Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 8 – Chương 31 – Phần 2

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

Gia Cát Lượng là một ông quan thanh liêm, gạt bỏ những dục vọng, lấy mình làm gương để mưu cầu đổi thay không khí quan trường của quan lại đời Đông Hán phù hoa hưởng lạc, ông sinh hoạt rất cần kiệm, vẫn thường tự so sánh với Tôn Thúc Ngạo, tướng nước Sở thời Xuân Thu, từ sớ tấu gửi lên Lưu Thiện khi bắc phạt cho thấy, ông công bố tài sản riêng của mình, một trọng thần danh tướng bậc nhất như thế lại sống rất khắc khổ để giữ cho không khí xã hội được đoan chính.

Bởi phản đối phong tục ma chay linh đình đương thời, Gia Cát Lượng di chúc rằng cứ an táng cho mình ở núi Định Quân tại tiền tuyến, chẳng cần đưa về Thành Đô cử hành quốc táng, để tránh lãng phí phô trương. Ông cũng chỉ thị rõ, nghi thức tang lễ thật đơn giản, lấy núi làm mộ, có thể dùng quan tài loại thường cũng được, khi liệm chỉ cần dùng quần áo bình thường không nên vùi theo vật quý. Là một tể tướng chỉ ở dưới một người, trên cả vạn người có được tấm lòng như thế, ở giai đoạn những ngày giờ cuối cùng của cuộc sống, vẫn kiên trì nguyên tắc, thi hành tinh thần tiết kiệm, thực là điều khó thấy vậy.

Gia Cát Lượng tin rằng trị quốc ắt đầu tiên phải trị gia, cho nên đối với con cháu của mình đều yêu cầu đến nghiêm khắc; đến năm bốn mươi sáu tuổi ông mới có con, cho nên lúc đầu đem người con thứ của Gia Cát Cẩn là Gia Cát Kiều làm con nuôi để thừa kế. Khi Gia Cát Lượng bắc phạt, Gia Cát Kiều cũng đi theo ra tiền tuyến để được rèn luyện thêm, Gia Cát Lượng đặc biệt sắp xếp anh ta đảm nhiệm việc áp tải lương thực ở vùng núi, đội mưa gió khá gian khổ, chịu những nỗi nguy hiểm phải vượt qua núi non hiểm trở đường dài.

Trong thư viết cho Gia Cát Cẩn, Gia Cát Lượng đặc biệt đề cập đến việc này: “Cứ theo đạo lý thì cháu Kiều có thể ở lại Thành Đô, song hiện nay các con em thế hệ hai của các chư tướng đều ở tiền tuyến vận chuyển quân nhu, mọi người đều phải đồng cam cộng khổ mới đúng, cho nên tôi đặc biệt lệnh cho cháu dẫn năm trăm binh sĩ, cũng giống như các con em khác, đảm nhiệm việc vận chuyển lương thực”.

Rất không may, Gia Cát Kiều ở chiến dịch Nhai Đình, để bảo hộ lương thảo an toàn, trên đường rút quân, đã quyết chiến với địch mà chết.

Đến những năm cuối đời, đối với con trai Gia Cát Chiêm của mình, về dạy bảo cũng rất nghiêm khắc, trong thư gửi cho Gia Cát Cẩn có đề cập: “Cháu Chiêm hiện nay đã tám tuổi, thông minh đáng yêu, song hiềm nỗi sớm chín chắn một chút, sợ sau này lớn lên nếu không được rèn luyện nhiều sẽ khó có được khí chất lớn”.

Ông hi vọng lấy yêu cầu và rèn luyện thật nhiều để huấn luyện cho con được trưởng thành.

Gia Cát Lượng có học thức rất rộng, lại có thói quen độc lập suy nghĩ, tuyệt không để tư tưởng của mình hạn chế ở một nhà nào, bởi thế ông nhấn mạnh đạo học cần phải thu được chỗ mạnh của mọi nhà. Không ít các nho gia đời sau, xem Gia Cát Lượng là sự hỗn tạp giữa Nho gia và Pháp gia, cho rằng đường học vấn của ông không thuần thục, tạp loạn vô chương, thực ra đó chỉ là kiến giải nặng về một môn phái mà thôi.

Trong “Giới tử thư”, Gia Cát Lượng bày tỏ rõ ràng cách nghĩ của mình về đạo học và sự tu dưỡng: “Phàm việc làm của người quân tử, lấy tĩnh để tu thân, lấy kiệm để nuôi đức, nếu chẳng đạm bạc thì chẳng sáng được chí, nếu chẳng tĩnh lặng thì không đến được xa, phàm đã học tập ắt phải tĩnh lặng mới thành được đạo học, nếu chẳng học thì chẳng có tài lớn, chẳng có chí thì cũng không học được”.

Ông nhấn mạnh tu tâm phải giảm đến mức tuyệt đối những dục vọng, học nhiều mới có tài lớn, xác lập ý chí lớn lao, không ngừng yêu cầu bản thân thì đạo học và sự tu dưỡng mới có được thành, công thực sự, đấy cũng là tinh thần cơ bản dốc lòng tận tụy của Gia Cát Lượng.

Tuy về vị trí quan chức và quyền lực thuận buồm xuôi gió, song về sự nghiệp có thể nói rằng, suốt đời gập ghềnh. Để thực hiện lý tưởng của phái Thanh Lưu có từ khi còn trẻ, ông chọn Lưu Bị làm minh chủ để mình suốt đời phụng sự, mới bước vào xã hội, đã gặp phải đại quân của Tào Tháo là một bậc quân sự kỳ tài bậc nhất gây sức ép, thực là được bổ nhiệm đang khi quân bại trận, phụng mệnh giữa lúc nguy nan. Song chẳng kể bắt bẻ như thế nào, vị quân sư trẻ tuổi này cự tuyệt lời mời của Tôn Quyền vẫn kiên trì đứng trong tập đoàn Lưu Bị.

Trong thời gian khó khăn nhất, người quản lý cao nhất về kế hoạch này, lại làm được kế hoạch “ba chân đỉnh lớn” xây dựng được một sự nghiệpthật hiển hách, hơn nữa dần dần thực hiện, chẳng những phản bại làm thắng, mà còn khiến tập đoàn Lưu Bị hoàn toàn thóat khỏi tình hình nguy vong, ở đây không thể không nói đến công lao của Gia Cát Lượng.

Song những đòn đánh và vấp ngã liên tiếp như “mất Kinh Châu”, “thua ở Hồ Đình”, “gửi con ở thành Bạch Đế’, Nam Trung phản loạn, khiến cho Thục Hán chính quyền mới thiết lập lại có nguy cơ chết yểu, bởi thế mà Gia Cát Lượng không thể không xốc lên, một vai gánh vác đại quyền để ngăn sóng cả.

Lưu Thiện tuổi còn rất trẻ lại không có kinh nghiệm, lại thêm Lưu Bị đã có di mệnh, Gia Cát Lượng rất có thê nắm lấy mà làm thay. Song ông ta lại có thể làm được người bầy tôi không hài lòng, toàn tâm phụ tá Lưu Thiện, trong số những Đại thần phụ tá thời Tam quốc, Gia Cát Lượng có quyền lực lớn nhất, gánh vác nặng nhất, mà khó khăn cũng nhiều nhất.

Để khắc phục khó khăn như vậy, mở ra cơ hội phát triển cho nước Thục, để báo đáp ân tri ngộ với Lưu Bị, Gia Cát Lượng ngày đêm trằn trọc suy nghĩ hết mình với công việc, ông không những đảm nhiệm quyết định và thúc đẩy các kế sách lớn về quân chính toàn quốc, lại tự mình đứng ra tu bổ thủy lợi, cầu cống, đường xá, nhà trạm, lại còn tổ chức việc nuôi tằm, dệt vải, nấu muối, đúc sắt, đúc tiền, lại tự mình thiết kế ra các công cụ tác chiến và vũ khí mới như trâu gỗ, ngựa máy, nỏ liên châu.

