Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 2 – Chương 8 – Phần 1

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

Theo sử liệu ghi chép, chuyện “Mượn Kinh Châu” khi truyền đến phương bắc.

Tào Tháo đang viết chữ, để bút rơi xuống đất.

Sự liên hợp của Tôn – Lưu, đã khiến cho Tào Tháo không thể không thấy hùng tâm thống nhất Trung Quốc của mình đã chết.

1. Ngoài mặt thì quân tử trong bụng thì ngấm ngầm.

Ở trận Xích Bích thế lực của Tào Tháo bị đuổi khỏi lưu vực Trường Giang, hi vọng thống nhất Trung Quốc trong một thời gian ngắn trở nên vô vọng. Song hai bên Tôn – Lưu vừa thắng trận, lại bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn tranh giành với nhau.

Sau khi chiến dịch Giang Lăng kết thúc, chính quyền Giang Đông của Tôn Quyền càng được củng cố. Đối với việc Lưu Bị nhân cơ hội mà đánh chiếm Nam quận vẫn thường bất mãn, song bởi sợ Tào Tháo nhân mâu thuẫn của hai bên Tôn Lưu mà lại kéo đến xâm lược, Tôn Quyền chưa có hành động gì can thiệp cụ thể, chỉ lập tức bổ nhiệm Chu Du làm Thái thú Nam quận, tổng binh trấn thủ Giang Lăng, Trình Phổ làm Thái thú Giang Hạ biểu thị ý đồ tích cực chiếm Kinh Châu.

Về phía Lưu Bị cũng không vừa, bởi Lưu Kỳ là Thái thú Kinh Châu, Lưu Bị vẫn giữ lý lẽ mà cai quản các vùng đất ở Nam quận, theo đề nghị của Gia Cát Lượng, Lưu Bị dâng thư lên triều đình; cử Tôn Quyền làm Xa kỵ tướng quân, giữ chức Từ Châu mục biểu thị hi vọng rõ ràng Tôn Quyền sẽ phát triển sự nghiệp ở đông bắc.

Song Tôn Quyền cũng chẳng kém, theo đề nghị của Chu Du và Lỗ Túc, chuyển hướng phát triển xuống Lĩnh Nam, rất mau chóng chiếm được Giao Châu và một phần Quảng Châu, cùng với bốn quận phía nam Kinh Châu, tạo thành thế bao vây từ hai phía đông và nam.

Hai bên đối đáp nhau, ngoài mặt tuy vẫn duy trì phong độ quân tử, lấy lễ mà tiếp đãi, song ngấm ngầm thủ đoạn với nhau sâu sắc hơn.

Lúc ấy đại tướng quân Tào là Lôi Tư làm binh biến ở quận Lư Giang, bị Hạ Hầu Uyên đánh phá, đành đem mấy vạn quân theo về với Lưu Bị, khiến quân lực của Lưu Bị càng thêm mạnh, Tôn Quyền muốn động binh cũng chẳng phải dễ dàng gì.

Kẻ chịu nhiều gian khổ nhất phải kể là Lỗ Túc. Chu Du trong chiến dịch Xích Bích, đã thấy Lưu Bị mau chóng khuyếch trương, có ý lo ngại, sau trở thành lãnh tụ của phái Chim Ưng ngăn cản thế lực của Lưu Bị. Bởi thế duy trì quan hệ Tôn – Lưu, chỉ còn một mình Lỗ Túc đơn thương độc mã. Song Lỗ Túc là người cứng cỏi, giữ vững nguyên tắc, ông ta không vì tình thế thay đổi mà chán nản, lại càng cố gắng dung hòa ý kiến đôi bên. Lúc ấy người duy nhất có thể giúp đỡ, an ủi ông ta một chút chính là Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng tuy quan tâm lấy trận doanh làm cơ bản sinh tồn mà hăng hái khuyếch trương, song “thân Ngô chống Tào” là quốc sách cơ bản rất quan trọng của ông ta, cho nên ông ta cũng không muốn thấy hai bên Tôn – Lưu đổi bạn thành thù, cho nên cô gắng hết sức để hòa hợp thuyết phục, sưu tầm công thức chung mà hai bên cùng có thể tiếp thu.

Vấn đề quan trọng hàng đầu lúc này lại là chuyện Lưu Kỳ ngã bệnh từ trần. Theo sách lược của Gia Cát Lượng, các quận huyện và tướng lĩnh phía nam Kinh Châu, cùng tuyên thệ ủng hộ Lưu Bị kế nhiệm chức Kinh Châu mục. Lưu Bị cũng nhân cơ hội này mà đóng dinh ở Du Giang Khẩu (nay là tỉnh Hồ Bắc), đổi tên là quận Công An, tạm thời là trung tâm điều hành của Kinh Châu. Sau việc này, Tôn Quyền càng không yên tâm, Chu Du ở Giang Lăng cũng triển khai tư thế sẵn sàng can thiệp quân sự. Lỗ Túc phải vội vàng tìm gặp Gia Cát Lượng, hi vọng hai bên tiến hành thương lượng, cho Tôn Quyền và Chu Du yên tâm, để tránh một cuộc xung đột không cần thiết xảy ra.

Gia Cát Lượng cũng không muốn hai bên trở mặt, bởi thế cố thuyết phục Lưu Bị, mềm dẻo để đạt lợi ích thực tế, thừa nhận Nam quận thuộc quyền cai quản của Tôn Quyền, song trước mắt tạm thời cho Lưu Bị mượn đất ở. Nói cách khác, Chu Du trở thành Thái thú Nam quận trên danh nghĩa, song Tôn Quyền cũng phải thừa nhận địa vị của Lưu Bị ở Công An.

2. Đối kháng – Hòa đàm – Mỹ nhân kế.

Vào giai đoạn này, ở những dinh sở cũ của Lưu Biểu tại bắc Kinh Châu, theo lời hiệu triệu của Hoàng Trung và Ngụy Diên, theo nhau ly khai Tào Nhân ở Tương Dương thành, vượt qua vùng Giang Lăng thuộc Chu Du, về nam đi theo Lưu Bị, khiến cho quân thế của Lưu Bị mạnh lên không ít.

Để tăng cường quan hệ Tôn – Lưu, Lỗ Túc chủ trương hai bên qua hôn nhân mà thêm gắn bó. Bởi vợ cả của Lưu Bị là Cam phu nhân mới từ trần, Ngô Quyền được sự đồng ý của Thái phu nhân, đem người em gái chưa đến hai mươi tuổi gả cho Lưu Bị đã bốn mươi chín tuổi, để ổn định quan hệ chính trị giữa hai bên. Tam quốc chí có chép về việc này: “Tôn Quyền có ý giao hảo, đem em gái gả cho Lưu Bị”.

Em gái của Tôn Quyền, “Tam quốc diễn nghĩa” gọi là Tôn Nhân, có khi còn gọi là Tôn Thượng Hương. Nghe nói người con gái ấy cũng di truyền tinh thần thượng võ của phụ huynh. Tuy lớn lên khá xinh đẹp, song cá tính cứng cỏi, năm gần hai mươi tuổi vẫn chưa xuất giá (ở xã hội cổ đại Trung Quốc đã kể là cao số) gặp được Lưu Bị là khách anh hùng, kể như là sự phối hợp tuyệt đẹp, song cuộc hôn nhân chính trị này lại không có hạnh phúc. Sau thời gian Lưu Bị vào đất Thục, Tôn Quyền mang Tôn phu nhân về đất Ngô, còn chuẩn bị mang theo A Đẩu là con trưởng của Lưu Bị, may mà Triệu Vân, Trương Phi chặn đường thủy, cứu được A Đẩu. Song quan hệ liên minh Tôn – Lưu đến đây cơ hồ như chấm dứt.

Bởi ổn định việc điểu hành ở nam Kinh Châu, Lưu Bị bổ nhiệm Gia Cát Lượng là Trung lang tướng, đốc lý các quận Linh Lăng, Quế Dương, Trường Sa. Gia Cát Lượng chỉ huy ở trung tâm, đặt đại bản doanh ở Lâm Trưng (nay thuộc tỉnh Hồ Nam), Lâm Trưng ở giữa ba quận, thuận tiện giao thông qua lại. Vai diễn của Gia Cát Lượng lúc ấy, cũng giống như Tiêu Hà thời kỳ ở Hán Trung và Quan Trung, chủ yếu ở việc lo liệu tích trữ lương thảo, đáp ứng nhu cầu của Lưu Bị.

