Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 8 – Chương 27 – Phần 2

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

5. Đuổi theo quân rút chạy, Trương Cáp phải bỏ mình

Hai bên nhùng nhằng đến tháng 6, việc cung ứng lương thực của Gia Cát Lượng rơi vào khó khăn nghiêm trọng. Trâu gỗ mới thiết kế cố nhiên có công hiệu, rốt cuộc vẫn là tốc độ rất chậm, Gia Cát Lượng từ Vũ Đô đến Kỳ Sơn, từ Kỳ Sơn đến Lỗ Thành và Nhai Đình, chiến tuyến kéo dài, khiến cho Lý Bình phụ trách việc vận chuyển lương thực cảm thấy rất khó khăn.

Không lâu, tham quân Mã Trung và đốc quân Thành Phan khẩn cấp đến tiền tuyến Lỗ Thành, yêu cầu được gặp Gia Cát Lượng, thay mặt Lý Bình truyền đạt khẩu dụ của hậu chủ Lưu Thiện, biểu thị công tác hành chính hậu phương có vấn đề nghiêm trọng, lương thực và trang bị cung ứng có khó khăn, hi vọng Gia Cát Lượng sớm rút quân để cùng bàn bạc lại.

Gia Cát Lượng đang phiền não bởi lương thực cung ứng không đủ, nghe nói hậu phương có vấn đề, cũng thấy rằng miễn cưỡng không được, bèn khẩn cấp hạ lệnh rút quân.

Thấy Gia Cát Lượng đột nhiên rút quân về, Tư Mã Ý phán đóan quân Thục đã cạn lương, lòng quân ắt không ổn định, nếu như nhân cơ hội truy kích, có thể rửa được mối nhục Ngụy Bình bị đánh bại. Bởi thế ông hạ lệnh cho Trương Cáp dẫn đội tiền quân, sắp xếp thành một đội kỵ binh hỏa tốc đuổi đánh.

Tam quốc diễn nghĩa có chép, nghe nói Gia Cát Lượng rút quân, Trương Cáp muốn chủ động đuổi đánh, Tư Mã Ý ra sức ngăn cản, song Trương Cáp kiên trì ý kiến của mình, dẫn đến bị mai phục phải bỏ mình. Ghi chép của lịch sử lại tương phản, Tư Mã Ý hạ lệnh đuổi đánh quân Thục đang rút lui, Trương Cáp lấy binh pháp Tôn Tử đã nói “quân chạy chớ đuổi” để phản đối, song Tư Mã Ý không chịu nghe, Trương Cáp đành phải gắng làm theo.

Cứ theo cá tính của Gia Cát Lượng, thì ở lúc nguy cấp trước mắt ông ta vẫn làm theo thứ tự. Sau chiến dịch Nhai Đình, ngoài việc quân Ngụy Diên ở xa có tổn thất lớn, quân sĩ còn lại nói chung đều rút lui an toàn, từ đấy có thể thấy Gia Cát Lượng khá hiểu rõ bại mà không loạn. Tư Mã Ý lần đầu giao đấu, đánh giá thấp năng lực của Gia Cát Lượng ở mặt này, muốn nhân cơ hội mà thu được một chút chiến lợi, lại tạo thành bi kịch của quân Tào Ngụy chưa từng có. Do Vương Bình ở Kỳ Sơn vẫn có ưu thế tuyệt đối, Gia Cát Lượng nói chung không phải lo lắng đường về bị cắt đứt, bởi thế ông ta xuống chỉ thị cho quân Cao Tường bao vây ở Nhai Đình rút quân trước. Quách Hoài và Phí Diệu tuy tạm được giải vây, song việc liên hệ với quân lính chủ lực bị gián đoạn lâu ngày, Quách Hoài cẩn thận không dám một mình hành động, để quân Thục ỏ Lỗ Thành bị áp lực không lớn mau chóng rút lui có trật tự. Song Gia Cát Lượng lo lắng Tư Mã Ý hoặc Quách Hoài, sau khi xác định quân Thục rút lui, sẽ nhân cơ hội đuổi đánh, bèn tự mình đi chặn hậu, sắp đặt ở trên núi Mộc Môn số lớn cung nỏ, phối hợp với những cỗ nỏ liên châu mới cải tiến, muốn thử uy lực sát thương. Cứ theo ý định của Gia Cát Lượng trước đó, chỉ là tạo uy phong tàn sát quân Ngụy đuổi theo, đánh vào tinh thần binh sĩ, để họ không dám đuổi nữa mà thôi, lại chẳng ngờ câu được một con cá lớn.

Trong chiến dịch tấn công và phòng thủ này, Trương Cáp ở đây khá có uy phong, lại có không ít ấm ức, tâm lý rất bất bình. Lại thêm lần đầu phối hợp với Tư Mã Ý, mọi việc đều bị hạn chế, một khối bực tức chưa có chỗ giải tỏa, lại bị cưỡng chế sai khiến đuổi đánh quân Thục đang rút lui, bởi thế cơ hồ mà xông thẳng phía trước, không lo đến tính mệnh, ví như đến tận khe núi cũng chưa phải đặc biệt cảnh giác, để đến nỗi bị tập kích bất ngờ của quân Gia Cát Lượng đi chặn hậu. Đối với vũ khí truyền thống nói chung, cứ theo kinh nghiệm tác chiến của Trương Cáp, sẽ chẳng có gì đáng lo ngại, song nỏ liên châu có uy lực rất lớn, một lần bắn ra hàng chục mũi tên, có ngăn cản cũng không được. Trong lần công kích đầu tiên, chân phải Trương Cáp bị trúng tên, ngã lăn xuống ngựa, khiến ông ta giận dữ hét to một tiếng, phẫn nộ xông lên trên núi mà chém giết, không được chốc lát đã chết trong trận mưa tên, danh tướng bậc nhất nước Ngụy khiến Gia Cát Lượng phải đau đầu đã phải bỏ mình bất ngờ như vậy. Đội quân kỵ binh mà Trương Cáp dẫn theo cũng cơ hồ hoàn toàn bị tiêu diệt.

6. Lý Bình giả truyền thánh chỉ.

Đương khi đại quân Gia Cát Lượng rút về Vũ Đô và Âm Bình, Lý Bình đang ở Hán Trung phụ trách việc vận chuyển lương thực đột nhiên tuyên bố: “Lương thực vẫn đầy đủ, việc cung cấp hoàn toàn không có khó khăn gì”. Sau đó cho người đến nói với Gia Cát Lượng: “Làm sao lại rút quân nhỉ”. Lúc này Gia Cát Lượng hồ nghi rằng, phải chăng Lý Bình phái Mã Trung truyền lệnh, hay hậu chủ thấy khó khăn về vận chuyển mà truyền lệnh rút quân? Vì sao Lý Bình không biết việc này nhỉ? Chẳng nhẽ là Mã Trung nói bừa hoặc bên trong còn có điều gì?