Mỗi công việc đều có tính khai sáng, không có tính tiền lệ, chẳng thể bảo để người khác làm thay, nên phải tự mình mò mẫm, phải nắm mọi việc lớn nhỏ khác, tự mình coi xét so sách, vất vả suốt ngày. Chủ bạ Dương Ngưng, lo lắng cho sức khỏe của ông, từng khuyên ông không nên quá vất vả, lấy câu chuyện Bính Cát, Trần Bình ngày xưa, lưu ý Thừa tướng chỉ nên phụ trách quyết sách là đủ.

Gia Cát Lượng tự nhiên thấy rất rõ ràng đạo lý ấy, song vấn đề là tất cả còn chưa đi vào qũy đạo, ông không những phải quyết sách, mà còn phải triệt để đôn đốc chấp hành. Huống chi không tự mình tham dự, quyết sách có thể không được thực hiện khẩn trương, cho nên đành phải thâu tóm dẫu có vất vả mọi tư liệu có được, để mong cầu đạt được sự quán triệt nhất tinh thần của chính sách.

Có thể tự mình đôn đốc những việc nhỏ sẽ ảnh hương đến quyết sách lớn, song Gia Cát Lượng dứt khóat chẳng phải là người không biết phân biệt sự nặng nhẹ và tính khẩn trương của công việc, ông hiểu rõ công việc rất mạch lạc, hiệu suất làm việc rất cao, chỉ phải nỗi đích xác là người ham mê với công việc, việc này hoàn thành là lập tức vội làm công việc khác, phải trị quốc, phải trị quân, phải học tập, phải tu tâm, phải viết sách, một ngày dẫu có bốn mươi tám tiếng cũng là không đủ với ông.

Ông đã sớm thấy sự bao la của đời sống, mà hơn nữa lại là người lạc quan chủ nghĩa, biết rõ lý tưởng của mình, có thể suốt một đời cũng không thể đạt được. Song ông không phải là người theo bi quan luận, giữ mệnh tích cực làm việc không ngừng, có thể làm được bao nhiêu biết bấy nhiêu, tổng hợp để được có thành quả lớn. Đấy có thể mới là chỗ sâu xa của binh pháp, đối với thế giới và đời sống cá nhân, trải qua tĩnh lặng mà hiểu biết thấu triệt, xây dựng được cho mình triết học đời sống.

Cũng giống như Thần Phật, lấy sự quan tâm vô tận, để đối mặt với cuộc đời bao la và rắc rối, không mưu cầu sự trả giá, nỗ lực làm việc cho đến thời khắc cuối cùng của sinh mệnh, đấy chẳng phải là chỗ cao cả phổ độ chúng sinh của phật học như Địa Tạng Vương nói “Ta không xuống địa ngục thì còn ai xuống địa ngục” đó ư?

Tuy chúng ta chẳng thể từ những tác phẩm và hành vi của Gia Cát Lượng thấy được ông ta có tôn giáo tín ngưỡng gì, song ông ta đã lấy suy nghĩ lý tính trong bịnh pháp học, lấy thái độ tĩnh lặng nhất, tình cảm ôn hoànhất để đối mặt vói đời sống hữu hạn và công việe vô hạn.

Có thể là sự nỗ lực của Gia Cát Lượng, khiến trong trăm họ ở Trung Quốc rộng lớn, ông trở thành nhân vật ở thời đại Tam quốc được tôn kính mà nhớ tiếc nhất, miếu thờ tế tự ông ta rất là phổ biến, những câu chuyện liên quan đến ông ta cũng lưu truyền rất rộng.

Bậc vua nổi tiếng một thời là Đường Thái Tông khi bình luận về Đào Khản có nói: “Cơ mưu thông sáng tựa Ngụy Vũ (Tào Tháo), trung thuận cần lao như Khổng Minh (Gia Cát Lượng). Bốn chữ “trung thuận cần lao” này, có thể nói là hình tượng rất rõ ràng về Gia Cát Lượng.

Ông vua nổi tiếng nhất đời Thanh là hoàng đế Khang Hy, lại trực tiếp bày tỏ rằng: “Gia Cát Lượng nói: Dốc lòng tận tụy đến chết mới thôi. Làm kẻ bầy tôi, duy chỉ có Gia Cát Lượng có thể được như vậy”. Đây là sự bình giá của một nhân vật cũng làm chính trị đối với ông. Đến như trăm họ dân chúng, sự thể hiện lại càng nhiệt tình, sau khi Gia Cát Lượng mất, toàn dân Thục Trung rất đỗi thương tiếc, trăm họ tế cúng trong ngõ, người Nhung, Di tế cúng ngoài đồng nội.

Tuy nhà cầm quyền nước Thục cho rằng không hợp phép tắc lễ nghi, cự tuyệt việc lập miếu thờ Gia Cát Lượng, song trăm họ ở Thục Trung, người Man Di ở Nam Trung, người Nhung ở phía tây, cơ hồ là toàn dân đều vận động, phong trào chưa từng có như thế, triều đình cũng không cấm được. Nghe nói tình hình này kéo dài suốt mấy chục năm không thôi.

Tôn Tiền đời Đưòng cho rằng: “Gia Cát Vũ Hầu đã mất năm trăm năm, nhân dân từ Lương Hán đến nay, vẫn ca tụng sự tích, lập miếu và tế tự ở nhiều nơi, ông đã để lại sự thương nhớ của mọi người mãi mãi khắc sâu như thế”.

Năm 263 sau Công Nguyên, đầu năm nhà Thục Hán bị diệt vong, bộ binh hiệu úy Tập Long, Trung thư lang Hướng Sủng dâng thư lên Hậu chủ Lưu Thiện, đề nghị lập miếu thờ Gia Cát Lượng, họ nói: “Từ đời Hán đến nay, có người có đức thiện nhỏ mà nhiều nơi đã tô vẽ đền miếu để kỉ niệm. Mà phẩm đức của Thừa tướng Gia Cát Lượng đáng gọi là tấm gương của bốn biển, công trạng là vô song ở đời, Thục Hán đến nay may còn tồn tại, công sức của Thừa tướng rất lớn. Trước mắt nếu triều đình không làm, trăm họ vẫn làm cúng tế riêng, đấy dứt khóat chẳng phải là phương pháp kỉ niệm tiêu hiền. Cho nên chúng thần đề nghị, nên lập tức xây dựng miếu thờ Vũ Hầu, khiến người thân có thể theo ngày mà tế cúng, trăm họ mong mỏi cũng có thể đến miếu ấy mà cúng mới là lễ nghi chính đáng vậy!”.

Lưu Thiện đã phê chuẩn bản sớ đó, lệnh cho ở vùng Miện Dương (Thiểm Tây), gần với mộ phần của Gia Cát Lượng, xây dựng miếu thờ, đấy cũng tức là miếu thờ Vũ Hầu sớm nhất.

Năm 304 sau Công Nguyên, Lý Hùng xây dựng được chính quyền nhà Hán ở Thành Đô, ở Thiếu Thành của Thành Đô có xây dựng “miếu Khổng Minh”.

Năm 347 sau Công Nguyên, Đông Tấn đại tướng quân Hoàn Ôn khi diệt đượcchính quyền nhà Hán ở đây đã thiêu hủy Thiếu Thành, song miếu Khổng Minh lại được cố ý bảo tồn mãi, cho thấy người đời sau rất kính trọng Gia Cát Lượng, đã vượt qua cả quan niệm riêng của mình.

Sau này ở phía nam Thành Đô trong hậu đường đều thờ Lưu Bị, có xây dựng một điện thờ Gia Cát Lượng. Đến đời Đường, danh tiếng của Gia Cát Lượng vượt quá Lưu Bị, đền thờ ấy được gọi là đền thờ Vũ Hầu, hơn nữa vẫn được lưu truyền đến nay, trở thành một nơi danh thắng cổ tích quan trọng ở Thành Đô.