Ở phía nam bốn quận này, có một số dân tộc thiểu số sinh sống, ghi chép của quan phủ thường gọi là Man tộc. Từ thời Tần Hán trở lại, triều đình đặt quận huyện thống trị ở đó; bởi “trời thì cao mà hoàng đế thì xa”, các quan lại ở đây đã bóc lột dân lành một cách tàn khốc thậm chí còn tàn sát hàng loạt khi họ chống lại. Thù hận chất chồng, những dân tộc thiểu số này thường đứng lên đấu tranh vũ trang, tạo thành sự bất bình.

Các quan lại hành chính cũ thường nói đến pháp trị, nghiêm khắc trừng trị bạo loạn, song nhìn chung vẫn loạn lạc triền miên, chỉ trấn áp được nhất thời mà không thể chữa được gốc bệnh. Gia Cát Lượng sau khi tiếp quản ba quận phía nam đã thay đổi tác phong; “Tam quốc chí” có chép, ông ta lấy thái độ khoan dung, dùng chính sách “phủ dụ” đối với “Man tộc”, làm cho cục diện hỗn loạn mau chóng được bình ổn lại. Trong “Long Trung Sách” có nhắc đến “Nam phủ di việt”, chính sách đó bưốc đầu được thực hiện cụ thể ở đây.

Năm Kiến An thứ 15, Lưu Bị đã ổn định được chính quyền ở Công An, song Chu Du đóng đồn ở Giang Lăng gần đó, không nghi ngờ gì là một áp lực lớn đối với Lưu Bị; phát triển lên bắc thì chẳng thể được, về phía nam hoặc tây thì đều vấp phải Chu Du; bởi thế muốn đến Giang Đông thương lượng với Tôn Quyền, hi vọng sát nhập Giang Lăng vào vùng đất mà Lưu Bị cai quản, đấy chính là sự kiện lịch sử gọi là “mượn Kinh Châu”.

Gia Cát Lượng thấy tâm lý Lưu Bị bất an, thể hiện rất rõ ràng, huống chi quy hoạch của “Long Trung Sách” bước tiếptheo là tây tiến sang Ích Châu. Song vướng nỗi Chu Du đang trấn thủ ở Giang Lăng, tất cả kế hoạch về căn bản không có khả năng thực hành. Lưu Bị phải đích thân đến Đông Ngô đàm phán, tựa hồ rất chi nguy hiểm song ông ta cũng chưa tìm thấy phương pháp gì cụ thể để giải quyết, Lưu Bị và Tôn Quyền ít ra cũng là chỗ thân thiết, nếu như việc giao thiệp có thành công ở mức nào, Gia Cát Lượng cũng chưa lường hết, cho nên ông ta chỉ có thể “khuyến cáo” về phương thức, hi vọng Lưu Bị sẽ xem xét cẩn thận.

Thái độ của Lưu Bị lại là khá cương quyết; ông ta cho rằng Tôn Quyền thực ra vẫn đau đầu với phương bắc, bị Tào Tháo uy hiếp, Tôn Quyền vẫn muôn có sự viện trợ, cho nên không cho rằng Đông Ngô sẽ đưa ra những điều “bất lợi” cho hành động của mình. Gia Cát Lượng tuy trong bụng không yên tâm, cũng không thể cản trở nổi ông ta, đành gửi gắm cả ở viên tùy tùng, dặn có chuyện gì phải tìm ngay Lỗ Túc, đối với sự phản ứng của Chu Du, phải luôn đặc biệt chú ý.

Lưu Bị một mình hội kiến với Tôn Quyền ở Kinh Khẩu (thuộc tỉnh Giang Tô) tuy đã thành thân thích song hai vị hào kiệt này mới lần đầu giáp mặt, đều không tránh khỏi có ý ngưỡng mộ nhau; Tôn Quyền lấy lễ thủ trưởng châu quận mà khỏan đãi Lưu Bị.

Không như Gia Cát Lượng trù liệu, khi Lưu Bị đề xuất vấn đề mượn Kinh Châu, Tôn Quyền sẽ lập tức phản ứng; ông ta không dễ từ chối trước mắt, đành đẩy vấn đề về phía Chu Du. Giang Lăng là nơi mà Chu Du đã liều mình cướp được, nên để ông ta chuyển giao Giang Lăng, ít ra cũng phải để ông ta đồng ý một cách tình nguyện. Bởi thế đáp lại yêu cầu mà Lưu Bị đưa ra, Tôn Quyền đã ủy thác cả cho Chu Du.

Chu Du khi nghe Tôn Quyền nói về việc ấy tự nhiên kiên quyết phản đối; ông ta còn lập tức đề nghị với Tôn Quyền rằng:

“Lưu Bị có tư thế kiêu hùng, mà lại có Quan Vũ, Trương Phi như hổ như gấu, ắt chẳng thể ở vị trí luồn cúi người khác lâu dài. Bởi thế, tôi cho rằng tốt nhất là cầm chân Lưu Bị ở Đông Ngô, ban cho ông ta cung thất đẹp nhất, cấp cho ông ta nhiều mỹ nữ giỏi múa hát để làm vui tai mắt. Lưu Bị lâu ngày xa cách Quan Vũ và Trương Phi khiến những người ấy không gắn bó nữa, Chu Du tôi có thể nhân cơ hội ấy thu lại bốn quận phía nam. Nếu như đưa Giang Lăng cho Lưu Bị để ba người này tụ họp ở đấy, sợ rằng giống như Giao Long gặp mưa lành, cuối cùng chẳng chịu ở trong ao nữa”.

“Tam quốc diễn nghĩa” miêu tả Chu Du dùng em gái Tôn Quyền để giam lỏng Lưu Bị, kỳ thực đại khái là phong tỏa mà dần dần làm cho hủ bại. Tôn phu nhân khi theo chồng về đất Công An, Chu Du về căn bản không thể hiện ý kiến gì; “Tam quốc chí” có chép, việc đem em gái ra để củng cố tình thân đôi bên và Chu Du có đề nghị ra sao, chẳng qua là khẩu khí của phái Diều Hâu mà thôi, còn trong bụng ông ta cũng đã rõ, Tôn Quyền nặng về nhìn nhận đại cục chẳng thể nhân khả năng này mà phá hoại sách lược “đoàn kết”.

Song Tôn Quyền cho rằng liệu định của Chu Du cũng cao kiến; ông ta triệu tập đại diện của phái Diều Hâu là Thái thú Lã Phạm và đại diện phái Bồ Chu là Lỗ Túc cùng thương nghị. Lã Phạm chủ trương giam lỏng Lưu Bị cũng giống như đề nghị của Chu Du. Lỗ Túc thì lấy đại cục “cùng chống Tào Tháo” làm xuất phát điểm, cho rằng có thể đưa Giang Lăng cho Lưu Bị, để cùng hợp lực mà phòng ngự tốt hơn với phương Bắc”.

Lỗ Túc lại nói với Tôn Quyền rằng: “Tướng quân là bậc anh hùng cái thế, song thực lực của Đông Ngô chúng ta về căn bản chẳng thể so với Tào Tháo, huống chi Kinh Châu vừa mới chiếm được, chúng ta còn chưa có ân huệ gì với trăm họ Kinh Châu, chẳng bằng cứ để cho Lưu Bị vỗ yên họ, ổn định tình thế Kinh Châu, cộng đồng đề kháng Tào Tháo, đấy chẳng phải là có lợi lắm ư?”.

Sau đó không lâu, Lưu Bị khẩn khỏan xin về Công An, Tôn Quyền không thể giữ mãi, phải chuẩn bị tiệc lớn đưa chân; còn về chuyện mượn Kinh Châu, cứ tạm thời gác lại sau. Cuốn “Sơn dương công tải ký” có chép:

Lưu Bị sau khi giáp mặt với Tôn Quyền, trở về nói với tùy tùng rằng: “Xa kỵ tướng quân Tôn Quyền khoảng thân mình thì dài mà chân thì ngắn loại người như thế thì khó một mình mà thuyết phục nổi ông ta, chúng ta hãy mau chân mà chạy cho thóat thôi!”.

3. Tất cả đều xem Ích Châu là miếng mồi ngon.

Chu Du thấy thế lực của Lưu Bị mau chóng bành trướng, Tôn Quyền lại thiếu sách lược lôi kéo hữu hiệu, trong lòng không yên, mấy quận nam Kinh Châu muốn thu hồi lại, đã không thể được; bởi thế ông ta đề nghị với Tôn Quyền, xuất phát từ Giang Lăng mà đánh lấy Ích Châu, lại từ hai phía đông tây mà giáp kích nam Kinh Châu, như thế thế lực của Lưu Bị sẽ mắc vào giữa cạm bẫy.