Lý Bình làm Thượng thư lệnh, là một đại thần được Lưu Bị gửi con. Nói cách khác, cứ theo ý tứ Lưu Bị lúc lâm chung, Lý Bình phụ trách việc ấy cũng chỉ kém có Gia Cát Lượng mà thôi.

Lưu Bị vì sao lại xem trọng Lý Bình như thế? Nhìn chung bởi Lý Bình ở trong tập đoàn quan lại đã lâu, có quan hệ gắn bó với quân sĩ cũ rất lớn, để ổn định chính quyền mới của Thục Hán, Lưu Bị đặc biệt yêu cầu Lý Bình tích cực giúp đỡ Gia Cát Lượng. Song sau khi Lưu Bị mất, Lý Bình do phải đối phó với khả năng tấn công từ phía Đông Ngô, vẫn đóng ở Giang Châu, nói chung chắng có thời gian trở về Thành Đô phát huy ảnh hưởng của ông ta. Trái lại, Gia Cát Lượng sau khi về Thành Đô, trong thời gian rất ngắn, bằng vào kĩ xảo chính trị giỏi giang độc lập tổ chức lại các lực lượng Thục Trung, khiến chính quyền Thục Hán vốn mất ổn định, sau khi Lưu Bị mất không lâu lại ổn định. Hơn nữa sau khi từ Nam Trung khải hoàn về triều, tiếng tăm của Gia Cát Lượng đạt đến đỉnh cao, rất mau chóng nắm được đại quyền trong chính phủ Thục Hán, tựa hồ một chút cũng không cần đến Lý Bình giúp đỡ ví như sau khi ông ta đến Hán Trung để bắc phạt, nền chính trị ở Thành Đô cũng đều do những nhân vật tinh anh thế hệ thứ hai do Gia Cát Lượng đề bạt như Quách Du Chi, Phí Vỹ, Tưởng Uyển phụ trách. Đặc biệt là sau khi Trương Duệ mất, Gia Cát Lượng tựa hồ để điều hành chính trị chủ yếu đều giao cho phái Thiếu Tráng đảm nhiệm, xem như lão thần Lý Bình không thực tế phụ trách việc gì.

Lại ví như công việc đóng giữ ở Giang Châu để phòng thủ Đông Ngô, cũng bởi Đông Ngô và Thục Hán có quan hệ hòa hoãn, cũng không quan trọng gì lắm. Gia Cát Lượng lệnh cho Lý Bình giao việc phòng thủ Giang Châu cho con trai là Lý Phong phụ trách, còn Lý Bình thì đến Hán Trung giúp đỡ Gia Cát Lượng việc cung ứng vận chuyển lương thảo phục vụ bắc phạt.

Đối với Gia Cát Lượng mà nói, đấy cũng là chí công vô tư và biểu hiện trí tuệ chính trị cao độ. Gia Cát Lượng có cá tính rất cẩn thận, song cũng rất tự tin, là người có năng lực, mà không lo nghĩ gì nhiều về những chuyện không đâu, nói tóm lại chỉ nghĩ đến toàn tâm toàn lực vì công việc.

Ông ta so với Lưu Bị lại hơn hẳn về hiểu biết chính trị ở Thục Trung và kết cấu xã hội, để tránh khả năng xảy ra tranh quyền sau khi Lưu Bị mất, ông ta quyết tâm mau chóng xây dựng một ban bệ kế tiếp. Để trong tâm của chính quyền Thục Hán được chuyển giao cho phái Thiếu Tráng thế hệ thứ hai, ông ta tự mình đảm đương công việc rất khó khăn, khai thác nghiệp vụ, đem những ngày sống còn lại cống hiến nam chinh bắc phạt vì tiền đồ của quốc gia.

Bởi thế ông hi vọng những đại thần nguyên lão cũng giống như ông, không nắm mãi quyền lực chính trị thực tế, chỉ cầu làm được việc chứ không cầu quan tước lớn.

Song với Lý Bình mà nói, sự tiết tháo và suy nghĩ cao siêu như vậy là chẳng thể hiểu được. Không dễ dàng gì được Lưu Bị cử làm đại thần phụ tá để gửi con, như vậy ông ta rất dễ phát huy quyền lực. Gia Cát Lượng không ở trong nước, theo lý mà nói, thì Lý Bình ở Thành Đô chỉ huy đại cục mới là đúng! Làm sao mà điều đến Hán Trung để quản lý việc bổ sung hậu cần không dễ ăn chút nào?

Tin rằng Lý Bình về tâm lý nhất định rất bất bình. Ông ta cho rằng Gia Cát Lượng tước mất quyền lực của mình, hơn nữa trong lòng cũng nghiêm khắc chỉ trích sự độc tài của Gia Cát Lượng.

Một lão thần có cùng cách nghĩ với Lý Bình là Liêu Lập. Liêu lập tự mình cho rằng có tài hoa, đủ để làm cánh tay của Gia Cát Lượng, bởi thế mà bất mãn với việc Gia Cát Lượng giao trực tiếp chính quyền cho phái Thiếu Tráng thê hệ thứ hai. Cá tính của Liêu Lập không giống với Lý Bình vẫn ôn hoànhẫn nại, ông ta thường công khai bày tỏ tình cảm, nói xấu Quách Du Chi, Tưởng Uyển, thậm chí còn khiêu khích quan hệ giữa phái Nguyên Lão và phái Thiếu Tráng, bởi thế bị Gia Cát Lượng nghiêm trị, phế làm thường dân.

Lý Bình nhẫn nại đã nhiều ngày, thậm chí còn đổi chữ “Nghiêm” ra chữ “Bình” ít nhiều về tâm lý có tác dụng trị liệu cho mình. Song sự bất bình trong lòng chẳng tiêu tan, cho nên chỉ cần có cơ hội ông ta đều nghĩ đến phục thù và tiết lộ ra.

Việc vận chuyển lương thảo lần này, sau tháng 5, đã gặp phải những khó khăn giống như Tào Chân năm ngóai, mưa to liên tiếp mấy mươi ngày không ngừng, việc tải lương trở thành khó khăn, Gia Cát Lượng ở tiền tuyến lại không ngừng cấp bách thôi thúc, khiến Lý Bình về tình cảm không thể bình ổn được.