Đền thờ Vũ Hầu này, các thi nhân nổi tiếng như Đỗ Phủ, Lý Thương Ẩn, Lục Du đã từng đến đó chiêm ngưỡng, lại còn viết không ít thơ ca tưởng nhớ Gia Cát Lượng. Bài thơ “Thừa tướng nước Thục” được lưu truyền rất rộng, nhất là câu “Kỳ Sơn giữa trận từ trần, khách anh hùng để tần ngần lệ rơi”, đã là danh ngôn bất hủ lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Ở đền thờ Vũ Hầu tại Thành Đô, còn có rất nhiều văn vật kỉ niệm Gia Cát Lượng trong đó có tấm bia Gia Cát Vũ Hầu rất có giá trị. Đấy là tấm bia mà nhà chính trị nổi tiếng đời Đường là Bùi Độ viết ra, nhà thư pháp nổi tiếng Liễu Công Sước (anh của Liễu Công Quyền) trực tiếp viết chữ. Tấm bia đó đã khen Gia Cát Lượng có tài khai quốc trị dân, sánh được với những danh thần trong lịch sử như Khương Thái Công, Y Doãn, Quản Trọng, Tiêu Hà. Cũng thừa nhận thành tựu quân sự của ông đã bắc phạt Trung Nguyên, khiến Tào Ngụy phải khiếp sợ. Đặc biệt cũng tán dương Gia Cát Lượng quyền uy nghiêng một nước lại có phẩm đức rất là tiết tháo dẫu công cao không lấn át chúa, biểu thị đầy đủ cách nhìn của một nhân vật chính trị đời sau, sự tôn kính và nhớ tiếc Gia Cát Lượng.

Trong những văn vật còn bảo tồn được, rất hấp dẫn sự chú ý của mọi người là ba mặt trống đồng của ‘‘trống Gia Cát”, trong đó có một chiếc đúc trước đời Đường, hai chiếc khác nhỏ hơn là sản phẩm của đời Minh, Thanh. Trống đồng đã có từ thời Xuân Thu, lưu hành trong dân tộc thiểu số vùng tây nam, lúc đầu dùng để đun nấu, về sau mới dần dần biến thành nhạc khí, được sử dụng khi cúng tế hội hè hoặc khi có chiến tranh, đời sau trống đồng được gọi là “Trống Gia Cát”, cơ sỏ chủ yếu dựa vào một truyền thuyết: khi Gia Cát Lượng viễn chinh Nam Trung, chế ra trống đồng này, ban ngày để thổi cơm, ban đêm nếu có tình huống dùng để gõ lên báo động. Truyền thuyết này vẫn đượclưu truyền rộng ở vùng Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên có rất nhiều người cho rằng Trống Gia Cát do Gia Cát Lượng phát minh ra.

Cũng giống như chúng ta qui nhiều phát minh ngày xưa vào công lao của Hoàng đế trong truyền thuyết, những truyền thuyết về Gia Cát Lượng ở vùng tây nam đã thể hiện đầy đủ sự nhớ tiếc vô hạn của người vùng ấy đối với công lao của Gia Cát Lượng.

Trong đền thờ Vũ Hầu cũng có không ít các câu đối của các danh nhân đời sau để lại, như Triệu Phan đời Thanh có viết:

– “Rất mực công tâm, binh pháp tinh thông không hiếu chiến.

– Bao la nhân hậu, quốc gia điều độ những lo toan”.

Phùng Ngọc Tường sau đó cũng viết:

– “Thành việc lớn bởi toàn tâm, một đời cẩn thận.

– Đón gió lành nơi thắng tích, vạn cổ thanh cao”.

Ở đây đã biểu hiện đầy đủ, con cháu đời sau trải qua mấy nghìn năm, đã đánh giá Gia Cát Lượng như thế nào.

Ngoài Thành Đô, đền thờ Vũ Hầu ở thành Bạch Đế cũng như các đền thờ ở Nam Dương và Tương Dương cũng đều rất nổi tiếng. Ở đền thờ Vũ Hầu tại thành Bạch Đế, nổi tiếng nhất vẫn là tác phẩm của thánh thơ Đỗ Phủ:

Gia Cát danh thơm khắp hải hà,

Tôn thần tượng ấy đủ cao xa.

Ba chân đại đỉnh phân ranh giới,

Một quạt kê mao đuổi giặc tà.

Gây dựng bá vương tài Lã Vọng,

Mở mang cơ nghiệp chí Tiêu Hà

Những mong gánh vác phò vua Hán,

Ngũ Trượng chưa yên mộng hải hà.

Anh hùng dân tộc đời Tống là Nhạc Chi sau khi chiêm ngưỡng đền thờ Vũ Hầu, đối với sự trung thành của Gia Cát Lượng đã muôn vàn cảm khái. Nghe nói ngay tối hôm đó Nhạc Phi cầm bút viết lại bài Xuất Sư Biểu, để lại trong đền bày tỏ chí hướng của mình và sự nhớ tiếc Gia Cát Lượng.

Đôi với nhân vật lịch sử, do sự bất đồng về lập trường, sự đánh giá của đời sau thường có cao có thấp, có tốt có xấu, có chính có tà, song mấy nghìn năm lại đây, sự đánh giá của người đời với Gia Cát Lượng lại đều là chính diện, có thể có sự cao thấp về trình độ, song lập trường nói chung đều tán dương tô vẽ, khâm phục và nhớ tiếc không nguôi.

TRẦN VĂN ĐỨC

[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com – gác nhỏ cho người yêu sách.]

Phụ chương: QUAN ĐIỂM THỰC DỤNG

SÁCH LƯỢC VỀ NGƯỜI KẾ NHIỆM

Sự tồn tại của một chính phủ hoặc một xí nghiệp, quan trọng nhất là kế hoạch sắp xếp những người kế nhiệm.

Thế tục vẫn cho rằng “giàu không quá ba đời”, đã chỉ rõ dưới chế độ kế thừa gia tộc, nhân tài không đủ, dẫn đến chính quyền hoặc xí nghiệp chẳng thể duy trì được sự phồn thịnh lâu dài.

Song một người lãnh đạo hợp pháp trung tâm, để mọi người đều thừa nhận, lại không phải là việc dễ dàng. Quá khứ đã có không ít chính quyền và đại xí nghiệp rốt cục vẫn lấy khuynh hướng truyền theo huyết thống, khiến cho nhân tài lãnh đạo tài giỏi thiếu hụt, hoàng đế tuy có đại quyền ở ngôi cao song lại không muốn nắm giữ quá nhiều công việc, phải phân chia trách nhiệm chính trị cho các đại thần, sự kế nhiệm các đại thần phải được chế độ hóa, khiến tính hợp pháp kế thừa của chính quyền được thừa nhận mà ổn định được, chế độ nội các của nước Anh, đã rất thành công về phương diện này.

Tổng thống nước Mỹ là Hoàng đế kiêm Tể tướng, ngôi cao quyền trọng, đơn độc một mình đảm nhiệm tính hợp pháp và trách nhiệm chính trị bởi thế chế độ hóa quyền kế thừa lại càng quan trọng, chế độ bầu cử tổng thống mà hiến pháp đề ra của nước Mỹ, hoàn thành được các nhiệm vụ, đã khiến hai trăm năm qua, nhân tài lãnh đạo trung tâm của nền chính trị nước Mỹ không đến nỗi thiếu hụt.

Thục Hán ở thời đại Tam quốc, tự nhiên chẳng thể có chế độ kế thừa ổn định như vậy, Hậu chủ Lưu Thiện được truyền ngôi theo huyết thống, có địa vị tôn sùng mà không quản lý đượccông việc, đại quyền chính trị đều do Tể tướng Gia Cát Lượng một mình đảm nhiệm. Khi Lưu Bị gửi con ở thành Bạch Đế, do tính hợp pháp ổn định của Thục Hán không đủ, Lưu Bị đành tuyển lựa Gia Cát Lượng thuộc ban bệ của mình cùng với đại lão Thục Trung Lý Nghiêm thân gần với trận tuyến của mình, cùng làm đại thần phụ tá; như vậy cố nhiên có thể khiến Lưu Bị cắt xén được cố kết gốc rễ duy trì đượcmức độ bình quân, song trong thời gian chiến tranh, vận dụng chế độ lãnh đạo hai ngựa kéo một cỗ xe đối với sự thông nhất của chính quyền Thục Hán là rất bất lợi.

