Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 2 – Chương 7 – Phần 2

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

6. Thâu tóm nửa phần phía nam Kinh Châu.

Chúng ta có thể tin rằng, Gia Cát Lượng sau khi từ Giang Lăng trở về, đã tin chắc rằng Chu Du sẽ có thể đánh bại Tào Tháo. Bởi thế, đương khi Lưu Bị và Quan Vũ đang lo thu xếp một điểm dừng chân an toàn nhỡ chiến dịch thất bại, Gia Cát Lượng đã nghĩ đên công việc phải làm sau khi chiến thắng. Do gánh vác nhiệm vụ chiến đấu rất ít, Gia Cát Lượng nghĩ rằng nếu có thắng lợi, Lưu Bị cũng không thu được chiến lợi phẩm gì đáng kể, thậm chí có thể chỉ là vật ăn bám dưới cái ô của người khác. Bởi thế ông ta cho rằng đợi sự ban thưởng của người khác chẳng bằng tự mình đoạt lấy phần hơn. Sau khi trận đánh Xích Bích kết thúc, vấn đề trước mắt là thu hồi các quận huyện Kinh Châu ở phía nam giáp với Trường Giang. Gia Cát Lượng đề nghị với Lưu Bị, nói với Tôn Quyền để Lưu Bị kế nhiệm làm Kinh Châu mục. Bởi Lưu Kỳ là con của Lưu Biểu, xét về nghĩa lý, Tôn Quyền đành phải đáp ứng đương nhiên, Lưu Kỳ đã là châu mục, thuận theo lẽ tự nhiên, các quận phía nam tạm thời sẽ rơi vào tay Lưu Bị quản lý.

Tiếp đó Gia Cát Lượng hi vọng Chu Du sẽ dồn sự chú ý vào vùng Kinh Châu phía bắc Giang Lăng đặc biệt là đại bản doanh mà Tào Nhân đang giữ, là Giang Lăng.

Trong hội nghị liên hợp quân sự Tôn – Lưu lần thứ nhất sau trận Xích Bích, Lưu Bị có đề nghị rằng: “Giang Lăng mà Tào Nhân đang trấn giữ, lương thực và khí giới tồn trữ rất nhiều, ắt nên lợi dụng quân Tào chưa ổn định mà nhanh chóng tấn công, nếu không một khi Tào Nhân đã ổn định được Giang Lăng, vấn đề Kinh Châu sẽ không dễ giải quyết”.

Chu Du nói: “Thưa ngài Lưu Dự Châu, ngài rất thong thuộc xứ Kinh Châu, xin hỏi có biện pháp gì chưa?”

Lưu Bị nói: “Uy tín của Tào Tháo ở Kinh Châu đã mất, không gì bằng lập tức tăng thêm áp lực, bức họ phải rút lui. Tôi sẽ phái Trương Phi dẫn một nghìn binh sĩ đến giúp đỡ ngài, cũng hi vọng ngài cấp cho tôi thêm hai nghìn nhân mã, biểu hiện chúng ta cùng liên hợp tác chiến để tạo thêm thanh thế. Ngài từ chính diện mà tiến đánh Giang Lăng, tôi sẽ theo Hạ Thủy mà đánh vào sau lưng, tin rằng với áp lực ấy, Tào Nhân nhất định sẽ phải rút chạy”. Chu Du mau chóng đáp ứng kế hoạch của Lưu Bị, hơn nữa còn lập tức bắt tay hành động.

Năm Kiến An thứ 13, vào tháng 12, mùa đông Chu Du dẫn nguyên đội quân nhân mã từng đánh Xích Bích, nhằm hướng Giang Lăng khởi động một cuộc chiến mới. Chẳng ngờ Tào Nhân không rút chạy, lại còn ngoan cố chống đỡ suốt mấy tháng trời. Quân Đông Ngô đánh trận này rất đỗi gian khổ, Chu Du tự mình chỉ huy đánh thành ở mặt chính diện, không được một chút gì, lại bị Tào Nhân mấy lần đột kích, tổn thất không ít tướng sĩ.