Ông ta đầu tiên phái Mã Trung giả truyền thánh chỉ, bảo rằng hậu phương rất khó khăn, lại phái thuộc hạ là Sầm Thuật thôi thúc Gia Cát Lượng lập tức rút quân. Song ông ta tựa hồ chẳng suy nghĩ kĩ sau khi Gia Cát Lượng trở về, việc giả truyền thánh chỉ, sẽ dẫn đến ra sao. Có thể ông cho rằng Gia Cát Lượng sẽ không rút quân ngay, nhất định phải phái sứ giả đến trao đổi, đến lúc ấy ông ta sẽ đề nghị với Gia Cát Lượng, phái Thiếu Tráng ở triều đình không đủ kinh nghiệm điều hành, mới tạo thành khó khăn hành chính ở hậu phương, không gì bằng để ông ta về Thành Đô, triệt để giải quyết vấn đề chính trị và kinh tế, như vậy sẽ thực sự có quyền lực của đại thần phụ tá. Gia Cát Lượng ở tiền tuyến xa mấy nghìn dặm, kể như Quách Du Chi có liên hệ với ông ta cũng chẳng có phương tiện mau chóng, chỉ cần xử lý được việc này ổn thỏa Gia Cát Lượng sẽ khó phát hiện được chân tướng của sự việc.

Ông thực không nghĩ đến Gia Cát Lượng đối với những yêu cầu của chiến trường rất đỗi cẩn thận, bởi thế khi tiếp được tin lương thực khó khăn, đã lập tức tuyên bố rút quân.

Lý Bình thấy thế làm hoang mang, ông sợ Gia Cát Lượng sau khi về Hán Trung sẽ phát hiện chân tướng của mình, truy cứu trọng tội giả truyền thánh chỉ, làm sai lạc quân cơ, song ông ta cũng không biết bởi làm gì để biện hộ và giải thóat được tội lỗi. Có lần, ông ta thậm chí muốn mưu sát Mã Trung và Sầm Thuật, để đổ vấy trách nhiệm, song sự việc đến mức ấy, chưa chắc lừa dối được Gia Cát Lượng, khiến ông ta vẫn ngần ngừ không yên.

Hậu chủ Lưu Thiện ở Thành Đô nhận được tin Gia Cát Lượng đột nhiên rút quân. Do thời xưa thông tin chưa phát triển, phái Thiếu Tráng đang nắm quyền không hiểu được nguyên nhân của việc rút quân, có thể cho rằng quân Thục lại bại trận mà lo lắng không thôi. Bởi thế Lưu Thiện cho người đến chỗ Lý Bình đang giữ việc hậu cần hỏi han vì sao Gia Cát Lượng rút khỏi tiền tuyến.

Đối mặt với vấn đề này, Lý Bình không biết phải trả lời ra sao mới phải, đầu tiên ông dâng biểu lên hậu chủ Lưu Thiện nói bừa việc rút quân lần này là giả vờ, là kế dụ địch mà thôi!

Song từ thông tin trực tiếp giữa Gia Cát Lượng và Hậu chủ, Lưu Thiện mau chóng phát hiện đây tựa hồ chẳng phải giả vờ rút quân, bởi thế yêu cầu Lý Bình nói rõ. Lý Bình bấy giờ đã loạn cả thước tấc, vội vã dâng biểu lên Hậu chủ: Gia Cát Lượng có thể lúc lâm trận sợ địch, ngờ rằng đã vô cớ rút quân.

Trọng thần tâm phúc của Gia Cát Lượng ở Thành Đô, nhận được biểu tấu ấy, không khỏi kinh hãi, lập tức khẩn cấp mật báo cho Gia Cát Lượng ở tiền tuyến. Gia Cát Lượng chẳng để lộ tung tích gì mau chóng trở về Thành Đô. Ông ta đưa lá thư Lý Bình gửi cho mình để đối chiếu lại với tờ biểu mà Lý Bình gửi cho Hậu chủ, lại cho vời những người có liên quan như Mã Trung, Sầm Thuật để hiểu rõ sự thực. Do có nhân chứng, vật chứng đầy đủ, dã tâm và thái độ thiếu trách nhiệm của Lý Bình đã hoàn toàn lộ rõ. Gia Cát Lượng hạ lệnh tạm đình lại chức vụ của Lý Bình, cho ở nhà đóng cửa suy nghĩ.

Ví như chẳng có sự lừa dối của Lý Bình, Gia Cát Lượng bởi khó khăn lương thực mà phải rút quân, bởi thế tội danh Lý Bình làm sai lạc quân cơ thực ra cũng không nghiêm trọng. Song ông ta lấy dã tâm cá nhân, có thái độ lừa trên gạt dưới và trốn tránh trách nhiệm khiến Gia Cát Lượng rất bực tức, phải dâng lên Hậu chủ Lưu Thiện một tờ biểu kể tội như sau:

“Kể từ Tiên đế qua đời đến nay, Lý Bình vẫn lấy lợi ích cá nhân làm chính, mưu cầu hư danh, mà không lo đến việc nước. Đương khi hạ thần chuẩn bị việc bắc phạt có yêu cầu Lý Bình ở Hán Trung lo việc hậu cần, song Lý Bình thấy chức vụ ấy lợi ích không lớn, có yêu cầu được làm Thứ sử Ba Châu cai quản năm quận.

Năm ngóai, hạ thần muốn tây chinh ở Kỳ Sơn có cho vời Lý Bình đôn đốc việc hậu cần, Lý Bình lại nói Tư Mã Ý đã có lệnh chiêu phủ nên ảnh hưỏng đến sự ổn định ở biên giới phía đông, hạ thần biết Lý Bình có dã tâm, muốn lợi dụng việc ấy để đoạt lấy lợi ích cá nhân càng nhiều. Cho nên thần đặc biệt cho con trai của Lý Bình là Lý Phong nắm đạo quân Châu Giang, đãi ngộ đặc biệt như vậy là hi vọng Lý Bình sẽ hòa hợp với triều đình hơn nữa.

Khi Lý Bình đến Hán Trung hạ thần đã giao việc hậu cần cho ông ta toàn quyền xử lý, có nhiều kẻ dưới trách thần quá thiên lệch với Lý Bình, đối với ông ta quá tốt. Song hạ thần cho rằng việc đại sự chưa ổn định, nhà Hán đang nghiêng lệch, nếu quá chỉ trích chỗ ngắn, không bằng rộng khen chỗ dài, để tăng cường sự đoàn kết nhất trí, cùng nỗ lực vì đất nước.

Chẳng ngờ trong lòng Lý Bình chỉ nghĩ đến hư danh và lợi ích cá nhân, bởi thế điên đảo cả trắng đen, dối trên lừa dưới, tạo thành sự lầm lẫn quân sự nghiêm trọng. Đương nhiên lỗi lầm này, thần cũng không thể trốn tránh trách nhiệm, bởi đấy cũng là thiếu sót dùng người không cẩn thận của thần vậy”.

