Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 8 – Chương 28 – Phần 2

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

6. Gia Cát Lượng đã về trời, còn nạt được Tư Mã Ý sống.

Hồi thứ 104 trong Tam quốc diễn nghĩa “thấy tượng gỗ Ngụy đô đốc mất mật” có chép Gia Cát Lượng dặn làm một pho tượng gỗ trang sức giống như mình để nạt Tư Mã Ý đuổi theo, đến hồi sau lại chép việc dặn dò danh tướng Tây Lương là Mã Đại giết Ngụy Diên, rất thần bí sinh động lại có những phần không hợp với sự thực, tuy làm người ta vui thích thực ra có nhiều chỗ khuếch đại tô vẽ và hư cấu.

Lịch sử có chép: phụ trách chỉ huy rút quân là Dương Nghi, lúc đó đang giữ chức Trưởng sử ở trong bộ tham mưu. Sau khi đại quân Thục Hán rời khỏi gò Ngũ Trượng tiến vào đường Bao Tà, dân ở đây lập tức báo cáo lại với Tư Mã Ý. Tư Mã Ý tự mình dẫn một số quân đến xem xét, Khương Duy đề nghị Dương Nghi vẫy cờ gióng trống, đánh lại quân Tư Mã Ý đuổi theo, việc này sử có ghi chép rõ. Tư Mã Ý thấy thế, lập tức thu quân rút về doanh trại, không dám tiếp cận, Dương Nghi rút quân về Tà Cốc mới cho quân phát tang.

Dân ở đây bèn căn cứ vào chuyện ấy mà có câu ngạn ngữ “Gia Cát Lượng đã về trời, còn nạt được Tư Mã Ý sống”, nghe nói Tư Mã Ý biết được những lời ấy lại chẳng bực tức, chỉ tự mình trào phúng rằng: “Ta có thể dự liệu được việc sống, chẳng dự liệu việc chết ấy”.

Giai thoại này cho thấy đích xác Tư Mã Ý dẫn quân đuổi theo, mà quân Thục Hán rút lui cũng theo đề nghị của Khương Duy chỉnh đốn lại quân ngũ để phản kích, song Tư Mã Ý chưa giao chiến đã rút quân về.

Khương Duy vẫn có can đảm lại giàu mưu lược, song ông ta có dẫn quân phản kích, tuyệt đối không bắt nạt được Tư Mã Ý cho nên để thấy rằng, Tư Mã Ý vội vã rút quân đích xác là đã nhìn thấy Gia Cát Lượng vậy.

Tác giả Tam quốc diễn nghĩa, đối với chuyện này lại càng tô vẽ, nói rằng nhìn thấy tượng gỗ Gia Cát Lượng làm sẵn, Tư Mã Ý đã bay hồn lạc vía, như vậy hoàn toàn không có khả năng. Bởi Tư Mã Ý vốn bình tĩnh, không thể không phân biệt được người thật và tượng gỗ, mà Gia Cát Lượng vốn cẩn thận, cũng không đến nỗi bày ra một trò diễn như thế, vậy Tư Mã Ý vì sao lại vội vã rút quân nhỉ?

Chúng tôi nghĩ rằng, thời kỳ cuối đối trận ở gò Ngũ Trượng, Gia Cát Lượng cố ý hóa trang với khăn vàng, quạt lông và xe gỗ màu trắng, xuất hiện ở trước mặt các tướng sĩ của Tư Mã Ý ở tiền tuyến, hiển nhiên ngoài việc chọc giận kẻ địch, còn có ý nghĩa khác, ở chiến trường có những đại tướng đã bày ra hóa trang đặc biệt, giống như người anh hùng Napôlêông của nước Pháp, chiến tướng bậc nhất Nhật Bản Vũ Điền Tín Huyền, thực tế làm như vậy có thể dẫn dụ được sự tấn công của kẻ địch, lại là hành động rất nguy hiểm, như vậy tại sao lại có sách lược như thế nhỉ?

Chúng ta đều biết Vũ Điền Tín Huyền dùng “người giả làm Vũ Điền”, Napôlêông cũng dùng “người đóng thay mình”. Kẻ địch thấy phục sức đặc thù như vậy, lại thêm người giả ăn mặc rất giống, khi xuất hiện ở chiến trường thì không dễ phân biệt được thật giả.

Từ đấy có thể thấy Gia Cát Lượng sau khi sức khoẻ xấu đi, cố ý thay đổi phục trang, có thể là có ý muốn tạo ra hình tượng như vậy.

Tư Mã Ý vẫn kiên trì sách lược phòng thủ, không muốn trực diện giao chiến với Gia Cát Lượng, nhìn thấy người giả ngồi trên xe gỗ với khăn quấn quạt lông, trong phút chốc chưa quan sát kĩ, có thể đã phán đóan nhầm tưởng là bị mắc phải mưu kế Gia Cát Lượng dẫn dụ đuổi theo, bởi thế mà đã vội vã rút quân về.

Ông ta tự hào rằng, có thể liệu được việc sống, chẳng có thế liệu được việc chết, lại chẳng phải là bị bắt nạt mà đến nỗi ấy, thực ra là đối với sự khéo léo sách lược dùng người giả của Gia Cát Lượng, đã cảm thán mà thốt ra lời vậy!

Tư Mã Ý sau này tự mình đến doanh trại bỏ trống của Thục Hán ở gò Ngũ Trương, xem xét bố cục, không khỏi tán tụng rằng: “Gia Cát Lượng thực là người kỳ tài trong thiên hạ”. Doanh trại bố trí khiến Tư Mã Ý phải kính phục như thế, tin rằng chính là “bát trận đồ” nổi tiếng nghìn năm, chúng tôi sẽ giải thích rõ ở chương sau, ở đây không nói đến.

Một việc khác khiến người ta khó hiểu là chuyện túi cẩm nang đựng mưu kế giết Ngụy Diên. Lịch sử có chép, Ngụy Diên đích xác chết trong cuộc rút quân ở gò Ngũ Trượng, hơn nữa đúng là vị danh tướng Tây Lương Mã Đại giết chết.

