Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 7 – Chương 24 – Phần 1

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

Mã Tắc bị giết, quân dân Thục Hán thương cảm một kẻ tài hoa, không thể không rơi lệ bi thương, đối với việc này không thể không dùng đại hình, tin rằng Gia Cát Lượng rất đỗi đau lòng.

1. Qui hoạch về chiến tuyến đông, tây

Năm Kiến Hưng thứ 5, vào tháng 3, Gia Cát Lượng dẫn quân bắc phạt vượt qua vùng Kiến Các tiến vào bồn địa Hán Trung, đến Dương Bình Quan giáp biên giới nước Ngụy, lập ra đại bản doanh, bày ra một tư thế sẽ từ Tần Lĩnh tấn công Tràng An.

Tần Lĩnh địa hình hiểm trở ắt phải dựa vào đường sàn đạo mới có thể tiến quân, muốn phát động đánh đột kích là chẳng thể được. Bởi thế Gia Cát Lượng phải dừng ở đấy, ở đại bản doanh một mặt phái người tu sửa lại đường sàn đạo tiến vào Tần Lĩnh, mặt khác thì để các đội quân tiến hành huấn luyện tác chiến trong núi, có ý đánh lừa sách lược phòng thủ của Tào Ngụy.

Nguỵ Minh đế Tào Tuấn nghe nói Gia Cát Lượng dẫn quân tiến vào Dương Bình Quan, bèn triệu tập hội nghị quân sự lớn, phán đóan Gia Cát Lượng sẽ dẫn quân qua Tà Cốc, tiến công Nam Trịnh, trực tiếp uy hiếp Tràng An.

Tán kỵ Tôn Tử nói: “Quan Trung địa thế hiểm yếu, dễ giữ mà khó đánh, nếu phái đại quân lên đây có thế gặp phải khó khăn dẫn quân bất lợi như Thái tổ (Tào Tháo) năm xưa, huống chi nay Đông Ngô và nước Thục đã liên hợp, nếu từ đông, tây chiến tuyến đánh lên phía bắc ắt sẽ tạo thành uy hiếp chúng ta, tuyệt đối không có thể xem thường…”.

Tôn Tử lại tiến một bước đề nghị với Tào Tuấn nên phái một viên đại tướng có năng lực tác chiến độc lập, cố thủ ở các nơi hiểm yếu, lấy sách lược “uy hiếp kẻ địch, trấn tĩnh biên cương”, không lâu nữa hai nước Ngô Thục sẽ mỏi mệt, đến lúc đó có thể thu được kết quả không đánh mà khuất phục được kẻ địch.

Đích xác, nếu như sách lược mà Gia Cát Lượng lựa chọn, đúng như phán đóan mà các đại thần Tào Ngụy đưa ra, như vậy thì theo đề nghị của Tôn Tử, chỉ cần Tào Ngụy phái một viên đại tướng, cậy hiểm mà giữ, nếu thế thì đối phương chẳng có biện pháp gì, trường kỳ mãi, ắt sẽ dẫn đến tướng mệt quân mỏi, sẽ dễ dàng bị Tào Ngụy đánh bại.

Song Gia Cát Lượng lại chẳng phải là một viên tướng dạng tầm thường, trong đầu óc tàng chứa những sách lược không dễ hiểu được. Chiến thuật chính mà ông ta lập ra, là Kỳ Sơn tiến vào Lũng Tây, nhằm chiếm lấy Lương Châu. Đối với Gia Cát Lượng mà nói, mục tiêu của bắc phạt lần thứ nhất thực ra là Lương Châu mà Tào Ngụy còn chưa tăng cường, việc phòng thủ cũng khá yếu. Chỉ cần trụ vững ở Lương Châu, lại phối hợp với quân lính ở Hán Trung, từ tây nam và tây bắc cùng giáp kích vào Quan Trung, cơ hội giành được thắng lợi sẽ rất lớn.

Song Gia Cát Lượng còn có một đội kỳ binh, tức là Mạnh Đạt đang giữ quận Tân Thành; dại bản doanh của Mạnh Đạt đặt ở thành Thượng Dong, phía bắc sông Hán Thủy. Nếu như ông ta khỏi nghĩa kịp thời, dẫn quân Gia Cát Lượng thẳng vào Tân Thành thì có thể một đòn chặt đứt được sự liên hệ giữa Lạc Dương và Tràng An. Khắp nửa phía tây khu Tư lệ có thể rơi vào tay Thục Hán, đến cả kinh thành Lạc Dương của Tào Ngụy cũng sẽ bị uy hiếp rất lớn, thậm chí phải dời đổi kinh thành, như vậy Thục Hán sẽ có thanh thế chính trị, giành được ưu thế tuyệt đối. Hơn nữa chỉ cần đánh chiếm được Tràng An, thì có thế chỉ một bước mà chiến được cả Lương Châu và Ung Châu, về chiến đấu đối mặt lâu dài, đối với Thục Hán là rất có lợi.

Bởi thế nước cờ Mạnh Đạt này rất quan trọng, tuyệt đối chẳng thể chủ quan. Gia Cát Lượng sau khi đến Hán Trung, dừng lại để luyện tập binh mã kéo dài đến nửa năm, chủ yếu là để đợi Mạnh Đạt, khiến ông ta nắm được cơ hội tốt, phản Ngụy mà về với Thục.