Bởi Lý Bình là đại thần được giao phó việc nước địa vị rất lớn, sự việc này phải phân xử thế nào cho phải? Các đại thần trong triều Thục Hán đều thảo phạt râm ran.

Gia Cát Lượng bày tỏ rõ ràng cách nhìn nhận của ông đối với việc này: “Lòng trung thành của người ta, cũng giống như cá gắn liền với nước vậy. Cá nếu chẳng có nước nhất định sẽ chết, người ta nếu để mất lòng trung thành sẽ nảy ra điều xấu, đã là lương tướng phải giữ gìn sự trung thành của mình, mới có thể nêu danh muôn thủa được”.

Cuối tháng 8, Hậu chủ Lưu Thiện hạ chiếu chỉ xóa bỏ các chức vụ của Lý Bình, phế làm dân thường.

Đạo quân rất lớn mà Lý Bình cai quản không theo phái chính thống cũng bị giải tán sát nhập vào các đạo quân khác. Con trai Lý Bình là Lý Phong đang làm đốc quân Giang Châu cũng bị điều về Thành Đô, song Gia Cát Lượng vẫn cho làm Trung lang tướng, là quan tham mưu không trực tiếp cầm quân.

Lúc đó có nhiều người cho rằng gia tộc Lý Bình có thể đều bị phế truất, chẳng ngờ Gia Cát Lượng nghiêm khắc trừng trị Lý Bình, còn đối với gia tộc ông ta lại khoan dung đặc biệt, người con cả là Lý Phong ngoài việc được kế thừa tước vị vẫn có thể tham dự đại sự quân chính triều đình Thục Hán. Gia Cát Lượng còn đặc biệt viết một bức thư hỏi han yêu cầu Lý Phong lo lắng giữ gìn chức trách, cùng với Trưởng sử Tưởng Uyển gánh vác công việc, hết lòng vì việc quốc gia.

Lý Bình tuy bị đối xử nghiêm khắc, rốt cuộc ông ta cũng tự mình tỉnh ngộ, không óan giận gì với Gia Cát Lượng, khiến việc giải tán và phân chia đại quân của Lý Bình cũng hoàn toàn thuận lợi. Hơn nữa Lý Phong vẫn được trọng dụng rất đỗi cảm động. Sau này, Lý Bình đang ở quận Tử Đồng nghe tin Gia Cát Lượng bị bệnh từ trần, rất đỗi thương tâm, không lâu cũng đột nhiên phát bệnh nặng qua đời.

Lời bình của Trần Văn Đức

Nghe nói thời Chiến quốc của Nhật Bản có một thần tượng quân sự là Vũ Điền Tín Huyền, rất thích sử dụng chiến thuật “chim gõ kiến”.

Chim gõ kiến khi tìm các con côn trùng nhỏ ở cây, thường dùng mỏ nhọn gõ vào vỏ cây, cố ý gây ra tiếng động dẫn dụ những con côn trùng nhỏ ở trong cây, đương khi côn trùng thò đầu ra để xem có việc gì xảy ra, chim gõ kiến bèn dùng mỏ tóm lấy côn trùng rất chuẩn xác.

Vủ Điền Tín Huyền cho rằng bất kể đối phương mạnh yếu ra sao, nếu không nắm rõ địch tình, ông ta nhất định phải chú ý cẩn thận, đầu tiên dùng một số ít binh lực thăm dò tình hình quân địch rồi mới tiến hành giao chiến thực sự.

Bởi có chuẩn bị chu đáo, vùng Giáp Châu mà Vũ Điền Tín Huyền cai quản, lúc đó lực lượng không lớn lắm, song cũng như Napôlêông luôn luôn khi phải quyết chiến đều tập kết được binh lực nhiều hơn đối phương để giành lấy thắng lợi an toàn nhất.

Tín Huyền với sự cẩn thận như thế là một đối thủ đáng sợ nhất với các võ tướng đương thời. Ngoài sự cẩn thận khi tác chiến, trong đám quần hùng thời Chiến quốc ở Nhật Bản, Tín Huyền là một người có biểu hiện giỏi giang nhất về điều hành hậu cần và kinh tế.

Giáp Châu tuy là vùng núi nghèo khổ song việc cung ứng lương thảo cho chiến tranh, Tín Huyền vẫn đạt được những thành công lớn nhất.

Lúc ấy ông ta biết rằng ở vùng Tam Hà có một lãnh chúa trẻ tuổi là Đức Xuyên Gia Khang, là người thận trọng và keo kiệt nổi tiếng, không khỏi than rằng “đấy mới là hậu sinh ưu tú đáng sợ nhất!”.

Vũ Điền Tín Huyền vào cuối đời, từng đánh bại được Đức Xuyên Gia Khang ở Tam Phương Nguyên, song lại không muốn tận diệt, bút giả cho rằng Tín Huyền vốn có lòng yêu mến tài năng mà có chút nương nhẹ chăng.

Trong cuộc giao chiến lần đầu giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, nhìn bề mặt không có gì rõ ràng, hai bên đều rất cẩn thận, không để đối phương lợi dụng khe hở. Ngoài chiến quả mà Ngụy Diên giành được khi tập kích Ngụy Bình, Giá Hủ, và sau này Trương Cáp bị tử trận ở Mộc Môn, có thể nói khắp cục diện trận chiến đều trầm lặng giống như sấm sét rất lớn mà mưa thì nhỏ; chỉ thấy quân đội điều động đến rồi điều động đi, hai bên động viên hơn mười vạn người, hao phí không ít lương thực, song hai bên thực sự bị cuốn hút vào cuộc quyết chiến, đều chỉ khoảng một vạn người mà thôi.

Chẳng qua, từ bình diện sách lược mà xem, thì thấy khá có ý tứ, hai bên đều thăm dò đối phương, để hiểu rõ đối phương, đích xác đích đáng được gọi là kỳ phùng địch thủ.

Cuộc giao chiến lần này, bề ngoài Gia Cát Lượng chiếm thế thượng phong, hơn nữa Trương Cáp bị tử trận bất ngờ đối với Tào Ngụy là một đòn đánh rất nghiêm trọng. Song về thực chất mà nói, Tư Mã Ý cũng học được không ít, ông ta lần đầu tiên chỉ huy chiến cục ở Quan Trung và Lương Châu, đối thủ là danh tướng bậc nhất có kinh nghiệm phong phú, lại chẳng bị tổn thất nghiêm trọng. Gia Cát Lượng vẫn bởi vấn đề lương thực mà không thể không rút quân. Tư Mã Y về thực tế cũng chưa cam chịu thất bại.