Mã Đại là em trai Mã Siêu, kế thừa người anh thống lĩnh quân đoàn Tây Lương của Thục Hán, cũng là một võ tướng quan trọng của Gia Cát Lượng phụ thuộc vào đội hậu quân của Vương Bình.

Tam quốc diễn nghĩa đã có ý miêu tả sự đối lập giữa Gia Cát Lượng và Ngụy Diên, lại nói Ngụy Diên có tướng làm phản, đấy là bản tính trời sinh, cũng khiến cho viên đại tướng tiên phong dũng mãnh nhất cuối đời Thục Hán phải chịu nỗi oan khuất nghìn năm không biện bạch được. Lịch sử có chép, Ngụy Diên là người Nghĩa Dương, tên chữ là Văn Trường, kể từ Kinh Châu đã theo Lưu Bị, rồi vào Thục, nhiều lần lập được chiến công rất được Lưu Bị và Gia Cát Lượng trọng dụng, từng được đề bạt đặc biệt làm Thái thú ở Hán Trung.

Ngụy Diên khéo nuôi binh sĩ dũng hổ hơn người, là một tướng đặc biệt ưu tú, được công nhận là mãnh tướng hàng đầu thay thế Quan Vũ sau này, có năng lực tác chiến độc lập rất lớn, bởi thế trong một thời gian dài được bổ nhiệm làm thống sóai quân tiên phong, song ông ta bản tính cao ngạo, người thường đều né tránh, không muốn tranh hơn thua với ông ta, tựa hồ chỉ có Gia Cát Lượng mới quản được mà thôi.

Trái lại trong bộ Tham mưu của Gia Cát Lượng lại có một quái kiệt là Dương Nghi, là một cao thủ về kinh tế và tải lương, đối với quân viễn chinh Thục Hán vẫn thiếu thốn lương thực, thực là ngọc báu trong quân, rất được Gia Cát Lượng xem trọng, trở thành tham mưu hàng đầu, một cánh tay không thể thiếu được.

Lịch sử chép rằng Dương Nghi bụng dạ nhỏ hẹp, cậy tài ngạo mạn, trong quân Thục chỉ có ông ta xem thường Ngụy Diên, cho rằng chẳng qua chỉ là thô lỗ mà thôi, dẫn đến hai người như nước với lửa, chỉ cần mới gặp nhau, ắt đã đỏ mặt tía tai, nghe nói có một hôm va chạm đến nỗi Ngụy Diên phải rút dao mà Dương Nghi cũng tức phát khóc.

Gia Cát Lượng thấy sự tranh chấp của hai người, tự nhiên rất bực tức, song không biết làm thế nào mới phải. Về việc dùng người, để họ phát huy tài năng triệt để, cũng không tiện can thiệp quá nhiều, lịch sử có chép Gia Cát Lượng thường hận hai người bất hòa với nhau, không nỡ bỏ đi một người nào.

Bởi Gia Cát Lượngbệnh tình mau chóng xấu đi, sự việc đột nhiên đành phải sắp xếp khẩn cấp rút quân. Cứ theo luân lý trong quân, Ngụy Diên tự cậy dũng mãnh có thể sẽ đối kháng trực diện với Tư Mã Ý, lại thêm khi quân Thục rút quân, tinh thần binh sĩ đã mất, ắt sẽ tạo thành bất lợi nghiêm trọng, bởi thế không dám để Ngụy Diên thuộc phái Diều hâu được nắm đại quyền chỉ huy.

Luận về tài năng và kinh nghiệm mà nói, Khương Duy thực là người thích hợp, song ông ta vốn thuộc tướng lĩnh ở phía Tào Ngụy, nửa đường mới đến không dễ thu được tín nhiệm của các tướng lĩnh. Phí Vỹ lại quá trẻ, việc quân chưa đủ từng trải; Dương Nghi trong thời gian dài đã theo Gia Cát Lượng nam chinh bắc phạt, lại là người có tài, điều hành việc hành chính, công việc qui hoạch và xử lý rút quân, tự nhiên là rất thích hợp.

Chẳng qua khiến Gia Cát Lượng không yên tâm là sự tranh giành giữa Ngụy Diên và Dương Nghi. Để giảm đến mức thấp nhất những tai hại bất ngờ nảy sinh, Gia Cát Lượng không để Ngụy Diên tham dự vào kế hoạch rút quân, để tránh ảnh hưởng đến sự chỉ huy của Dương Nghi. Trong hội nghị bí mật trước lúc lâm chung Gia Cát Lượng yêu cầu Khương Duy, Phí Vỹ giúp đỡ Dương Nghi, đem toàn lực hiệp trợ cho việc rút quân, lại bảo với ba người rằng: “Nếu như Ngụy Diên không phục tùng lệnh rút quân, không cần đợi ông ta, các ông có thể chỉ huy những đoàn quân khác sớm rút đi”.

Khá thấy, Gia Cát Lượng đích xác đã dự đóan trước, sau khi ông ta mất, Ngụy Diên có thế náo động, song ông ta tin rằng Ngụy Diên sẽ không làm phản, tối đa chỉ là “thả trâu ăn lúa”, ông ta sẽ tự mình đối đầu với Tư Mã Ý mà thôi.

Bởi Gia Cát Lượng vẫn trọng dụng Ngụy Diên, tin rằng không có khả năng như trong tiểu thuyết, cố ý tạo ra “cẩm nang diệu kế” để giết ông ta. Bi kịch của Ngụy Diên có thể nói là ngẫu nhiên mà tạo ra vậy.

Sau khi Gia Cát Lượng mất, Dương Nghi lập tức phái sứ giả thông báo cho các tướng lĩnh quân đoàn, cùng công bố chỉ thị của Gia Cát Lượng để lại. Các quân đoàn khác tự nhiên không có vấn đề gì lớn, song Ngụy Diên có thể sẽ phản ứng đặc biệt, bởi thế phái Phí Vỹ đến để điều tiết, muốn cho Ngụy Diên vẫn có mặt mũi, giảm bớt sự phản ứng của ông ta.

