chiêm được Lạc Thành, giành được rất nhiều lương thực xe cộ, cũng có được ưu thế tuyệt đối, mà tướng quân thì đất đai mỗi ngày thêm mất, trăm họ mỗi ngày thêm khốn đốn… Cho rằng phải kiên quyết, nghĩ việc cố thủ, sẽ không được lâu vậy.
Quân của Trương Dực Đức (Trương Phi) có vài vạn người, đã bình định được Ba Đông, Triệu Vân lại từ Kiện Vi đánh vào, cùng với Tư Trung, Đức Dương ba đường cùng tiến, tướng quân sẽ liệu định thế nào.
Nay Ích Châu có ba phần thì hai phần đất đai đã bị chiếm, tuy vẫn giữ được Thục Quận và Thành Đô, thực ra nhân dân mỏi mệt khốn khổ, nghĩ rằng có đến tám phần mười, khiến chưa thấy kẻ địch tiến vào mà trăm họ đã chẳng thể chịu nổi, chỉ cần quân Lưu Dự Châu đánh thêm vào, ắt sẽ chỉ trong một ngày đã theo về… ấy là thế còn mất, đã thấy rõ ràng vậy.
Cứ theo ngu ý của Pháp Chính, cũng còn biết sự việc đã hỏng, huống chi tướng quân xung quanh còn có nhiều bậc trí giả cao minh, thế mà không thấy rõ ư?
Nghĩ rằng những trọng thần bên cạnh tướng quân, lúc bình thường chỉ biết giành lấy ân sủng, ra sức nịnh hót mà không đứng ra bày vẽ cho tướng quân, lại chưa từng tận tâm hiến kế sách. Nay sự đã bức bách, các thuộc hạ tự tìm đường sống, giữ gìn sự an toàn cho riêng mình, tin rằng cũng không thể liều chết vì tướng quân.
Pháp Chính tuy bị phỉ báng là bất trung, vẫn vắt óc tự hỏi, vẫn không phụ lại tình nghĩa của tướng quân. Bây giờ kết quả như vậy, thực ra Pháp Chính cũng rất khổ tâm. Tả tướng quân Lưu Bị đã giành được ưu thế tuyệt đối, song đối với tướng quân vẫn giữ tình cảm ngày nào, chẳng muốn tướng quân phải khó xử. Bởi thế kẻ ngu này muốn tướng quân hiểu được lẽ quyền biến, để giữ được tính mệnh và sự tôn nghiêm của dòng họ”.
Lá thư của Pháp Chính có lời lẽ binh vận, được viết ra khá sắc xảo, rõ ràng cho thấy ông ta tuy vẫn chưa được Lưu Chương trọng dụng, song đối với cá tính của Lưu Chương thì khá thấu hiểu, nghĩ rằng tài cán ấy không thể không được Lưu Chương trọng dụng, chẳng qua bởi ông ta kiên trì giữ nguyên tắc của mình, mà không phụ theo vậy.
Khi Lưu Bị từ Phù Thành xuống đánh Lạc Thành, Trịnh Độ là tham mưu dưới trướng của Lưu Chương có nói: “Tả tướng quân Lưu Bị dẫn quân đánh chúng ta, song binh lực không đầy vạn người, lòng quân không yên định. Bởi thế về việc phòng thủ, không gì bằng đưa dân ở Ba Tây, Tử Đồng chuyển về phía tây Phù Thủy, lại thiêu hủy những kho lương ở đấy, lấy thành cao hào sâu, lấy tĩnh mà chế động. Khi quân địch đến, chớ vội giao chiến, đợi một thời gian lâu, họ thiếu thốn lương thực, không đến trăm ngày ắt phải rút quân, đến lúc ấy ta sẽ truy kích, nhất định sẽ giành được đại thắng”.
Có thể nói chiến thuật ấy đối với quân viễn chinh của Lưu Bị, sẽ gây khó khăn nghiêm trọng, bởi thế nghe được tin đó, cả Lưu Bị lẫn Bàng Thống đều rất lo lắng, Pháp Chính lại bình tĩnh nói rằng: “Chẳng cần bận tâm, Lưu Chương là người không dám dùng kế sách ấy”.
Quả nhiên không bao lâu, Lưu Chương đã không nghe theo kế hoạch của Trịnh Độ. Ông ta nói: “Ta chỉ nghe nói đến kế an dân cự địch, chưa từng nghe nói đên kế làm phiền dân để đánh địch”.
Từ đấy có thể thấy Pháp Chính khá thấu hiểu cá tính và thái độ của Lưu Chương, lá thư chiêu hàng do ông ta viết ra, nghĩ rằng ắt có hiệu quả tâm lý khá lớn với Lưu Chương. Hơn nữa, những bầy tôi ở Thành Đô, cũng có không ít người có tâm lý đầu cơ chủ nghĩa, dứt khóat sẽ không vì Lưu Chương mà tận trung đến chết.
Đương khi quân Lưu Bị đột phá phòng tuyến Lạc Thành theo phía bắc tiến sát Thành Đô, Thái thú Thục quận là Hứa Tĩnh bèn dự định mở cửa thành đầu hàng may mà quân giữ thành phát hiện được, ngăn cản hành động binh biến ấy Lưu Chương nhìn thấy địa thế đã mất, sự nguy vong đang đến gần, lại thêm Hứa Tĩnh rất có danh tiếng, nên chưa biết phải xử trí Hứa Tĩnh thế nào.