2. Mạnh Đạt kinh hoảng chẳng ngờ, lầm lẫn mất cơ hội lớn.

Chẳng qua Mạnh Đạt rốt cục là nho tướng chẳng có thực tài học, thiếu hiểu biết kĩ lưỡng. Tuy Gia Cát Lượng vẫn nhắc ông ta chớ khinh cử vọng động, nhất định phải nắm được cơ hội tốt nhất, mới phát động binh biến. Song Mạnh Đạt tựa hồ không nén được, vội vã nghĩ đến hoàn thành gấp nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm này. Bất chợt vào tháng 6 năm đó, Tào Tuấn theo đề nghị của Tôn Tử, phái Phiêu kỵ đại tướng quân Tư Mã Ý, Đô đốc hai châu Kinh, Dự đặt bộ tổng chỉ huy ở gần Uyển Thành. Uyển Thành cách Thượng Dong không xa, bởi thế Mạnh Đạt có phần lo lắng, không ngừng phái sứ giả báo cáo tình huống biến hóa với Gia Cát Lượng, một mặt cũng tăng cường điều động binh mã, chuẩn bị khởi nghĩa.

Cũng có thể do hành động vội vàng, cuối cùng dẫn đến sự nghi ngờ của Thái thú Ngụy Hưng là Thân Nghi ở gần đó. Thân Nghi và Mạnh Đạt vẫn bất hòa với nhau bởi thế có ý ngờ, ngầm dâng biểu mật báo ngờ rằng Mạnh Đạt có thông đồng với nước Thục. Tào Tuấn rất mến mộ phong độ nho tướng của Mạnh Đạt, lại không tin vào báo cáo của Thân Nghi, song bởi Tân Thành và Thượng Dong đều có đường cái thông với nước Thục, thực tế chẳng thể chủ quan, thế rồi ông lệnh cho Tư Mã Ý ngầm quan sát hành động của Mạnh Đạt.

Tư Mã Ý cố ý cho người đến thăm dò, nói phong phanh về những chuyện ấy, khiến Mạnh Đạt biết được Thân Nghi đã ngầm báo cáo về ông ta, để Mạnh Đạt kinh hãi. Nếu như chẳng có việc ấy, Mạnh Đạt nhất định sẽ công khai tự biện hộ; nếu như thực có việc ấy, Mạnh Đạt ắt sẽ hoảng sợ, mà lộ ra hành động sơ xuất. Mạnh Đạt được biết tin tức, quả nhiên rất hoảng sợ, Tư Mã Ý lại phái Tham quân Lương Kỳ, đưa một phong thư thăm hỏi do tự tay Tư Mã Ý viết, cố ý bày tỏ sự quan tâm đối với những tin loan truyền vừa rồi, lại khuyên Mạnh Đạt lên đường về triều đình, yết kiến Tào Tuấn, để bày tỏ rõ lòng mình.

Sau đó, Mạnh Đạt thiếu khí chất rất lấy làm hoang mang, ông ta nói chung không nghĩ đến sự ứng biến, chỉ nghĩ đến việc mau chóng phản biến về lại Thục. Ngay khi sứ giả của Tư Mã Ý vừa dời khỏi thành Thượng Dong, Mạnh Đạt lập tức phái người đưa thư đến Gia Cát Lượng, xin được phái quân tiếp ứng. Động tác này không thóat khỏi sự nhòm ngó của Tư Mã Ý, bởi thế ông ta phán đóan việc Mạnh Đạt tạo phản là có thực.

Mạnh Đạt cũng biết Tư Mã Ý ắt sẽ tăng cường giám sát ông ta, song ông ta thực tế không biết phải làm gì, cho nên chỉ biết mau chóng tiến hành khởi nghĩa. Trong thư gửi cho Gia Cát Lượng có nói: “Tư Mã Ý đóng quân ở Uyển Thành, cách Lạc Dương tám trăm dặm, cách Tân Thành một nghìn hai trăm dặm. Bởi Tư Mã Ý biết tôi khởi nghĩa, ắt sẽ báo cáo cho Tào Tuấn ở Lạc Dương, lại từ Tào Tuấn đưa ra mệnh lệnh chính thức, phái Tư Mã Y từ Uyển Thành dẫn quân đến đánh Tân Thành, nếu như vậy ít ra cũng phải mất một tháng trở lên. Đến lúc ấy, Mạnh Đạt sớm đã bố trí được phòng thủ ở Tân Thành. Ví như Tư Mã Ý dẫn đại quân đến, cũng chẳng phải lo lắng. Huống chi đối tượng phòng ngự của Tư Mã Ý, chủ yếu là Đông Ngô, lại thêm Tân Thành địa thế hiểm trở, vì thế chẳng thể trong thời gian ngắn mà đánh chiếm được ngay. Bởi thế, Tư Mã Ý để không ảnh hưởng đến công việc chính thức nhất định sẽ chỉ phái một viên tướng đến đó. Chỉ cần Tư Mã Ý không tự dẫn quân đến, thì quân Tào Ngụy tiễu phạt sẽ chẳng đông lắm”.

Thực ra, đấy chỉ là cách nghĩ chủ quan của Mạnh Đạt. Đối với một tướng lĩnh đảm đang, há sẽ ngại việc mà không có trách nhiệm như thế? Bởi thế khi Gia Cát Lượng nhận được phong thư này, không khỏi kinh hãi biến sắc, vội than rằng: “Rất chủ quan, rất thô thiển, Mạnh Đạt đã thuộc làu binh thư, há chẳng biết câu “tướng ngoài biên, mệnh lệnh có chỗ không theo”. Trong vùng cai quản của mình, có kẻ phản loạn, đâu có còn phải báo cáo với Hoàng đế mới có thể thảo phạt được, Mạnh Đạt sẽ thất bại bởi thủ đoạn của Tư Mã Ý.”