Ông ta nói với Tôn Quyền rằng: “Tào Tháo sau khi thất bại ở Xích Bích, uy tín đã mất đi, đành phải ngồi yên ở phía bắc, trong một thời gian ngắn chẳng thể động binh xuống phía nam; bởi thế đây là cơ hội rất tốt để chúng ta thu được cả vùng đất phía nam giáp với Trường Giang. Vùng đất Ích Châu phía tây, lãnh chúa là Lưu Chương vốn nhu nhược, chẳng thể tự giữ mình, xin hãy để tôi và Phấn uy tướng quân Tôn Du cùng tiến quân đoạt lấy đất Thục, sau khi được Thục sẽ tiến lên phía bắc đoạt lấy Hán Trung, thôn tính Trương Lỗ, nếu có thể kết thân với Mã Siêu ở Quan Trung, có thể nhờ đó mà tranh thiên hạ với Tào Tháo ở xứ bắc”.

Tôn Quyền bỗng thấy vấn đề rất rõ ràng, mục tiêu của Chu Du trong sách lược này là áp chế Lưu Bị, song ông ta rất phục chí hướng lớn lao và khí phách của Chu Du, mau chóng phê chuẩn kế hoạch này, còn đề nghị Chu Du khẩn trương tiến hành việc chuẩn bị. Do vết thương của Chu Du chưa lành, bèn lệnh cho Tôn Du dẫn thủy quân đến trước đóng đồn ở Hạ Khẩu.

Nhưng Lỗ Túc vẫn cương quyết cho rằng làm thế không được; tiến công Ích Châu nếu không được Lưu Bị giúp đỡ, nhỡ tạo thành xung đột, quân viễn chinh Đông Ngô sẽ rơi vào thế đỡ địch ở sau lưng, thực là rất nguy hiểm. Huống chi một khi xung đột với Lưu Bị, kẻ rất vui mừng hẳn là Tào Tháo ở phương bắc. Nếu Tào Nhân tranh thủ thời cơ từ Tương Dương đánh xuống, Giang Lăng có thể không giữ vững được.

Tôn Quyền nghĩ cũng phải, liền viết một phong thư, ước hẹn với Lưu Bị cùng đánh Ích Châu; trong thư có viết:

Mễ tặc Trương Lỗ (hậu duệ của phái Trương Thiên Sư, vẫn xưng là đạo giáo năm đấu gạo) xưng vương ở đất Bá Thục, Hán Trung, làm tai mắt cho Tào Tháo hiện mưu toan chiếm Ích Châu. Lãnh chúa Ích Châu là Lưu Chương, yếu kém về võ bị, sợ khó tự giữ mình được. Nếu Ích Châu rơi vào tay Tào Tháo, Kinh Châu ắt sẽ nguy hiểm. Bởi thế, tôi nghĩ nên sớm ra tay, tiến đánh Lưu Chương, sau sẽ trấn áp Trương Lỗ, nếu nối liền được Giang Đông, Kinh Châu, Thục Hán, dẫu có đến mười Tào Tháo, cũng chẳng phải bận tâm nữa.

Việc đoạt lấy Ích Châu, là mục tiêu thứ hai rất quan trọng trong Long Trung Sách, rõ ràng chẳng thể nhường cho Đông Ngô. Lưu Bị và Gia Cát Lượng nhận được lá thư ấy đều rất đau đầu buốt óc. Huống chi Tôn Quyền tuy mời mọc khách khí, thực ra ý tứ khẩu khí lộ rõ ý muốn cưỡng đoạt.

Gia Cát Lượng đề nghị với Lưu Bị, với tình hình như vậy thái độ càng phải cứng rắn; chỉ có như thế mới có thể triệt để ngăn chặn dã tâm của Tôn Quyền và Chu Du.

Bởi vậy Lưu Bị lập tức viết một lá thư trả lời Tôn Quyền:

Ích Châu là vùng đất nhân dân giàu có, địa thế hiểm trở, Lưu Chương tuy nhu nhược, cũng đủ tự giữ mình. Trương Lỗ xảo trá, chưa hẳn đã tận tâm với Tào Tháo. Nay vội vàng lấy sức mạnh mà tiến đánh Thục Hán, riêng việc vận chuyển lương thực, vạn dặm xa xôi, hiển nhiên là gian khó trùng trùng. Nghĩ rằng dễ dàng đánh thắng trong cuộc chiến tranh này mà không phải hy sinh rất nhiều quân lực; ngay đến Tôn Vũ và Ngô Khởi với thiên tài quân sự như vậy cũng không làm nổi.

Trước mắt Tào Tháo vẫn còn nuôi dã tâm, khinh nhờn cả hoàng đế, song ít ra ông ta vẫn phụng mệnh thiên tử, có danh nghĩa thay mặt triều đình. Tuy có không ít người cho rằng Tào Tháo sau thất bại ở Xích Bích, đã chịu náu mình không còn đủ ý chí thống nhất thiên hạ. Thực ra phán đóan như vậy là sai lầm, Tào Tháo đã có hai phần ba thiên hạ, có thể tin rằng không lâu nữa, ông ta nhất định khuyếch trương thế lực đến tận Thượng Hải, lại thách đấu với Đông Ngô, sao có thể ngồi ở đất bắc mà đợi cái già kéo đến nhỉ? Nay chúng ta cùng thề sát phạt lẫn nhau như vậy, ắt sẽ bị Tào Tháo lợi dụng, khiến kẻ địch lại tìm được nhược điểm của chúng ta, bởi thế tôi cho rằng kế hoạch đánh Thục không bao giờ chấp nhận được.

Tôn Quyền chẳng dễ bị thuyết phục như thế; ông ta lệnh cho Tôn Du đang đóng đồn ở Hạ Khẩu bắt đầu sắp xếp nhân mã, dự bị để sắp tới sẽ nhảy vào cuộc.

Lưu Bị không chịu kém, ông ta lệnh cho Quan Vũ đóng đồn ở gần Giang Lăng, Trương Phi đóng đồn ở Tỉ Quy, Gia Cát Lượng tiến quân đến đóng ở Nam quận, còn Lưu Bị cũng tự mình kéo đên Sàn Lăng, hơn nữa còn cho người đên nói với Tôn Quyền rằng:

“Lưu Bị tôi với Lưu Chương cũng là hoàng tộc, xét về lý phải cùng phò giúp triều đình, nay Lưu Chương đắc tội với xung quanh, Lưu Bị tôi cũng có phần trách nhiệm, bởi thế hi vọng ngài hãy nể mặt tôi mà tha thứ cho hắn, nếu không tướng quân cứ kiên quyết đánh Ích Châu, Lưu Bị tôi đành phải vào nơi núi sâu làm kẻ ẩn dật cũng bởi việc này, để khỏi thất tín với thiên hạ”.

Hiển nhiên đấy là “tối hậu thư” vừa mềm vừa cứng, một mặt cầu xin Tôn Quyền, buông tha cho Lưu Chương, một mặt khác cũng biểu thị đầy đủ, nếu như Tôn Quyền cứ ương ngạnh không nể mặt mình, sẽ cho ông ta biêt mình cũng ương ngạnh đáo để. Thái độ cứng rắn ấy của Lưu Bị đã đặt Tôn Quyền trước một sự lựa chọn, còn chưa rõ tình huống sẽ ra sao, đành phải lệnh cho Tôn Du đình chỉ mọi hành động chuẩn bị.

4. Chu Du từ trần, Lỗ Túc tiếp nhiệm.

Đương khi quan hệ giữa Đông Ngô và Lưu Bị rất căng thẳng, Quan Vũ gây áp lực ở Giang Lăng, làm cho Giang Lăng càng phải tăng cường phòng thủ, Chu Du đang dưỡng bệnh đành phải gượng đứng dậy, từ kinh thành vội đến Giang Lăng. Chẳng ngờ mới đến giữa đường, nhọt tên vỡ ra, chết ở Ba Lăng (thuộc tỉnh Hồ Nam), thiên tài quân sự một thời cuối cùng cũng đành phải nuốt hận.

“Tam quốc diễn nghĩa” tô vẽ thêm, Chu Du và Gia Cát Lượng luôn tranh giành nhau, đã lấy “Tam chí Chu Công Cẩn” để miêu tả cái chết của Chu Du, bày đặt ra rằng Chu Du vốn có tâm địa nhỏ nhen, còn Gia Cát Lượng thì có trí tuệ dự trắc cao xa, thực ra đều không dựa vào một chút sử liệu nào.

Dẫu là đấu trí hoặc đấu lực, Chu Du chưa từng đọ cao thấp với Gia Cát Lượng; nghiêm chỉnh “vai phụ” chưa đủ tư cách để vượt qua “minh tinh màn bạc siêu hạng” như Chu Du. Thậm chí có thể nói nếu không có sự ưu đãi đặc biệt của Lỗ Túc và Chu Du, Gia Cát Lượng trong công tác ngoại giao liên hợp trận tuyến Tôn – Lưu, có thể đã không được thuận lợi như vậy.