TRẦN VĂN ĐỨC

5. Đuổi theo quân rút chạy, Trương Cáp phải bỏ mình

Hai bên nhùng nhằng đến tháng 6, việc cung ứng lương thực của Gia Cát Lượng rơi vào khó khăn nghiêm trọng. Trâu gỗ mới thiết kế cố nhiên có công hiệu, rốt cuộc vẫn là tốc độ rất chậm, Gia Cát Lượng từ Vũ Đô đến Kỳ Sơn, từ Kỳ Sơn đến Lỗ Thành và Nhai Đình, chiến tuyến kéo dài, khiến cho Lý Bình phụ trách việc vận chuyển lương thực cảm thấy rất khó khăn.

Không lâu, tham quân Mã Trung và đốc quân Thành Phan khẩn cấp đến tiền tuyến Lỗ Thành, yêu cầu được gặp Gia Cát Lượng, thay mặt Lý Bình truyền đạt khẩu dụ của hậu chủ Lưu Thiện, biểu thị công tác hành chính hậu phương có vấn đề nghiêm trọng, lương thực và trang bị cung ứng có khó khăn, hi vọng Gia Cát Lượng sớm rút quân để cùng bàn bạc lại.

Gia Cát Lượng đang phiền não bởi lương thực cung ứng không đủ, nghe nói hậu phương có vấn đề, cũng thấy rằng miễn cưỡng không được, bèn khẩn cấp hạ lệnh rút quân.

Thấy Gia Cát Lượng đột nhiên rút quân về, Tư Mã Ý phán đóan quân Thục đã cạn lương, lòng quân ắt không ổn định, nếu như nhân cơ hội truy kích, có thể rửa được mối nhục Ngụy Bình bị đánh bại. Bởi thế ông hạ lệnh cho Trương Cáp dẫn đội tiền quân, sắp xếp thành một đội kỵ binh hỏa tốc đuổi đánh.

Tam quốc diễn nghĩa có chép, nghe nói Gia Cát Lượng rút quân, Trương Cáp muốn chủ động đuổi đánh, Tư Mã Ý ra sức ngăn cản, song Trương Cáp kiên trì ý kiến của mình, dẫn đến bị mai phục phải bỏ mình. Ghi chép của lịch sử lại tương phản, Tư Mã Ý hạ lệnh đuổi đánh quân Thục đang rút lui, Trương Cáp lấy binh pháp Tôn Tử đã nói “quân chạy chớ đuổi” để phản đối, song Tư Mã Ý không chịu nghe, Trương Cáp đành phải gắng làm theo.

Cứ theo cá tính của Gia Cát Lượng, thì ở lúc nguy cấp trước mắt ông ta vẫn làm theo thứ tự. Sau chiến dịch Nhai Đình, ngoài việc quân Ngụy Diên ở xa có tổn thất lớn, quân sĩ còn lại nói chung đều rút lui an toàn, từ đấy có thể thấy Gia Cát Lượng khá hiểu rõ bại mà không loạn. Tư Mã Ý lần đầu giao đấu, đánh giá thấp năng lực của Gia Cát Lượng ở mặt này, muốn nhân cơ hội mà thu được một chút chiến lợi, lại tạo thành bi kịch của quân Tào Ngụy chưa từng có. Do Vương Bình ở Kỳ Sơn vẫn có ưu thế tuyệt đối, Gia Cát Lượng nói chung không phải lo lắng đường về bị cắt đứt, bởi thế ông ta xuống chỉ thị cho quân Cao Tường bao vây ở Nhai Đình rút quân trước. Quách Hoài và Phí Diệu tuy tạm được giải vây, song việc liên hệ với quân lính chủ lực bị gián đoạn lâu ngày, Quách Hoài cẩn thận không dám một mình hành động, để quân Thục ỏ Lỗ Thành bị áp lực không lớn mau chóng rút lui có trật tự. Song Gia Cát Lượng lo lắng Tư Mã Ý hoặc Quách Hoài, sau khi xác định quân Thục rút lui, sẽ nhân cơ hội đuổi đánh, bèn tự mình đi chặn hậu, sắp đặt ở trên núi Mộc Môn số lớn cung nỏ, phối hợp với những cỗ nỏ liên châu mới cải tiến, muốn thử uy lực sát thương. Cứ theo ý định của Gia Cát Lượng trước đó, chỉ là tạo uy phong tàn sát quân Ngụy đuổi theo, đánh vào tinh thần binh sĩ, để họ không dám đuổi nữa mà thôi, lại chẳng ngờ câu được một con cá lớn.

Trong chiến dịch tấn công và phòng thủ này, Trương Cáp ở đây khá có uy phong, lại có không ít ấm ức, tâm lý rất bất bình. Lại thêm lần đầu phối hợp với Tư Mã Ý, mọi việc đều bị hạn chế, một khối bực tức chưa có chỗ giải tỏa, lại bị cưỡng chế sai khiến đuổi đánh quân Thục đang rút lui, bởi thế cơ hồ mà xông thẳng phía trước, không lo đến tính mệnh, ví như đến tận khe núi cũng chưa phải đặc biệt cảnh giác, để đến nỗi bị tập kích bất ngờ của quân Gia Cát Lượng đi chặn hậu. Đối với vũ khí truyền thống nói chung, cứ theo kinh nghiệm tác chiến của Trương Cáp, sẽ chẳng có gì đáng lo ngại, song nỏ liên châu có uy lực rất lớn, một lần bắn ra hàng chục mũi tên, có ngăn cản cũng không được. Trong lần công kích đầu tiên, chân phải Trương Cáp bị trúng tên, ngã lăn xuống ngựa, khiến ông ta giận dữ hét to một tiếng, phẫn nộ xông lên trên núi mà chém giết, không được chốc lát đã chết trong trận mưa tên, danh tướng bậc nhất nước Ngụy khiến Gia Cát Lượng phải đau đầu đã phải bỏ mình bất ngờ như vậy. Đội quân kỵ binh mà Trương Cáp dẫn theo cũng cơ hồ hoàn toàn bị tiêu diệt.

6. Lý Bình giả truyền thánh chỉ.

Đương khi đại quân Gia Cát Lượng rút về Vũ Đô và Âm Bình, Lý Bình đang ở Hán Trung phụ trách việc vận chuyển lương thực đột nhiên tuyên bố: “Lương thực vẫn đầy đủ, việc cung cấp hoàn toàn không có khó khăn gì”. Sau đó cho người đến nói với Gia Cát Lượng: “Làm sao lại rút quân nhỉ”. Lúc này Gia Cát Lượng hồ nghi rằng, phải chăng Lý Bình phái Mã Trung truyền lệnh, hay hậu chủ thấy khó khăn về vận chuyển mà truyền lệnh rút quân? Vì sao Lý Bình không biết việc này nhỉ? Chẳng nhẽ là Mã Trung nói bừa hoặc bên trong còn có điều gì?