Mãnh tướng Cam Ninh đề nghị một kế hoạch khác là đánh vào Di Lăng, để lôi kéo đội quân Tào Nhân, tiêu giảm ý chí đề kháng của họ song cánh quân này lại bị Tào Nhân dùng chiến thuật giương đông kích tây đánh bại, cơ hồ toàn thể tan tác cả. Cam Ninh chỉ còn biết chạy thóat thân. Hai bên đối đầu hơn một năm, khiến Chu Du đau đầu không thôi.

Trong trận đánh thành rất ác liệt, Chu Du bị trúng tên ở sườn phải với vết thương nghiêm trọng. Song để cổ vũ tinh thần quân sĩ, vẫn gượng chống gậy đứng dậy, chỉ huy việc quân trong doanh trại; Tào Nhân sợ hãi trước khí thế của Chu Du, lại sợ quân du kích của Lưu Bị chặn mất đường về, bèn làm theo chỉ dẫn của Tào Tháo từ trước, vứt bỏ Giang Lăng rút chạy về Tương Dương, để chỉnh đốn lại phòng tuyến.

Vết thương của Chu Du vẫn chưa lành, lại thêm việc công bận rộn chẳng thể tĩnh dưỡng; một năm sau, vết thương càng trầm trọng, từ trần ở giữa trại doanh.

Trong thời gian hội chiến Giang Lăng, Lưu Bị và Trương Phi cùng hiệp trợ tác chiến với Đông Ngô ở phía bắc. Gia Cát Lượng thì dẫn quân sĩ của Quan Vũ và Triệu Vân, phối hợp với quân Giang Hạ của Lưu Kỳ, lấy các quận phía nam làm đại bản doanh trước mắt nam chinh bình định bốn quận là: Vũ Lăng, Trường Sa, Quế Dương và Linh Lăng.

Khi Kinh Tương bị mất, bốn quận phía nam chưa bị quân Tào chiếm lĩnh, song về nguyên tắc họ đều chịu sự chỉ huy đương thời của Lưu Tông, hướng về Tào Tháo đầu hàng.

Quận Vũ Lăng do quận trưởng bỏ chức mà chạy, Tào Tháo lệnh cho Kim Toàn là cựu thần ở đấy làm Thái thú.

Theo kế hoạch của Gia Cát Lượng, quân Quan Vũ tập kích vào Vũ Lăng và Trường Sa, quân Triệu Vân đánh vào Quế Dương và Linh Lăng.

Triệu Vân khéo thi hành chính sách vừa cứng vừa mềm, Thái thú Linh Lăng là Lưu Độ sớm ra hàng.

Quan Vũ phải chiến đấu gian khổ ở Trương Sa, Thái thú ở đấy là Hàn Huyền, dựa vào thành trì hiểm trở mà cố thủ. May mà nhờ có Ngụy Diên, một tướng lĩnh ở Kinh Tương chạy về đấy trước đó, thuyết phục được người cầm đầu quân sĩ là Hoàng Trung làm phản, mới bức được Hàn Huyền ra hàng.

Hoàng Trung tên chữ là Hán Thăng, người Nam Dương rất giỏi cưỡi ngựa bắn cung, vẫn được Lưu Biểu nể trọng, bổ nhiệm làm Trung lang tướng, phụ giúp người cháu của Lưu Biểu là Lưu Bàn trụ giữ ở huyện Du thuộc Trường Sa, là giám quân các quận phía nam. Khi Tào Tháo chiếm được Kinh Tương, vẫn được làm việc, đóng đồn ở Trường Sa, hiệp trợ Thái thú Hàn Huyền. Khi quân Quan Vũ đến, Hoàng Trung ra chống trả, Quan Vũ không thắng nổi. Sau được Ngụy Diên khuyên giải, hiểu ra Lưu Biểu vẫn có ý nhường Lưu Bị nắm lấy Kinh Châu, bèn dẫn quân ra đầu hàng Quan Vũ.