Gia Cát Lượng biết rõ nước cờ của Mạnh Đạt đã thất bại, bởi thế không hi vọng nữa. Ông cần phải giữ gìn thực lực, để tiến hành sắp xếp việc ở chiến tuyến phía tây, cho nên chỉ phái một đội quân đặc biệt đi tiếp ứng, gọi là đế cứu giúp cho Mạnh Đạt mà thôi. Quả nhiên không ra ngoài dự liệu, không đến nửa tháng, lại nhận đượctin khẩn cấp của Mạnh Đạt cho biết: “Xuất binh mới đến ngày thứ tám, chẳng ngờ Tư Mã Ý tự dẫn quân đến bao vây Thượng Dong trùng điệp, xin mau chóng mang quân cứu viện cho”. Thực ra, ví như Gia Cát Lượng có đến giúp, cũng chẳng thể được, nguyên do là quân lính đượcphái đến, bị ngăn cản ở đường Mộc Lan, nói chung chẳng thể tiến vào biên giới quận Tân Thành. Khi Mạnh Đạt khởi nghĩa, từng liên hệ với Tôn Quyền, hi vọng có được sự chi viện, Tôn Quyền cũng phái quân đến tiếp ứng, cũng bị cản lại ở phía tây thành An Kiều. Quân làm phản của Mạnh Đạt do tình hình chuẩn bị không chu đáo, hoàn toàn bị cô lập.

Mùa Xuân năm Kiến Hưng thứ 6, Tư Mã Ý hoàn thành việc bao vây Tân Thành, hạ lệnh tấn công. Mạnh Đạt thấy quân tiếp viện không đến, rất đỗi hoảng loạn, đội quân trước đây cùng đứng lên làm phản với ông và theo nhau ly khai. Bởi thế chỉ qua mười sáu ngày, quận Tân Thành đã mất, Mạnh Đạt bị chém chết, đạo quân bảy nghìn người của Mạnh Đạt vốn thân Thục Hán, toàn bộ bị điều về phương bắc. Kế hoạch đột kích chiến tuyến phía đông của Gia Cát Lượng đến đây hoàn toàn thất bại.

3. Đánh dài và đánh ngắn.

Xem ra Gia Cát Lượng ở Hán Trung, người lo lắng nhất là tướng giữ Trường An Hạ Hầu Mậu của Tào Ngụy. Hạ Hầu Mậu là con của Chinh tây tướng quân Hạ Hầu Uyên, Tào Tháo mến mộ tài cán của Hạ Hầu Uyên, sau khi Hạ Hầu Uyên tử trận ở Thiên Đãng Sơn thuộc Hán Trung, Tào Tháo rất thương người con côi là Hạ Hậu Mậu, đặc biệt lại mang con gái là công chúa Thanh Hà gả cho anh ta. Hạ Hầu Mậu đầu óc sáng suốt, giỏi văn chương và biện luận, bởi thế rất được Tào Phi ưa thích, lại cùng trong họ tộc, nên sau khi Tào Phi lên ngôi, được phong làm An tây tướng quân, Đô đốc Quan Trung trấn thủ Tràng An, cũng được lộc quan chức của Hạ Hầu Uyên (ngôi vị của Hạ Hầu Uyên do người con cả của Hạ Hậu Hành kế thừa).

Sau khi Mạnh Đạt khởi nghĩa thất bại, kế hoạch của Gia Cát Lượng ở đấy đành phải hủy bỏ. Song tại hội nghị quân sự lần thứ nhất ở đại bản doanh, chủ tướng của đạo quân bắc phạt tuyến đầu là Nguỵ Diên lại đưa ra ý kiến bất đồng, ông ta cho rằng nếu như vận dụng sách lược chính xác, sẽ có thể trực tiếp đột kích Tràng An, chiếm lấy khu Tư Lệ, hà tất phải đi vòng qua Lương Châu.

Nguỵ Diên lớn tiếng bày tỏ: “Nghe nói, Hạ Hầu Mâu là con rể của Tào Tháo, tuổi còn trẻ mà không hiểu chiến lược. Chỉ cần cho tôi năm nghìn tinh binh, và năm nghìn quân chi viện, tôi sẽ từ Bao Trung xuất phát, theo Tần Lĩnh nhằm hướng đông tấn công, từ hang Tý Ngọ mà tiến lên phía bắc, không đến mười ngày thì đến được Tràng An. Bởi đường ở đấy phần nhiều ở trong núi, cho nên Hạ Hầu Mậu chẳng thể biết được, đến khi ông ta phát hiện quân của tôi đã đến dưới thành ắt sẽ kinh hoàng vứt thành mà chạy. Chỉ cần chủ tướng chạy rồi, thành Tràng An phần lớn là văn quan, nói chung chẳng thể phòng thủ hữu hiệu được.

Lại rất quan trọng là thành Tràng An có lắm lương thực và vũ khí, nếu chúng ta chiếm được thì rất mau chóng tăng cường và phòng thủ. Kể như từ Lạc Dương có quân đến cứu viện, ít nhất phải hai mươi ngày, khi đó Thừa tướng cũng có đủ thời gian, dẫn quân qua Tà Cốc để hợp quân với tôi, như vậy Quan Trung hoàn toàn thuộc về chúng ta”.

Nguỵ Diên nói rất hùng hồn như vậy, tuy lý lẽ mạnh mẽ, thực ra trong đó có rất nhiều trắc trở. Quân Thục chưa thực sự giao chiến với Hạ Hầu Mậu, đã đánh giá thấp chủ tướng của đối phương như thế, cũng là rất mạo hiểm. Huống chi từ Tần Lĩnh đến phía bắc, ắt phải trải qua đường sàn đạo, dẫn một vạn quân hành quân qua con đường nguy hiểm, như vậy là rất mạo hiểm. Nếu chẳng thấy quân lính của mình hành quân sẽ dẫn đến sự chú ý của kẻ địch mà cứ cho rằng ở trong núi, kẻ địch không thể biết cách nghĩ như vậy cũng rất nông nổi. Năm xưa Hàn Tín công khai sửa đường sàn đạo, lại ngầm quân Trần Thương là vận dụng ngược lại sách lược này mà có thể thành công thuận lợi.