Chu Du lúc đầu vẫn ủng hộ Lưu Bị, song ở chiến dịch Giang Lăng, thái độ của ông ta rất thay đổi. Có thể là trong chiến dịch Giang Lăng, phía Đông Ngô tổn thất rất nặng còn Lưu Bị lại là ngư ông mò cá, nhân cơ hội mà chiếm được một vùng đất rộng lớn của bốn quận phía nam, khiến ông ta có tâm lý bất thường. Huống chi tự mình lại mang trọng thương, vẫn chẳng thể có chuyển biến tốt, khiến ông ta trong lòng lúc nào cũng bị một áp lực lớn, về mặt suy nghĩ có khuynh hướng chết cứng. Hơn nữa ông ta mang trọng trách phòng thủ quốc gia, đối với thế lực Lưu Bị mau chóng bành trướng từ chỗ không có gì, không thể không cảnh giác; bởi thế, sau trận Xích Bích, Chu Du thay đổi thái độ để đối phó tích cực với sự phát triển lực lượng của Lưu Bị.

Song trước lúc ra đi vào cõi vĩnh hằng, Chu Du vẫn lấy lý trí để dằn tình cảm của mình; ông nhận thức sâu sắc rằng uy hiếp lớn nhất với Đông Ngô vẫn là Tào Tháo, nếu chắng có sự giúp đỡ của Lưu Bị, Đông Ngô sẽ chẳng thể đơn độc chống lại Tào Tháo, hơn nữa sẽ phải trả giá nghiêm trọng. Bởi thế ông viết một lá thư vĩnh biệt gửi lại cho Tôn Quyền, tiến cử người bạn thân thiết của ông, có lập trường vững vàng đủ đối phó được với Lưu Bị, sẽ nối tiêp nhiệm vụ của ông, đó là Lỗ Túc. Ông ta viết rằng:

Đương khi thiên hạ đang giữa thế cờ lớn, đầy xung đột và căng thẳng, cũng là lúc tôi ngày đêm lo lắng muốn đem hết tâm lực, vì sự an toàn của quốc gia mà sớm quy hoạch được tốt nhất, nay tôi xem Tào Tháo là kẻ địch, Lưu Bị thì ở Công An gần kề với Giang Lăng, trăm họ còn chưa theo về với ta, tình thế chưa ổn định, rất nên lấy bậc đại hiền lương tướng mà vỗ yên họ. Lỗ Túc đủ tài chí để làm công việc ấy, xin được cho ông ta thay tôi kế nhiệm chức vụ. Chu Du tôi số mệnh có hạn chẳng thể hầu hạ tướng quân nữa, chỉ có một ý cuối cùng này bày tỏ với tướng quân mà thôi.

Lá thư này lộ rõ tấm lòng lo nước quên thân của Chu Du; ông ta có chí lớn, không chịu bó mình trong sự hạn chế vốn có của ý thức cũ, nỗ lực tìm một người thích hợp nhất với lợi ích quốc gia. Qua đấy có thể thấy Chu Du đích xác là một nhân vật anh hùng thực có khí chất.

Tôn Quyền nhận được tin buồn về Chu Du, bỗng khóc ầm lên. Ông ta nói với các đại thần rằng: “Chu Công Cẩn là chỗ dựa của ta, nay bỗng nhiên ra đi, ta còn dựa vào ai sau này nữa?”. Ông ta thuận theo đề nghị của Chu Du bổ nhiệm Lỗ Túc làm Đô đốc trấn thủ Giang Lăng.

Chu Du khi tạ thế mới có ba mươi sáu tuổi.

Tôn Quyền khi mới kế nhiệm ở Giang Đông, do tuổi còn trẻ lại từ con đường văn nghiệp xuất thân, một số tướng lĩnh cũ, vẫn có ý xem thường, khi yết kiến thường qua loa cho phải lệ mà thôi, chỉ có Chu Du ở vị trí một Đô đốc, vẫn giữ quân lễ long trọng để biểu thị trung thành với lãnh tụ trẻ tuổi ấy, khiến tính hợp pháp và tính uy quyền của Tôn Quyền chỉ trong thời gian ngắn đã được đề cao.

“Giang biểu truyện” có chép, lúc mới đầu lão tướng Trình Phổ đối với Chu Du còn trẻ tuổi mà sớm được cất nhắc vào vị trí lớn thường bất mãn, cố ý tỏ thái độ ngạo mạn; song Chu Du không kể đến, lại còn biểu hiện sự khiêm tốn trước mặt Trình Phổ, khiến cho Trình Phổ vốn ngoan cố cuối cùng không thể không cảm phục, hơn nữa còn nói với mọi người rằng: “Tiếp xúc với Chu Công Cẩn, như được uống rượu ngon, đặc biệt lúc mới uống chưa cảm thấy rõ, song uống rồi thì càng say càng thích khẩu”.

Tào Tháo khi ở Ký Châu, vẫn thường nghe Chu Du tài hoa hơn người, đối với người thì khiêm tốn lễ độ, bèn phái Tưởng Cán, một người tài ở đất Cửu Giang giỏi ăn nói hùng biện, lấy tình riêng mà đến du thuyết Chu Du, sớm quy phục về với triều đình.

Chu Du với Tưởng Cán là bạn chăn trâu đánh đáo, nghe tin Tưởng Cán đến, lập tức ra tận ngoài cửa đứng đón, lại mỉm cười bảo: “Tử Ký (tức Tưởng Cán) sao phải khổ sở bôn ba là vậy, chắc đang làm thuyết khách cho Tào Tháo chứ gì?”

Tưởng Cán nói: “Sau khi khôn lớn, chúng ta mỗi người một đường, xa xôi cách trở tuy thường nghe danh Công Cẩn, mà không gặp được một lần, khó thấy cơ hội, nay mừng được gặp sao cứ nhất định xem là thuyết khách nhỉ?”.

Chu Du cười bảo: “Tôi tuy chẳng hiểu được thanh âm ngoài tiếng đàn, song cũng tạm hiểu được tiếng đàn nói gì vậy!”.

Thế rồi chủ khách cùng vào trong quân trướng thưởng thức rượu thịt. Sau khi ăn, Chu Du nói với Tưởng Cán: “Tôi đang có việc gấp phải đến họp, chẳng thể ngồi tiếp ông, đợi khi họp về sẽ cùng hàn huyên; ông có thể tự do tùy tiện dạo chơi đâu đó”.

Nói xong để Tưởng Cán ở lại, còn mình đi ra ngoài lo công việc. Ba ngày sau Chu Du lại cho mời Tưởng Cán, dẫn ông ta đi tham quan doanh trại, thậm chí cả nơi để quân khí lương thực. Sau khi về trại lại mở yến tiệc khỏan đãi; xong tiệc Chu Du trỏ vào các báu vật xung quanh thản nhiên bảo: “Trương phụ ở đời gặp được minh chủ tri kỉ, ngoài nghĩa quân thần, trong có ân cốt nhục, mọi lời nói việc làm, có đủ họa và phúc; kể như Tô Tần, Trương Nghi sống lại, Ly Tẩu xuất hiện tôi cũng vỗ vai mà bắt bẻ; để họ biết đường mà rút, huống chi ông với tôi là chỗ bạn bè thuở nhỏ, hiểu nhau quá rõ, có gì mà phải biện luận nữa?”

Tưởng Cán chỉ biết mỉm cười chẳng thể nói gì thêm; sau này có nói với Tào Tháo rằng: “Chu Du khí chất rất lớn, chẳng phải người có thể dùng biện thuyết mà thuyết phục được”.

Những phần tử thức thời ở Trung Nguyên cũng có nhiều lời tán thưởng hoa mỹ về Chu Du.

Khi Lưu Bị sắp rời Kinh Khẩu về Kinh Châu, Tôn Quyền cùng bọn Trương Chiên, Lỗ Túc đưa tiễn; sau khi yến tiệc, bọn Lỗ Túc đã ra ngoài, Tôn Quyền ngồi với Lưu Bị nói chuyện trong nhà với nhau; Tôn Quyền than thở với Lưu Bị rằng: “Chu Du văn võ thao lược, trong vạn người khó thấy một người tinh anh như thế, tôi thấy ông ta có khí chất rất lớn, dứt khóat chẳng phải là hạng bầy tôi tầm thường, nay bị nhọt tên chữa lâu mà không khỏi vẫn sợ rằng trời cao lại đố kỵ với anh tài vậy!”.

Sau này Tôn Quyền khi nhớ lại trận Xích Bích, thường nói với mọi người rằng: “Quả nhân nếu không có Chu Công Cẩn dứt khóat không bao giờ có ngôi vị hoàng đế này!”.