Quả nhiên vừa nghe đến phải rút quân khẩn cấp, Ngụy Diên đã không vui vẻ, lại nghe nói tổng chỉ huy rút quân là Dương Nghi, ông càng đùng đùng nổi giận.

“Thừa tướng tuy đã mất, vẫn còn có ta ở đây! Huống chi quân ta trước mắt đang có ưu thế, các ông là người của ban tham mưu, nói chung cứ chuẩn bị việc phát tang, để ta phụ trách chỉ huy đại quân, tiếp tục đối kháng với kẻ địch! Làm sao có thể bởi một người mất đi mà bỏ đại sự quốc gia nhỉ?”.

Ngụy Diên lập tức phái người thông báo với tướng lĩnh lãnh đạo các quân đoàn, song Vương Bình, Cao Tường, Ngô Ban, Mã Đại đều biểu thị Thừa tướng đã có lệnh rút quân không được làm khác, đến lúc này Ngụy Diên lại càng bực tức, ông ta hô lớn rằng: “Ngụy Diên ta sao có thể giống như người ta, sao có thể tiếp thu sự chỉ huy của lão Dương Nghi, để ông ta đi vào chặn hậu!”.

Ngụy Diên lúc này đã loạn cả phân tấc, hạ lệnh cho quân đoàn của mình, sớm rút về phía nam Tà Cốc, không muốn làm việc chặn hậu cho toàn quân. Bởi thế lấy tượng gỗ để đối kháng với Tư Mã Ý khi rút quân, là do Khương Duy phụ trách.

Các tướng lĩnh quân đoàn tiên phong, đối với hành vi đối địch không nghe chỉ huy của Ngụy Diên, nói chung đều bất bình, song bởi sự việc vội vàng, bèn rút theo về phía nam.

Nếu như Ngụy Diên trực tiếp rút về Hán Trung, có thể vẫn không xảy ra việc gì, trái lại ông ta mỗi lúc thêm bực tức, cuối cùng hạ lệnh cho quân đoàn bày trận ở cửa Nam Cốc trên đường Tà Cốc, chuẩn bị đánh lại Dương Nghi đang rút quân. Dương Nghi sau khi biết được Tư Mã Ý đã thu quân về, bèn hạ lệnh cho toàn quân sớm tối lên đường hỏa tốc rút về Hán Trung, khi đến trước cửa Nam Cốc, được thám mã đi trước báo cáo lại rằng, quân đoàn Ngụy Diên đang ngăn cản đường về.

Dương Nghi lập tức hạ lệnh cho Vương Bình đang chỉ huy hậu quân đến đánh Ngụy Diên. Vương Bình người chính trực, có danh vọng rất cao trong quân Thục. Ông ta chọn sách lược “tiên lễ hậu binh”, phân người ước hẹn với Ngụy Diên đối trận ở cửa Nam Cốc, đầu tiên chỉ tiến hành đàm phán.

Hôm đó Vương Bình trên người không mang vũ trang, mạo hiểm một mình đến trước trận nói chuyện; ông ta nói với Ngụy Diên và quân lính rằng: “Thừa tướng vừa mới mất, thi thể còn chưa lạnh, các ông cuối cùng không nghĩ đến ân nghĩa lại muốn tạo phản ư?”.

Các tướng lĩnh quân đoàn Ngụy Diên, vốn đã bất mãn với việc rút quân một mình của Ngụy Diên, nghe những lời binh vận có lý có tình của Vương Bình, tinh thần binh sĩ lập tức tan rã, đại đa số quân sĩ không đánh mà rút khỏi cửa Nam Cốc.

Vương Bình bởi thế mà dễ dàng đánh bại được số ít quân lính trực thuộc của Ngụy Diên.

Ngụy Diên sau khi đại bại dẫn vợ con và một số người thân tín chạy trốn vào vùng núi Hán Trung để lánh nạn, Dương Nghi hạ lệnh cho Mã Đại dẫn quân tìm bắt, không lâu đã bắt được Ngụy Diên cùng gia nhân, Dương Nghi hạ lệnh cùng đem đi xử trảm. Ngụy Diên một đời dũng mãnh can đảm bởi tranh chấp với Dương Nghi, dẫn đến không giữ được mình, thành ra bi kịch ở cuối đời, khiến cho người ta phải tiếc nuối. Chẳng qua, bi kịch này của Ngụy Diên, so với tô vẽ kiểu võ đài của Tam quốc diễn nghĩa là hoàn toàn khác hẳn. Sau khi Ngụy Diên bị đánh bại, đại quân Thục Hán an toàn rút về Hán Trung, hành động bắc phạt cuối cùng của Gia Cát Lượng, bởi ông ta mất ở trong quân mà kết thúc.

Hậu chủ Lưu Thiện kinh hãi lúc nghe tin Gia Cát Lượng đã mất, đau đớn khóc lóc không thôi, lại xuống chiếu cứ theo đề nghị của Trưởng sử Tưởng Uyển, trước phái sứ giả đến phủ Thừa tướng truy tặng ấn thụ Vũ Hương hầu, cùng dựa vào phẩm đức và công tích của Gia Cát Lượng lúc sống, đặt tên Thụy là Trung Vũ Hầu. Nhà vua xuống lệnh đại xá thiên hạ, làm theo di mệnh của Gia Cát Lượng an táng ông ta ở núi Định Quân thuộc Hán Trung.