Gia Cát Lượng rất khéo léo điều Lý Nghiêm ra khỏi trung tâm chính trị, lại lấy sự nhiệt thành nhất quán và thái độ chí công vô tư tranh thủ sự thừa nhận của các tầng lớp nhân sĩ ở Thục Trung, Hán Trung khiến quyền lực tập trung hữu hiệu ở phủ Thừa tướng, xây dựng chế độ trong cung, trong phủ cùng một tiêu chuẩn làm việc; tuy các đại lão Thục Trung như Liêu Lập, Trương Duệ có phản ứng, song Gia Cát Lượng lấy tác phong nghiêm minh thực tiến, ngoài sự tham dự của Liêu Lập vào công việc, cũng tranh thủ được sự giúp đỡ của Trương Duệ, giải quyết được vấn đề sau khi Lưu Bị mất đi sẽ có thể xảy ra nguy cơ kế thừa quyền lực.

Việc cắt xén cố kết gốc rễ ở đời thứ nhất muốn tuyệt đối tiêu trừ được tựa hồ là không có khả năng, song làm sao xây dựng hữu hiệu công thức ở đời thứ hai, là công việc quan trọng nhất phải thực hiện. Gia Cát Lượng về phương diện này đã có những biểu hiện rất kiệt xuất.

Phối hợp với kế hoạch bắc phạt, ông táo bạo vận dụng sách lược khống chế từ xa, đem chính quyền Thục Hán hoàn toàn giao cho những nhân vật tinh anh đời thứ hai như Quách Du Chi, Phí Vỹ, Đổng Doãn, Tưởng Uyển, tự mình dẫn quân đóng doanh trại lâu dài ở tiền tuyến Hán Trung, Lý Nghiêm giúp ông ta phụ trách việc lương thảo cho tiền tuyến, cùng với Liêu Lập, Trương Duệ có chức cao mà quyền không lớn. Quyền chỉ huy sau rèm hoàn toàn do mình khống chế, song việc chấp hành thực tiễn thì mau chóng thực tế giao cho những nhân vật tinh anh đời thứ hai, khiến việc cắt xén cố kết gốc rễ của chính quyền Thục Hán rất mau chóng giải quyết xong xuôi.

Song, việc lựa chọn người kế thừa lại vẫn là vấn đề đau đầu, sắp xếp tốt nhất ban bệ tập thể tiếp nhiệm, do ai phụ trách quyền chỉ huy kế thừa công việc của mình, lại là việc lựa chọn rất khó khăn. Ở trạng thái chiến tranh lâu dài, tư lệnh các quận đoàn quyền lực ắt sẽ bành trướng, vẫn trái với phương châm chính trị lãnh đạo quân sự của Gia Cát Lượng, đấy cũng là vấn đề mà Gia Cát Lượng lấy làm đau đầu.

Đặc biệt là với hổ tướng Ngụy Diên vẫn thống sóai quân tiên phong có danh tiếng rất cao trong quân đội, lại là một viên tướng ngạo mạn, bốc lửa và cũng thiếu đầu óc chính trị nhìn chung những nhân vật chính trị tinh anh đời thứ hai được cố ý bồi dưỡng tựa hồ chẳng có một ai đủ sức chỉ huy được “Ngụy đại tướng”. May mà quan hệ của Ngụy Diên với các tướng lĩnh không tốt đẹp, Gia Cát Lượng đã cố tạo lập địa vị và danh vọng cho một số tướng lĩnh ngang bằng với Ngụy Diên, như Vương Bình cương trực dũng mãnh, Mã Trung tận tụy với trách nhiệm, Mã Đại là danh tướng Tây Lương, cùng với Khương Duy trí dũng song toàn được coi là học trò của mình, để chế ngự hữu hiệu sự bành trướng thế lực quá mức của Ngụy Diên.

Một nhân vật khác cũng khiến Gia Cát Lượng đau đầu là Dương Nghi tham mưu hàng đầu của ông ta, một cao thủ điều hành về hành chính khó thấy trong lịch sử, có nhiều cống hiến về kế sách lương thảo trong hành động quân sự bắc phạt, cũng là trợ thủ cho Gia Cát Lượng trong công việc thường ngày rất được nể trọng. Bởi thế không ít người cho rằng Dương Nghi sẽ là người kế thừa Gia Cát Lượng. Song Dương Nghi bản tính nghi ngờ, bổ nhiệm vai trò lãnh đạo rất cao, có thể do tinh thần trách nhiệm quá lớn, thuộc hạ và binh lính đều bị ông ta làm phiền muốn chết. Bởi thế ngay từ những lúc đầu, Gia Cát Lượng đã phải hạn chế Dương Nghi trong công việc tham mưu. Sau này Gia Cát Lượng chỉ định người lãnh đạo là Tưởng Uyển và Phí Vỹ, đều chẳng phải là cao thủ về hành chính hoặc quân sự. Tưởng Uyển bản tính khoan dung, cẩn thận mà suy nghĩ sâu sắc. Việc điều hành lấy không phiền nhiễu dân làm chính, chẳng có mưu toan lớn và dục vọng, phong thái chính trị như vậy gần với “vô vi nhi trị”, rất được Gia Cát Lượng tán thưởng. Ông ta cho rằng Tưởng Uyển với công việc thì thấy được việc lớn, làm được cả việc nhỏ, là lãnh tụ chính trị rất thích hợp với đời loạn. Phí Vỹ cá tính ôn hòa, có sở trường ngoại giao đàm phán, với người nào cũng có thể khéo léo ứng xử được. Gia Cát Lượng thấy rõ ông ta có năng lực điều hòa được giữa Ngụy Diên và Dương Nghi, nhưng Phí Vỹ về công việc chính trị, chưa nắm chắc bằng Tưởng Uyển, bởi thế thành người ưu tiên kế thừa thứ hai. Đến như Đổng Doãn là người xử sự nghiêm minh, công việc chính trực, song không giỏi ứng biến, trong kế hoạch của Gia Cát Lượng chỉ có thể làm nhiệm vụ “phó lãnh tụ” mà thôi.

Do Tưởng Uyển, Phí Vỹ, Đổng Doãn đều không có kinh nghiệm chỉ huy tác chiến thực tế, bởi thế không thể giống như mình đồng thời nắm cả đại quyền quân chính. Cho nên về phương diện quân sự ông cố ý bồi dưỡng các tướng lĩnh trung thành lại không có dã tâm như Vương Bình, Khương Duy, Mã Trung, Đặng Chi, để giúp đỡ hữu hiệu cho trung tâm lãnh đạo chính trị. Sau khi Vương Bình, Mã Trung, Đặng Chi nối nhau từ trần mới do Khương Duy thống lĩnh tất cả nhiệm vụ.

Qui hoạch của Gia Cát Lượng khá thành công, khiến cho Thục Hán sau khi ông ta mất vẫn có thể duy trì được sự ổn định. Chẳng may Tưởng Uyển mất quá sớm, Phí Vỹ lại đang lúc tài hoa bỏ mình, Vương Bình, Mã Trung, Đặng Chi đều mất sau Gia Cát Lượng không lâu, cuối cùng chỉ còn Khương Duy nắm đại cục, rốt cuộc bởi chẳng thể kiêm lo trong ngoài, lại thiếu nhân tài kế nhiệm, sự ổn định của chính quyền Thục Hán mau chóng suy thóai, cuối cùng dẫn đến chỗ mất nước Thục.

