Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 4 – Chương 14 – Phần 2

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

5. Nhận lệnh lúc lâm nguy, nho gia làm Thống sóai.

Hòa giải không thành, chiến tranh là việc không tránh khỏi, Lưu Bị muốn chiếm ưu thế, ông ta biết Lã Mông đã từ trần, thực lực ở chiến tuyến của Đông Ngô rất mỏng, lập tức hạ lệnh Ngô Ban với đạo quân thứ nhất và Phùng Tập với đạo quân thứ hai cùng phát động tấn công. Sau khi Lý Dị và Lưu Hà giữ trọng điểm ở Vu Huyện bị đánh bại, thanh thế quân Lưu Bị rất lớn, khi tiến quân đến thành Tỉ Quy đã tập kết được hơn bốn vạn binh lính. Các tù trưởng dân tộc thiểu sô ở Vũ Lăng đều rối rít hưởng ứng gia nhập vào trận tuyến của Lưu Bị.

Thực ra trong cuộc chiến tranh này cả hai bên đều không dám dốc toàn lực, Tào Phi tuy mới tiếp nhiệm song chính quyền Tào Ngụy vững như núi Thái Sơn, hiện giờ lại đã kiến quốc, thanh thế đang thịnh, đang có ý muốn nam chinh.

Lưu Bị lấy danh nghĩa Hoàng đế, gây ra cuộc chiến tranh để trả thù riêng, tuy có thế lực mạnh, song không dám điều động một đại tướng chỉ huy độc lập. Bởi Trương Phi là chủ tướng đông chinh đã không may bỏ mạng, Lưu Bị không tìm được người có thể thay thế. Gia Cát Lượng ắt phải giữ đại bản doanh để tránh chuyện bất thường, còn Triệu Vân vẫn phối hợp tốt với Gia Cát Lượng tuy là người thích hợp với cuộc đông chinh này, song do ông ta đã công nhiên phản đối chiến tranh khiến Lưu Bị không muốn phái ông ta tác chiến, vẫn bố trí làm quân dự bị ở Giang Châu, nếu nói về thực chất là người giữ cửa phía đông cho Gia Cát Lượng mà thôi.

Hán Trung tình hình cũng không thực ổn định, bởi thế cũng không điều động được Ngụy Diên đi khỏi đó. Còn Mã Siêu có địa vị cao lại đang phải trấn thủ Thục Bắc, để đề phòng quân Lương Châu xâm nhập. Bởi thế cuộc đông chinh lần này tuy huy động hơn bốn vạn quân, song vai trò của Lưu Bị, thực ra là “hiệu trưởng kiêm đánh trống”.

Song, về phía Tôn Quyền cũng không dễ dàng gì, lão tướng Trình Phổ đã mất, những tướng lĩnh như Chu Du, Lỗ Túc, Lã Mông đều đã qua đời đang lúc phong độ. Còn Hoàng Cái, Hàn Đương tuy dũng mãnh, lại khó có thể đảm đương chức trách đại sóai. Lại cũng không điều động được các tướng Chu Thái, Cam Ninh đang giữ chiến tuyến Hợp Phì ở phía đông đối phó với quân Tào vẫn thường xâm lấn, mà lực lượng quân Tào lại lớn hơn Thục Hán; bởi thế Tôn Quyền so với Lưu Bị lại còn thê thảm hơn vì căn bản không rời mắt được khỏi chiến tuyến phía đông. Chỉ có một người đủ tư cách giữ chiến tuyến phía tây là Từ thì không đủ tính độc lập về thảo kế hoạch và thống lĩnh quân đội, khiến Tôn Quyền đau đầu không thôi.

Lã Mông trước lúc lâm chung từng tiến cử Lục Tốn thay thế cho nhiệm vụ của mình.

Lục Tốn là con rể của Tôn Sách, tuổi còn rất trẻ thuộc thê hệ thứ ba của Đông Ngô, bản thân là nho sinh, không hiểu võ nghệ, sao có thể cầm đầu được các lão tướng ỏ thế hệ thứ nhất và thứ hai? Ví như Tôn Quyền có giúp đỡ mạnh mẽ thì Lục Tốn liệu có thể đối địch được với Lưu Bị đã từng qua trăm trận đánh.

Lục Tốn tên chữ là Bá Ngôn, người Ngô Đô, tên thực là Nghị, vốn hậu duệ của một dòng họ lớn ở Giang Đông. Lục Tốn khi còn trẻ bố mẹ đều đã qua đời, phải theo người chú là Lục Khang đang làm Thái thú Lư Giang, Lục Khang có hiềm khích với Viên Thuật, Viên Thuật muốn đánh Lư Giang, Lục Khang bèn đưa thân nhân về Ngô Huyện, Lục Tốn lại hơn con cả của Lục Khang nhiều tuổi, thành ra là người lãnh đạo trong gia tộc.

Khi Tôn Quyền làm tướng quân, Lục Tốn được cử làm phó tướng sau đó lại làm huyện trưởng Hải Sương, đang lúc đại can, trộm cướp nổi lên khắp vùng. Lục Tốn liền mở kho gạo phát chẩn cho dân nghèo, đôn đốc việc nông nghiệp, vỗ yên trăm họ, lại tự mình cầm quân bình phục được đạo tặc. Tuy là nho sinh song rất tinh thông binh pháp, lại giàu thao lược, một dải hồ Ba Dương nạn thủy tặc đều được ổn định, Tôn Quyền bởi thế mà phong cho Lục Tốn làm Định uy hiệu uý, lại mang con gái Tôn Sách gả cho.

Lục Tốn có tầm nhìn xa, có sở trường lập kế hoạch.

Tôn Quyền thường phải ra mệnh lệnh, nên lấy ông ta làm Hữu đô đốc ở dưới trướng. Trước trận đánh Xích Bích, bọn giặc cỏ Phí Sa ở Đan Dương nghe theo Tào Tháo, làm loạn ở hậu phương của Tôn Quyền. Bởi các đại tướng Chu Du, Trình Phổ đều bận chiến đấu, Tôn Quyền bèn phái Lục Tốn đến đó dẹp loạn. Lục Tốn tuy binh lực ít, lại nhân đêm tối mà tập kích đại phá quân Phí Sa và lấy sách lược chiêu hồi, thu được vài vạn quân số, bình phục hậu phương bị chiếm trước đó ở vùng Vu Hồ, giải trừ được nguy cơ hậu phương của Đông Ngô.

Thái thú Cối Kê là Thuần Vu Thức đôi với Lục Tốn thường bất mãn, chống lại pháp lệnh, thường tự mình tổ chức ra dân binh, còn nói với Tôn Quyền kiểm điểm Lục Tốn về tội quấy nhiễu dân lành, song Lục Tốn khi nói với Tôn Quyền lại khen ngợi Thuần Vu Thức là viên quan tốt yêu dân.

Tôn Quyền không hiểu nổi, hỏi Lục Tốn: “Thuần Vu Thức nói xấu ngươi, ngươi lại khen ông ta, đấy là cớ làm sao?”.

Lục Tốn đáp: “Thuần Vu Thức bởi muốn bồi dưỡng nhân dân mới xét nét Lục Tốn, nếu như Lục Tốn lại lấy ý kiến cá nhân bất động, xem ông ta là kẻ gây loạn, đấy mới là không đúng”.

Tôn Quyền không khỏi than rằng: “Thế mới là hành vi đáng kể! Lục Tốn còn trẻ vậy, đã tu dưỡng đến thế, và việc mà người khác dứt khóat không làm được”.

Khi Lã Mông thác bệnh về nhà, đã tiến cử Lục Tốn với Tôn Quyền, cho rằng đấy là người xứng đáng nhất thay thế mình sau này, ông ta nói: “Lục Tốn có suy nghĩ mẫn tiệp sâu xa mọi việc, qua công việc mới làm, đã thấy có kế hoạch chu đáo, cuối cùng có thể đảm nhận được việc lớn”.

Trong trận tranh giành Kinh Châu vừa rồi, Lục Tốn dẫn quân từ Lục Khẩu đoạt lấy Nam Quận và Công An, đánh tan phòng tuyến được xây dựng ỏ đó. Sau khi chiến tranh kết thúc, Lã Mông bởi bị bệnh mà từ chức, Lục Tốn đóng quân giữ Di Lăng, thống lĩnh chỉ huy quân sĩ phòng thủ chiến tuyến phía tây. Lục Tốn đề nghị với Tôn Quyền, nên lấy sách lược khoan dung như ngày xưa Lưu Bang vào Quan Trung, trọng dụng các nhân sĩ ở đấy để xây dựng lại Kinh Châu, Tôn Quyền nghe lời cho nên quân tình hỗn loạn ở Kinh Châu mau chóng được ổn định lại.