Từ quy mô và táng vật ở phần mộ mà xem ra, nghi lễ an táng một Tể tướng đứng đầu các quan, thực là rất giản đơn vậy. Trong di mệnh của Gia Cát Lượng có nói, lấy núi làm mộ, nấm đất làm áo quan, thời tiết bốn mùa là quần áo, chẳng cần mang theo gì. Đích xác đấy là khí chất và phong cách của một danh tướng! Ông ta lúc còn sống từng dâng thư lên Hậu chủ Lưu Thiện công bố tình hình tài sản của mình:

“Thần phụng mệnh Tiên đế nương nhờ ở cửa quan, không tự lo liệu đến đời sống. Nay ở Thành Đô có tám trăm gốcdâu, mười lăm khỏanh ruộng, cái ăn mặc của con cái xem ra cũng đầy đủ. Đến như thần xuất chinh tại ngoại. Không có gì khác người, cái ăn mặc của mình đều dựa vào cửa quan, không lo cho riêng mình, là để lâu dài thước tấc. Nếu như ngày thần mất, chẳng để trong có thừa gấm vóc, ngoài có điền sản thừa thãi, ấy là để khỏi phụ lại Bệ hạ vẫn tin tưởng”.

Sau này Lưu Thiện cho xem xét, quả nhiên như lời nói ở trên.

Lời bình của Trần Văn Đức

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý trước sau đối trận như vậy, xem như mới bắt đầu vào cuộc, lại càng băng giá, từ chiến sự mà xem, một điểm nào cũng không rõ rệt, song từ mặt bằng chiến thuật mà nói, đấy là quyết sách của hai đại cao thủ về binh pháp nghìn năm khó thấy; trong thiên “mưu công” của binh pháp Tôn Tử nguyên tắc chỉ huy tối cao đề cập đã được triệt để phát huy ở đây.

Chiến tranh là thủ đoạn, thắng lợi chính là mục đích, bởi thế không cần đánh mà khuất phục người ta mới là nguyên tắc cao nhất của tác chiến, đấy tức là “mưu công”. Mưu công không ở sự xảo trá, mà là vận dụng sách lược, có thể không dẫn kẻ địch vào chiến đấu mà đánh bại được kẻ địch, đây tức là đạo lý trăm trận đánh trăm thắng, chưa là chỗ khéo của khéo vậy, không đánh mà khuất phục được người ta, mới là chỗ khéo của khéo vậy.

Kẻ khéo dùng binh, khiến kẻ địch phải khuất phục, không cần dùng vũ lực, tiêu diệt nước địch cũng không cần dựa vào chiến tranh, rất nên lấy “toàn thắng” để tranh thủ thiên hạ, không nhất thiết phải tổn thất binh lực, mà có thể giành được thắng lợi, mới là nguyên tắc chiến tranh cao nhất của kẻ làm đại tướng có mưu trí!

Nguyên tắc tác chiến tuy cầu “toàn thắng ”, là khi có binh lực gấp mười, có thể dùng chiến thuật bao vây; khi có binh lực gấp năm; có thể chủ động tấn công; khi có binh lực gấp hai, cũng cần phải chia quân tấn công, để bức kẻ địch không thể không phân chia binh lực nhỏ ra.

Khi thế lực bằng với địch thì cần đề cao ý chí chiến đấu, dốc toàn lực thực hiện; còn khi ở thế yếu hơn thì nên lập tức rút lui; khi chẳng có cơ thắng lợi, dứt khóat không phát động chiến tranh.

Cho nên “biết người biết mình, trăm trận không gặp nguy hiểm”; không biết người mà biết mình, thì một thắng một thua (cũng là nói phải dựa vào thời cơ) không biết người cũng biết mình, mỗi trận đánh đều gặp nguy hiểm.

Binh pháp Tôn Tử dứt khóat là nguyên tắc chiến đấu cẩn thận, chuẩn bị không chu đáo, hoặc chưa có cơ hội thắng lợi, là không dễ chiến đấu.

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý đều là những đại tướng xuất thân từ văn nhân, bởi thế họ rất tuân thủ nguyên tắc của binh pháp, dựa vào suy nghĩ chuẩn bị mà không dựa vào trực giác và ứng biến. Hai đối thủ như vậy, giao đấu với nhau tự nhiên là rất để tâm, từng bước đều thận trọng.

Gia Cát Lượng về quân sự học, chẳng có thiên bẩm, ông ta là người khổ học mà có. Ngoài đọc thuộc binh pháp, ông ta trải qua khảo nghiệm gian khổ của chiến trường, tích lũy kinh nghiệm những lần chiến bại mà trưởng thành. Từ chiến dịch Đương Dương đến trận Xích Bích, có thể nói là giai đoạn ông ta đã trưởng thành rất nhiều.

Chinh phạt Nam Trung là sự đảm đang, một mình lần thứ nhất chỉ huy tác chiến, công tâm là đầu đã là nguyên tắc chiến tranh cao nhất của ông ta. Chiến sự ở đấy, có thể nói là “thực nghiệm lâm sàng” về binh pháp Tôn Tử.

Cuộc bắc phạt thứ nhất là thành công về chiến lược, mà chiến thuật thì thất bại, Gia Cát Lượng từ trong học tập giành được nhiều kinh nghiệm quý báu. Lần thứ hai, ba đều lấy dao mổ trâu giết gà, cũng là kinh nghiệm thành công thu được ờ thực tế. Đúng như ở trên đã nói, Gia Cát Lượng về kinh nghiệm thực tế vượt xa Tư Mã Ý cẩn thận tác chiến, không muốn giao đấu trực diện với Gia Cát Lượng.

Hai vị đại tướng này đều dựa vào đầu óc không dựa vào thế lực, có tính chất rất giống nhau, thực đáng được gọi là kỳ phùng địch thủ đối trận lão luyện vậy.

Cuộc bắc phạt lần thứ tư thứ năm, từ bề mặt mà xem sấm to mà mưa nhỏ, song từ “binh pháp học ” mà xem, lại là cuộc giao chiến trí tuệ mẫu mực. Đấy là điều vì sao Trần Thọ phê bình Gia Cát Lượng không giỏi ứng biến ở chiến trường, cũng là nguyên nhân chủ yếu nhất mà Tư Mã Ý khen Gia Cát Lượng kỳ tài vậy.