Lý Bình làm Thượng thư lệnh, là một đại thần được Lưu Bị gửi con. Nói cách khác, cứ theo ý tứ Lưu Bị lúc lâm chung, Lý Bình phụ trách việc ấy cũng chỉ kém có Gia Cát Lượng mà thôi.

Lưu Bị vì sao lại xem trọng Lý Bình như thế? Nhìn chung bởi Lý Bình ở trong tập đoàn quan lại đã lâu, có quan hệ gắn bó với quân sĩ cũ rất lớn, để ổn định chính quyền mới của Thục Hán, Lưu Bị đặc biệt yêu cầu Lý Bình tích cực giúp đỡ Gia Cát Lượng. Song sau khi Lưu Bị mất, Lý Bình do phải đối phó với khả năng tấn công từ phía Đông Ngô, vẫn đóng ở Giang Châu, nói chung chắng có thời gian trở về Thành Đô phát huy ảnh hưởng của ông ta. Trái lại, Gia Cát Lượng sau khi về Thành Đô, trong thời gian rất ngắn, bằng vào kĩ xảo chính trị giỏi giang độc lập tổ chức lại các lực lượng Thục Trung, khiến chính quyền Thục Hán vốn mất ổn định, sau khi Lưu Bị mất không lâu lại ổn định. Hơn nữa sau khi từ Nam Trung khải hoàn về triều, tiếng tăm của Gia Cát Lượng đạt đến đỉnh cao, rất mau chóng nắm được đại quyền trong chính phủ Thục Hán, tựa hồ một chút cũng không cần đến Lý Bình giúp đỡ ví như sau khi ông ta đến Hán Trung để bắc phạt, nền chính trị ở Thành Đô cũng đều do những nhân vật tinh anh thế hệ thứ hai do Gia Cát Lượng đề bạt như Quách Du Chi, Phí Vỹ, Tưởng Uyển phụ trách. Đặc biệt là sau khi Trương Duệ mất, Gia Cát Lượng tựa hồ để điều hành chính trị chủ yếu đều giao cho phái Thiếu Tráng đảm nhiệm, xem như lão thần Lý Bình không thực tế phụ trách việc gì.

Lại ví như công việc đóng giữ ở Giang Châu để phòng thủ Đông Ngô, cũng bởi Đông Ngô và Thục Hán có quan hệ hòa hoãn, cũng không quan trọng gì lắm. Gia Cát Lượng lệnh cho Lý Bình giao việc phòng thủ Giang Châu cho con trai là Lý Phong phụ trách, còn Lý Bình thì đến Hán Trung giúp đỡ Gia Cát Lượng việc cung ứng vận chuyển lương thảo phục vụ bắc phạt.

Đối với Gia Cát Lượng mà nói, đấy cũng là chí công vô tư và biểu hiện trí tuệ chính trị cao độ. Gia Cát Lượng có cá tính rất cẩn thận, song cũng rất tự tin, là người có năng lực, mà không lo nghĩ gì nhiều về những chuyện không đâu, nói tóm lại chỉ nghĩ đến toàn tâm toàn lực vì công việc.

Ông ta so với Lưu Bị lại hơn hẳn về hiểu biết chính trị ở Thục Trung và kết cấu xã hội, để tránh khả năng xảy ra tranh quyền sau khi Lưu Bị mất, ông ta quyết tâm mau chóng xây dựng một ban bệ kế tiếp. Để trong tâm của chính quyền Thục Hán được chuyển giao cho phái Thiếu Tráng thế hệ thứ hai, ông ta tự mình đảm đương công việc rất khó khăn, khai thác nghiệp vụ, đem những ngày sống còn lại cống hiến nam chinh bắc phạt vì tiền đồ của quốc gia.

Bởi thế ông hi vọng những đại thần nguyên lão cũng giống như ông, không nắm mãi quyền lực chính trị thực tế, chỉ cầu làm được việc chứ không cầu quan tước lớn.

Song với Lý Bình mà nói, sự tiết tháo và suy nghĩ cao siêu như vậy là chẳng thể hiểu được. Không dễ dàng gì được Lưu Bị cử làm đại thần phụ tá để gửi con, như vậy ông ta rất dễ phát huy quyền lực. Gia Cát Lượng không ở trong nước, theo lý mà nói, thì Lý Bình ở Thành Đô chỉ huy đại cục mới là đúng! Làm sao mà điều đến Hán Trung để quản lý việc bổ sung hậu cần không dễ ăn chút nào?

Tin rằng Lý Bình về tâm lý nhất định rất bất bình. Ông ta cho rằng Gia Cát Lượng tước mất quyền lực của mình, hơn nữa trong lòng cũng nghiêm khắc chỉ trích sự độc tài của Gia Cát Lượng.

Một lão thần có cùng cách nghĩ với Lý Bình là Liêu Lập. Liêu lập tự mình cho rằng có tài hoa, đủ để làm cánh tay của Gia Cát Lượng, bởi thế mà bất mãn với việc Gia Cát Lượng giao trực tiếp chính quyền cho phái Thiếu Tráng thê hệ thứ hai. Cá tính của Liêu Lập không giống với Lý Bình vẫn ôn hoànhẫn nại, ông ta thường công khai bày tỏ tình cảm, nói xấu Quách Du Chi, Tưởng Uyển, thậm chí còn khiêu khích quan hệ giữa phái Nguyên Lão và phái Thiếu Tráng, bởi thế bị Gia Cát Lượng nghiêm trị, phế làm thường dân.

Lý Bình nhẫn nại đã nhiều ngày, thậm chí còn đổi chữ “Nghiêm” ra chữ “Bình” ít nhiều về tâm lý có tác dụng trị liệu cho mình. Song sự bất bình trong lòng chẳng tiêu tan, cho nên chỉ cần có cơ hội ông ta đều nghĩ đến phục thù và tiết lộ ra.

Việc vận chuyển lương thảo lần này, sau tháng 5, đã gặp phải những khó khăn giống như Tào Chân năm ngóai, mưa to liên tiếp mấy mươi ngày không ngừng, việc tải lương trở thành khó khăn, Gia Cát Lượng ở tiền tuyến lại không ngừng cấp bách thôi thúc, khiến Lý Bình về tình cảm không thể bình ổn được.