Lưu Chương sau khi nhận được thư khuyên hàng của Pháp Chính, do dự không quyết, lúc ấy lại phát sinh một cuộc binh biến.
Tuy Lưu Chương không ưa gì Trương Lỗ, đương khi quân Kinh Châu vây khốn Thành Đô, Lưu Chương lại nhớ đến phụ thân Lưu Yên từng có ân huệ với Trương Lỗ, lại nhờ Trương Lỗ giúp đỡ. Trương Lỗ bèn phái Mã Siêu, một tướng lĩnh quân Quan Trung mới theo về không lâu, dẫn một đạo quân tiếp viện đên tiếp ứng.
Chẳng ngờ, Lưu Bị lại nhanh hơn một bước, khi trận đánh Lạc Thành đang gay go, từng phái Lý Khôi đến Hán Trung liên hệ với Mã Siêu, mong Mã Siêu cùng liên minh với Lưu Bị. Bởi Lưu Bị là chỗ thân tình với Mã Đằng, phụ thân của Mã Siêu, lại thêm Mã Siêu sau khi vào Hán Trung, Trương Lỗ vẫn lãnh đạm với anh ta, khiến Mã Siêu có tâm lý bất mãn.
Vì thế khi Lý Khôi đến thuyết phục, Mã Siêu không được trọng dụng đã mau chóng ngả về phía Lưu Bị, trao mật thư hẹn sẽ theo về với Lưu Bị. Chẳng ngờ Trương Lỗ lại phái anh ta đến chi viện cho Lưu Chương, Gia Cát Lượng bèn đề nghị Lưu Bị tạm thời dấu kín tin tức này, lại ngầm phái một đội quân cho Mã Siêu chỉ huy, bảo anh ta xuất kỳ bất ý dùng quân mới để khống chế lại quân Hán Trung tiếp viện, cùng hội quân với Lưu Bị ở Thành Đô.
Quả nhiên đương khi Mã Siêu uy phong lẫm liệt dẫn đại quân đến phía tây bắc Thành Đô, Lưu Chương vẫn cho là quân tiếp viện kéo đến, rất đỗi vui mừng lập tức cho sứ giả mạo hiểm phá vòng vây đến liên hệ với Mã Siêu. Ngờ đâu Mã Siêu chẳng những không phải là viện binh, lại là quân của Lưu Bị, ngay lúc này nảy sinh sự tác động tâm lý rất lớn, là một đòn đánh không nhẹ cân với Lưu Chương. Quân dân trong thành nghe nói mãnh tướng số một của Tây Lương là Mã Siêu đã theo về với Lưu Bị, đều hết sức hoang mang, ý chí chiến đấu cơ hồ đã mất cả.
Lưu Bị đợi đến lúc ấy, lại phái lão thần Giản Ung giỏi ăn nói đến yết kiến Lưu Chương, Lưu Chương thấy đại thế đã mất, định mở cửa thành đầu hàng.
Đại thần Đổng Hòa khuyên rằng: “Thành Đô còn ba vạn tinh binh, lương thực, ngựa xe đủ dùng một năm sao đã vội đầu hàng”. Trưởng lão Hoàng Quyền, Lưu Ba cũng cho rằng dân tâm sĩ khí vẫn còn nên tận lực mà chiến đấu.
Lưu Chương lại than rằng: “Hai cha con ta đã ở Ích Châu hai mươi năm, vẫn không tăng thêm ân đức cho bách tính, hiện nay lại bắt quân dân Ích Châu phải chinh chiến suốt ba năm, tin rằng họ đã rất khốn khổ, nếu cứ kéo dài mãi như vậy, ta sao nỡ nhẫn tâm?”.
Các đại thần Ích Châu nghe vậy cũng không khỏi rơi lệ, Lưu Chương bèn cùng Giản Ung ra ngoài thành, cùng ngồi một cỗ xe, đến hội kiến Lưu Bị.
Lưu Bị thấy Lưu Chương đến, lại nhớ chuyện cũ, Bàng Thống khi còn sống đã có lời khuyên: “Nghịch mà thuận vậy, chiếm lấy là thuận với nghĩa lý”. Ông ta nói: “Chẳng phải ta không nghĩ đến đạo nghĩa, việc xảy ra như thế, thực là bất đắc dĩ vậy!”.
Gia Cát Lượng cũng khuyên Lưu Bị nên đưa Lưu Chương rời xa Ích Châu, để triệt để cắt đứt mưu toan phản kháng của những đại thần cứng rắn, Lưu Bị tuy không nỡ, song nghĩ lý tính là trách nhiệm rất lớn của người điều hành. Bởi thế Lưu Bị bèn phong Lưu Chương làm Chấn uy tướng quân, mang theo toàn bộ tài sản của mình với ấn thụ tân quan, đến định cư ở quận Công An thuộc Kinh Châu.
Theo Long Trung Sách, bước thứ hai tranh bá thiên hạ, sách lược có đượcKinh Châu đến đây đã hoàn toàn thành công; đấy là năm Kiến An thứ 19, tức là năm 214 sau Công Nguyên, đúng vào tháng 5, Lưu Bị năm mươi tư tuổi, Gia Cát Lượng hai mươi tư tuổi, nếu tính ngày Tam cố thảo lư mời Gia Cát Lượng hoạch định kế hoạch là đúng bảy năm.