TRẦN VĂN ĐỨC

6. Gia Cát Lượng đã về trời, còn nạt được Tư Mã Ý sống.

Hồi thứ 104 trong Tam quốc diễn nghĩa “thấy tượng gỗ Ngụy đô đốc mất mật” có chép Gia Cát Lượng dặn làm một pho tượng gỗ trang sức giống như mình để nạt Tư Mã Ý đuổi theo, đến hồi sau lại chép việc dặn dò danh tướng Tây Lương là Mã Đại giết Ngụy Diên, rất thần bí sinh động lại có những phần không hợp với sự thực, tuy làm người ta vui thích thực ra có nhiều chỗ khuếch đại tô vẽ và hư cấu.

Lịch sử có chép: phụ trách chỉ huy rút quân là Dương Nghi, lúc đó đang giữ chức Trưởng sử ở trong bộ tham mưu. Sau khi đại quân Thục Hán rời khỏi gò Ngũ Trượng tiến vào đường Bao Tà, dân ở đây lập tức báo cáo lại với Tư Mã Ý. Tư Mã Ý tự mình dẫn một số quân đến xem xét, Khương Duy đề nghị Dương Nghi vẫy cờ gióng trống, đánh lại quân Tư Mã Ý đuổi theo, việc này sử có ghi chép rõ. Tư Mã Ý thấy thế, lập tức thu quân rút về doanh trại, không dám tiếp cận, Dương Nghi rút quân về Tà Cốc mới cho quân phát tang.

Dân ở đây bèn căn cứ vào chuyện ấy mà có câu ngạn ngữ “Gia Cát Lượng đã về trời, còn nạt được Tư Mã Ý sống”, nghe nói Tư Mã Ý biết được những lời ấy lại chẳng bực tức, chỉ tự mình trào phúng rằng: “Ta có thể dự liệu được việc sống, chẳng dự liệu việc chết ấy”.

Giai thoại này cho thấy đích xác Tư Mã Ý dẫn quân đuổi theo, mà quân Thục Hán rút lui cũng theo đề nghị của Khương Duy chỉnh đốn lại quân ngũ để phản kích, song Tư Mã Ý chưa giao chiến đã rút quân về.

Khương Duy vẫn có can đảm lại giàu mưu lược, song ông ta có dẫn quân phản kích, tuyệt đối không bắt nạt được Tư Mã Ý cho nên để thấy rằng, Tư Mã Ý vội vã rút quân đích xác là đã nhìn thấy Gia Cát Lượng vậy.

Tác giả Tam quốc diễn nghĩa, đối với chuyện này lại càng tô vẽ, nói rằng nhìn thấy tượng gỗ Gia Cát Lượng làm sẵn, Tư Mã Ý đã bay hồn lạc vía, như vậy hoàn toàn không có khả năng. Bởi Tư Mã Ý vốn bình tĩnh, không thể không phân biệt được người thật và tượng gỗ, mà Gia Cát Lượng vốn cẩn thận, cũng không đến nỗi bày ra một trò diễn như thế, vậy Tư Mã Ý vì sao lại vội vã rút quân nhỉ?

Chúng tôi nghĩ rằng, thời kỳ cuối đối trận ở gò Ngũ Trượng, Gia Cát Lượng cố ý hóa trang với khăn vàng, quạt lông và xe gỗ màu trắng, xuất hiện ở trước mặt các tướng sĩ của Tư Mã Ý ở tiền tuyến, hiển nhiên ngoài việc chọc giận kẻ địch, còn có ý nghĩa khác, ở chiến trường có những đại tướng đã bày ra hóa trang đặc biệt, giống như người anh hùng Napôlêông của nước Pháp, chiến tướng bậc nhất Nhật Bản Vũ Điền Tín Huyền, thực tế làm như vậy có thể dẫn dụ được sự tấn công của kẻ địch, lại là hành động rất nguy hiểm, như vậy tại sao lại có sách lược như thế nhỉ?

Chúng ta đều biết Vũ Điền Tín Huyền dùng “người giả làm Vũ Điền”, Napôlêông cũng dùng “người đóng thay mình”. Kẻ địch thấy phục sức đặc thù như vậy, lại thêm người giả ăn mặc rất giống, khi xuất hiện ở chiến trường thì không dễ phân biệt được thật giả.

Từ đấy có thể thấy Gia Cát Lượng sau khi sức khoẻ xấu đi, cố ý thay đổi phục trang, có thể là có ý muốn tạo ra hình tượng như vậy.

Tư Mã Ý vẫn kiên trì sách lược phòng thủ, không muốn trực diện giao chiến với Gia Cát Lượng, nhìn thấy người giả ngồi trên xe gỗ với khăn quấn quạt lông, trong phút chốc chưa quan sát kĩ, có thể đã phán đóan nhầm tưởng là bị mắc phải mưu kế Gia Cát Lượng dẫn dụ đuổi theo, bởi thế mà đã vội vã rút quân về.

Ông ta tự hào rằng, có thể liệu được việc sống, chẳng có thế liệu được việc chết, lại chẳng phải là bị bắt nạt mà đến nỗi ấy, thực ra là đối với sự khéo léo sách lược dùng người giả của Gia Cát Lượng, đã cảm thán mà thốt ra lời vậy!

Tư Mã Ý sau này tự mình đến doanh trại bỏ trống của Thục Hán ở gò Ngũ Trương, xem xét bố cục, không khỏi tán tụng rằng: “Gia Cát Lượng thực là người kỳ tài trong thiên hạ”. Doanh trại bố trí khiến Tư Mã Ý phải kính phục như thế, tin rằng chính là “bát trận đồ” nổi tiếng nghìn năm, chúng tôi sẽ giải thích rõ ở chương sau, ở đây không nói đến.

Một việc khác khiến người ta khó hiểu là chuyện túi cẩm nang đựng mưu kế giết Ngụy Diên. Lịch sử có chép, Ngụy Diên đích xác chết trong cuộc rút quân ở gò Ngũ Trượng, hơn nữa đúng là vị danh tướng Tây Lương Mã Đại giết chết.