TRẦN VĂN ĐỨC

Gia Cát Lượng là một ông quan thanh liêm, gạt bỏ những dục vọng, lấy mình làm gương để mưu cầu đổi thay không khí quan trường của quan lại đời Đông Hán phù hoa hưởng lạc, ông sinh hoạt rất cần kiệm, vẫn thường tự so sánh với Tôn Thúc Ngạo, tướng nước Sở thời Xuân Thu, từ sớ tấu gửi lên Lưu Thiện khi bắc phạt cho thấy, ông công bố tài sản riêng của mình, một trọng thần danh tướng bậc nhất như thế lại sống rất khắc khổ để giữ cho không khí xã hội được đoan chính.

Bởi phản đối phong tục ma chay linh đình đương thời, Gia Cát Lượng di chúc rằng cứ an táng cho mình ở núi Định Quân tại tiền tuyến, chẳng cần đưa về Thành Đô cử hành quốc táng, để tránh lãng phí phô trương. Ông cũng chỉ thị rõ, nghi thức tang lễ thật đơn giản, lấy núi làm mộ, có thể dùng quan tài loại thường cũng được, khi liệm chỉ cần dùng quần áo bình thường không nên vùi theo vật quý. Là một tể tướng chỉ ở dưới một người, trên cả vạn người có được tấm lòng như thế, ở giai đoạn những ngày giờ cuối cùng của cuộc sống, vẫn kiên trì nguyên tắc, thi hành tinh thần tiết kiệm, thực là điều khó thấy vậy.

Gia Cát Lượng tin rằng trị quốc ắt đầu tiên phải trị gia, cho nên đối với con cháu của mình đều yêu cầu đến nghiêm khắc; đến năm bốn mươi sáu tuổi ông mới có con, cho nên lúc đầu đem người con thứ của Gia Cát Cẩn là Gia Cát Kiều làm con nuôi để thừa kế. Khi Gia Cát Lượng bắc phạt, Gia Cát Kiều cũng đi theo ra tiền tuyến để được rèn luyện thêm, Gia Cát Lượng đặc biệt sắp xếp anh ta đảm nhiệm việc áp tải lương thực ở vùng núi, đội mưa gió khá gian khổ, chịu những nỗi nguy hiểm phải vượt qua núi non hiểm trở đường dài.

Trong thư viết cho Gia Cát Cẩn, Gia Cát Lượng đặc biệt đề cập đến việc này: “Cứ theo đạo lý thì cháu Kiều có thể ở lại Thành Đô, song hiện nay các con em thế hệ hai của các chư tướng đều ở tiền tuyến vận chuyển quân nhu, mọi người đều phải đồng cam cộng khổ mới đúng, cho nên tôi đặc biệt lệnh cho cháu dẫn năm trăm binh sĩ, cũng giống như các con em khác, đảm nhiệm việc vận chuyển lương thực”.

Rất không may, Gia Cát Kiều ở chiến dịch Nhai Đình, để bảo hộ lương thảo an toàn, trên đường rút quân, đã quyết chiến với địch mà chết.

Đến những năm cuối đời, đối với con trai Gia Cát Chiêm của mình, về dạy bảo cũng rất nghiêm khắc, trong thư gửi cho Gia Cát Cẩn có đề cập: “Cháu Chiêm hiện nay đã tám tuổi, thông minh đáng yêu, song hiềm nỗi sớm chín chắn một chút, sợ sau này lớn lên nếu không được rèn luyện nhiều sẽ khó có được khí chất lớn”.

Ông hi vọng lấy yêu cầu và rèn luyện thật nhiều để huấn luyện cho con được trưởng thành.

Gia Cát Lượng có học thức rất rộng, lại có thói quen độc lập suy nghĩ, tuyệt không để tư tưởng của mình hạn chế ở một nhà nào, bởi thế ông nhấn mạnh đạo học cần phải thu được chỗ mạnh của mọi nhà. Không ít các nho gia đời sau, xem Gia Cát Lượng là sự hỗn tạp giữa Nho gia và Pháp gia, cho rằng đường học vấn của ông không thuần thục, tạp loạn vô chương, thực ra đó chỉ là kiến giải nặng về một môn phái mà thôi.

Trong “Giới tử thư”, Gia Cát Lượng bày tỏ rõ ràng cách nghĩ của mình về đạo học và sự tu dưỡng: “Phàm việc làm của người quân tử, lấy tĩnh để tu thân, lấy kiệm để nuôi đức, nếu chẳng đạm bạc thì chẳng sáng được chí, nếu chẳng tĩnh lặng thì không đến được xa, phàm đã học tập ắt phải tĩnh lặng mới thành được đạo học, nếu chẳng học thì chẳng có tài lớn, chẳng có chí thì cũng không học được”.

Ông nhấn mạnh tu tâm phải giảm đến mức tuyệt đối những dục vọng, học nhiều mới có tài lớn, xác lập ý chí lớn lao, không ngừng yêu cầu bản thân thì đạo học và sự tu dưỡng mới có được thành, công thực sự, đấy cũng là tinh thần cơ bản dốc lòng tận tụy của Gia Cát Lượng.

Tuy về vị trí quan chức và quyền lực thuận buồm xuôi gió, song về sự nghiệp có thể nói rằng, suốt đời gập ghềnh. Để thực hiện lý tưởng của phái Thanh Lưu có từ khi còn trẻ, ông chọn Lưu Bị làm minh chủ để mình suốt đời phụng sự, mới bước vào xã hội, đã gặp phải đại quân của Tào Tháo là một bậc quân sự kỳ tài bậc nhất gây sức ép, thực là được bổ nhiệm đang khi quân bại trận, phụng mệnh giữa lúc nguy nan. Song chẳng kể bắt bẻ như thế nào, vị quân sư trẻ tuổi này cự tuyệt lời mời của Tôn Quyền vẫn kiên trì đứng trong tập đoàn Lưu Bị.

Trong thời gian khó khăn nhất, người quản lý cao nhất về kế hoạch này, lại làm được kế hoạch “ba chân đỉnh lớn” xây dựng được một sự nghiệpthật hiển hách, hơn nữa dần dần thực hiện, chẳng những phản bại làm thắng, mà còn khiến tập đoàn Lưu Bị hoàn toàn thóat khỏi tình hình nguy vong, ở đây không thể không nói đến công lao của Gia Cát Lượng.

Song những đòn đánh và vấp ngã liên tiếp như “mất Kinh Châu”, “thua ở Hồ Đình”, “gửi con ở thành Bạch Đế’, Nam Trung phản loạn, khiến cho Thục Hán chính quyền mới thiết lập lại có nguy cơ chết yểu, bởi thế mà Gia Cát Lượng không thể không xốc lên, một vai gánh vác đại quyền để ngăn sóng cả.

Lưu Thiện tuổi còn rất trẻ lại không có kinh nghiệm, lại thêm Lưu Bị đã có di mệnh, Gia Cát Lượng rất có thê nắm lấy mà làm thay. Song ông ta lại có thể làm được người bầy tôi không hài lòng, toàn tâm phụ tá Lưu Thiện, trong số những Đại thần phụ tá thời Tam quốc, Gia Cát Lượng có quyền lực lớn nhất, gánh vác nặng nhất, mà khó khăn cũng nhiều nhất.

Để khắc phục khó khăn như vậy, mở ra cơ hội phát triển cho nước Thục, để báo đáp ân tri ngộ với Lưu Bị, Gia Cát Lượng ngày đêm trằn trọc suy nghĩ hết mình với công việc, ông không những đảm nhiệm quyết định và thúc đẩy các kế sách lớn về quân chính toàn quốc, lại tự mình đứng ra tu bổ thủy lợi, cầu cống, đường xá, nhà trạm, lại còn tổ chức việc nuôi tằm, dệt vải, nấu muối, đúc sắt, đúc tiền, lại tự mình thiết kế ra các công cụ tác chiến và vũ khí mới như trâu gỗ, ngựa máy, nỏ liên châu.