Ông ta đầu tiên phái Mã Trung giả truyền thánh chỉ, bảo rằng hậu phương rất khó khăn, lại phái thuộc hạ là Sầm Thuật thôi thúc Gia Cát Lượng lập tức rút quân. Song ông ta tựa hồ chẳng suy nghĩ kĩ sau khi Gia Cát Lượng trở về, việc giả truyền thánh chỉ, sẽ dẫn đến ra sao. Có thể ông cho rằng Gia Cát Lượng sẽ không rút quân ngay, nhất định phải phái sứ giả đến trao đổi, đến lúc ấy ông ta sẽ đề nghị với Gia Cát Lượng, phái Thiếu Tráng ở triều đình không đủ kinh nghiệm điều hành, mới tạo thành khó khăn hành chính ở hậu phương, không gì bằng để ông ta về Thành Đô, triệt để giải quyết vấn đề chính trị và kinh tế, như vậy sẽ thực sự có quyền lực của đại thần phụ tá. Gia Cát Lượng ở tiền tuyến xa mấy nghìn dặm, kể như Quách Du Chi có liên hệ với ông ta cũng chẳng có phương tiện mau chóng, chỉ cần xử lý được việc này ổn thỏa Gia Cát Lượng sẽ khó phát hiện được chân tướng của sự việc.

Ông thực không nghĩ đến Gia Cát Lượng đối với những yêu cầu của chiến trường rất đỗi cẩn thận, bởi thế khi tiếp được tin lương thực khó khăn, đã lập tức tuyên bố rút quân.

Lý Bình thấy thế làm hoang mang, ông sợ Gia Cát Lượng sau khi về Hán Trung sẽ phát hiện chân tướng của mình, truy cứu trọng tội giả truyền thánh chỉ, làm sai lạc quân cơ, song ông ta cũng không biết bởi làm gì để biện hộ và giải thóat được tội lỗi. Có lần, ông ta thậm chí muốn mưu sát Mã Trung và Sầm Thuật, để đổ vấy trách nhiệm, song sự việc đến mức ấy, chưa chắc lừa dối được Gia Cát Lượng, khiến ông ta vẫn ngần ngừ không yên.

Hậu chủ Lưu Thiện ở Thành Đô nhận được tin Gia Cát Lượng đột nhiên rút quân. Do thời xưa thông tin chưa phát triển, phái Thiếu Tráng đang nắm quyền không hiểu được nguyên nhân của việc rút quân, có thể cho rằng quân Thục lại bại trận mà lo lắng không thôi. Bởi thế Lưu Thiện cho người đến chỗ Lý Bình đang giữ việc hậu cần hỏi han vì sao Gia Cát Lượng rút khỏi tiền tuyến.

Đối mặt với vấn đề này, Lý Bình không biết phải trả lời ra sao mới phải, đầu tiên ông dâng biểu lên hậu chủ Lưu Thiện nói bừa việc rút quân lần này là giả vờ, là kế dụ địch mà thôi!

Song từ thông tin trực tiếp giữa Gia Cát Lượng và Hậu chủ, Lưu Thiện mau chóng phát hiện đây tựa hồ chẳng phải giả vờ rút quân, bởi thế yêu cầu Lý Bình nói rõ. Lý Bình bấy giờ đã loạn cả thước tấc, vội vã dâng biểu lên Hậu chủ: Gia Cát Lượng có thể lúc lâm trận sợ địch, ngờ rằng đã vô cớ rút quân.

Trọng thần tâm phúc của Gia Cát Lượng ở Thành Đô, nhận được biểu tấu ấy, không khỏi kinh hãi, lập tức khẩn cấp mật báo cho Gia Cát Lượng ở tiền tuyến. Gia Cát Lượng chẳng để lộ tung tích gì mau chóng trở về Thành Đô. Ông ta đưa lá thư Lý Bình gửi cho mình để đối chiếu lại với tờ biểu mà Lý Bình gửi cho Hậu chủ, lại cho vời những người có liên quan như Mã Trung, Sầm Thuật để hiểu rõ sự thực. Do có nhân chứng, vật chứng đầy đủ, dã tâm và thái độ thiếu trách nhiệm của Lý Bình đã hoàn toàn lộ rõ. Gia Cát Lượng hạ lệnh tạm đình lại chức vụ của Lý Bình, cho ở nhà đóng cửa suy nghĩ.

Ví như chẳng có sự lừa dối của Lý Bình, Gia Cát Lượng bởi khó khăn lương thực mà phải rút quân, bởi thế tội danh Lý Bình làm sai lạc quân cơ thực ra cũng không nghiêm trọng. Song ông ta lấy dã tâm cá nhân, có thái độ lừa trên gạt dưới và trốn tránh trách nhiệm khiến Gia Cát Lượng rất bực tức, phải dâng lên Hậu chủ Lưu Thiện một tờ biểu kể tội như sau:

“Kể từ Tiên đế qua đời đến nay, Lý Bình vẫn lấy lợi ích cá nhân làm chính, mưu cầu hư danh, mà không lo đến việc nước. Đương khi hạ thần chuẩn bị việc bắc phạt có yêu cầu Lý Bình ở Hán Trung lo việc hậu cần, song Lý Bình thấy chức vụ ấy lợi ích không lớn, có yêu cầu được làm Thứ sử Ba Châu cai quản năm quận.

Năm ngóai, hạ thần muốn tây chinh ở Kỳ Sơn có cho vời Lý Bình đôn đốc việc hậu cần, Lý Bình lại nói Tư Mã Ý đã có lệnh chiêu phủ nên ảnh hưỏng đến sự ổn định ở biên giới phía đông, hạ thần biết Lý Bình có dã tâm, muốn lợi dụng việc ấy để đoạt lấy lợi ích cá nhân càng nhiều. Cho nên thần đặc biệt cho con trai của Lý Bình là Lý Phong nắm đạo quân Châu Giang, đãi ngộ đặc biệt như vậy là hi vọng Lý Bình sẽ hòa hợp với triều đình hơn nữa.

Khi Lý Bình đến Hán Trung hạ thần đã giao việc hậu cần cho ông ta toàn quyền xử lý, có nhiều kẻ dưới trách thần quá thiên lệch với Lý Bình, đối với ông ta quá tốt. Song hạ thần cho rằng việc đại sự chưa ổn định, nhà Hán đang nghiêng lệch, nếu quá chỉ trích chỗ ngắn, không bằng rộng khen chỗ dài, để tăng cường sự đoàn kết nhất trí, cùng nỗ lực vì đất nước.

Chẳng ngờ trong lòng Lý Bình chỉ nghĩ đến hư danh và lợi ích cá nhân, bởi thế điên đảo cả trắng đen, dối trên lừa dưới, tạo thành sự lầm lẫn quân sự nghiêm trọng. Đương nhiên lỗi lầm này, thần cũng không thể trốn tránh trách nhiệm, bởi đấy cũng là thiếu sót dùng người không cẩn thận của thần vậy”.