Ngụy Diên tên chữ là Văn Trường người Nghĩa Dương khéo lo sĩ tốt dũng mãnh hơn người, rất được kẻ dưới kính trọng, song bạn bè thì không ưa. Trước lúc Kinh Tương bị mất, cũng từng đuổi theo Lưu Bị, song không gặp được bèn xuôi xuống Trường Sa theo về với Hoàng Trung.

Hai người này về sau đêu trở thành đại tướng dưới trướng Lưu Bị.

Sau khi quận Trường Sa sát nhập vào đất của Lưu Bị, Thái thú Vũ Lăng là Kim Toàn bị cô lập, đành phải đầu hàng Quan Vũ.

Quân Triệu Vân sau khi đến được Quế Dương, Thái thú Quế Dương là Triệu Phạm thấy Triệu Vân có dáng vẻ anh hùng, làm việc có phân tấc cẩn thận, bèn có ý kết thân. Ông ta ngoài việc đã mời Triệu Vân vào thành, lại có ý đem người chị dâu góa bụa rất có nhan sắc là Phàn Thị kết nghĩa trăm năm với Triệu Vân.

Song Triệu Vân nghiêm mặt nói rằng: “Anh và tôi cùng họ Triệu, huynh trưởng của anh cũng là huynh trưởng của tôi, chị ấy cũng là chị dâu của tôi, việc này thực rất khó nghe theo”.

Không ít kẻ dưới trướng cho rằng đấy là việc tốt lành, huống chi Phàn Thị vừa diễm lệ lại hiền thục, đều ra sức khuyên Triệu Vân nghe theo, thậm chí cả Gia Cát Lượng cũng có ý ấy. Triệu Vân chỉ biết nói rằng: “Phàn Thị đã hẳn là người rất xinh đẹp, song Triệu Phạm là người bị bức hàng, Quế Dương còn chưa được ổn định, Triệu Vân sao có thể bởi một mỹ nhân mà sao nhãng việc chính sự”. Quả nhiên không lâu sau đó Triệu Phạm bỏ trốn, Triệu Vân đối với việc ấy chỉ lặng lẽ cười thầm.

Kẻ viết sử đời sau, đối chiếu với Quan Vũ khi theo Lưu Bị đánh dẹp Lã Bố ở Hạ Phì, có nói với Tào Tháo ngày sau phá được thành xin được cùng với người vợ của Lại tần nghi lộc Lã Bố là Đỗ Thị, kết nghĩa trăm năm với mình; nếu so với sự việc vừa rồi ở Quế Dương, Triệu Vân thực có khí chất hơn Quan Vũ nhiều.

Bốn quận nam Kinh Châu đã về cả tay Lưu Bị, tin tức truyền đến tai Tôn Quyền và Chu Du, song lúc đó chiến sự ở Giang Lăng đang ác liệt, huống chi bản thân Lưu Bị cũng vẫn ở Di Lăng hiệp trợ với quân Đông Ngô, Tôn Quyền và Chu Du cũng đành tạm giương mắt mà nhìn, song sau khi chiến sự ở Giang Lăng kết thúc, Tôn Quyền lập tức bổ nhiệm Chu Du làm Thái thú Nam quận, Trình Phổ làm Thái thú Giang Hạ, công khai biểu lộ Lưu Bị trả lại Nam quận cho mình; dễ thấy rõ được rằng cả Tôn Quyền và Chu Du, đối với việc Lưu Bị thâu tóm bốn quận phía nam về tâm lý cũng khá bất bình.

Nghiêm chỉnh mà nói trong cuộc chiến Xích Bích, quân Tào Tháo và Tôn Quyền xét về thắng thua ít chênh lệch nhau, quân nam chinh của Tào Tháo tuy bị đánh bại triệt để song tổn thất thực sự không nhiều chỉ mất một ít lãnh địa Kinh Châu mới chiếm được mà thôi.