Mỗi công việc đều có tính khai sáng, không có tính tiền lệ, chẳng thể bảo để người khác làm thay, nên phải tự mình mò mẫm, phải nắm mọi việc lớn nhỏ khác, tự mình coi xét so sách, vất vả suốt ngày. Chủ bạ Dương Ngưng, lo lắng cho sức khỏe của ông, từng khuyên ông không nên quá vất vả, lấy câu chuyện Bính Cát, Trần Bình ngày xưa, lưu ý Thừa tướng chỉ nên phụ trách quyết sách là đủ.

Gia Cát Lượng tự nhiên thấy rất rõ ràng đạo lý ấy, song vấn đề là tất cả còn chưa đi vào qũy đạo, ông không những phải quyết sách, mà còn phải triệt để đôn đốc chấp hành. Huống chi không tự mình tham dự, quyết sách có thể không được thực hiện khẩn trương, cho nên đành phải thâu tóm dẫu có vất vả mọi tư liệu có được, để mong cầu đạt được sự quán triệt nhất tinh thần của chính sách.

Có thể tự mình đôn đốc những việc nhỏ sẽ ảnh hương đến quyết sách lớn, song Gia Cát Lượng dứt khóat chẳng phải là người không biết phân biệt sự nặng nhẹ và tính khẩn trương của công việc, ông hiểu rõ công việc rất mạch lạc, hiệu suất làm việc rất cao, chỉ phải nỗi đích xác là người ham mê với công việc, việc này hoàn thành là lập tức vội làm công việc khác, phải trị quốc, phải trị quân, phải học tập, phải tu tâm, phải viết sách, một ngày dẫu có bốn mươi tám tiếng cũng là không đủ với ông.

Ông đã sớm thấy sự bao la của đời sống, mà hơn nữa lại là người lạc quan chủ nghĩa, biết rõ lý tưởng của mình, có thể suốt một đời cũng không thể đạt được. Song ông không phải là người theo bi quan luận, giữ mệnh tích cực làm việc không ngừng, có thể làm được bao nhiêu biết bấy nhiêu, tổng hợp để được có thành quả lớn. Đấy có thể mới là chỗ sâu xa của binh pháp, đối với thế giới và đời sống cá nhân, trải qua tĩnh lặng mà hiểu biết thấu triệt, xây dựng được cho mình triết học đời sống.

Cũng giống như Thần Phật, lấy sự quan tâm vô tận, để đối mặt với cuộc đời bao la và rắc rối, không mưu cầu sự trả giá, nỗ lực làm việc cho đến thời khắc cuối cùng của sinh mệnh, đấy chẳng phải là chỗ cao cả phổ độ chúng sinh của phật học như Địa Tạng Vương nói “Ta không xuống địa ngục thì còn ai xuống địa ngục” đó ư?

Tuy chúng ta chẳng thể từ những tác phẩm và hành vi của Gia Cát Lượng thấy được ông ta có tôn giáo tín ngưỡng gì, song ông ta đã lấy suy nghĩ lý tính trong bịnh pháp học, lấy thái độ tĩnh lặng nhất, tình cảm ôn hoànhất để đối mặt vói đời sống hữu hạn và công việe vô hạn.

Có thể là sự nỗ lực của Gia Cát Lượng, khiến trong trăm họ ở Trung Quốc rộng lớn, ông trở thành nhân vật ở thời đại Tam quốc được tôn kính mà nhớ tiếc nhất, miếu thờ tế tự ông ta rất là phổ biến, những câu chuyện liên quan đến ông ta cũng lưu truyền rất rộng.

Bậc vua nổi tiếng một thời là Đường Thái Tông khi bình luận về Đào Khản có nói: “Cơ mưu thông sáng tựa Ngụy Vũ (Tào Tháo), trung thuận cần lao như Khổng Minh (Gia Cát Lượng). Bốn chữ “trung thuận cần lao” này, có thể nói là hình tượng rất rõ ràng về Gia Cát Lượng.

Ông vua nổi tiếng nhất đời Thanh là hoàng đế Khang Hy, lại trực tiếp bày tỏ rằng: “Gia Cát Lượng nói: Dốc lòng tận tụy đến chết mới thôi. Làm kẻ bầy tôi, duy chỉ có Gia Cát Lượng có thể được như vậy”. Đây là sự bình giá của một nhân vật cũng làm chính trị đối với ông. Đến như trăm họ dân chúng, sự thể hiện lại càng nhiệt tình, sau khi Gia Cát Lượng mất, toàn dân Thục Trung rất đỗi thương tiếc, trăm họ tế cúng trong ngõ, người Nhung, Di tế cúng ngoài đồng nội.

Tuy nhà cầm quyền nước Thục cho rằng không hợp phép tắc lễ nghi, cự tuyệt việc lập miếu thờ Gia Cát Lượng, song trăm họ ở Thục Trung, người Man Di ở Nam Trung, người Nhung ở phía tây, cơ hồ là toàn dân đều vận động, phong trào chưa từng có như thế, triều đình cũng không cấm được. Nghe nói tình hình này kéo dài suốt mấy chục năm không thôi.

Tôn Tiền đời Đưòng cho rằng: “Gia Cát Vũ Hầu đã mất năm trăm năm, nhân dân từ Lương Hán đến nay, vẫn ca tụng sự tích, lập miếu và tế tự ở nhiều nơi, ông đã để lại sự thương nhớ của mọi người mãi mãi khắc sâu như thế”.

Năm 263 sau Công Nguyên, đầu năm nhà Thục Hán bị diệt vong, bộ binh hiệu úy Tập Long, Trung thư lang Hướng Sủng dâng thư lên Hậu chủ Lưu Thiện, đề nghị lập miếu thờ Gia Cát Lượng, họ nói: “Từ đời Hán đến nay, có người có đức thiện nhỏ mà nhiều nơi đã tô vẽ đền miếu để kỉ niệm. Mà phẩm đức của Thừa tướng Gia Cát Lượng đáng gọi là tấm gương của bốn biển, công trạng là vô song ở đời, Thục Hán đến nay may còn tồn tại, công sức của Thừa tướng rất lớn. Trước mắt nếu triều đình không làm, trăm họ vẫn làm cúng tế riêng, đấy dứt khóat chẳng phải là phương pháp kỉ niệm tiêu hiền. Cho nên chúng thần đề nghị, nên lập tức xây dựng miếu thờ Vũ Hầu, khiến người thân có thể theo ngày mà tế cúng, trăm họ mong mỏi cũng có thể đến miếu ấy mà cúng mới là lễ nghi chính đáng vậy!”.

Lưu Thiện đã phê chuẩn bản sớ đó, lệnh cho ở vùng Miện Dương (Thiểm Tây), gần với mộ phần của Gia Cát Lượng, xây dựng miếu thờ, đấy cũng tức là miếu thờ Vũ Hầu sớm nhất.

Năm 304 sau Công Nguyên, Lý Hùng xây dựng được chính quyền nhà Hán ở Thành Đô, ở Thiếu Thành của Thành Đô có xây dựng “miếu Khổng Minh”.

Năm 347 sau Công Nguyên, Đông Tấn đại tướng quân Hoàn Ôn khi diệt đượcchính quyền nhà Hán ở đây đã thiêu hủy Thiếu Thành, song miếu Khổng Minh lại được cố ý bảo tồn mãi, cho thấy người đời sau rất kính trọng Gia Cát Lượng, đã vượt qua cả quan niệm riêng của mình.

Sau này ở phía nam Thành Đô trong hậu đường đều thờ Lưu Bị, có xây dựng một điện thờ Gia Cát Lượng. Đến đời Đường, danh tiếng của Gia Cát Lượng vượt quá Lưu Bị, đền thờ ấy được gọi là đền thờ Vũ Hầu, hơn nữa vẫn được lưu truyền đến nay, trở thành một nơi danh thắng cổ tích quan trọng ở Thành Đô.