Lưu Bị đông chinh với số quân hơn bốn vạn người, Tôn Quyền nếu muốn cân bằng được ắt phải động dụng nhiều quân đoàn, bởi các tướng lĩnh quân đoàn đều là những tướng tài thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai, mà Lục Tốn lại thuộc thế hệ thứ ba, tuy có tài cán, phải chăng dễ gì thu phục được lòng người, khiến Tôn Quyền trong lòng do dự chẳng quyết đóan được.

Song Thái thú Nam Quận là Gia Cát Cẩn, lại cho rằng Lục Tốn là người xứng đáng nhất, bèn hăng hái tiến cử với Tôn Quyền. Tôn Quyền đành trực tiếp cho gọi Lục Tốn đến, hỏi han ý nguyện và chủ trương cá nhân.

Chẳng ngờ Lục Tốn ứng đối khảng khái rõ ràng, lại tức khắc đề ra kế hoạch sắp xếp quân đoàn và tác chiến, cho thấy ông ta sớm đã chuẩn bị và suy nghĩ nhiều ngày. Lục Tốn đề nghị sắp xếp một đạo quân hơn năm vạn người, vượt quá đội quân mà Chu Du đã thống lĩnh trong trận Xích Bích. Đội ngũ bao gồm những danh tướng thế hệ thứ nhất và thứ hai Đông Ngô, có khí phách lớn lao, khiến người ta phải kinh hãi. Tôn Quyền rất cao hứng phê chuẩn kế hoạch mà ông ta đưa ra.

Tổng tư lệnh: Lục Tốn (kiêm Tham mưu trưởng)

Đội quân thứ 1: Chu Nhiên (danh tướng thế hệ thứ hai)

Đội quân thứ 2: Phan Chương

Đội quân thứ 3: Tống Khiêm

Đội quân thứ 4: Hàn Đương (danh tướng thế hệ thứ nhất)

Đội quân thứ 5: Từ Thịnh (danh tướng thế hệ thứ hai)

Quân dự bị: Tôn Hoàn (danh tướng thân tộc Tôn Quyền)

Qua cách sắp xếp này có thế thấy, bất luận về quân lực hay tác chiến, quân phòng vệ Đông Ngô của Lục Tốn hiển nhiên có ưu thế hơn đạo quân đông chinh của Lưu Bị.

6. Với Tào Ngụy xưng thần, dốc toàn lực chống Thục.

Chẳng qua, điều khiến Tôn Quyền lo lắng nhất, vẫn là Tào Ngụy ở phương bắc, nếu như nhân cơ hội Ngô Thục đại chiến, Tào Phi sai một viên đại tướng dẫn quân xuống phía nam, vấn đề sẽ khá nghiêm trọng. Bởi thế, sau khi Gia Cát Cẩn hòa giải thất bại, Tôn Quyền vào tháng 8 năm đó liền sai sứ đến gặp Tào Phi dâng biểu xưng thần đầu hàng, đã khúm núm dâng biểu tấu, lại trao trả Vu Cấm bị Quan Vũ giam cầm ở Giang Lăng. Quần thần nước Ngụy đều nhân đó chúc mừng Tào Phi. Sự nghiệp mà Tào Tháo một đời không đạt được, cuối cùng được Tào Phi hoàn thành, về danh nghĩa Tào Ngụy đã thu phục được Giang Nam. Song Thị trung Lưu Diệp lại ngầm gặp Tào Phi, nói rằng Tôn Quyền vô cớ đầu hàng, ắt là nội bộ có nguy cơ khẩn cấp! Tôn Quyền năm trước tập kích giết chết Quan Vũ, Lưu Bị sớm muộn sẽ dẫn đại quân báo thù, bên ngoài bị áp lực, nội bộ ắt không ổn định, lại thêm lo lắng, chúng ta nhân cơ hội nam chinh, mới phải tạm thời giả vờ đầu hàng, hai là để biểu thị với Lưu Bị rằng ông ta với chúng ta là liên minh, khiến Lưu Bị sinh ra nghi ngờ. Nay thiên hạ chia ba, Trung Quốc mười phần ta đã có tám, còn Ngô Thục mỗi phe giữ một châu, dựa vào núi non hiểm trở, cứu giúp lẫn nhau, đấy là lợi thế của nước nhỏ! Hiện tại họ lại đánh lẫn nhau, đấy là thiên mệnh báo trước sự suy vong vậy.

Chúng ta khá nhân cơ hội này dẫn một đội quân lớn vượt sông tập kích, Lưu Bị đánh ở ngoài, chúng ta đánh ở trong, Đông Ngô không quá mười ngày sẽ mất. Đông Ngô mất rồi, Thục Hán bị cô lập, ví như chúng ta chỉ giành được một nửa Đông Ngô thì họ cũng không tồn tại được lâu, huống chi chúng ta lại giành được vùng giàu có của Đông Ngô nữa!”.

Tào Phi nói: “Người ta đã chịu làm bầy tôi, mà lại đánh trộm họ, thì người ta sẽ nghi ngờ chúng ta; chẳng bằng trước hãy tiếp thu sự đầu hàng của Đông Ngô, lại nhân cơ hội mà đánh Lưu Bị, thì có lợi hơn”.

Lưu Diệp nói: “Nước Thục xa mà nước Ngô gần, huống chi Gia Cát Lượng vẫn trấn thủ ở Thành Đô, đã có chuẩn bị sẵn, nếu nghe chúng ta tấn công, nhất định họ sẽ rút quân về. Nay Lưu Bị đang điên đầu, nếu nghe nói chúng ta đánh Đông Ngô, ắt sẽ cao hứng tăng cường tấn công, yêu cầu chúng ta cùng chia Đông Ngô, bởi thế lập trường của chúng ta là đánh Ngô thì lợi mà đánh Thục thì bất lợi”.

Song Tào Phi cho rằng Đông Ngô chẳng dễ bị đánh bại như vậy, nếu không thành công, chẳng những sự thần phục về danh nghĩa chẳng có, hơn nữa lại trở thành cái cớ để thiên hạ chê cười, bởi thế cự tuyệt lời đề nghị của Lưu Diệp.

Hình Trinh đi sứ nước Ngô, các đại thần Đông Ngô thấy Tôn Quyền chỉ được phong Ngô Vương rất không vừa ý, đều đề nghị với Tôn Quyền nên tranh thủ chức Thượngtướng quân, cửu châu bá, nếu không thì không tiếp thu sự tấn phong của Tào Ngụy.

Thực ra Tôn Quyền về căn bản không chú trọng việc phong vương, ông ta xem đấy chỉ là một mưu kế quyền biến, chỉ cần Tào Phi không nhân cơ hội mà xuất binh, kể như đã đạt được mục đích. Bởi thế đã khuyên nhủ quần thần hãy tạm thời nhẫn nại, lại tự mình biểu thị sự khiêm tốn, còn đặc biệt ra tận ngoài thành nghênh tiếp Hình Trinh.

Hình Trinh thấy thế rất vui mừng, ngang nhiên vào thành cũng không thèm xuống xe. Trương Chiêu đứng bên cạnh thấy thế, lớn tiếng nói với Hình Trinh: “Phàm việc lễ không thể không kính, pháp luật không thể không theo, ông lại dám tự cao tự đại, há bởi Giang Nam nhược tiểu mà không có một tấc gươm sắt ư?”.

Hình Trinh thất kinh lập tức phải xuống xe.

Trung lang tướng Từ Thịnh thấy Hình Trinh lộng hành, rất bực tức nói với các tướng lĩnh xung quanh rằng: “Từ Thịnh với các vị chẳng phải đã dâng hiến sinh mệnh, để có được cả Hứa Đô, Lạc Dương, Ba Trung, Ích Châu, trái lại chúa công thỏa hiệp với Hình Trinh thực là điều sỉ nhục”. Nói rồi khóc rống tại chỗ, Hình Trinh nghe thấy thế cũng phải nói với các thuộc hạ: “Tướng lĩnh của Giang Nam trung thành rắn rỏi như thế, Đông Ngô chẳng phải là đất ở lâu được”.

Sau khi nghe chuyện, Tào Phi cũng tạm thời vứt bỏ ý định dùng võ lực thôn tính Đông Ngô, Tôn Quyền cuối cùng dứt được một nửa mối lo, song tâm lý vẫn không ổn định. Bởi thế đặc biệt đến đài câu cá ở Vũ Xương, cử hành yến tiệc uống rượu quá chén cho thực say, lại gọi người tưới rượu lên các quần thần, thuộc hạ biết Tôn Quyền trong lòng đang phiền muộn cũng không tìm hiểu, chỉ có Trương Chiêu có biểu hiện gay gắt, rời khỏi bàn tiệc về ngồi trong xe của mình. Tôn Quyền lập tức cho mời ông ta lại và nói rằng chỉ là uống rượu mua vui mà thôi, ông hà tất phải giận giữ thực sự như thế.