Trái lại Đông Ngô tuy giành được đại thắng ở Xích Bích song lại tổn thất không ít trong chiến dịch Giang Lăng sau đó, đặc biệt là thiên tài quân sự Chu Du bị trọng thương, dẫn đến cái chết sau này, mà sau chiến thắng chỉ thu được ba quận huyện ở Kinh Châu, thực ra cái được không bù nổi cái mất.

Kẻ thu được nhiều lại là Lưu Bị, tuy sau này bị bức phải trả một phần Nam quận, song theo như kế hoạch của Gia Cát Lượng nhân cơ hội thâu tóm bốn quận ở phía nam chẳng những hồi sinh sự nghiệp của mình, hơn nữa có được cơ sở rất quan trọng để sau này tranh đoạt thiên hạ.

*

* *

Lời bình của Trần Văn Đức

Binh pháp Tôn Tử của Ngô Khởi được các nhà lịch sử học công nhận rằng, về tính quan trọng gần như cuốn sách kinh điển nổi danh binh pháp Tôn Tử. Hơn nữa về mặt thực tế Ngô Tử binh pháp so với cuốn binh pháp Tôn Tử thì cụ thể mà có sức thuyết phục hơn.

Thiên liệu cố trong Ngô Tử binh pháp có viết: “Kiến khả nhi tiến”, cho thấy tình huống tấn công, lại nói “Trị nan nhị thóai”, cho thấy cách xem xét tình hình cụ thể mà đề ra phương án tiến thóai.

Ông ta cho rằng có tám tình huống, chẳng cứ xem quẻ được cát hay hung, lập tức có thể tiến công ngay:

1. Gió lạnh rất dữ lại hành quân lúc còn sớm chẳng kể gian nan, tạo ra sự vất vả cho quân lính.

2. Mùa hè nóng gắt, hành động vội vàng, không để ý đến đói khát, miễn cưỡng hành quân đường dài.

3. Trường kỳ tác chiến, lương thảo không đủ, nhân dân óan giận, quân sự liên tục phát sinh những bất lợi, quan chỉ huy chẳng có cách ngăn chặn được việc ấy.

4. Vật tư, lương thảo thiếu thốn nghiêm trọng, lại gặp mùa mưa lớn, đã khó khăn lại càng thêm khó khăn.

5. Binh lực nắm tình hình cụ thể không được nhiều, đa số thủy thổ bất phục, nhân mã sinh bệnh nhiều, lại thiếu bổ sung kịp thời.

6. Hành quân đường dài, binh sĩ mỏi mệt mà lo sợ, thiếu tinh thần, chẳng ăn no, chỉ nghĩ đến việc nghỉ ngơi.

7. Quan chỉ huy chẳng có uy quyền, tướng sĩ thì a dua quân tâm phân tán, vẫn bị kẻ địch quấy rối mà kinh hãi lại chẳng có quân tiếp viện.

8. Việc phòng ngự không được tốt, doanh trại lộn xộn, hoặc đã vào đến giữa chừng đoạn đường nguy hiểm.

Đối với tình hình chẳng thể công kích, Ngô Khởi cũng đưa ra những điều rất rõ ràng:

1. Đất đai rộng lớn nhân khẩu dồi dào, đời sống no đủ.

2. Đức vua yêu thương dân lành, lấy đức điều hành, rất được nhân dân yêu mến và ủng hộ.

3. Thưởng phạt nghiêm minh, hành động hợp với thời cơ.

4. Binh lực đông đảo, sức tác chiến mạnh mẽ, vũ khí tinh nhuệ.

5. Có nước láng giềng hoặc nước lớn làm hậu thuẫn giúp đỡ.

Xét kĩ những điều ấy mà tiến hoặc thóai cho thích hợp. Lấy đó mà xem xét Tào Tháo và Tôn Quyền trong trận Xích Bích, ai thắng ai thua đã là việc rõ ràng vậy.