Đền thờ Vũ Hầu này, các thi nhân nổi tiếng như Đỗ Phủ, Lý Thương Ẩn, Lục Du đã từng đến đó chiêm ngưỡng, lại còn viết không ít thơ ca tưởng nhớ Gia Cát Lượng. Bài thơ “Thừa tướng nước Thục” được lưu truyền rất rộng, nhất là câu “Kỳ Sơn giữa trận từ trần, khách anh hùng để tần ngần lệ rơi”, đã là danh ngôn bất hủ lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Ở đền thờ Vũ Hầu tại Thành Đô, còn có rất nhiều văn vật kỉ niệm Gia Cát Lượng trong đó có tấm bia Gia Cát Vũ Hầu rất có giá trị. Đấy là tấm bia mà nhà chính trị nổi tiếng đời Đường là Bùi Độ viết ra, nhà thư pháp nổi tiếng Liễu Công Sước (anh của Liễu Công Quyền) trực tiếp viết chữ. Tấm bia đó đã khen Gia Cát Lượng có tài khai quốc trị dân, sánh được với những danh thần trong lịch sử như Khương Thái Công, Y Doãn, Quản Trọng, Tiêu Hà. Cũng thừa nhận thành tựu quân sự của ông đã bắc phạt Trung Nguyên, khiến Tào Ngụy phải khiếp sợ. Đặc biệt cũng tán dương Gia Cát Lượng quyền uy nghiêng một nước lại có phẩm đức rất là tiết tháo dẫu công cao không lấn át chúa, biểu thị đầy đủ cách nhìn của một nhân vật chính trị đời sau, sự tôn kính và nhớ tiếc Gia Cát Lượng.

Trong những văn vật còn bảo tồn được, rất hấp dẫn sự chú ý của mọi người là ba mặt trống đồng của ‘‘trống Gia Cát”, trong đó có một chiếc đúc trước đời Đường, hai chiếc khác nhỏ hơn là sản phẩm của đời Minh, Thanh. Trống đồng đã có từ thời Xuân Thu, lưu hành trong dân tộc thiểu số vùng tây nam, lúc đầu dùng để đun nấu, về sau mới dần dần biến thành nhạc khí, được sử dụng khi cúng tế hội hè hoặc khi có chiến tranh, đời sau trống đồng được gọi là “Trống Gia Cát”, cơ sỏ chủ yếu dựa vào một truyền thuyết: khi Gia Cát Lượng viễn chinh Nam Trung, chế ra trống đồng này, ban ngày để thổi cơm, ban đêm nếu có tình huống dùng để gõ lên báo động. Truyền thuyết này vẫn đượclưu truyền rộng ở vùng Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên có rất nhiều người cho rằng Trống Gia Cát do Gia Cát Lượng phát minh ra.

Cũng giống như chúng ta qui nhiều phát minh ngày xưa vào công lao của Hoàng đế trong truyền thuyết, những truyền thuyết về Gia Cát Lượng ở vùng tây nam đã thể hiện đầy đủ sự nhớ tiếc vô hạn của người vùng ấy đối với công lao của Gia Cát Lượng.

Trong đền thờ Vũ Hầu cũng có không ít các câu đối của các danh nhân đời sau để lại, như Triệu Phan đời Thanh có viết:

– “Rất mực công tâm, binh pháp tinh thông không hiếu chiến.

– Bao la nhân hậu, quốc gia điều độ những lo toan”.

Phùng Ngọc Tường sau đó cũng viết:

– “Thành việc lớn bởi toàn tâm, một đời cẩn thận.

– Đón gió lành nơi thắng tích, vạn cổ thanh cao”.

Ở đây đã biểu hiện đầy đủ, con cháu đời sau trải qua mấy nghìn năm, đã đánh giá Gia Cát Lượng như thế nào.

Ngoài Thành Đô, đền thờ Vũ Hầu ở thành Bạch Đế cũng như các đền thờ ở Nam Dương và Tương Dương cũng đều rất nổi tiếng. Ở đền thờ Vũ Hầu tại thành Bạch Đế, nổi tiếng nhất vẫn là tác phẩm của thánh thơ Đỗ Phủ:

Gia Cát danh thơm khắp hải hà,

Tôn thần tượng ấy đủ cao xa.

Ba chân đại đỉnh phân ranh giới,

Một quạt kê mao đuổi giặc tà.

Gây dựng bá vương tài Lã Vọng,

Mở mang cơ nghiệp chí Tiêu Hà

Những mong gánh vác phò vua Hán,

Ngũ Trượng chưa yên mộng hải hà.

Anh hùng dân tộc đời Tống là Nhạc Chi sau khi chiêm ngưỡng đền thờ Vũ Hầu, đối với sự trung thành của Gia Cát Lượng đã muôn vàn cảm khái. Nghe nói ngay tối hôm đó Nhạc Phi cầm bút viết lại bài Xuất Sư Biểu, để lại trong đền bày tỏ chí hướng của mình và sự nhớ tiếc Gia Cát Lượng.

Đôi với nhân vật lịch sử, do sự bất đồng về lập trường, sự đánh giá của đời sau thường có cao có thấp, có tốt có xấu, có chính có tà, song mấy nghìn năm lại đây, sự đánh giá của người đời với Gia Cát Lượng lại đều là chính diện, có thể có sự cao thấp về trình độ, song lập trường nói chung đều tán dương tô vẽ, khâm phục và nhớ tiếc không nguôi.

TRẦN VĂN ĐỨC

[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com – gác nhỏ cho người yêu sách.]

Phụ chương: QUAN ĐIỂM THỰC DỤNG

SÁCH LƯỢC VỀ NGƯỜI KẾ NHIỆM

Sự tồn tại của một chính phủ hoặc một xí nghiệp, quan trọng nhất là kế hoạch sắp xếp những người kế nhiệm.

Thế tục vẫn cho rằng “giàu không quá ba đời”, đã chỉ rõ dưới chế độ kế thừa gia tộc, nhân tài không đủ, dẫn đến chính quyền hoặc xí nghiệp chẳng thể duy trì được sự phồn thịnh lâu dài.

Song một người lãnh đạo hợp pháp trung tâm, để mọi người đều thừa nhận, lại không phải là việc dễ dàng. Quá khứ đã có không ít chính quyền và đại xí nghiệp rốt cục vẫn lấy khuynh hướng truyền theo huyết thống, khiến cho nhân tài lãnh đạo tài giỏi thiếu hụt, hoàng đế tuy có đại quyền ở ngôi cao song lại không muốn nắm giữ quá nhiều công việc, phải phân chia trách nhiệm chính trị cho các đại thần, sự kế nhiệm các đại thần phải được chế độ hóa, khiến tính hợp pháp kế thừa của chính quyền được thừa nhận mà ổn định được, chế độ nội các của nước Anh, đã rất thành công về phương diện này.

Tổng thống nước Mỹ là Hoàng đế kiêm Tể tướng, ngôi cao quyền trọng, đơn độc một mình đảm nhiệm tính hợp pháp và trách nhiệm chính trị bởi thế chế độ hóa quyền kế thừa lại càng quan trọng, chế độ bầu cử tổng thống mà hiến pháp đề ra của nước Mỹ, hoàn thành được các nhiệm vụ, đã khiến hai trăm năm qua, nhân tài lãnh đạo trung tâm của nền chính trị nước Mỹ không đến nỗi thiếu hụt.

Thục Hán ở thời đại Tam quốc, tự nhiên chẳng thể có chế độ kế thừa ổn định như vậy, Hậu chủ Lưu Thiện được truyền ngôi theo huyết thống, có địa vị tôn sùng mà không quản lý đượccông việc, đại quyền chính trị đều do Tể tướng Gia Cát Lượng một mình đảm nhiệm. Khi Lưu Bị gửi con ở thành Bạch Đế, do tính hợp pháp ổn định của Thục Hán không đủ, Lưu Bị đành tuyển lựa Gia Cát Lượng thuộc ban bệ của mình cùng với đại lão Thục Trung Lý Nghiêm thân gần với trận tuyến của mình, cùng làm đại thần phụ tá; như vậy cố nhiên có thể khiến Lưu Bị cắt xén được cố kết gốc rễ duy trì đượcmức độ bình quân, song trong thời gian chiến tranh, vận dụng chế độ lãnh đạo hai ngựa kéo một cỗ xe đối với sự thông nhất của chính quyền Thục Hán là rất bất lợi.