Theo sử liệu ghi chép, chuyện “Mượn Kinh Châu” khi truyền đến phương bắc.

Tào Tháo đang viết chữ, để bút rơi xuống đất.

Sự liên hợp của Tôn – Lưu, đã khiến cho Tào Tháo không thể không thấy hùng tâm thống nhất Trung Quốc của mình đã chết.

1. Ngoài mặt thì quân tử trong bụng thì ngấm ngầm.

Ở trận Xích Bích thế lực của Tào Tháo bị đuổi khỏi lưu vực Trường Giang, hi vọng thống nhất Trung Quốc trong một thời gian ngắn trở nên vô vọng. Song hai bên Tôn – Lưu vừa thắng trận, lại bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn tranh giành với nhau.

Sau khi chiến dịch Giang Lăng kết thúc, chính quyền Giang Đông của Tôn Quyền càng được củng cố. Đối với việc Lưu Bị nhân cơ hội mà đánh chiếm Nam quận vẫn thường bất mãn, song bởi sợ Tào Tháo nhân mâu thuẫn của hai bên Tôn Lưu mà lại kéo đến xâm lược, Tôn Quyền chưa có hành động gì can thiệp cụ thể, chỉ lập tức bổ nhiệm Chu Du làm Thái thú Nam quận, tổng binh trấn thủ Giang Lăng, Trình Phổ làm Thái thú Giang Hạ biểu thị ý đồ tích cực chiếm Kinh Châu.

Về phía Lưu Bị cũng không vừa, bởi Lưu Kỳ là Thái thú Kinh Châu, Lưu Bị vẫn giữ lý lẽ mà cai quản các vùng đất ở Nam quận, theo đề nghị của Gia Cát Lượng, Lưu Bị dâng thư lên triều đình; cử Tôn Quyền làm Xa kỵ tướng quân, giữ chức Từ Châu mục biểu thị hi vọng rõ ràng Tôn Quyền sẽ phát triển sự nghiệp ở đông bắc.

Song Tôn Quyền cũng chẳng kém, theo đề nghị của Chu Du và Lỗ Túc, chuyển hướng phát triển xuống Lĩnh Nam, rất mau chóng chiếm được Giao Châu và một phần Quảng Châu, cùng với bốn quận phía nam Kinh Châu, tạo thành thế bao vây từ hai phía đông và nam.

Hai bên đối đáp nhau, ngoài mặt tuy vẫn duy trì phong độ quân tử, lấy lễ mà tiếp đãi, song ngấm ngầm thủ đoạn với nhau sâu sắc hơn.

Lúc ấy đại tướng quân Tào là Lôi Tư làm binh biến ở quận Lư Giang, bị Hạ Hầu Uyên đánh phá, đành đem mấy vạn quân theo về với Lưu Bị, khiến quân lực của Lưu Bị càng thêm mạnh, Tôn Quyền muốn động binh cũng chẳng phải dễ dàng gì.

Kẻ chịu nhiều gian khổ nhất phải kể là Lỗ Túc. Chu Du trong chiến dịch Xích Bích, đã thấy Lưu Bị mau chóng khuyếch trương, có ý lo ngại, sau trở thành lãnh tụ của phái Chim Ưng ngăn cản thế lực của Lưu Bị. Bởi thế duy trì quan hệ Tôn – Lưu, chỉ còn một mình Lỗ Túc đơn thương độc mã. Song Lỗ Túc là người cứng cỏi, giữ vững nguyên tắc, ông ta không vì tình thế thay đổi mà chán nản, lại càng cố gắng dung hòa ý kiến đôi bên. Lúc ấy người duy nhất có thể giúp đỡ, an ủi ông ta một chút chính là Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng tuy quan tâm lấy trận doanh làm cơ bản sinh tồn mà hăng hái khuyếch trương, song “thân Ngô chống Tào” là quốc sách cơ bản rất quan trọng của ông ta, cho nên ông ta cũng không muốn thấy hai bên Tôn – Lưu đổi bạn thành thù, cho nên cô gắng hết sức để hòa hợp thuyết phục, sưu tầm công thức chung mà hai bên cùng có thể tiếp thu.

Vấn đề quan trọng hàng đầu lúc này lại là chuyện Lưu Kỳ ngã bệnh từ trần. Theo sách lược của Gia Cát Lượng, các quận huyện và tướng lĩnh phía nam Kinh Châu, cùng tuyên thệ ủng hộ Lưu Bị kế nhiệm chức Kinh Châu mục. Lưu Bị cũng nhân cơ hội này mà đóng dinh ở Du Giang Khẩu (nay là tỉnh Hồ Bắc), đổi tên là quận Công An, tạm thời là trung tâm điều hành của Kinh Châu. Sau việc này, Tôn Quyền càng không yên tâm, Chu Du ở Giang Lăng cũng triển khai tư thế sẵn sàng can thiệp quân sự. Lỗ Túc phải vội vàng tìm gặp Gia Cát Lượng, hi vọng hai bên tiến hành thương lượng, cho Tôn Quyền và Chu Du yên tâm, để tránh một cuộc xung đột không cần thiết xảy ra.

Gia Cát Lượng cũng không muốn hai bên trở mặt, bởi thế cố thuyết phục Lưu Bị, mềm dẻo để đạt lợi ích thực tế, thừa nhận Nam quận thuộc quyền cai quản của Tôn Quyền, song trước mắt tạm thời cho Lưu Bị mượn đất ở. Nói cách khác, Chu Du trở thành Thái thú Nam quận trên danh nghĩa, song Tôn Quyền cũng phải thừa nhận địa vị của Lưu Bị ở Công An.

2. Đối kháng – Hòa đàm – Mỹ nhân kế.

Vào giai đoạn này, ở những dinh sở cũ của Lưu Biểu tại bắc Kinh Châu, theo lời hiệu triệu của Hoàng Trung và Ngụy Diên, theo nhau ly khai Tào Nhân ở Tương Dương thành, vượt qua vùng Giang Lăng thuộc Chu Du, về nam đi theo Lưu Bị, khiến cho quân thế của Lưu Bị mạnh lên không ít.

Để tăng cường quan hệ Tôn – Lưu, Lỗ Túc chủ trương hai bên qua hôn nhân mà thêm gắn bó. Bởi vợ cả của Lưu Bị là Cam phu nhân mới từ trần, Ngô Quyền được sự đồng ý của Thái phu nhân, đem người em gái chưa đến hai mươi tuổi gả cho Lưu Bị đã bốn mươi chín tuổi, để ổn định quan hệ chính trị giữa hai bên. Tam quốc chí có chép về việc này: “Tôn Quyền có ý giao hảo, đem em gái gả cho Lưu Bị”.

Em gái của Tôn Quyền, “Tam quốc diễn nghĩa” gọi là Tôn Nhân, có khi còn gọi là Tôn Thượng Hương. Nghe nói người con gái ấy cũng di truyền tinh thần thượng võ của phụ huynh. Tuy lớn lên khá xinh đẹp, song cá tính cứng cỏi, năm gần hai mươi tuổi vẫn chưa xuất giá (ở xã hội cổ đại Trung Quốc đã kể là cao số) gặp được Lưu Bị là khách anh hùng, kể như là sự phối hợp tuyệt đẹp, song cuộc hôn nhân chính trị này lại không có hạnh phúc. Sau thời gian Lưu Bị vào đất Thục, Tôn Quyền mang Tôn phu nhân về đất Ngô, còn chuẩn bị mang theo A Đẩu là con trưởng của Lưu Bị, may mà Triệu Vân, Trương Phi chặn đường thủy, cứu được A Đẩu. Song quan hệ liên minh Tôn – Lưu đến đây cơ hồ như chấm dứt.

Bởi ổn định việc điểu hành ở nam Kinh Châu, Lưu Bị bổ nhiệm Gia Cát Lượng là Trung lang tướng, đốc lý các quận Linh Lăng, Quế Dương, Trường Sa. Gia Cát Lượng chỉ huy ở trung tâm, đặt đại bản doanh ở Lâm Trưng (nay thuộc tỉnh Hồ Nam), Lâm Trưng ở giữa ba quận, thuận tiện giao thông qua lại. Vai diễn của Gia Cát Lượng lúc ấy, cũng giống như Tiêu Hà thời kỳ ở Hán Trung và Quan Trung, chủ yếu ở việc lo liệu tích trữ lương thảo, đáp ứng nhu cầu của Lưu Bị.

Ở phía nam bốn quận này, có một số dân tộc thiểu số sinh sống, ghi chép của quan phủ thường gọi là Man tộc. Từ thời Tần Hán trở lại, triều đình đặt quận huyện thống trị ở đó; bởi “trời thì cao mà hoàng đế thì xa”, các quan lại ở đây đã bóc lột dân lành một cách tàn khốc thậm chí còn tàn sát hàng loạt khi họ chống lại. Thù hận chất chồng, những dân tộc thiểu số này thường đứng lên đấu tranh vũ trang, tạo thành sự bất bình.