TRẦN VĂN ĐỨC

6. Thâu tóm nửa phần phía nam Kinh Châu.

Chúng ta có thể tin rằng, Gia Cát Lượng sau khi từ Giang Lăng trở về, đã tin chắc rằng Chu Du sẽ có thể đánh bại Tào Tháo. Bởi thế, đương khi Lưu Bị và Quan Vũ đang lo thu xếp một điểm dừng chân an toàn nhỡ chiến dịch thất bại, Gia Cát Lượng đã nghĩ đên công việc phải làm sau khi chiến thắng. Do gánh vác nhiệm vụ chiến đấu rất ít, Gia Cát Lượng nghĩ rằng nếu có thắng lợi, Lưu Bị cũng không thu được chiến lợi phẩm gì đáng kể, thậm chí có thể chỉ là vật ăn bám dưới cái ô của người khác. Bởi thế ông ta cho rằng đợi sự ban thưởng của người khác chẳng bằng tự mình đoạt lấy phần hơn. Sau khi trận đánh Xích Bích kết thúc, vấn đề trước mắt là thu hồi các quận huyện Kinh Châu ở phía nam giáp với Trường Giang. Gia Cát Lượng đề nghị với Lưu Bị, nói với Tôn Quyền để Lưu Bị kế nhiệm làm Kinh Châu mục. Bởi Lưu Kỳ là con của Lưu Biểu, xét về nghĩa lý, Tôn Quyền đành phải đáp ứng đương nhiên, Lưu Kỳ đã là châu mục, thuận theo lẽ tự nhiên, các quận phía nam tạm thời sẽ rơi vào tay Lưu Bị quản lý.

Tiếp đó Gia Cát Lượng hi vọng Chu Du sẽ dồn sự chú ý vào vùng Kinh Châu phía bắc Giang Lăng đặc biệt là đại bản doanh mà Tào Nhân đang giữ, là Giang Lăng.

Trong hội nghị liên hợp quân sự Tôn – Lưu lần thứ nhất sau trận Xích Bích, Lưu Bị có đề nghị rằng: “Giang Lăng mà Tào Nhân đang trấn giữ, lương thực và khí giới tồn trữ rất nhiều, ắt nên lợi dụng quân Tào chưa ổn định mà nhanh chóng tấn công, nếu không một khi Tào Nhân đã ổn định được Giang Lăng, vấn đề Kinh Châu sẽ không dễ giải quyết”.

Chu Du nói: “Thưa ngài Lưu Dự Châu, ngài rất thong thuộc xứ Kinh Châu, xin hỏi có biện pháp gì chưa?”

Lưu Bị nói: “Uy tín của Tào Tháo ở Kinh Châu đã mất, không gì bằng lập tức tăng thêm áp lực, bức họ phải rút lui. Tôi sẽ phái Trương Phi dẫn một nghìn binh sĩ đến giúp đỡ ngài, cũng hi vọng ngài cấp cho tôi thêm hai nghìn nhân mã, biểu hiện chúng ta cùng liên hợp tác chiến để tạo thêm thanh thế. Ngài từ chính diện mà tiến đánh Giang Lăng, tôi sẽ theo Hạ Thủy mà đánh vào sau lưng, tin rằng với áp lực ấy, Tào Nhân nhất định sẽ phải rút chạy”. Chu Du mau chóng đáp ứng kế hoạch của Lưu Bị, hơn nữa còn lập tức bắt tay hành động.

Năm Kiến An thứ 13, vào tháng 12, mùa đông Chu Du dẫn nguyên đội quân nhân mã từng đánh Xích Bích, nhằm hướng Giang Lăng khởi động một cuộc chiến mới. Chẳng ngờ Tào Nhân không rút chạy, lại còn ngoan cố chống đỡ suốt mấy tháng trời. Quân Đông Ngô đánh trận này rất đỗi gian khổ, Chu Du tự mình chỉ huy đánh thành ở mặt chính diện, không được một chút gì, lại bị Tào Nhân mấy lần đột kích, tổn thất không ít tướng sĩ.