Trương Chiêu nghiêm sắc mặt nói rằng: “Ngày xưa vua Trụ đã từng làm ra gò xôi ao rượu, cùng đùa vui với quần thần, làm vui thâu đêm, giờ đây mọi người cùng đều rất cao hứng, chẳng nghĩ đó là một tội ác ư!”.

Tôn Quyền đành lặng im, cho đình chỉ tiệc rượu, chấn chỉnh lại tinh thần.

7. Lấy nhu khắc cương, đóng trại luyện lính.

Lục Tốn tuy có ưu thế về binh lực, lại có địa lợi hiểm trở, song ông ta cho rằng lòng quân chưa thuần, bởi thế vẫn cẩn thận giữ Di Lăng, không muốn chủ động xuất kích.

Lúc ấy đang là mùa đông, Lưu Bị ở Tỉ Quy nửa năm, đến tháng hai năm sau, vùng Hoa Trung vào lúc xuân ấm hoa nở, Lưu Bị dự định dẫn quân đánh vào Di Lăng của Đông Ngô.

Hoàng Quyền đang làm Trị trung tòng sự trong ban tham mưu, cố sức khuyên can rằng: “Người Đông Ngô rất có sở trường về thủy chiến, nếu quân ta cũng dựa vào đội thuyền xuôi dòng mà xuống, sợ sẽ dễ tiến mà khó rút vậy. Hai là để Hoàng Quyền này làm tiên phong, đến đối trận với bọn giặc cỏ Đông Ngô! Bệ hạ nên ngồi ở hậu phương chỉ huy, thống lĩnh đại cục”.

Lưu Bị bởi muôn quán xuyến hết, nóng vội nghĩ đến đối trận với Tôn Quyền nên không nghe, lại lệnh cho Hoàng Quyền làm Trấn bắc tướng quân, đôn đốc đạo quân ở Giang Bắc, tự mình theo Trường Giang xuôi dòng, tiến sát Di Lăng.

Lục Tốn thấy Lưu Bị đang hăng hái, khí thế hùng dũng, không muốn cứng rắn đối đầu tạo thành thương vong không cần thiết, bèn hạ lệnh cho tiền quân vứt bỏ Di Lăng, rút về Hồ Đình củng cố phòng tuyến, tự mình thì đặt sở chỉ huy ở Di Đạo phía nam Trường Giang, tạm dùng sách lược cậy hiểm cố thủ.

Lưu Bị thấy Lục Tốn rút quân, bèn nhân đó chiếm Di Lăng, đặt sở chỉ huy tiền tuyến, lại chia quân làm hai đường, cánh trái do Phùng Tập chỉ huy, vượt qua vị trí Hồ Đình của Đông Ngô, bày trận ở bờ bắc Di Đạo, Lục Tốn thấy quân chủ lực của Lưu Bị ở Giang Bắc, lại cũng tự mình đóng trại ở bờ bắc với quân tiên phong của Lưu Bị đối trận.

Cánh phải quân Lưu Bị vượt sông ở Hồ Đình, đánh vào trại chính của Đông Ngô ở Di Đạo, Lục Tốn phái quân dự bị của Tôn Hoàn giữ Di Đạo. Bởi binh lực rất ít, bị Ngô Ban dẫn quân cánh phải của Lưu Bị giữ chân ở đấy, quân hậu bị của Lưu Bị đóng ở Tỉ Qui, còn quân tùy tùng đóng ở phía tây Vu Huyện. Quân tiên phong của Lưu Bị đã áp sát Hồ Đình và vùng Di Đạo, đóng trại kéo dài đến sáu, bảy trăm dặm, về vận chuyển và thông tin đều hoàn toàn dựa vào sông Trường Giang cả.

Bởi quân Thục phân tán, các tướng lĩnh Đông Ngô đều chủ trương mau chóng phản kích, Lục Tốn lại cho rằng: “Lưu Bị dẫn quân đông chinh, khí thế đang mạnh, hơn nữa địa thế phía tây khá cao, ngửa mặt mà đánh không dễ, nếu muốn đánh bại được họ, sợ cũng phải trả giá lớn, nhỡ bị thất bại, như vậy sẽ làm khí thế quân ta bị tổn thất nghiêm trọng. Bởi thế trước mắt nên cẩn thận giữ trận địa, khích lệ binh sĩ, lấy quân nhàn đợi kẻ địch mỏi mệt, chờ tình hình biến đổi.

Lại nữa, nếu như ở đây đều là bình nguyên, chúng ta có thể dựa vào ưu thế đông người mà triển khai quyết chiến. Song từ Di Lăng đến Di Đạo, đều là núi cao vực sâu, hành quân không dễ, ưu thế về binh lực khó thi thố. Về chiến thuật mà nói trước nên đứng vững để cố thủ, đợi quân địch suy yếu mới là thích hợp”.

Các lão tướng Từ Thịnh, Phan Chương, Hàn Đương cùng cho rằng Lục Tốn sợ giao chiến, đều rất không vừa lòng, song Lục Tốn lại cố ý làm ra mắt nhắm mắt mở, giả vờ không biết.

Hai bên giằng co từ tháng 2 tới tháng 6, đến một trận đánh nhỏ cũng chưa xảy ra. Đối với việc không giao chiến của Lục Tốn, Lưu Bị cũng vô kế khả thi, chỉ biết lệnh cho Phùng Tập làm Đại đô đốc, Trương Nam làm Tiền bộ đô đốc nắm quân tình ở vùng Di Đạo, còn tự mình đến đóng ở khoảng giữa Tỉ Quy và Hồ Đình đế chỉ huy toàn cục.

Trung lang tướng Tôn Hoàn, bị Ngô Ban bao vây dày đặc, từ Di Đạo báo tin khẩn cấp cho Lục Tốn, Lục Tốn lại ra lệnh phải cố thủ, dứt khóat cự tuyệt việc mang quân đến cứu trợ.

Từ Thịnh đang ở đấy đề nghị rằng “Tướng quân Tôn Hoàn là họ nhà vua, dứt khóat không thể để bị bắt, nay đang nguy khốn sao lại không đi cứu ông ta nhỉ?”.

Lục Tốn nói: “Tôn Hoàn vẫn được lòng binh sĩ thành Di Đạo vốn là đại bản doanh của chúng ta, thành vững mà lương thực đủ, chẳng có gì đáng lo. Đợi kế hoạch của ta phát động, ví như không đi cứu họ, tự nhiên cũng được giải vây”.

Từ Thịnh tuy không phục, song đang ở tiền tuyến, quân lệnh như sơn, cũng chẳng thể nói gì hơn.

Các tướng lĩnh trong trại Đông Ngô, cho rằng về số người đã chiếm ưu thế, nóng nẩy muốn đánh thắng nhanh, song Lục Tốn lại kiên trì chiến thuật kéo dài tránh mũi nhọn của quân địch. Những tướng lĩnh ở đây có người là lão tướng thế hệ thứ nhất của Tôn Sách, như Hàn Đương. Không ít người là danh tướng thê hệ thứ hai như Từ Thịnh, Phan Chương, cũng có người là vương thân quốc thích như Chu Nhiên, Tôn Hoàn, đối với vị thống sóai trẻ tuổi thực ra thì mỗi người một ý chẳng chịu nghe theo, đặc biệt lại còn nói bóng nói gió, ảnh hưởng lòng quân không ít.

Ban tham mưu đề nghị với Lục Tốn phản ánh với Tôn Quyền, song Lục Tốn không nghe theo. Để duy trì kỉ luật trong quân, Lục Tốn triệu tập hội nghị các tướng lĩnh, tuốt kiếm tại chỗ mà nói: “Lưu Bị là anh hùng nổi tiếng trong thiên hạ, đến cả Tào Tháo cũng phải nhường nhịn ông ta vài phần, nay ông ta dẫn đại quân đến đáy, là kẻ địch mạnh chẳng thể xem thường. Các vị tướng quân đều có nhiệm vụ của mình, ắt nên phối hợp với ta, há lại chối từ? Quân lệnh như sơn, chẩng thể sai phạm!”. Lục Tổn nói như vậy, trong mềm có cứng, lời lẽ có hợp lý, các tướng lĩnh cũng không thể xem thường. Nếu không vị thống sóai đang nắm quân lệnh nhỡ ra trở mặt, thì tuổi tác và địa vị cao của các tướng lĩnh cũng chẳng đáng kể gì. Thôi thì chỉ biết tạm thời để suy nghĩ trong lòng, y theo quân lệnh mà làm tròn phần việc của mình.