Các quan lại hành chính cũ thường nói đến pháp trị, nghiêm khắc trừng trị bạo loạn, song nhìn chung vẫn loạn lạc triền miên, chỉ trấn áp được nhất thời mà không thể chữa được gốc bệnh. Gia Cát Lượng sau khi tiếp quản ba quận phía nam đã thay đổi tác phong; “Tam quốc chí” có chép, ông ta lấy thái độ khoan dung, dùng chính sách “phủ dụ” đối với “Man tộc”, làm cho cục diện hỗn loạn mau chóng được bình ổn lại. Trong “Long Trung Sách” có nhắc đến “Nam phủ di việt”, chính sách đó bưốc đầu được thực hiện cụ thể ở đây.

Năm Kiến An thứ 15, Lưu Bị đã ổn định được chính quyền ở Công An, song Chu Du đóng đồn ở Giang Lăng gần đó, không nghi ngờ gì là một áp lực lớn đối với Lưu Bị; phát triển lên bắc thì chẳng thể được, về phía nam hoặc tây thì đều vấp phải Chu Du; bởi thế muốn đến Giang Đông thương lượng với Tôn Quyền, hi vọng sát nhập Giang Lăng vào vùng đất mà Lưu Bị cai quản, đấy chính là sự kiện lịch sử gọi là “mượn Kinh Châu”.

Gia Cát Lượng thấy tâm lý Lưu Bị bất an, thể hiện rất rõ ràng, huống chi quy hoạch của “Long Trung Sách” bước tiếptheo là tây tiến sang Ích Châu. Song vướng nỗi Chu Du đang trấn thủ ở Giang Lăng, tất cả kế hoạch về căn bản không có khả năng thực hành. Lưu Bị phải đích thân đến Đông Ngô đàm phán, tựa hồ rất chi nguy hiểm song ông ta cũng chưa tìm thấy phương pháp gì cụ thể để giải quyết, Lưu Bị và Tôn Quyền ít ra cũng là chỗ thân thiết, nếu như việc giao thiệp có thành công ở mức nào, Gia Cát Lượng cũng chưa lường hết, cho nên ông ta chỉ có thể “khuyến cáo” về phương thức, hi vọng Lưu Bị sẽ xem xét cẩn thận.

Thái độ của Lưu Bị lại là khá cương quyết; ông ta cho rằng Tôn Quyền thực ra vẫn đau đầu với phương bắc, bị Tào Tháo uy hiếp, Tôn Quyền vẫn muôn có sự viện trợ, cho nên không cho rằng Đông Ngô sẽ đưa ra những điều “bất lợi” cho hành động của mình. Gia Cát Lượng tuy trong bụng không yên tâm, cũng không thể cản trở nổi ông ta, đành gửi gắm cả ở viên tùy tùng, dặn có chuyện gì phải tìm ngay Lỗ Túc, đối với sự phản ứng của Chu Du, phải luôn đặc biệt chú ý.

Lưu Bị một mình hội kiến với Tôn Quyền ở Kinh Khẩu (thuộc tỉnh Giang Tô) tuy đã thành thân thích song hai vị hào kiệt này mới lần đầu giáp mặt, đều không tránh khỏi có ý ngưỡng mộ nhau; Tôn Quyền lấy lễ thủ trưởng châu quận mà khỏan đãi Lưu Bị.

Không như Gia Cát Lượng trù liệu, khi Lưu Bị đề xuất vấn đề mượn Kinh Châu, Tôn Quyền sẽ lập tức phản ứng; ông ta không dễ từ chối trước mắt, đành đẩy vấn đề về phía Chu Du. Giang Lăng là nơi mà Chu Du đã liều mình cướp được, nên để ông ta chuyển giao Giang Lăng, ít ra cũng phải để ông ta đồng ý một cách tình nguyện. Bởi thế đáp lại yêu cầu mà Lưu Bị đưa ra, Tôn Quyền đã ủy thác cả cho Chu Du.

Chu Du khi nghe Tôn Quyền nói về việc ấy tự nhiên kiên quyết phản đối; ông ta còn lập tức đề nghị với Tôn Quyền rằng:

“Lưu Bị có tư thế kiêu hùng, mà lại có Quan Vũ, Trương Phi như hổ như gấu, ắt chẳng thể ở vị trí luồn cúi người khác lâu dài. Bởi thế, tôi cho rằng tốt nhất là cầm chân Lưu Bị ở Đông Ngô, ban cho ông ta cung thất đẹp nhất, cấp cho ông ta nhiều mỹ nữ giỏi múa hát để làm vui tai mắt. Lưu Bị lâu ngày xa cách Quan Vũ và Trương Phi khiến những người ấy không gắn bó nữa, Chu Du tôi có thể nhân cơ hội ấy thu lại bốn quận phía nam. Nếu như đưa Giang Lăng cho Lưu Bị để ba người này tụ họp ở đấy, sợ rằng giống như Giao Long gặp mưa lành, cuối cùng chẳng chịu ở trong ao nữa”.

“Tam quốc diễn nghĩa” miêu tả Chu Du dùng em gái Tôn Quyền để giam lỏng Lưu Bị, kỳ thực đại khái là phong tỏa mà dần dần làm cho hủ bại. Tôn phu nhân khi theo chồng về đất Công An, Chu Du về căn bản không thể hiện ý kiến gì; “Tam quốc chí” có chép, việc đem em gái ra để củng cố tình thân đôi bên và Chu Du có đề nghị ra sao, chẳng qua là khẩu khí của phái Diều Hâu mà thôi, còn trong bụng ông ta cũng đã rõ, Tôn Quyền nặng về nhìn nhận đại cục chẳng thể nhân khả năng này mà phá hoại sách lược “đoàn kết”.

Song Tôn Quyền cho rằng liệu định của Chu Du cũng cao kiến; ông ta triệu tập đại diện của phái Diều Hâu là Thái thú Lã Phạm và đại diện phái Bồ Chu là Lỗ Túc cùng thương nghị. Lã Phạm chủ trương giam lỏng Lưu Bị cũng giống như đề nghị của Chu Du. Lỗ Túc thì lấy đại cục “cùng chống Tào Tháo” làm xuất phát điểm, cho rằng có thể đưa Giang Lăng cho Lưu Bị, để cùng hợp lực mà phòng ngự tốt hơn với phương Bắc”.

Lỗ Túc lại nói với Tôn Quyền rằng: “Tướng quân là bậc anh hùng cái thế, song thực lực của Đông Ngô chúng ta về căn bản chẳng thể so với Tào Tháo, huống chi Kinh Châu vừa mới chiếm được, chúng ta còn chưa có ân huệ gì với trăm họ Kinh Châu, chẳng bằng cứ để cho Lưu Bị vỗ yên họ, ổn định tình thế Kinh Châu, cộng đồng đề kháng Tào Tháo, đấy chẳng phải là có lợi lắm ư?”.

Sau đó không lâu, Lưu Bị khẩn khỏan xin về Công An, Tôn Quyền không thể giữ mãi, phải chuẩn bị tiệc lớn đưa chân; còn về chuyện mượn Kinh Châu, cứ tạm thời gác lại sau. Cuốn “Sơn dương công tải ký” có chép:

Lưu Bị sau khi giáp mặt với Tôn Quyền, trở về nói với tùy tùng rằng: “Xa kỵ tướng quân Tôn Quyền khoảng thân mình thì dài mà chân thì ngắn loại người như thế thì khó một mình mà thuyết phục nổi ông ta, chúng ta hãy mau chân mà chạy cho thóat thôi!”.

3. Tất cả đều xem Ích Châu là miếng mồi ngon.

Chu Du thấy thế lực của Lưu Bị mau chóng bành trướng, Tôn Quyền lại thiếu sách lược lôi kéo hữu hiệu, trong lòng không yên, mấy quận nam Kinh Châu muốn thu hồi lại, đã không thể được; bởi thế ông ta đề nghị với Tôn Quyền, xuất phát từ Giang Lăng mà đánh lấy Ích Châu, lại từ hai phía đông tây mà giáp kích nam Kinh Châu, như thế thế lực của Lưu Bị sẽ mắc vào giữa cạm bẫy.