Mãnh tướng Cam Ninh đề nghị một kế hoạch khác là đánh vào Di Lăng, để lôi kéo đội quân Tào Nhân, tiêu giảm ý chí đề kháng của họ song cánh quân này lại bị Tào Nhân dùng chiến thuật giương đông kích tây đánh bại, cơ hồ toàn thể tan tác cả. Cam Ninh chỉ còn biết chạy thóat thân. Hai bên đối đầu hơn một năm, khiến Chu Du đau đầu không thôi.

Trong trận đánh thành rất ác liệt, Chu Du bị trúng tên ở sườn phải với vết thương nghiêm trọng. Song để cổ vũ tinh thần quân sĩ, vẫn gượng chống gậy đứng dậy, chỉ huy việc quân trong doanh trại; Tào Nhân sợ hãi trước khí thế của Chu Du, lại sợ quân du kích của Lưu Bị chặn mất đường về, bèn làm theo chỉ dẫn của Tào Tháo từ trước, vứt bỏ Giang Lăng rút chạy về Tương Dương, để chỉnh đốn lại phòng tuyến.

Vết thương của Chu Du vẫn chưa lành, lại thêm việc công bận rộn chẳng thể tĩnh dưỡng; một năm sau, vết thương càng trầm trọng, từ trần ở giữa trại doanh.

Trong thời gian hội chiến Giang Lăng, Lưu Bị và Trương Phi cùng hiệp trợ tác chiến với Đông Ngô ở phía bắc. Gia Cát Lượng thì dẫn quân sĩ của Quan Vũ và Triệu Vân, phối hợp với quân Giang Hạ của Lưu Kỳ, lấy các quận phía nam làm đại bản doanh trước mắt nam chinh bình định bốn quận là: Vũ Lăng, Trường Sa, Quế Dương và Linh Lăng.

Khi Kinh Tương bị mất, bốn quận phía nam chưa bị quân Tào chiếm lĩnh, song về nguyên tắc họ đều chịu sự chỉ huy đương thời của Lưu Tông, hướng về Tào Tháo đầu hàng.

Quận Vũ Lăng do quận trưởng bỏ chức mà chạy, Tào Tháo lệnh cho Kim Toàn là cựu thần ở đấy làm Thái thú.

Theo kế hoạch của Gia Cát Lượng, quân Quan Vũ tập kích vào Vũ Lăng và Trường Sa, quân Triệu Vân đánh vào Quế Dương và Linh Lăng.

Triệu Vân khéo thi hành chính sách vừa cứng vừa mềm, Thái thú Linh Lăng là Lưu Độ sớm ra hàng.

Quan Vũ phải chiến đấu gian khổ ở Trương Sa, Thái thú ở đấy là Hàn Huyền, dựa vào thành trì hiểm trở mà cố thủ. May mà nhờ có Ngụy Diên, một tướng lĩnh ở Kinh Tương chạy về đấy trước đó, thuyết phục được người cầm đầu quân sĩ là Hoàng Trung làm phản, mới bức được Hàn Huyền ra hàng.

Hoàng Trung tên chữ là Hán Thăng, người Nam Dương rất giỏi cưỡi ngựa bắn cung, vẫn được Lưu Biểu nể trọng, bổ nhiệm làm Trung lang tướng, phụ giúp người cháu của Lưu Biểu là Lưu Bàn trụ giữ ở huyện Du thuộc Trường Sa, là giám quân các quận phía nam. Khi Tào Tháo chiếm được Kinh Tương, vẫn được làm việc, đóng đồn ở Trường Sa, hiệp trợ Thái thú Hàn Huyền. Khi quân Quan Vũ đến, Hoàng Trung ra chống trả, Quan Vũ không thắng nổi. Sau được Ngụy Diên khuyên giải, hiểu ra Lưu Biểu vẫn có ý nhường Lưu Bị nắm lấy Kinh Châu, bèn dẫn quân ra đầu hàng Quan Vũ.