Kéo dài như vậy, lại làm cho Lưu Bị phải bận tâm suy nghĩ, quân viễn chinh vào sâu, vận chuyển khó khăn tuy thuận theo dòng Trường Giang mà xuống, giảm được không ít nhân lực vật lực, song cứ tổn hao như thế, sự trang trải của Thục Hán ắt nảy sinh vấn đề. Bởi thế ông ta chẳng thể chờ đợi mãi.

Để sớm kết thúc đối đầu, Lưu Bị hạ lệnh Ngô Ban bao vây Di Đạo, dẫn một số quân vượt sang bờ bắc, từ hai phía nam bắc đánh vào hậu phương của Lục Tốn. Các tướng Đông Ngô thấy Ngô Ban ít quân, đều rõ là hành vi khiêu khích, cùng chủ trương mở trại để giao chiến. Song Lục Tốn nói rằng: “Đấy là kế xảo trá, nếu các vị không tin, cứ đợi mấy ngày sẽ rõ”.

Quả nhiên Lưu Bị thấy kế ấy không nghiệm, hạ lệnh cho Ngô Ban rút về bờ nam, tám nghìn binh sĩ mai phục ở trong khe núi cuối cùng cũng lộ rõ, cùng theo về bờ nam. Lục Tốn đứng ở trên thành chỉ tay nói: “Sở dĩ không lệnh cho các ông đuổi đánh bọn Ngô Ban, cũng là bởi bọn phục binh này!”.

Lưu Bị thấy Lục Tốn kiên trì đối đầu, bèn hạ lệnh cho thủy quân rút cả lên bờ, bỏ thuyền lên bộ, kết trại liên tiếp.

Đến cuối tháng 6, Lục Tốn thấy quân đông chinh của Lưu Bị đã dần dần mỏi mệt, nhiệt tình phục thù rửa hận đã mất, bèn ngầm dâng lên một bức mật thư cho Tôn Quyền đang đóng trại ở Vũ Xương. Trong thư viết:

Di Lăng tuy là vị trí quân sự quan trọng của quốc gia, song gần với cửa khẩu Tam Hiệp, thời dễ đánh mà khó giữ, để bảo toàn quân lực, vứt bỏ Di Lăng là mang tính sách lược tuyệt đối chẳng phải thực sự sợ hãi áp lực của Lưu Bị vậy!

Nay Lưu Bị làm trái lẽ thường, không cậy hiểm mà giữ, lại nóng nẩy muốn giao chiến là ông ta tự tìm lấy cái chết. Thần tuy bất tài, phụng thờ uy linh của chúa công, thuận thời mà trừ nghịch tặc, sắp tới sẽ đánh bại quân Lưu Bị, xin chớ lo lắng. Thần lúc đầu lo lắng là bởi Lưu Bị có nhiệt tình báo thù rửa hận, quân thủy bộ cùng tiến, gây áp lực khá lớn cho chúng ta, nay lại bỏ thuyền lên bộ, kết trại liên tiếp, lại tự mình rơi vào định hình, cảnh tượng thất bại của Lưu Bị đã hiện rõ. Ngô Vương có thể kê cao gối nằm mà đợi tin thắng trận vậy!

Cuộc đối kháng Thục Ngô giằng co nửa năm, cuối cùng bởi sự chủ động xuất kích của Lục Tốn, rất mau chóng triển khai cuộc quyết chiến lần đầu mà cũng là lần sau cùng.

Lời bình của Trần Văn Đức

Việc binh chẳng lành vậy, đã rằng nước tuy lớn, hiếu chiến ắt suy vong, đã chỉ rõ trí tuệ cao nhất của các nhà binh pháp là ở chỗ biết dừng cuộc chiến, thậm chí không giao chiến, nên Tôn Tử lấy không chiến đấu mà thắng được người là chỗ tinh túy của kẻ thiện chiến vậy. Úy Lạo Tử, một nhà binh pháp theo chủ nghĩa thực dụng nổi tiếng bởi câu nói “việc quan không gì bằng việc nhân sự”, trong thiên “binh đàm”, đã đề cập cụ thể phép tắc cơ bản về chiến tranh và dùng binh. Ông ta nói: “Khởi binh chẳng thể bởi giận dữ, thấy thắng thì đẩy mạnh, thấy không thắng thì dừng lại; tai họa ở trong trăm dặm, không khởi binh quá một ngày; tai họa ở trong nghìn dặm, không khởi binh quá một tháng; tai họa ở trong bốn biển, không khởi binh quá một năm”.

Nói cách khác, chiến tranh là đại sự của quốc gia, không nên hành động theo cảm tính, phải lấy lý tính mà phán đóan, chỉ khi nào tuyệt đối cần thiết mới phát động chiến tranh. Có nắm chắc phần thắng thì mới duy trì chiến sự, nếu không nắm chắc phần thắng thì nên đình chỉ.

Hơn nữa chiến tranh cần đánh nhanh thắng nhanh, chẳng thể kéo dài việc chiến sự, trong vòng trăm dặm, nên mau chóng bình định trong vòng một ngày. Khi tình huống phát sinh xa xôi nghìn dặm, chẳng thể kéo dài quá một tháng, khi tình huống phát sinh ở nơi biên cương xa xôi, chiến sự cũng chẳng thể kéo dài quá một năm vậy.

Quân đông chinh phục thù của Lưu Bị, cơ hồ đã phạm phải sai lầm với những điều mà Úy Lạo Tử chỉ ra, cho nên từ lúc cuộc chiến tranh chưa bắt đầu đã mất đi viên tướng của quân đoàn quan trọng là Trương Phi. Trương Phi chưa xuất quân mà thân đã mất, bản thân bởi tức giận mà xuất quân, trong công việc chuẩn bị chiến tranh bận rộn và khẩn trương, do vẫn nóng giận, thậm chí có chỗ vô cớ huyên náo, bộc lộ tình cảm quá mức, cuối cùng uy hiếp nghiêm trọng đến sinh mệnh của kẻ dưới mà bị đối phương sát hại; khiến cuộc chiến tranh còn chưa bắt đầu đã bị một bóng đen nặng nề bao phủ.

Trước khó khăn như thế Lưu Bị vẫn giữ ý chí báo thù, miễn cưỡng xuất thân, về kế hoạch và chuẩn bị đều làm chưa đầy đủ. Trong khi đó ở chiến tuyến phía tây của Đông Ngô, bởi Lã Mông mới từ trần mà chưa ổn định, những tác động quân sự lúc đầu vẫn có thể chiếm được ưu thế. Song khi đến Đông Ngô gặp phải đội quân do Lục Tốn chỉ huy, sự tấn công của Lưu Bị cũng lập tức bị trở ngại.

Chính sách cố thủ chiến đấu của Lục Tốn khiến hành động viễn chinh của Lưu Bị rơi vào đông cứng. Song Lưu Bị vẫn chưa có thể kịp thời phản tỉnh, tu bổ lại qui hoạch chỉnh thể, trái lại bởi vấn đề “tâm tính” và“thể diện”, khiến đạo quân to lớn đình trệ bất động, thậm chí rời thuyền lên bờ, lại dự định trường kỳ đối trận. Đối với một đội quân viễn chinh như vậy là rất bất lợi, huống chi về qui hoạch chung Lưu Bị chưa có suy nghĩ tường tận, tự nhiên đẩy mình vào cạm bẫy rất nguy hiểm.

Rõ ràng những nhà kinh doanh nói chung cũng thường rơi vào cạm bẫy như vậy, không muốn hao phí thời gian, chấp nhận vất vả, khiến kinh doanh dần dần đi vào quĩ đạo, chỉ muốn một bước thành công. Bởi thế nghĩ thì nhiều, làm thì ít, thực tế trong việc làm ra sản phẩm mới, hoạt động quảng cáo hao phí nhân lực, vật lực, giống như một cuộc chiến tranh không ngừng, chính phủ thời chiến chưa được thừa nhận.

Chế độ hóa, binh thường hóa, lợi nhuận chân chính, thường sản sinh ở chỗ người khác nhìn không thấy, chế độ phải đi kèm với sự nỗ lực không ngừng, đổ mồ hôi xương máu, thậm chí còn phải đầu tư tiền tài vật lực, mới có thể dần dần thành hiện thực. Nếu sản phẩm mới kế hoạch mới, đều cứ sản sinh tự nhiên như cũ, mà không ra sức cải tiến, thì sản phẩm làm ra số phận không biết thế nào mà nói. Luận điểm thắng địch đầu tiên ở hậu phương của binh pháp Tôn Tử, đã đề cập đến công phu chuẩn bị chu đáo. Nếu chỉ biết cầu may mắn, một bước thành công, chỉ có thể làm một kẻ bại trận ảo tưởng mà thôi.

Then chốt của sự thắng bại, nói là rất dễ hiểu, chỉ là mộng tưởng của những nhà kình doanh dễ gặp may, thiếu hiểu biết điều kiện của mình và đánh mất mình.