Mã Đại là em trai Mã Siêu, kế thừa người anh thống lĩnh quân đoàn Tây Lương của Thục Hán, cũng là một võ tướng quan trọng của Gia Cát Lượng phụ thuộc vào đội hậu quân của Vương Bình.

Tam quốc diễn nghĩa đã có ý miêu tả sự đối lập giữa Gia Cát Lượng và Ngụy Diên, lại nói Ngụy Diên có tướng làm phản, đấy là bản tính trời sinh, cũng khiến cho viên đại tướng tiên phong dũng mãnh nhất cuối đời Thục Hán phải chịu nỗi oan khuất nghìn năm không biện bạch được. Lịch sử có chép, Ngụy Diên là người Nghĩa Dương, tên chữ là Văn Trường, kể từ Kinh Châu đã theo Lưu Bị, rồi vào Thục, nhiều lần lập được chiến công rất được Lưu Bị và Gia Cát Lượng trọng dụng, từng được đề bạt đặc biệt làm Thái thú ở Hán Trung.

Ngụy Diên khéo nuôi binh sĩ dũng hổ hơn người, là một tướng đặc biệt ưu tú, được công nhận là mãnh tướng hàng đầu thay thế Quan Vũ sau này, có năng lực tác chiến độc lập rất lớn, bởi thế trong một thời gian dài được bổ nhiệm làm thống sóai quân tiên phong, song ông ta bản tính cao ngạo, người thường đều né tránh, không muốn tranh hơn thua với ông ta, tựa hồ chỉ có Gia Cát Lượng mới quản được mà thôi.

Trái lại trong bộ Tham mưu của Gia Cát Lượng lại có một quái kiệt là Dương Nghi, là một cao thủ về kinh tế và tải lương, đối với quân viễn chinh Thục Hán vẫn thiếu thốn lương thực, thực là ngọc báu trong quân, rất được Gia Cát Lượng xem trọng, trở thành tham mưu hàng đầu, một cánh tay không thể thiếu được.

Lịch sử chép rằng Dương Nghi bụng dạ nhỏ hẹp, cậy tài ngạo mạn, trong quân Thục chỉ có ông ta xem thường Ngụy Diên, cho rằng chẳng qua chỉ là thô lỗ mà thôi, dẫn đến hai người như nước với lửa, chỉ cần mới gặp nhau, ắt đã đỏ mặt tía tai, nghe nói có một hôm va chạm đến nỗi Ngụy Diên phải rút dao mà Dương Nghi cũng tức phát khóc.

Gia Cát Lượng thấy sự tranh chấp của hai người, tự nhiên rất bực tức, song không biết làm thế nào mới phải. Về việc dùng người, để họ phát huy tài năng triệt để, cũng không tiện can thiệp quá nhiều, lịch sử có chép Gia Cát Lượng thường hận hai người bất hòa với nhau, không nỡ bỏ đi một người nào.

Bởi Gia Cát Lượngbệnh tình mau chóng xấu đi, sự việc đột nhiên đành phải sắp xếp khẩn cấp rút quân. Cứ theo luân lý trong quân, Ngụy Diên tự cậy dũng mãnh có thể sẽ đối kháng trực diện với Tư Mã Ý, lại thêm khi quân Thục rút quân, tinh thần binh sĩ đã mất, ắt sẽ tạo thành bất lợi nghiêm trọng, bởi thế không dám để Ngụy Diên thuộc phái Diều hâu được nắm đại quyền chỉ huy.

Luận về tài năng và kinh nghiệm mà nói, Khương Duy thực là người thích hợp, song ông ta vốn thuộc tướng lĩnh ở phía Tào Ngụy, nửa đường mới đến không dễ thu được tín nhiệm của các tướng lĩnh. Phí Vỹ lại quá trẻ, việc quân chưa đủ từng trải; Dương Nghi trong thời gian dài đã theo Gia Cát Lượng nam chinh bắc phạt, lại là người có tài, điều hành việc hành chính, công việc qui hoạch và xử lý rút quân, tự nhiên là rất thích hợp.

Chẳng qua khiến Gia Cát Lượng không yên tâm là sự tranh giành giữa Ngụy Diên và Dương Nghi. Để giảm đến mức thấp nhất những tai hại bất ngờ nảy sinh, Gia Cát Lượng không để Ngụy Diên tham dự vào kế hoạch rút quân, để tránh ảnh hưởng đến sự chỉ huy của Dương Nghi. Trong hội nghị bí mật trước lúc lâm chung Gia Cát Lượng yêu cầu Khương Duy, Phí Vỹ giúp đỡ Dương Nghi, đem toàn lực hiệp trợ cho việc rút quân, lại bảo với ba người rằng: “Nếu như Ngụy Diên không phục tùng lệnh rút quân, không cần đợi ông ta, các ông có thể chỉ huy những đoàn quân khác sớm rút đi”.

Khá thấy, Gia Cát Lượng đích xác đã dự đóan trước, sau khi ông ta mất, Ngụy Diên có thế náo động, song ông ta tin rằng Ngụy Diên sẽ không làm phản, tối đa chỉ là “thả trâu ăn lúa”, ông ta sẽ tự mình đối đầu với Tư Mã Ý mà thôi.

Bởi Gia Cát Lượng vẫn trọng dụng Ngụy Diên, tin rằng không có khả năng như trong tiểu thuyết, cố ý tạo ra “cẩm nang diệu kế” để giết ông ta. Bi kịch của Ngụy Diên có thể nói là ngẫu nhiên mà tạo ra vậy.

Sau khi Gia Cát Lượng mất, Dương Nghi lập tức phái sứ giả thông báo cho các tướng lĩnh quân đoàn, cùng công bố chỉ thị của Gia Cát Lượng để lại. Các quân đoàn khác tự nhiên không có vấn đề gì lớn, song Ngụy Diên có thể sẽ phản ứng đặc biệt, bởi thế phái Phí Vỹ đến để điều tiết, muốn cho Ngụy Diên vẫn có mặt mũi, giảm bớt sự phản ứng của ông ta.