Ông ta nói với Tôn Quyền rằng: “Tào Tháo sau khi thất bại ở Xích Bích, uy tín đã mất đi, đành phải ngồi yên ở phía bắc, trong một thời gian ngắn chẳng thể động binh xuống phía nam; bởi thế đây là cơ hội rất tốt để chúng ta thu được cả vùng đất phía nam giáp với Trường Giang. Vùng đất Ích Châu phía tây, lãnh chúa là Lưu Chương vốn nhu nhược, chẳng thể tự giữ mình, xin hãy để tôi và Phấn uy tướng quân Tôn Du cùng tiến quân đoạt lấy đất Thục, sau khi được Thục sẽ tiến lên phía bắc đoạt lấy Hán Trung, thôn tính Trương Lỗ, nếu có thể kết thân với Mã Siêu ở Quan Trung, có thể nhờ đó mà tranh thiên hạ với Tào Tháo ở xứ bắc”.

Tôn Quyền bỗng thấy vấn đề rất rõ ràng, mục tiêu của Chu Du trong sách lược này là áp chế Lưu Bị, song ông ta rất phục chí hướng lớn lao và khí phách của Chu Du, mau chóng phê chuẩn kế hoạch này, còn đề nghị Chu Du khẩn trương tiến hành việc chuẩn bị. Do vết thương của Chu Du chưa lành, bèn lệnh cho Tôn Du dẫn thủy quân đến trước đóng đồn ở Hạ Khẩu.

Nhưng Lỗ Túc vẫn cương quyết cho rằng làm thế không được; tiến công Ích Châu nếu không được Lưu Bị giúp đỡ, nhỡ tạo thành xung đột, quân viễn chinh Đông Ngô sẽ rơi vào thế đỡ địch ở sau lưng, thực là rất nguy hiểm. Huống chi một khi xung đột với Lưu Bị, kẻ rất vui mừng hẳn là Tào Tháo ở phương bắc. Nếu Tào Nhân tranh thủ thời cơ từ Tương Dương đánh xuống, Giang Lăng có thể không giữ vững được.

Tôn Quyền nghĩ cũng phải, liền viết một phong thư, ước hẹn với Lưu Bị cùng đánh Ích Châu; trong thư có viết:

Mễ tặc Trương Lỗ (hậu duệ của phái Trương Thiên Sư, vẫn xưng là đạo giáo năm đấu gạo) xưng vương ở đất Bá Thục, Hán Trung, làm tai mắt cho Tào Tháo hiện mưu toan chiếm Ích Châu. Lãnh chúa Ích Châu là Lưu Chương, yếu kém về võ bị, sợ khó tự giữ mình được. Nếu Ích Châu rơi vào tay Tào Tháo, Kinh Châu ắt sẽ nguy hiểm. Bởi thế, tôi nghĩ nên sớm ra tay, tiến đánh Lưu Chương, sau sẽ trấn áp Trương Lỗ, nếu nối liền được Giang Đông, Kinh Châu, Thục Hán, dẫu có đến mười Tào Tháo, cũng chẳng phải bận tâm nữa.

Việc đoạt lấy Ích Châu, là mục tiêu thứ hai rất quan trọng trong Long Trung Sách, rõ ràng chẳng thể nhường cho Đông Ngô. Lưu Bị và Gia Cát Lượng nhận được lá thư ấy đều rất đau đầu buốt óc. Huống chi Tôn Quyền tuy mời mọc khách khí, thực ra ý tứ khẩu khí lộ rõ ý muốn cưỡng đoạt.

Gia Cát Lượng đề nghị với Lưu Bị, với tình hình như vậy thái độ càng phải cứng rắn; chỉ có như thế mới có thể triệt để ngăn chặn dã tâm của Tôn Quyền và Chu Du.

Bởi vậy Lưu Bị lập tức viết một lá thư trả lời Tôn Quyền:

Ích Châu là vùng đất nhân dân giàu có, địa thế hiểm trở, Lưu Chương tuy nhu nhược, cũng đủ tự giữ mình. Trương Lỗ xảo trá, chưa hẳn đã tận tâm với Tào Tháo. Nay vội vàng lấy sức mạnh mà tiến đánh Thục Hán, riêng việc vận chuyển lương thực, vạn dặm xa xôi, hiển nhiên là gian khó trùng trùng. Nghĩ rằng dễ dàng đánh thắng trong cuộc chiến tranh này mà không phải hy sinh rất nhiều quân lực; ngay đến Tôn Vũ và Ngô Khởi với thiên tài quân sự như vậy cũng không làm nổi.

Trước mắt Tào Tháo vẫn còn nuôi dã tâm, khinh nhờn cả hoàng đế, song ít ra ông ta vẫn phụng mệnh thiên tử, có danh nghĩa thay mặt triều đình. Tuy có không ít người cho rằng Tào Tháo sau thất bại ở Xích Bích, đã chịu náu mình không còn đủ ý chí thống nhất thiên hạ. Thực ra phán đóan như vậy là sai lầm, Tào Tháo đã có hai phần ba thiên hạ, có thể tin rằng không lâu nữa, ông ta nhất định khuyếch trương thế lực đến tận Thượng Hải, lại thách đấu với Đông Ngô, sao có thể ngồi ở đất bắc mà đợi cái già kéo đến nhỉ? Nay chúng ta cùng thề sát phạt lẫn nhau như vậy, ắt sẽ bị Tào Tháo lợi dụng, khiến kẻ địch lại tìm được nhược điểm của chúng ta, bởi thế tôi cho rằng kế hoạch đánh Thục không bao giờ chấp nhận được.

Tôn Quyền chẳng dễ bị thuyết phục như thế; ông ta lệnh cho Tôn Du đang đóng đồn ở Hạ Khẩu bắt đầu sắp xếp nhân mã, dự bị để sắp tới sẽ nhảy vào cuộc.

Lưu Bị không chịu kém, ông ta lệnh cho Quan Vũ đóng đồn ở gần Giang Lăng, Trương Phi đóng đồn ở Tỉ Quy, Gia Cát Lượng tiến quân đến đóng ở Nam quận, còn Lưu Bị cũng tự mình kéo đên Sàn Lăng, hơn nữa còn cho người đên nói với Tôn Quyền rằng:

“Lưu Bị tôi với Lưu Chương cũng là hoàng tộc, xét về lý phải cùng phò giúp triều đình, nay Lưu Chương đắc tội với xung quanh, Lưu Bị tôi cũng có phần trách nhiệm, bởi thế hi vọng ngài hãy nể mặt tôi mà tha thứ cho hắn, nếu không tướng quân cứ kiên quyết đánh Ích Châu, Lưu Bị tôi đành phải vào nơi núi sâu làm kẻ ẩn dật cũng bởi việc này, để khỏi thất tín với thiên hạ”.

Hiển nhiên đấy là “tối hậu thư” vừa mềm vừa cứng, một mặt cầu xin Tôn Quyền, buông tha cho Lưu Chương, một mặt khác cũng biểu thị đầy đủ, nếu như Tôn Quyền cứ ương ngạnh không nể mặt mình, sẽ cho ông ta biêt mình cũng ương ngạnh đáo để. Thái độ cứng rắn ấy của Lưu Bị đã đặt Tôn Quyền trước một sự lựa chọn, còn chưa rõ tình huống sẽ ra sao, đành phải lệnh cho Tôn Du đình chỉ mọi hành động chuẩn bị.

4. Chu Du từ trần, Lỗ Túc tiếp nhiệm.

Đương khi quan hệ giữa Đông Ngô và Lưu Bị rất căng thẳng, Quan Vũ gây áp lực ở Giang Lăng, làm cho Giang Lăng càng phải tăng cường phòng thủ, Chu Du đang dưỡng bệnh đành phải gượng đứng dậy, từ kinh thành vội đến Giang Lăng. Chẳng ngờ mới đến giữa đường, nhọt tên vỡ ra, chết ở Ba Lăng (thuộc tỉnh Hồ Nam), thiên tài quân sự một thời cuối cùng cũng đành phải nuốt hận.

“Tam quốc diễn nghĩa” tô vẽ thêm, Chu Du và Gia Cát Lượng luôn tranh giành nhau, đã lấy “Tam chí Chu Công Cẩn” để miêu tả cái chết của Chu Du, bày đặt ra rằng Chu Du vốn có tâm địa nhỏ nhen, còn Gia Cát Lượng thì có trí tuệ dự trắc cao xa, thực ra đều không dựa vào một chút sử liệu nào.

Dẫu là đấu trí hoặc đấu lực, Chu Du chưa từng đọ cao thấp với Gia Cát Lượng; nghiêm chỉnh “vai phụ” chưa đủ tư cách để vượt qua “minh tinh màn bạc siêu hạng” như Chu Du. Thậm chí có thể nói nếu không có sự ưu đãi đặc biệt của Lỗ Túc và Chu Du, Gia Cát Lượng trong công tác ngoại giao liên hợp trận tuyến Tôn – Lưu, có thể đã không được thuận lợi như vậy.