Rất phản đối kế hoạch của Ngụy Diên là tham mưu Dương Nghi, cá tính của ông ta rất tương phản với Ngụy Diên. Ngụy Diên ăn to nói lớn, làm việc hăng hái mà dũng mãnh, lại thiếu tư lự, Dương Nghi thì suy nghĩ tinh tế, rất có năng lực hành chính, cũng rất được Gia Cát Lượng tín nhiệm, song cũng muốn quyền lực rất lớn, thích sai khiến người khác. Các tướng thì một mặt tôn trọng Gia Cát Lượng, mặt khác cũng không phục năng lực của Dương Nghi, bởi thế phần đông vẫn có thể phối hợp được. Chỉ có Ngụy Diên vẫn mạo mạn và ngoan cố, giữa hai người thường có xung đột, khiến Gia Cát Lượng khá đau đầu.

Hôm đó, Dương Nghi phê phán kế hoạch của Ngụy Diên không hoàn chỉnh, khiến Ngụy Diên cơ hồ quá giận dữ tại chỗ. Gia Cát Lượng nghĩ đến năm nào Ngụy Diên được Lưu Bị phong làm Thái thú Hán Trung, đã nói những câu đại ngôn, biểu hiện được sự dũng mãnh, song bởi khéo dùng người nên đã không đả kích tinh thần hăng hái của ông ta. Thế rồi Gia Cát Lượng đưa mắt về phía Dương Nghi, có ý trách cứ, lại dùng lời an ủi Ngụy Diên, sau đó mới trực tiếp quyết định vẫn là lựa chọn kế hoạch nhằm phía tây đột kích vào Lương Châu. Kế hoạch của Gia Cát Lượng là không qua đường núi, mà lại từ Kỳ Sơn đánh vào Lũng Hữu, chiếm lấy vùng tinh hoa chủ yếu của Lương Châu, lại uy hiếp đến cả Tràng An. Bởi không để Tào Ngụy phán đóan ra mục tiêu thứ nhất của cuộc bắc phạt, hiển nhiên là Lương Châu cách đại bản doanh Hán Trung rất xa, Gia Cát Lượng chia quân làm hai đường, phái Trấn đông tướng quân Triệu Vân cẩn thận lại có kinh nghiệm tác chiến phong phú làm chủ sóai quân dự bị, tạo ra nghi binh ở chiến tuyến phía đông, còn mình thì bố trí quân ở Kỳ Sơn đánh vào các vị trí quan trọng ở Lương Châu như Nam An, Thiên Thủy và An Định.

Các nhà sử học sau này, bởi suy diễn từ sa bàn, thấy đường Tý Ngọ rất gần với Tràng An, mà phán đóan chiến thuật của Nguỵ Diên là rất ưu tú, thậm chí mượn đó mà phê bình Gia Cát Lượng thiếu năng lực ứng biến, thực ra là rất không công bằng vậy.

Lấy thực lực Tào Ngụy và Thục Hán mà so sánh, ví như có thể đột kích Tràng An thành công song nếu thực sự chiếm được vùng Quan Trung là Lương Châu, thì chẳng có đủ lực lượng giữ Tràng An lâu dài. Nếu Tào Ngụy làm vườn không nhà trống, đóng chặt cửa thành đối kháng với quân bắc phạt của Thục Hán ở khu Tư Lệ, ắt sẽ khiến cục diện chiến tranh rơi vào thế đông cứng, quân viễn chinh khó khăn về bổ trợ, chiến tuyến kéo dài, chẳng may Tào Ngụy tập kích ở hậu phương ắt sẽ nguy cấp đến sự sinh tồn của đội quân viễn chinh này.

Năm xưa Quan Vũ liên tục đánh phá quân Tào, bao vây ở Tương Phàn, nhìn thấy thành công trước mắt, nhưng hậu phương lại bị Lã Mông đột kích ở bản doanh, tinh thần viễn chinh lập tức suy sụp, thành ra toàn quân tan tác, lấy việc trước mà xem, chẳng phải bình luận gì thêm.

Sách lược này của Ngụy Diên giống như đánh bóng gậy, tuy có thể lập tức giành được một số thắng lợi, thậm chí thắng lợi lớn song xác suất thương tổn rất cao, nghiêm chỉnh mà nói đối với một đội quân yếu, đánh lâu dài là chiến thuật không khôn ngoan. Kế hoạch của bộ tham mưu Gia Cát Lượng có thể nói là chiến thuật đánh ngắn cưỡng bức dần dần, lợi dụng sự không chú ý của đối phương, đánh vào địa phương lơ là nhất, không cầu công lớn, chỉ cầu tiến lên được. Sau khi chiến thắng một thành lũy, lại tiến tiếp một bước, một lũy lại một lũy, cũng có thể rất gian khổ, tiêu hao mất nhiều thời gian, song lại là rất thực tiễn, không quá mạo hiểm. Gia Cát Lượng là như thế, biết suy nghĩ để giành được thắng lợi sau cùng, đấy là phát huy cao nhất tinh thần binh pháp Tôn Tử. Chiến thuật đánh ngắn thận trọng và cục bộ với tinh thần ‘‘tốc chiến”, đối với một đội quân thế yếu mà nói, đích xác là thích hợp.