Ngụy Diên tên chữ là Văn Trường người Nghĩa Dương khéo lo sĩ tốt dũng mãnh hơn người, rất được kẻ dưới kính trọng, song bạn bè thì không ưa. Trước lúc Kinh Tương bị mất, cũng từng đuổi theo Lưu Bị, song không gặp được bèn xuôi xuống Trường Sa theo về với Hoàng Trung.

Hai người này về sau đêu trở thành đại tướng dưới trướng Lưu Bị.

Sau khi quận Trường Sa sát nhập vào đất của Lưu Bị, Thái thú Vũ Lăng là Kim Toàn bị cô lập, đành phải đầu hàng Quan Vũ.

Quân Triệu Vân sau khi đến được Quế Dương, Thái thú Quế Dương là Triệu Phạm thấy Triệu Vân có dáng vẻ anh hùng, làm việc có phân tấc cẩn thận, bèn có ý kết thân. Ông ta ngoài việc đã mời Triệu Vân vào thành, lại có ý đem người chị dâu góa bụa rất có nhan sắc là Phàn Thị kết nghĩa trăm năm với Triệu Vân.

Song Triệu Vân nghiêm mặt nói rằng: “Anh và tôi cùng họ Triệu, huynh trưởng của anh cũng là huynh trưởng của tôi, chị ấy cũng là chị dâu của tôi, việc này thực rất khó nghe theo”.

Không ít kẻ dưới trướng cho rằng đấy là việc tốt lành, huống chi Phàn Thị vừa diễm lệ lại hiền thục, đều ra sức khuyên Triệu Vân nghe theo, thậm chí cả Gia Cát Lượng cũng có ý ấy. Triệu Vân chỉ biết nói rằng: “Phàn Thị đã hẳn là người rất xinh đẹp, song Triệu Phạm là người bị bức hàng, Quế Dương còn chưa được ổn định, Triệu Vân sao có thể bởi một mỹ nhân mà sao nhãng việc chính sự”. Quả nhiên không lâu sau đó Triệu Phạm bỏ trốn, Triệu Vân đối với việc ấy chỉ lặng lẽ cười thầm.

Kẻ viết sử đời sau, đối chiếu với Quan Vũ khi theo Lưu Bị đánh dẹp Lã Bố ở Hạ Phì, có nói với Tào Tháo ngày sau phá được thành xin được cùng với người vợ của Lại tần nghi lộc Lã Bố là Đỗ Thị, kết nghĩa trăm năm với mình; nếu so với sự việc vừa rồi ở Quế Dương, Triệu Vân thực có khí chất hơn Quan Vũ nhiều.

Bốn quận nam Kinh Châu đã về cả tay Lưu Bị, tin tức truyền đến tai Tôn Quyền và Chu Du, song lúc đó chiến sự ở Giang Lăng đang ác liệt, huống chi bản thân Lưu Bị cũng vẫn ở Di Lăng hiệp trợ với quân Đông Ngô, Tôn Quyền và Chu Du cũng đành tạm giương mắt mà nhìn, song sau khi chiến sự ở Giang Lăng kết thúc, Tôn Quyền lập tức bổ nhiệm Chu Du làm Thái thú Nam quận, Trình Phổ làm Thái thú Giang Hạ, công khai biểu lộ Lưu Bị trả lại Nam quận cho mình; dễ thấy rõ được rằng cả Tôn Quyền và Chu Du, đối với việc Lưu Bị thâu tóm bốn quận phía nam về tâm lý cũng khá bất bình.

Nghiêm chỉnh mà nói trong cuộc chiến Xích Bích, quân Tào Tháo và Tôn Quyền xét về thắng thua ít chênh lệch nhau, quân nam chinh của Tào Tháo tuy bị đánh bại triệt để song tổn thất thực sự không nhiều chỉ mất một ít lãnh địa Kinh Châu mới chiếm được mà thôi.