Chu Du lúc đầu vẫn ủng hộ Lưu Bị, song ở chiến dịch Giang Lăng, thái độ của ông ta rất thay đổi. Có thể là trong chiến dịch Giang Lăng, phía Đông Ngô tổn thất rất nặng còn Lưu Bị lại là ngư ông mò cá, nhân cơ hội mà chiếm được một vùng đất rộng lớn của bốn quận phía nam, khiến ông ta có tâm lý bất thường. Huống chi tự mình lại mang trọng thương, vẫn chẳng thể có chuyển biến tốt, khiến ông ta trong lòng lúc nào cũng bị một áp lực lớn, về mặt suy nghĩ có khuynh hướng chết cứng. Hơn nữa ông ta mang trọng trách phòng thủ quốc gia, đối với thế lực Lưu Bị mau chóng bành trướng từ chỗ không có gì, không thể không cảnh giác; bởi thế, sau trận Xích Bích, Chu Du thay đổi thái độ để đối phó tích cực với sự phát triển lực lượng của Lưu Bị.

Song trước lúc ra đi vào cõi vĩnh hằng, Chu Du vẫn lấy lý trí để dằn tình cảm của mình; ông nhận thức sâu sắc rằng uy hiếp lớn nhất với Đông Ngô vẫn là Tào Tháo, nếu chắng có sự giúp đỡ của Lưu Bị, Đông Ngô sẽ chẳng thể đơn độc chống lại Tào Tháo, hơn nữa sẽ phải trả giá nghiêm trọng. Bởi thế ông viết một lá thư vĩnh biệt gửi lại cho Tôn Quyền, tiến cử người bạn thân thiết của ông, có lập trường vững vàng đủ đối phó được với Lưu Bị, sẽ nối tiêp nhiệm vụ của ông, đó là Lỗ Túc. Ông ta viết rằng:

Đương khi thiên hạ đang giữa thế cờ lớn, đầy xung đột và căng thẳng, cũng là lúc tôi ngày đêm lo lắng muốn đem hết tâm lực, vì sự an toàn của quốc gia mà sớm quy hoạch được tốt nhất, nay tôi xem Tào Tháo là kẻ địch, Lưu Bị thì ở Công An gần kề với Giang Lăng, trăm họ còn chưa theo về với ta, tình thế chưa ổn định, rất nên lấy bậc đại hiền lương tướng mà vỗ yên họ. Lỗ Túc đủ tài chí để làm công việc ấy, xin được cho ông ta thay tôi kế nhiệm chức vụ. Chu Du tôi số mệnh có hạn chẳng thể hầu hạ tướng quân nữa, chỉ có một ý cuối cùng này bày tỏ với tướng quân mà thôi.

Lá thư này lộ rõ tấm lòng lo nước quên thân của Chu Du; ông ta có chí lớn, không chịu bó mình trong sự hạn chế vốn có của ý thức cũ, nỗ lực tìm một người thích hợp nhất với lợi ích quốc gia. Qua đấy có thể thấy Chu Du đích xác là một nhân vật anh hùng thực có khí chất.

Tôn Quyền nhận được tin buồn về Chu Du, bỗng khóc ầm lên. Ông ta nói với các đại thần rằng: “Chu Công Cẩn là chỗ dựa của ta, nay bỗng nhiên ra đi, ta còn dựa vào ai sau này nữa?”. Ông ta thuận theo đề nghị của Chu Du bổ nhiệm Lỗ Túc làm Đô đốc trấn thủ Giang Lăng.

Chu Du khi tạ thế mới có ba mươi sáu tuổi.

Tôn Quyền khi mới kế nhiệm ở Giang Đông, do tuổi còn trẻ lại từ con đường văn nghiệp xuất thân, một số tướng lĩnh cũ, vẫn có ý xem thường, khi yết kiến thường qua loa cho phải lệ mà thôi, chỉ có Chu Du ở vị trí một Đô đốc, vẫn giữ quân lễ long trọng để biểu thị trung thành với lãnh tụ trẻ tuổi ấy, khiến tính hợp pháp và tính uy quyền của Tôn Quyền chỉ trong thời gian ngắn đã được đề cao.

“Giang biểu truyện” có chép, lúc mới đầu lão tướng Trình Phổ đối với Chu Du còn trẻ tuổi mà sớm được cất nhắc vào vị trí lớn thường bất mãn, cố ý tỏ thái độ ngạo mạn; song Chu Du không kể đến, lại còn biểu hiện sự khiêm tốn trước mặt Trình Phổ, khiến cho Trình Phổ vốn ngoan cố cuối cùng không thể không cảm phục, hơn nữa còn nói với mọi người rằng: “Tiếp xúc với Chu Công Cẩn, như được uống rượu ngon, đặc biệt lúc mới uống chưa cảm thấy rõ, song uống rồi thì càng say càng thích khẩu”.

Tào Tháo khi ở Ký Châu, vẫn thường nghe Chu Du tài hoa hơn người, đối với người thì khiêm tốn lễ độ, bèn phái Tưởng Cán, một người tài ở đất Cửu Giang giỏi ăn nói hùng biện, lấy tình riêng mà đến du thuyết Chu Du, sớm quy phục về với triều đình.

Chu Du với Tưởng Cán là bạn chăn trâu đánh đáo, nghe tin Tưởng Cán đến, lập tức ra tận ngoài cửa đứng đón, lại mỉm cười bảo: “Tử Ký (tức Tưởng Cán) sao phải khổ sở bôn ba là vậy, chắc đang làm thuyết khách cho Tào Tháo chứ gì?”

Tưởng Cán nói: “Sau khi khôn lớn, chúng ta mỗi người một đường, xa xôi cách trở tuy thường nghe danh Công Cẩn, mà không gặp được một lần, khó thấy cơ hội, nay mừng được gặp sao cứ nhất định xem là thuyết khách nhỉ?”.

Chu Du cười bảo: “Tôi tuy chẳng hiểu được thanh âm ngoài tiếng đàn, song cũng tạm hiểu được tiếng đàn nói gì vậy!”.

Thế rồi chủ khách cùng vào trong quân trướng thưởng thức rượu thịt. Sau khi ăn, Chu Du nói với Tưởng Cán: “Tôi đang có việc gấp phải đến họp, chẳng thể ngồi tiếp ông, đợi khi họp về sẽ cùng hàn huyên; ông có thể tự do tùy tiện dạo chơi đâu đó”.

Nói xong để Tưởng Cán ở lại, còn mình đi ra ngoài lo công việc. Ba ngày sau Chu Du lại cho mời Tưởng Cán, dẫn ông ta đi tham quan doanh trại, thậm chí cả nơi để quân khí lương thực. Sau khi về trại lại mở yến tiệc khỏan đãi; xong tiệc Chu Du trỏ vào các báu vật xung quanh thản nhiên bảo: “Trương phụ ở đời gặp được minh chủ tri kỉ, ngoài nghĩa quân thần, trong có ân cốt nhục, mọi lời nói việc làm, có đủ họa và phúc; kể như Tô Tần, Trương Nghi sống lại, Ly Tẩu xuất hiện tôi cũng vỗ vai mà bắt bẻ; để họ biết đường mà rút, huống chi ông với tôi là chỗ bạn bè thuở nhỏ, hiểu nhau quá rõ, có gì mà phải biện luận nữa?”

Tưởng Cán chỉ biết mỉm cười chẳng thể nói gì thêm; sau này có nói với Tào Tháo rằng: “Chu Du khí chất rất lớn, chẳng phải người có thể dùng biện thuyết mà thuyết phục được”.

Những phần tử thức thời ở Trung Nguyên cũng có nhiều lời tán thưởng hoa mỹ về Chu Du.

Khi Lưu Bị sắp rời Kinh Khẩu về Kinh Châu, Tôn Quyền cùng bọn Trương Chiên, Lỗ Túc đưa tiễn; sau khi yến tiệc, bọn Lỗ Túc đã ra ngoài, Tôn Quyền ngồi với Lưu Bị nói chuyện trong nhà với nhau; Tôn Quyền than thở với Lưu Bị rằng: “Chu Du văn võ thao lược, trong vạn người khó thấy một người tinh anh như thế, tôi thấy ông ta có khí chất rất lớn, dứt khóat chẳng phải là hạng bầy tôi tầm thường, nay bị nhọt tên chữa lâu mà không khỏi vẫn sợ rằng trời cao lại đố kỵ với anh tài vậy!”.

Sau này Tôn Quyền khi nhớ lại trận Xích Bích, thường nói với mọi người rằng: “Quả nhân nếu không có Chu Công Cẩn dứt khóat không bao giờ có ngôi vị hoàng đế này!”.

Chọn tập
Bình luận