Mã Tắc bị giết, quân dân Thục Hán thương cảm một kẻ tài hoa, không thể không rơi lệ bi thương, đối với việc này không thể không dùng đại hình, tin rằng Gia Cát Lượng rất đỗi đau lòng.

1. Qui hoạch về chiến tuyến đông, tây

Năm Kiến Hưng thứ 5, vào tháng 3, Gia Cát Lượng dẫn quân bắc phạt vượt qua vùng Kiến Các tiến vào bồn địa Hán Trung, đến Dương Bình Quan giáp biên giới nước Ngụy, lập ra đại bản doanh, bày ra một tư thế sẽ từ Tần Lĩnh tấn công Tràng An.

Tần Lĩnh địa hình hiểm trở ắt phải dựa vào đường sàn đạo mới có thể tiến quân, muốn phát động đánh đột kích là chẳng thể được. Bởi thế Gia Cát Lượng phải dừng ở đấy, ở đại bản doanh một mặt phái người tu sửa lại đường sàn đạo tiến vào Tần Lĩnh, mặt khác thì để các đội quân tiến hành huấn luyện tác chiến trong núi, có ý đánh lừa sách lược phòng thủ của Tào Ngụy.

Nguỵ Minh đế Tào Tuấn nghe nói Gia Cát Lượng dẫn quân tiến vào Dương Bình Quan, bèn triệu tập hội nghị quân sự lớn, phán đóan Gia Cát Lượng sẽ dẫn quân qua Tà Cốc, tiến công Nam Trịnh, trực tiếp uy hiếp Tràng An.

Tán kỵ Tôn Tử nói: “Quan Trung địa thế hiểm yếu, dễ giữ mà khó đánh, nếu phái đại quân lên đây có thế gặp phải khó khăn dẫn quân bất lợi như Thái tổ (Tào Tháo) năm xưa, huống chi nay Đông Ngô và nước Thục đã liên hợp, nếu từ đông, tây chiến tuyến đánh lên phía bắc ắt sẽ tạo thành uy hiếp chúng ta, tuyệt đối không có thể xem thường…”.

Tôn Tử lại tiến một bước đề nghị với Tào Tuấn nên phái một viên đại tướng có năng lực tác chiến độc lập, cố thủ ở các nơi hiểm yếu, lấy sách lược “uy hiếp kẻ địch, trấn tĩnh biên cương”, không lâu nữa hai nước Ngô Thục sẽ mỏi mệt, đến lúc đó có thể thu được kết quả không đánh mà khuất phục được kẻ địch.

Đích xác, nếu như sách lược mà Gia Cát Lượng lựa chọn, đúng như phán đóan mà các đại thần Tào Ngụy đưa ra, như vậy thì theo đề nghị của Tôn Tử, chỉ cần Tào Ngụy phái một viên đại tướng, cậy hiểm mà giữ, nếu thế thì đối phương chẳng có biện pháp gì, trường kỳ mãi, ắt sẽ dẫn đến tướng mệt quân mỏi, sẽ dễ dàng bị Tào Ngụy đánh bại.

Song Gia Cát Lượng lại chẳng phải là một viên tướng dạng tầm thường, trong đầu óc tàng chứa những sách lược không dễ hiểu được. Chiến thuật chính mà ông ta lập ra, là Kỳ Sơn tiến vào Lũng Tây, nhằm chiếm lấy Lương Châu. Đối với Gia Cát Lượng mà nói, mục tiêu của bắc phạt lần thứ nhất thực ra là Lương Châu mà Tào Ngụy còn chưa tăng cường, việc phòng thủ cũng khá yếu. Chỉ cần trụ vững ở Lương Châu, lại phối hợp với quân lính ở Hán Trung, từ tây nam và tây bắc cùng giáp kích vào Quan Trung, cơ hội giành được thắng lợi sẽ rất lớn.

Song Gia Cát Lượng còn có một đội kỳ binh, tức là Mạnh Đạt đang giữ quận Tân Thành; dại bản doanh của Mạnh Đạt đặt ở thành Thượng Dong, phía bắc sông Hán Thủy. Nếu như ông ta khỏi nghĩa kịp thời, dẫn quân Gia Cát Lượng thẳng vào Tân Thành thì có thể một đòn chặt đứt được sự liên hệ giữa Lạc Dương và Tràng An. Khắp nửa phía tây khu Tư lệ có thể rơi vào tay Thục Hán, đến cả kinh thành Lạc Dương của Tào Ngụy cũng sẽ bị uy hiếp rất lớn, thậm chí phải dời đổi kinh thành, như vậy Thục Hán sẽ có thanh thế chính trị, giành được ưu thế tuyệt đối. Hơn nữa chỉ cần đánh chiếm được Tràng An, thì có thế chỉ một bước mà chiến được cả Lương Châu và Ung Châu, về chiến đấu đối mặt lâu dài, đối với Thục Hán là rất có lợi.

Bởi thế nước cờ Mạnh Đạt này rất quan trọng, tuyệt đối chẳng thể chủ quan. Gia Cát Lượng sau khi đến Hán Trung, dừng lại để luyện tập binh mã kéo dài đến nửa năm, chủ yếu là để đợi Mạnh Đạt, khiến ông ta nắm được cơ hội tốt, phản Ngụy mà về với Thục.