Trái lại Đông Ngô tuy giành được đại thắng ở Xích Bích song lại tổn thất không ít trong chiến dịch Giang Lăng sau đó, đặc biệt là thiên tài quân sự Chu Du bị trọng thương, dẫn đến cái chết sau này, mà sau chiến thắng chỉ thu được ba quận huyện ở Kinh Châu, thực ra cái được không bù nổi cái mất.

Kẻ thu được nhiều lại là Lưu Bị, tuy sau này bị bức phải trả một phần Nam quận, song theo như kế hoạch của Gia Cát Lượng nhân cơ hội thâu tóm bốn quận ở phía nam chẳng những hồi sinh sự nghiệp của mình, hơn nữa có được cơ sở rất quan trọng để sau này tranh đoạt thiên hạ.

*

* *

Lời bình của Trần Văn Đức

Binh pháp Tôn Tử của Ngô Khởi được các nhà lịch sử học công nhận rằng, về tính quan trọng gần như cuốn sách kinh điển nổi danh binh pháp Tôn Tử. Hơn nữa về mặt thực tế Ngô Tử binh pháp so với cuốn binh pháp Tôn Tử thì cụ thể mà có sức thuyết phục hơn.

Thiên liệu cố trong Ngô Tử binh pháp có viết: “Kiến khả nhi tiến”, cho thấy tình huống tấn công, lại nói “Trị nan nhị thóai”, cho thấy cách xem xét tình hình cụ thể mà đề ra phương án tiến thóai.

Ông ta cho rằng có tám tình huống, chẳng cứ xem quẻ được cát hay hung, lập tức có thể tiến công ngay:

1. Gió lạnh rất dữ lại hành quân lúc còn sớm chẳng kể gian nan, tạo ra sự vất vả cho quân lính.

2. Mùa hè nóng gắt, hành động vội vàng, không để ý đến đói khát, miễn cưỡng hành quân đường dài.

3. Trường kỳ tác chiến, lương thảo không đủ, nhân dân óan giận, quân sự liên tục phát sinh những bất lợi, quan chỉ huy chẳng có cách ngăn chặn được việc ấy.

4. Vật tư, lương thảo thiếu thốn nghiêm trọng, lại gặp mùa mưa lớn, đã khó khăn lại càng thêm khó khăn.

5. Binh lực nắm tình hình cụ thể không được nhiều, đa số thủy thổ bất phục, nhân mã sinh bệnh nhiều, lại thiếu bổ sung kịp thời.

6. Hành quân đường dài, binh sĩ mỏi mệt mà lo sợ, thiếu tinh thần, chẳng ăn no, chỉ nghĩ đến việc nghỉ ngơi.

7. Quan chỉ huy chẳng có uy quyền, tướng sĩ thì a dua quân tâm phân tán, vẫn bị kẻ địch quấy rối mà kinh hãi lại chẳng có quân tiếp viện.

8. Việc phòng ngự không được tốt, doanh trại lộn xộn, hoặc đã vào đến giữa chừng đoạn đường nguy hiểm.

Đối với tình hình chẳng thể công kích, Ngô Khởi cũng đưa ra những điều rất rõ ràng:

1. Đất đai rộng lớn nhân khẩu dồi dào, đời sống no đủ.

2. Đức vua yêu thương dân lành, lấy đức điều hành, rất được nhân dân yêu mến và ủng hộ.

3. Thưởng phạt nghiêm minh, hành động hợp với thời cơ.

4. Binh lực đông đảo, sức tác chiến mạnh mẽ, vũ khí tinh nhuệ.

5. Có nước láng giềng hoặc nước lớn làm hậu thuẫn giúp đỡ.

Xét kĩ những điều ấy mà tiến hoặc thóai cho thích hợp. Lấy đó mà xem xét Tào Tháo và Tôn Quyền trong trận Xích Bích, ai thắng ai thua đã là việc rõ ràng vậy.

TRẦN VĂN ĐỨC

Chọn tập
Bình luận
1440
× sticky