TRẦN VĂN ĐỨC

5. Nhận lệnh lúc lâm nguy, nho gia làm Thống sóai.

Hòa giải không thành, chiến tranh là việc không tránh khỏi, Lưu Bị muốn chiếm ưu thế, ông ta biết Lã Mông đã từ trần, thực lực ở chiến tuyến của Đông Ngô rất mỏng, lập tức hạ lệnh Ngô Ban với đạo quân thứ nhất và Phùng Tập với đạo quân thứ hai cùng phát động tấn công. Sau khi Lý Dị và Lưu Hà giữ trọng điểm ở Vu Huyện bị đánh bại, thanh thế quân Lưu Bị rất lớn, khi tiến quân đến thành Tỉ Quy đã tập kết được hơn bốn vạn binh lính. Các tù trưởng dân tộc thiểu sô ở Vũ Lăng đều rối rít hưởng ứng gia nhập vào trận tuyến của Lưu Bị.

Thực ra trong cuộc chiến tranh này cả hai bên đều không dám dốc toàn lực, Tào Phi tuy mới tiếp nhiệm song chính quyền Tào Ngụy vững như núi Thái Sơn, hiện giờ lại đã kiến quốc, thanh thế đang thịnh, đang có ý muốn nam chinh.

Lưu Bị lấy danh nghĩa Hoàng đế, gây ra cuộc chiến tranh để trả thù riêng, tuy có thế lực mạnh, song không dám điều động một đại tướng chỉ huy độc lập. Bởi Trương Phi là chủ tướng đông chinh đã không may bỏ mạng, Lưu Bị không tìm được người có thể thay thế. Gia Cát Lượng ắt phải giữ đại bản doanh để tránh chuyện bất thường, còn Triệu Vân vẫn phối hợp tốt với Gia Cát Lượng tuy là người thích hợp với cuộc đông chinh này, song do ông ta đã công nhiên phản đối chiến tranh khiến Lưu Bị không muốn phái ông ta tác chiến, vẫn bố trí làm quân dự bị ở Giang Châu, nếu nói về thực chất là người giữ cửa phía đông cho Gia Cát Lượng mà thôi.

Hán Trung tình hình cũng không thực ổn định, bởi thế cũng không điều động được Ngụy Diên đi khỏi đó. Còn Mã Siêu có địa vị cao lại đang phải trấn thủ Thục Bắc, để đề phòng quân Lương Châu xâm nhập. Bởi thế cuộc đông chinh lần này tuy huy động hơn bốn vạn quân, song vai trò của Lưu Bị, thực ra là “hiệu trưởng kiêm đánh trống”.

Song, về phía Tôn Quyền cũng không dễ dàng gì, lão tướng Trình Phổ đã mất, những tướng lĩnh như Chu Du, Lỗ Túc, Lã Mông đều đã qua đời đang lúc phong độ. Còn Hoàng Cái, Hàn Đương tuy dũng mãnh, lại khó có thể đảm đương chức trách đại sóai. Lại cũng không điều động được các tướng Chu Thái, Cam Ninh đang giữ chiến tuyến Hợp Phì ở phía đông đối phó với quân Tào vẫn thường xâm lấn, mà lực lượng quân Tào lại lớn hơn Thục Hán; bởi thế Tôn Quyền so với Lưu Bị lại còn thê thảm hơn vì căn bản không rời mắt được khỏi chiến tuyến phía đông. Chỉ có một người đủ tư cách giữ chiến tuyến phía tây là Từ thì không đủ tính độc lập về thảo kế hoạch và thống lĩnh quân đội, khiến Tôn Quyền đau đầu không thôi.

Lã Mông trước lúc lâm chung từng tiến cử Lục Tốn thay thế cho nhiệm vụ của mình.

Lục Tốn là con rể của Tôn Sách, tuổi còn rất trẻ thuộc thê hệ thứ ba của Đông Ngô, bản thân là nho sinh, không hiểu võ nghệ, sao có thể cầm đầu được các lão tướng ỏ thế hệ thứ nhất và thứ hai? Ví như Tôn Quyền có giúp đỡ mạnh mẽ thì Lục Tốn liệu có thể đối địch được với Lưu Bị đã từng qua trăm trận đánh.

Lục Tốn tên chữ là Bá Ngôn, người Ngô Đô, tên thực là Nghị, vốn hậu duệ của một dòng họ lớn ở Giang Đông. Lục Tốn khi còn trẻ bố mẹ đều đã qua đời, phải theo người chú là Lục Khang đang làm Thái thú Lư Giang, Lục Khang có hiềm khích với Viên Thuật, Viên Thuật muốn đánh Lư Giang, Lục Khang bèn đưa thân nhân về Ngô Huyện, Lục Tốn lại hơn con cả của Lục Khang nhiều tuổi, thành ra là người lãnh đạo trong gia tộc.

Khi Tôn Quyền làm tướng quân, Lục Tốn được cử làm phó tướng sau đó lại làm huyện trưởng Hải Sương, đang lúc đại can, trộm cướp nổi lên khắp vùng. Lục Tốn liền mở kho gạo phát chẩn cho dân nghèo, đôn đốc việc nông nghiệp, vỗ yên trăm họ, lại tự mình cầm quân bình phục được đạo tặc. Tuy là nho sinh song rất tinh thông binh pháp, lại giàu thao lược, một dải hồ Ba Dương nạn thủy tặc đều được ổn định, Tôn Quyền bởi thế mà phong cho Lục Tốn làm Định uy hiệu uý, lại mang con gái Tôn Sách gả cho.

Lục Tốn có tầm nhìn xa, có sở trường lập kế hoạch.

Tôn Quyền thường phải ra mệnh lệnh, nên lấy ông ta làm Hữu đô đốc ở dưới trướng. Trước trận đánh Xích Bích, bọn giặc cỏ Phí Sa ở Đan Dương nghe theo Tào Tháo, làm loạn ở hậu phương của Tôn Quyền. Bởi các đại tướng Chu Du, Trình Phổ đều bận chiến đấu, Tôn Quyền bèn phái Lục Tốn đến đó dẹp loạn. Lục Tốn tuy binh lực ít, lại nhân đêm tối mà tập kích đại phá quân Phí Sa và lấy sách lược chiêu hồi, thu được vài vạn quân số, bình phục hậu phương bị chiếm trước đó ở vùng Vu Hồ, giải trừ được nguy cơ hậu phương của Đông Ngô.

Thái thú Cối Kê là Thuần Vu Thức đôi với Lục Tốn thường bất mãn, chống lại pháp lệnh, thường tự mình tổ chức ra dân binh, còn nói với Tôn Quyền kiểm điểm Lục Tốn về tội quấy nhiễu dân lành, song Lục Tốn khi nói với Tôn Quyền lại khen ngợi Thuần Vu Thức là viên quan tốt yêu dân.

Tôn Quyền không hiểu nổi, hỏi Lục Tốn: “Thuần Vu Thức nói xấu ngươi, ngươi lại khen ông ta, đấy là cớ làm sao?”.

Lục Tốn đáp: “Thuần Vu Thức bởi muốn bồi dưỡng nhân dân mới xét nét Lục Tốn, nếu như Lục Tốn lại lấy ý kiến cá nhân bất động, xem ông ta là kẻ gây loạn, đấy mới là không đúng”.

Tôn Quyền không khỏi than rằng: “Thế mới là hành vi đáng kể! Lục Tốn còn trẻ vậy, đã tu dưỡng đến thế, và việc mà người khác dứt khóat không làm được”.

Khi Lã Mông thác bệnh về nhà, đã tiến cử Lục Tốn với Tôn Quyền, cho rằng đấy là người xứng đáng nhất thay thế mình sau này, ông ta nói: “Lục Tốn có suy nghĩ mẫn tiệp sâu xa mọi việc, qua công việc mới làm, đã thấy có kế hoạch chu đáo, cuối cùng có thể đảm nhận được việc lớn”.

Trong trận tranh giành Kinh Châu vừa rồi, Lục Tốn dẫn quân từ Lục Khẩu đoạt lấy Nam Quận và Công An, đánh tan phòng tuyến được xây dựng ỏ đó. Sau khi chiến tranh kết thúc, Lã Mông bởi bị bệnh mà từ chức, Lục Tốn đóng quân giữ Di Lăng, thống lĩnh chỉ huy quân sĩ phòng thủ chiến tuyến phía tây. Lục Tốn đề nghị với Tôn Quyền, nên lấy sách lược khoan dung như ngày xưa Lưu Bang vào Quan Trung, trọng dụng các nhân sĩ ở đấy để xây dựng lại Kinh Châu, Tôn Quyền nghe lời cho nên quân tình hỗn loạn ở Kinh Châu mau chóng được ổn định lại.