2. Mạnh Đạt kinh hoảng chẳng ngờ, lầm lẫn mất cơ hội lớn.

Chẳng qua Mạnh Đạt rốt cục là nho tướng chẳng có thực tài học, thiếu hiểu biết kĩ lưỡng. Tuy Gia Cát Lượng vẫn nhắc ông ta chớ khinh cử vọng động, nhất định phải nắm được cơ hội tốt nhất, mới phát động binh biến. Song Mạnh Đạt tựa hồ không nén được, vội vã nghĩ đến hoàn thành gấp nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm này. Bất chợt vào tháng 6 năm đó, Tào Tuấn theo đề nghị của Tôn Tử, phái Phiêu kỵ đại tướng quân Tư Mã Ý, Đô đốc hai châu Kinh, Dự đặt bộ tổng chỉ huy ở gần Uyển Thành. Uyển Thành cách Thượng Dong không xa, bởi thế Mạnh Đạt có phần lo lắng, không ngừng phái sứ giả báo cáo tình huống biến hóa với Gia Cát Lượng, một mặt cũng tăng cường điều động binh mã, chuẩn bị khởi nghĩa.

Cũng có thể do hành động vội vàng, cuối cùng dẫn đến sự nghi ngờ của Thái thú Ngụy Hưng là Thân Nghi ở gần đó. Thân Nghi và Mạnh Đạt vẫn bất hòa với nhau bởi thế có ý ngờ, ngầm dâng biểu mật báo ngờ rằng Mạnh Đạt có thông đồng với nước Thục. Tào Tuấn rất mến mộ phong độ nho tướng của Mạnh Đạt, lại không tin vào báo cáo của Thân Nghi, song bởi Tân Thành và Thượng Dong đều có đường cái thông với nước Thục, thực tế chẳng thể chủ quan, thế rồi ông lệnh cho Tư Mã Ý ngầm quan sát hành động của Mạnh Đạt.

Tư Mã Ý cố ý cho người đến thăm dò, nói phong phanh về những chuyện ấy, khiến Mạnh Đạt biết được Thân Nghi đã ngầm báo cáo về ông ta, để Mạnh Đạt kinh hãi. Nếu như chẳng có việc ấy, Mạnh Đạt nhất định sẽ công khai tự biện hộ; nếu như thực có việc ấy, Mạnh Đạt ắt sẽ hoảng sợ, mà lộ ra hành động sơ xuất. Mạnh Đạt được biết tin tức, quả nhiên rất hoảng sợ, Tư Mã Ý lại phái Tham quân Lương Kỳ, đưa một phong thư thăm hỏi do tự tay Tư Mã Ý viết, cố ý bày tỏ sự quan tâm đối với những tin loan truyền vừa rồi, lại khuyên Mạnh Đạt lên đường về triều đình, yết kiến Tào Tuấn, để bày tỏ rõ lòng mình.

Sau đó, Mạnh Đạt thiếu khí chất rất lấy làm hoang mang, ông ta nói chung không nghĩ đến sự ứng biến, chỉ nghĩ đến việc mau chóng phản biến về lại Thục. Ngay khi sứ giả của Tư Mã Ý vừa dời khỏi thành Thượng Dong, Mạnh Đạt lập tức phái người đưa thư đến Gia Cát Lượng, xin được phái quân tiếp ứng. Động tác này không thóat khỏi sự nhòm ngó của Tư Mã Ý, bởi thế ông ta phán đóan việc Mạnh Đạt tạo phản là có thực.

Mạnh Đạt cũng biết Tư Mã Ý ắt sẽ tăng cường giám sát ông ta, song ông ta thực tế không biết phải làm gì, cho nên chỉ biết mau chóng tiến hành khởi nghĩa. Trong thư gửi cho Gia Cát Lượng có nói: “Tư Mã Ý đóng quân ở Uyển Thành, cách Lạc Dương tám trăm dặm, cách Tân Thành một nghìn hai trăm dặm. Bởi Tư Mã Ý biết tôi khởi nghĩa, ắt sẽ báo cáo cho Tào Tuấn ở Lạc Dương, lại từ Tào Tuấn đưa ra mệnh lệnh chính thức, phái Tư Mã Y từ Uyển Thành dẫn quân đến đánh Tân Thành, nếu như vậy ít ra cũng phải mất một tháng trở lên. Đến lúc ấy, Mạnh Đạt sớm đã bố trí được phòng thủ ở Tân Thành. Ví như Tư Mã Ý dẫn đại quân đến, cũng chẳng phải lo lắng. Huống chi đối tượng phòng ngự của Tư Mã Ý, chủ yếu là Đông Ngô, lại thêm Tân Thành địa thế hiểm trở, vì thế chẳng thể trong thời gian ngắn mà đánh chiếm được ngay. Bởi thế, Tư Mã Ý để không ảnh hưởng đến công việc chính thức nhất định sẽ chỉ phái một viên tướng đến đó. Chỉ cần Tư Mã Ý không tự dẫn quân đến, thì quân Tào Ngụy tiễu phạt sẽ chẳng đông lắm”.

Thực ra, đấy chỉ là cách nghĩ chủ quan của Mạnh Đạt. Đối với một tướng lĩnh đảm đang, há sẽ ngại việc mà không có trách nhiệm như thế? Bởi thế khi Gia Cát Lượng nhận được phong thư này, không khỏi kinh hãi biến sắc, vội than rằng: “Rất chủ quan, rất thô thiển, Mạnh Đạt đã thuộc làu binh thư, há chẳng biết câu “tướng ngoài biên, mệnh lệnh có chỗ không theo”. Trong vùng cai quản của mình, có kẻ phản loạn, đâu có còn phải báo cáo với Hoàng đế mới có thể thảo phạt được, Mạnh Đạt sẽ thất bại bởi thủ đoạn của Tư Mã Ý.”