Quả nhiên vừa nghe đến phải rút quân khẩn cấp, Ngụy Diên đã không vui vẻ, lại nghe nói tổng chỉ huy rút quân là Dương Nghi, ông càng đùng đùng nổi giận.

“Thừa tướng tuy đã mất, vẫn còn có ta ở đây! Huống chi quân ta trước mắt đang có ưu thế, các ông là người của ban tham mưu, nói chung cứ chuẩn bị việc phát tang, để ta phụ trách chỉ huy đại quân, tiếp tục đối kháng với kẻ địch! Làm sao có thể bởi một người mất đi mà bỏ đại sự quốc gia nhỉ?”.

Ngụy Diên lập tức phái người thông báo với tướng lĩnh lãnh đạo các quân đoàn, song Vương Bình, Cao Tường, Ngô Ban, Mã Đại đều biểu thị Thừa tướng đã có lệnh rút quân không được làm khác, đến lúc này Ngụy Diên lại càng bực tức, ông ta hô lớn rằng: “Ngụy Diên ta sao có thể giống như người ta, sao có thể tiếp thu sự chỉ huy của lão Dương Nghi, để ông ta đi vào chặn hậu!”.

Ngụy Diên lúc này đã loạn cả phân tấc, hạ lệnh cho quân đoàn của mình, sớm rút về phía nam Tà Cốc, không muốn làm việc chặn hậu cho toàn quân. Bởi thế lấy tượng gỗ để đối kháng với Tư Mã Ý khi rút quân, là do Khương Duy phụ trách.

Các tướng lĩnh quân đoàn tiên phong, đối với hành vi đối địch không nghe chỉ huy của Ngụy Diên, nói chung đều bất bình, song bởi sự việc vội vàng, bèn rút theo về phía nam.

Nếu như Ngụy Diên trực tiếp rút về Hán Trung, có thể vẫn không xảy ra việc gì, trái lại ông ta mỗi lúc thêm bực tức, cuối cùng hạ lệnh cho quân đoàn bày trận ở cửa Nam Cốc trên đường Tà Cốc, chuẩn bị đánh lại Dương Nghi đang rút quân. Dương Nghi sau khi biết được Tư Mã Ý đã thu quân về, bèn hạ lệnh cho toàn quân sớm tối lên đường hỏa tốc rút về Hán Trung, khi đến trước cửa Nam Cốc, được thám mã đi trước báo cáo lại rằng, quân đoàn Ngụy Diên đang ngăn cản đường về.

Dương Nghi lập tức hạ lệnh cho Vương Bình đang chỉ huy hậu quân đến đánh Ngụy Diên. Vương Bình người chính trực, có danh vọng rất cao trong quân Thục. Ông ta chọn sách lược “tiên lễ hậu binh”, phân người ước hẹn với Ngụy Diên đối trận ở cửa Nam Cốc, đầu tiên chỉ tiến hành đàm phán.

Hôm đó Vương Bình trên người không mang vũ trang, mạo hiểm một mình đến trước trận nói chuyện; ông ta nói với Ngụy Diên và quân lính rằng: “Thừa tướng vừa mới mất, thi thể còn chưa lạnh, các ông cuối cùng không nghĩ đến ân nghĩa lại muốn tạo phản ư?”.

Các tướng lĩnh quân đoàn Ngụy Diên, vốn đã bất mãn với việc rút quân một mình của Ngụy Diên, nghe những lời binh vận có lý có tình của Vương Bình, tinh thần binh sĩ lập tức tan rã, đại đa số quân sĩ không đánh mà rút khỏi cửa Nam Cốc.

Vương Bình bởi thế mà dễ dàng đánh bại được số ít quân lính trực thuộc của Ngụy Diên.

Ngụy Diên sau khi đại bại dẫn vợ con và một số người thân tín chạy trốn vào vùng núi Hán Trung để lánh nạn, Dương Nghi hạ lệnh cho Mã Đại dẫn quân tìm bắt, không lâu đã bắt được Ngụy Diên cùng gia nhân, Dương Nghi hạ lệnh cùng đem đi xử trảm. Ngụy Diên một đời dũng mãnh can đảm bởi tranh chấp với Dương Nghi, dẫn đến không giữ được mình, thành ra bi kịch ở cuối đời, khiến cho người ta phải tiếc nuối. Chẳng qua, bi kịch này của Ngụy Diên, so với tô vẽ kiểu võ đài của Tam quốc diễn nghĩa là hoàn toàn khác hẳn. Sau khi Ngụy Diên bị đánh bại, đại quân Thục Hán an toàn rút về Hán Trung, hành động bắc phạt cuối cùng của Gia Cát Lượng, bởi ông ta mất ở trong quân mà kết thúc.

Hậu chủ Lưu Thiện kinh hãi lúc nghe tin Gia Cát Lượng đã mất, đau đớn khóc lóc không thôi, lại xuống chiếu cứ theo đề nghị của Trưởng sử Tưởng Uyển, trước phái sứ giả đến phủ Thừa tướng truy tặng ấn thụ Vũ Hương hầu, cùng dựa vào phẩm đức và công tích của Gia Cát Lượng lúc sống, đặt tên Thụy là Trung Vũ Hầu. Nhà vua xuống lệnh đại xá thiên hạ, làm theo di mệnh của Gia Cát Lượng an táng ông ta ở núi Định Quân thuộc Hán Trung.