Lưu Bị đông chinh với số quân hơn bốn vạn người, Tôn Quyền nếu muốn cân bằng được ắt phải động dụng nhiều quân đoàn, bởi các tướng lĩnh quân đoàn đều là những tướng tài thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai, mà Lục Tốn lại thuộc thế hệ thứ ba, tuy có tài cán, phải chăng dễ gì thu phục được lòng người, khiến Tôn Quyền trong lòng do dự chẳng quyết đóan được.

Song Thái thú Nam Quận là Gia Cát Cẩn, lại cho rằng Lục Tốn là người xứng đáng nhất, bèn hăng hái tiến cử với Tôn Quyền. Tôn Quyền đành trực tiếp cho gọi Lục Tốn đến, hỏi han ý nguyện và chủ trương cá nhân.

Chẳng ngờ Lục Tốn ứng đối khảng khái rõ ràng, lại tức khắc đề ra kế hoạch sắp xếp quân đoàn và tác chiến, cho thấy ông ta sớm đã chuẩn bị và suy nghĩ nhiều ngày. Lục Tốn đề nghị sắp xếp một đạo quân hơn năm vạn người, vượt quá đội quân mà Chu Du đã thống lĩnh trong trận Xích Bích. Đội ngũ bao gồm những danh tướng thế hệ thứ nhất và thứ hai Đông Ngô, có khí phách lớn lao, khiến người ta phải kinh hãi. Tôn Quyền rất cao hứng phê chuẩn kế hoạch mà ông ta đưa ra.

Tổng tư lệnh: Lục Tốn (kiêm Tham mưu trưởng)

Đội quân thứ 1: Chu Nhiên (danh tướng thế hệ thứ hai)

Đội quân thứ 2: Phan Chương

Đội quân thứ 3: Tống Khiêm

Đội quân thứ 4: Hàn Đương (danh tướng thế hệ thứ nhất)

Đội quân thứ 5: Từ Thịnh (danh tướng thế hệ thứ hai)

Quân dự bị: Tôn Hoàn (danh tướng thân tộc Tôn Quyền)

Qua cách sắp xếp này có thế thấy, bất luận về quân lực hay tác chiến, quân phòng vệ Đông Ngô của Lục Tốn hiển nhiên có ưu thế hơn đạo quân đông chinh của Lưu Bị.

6. Với Tào Ngụy xưng thần, dốc toàn lực chống Thục.

Chẳng qua, điều khiến Tôn Quyền lo lắng nhất, vẫn là Tào Ngụy ở phương bắc, nếu như nhân cơ hội Ngô Thục đại chiến, Tào Phi sai một viên đại tướng dẫn quân xuống phía nam, vấn đề sẽ khá nghiêm trọng. Bởi thế, sau khi Gia Cát Cẩn hòa giải thất bại, Tôn Quyền vào tháng 8 năm đó liền sai sứ đến gặp Tào Phi dâng biểu xưng thần đầu hàng, đã khúm núm dâng biểu tấu, lại trao trả Vu Cấm bị Quan Vũ giam cầm ở Giang Lăng. Quần thần nước Ngụy đều nhân đó chúc mừng Tào Phi. Sự nghiệp mà Tào Tháo một đời không đạt được, cuối cùng được Tào Phi hoàn thành, về danh nghĩa Tào Ngụy đã thu phục được Giang Nam. Song Thị trung Lưu Diệp lại ngầm gặp Tào Phi, nói rằng Tôn Quyền vô cớ đầu hàng, ắt là nội bộ có nguy cơ khẩn cấp! Tôn Quyền năm trước tập kích giết chết Quan Vũ, Lưu Bị sớm muộn sẽ dẫn đại quân báo thù, bên ngoài bị áp lực, nội bộ ắt không ổn định, lại thêm lo lắng, chúng ta nhân cơ hội nam chinh, mới phải tạm thời giả vờ đầu hàng, hai là để biểu thị với Lưu Bị rằng ông ta với chúng ta là liên minh, khiến Lưu Bị sinh ra nghi ngờ. Nay thiên hạ chia ba, Trung Quốc mười phần ta đã có tám, còn Ngô Thục mỗi phe giữ một châu, dựa vào núi non hiểm trở, cứu giúp lẫn nhau, đấy là lợi thế của nước nhỏ! Hiện tại họ lại đánh lẫn nhau, đấy là thiên mệnh báo trước sự suy vong vậy.

Chúng ta khá nhân cơ hội này dẫn một đội quân lớn vượt sông tập kích, Lưu Bị đánh ở ngoài, chúng ta đánh ở trong, Đông Ngô không quá mười ngày sẽ mất. Đông Ngô mất rồi, Thục Hán bị cô lập, ví như chúng ta chỉ giành được một nửa Đông Ngô thì họ cũng không tồn tại được lâu, huống chi chúng ta lại giành được vùng giàu có của Đông Ngô nữa!”.

Tào Phi nói: “Người ta đã chịu làm bầy tôi, mà lại đánh trộm họ, thì người ta sẽ nghi ngờ chúng ta; chẳng bằng trước hãy tiếp thu sự đầu hàng của Đông Ngô, lại nhân cơ hội mà đánh Lưu Bị, thì có lợi hơn”.

Lưu Diệp nói: “Nước Thục xa mà nước Ngô gần, huống chi Gia Cát Lượng vẫn trấn thủ ở Thành Đô, đã có chuẩn bị sẵn, nếu nghe chúng ta tấn công, nhất định họ sẽ rút quân về. Nay Lưu Bị đang điên đầu, nếu nghe nói chúng ta đánh Đông Ngô, ắt sẽ cao hứng tăng cường tấn công, yêu cầu chúng ta cùng chia Đông Ngô, bởi thế lập trường của chúng ta là đánh Ngô thì lợi mà đánh Thục thì bất lợi”.

Song Tào Phi cho rằng Đông Ngô chẳng dễ bị đánh bại như vậy, nếu không thành công, chẳng những sự thần phục về danh nghĩa chẳng có, hơn nữa lại trở thành cái cớ để thiên hạ chê cười, bởi thế cự tuyệt lời đề nghị của Lưu Diệp.

Hình Trinh đi sứ nước Ngô, các đại thần Đông Ngô thấy Tôn Quyền chỉ được phong Ngô Vương rất không vừa ý, đều đề nghị với Tôn Quyền nên tranh thủ chức Thượngtướng quân, cửu châu bá, nếu không thì không tiếp thu sự tấn phong của Tào Ngụy.

Thực ra Tôn Quyền về căn bản không chú trọng việc phong vương, ông ta xem đấy chỉ là một mưu kế quyền biến, chỉ cần Tào Phi không nhân cơ hội mà xuất binh, kể như đã đạt được mục đích. Bởi thế đã khuyên nhủ quần thần hãy tạm thời nhẫn nại, lại tự mình biểu thị sự khiêm tốn, còn đặc biệt ra tận ngoài thành nghênh tiếp Hình Trinh.

Hình Trinh thấy thế rất vui mừng, ngang nhiên vào thành cũng không thèm xuống xe. Trương Chiêu đứng bên cạnh thấy thế, lớn tiếng nói với Hình Trinh: “Phàm việc lễ không thể không kính, pháp luật không thể không theo, ông lại dám tự cao tự đại, há bởi Giang Nam nhược tiểu mà không có một tấc gươm sắt ư?”.

Hình Trinh thất kinh lập tức phải xuống xe.

Trung lang tướng Từ Thịnh thấy Hình Trinh lộng hành, rất bực tức nói với các tướng lĩnh xung quanh rằng: “Từ Thịnh với các vị chẳng phải đã dâng hiến sinh mệnh, để có được cả Hứa Đô, Lạc Dương, Ba Trung, Ích Châu, trái lại chúa công thỏa hiệp với Hình Trinh thực là điều sỉ nhục”. Nói rồi khóc rống tại chỗ, Hình Trinh nghe thấy thế cũng phải nói với các thuộc hạ: “Tướng lĩnh của Giang Nam trung thành rắn rỏi như thế, Đông Ngô chẳng phải là đất ở lâu được”.

Sau khi nghe chuyện, Tào Phi cũng tạm thời vứt bỏ ý định dùng võ lực thôn tính Đông Ngô, Tôn Quyền cuối cùng dứt được một nửa mối lo, song tâm lý vẫn không ổn định. Bởi thế đặc biệt đến đài câu cá ở Vũ Xương, cử hành yến tiệc uống rượu quá chén cho thực say, lại gọi người tưới rượu lên các quần thần, thuộc hạ biết Tôn Quyền trong lòng đang phiền muộn cũng không tìm hiểu, chỉ có Trương Chiêu có biểu hiện gay gắt, rời khỏi bàn tiệc về ngồi trong xe của mình. Tôn Quyền lập tức cho mời ông ta lại và nói rằng chỉ là uống rượu mua vui mà thôi, ông hà tất phải giận giữ thực sự như thế.