Gia Cát Lượng biết rõ nước cờ của Mạnh Đạt đã thất bại, bởi thế không hi vọng nữa. Ông cần phải giữ gìn thực lực, để tiến hành sắp xếp việc ở chiến tuyến phía tây, cho nên chỉ phái một đội quân đặc biệt đi tiếp ứng, gọi là đế cứu giúp cho Mạnh Đạt mà thôi. Quả nhiên không ra ngoài dự liệu, không đến nửa tháng, lại nhận đượctin khẩn cấp của Mạnh Đạt cho biết: “Xuất binh mới đến ngày thứ tám, chẳng ngờ Tư Mã Ý tự dẫn quân đến bao vây Thượng Dong trùng điệp, xin mau chóng mang quân cứu viện cho”. Thực ra, ví như Gia Cát Lượng có đến giúp, cũng chẳng thể được, nguyên do là quân lính đượcphái đến, bị ngăn cản ở đường Mộc Lan, nói chung chẳng thể tiến vào biên giới quận Tân Thành. Khi Mạnh Đạt khởi nghĩa, từng liên hệ với Tôn Quyền, hi vọng có được sự chi viện, Tôn Quyền cũng phái quân đến tiếp ứng, cũng bị cản lại ở phía tây thành An Kiều. Quân làm phản của Mạnh Đạt do tình hình chuẩn bị không chu đáo, hoàn toàn bị cô lập.

Mùa Xuân năm Kiến Hưng thứ 6, Tư Mã Ý hoàn thành việc bao vây Tân Thành, hạ lệnh tấn công. Mạnh Đạt thấy quân tiếp viện không đến, rất đỗi hoảng loạn, đội quân trước đây cùng đứng lên làm phản với ông và theo nhau ly khai. Bởi thế chỉ qua mười sáu ngày, quận Tân Thành đã mất, Mạnh Đạt bị chém chết, đạo quân bảy nghìn người của Mạnh Đạt vốn thân Thục Hán, toàn bộ bị điều về phương bắc. Kế hoạch đột kích chiến tuyến phía đông của Gia Cát Lượng đến đây hoàn toàn thất bại.

3. Đánh dài và đánh ngắn.

Xem ra Gia Cát Lượng ở Hán Trung, người lo lắng nhất là tướng giữ Trường An Hạ Hầu Mậu của Tào Ngụy. Hạ Hầu Mậu là con của Chinh tây tướng quân Hạ Hầu Uyên, Tào Tháo mến mộ tài cán của Hạ Hầu Uyên, sau khi Hạ Hầu Uyên tử trận ở Thiên Đãng Sơn thuộc Hán Trung, Tào Tháo rất thương người con côi là Hạ Hậu Mậu, đặc biệt lại mang con gái là công chúa Thanh Hà gả cho anh ta. Hạ Hầu Mậu đầu óc sáng suốt, giỏi văn chương và biện luận, bởi thế rất được Tào Phi ưa thích, lại cùng trong họ tộc, nên sau khi Tào Phi lên ngôi, được phong làm An tây tướng quân, Đô đốc Quan Trung trấn thủ Tràng An, cũng được lộc quan chức của Hạ Hầu Uyên (ngôi vị của Hạ Hầu Uyên do người con cả của Hạ Hậu Hành kế thừa).

Sau khi Mạnh Đạt khởi nghĩa thất bại, kế hoạch của Gia Cát Lượng ở đấy đành phải hủy bỏ. Song tại hội nghị quân sự lần thứ nhất ở đại bản doanh, chủ tướng của đạo quân bắc phạt tuyến đầu là Nguỵ Diên lại đưa ra ý kiến bất đồng, ông ta cho rằng nếu như vận dụng sách lược chính xác, sẽ có thể trực tiếp đột kích Tràng An, chiếm lấy khu Tư Lệ, hà tất phải đi vòng qua Lương Châu.

Nguỵ Diên lớn tiếng bày tỏ: “Nghe nói, Hạ Hầu Mâu là con rể của Tào Tháo, tuổi còn trẻ mà không hiểu chiến lược. Chỉ cần cho tôi năm nghìn tinh binh, và năm nghìn quân chi viện, tôi sẽ từ Bao Trung xuất phát, theo Tần Lĩnh nhằm hướng đông tấn công, từ hang Tý Ngọ mà tiến lên phía bắc, không đến mười ngày thì đến được Tràng An. Bởi đường ở đấy phần nhiều ở trong núi, cho nên Hạ Hầu Mậu chẳng thể biết được, đến khi ông ta phát hiện quân của tôi đã đến dưới thành ắt sẽ kinh hoàng vứt thành mà chạy. Chỉ cần chủ tướng chạy rồi, thành Tràng An phần lớn là văn quan, nói chung chẳng thể phòng thủ hữu hiệu được.

Lại rất quan trọng là thành Tràng An có lắm lương thực và vũ khí, nếu chúng ta chiếm được thì rất mau chóng tăng cường và phòng thủ. Kể như từ Lạc Dương có quân đến cứu viện, ít nhất phải hai mươi ngày, khi đó Thừa tướng cũng có đủ thời gian, dẫn quân qua Tà Cốc để hợp quân với tôi, như vậy Quan Trung hoàn toàn thuộc về chúng ta”.

Nguỵ Diên nói rất hùng hồn như vậy, tuy lý lẽ mạnh mẽ, thực ra trong đó có rất nhiều trắc trở. Quân Thục chưa thực sự giao chiến với Hạ Hầu Mậu, đã đánh giá thấp chủ tướng của đối phương như thế, cũng là rất mạo hiểm. Huống chi từ Tần Lĩnh đến phía bắc, ắt phải trải qua đường sàn đạo, dẫn một vạn quân hành quân qua con đường nguy hiểm, như vậy là rất mạo hiểm. Nếu chẳng thấy quân lính của mình hành quân sẽ dẫn đến sự chú ý của kẻ địch mà cứ cho rằng ở trong núi, kẻ địch không thể biết cách nghĩ như vậy cũng rất nông nổi. Năm xưa Hàn Tín công khai sửa đường sàn đạo, lại ngầm quân Trần Thương là vận dụng ngược lại sách lược này mà có thể thành công thuận lợi.