Từ quy mô và táng vật ở phần mộ mà xem ra, nghi lễ an táng một Tể tướng đứng đầu các quan, thực là rất giản đơn vậy. Trong di mệnh của Gia Cát Lượng có nói, lấy núi làm mộ, nấm đất làm áo quan, thời tiết bốn mùa là quần áo, chẳng cần mang theo gì. Đích xác đấy là khí chất và phong cách của một danh tướng! Ông ta lúc còn sống từng dâng thư lên Hậu chủ Lưu Thiện công bố tình hình tài sản của mình:

“Thần phụng mệnh Tiên đế nương nhờ ở cửa quan, không tự lo liệu đến đời sống. Nay ở Thành Đô có tám trăm gốcdâu, mười lăm khỏanh ruộng, cái ăn mặc của con cái xem ra cũng đầy đủ. Đến như thần xuất chinh tại ngoại. Không có gì khác người, cái ăn mặc của mình đều dựa vào cửa quan, không lo cho riêng mình, là để lâu dài thước tấc. Nếu như ngày thần mất, chẳng để trong có thừa gấm vóc, ngoài có điền sản thừa thãi, ấy là để khỏi phụ lại Bệ hạ vẫn tin tưởng”.

Sau này Lưu Thiện cho xem xét, quả nhiên như lời nói ở trên.

Lời bình của Trần Văn Đức

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý trước sau đối trận như vậy, xem như mới bắt đầu vào cuộc, lại càng băng giá, từ chiến sự mà xem, một điểm nào cũng không rõ rệt, song từ mặt bằng chiến thuật mà nói, đấy là quyết sách của hai đại cao thủ về binh pháp nghìn năm khó thấy; trong thiên “mưu công” của binh pháp Tôn Tử nguyên tắc chỉ huy tối cao đề cập đã được triệt để phát huy ở đây.

Chiến tranh là thủ đoạn, thắng lợi chính là mục đích, bởi thế không cần đánh mà khuất phục người ta mới là nguyên tắc cao nhất của tác chiến, đấy tức là “mưu công”. Mưu công không ở sự xảo trá, mà là vận dụng sách lược, có thể không dẫn kẻ địch vào chiến đấu mà đánh bại được kẻ địch, đây tức là đạo lý trăm trận đánh trăm thắng, chưa là chỗ khéo của khéo vậy, không đánh mà khuất phục được người ta, mới là chỗ khéo của khéo vậy.

Kẻ khéo dùng binh, khiến kẻ địch phải khuất phục, không cần dùng vũ lực, tiêu diệt nước địch cũng không cần dựa vào chiến tranh, rất nên lấy “toàn thắng” để tranh thủ thiên hạ, không nhất thiết phải tổn thất binh lực, mà có thể giành được thắng lợi, mới là nguyên tắc chiến tranh cao nhất của kẻ làm đại tướng có mưu trí!

Nguyên tắc tác chiến tuy cầu “toàn thắng ”, là khi có binh lực gấp mười, có thể dùng chiến thuật bao vây; khi có binh lực gấp năm; có thể chủ động tấn công; khi có binh lực gấp hai, cũng cần phải chia quân tấn công, để bức kẻ địch không thể không phân chia binh lực nhỏ ra.

Khi thế lực bằng với địch thì cần đề cao ý chí chiến đấu, dốc toàn lực thực hiện; còn khi ở thế yếu hơn thì nên lập tức rút lui; khi chẳng có cơ thắng lợi, dứt khóat không phát động chiến tranh.

Cho nên “biết người biết mình, trăm trận không gặp nguy hiểm”; không biết người mà biết mình, thì một thắng một thua (cũng là nói phải dựa vào thời cơ) không biết người cũng biết mình, mỗi trận đánh đều gặp nguy hiểm.

Binh pháp Tôn Tử dứt khóat là nguyên tắc chiến đấu cẩn thận, chuẩn bị không chu đáo, hoặc chưa có cơ hội thắng lợi, là không dễ chiến đấu.

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý đều là những đại tướng xuất thân từ văn nhân, bởi thế họ rất tuân thủ nguyên tắc của binh pháp, dựa vào suy nghĩ chuẩn bị mà không dựa vào trực giác và ứng biến. Hai đối thủ như vậy, giao đấu với nhau tự nhiên là rất để tâm, từng bước đều thận trọng.

Gia Cát Lượng về quân sự học, chẳng có thiên bẩm, ông ta là người khổ học mà có. Ngoài đọc thuộc binh pháp, ông ta trải qua khảo nghiệm gian khổ của chiến trường, tích lũy kinh nghiệm những lần chiến bại mà trưởng thành. Từ chiến dịch Đương Dương đến trận Xích Bích, có thể nói là giai đoạn ông ta đã trưởng thành rất nhiều.

Chinh phạt Nam Trung là sự đảm đang, một mình lần thứ nhất chỉ huy tác chiến, công tâm là đầu đã là nguyên tắc chiến tranh cao nhất của ông ta. Chiến sự ở đấy, có thể nói là “thực nghiệm lâm sàng” về binh pháp Tôn Tử.

Cuộc bắc phạt thứ nhất là thành công về chiến lược, mà chiến thuật thì thất bại, Gia Cát Lượng từ trong học tập giành được nhiều kinh nghiệm quý báu. Lần thứ hai, ba đều lấy dao mổ trâu giết gà, cũng là kinh nghiệm thành công thu được ờ thực tế. Đúng như ở trên đã nói, Gia Cát Lượng về kinh nghiệm thực tế vượt xa Tư Mã Ý cẩn thận tác chiến, không muốn giao đấu trực diện với Gia Cát Lượng.

Hai vị đại tướng này đều dựa vào đầu óc không dựa vào thế lực, có tính chất rất giống nhau, thực đáng được gọi là kỳ phùng địch thủ đối trận lão luyện vậy.

Cuộc bắc phạt lần thứ tư thứ năm, từ bề mặt mà xem sấm to mà mưa nhỏ, song từ “binh pháp học ” mà xem, lại là cuộc giao chiến trí tuệ mẫu mực. Đấy là điều vì sao Trần Thọ phê bình Gia Cát Lượng không giỏi ứng biến ở chiến trường, cũng là nguyên nhân chủ yếu nhất mà Tư Mã Ý khen Gia Cát Lượng kỳ tài vậy.

TRẦN VĂN ĐỨC

Chọn tập
Bình luận
1440
× sticky