Trương Chiêu nghiêm sắc mặt nói rằng: “Ngày xưa vua Trụ đã từng làm ra gò xôi ao rượu, cùng đùa vui với quần thần, làm vui thâu đêm, giờ đây mọi người cùng đều rất cao hứng, chẳng nghĩ đó là một tội ác ư!”.

Tôn Quyền đành lặng im, cho đình chỉ tiệc rượu, chấn chỉnh lại tinh thần.

7. Lấy nhu khắc cương, đóng trại luyện lính.

Lục Tốn tuy có ưu thế về binh lực, lại có địa lợi hiểm trở, song ông ta cho rằng lòng quân chưa thuần, bởi thế vẫn cẩn thận giữ Di Lăng, không muốn chủ động xuất kích.

Lúc ấy đang là mùa đông, Lưu Bị ở Tỉ Quy nửa năm, đến tháng hai năm sau, vùng Hoa Trung vào lúc xuân ấm hoa nở, Lưu Bị dự định dẫn quân đánh vào Di Lăng của Đông Ngô.

Hoàng Quyền đang làm Trị trung tòng sự trong ban tham mưu, cố sức khuyên can rằng: “Người Đông Ngô rất có sở trường về thủy chiến, nếu quân ta cũng dựa vào đội thuyền xuôi dòng mà xuống, sợ sẽ dễ tiến mà khó rút vậy. Hai là để Hoàng Quyền này làm tiên phong, đến đối trận với bọn giặc cỏ Đông Ngô! Bệ hạ nên ngồi ở hậu phương chỉ huy, thống lĩnh đại cục”.

Lưu Bị bởi muôn quán xuyến hết, nóng vội nghĩ đến đối trận với Tôn Quyền nên không nghe, lại lệnh cho Hoàng Quyền làm Trấn bắc tướng quân, đôn đốc đạo quân ở Giang Bắc, tự mình theo Trường Giang xuôi dòng, tiến sát Di Lăng.

Lục Tốn thấy Lưu Bị đang hăng hái, khí thế hùng dũng, không muốn cứng rắn đối đầu tạo thành thương vong không cần thiết, bèn hạ lệnh cho tiền quân vứt bỏ Di Lăng, rút về Hồ Đình củng cố phòng tuyến, tự mình thì đặt sở chỉ huy ở Di Đạo phía nam Trường Giang, tạm dùng sách lược cậy hiểm cố thủ.

Lưu Bị thấy Lục Tốn rút quân, bèn nhân đó chiếm Di Lăng, đặt sở chỉ huy tiền tuyến, lại chia quân làm hai đường, cánh trái do Phùng Tập chỉ huy, vượt qua vị trí Hồ Đình của Đông Ngô, bày trận ở bờ bắc Di Đạo, Lục Tốn thấy quân chủ lực của Lưu Bị ở Giang Bắc, lại cũng tự mình đóng trại ở bờ bắc với quân tiên phong của Lưu Bị đối trận.

Cánh phải quân Lưu Bị vượt sông ở Hồ Đình, đánh vào trại chính của Đông Ngô ở Di Đạo, Lục Tốn phái quân dự bị của Tôn Hoàn giữ Di Đạo. Bởi binh lực rất ít, bị Ngô Ban dẫn quân cánh phải của Lưu Bị giữ chân ở đấy, quân hậu bị của Lưu Bị đóng ở Tỉ Qui, còn quân tùy tùng đóng ở phía tây Vu Huyện. Quân tiên phong của Lưu Bị đã áp sát Hồ Đình và vùng Di Đạo, đóng trại kéo dài đến sáu, bảy trăm dặm, về vận chuyển và thông tin đều hoàn toàn dựa vào sông Trường Giang cả.

Bởi quân Thục phân tán, các tướng lĩnh Đông Ngô đều chủ trương mau chóng phản kích, Lục Tốn lại cho rằng: “Lưu Bị dẫn quân đông chinh, khí thế đang mạnh, hơn nữa địa thế phía tây khá cao, ngửa mặt mà đánh không dễ, nếu muốn đánh bại được họ, sợ cũng phải trả giá lớn, nhỡ bị thất bại, như vậy sẽ làm khí thế quân ta bị tổn thất nghiêm trọng. Bởi thế trước mắt nên cẩn thận giữ trận địa, khích lệ binh sĩ, lấy quân nhàn đợi kẻ địch mỏi mệt, chờ tình hình biến đổi.

Lại nữa, nếu như ở đây đều là bình nguyên, chúng ta có thể dựa vào ưu thế đông người mà triển khai quyết chiến. Song từ Di Lăng đến Di Đạo, đều là núi cao vực sâu, hành quân không dễ, ưu thế về binh lực khó thi thố. Về chiến thuật mà nói trước nên đứng vững để cố thủ, đợi quân địch suy yếu mới là thích hợp”.

Các lão tướng Từ Thịnh, Phan Chương, Hàn Đương cùng cho rằng Lục Tốn sợ giao chiến, đều rất không vừa lòng, song Lục Tốn lại cố ý làm ra mắt nhắm mắt mở, giả vờ không biết.

Hai bên giằng co từ tháng 2 tới tháng 6, đến một trận đánh nhỏ cũng chưa xảy ra. Đối với việc không giao chiến của Lục Tốn, Lưu Bị cũng vô kế khả thi, chỉ biết lệnh cho Phùng Tập làm Đại đô đốc, Trương Nam làm Tiền bộ đô đốc nắm quân tình ở vùng Di Đạo, còn tự mình đến đóng ở khoảng giữa Tỉ Quy và Hồ Đình đế chỉ huy toàn cục.

Trung lang tướng Tôn Hoàn, bị Ngô Ban bao vây dày đặc, từ Di Đạo báo tin khẩn cấp cho Lục Tốn, Lục Tốn lại ra lệnh phải cố thủ, dứt khóat cự tuyệt việc mang quân đến cứu trợ.

Từ Thịnh đang ở đấy đề nghị rằng “Tướng quân Tôn Hoàn là họ nhà vua, dứt khóat không thể để bị bắt, nay đang nguy khốn sao lại không đi cứu ông ta nhỉ?”.

Lục Tốn nói: “Tôn Hoàn vẫn được lòng binh sĩ thành Di Đạo vốn là đại bản doanh của chúng ta, thành vững mà lương thực đủ, chẳng có gì đáng lo. Đợi kế hoạch của ta phát động, ví như không đi cứu họ, tự nhiên cũng được giải vây”.

Từ Thịnh tuy không phục, song đang ở tiền tuyến, quân lệnh như sơn, cũng chẳng thể nói gì hơn.

Các tướng lĩnh trong trại Đông Ngô, cho rằng về số người đã chiếm ưu thế, nóng nẩy muốn đánh thắng nhanh, song Lục Tốn lại kiên trì chiến thuật kéo dài tránh mũi nhọn của quân địch. Những tướng lĩnh ở đây có người là lão tướng thế hệ thứ nhất của Tôn Sách, như Hàn Đương. Không ít người là danh tướng thê hệ thứ hai như Từ Thịnh, Phan Chương, cũng có người là vương thân quốc thích như Chu Nhiên, Tôn Hoàn, đối với vị thống sóai trẻ tuổi thực ra thì mỗi người một ý chẳng chịu nghe theo, đặc biệt lại còn nói bóng nói gió, ảnh hưởng lòng quân không ít.

Ban tham mưu đề nghị với Lục Tốn phản ánh với Tôn Quyền, song Lục Tốn không nghe theo. Để duy trì kỉ luật trong quân, Lục Tốn triệu tập hội nghị các tướng lĩnh, tuốt kiếm tại chỗ mà nói: “Lưu Bị là anh hùng nổi tiếng trong thiên hạ, đến cả Tào Tháo cũng phải nhường nhịn ông ta vài phần, nay ông ta dẫn đại quân đến đáy, là kẻ địch mạnh chẳng thể xem thường. Các vị tướng quân đều có nhiệm vụ của mình, ắt nên phối hợp với ta, há lại chối từ? Quân lệnh như sơn, chẩng thể sai phạm!”. Lục Tổn nói như vậy, trong mềm có cứng, lời lẽ có hợp lý, các tướng lĩnh cũng không thể xem thường. Nếu không vị thống sóai đang nắm quân lệnh nhỡ ra trở mặt, thì tuổi tác và địa vị cao của các tướng lĩnh cũng chẳng đáng kể gì. Thôi thì chỉ biết tạm thời để suy nghĩ trong lòng, y theo quân lệnh mà làm tròn phần việc của mình.

Kéo dài như vậy, lại làm cho Lưu Bị phải bận tâm suy nghĩ, quân viễn chinh vào sâu, vận chuyển khó khăn tuy thuận theo dòng Trường Giang mà xuống, giảm được không ít nhân lực vật lực, song cứ tổn hao như thế, sự trang trải của Thục Hán ắt nảy sinh vấn đề. Bởi thế ông ta chẳng thể chờ đợi mãi.