Rất phản đối kế hoạch của Ngụy Diên là tham mưu Dương Nghi, cá tính của ông ta rất tương phản với Ngụy Diên. Ngụy Diên ăn to nói lớn, làm việc hăng hái mà dũng mãnh, lại thiếu tư lự, Dương Nghi thì suy nghĩ tinh tế, rất có năng lực hành chính, cũng rất được Gia Cát Lượng tín nhiệm, song cũng muốn quyền lực rất lớn, thích sai khiến người khác. Các tướng thì một mặt tôn trọng Gia Cát Lượng, mặt khác cũng không phục năng lực của Dương Nghi, bởi thế phần đông vẫn có thể phối hợp được. Chỉ có Ngụy Diên vẫn mạo mạn và ngoan cố, giữa hai người thường có xung đột, khiến Gia Cát Lượng khá đau đầu.

Hôm đó, Dương Nghi phê phán kế hoạch của Ngụy Diên không hoàn chỉnh, khiến Ngụy Diên cơ hồ quá giận dữ tại chỗ. Gia Cát Lượng nghĩ đến năm nào Ngụy Diên được Lưu Bị phong làm Thái thú Hán Trung, đã nói những câu đại ngôn, biểu hiện được sự dũng mãnh, song bởi khéo dùng người nên đã không đả kích tinh thần hăng hái của ông ta. Thế rồi Gia Cát Lượng đưa mắt về phía Dương Nghi, có ý trách cứ, lại dùng lời an ủi Ngụy Diên, sau đó mới trực tiếp quyết định vẫn là lựa chọn kế hoạch nhằm phía tây đột kích vào Lương Châu. Kế hoạch của Gia Cát Lượng là không qua đường núi, mà lại từ Kỳ Sơn đánh vào Lũng Hữu, chiếm lấy vùng tinh hoa chủ yếu của Lương Châu, lại uy hiếp đến cả Tràng An. Bởi không để Tào Ngụy phán đóan ra mục tiêu thứ nhất của cuộc bắc phạt, hiển nhiên là Lương Châu cách đại bản doanh Hán Trung rất xa, Gia Cát Lượng chia quân làm hai đường, phái Trấn đông tướng quân Triệu Vân cẩn thận lại có kinh nghiệm tác chiến phong phú làm chủ sóai quân dự bị, tạo ra nghi binh ở chiến tuyến phía đông, còn mình thì bố trí quân ở Kỳ Sơn đánh vào các vị trí quan trọng ở Lương Châu như Nam An, Thiên Thủy và An Định.

Các nhà sử học sau này, bởi suy diễn từ sa bàn, thấy đường Tý Ngọ rất gần với Tràng An, mà phán đóan chiến thuật của Nguỵ Diên là rất ưu tú, thậm chí mượn đó mà phê bình Gia Cát Lượng thiếu năng lực ứng biến, thực ra là rất không công bằng vậy.

Lấy thực lực Tào Ngụy và Thục Hán mà so sánh, ví như có thể đột kích Tràng An thành công song nếu thực sự chiếm được vùng Quan Trung là Lương Châu, thì chẳng có đủ lực lượng giữ Tràng An lâu dài. Nếu Tào Ngụy làm vườn không nhà trống, đóng chặt cửa thành đối kháng với quân bắc phạt của Thục Hán ở khu Tư Lệ, ắt sẽ khiến cục diện chiến tranh rơi vào thế đông cứng, quân viễn chinh khó khăn về bổ trợ, chiến tuyến kéo dài, chẳng may Tào Ngụy tập kích ở hậu phương ắt sẽ nguy cấp đến sự sinh tồn của đội quân viễn chinh này.

Năm xưa Quan Vũ liên tục đánh phá quân Tào, bao vây ở Tương Phàn, nhìn thấy thành công trước mắt, nhưng hậu phương lại bị Lã Mông đột kích ở bản doanh, tinh thần viễn chinh lập tức suy sụp, thành ra toàn quân tan tác, lấy việc trước mà xem, chẳng phải bình luận gì thêm.

Sách lược này của Ngụy Diên giống như đánh bóng gậy, tuy có thể lập tức giành được một số thắng lợi, thậm chí thắng lợi lớn song xác suất thương tổn rất cao, nghiêm chỉnh mà nói đối với một đội quân yếu, đánh lâu dài là chiến thuật không khôn ngoan. Kế hoạch của bộ tham mưu Gia Cát Lượng có thể nói là chiến thuật đánh ngắn cưỡng bức dần dần, lợi dụng sự không chú ý của đối phương, đánh vào địa phương lơ là nhất, không cầu công lớn, chỉ cầu tiến lên được. Sau khi chiến thắng một thành lũy, lại tiến tiếp một bước, một lũy lại một lũy, cũng có thể rất gian khổ, tiêu hao mất nhiều thời gian, song lại là rất thực tiễn, không quá mạo hiểm. Gia Cát Lượng là như thế, biết suy nghĩ để giành được thắng lợi sau cùng, đấy là phát huy cao nhất tinh thần binh pháp Tôn Tử. Chiến thuật đánh ngắn thận trọng và cục bộ với tinh thần ‘‘tốc chiến”, đối với một đội quân thế yếu mà nói, đích xác là thích hợp.

Chọn tập
Bình luận
1440
× sticky