Gia Cát Lượng rất khéo léo điều Lý Nghiêm ra khỏi trung tâm chính trị, lại lấy sự nhiệt thành nhất quán và thái độ chí công vô tư tranh thủ sự thừa nhận của các tầng lớp nhân sĩ ở Thục Trung, Hán Trung khiến quyền lực tập trung hữu hiệu ở phủ Thừa tướng, xây dựng chế độ trong cung, trong phủ cùng một tiêu chuẩn làm việc; tuy các đại lão Thục Trung như Liêu Lập, Trương Duệ có phản ứng, song Gia Cát Lượng lấy tác phong nghiêm minh thực tiến, ngoài sự tham dự của Liêu Lập vào công việc, cũng tranh thủ được sự giúp đỡ của Trương Duệ, giải quyết được vấn đề sau khi Lưu Bị mất đi sẽ có thể xảy ra nguy cơ kế thừa quyền lực.

Việc cắt xén cố kết gốc rễ ở đời thứ nhất muốn tuyệt đối tiêu trừ được tựa hồ là không có khả năng, song làm sao xây dựng hữu hiệu công thức ở đời thứ hai, là công việc quan trọng nhất phải thực hiện. Gia Cát Lượng về phương diện này đã có những biểu hiện rất kiệt xuất.

Phối hợp với kế hoạch bắc phạt, ông táo bạo vận dụng sách lược khống chế từ xa, đem chính quyền Thục Hán hoàn toàn giao cho những nhân vật tinh anh đời thứ hai như Quách Du Chi, Phí Vỹ, Đổng Doãn, Tưởng Uyển, tự mình dẫn quân đóng doanh trại lâu dài ở tiền tuyến Hán Trung, Lý Nghiêm giúp ông ta phụ trách việc lương thảo cho tiền tuyến, cùng với Liêu Lập, Trương Duệ có chức cao mà quyền không lớn. Quyền chỉ huy sau rèm hoàn toàn do mình khống chế, song việc chấp hành thực tiễn thì mau chóng thực tế giao cho những nhân vật tinh anh đời thứ hai, khiến việc cắt xén cố kết gốc rễ của chính quyền Thục Hán rất mau chóng giải quyết xong xuôi.

Song, việc lựa chọn người kế thừa lại vẫn là vấn đề đau đầu, sắp xếp tốt nhất ban bệ tập thể tiếp nhiệm, do ai phụ trách quyền chỉ huy kế thừa công việc của mình, lại là việc lựa chọn rất khó khăn. Ở trạng thái chiến tranh lâu dài, tư lệnh các quận đoàn quyền lực ắt sẽ bành trướng, vẫn trái với phương châm chính trị lãnh đạo quân sự của Gia Cát Lượng, đấy cũng là vấn đề mà Gia Cát Lượng lấy làm đau đầu.

Đặc biệt là với hổ tướng Ngụy Diên vẫn thống sóai quân tiên phong có danh tiếng rất cao trong quân đội, lại là một viên tướng ngạo mạn, bốc lửa và cũng thiếu đầu óc chính trị nhìn chung những nhân vật chính trị tinh anh đời thứ hai được cố ý bồi dưỡng tựa hồ chẳng có một ai đủ sức chỉ huy được “Ngụy đại tướng”. May mà quan hệ của Ngụy Diên với các tướng lĩnh không tốt đẹp, Gia Cát Lượng đã cố tạo lập địa vị và danh vọng cho một số tướng lĩnh ngang bằng với Ngụy Diên, như Vương Bình cương trực dũng mãnh, Mã Trung tận tụy với trách nhiệm, Mã Đại là danh tướng Tây Lương, cùng với Khương Duy trí dũng song toàn được coi là học trò của mình, để chế ngự hữu hiệu sự bành trướng thế lực quá mức của Ngụy Diên.

Một nhân vật khác cũng khiến Gia Cát Lượng đau đầu là Dương Nghi tham mưu hàng đầu của ông ta, một cao thủ điều hành về hành chính khó thấy trong lịch sử, có nhiều cống hiến về kế sách lương thảo trong hành động quân sự bắc phạt, cũng là trợ thủ cho Gia Cát Lượng trong công việc thường ngày rất được nể trọng. Bởi thế không ít người cho rằng Dương Nghi sẽ là người kế thừa Gia Cát Lượng. Song Dương Nghi bản tính nghi ngờ, bổ nhiệm vai trò lãnh đạo rất cao, có thể do tinh thần trách nhiệm quá lớn, thuộc hạ và binh lính đều bị ông ta làm phiền muốn chết. Bởi thế ngay từ những lúc đầu, Gia Cát Lượng đã phải hạn chế Dương Nghi trong công việc tham mưu. Sau này Gia Cát Lượng chỉ định người lãnh đạo là Tưởng Uyển và Phí Vỹ, đều chẳng phải là cao thủ về hành chính hoặc quân sự. Tưởng Uyển bản tính khoan dung, cẩn thận mà suy nghĩ sâu sắc. Việc điều hành lấy không phiền nhiễu dân làm chính, chẳng có mưu toan lớn và dục vọng, phong thái chính trị như vậy gần với “vô vi nhi trị”, rất được Gia Cát Lượng tán thưởng. Ông ta cho rằng Tưởng Uyển với công việc thì thấy được việc lớn, làm được cả việc nhỏ, là lãnh tụ chính trị rất thích hợp với đời loạn. Phí Vỹ cá tính ôn hòa, có sở trường ngoại giao đàm phán, với người nào cũng có thể khéo léo ứng xử được. Gia Cát Lượng thấy rõ ông ta có năng lực điều hòa được giữa Ngụy Diên và Dương Nghi, nhưng Phí Vỹ về công việc chính trị, chưa nắm chắc bằng Tưởng Uyển, bởi thế thành người ưu tiên kế thừa thứ hai. Đến như Đổng Doãn là người xử sự nghiêm minh, công việc chính trực, song không giỏi ứng biến, trong kế hoạch của Gia Cát Lượng chỉ có thể làm nhiệm vụ “phó lãnh tụ” mà thôi.

Do Tưởng Uyển, Phí Vỹ, Đổng Doãn đều không có kinh nghiệm chỉ huy tác chiến thực tế, bởi thế không thể giống như mình đồng thời nắm cả đại quyền quân chính. Cho nên về phương diện quân sự ông cố ý bồi dưỡng các tướng lĩnh trung thành lại không có dã tâm như Vương Bình, Khương Duy, Mã Trung, Đặng Chi, để giúp đỡ hữu hiệu cho trung tâm lãnh đạo chính trị. Sau khi Vương Bình, Mã Trung, Đặng Chi nối nhau từ trần mới do Khương Duy thống lĩnh tất cả nhiệm vụ.

Qui hoạch của Gia Cát Lượng khá thành công, khiến cho Thục Hán sau khi ông ta mất vẫn có thể duy trì được sự ổn định. Chẳng may Tưởng Uyển mất quá sớm, Phí Vỹ lại đang lúc tài hoa bỏ mình, Vương Bình, Mã Trung, Đặng Chi đều mất sau Gia Cát Lượng không lâu, cuối cùng chỉ còn Khương Duy nắm đại cục, rốt cuộc bởi chẳng thể kiêm lo trong ngoài, lại thiếu nhân tài kế nhiệm, sự ổn định của chính quyền Thục Hán mau chóng suy thóai, cuối cùng dẫn đến chỗ mất nước Thục.

TRẦN VĂN ĐỨC

Chọn tập
Bình luận
1440
× sticky