Để sớm kết thúc đối đầu, Lưu Bị hạ lệnh Ngô Ban bao vây Di Đạo, dẫn một số quân vượt sang bờ bắc, từ hai phía nam bắc đánh vào hậu phương của Lục Tốn. Các tướng Đông Ngô thấy Ngô Ban ít quân, đều rõ là hành vi khiêu khích, cùng chủ trương mở trại để giao chiến. Song Lục Tốn nói rằng: “Đấy là kế xảo trá, nếu các vị không tin, cứ đợi mấy ngày sẽ rõ”.

Quả nhiên Lưu Bị thấy kế ấy không nghiệm, hạ lệnh cho Ngô Ban rút về bờ nam, tám nghìn binh sĩ mai phục ở trong khe núi cuối cùng cũng lộ rõ, cùng theo về bờ nam. Lục Tốn đứng ở trên thành chỉ tay nói: “Sở dĩ không lệnh cho các ông đuổi đánh bọn Ngô Ban, cũng là bởi bọn phục binh này!”.

Lưu Bị thấy Lục Tốn kiên trì đối đầu, bèn hạ lệnh cho thủy quân rút cả lên bờ, bỏ thuyền lên bộ, kết trại liên tiếp.

Đến cuối tháng 6, Lục Tốn thấy quân đông chinh của Lưu Bị đã dần dần mỏi mệt, nhiệt tình phục thù rửa hận đã mất, bèn ngầm dâng lên một bức mật thư cho Tôn Quyền đang đóng trại ở Vũ Xương. Trong thư viết:

Di Lăng tuy là vị trí quân sự quan trọng của quốc gia, song gần với cửa khẩu Tam Hiệp, thời dễ đánh mà khó giữ, để bảo toàn quân lực, vứt bỏ Di Lăng là mang tính sách lược tuyệt đối chẳng phải thực sự sợ hãi áp lực của Lưu Bị vậy!

Nay Lưu Bị làm trái lẽ thường, không cậy hiểm mà giữ, lại nóng nẩy muốn giao chiến là ông ta tự tìm lấy cái chết. Thần tuy bất tài, phụng thờ uy linh của chúa công, thuận thời mà trừ nghịch tặc, sắp tới sẽ đánh bại quân Lưu Bị, xin chớ lo lắng. Thần lúc đầu lo lắng là bởi Lưu Bị có nhiệt tình báo thù rửa hận, quân thủy bộ cùng tiến, gây áp lực khá lớn cho chúng ta, nay lại bỏ thuyền lên bộ, kết trại liên tiếp, lại tự mình rơi vào định hình, cảnh tượng thất bại của Lưu Bị đã hiện rõ. Ngô Vương có thể kê cao gối nằm mà đợi tin thắng trận vậy!

Cuộc đối kháng Thục Ngô giằng co nửa năm, cuối cùng bởi sự chủ động xuất kích của Lục Tốn, rất mau chóng triển khai cuộc quyết chiến lần đầu mà cũng là lần sau cùng.

Lời bình của Trần Văn Đức

Việc binh chẳng lành vậy, đã rằng nước tuy lớn, hiếu chiến ắt suy vong, đã chỉ rõ trí tuệ cao nhất của các nhà binh pháp là ở chỗ biết dừng cuộc chiến, thậm chí không giao chiến, nên Tôn Tử lấy không chiến đấu mà thắng được người là chỗ tinh túy của kẻ thiện chiến vậy. Úy Lạo Tử, một nhà binh pháp theo chủ nghĩa thực dụng nổi tiếng bởi câu nói “việc quan không gì bằng việc nhân sự”, trong thiên “binh đàm”, đã đề cập cụ thể phép tắc cơ bản về chiến tranh và dùng binh. Ông ta nói: “Khởi binh chẳng thể bởi giận dữ, thấy thắng thì đẩy mạnh, thấy không thắng thì dừng lại; tai họa ở trong trăm dặm, không khởi binh quá một ngày; tai họa ở trong nghìn dặm, không khởi binh quá một tháng; tai họa ở trong bốn biển, không khởi binh quá một năm”.

Nói cách khác, chiến tranh là đại sự của quốc gia, không nên hành động theo cảm tính, phải lấy lý tính mà phán đóan, chỉ khi nào tuyệt đối cần thiết mới phát động chiến tranh. Có nắm chắc phần thắng thì mới duy trì chiến sự, nếu không nắm chắc phần thắng thì nên đình chỉ.

Hơn nữa chiến tranh cần đánh nhanh thắng nhanh, chẳng thể kéo dài việc chiến sự, trong vòng trăm dặm, nên mau chóng bình định trong vòng một ngày. Khi tình huống phát sinh xa xôi nghìn dặm, chẳng thể kéo dài quá một tháng, khi tình huống phát sinh ở nơi biên cương xa xôi, chiến sự cũng chẳng thể kéo dài quá một năm vậy.

Quân đông chinh phục thù của Lưu Bị, cơ hồ đã phạm phải sai lầm với những điều mà Úy Lạo Tử chỉ ra, cho nên từ lúc cuộc chiến tranh chưa bắt đầu đã mất đi viên tướng của quân đoàn quan trọng là Trương Phi. Trương Phi chưa xuất quân mà thân đã mất, bản thân bởi tức giận mà xuất quân, trong công việc chuẩn bị chiến tranh bận rộn và khẩn trương, do vẫn nóng giận, thậm chí có chỗ vô cớ huyên náo, bộc lộ tình cảm quá mức, cuối cùng uy hiếp nghiêm trọng đến sinh mệnh của kẻ dưới mà bị đối phương sát hại; khiến cuộc chiến tranh còn chưa bắt đầu đã bị một bóng đen nặng nề bao phủ.

Trước khó khăn như thế Lưu Bị vẫn giữ ý chí báo thù, miễn cưỡng xuất thân, về kế hoạch và chuẩn bị đều làm chưa đầy đủ. Trong khi đó ở chiến tuyến phía tây của Đông Ngô, bởi Lã Mông mới từ trần mà chưa ổn định, những tác động quân sự lúc đầu vẫn có thể chiếm được ưu thế. Song khi đến Đông Ngô gặp phải đội quân do Lục Tốn chỉ huy, sự tấn công của Lưu Bị cũng lập tức bị trở ngại.

Chính sách cố thủ chiến đấu của Lục Tốn khiến hành động viễn chinh của Lưu Bị rơi vào đông cứng. Song Lưu Bị vẫn chưa có thể kịp thời phản tỉnh, tu bổ lại qui hoạch chỉnh thể, trái lại bởi vấn đề “tâm tính” và“thể diện”, khiến đạo quân to lớn đình trệ bất động, thậm chí rời thuyền lên bờ, lại dự định trường kỳ đối trận. Đối với một đội quân viễn chinh như vậy là rất bất lợi, huống chi về qui hoạch chung Lưu Bị chưa có suy nghĩ tường tận, tự nhiên đẩy mình vào cạm bẫy rất nguy hiểm.

Rõ ràng những nhà kinh doanh nói chung cũng thường rơi vào cạm bẫy như vậy, không muốn hao phí thời gian, chấp nhận vất vả, khiến kinh doanh dần dần đi vào quĩ đạo, chỉ muốn một bước thành công. Bởi thế nghĩ thì nhiều, làm thì ít, thực tế trong việc làm ra sản phẩm mới, hoạt động quảng cáo hao phí nhân lực, vật lực, giống như một cuộc chiến tranh không ngừng, chính phủ thời chiến chưa được thừa nhận.

Chế độ hóa, binh thường hóa, lợi nhuận chân chính, thường sản sinh ở chỗ người khác nhìn không thấy, chế độ phải đi kèm với sự nỗ lực không ngừng, đổ mồ hôi xương máu, thậm chí còn phải đầu tư tiền tài vật lực, mới có thể dần dần thành hiện thực. Nếu sản phẩm mới kế hoạch mới, đều cứ sản sinh tự nhiên như cũ, mà không ra sức cải tiến, thì sản phẩm làm ra số phận không biết thế nào mà nói. Luận điểm thắng địch đầu tiên ở hậu phương của binh pháp Tôn Tử, đã đề cập đến công phu chuẩn bị chu đáo. Nếu chỉ biết cầu may mắn, một bước thành công, chỉ có thể làm một kẻ bại trận ảo tưởng mà thôi.

Then chốt của sự thắng bại, nói là rất dễ hiểu, chỉ là mộng tưởng của những nhà kình doanh dễ gặp may, thiếu hiểu biết điều kiện của mình và đánh mất mình.

TRẦN VĂN ĐỨC

Chọn tập
Bình luận