Bởi Lý Bình là đại thần được giao phó việc nước địa vị rất lớn, sự việc này phải phân xử thế nào cho phải? Các đại thần trong triều Thục Hán đều thảo phạt râm ran.

Gia Cát Lượng bày tỏ rõ ràng cách nhìn nhận của ông đối với việc này: “Lòng trung thành của người ta, cũng giống như cá gắn liền với nước vậy. Cá nếu chẳng có nước nhất định sẽ chết, người ta nếu để mất lòng trung thành sẽ nảy ra điều xấu, đã là lương tướng phải giữ gìn sự trung thành của mình, mới có thể nêu danh muôn thủa được”.

Cuối tháng 8, Hậu chủ Lưu Thiện hạ chiếu chỉ xóa bỏ các chức vụ của Lý Bình, phế làm dân thường.

Đạo quân rất lớn mà Lý Bình cai quản không theo phái chính thống cũng bị giải tán sát nhập vào các đạo quân khác. Con trai Lý Bình là Lý Phong đang làm đốc quân Giang Châu cũng bị điều về Thành Đô, song Gia Cát Lượng vẫn cho làm Trung lang tướng, là quan tham mưu không trực tiếp cầm quân.

Lúc đó có nhiều người cho rằng gia tộc Lý Bình có thể đều bị phế truất, chẳng ngờ Gia Cát Lượng nghiêm khắc trừng trị Lý Bình, còn đối với gia tộc ông ta lại khoan dung đặc biệt, người con cả là Lý Phong ngoài việc được kế thừa tước vị vẫn có thể tham dự đại sự quân chính triều đình Thục Hán. Gia Cát Lượng còn đặc biệt viết một bức thư hỏi han yêu cầu Lý Phong lo lắng giữ gìn chức trách, cùng với Trưởng sử Tưởng Uyển gánh vác công việc, hết lòng vì việc quốc gia.

Lý Bình tuy bị đối xử nghiêm khắc, rốt cuộc ông ta cũng tự mình tỉnh ngộ, không óan giận gì với Gia Cát Lượng, khiến việc giải tán và phân chia đại quân của Lý Bình cũng hoàn toàn thuận lợi. Hơn nữa Lý Phong vẫn được trọng dụng rất đỗi cảm động. Sau này, Lý Bình đang ở quận Tử Đồng nghe tin Gia Cát Lượng bị bệnh từ trần, rất đỗi thương tâm, không lâu cũng đột nhiên phát bệnh nặng qua đời.

Lời bình của Trần Văn Đức

Nghe nói thời Chiến quốc của Nhật Bản có một thần tượng quân sự là Vũ Điền Tín Huyền, rất thích sử dụng chiến thuật “chim gõ kiến”.

Chim gõ kiến khi tìm các con côn trùng nhỏ ở cây, thường dùng mỏ nhọn gõ vào vỏ cây, cố ý gây ra tiếng động dẫn dụ những con côn trùng nhỏ ở trong cây, đương khi côn trùng thò đầu ra để xem có việc gì xảy ra, chim gõ kiến bèn dùng mỏ tóm lấy côn trùng rất chuẩn xác.

Vủ Điền Tín Huyền cho rằng bất kể đối phương mạnh yếu ra sao, nếu không nắm rõ địch tình, ông ta nhất định phải chú ý cẩn thận, đầu tiên dùng một số ít binh lực thăm dò tình hình quân địch rồi mới tiến hành giao chiến thực sự.

Bởi có chuẩn bị chu đáo, vùng Giáp Châu mà Vũ Điền Tín Huyền cai quản, lúc đó lực lượng không lớn lắm, song cũng như Napôlêông luôn luôn khi phải quyết chiến đều tập kết được binh lực nhiều hơn đối phương để giành lấy thắng lợi an toàn nhất.

Tín Huyền với sự cẩn thận như thế là một đối thủ đáng sợ nhất với các võ tướng đương thời. Ngoài sự cẩn thận khi tác chiến, trong đám quần hùng thời Chiến quốc ở Nhật Bản, Tín Huyền là một người có biểu hiện giỏi giang nhất về điều hành hậu cần và kinh tế.

Giáp Châu tuy là vùng núi nghèo khổ song việc cung ứng lương thảo cho chiến tranh, Tín Huyền vẫn đạt được những thành công lớn nhất.

Lúc ấy ông ta biết rằng ở vùng Tam Hà có một lãnh chúa trẻ tuổi là Đức Xuyên Gia Khang, là người thận trọng và keo kiệt nổi tiếng, không khỏi than rằng “đấy mới là hậu sinh ưu tú đáng sợ nhất!”.

Vũ Điền Tín Huyền vào cuối đời, từng đánh bại được Đức Xuyên Gia Khang ở Tam Phương Nguyên, song lại không muốn tận diệt, bút giả cho rằng Tín Huyền vốn có lòng yêu mến tài năng mà có chút nương nhẹ chăng.

Trong cuộc giao chiến lần đầu giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, nhìn bề mặt không có gì rõ ràng, hai bên đều rất cẩn thận, không để đối phương lợi dụng khe hở. Ngoài chiến quả mà Ngụy Diên giành được khi tập kích Ngụy Bình, Giá Hủ, và sau này Trương Cáp bị tử trận ở Mộc Môn, có thể nói khắp cục diện trận chiến đều trầm lặng giống như sấm sét rất lớn mà mưa thì nhỏ; chỉ thấy quân đội điều động đến rồi điều động đi, hai bên động viên hơn mười vạn người, hao phí không ít lương thực, song hai bên thực sự bị cuốn hút vào cuộc quyết chiến, đều chỉ khoảng một vạn người mà thôi.

Chẳng qua, từ bình diện sách lược mà xem, thì thấy khá có ý tứ, hai bên đều thăm dò đối phương, để hiểu rõ đối phương, đích xác đích đáng được gọi là kỳ phùng địch thủ.

Cuộc giao chiến lần này, bề ngoài Gia Cát Lượng chiếm thế thượng phong, hơn nữa Trương Cáp bị tử trận bất ngờ đối với Tào Ngụy là một đòn đánh rất nghiêm trọng. Song về thực chất mà nói, Tư Mã Ý cũng học được không ít, ông ta lần đầu tiên chỉ huy chiến cục ở Quan Trung và Lương Châu, đối thủ là danh tướng bậc nhất có kinh nghiệm phong phú, lại chẳng bị tổn thất nghiêm trọng. Gia Cát Lượng vẫn bởi vấn đề lương thực mà không thể không rút quân. Tư Mã Y về thực tế cũng chưa cam chịu thất bại.

TRẦN VĂN ĐỨC

Chọn tập
Bình luận