Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 2 – Chương 7 – Phần 1

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

Đối mặt với khí thế thừa thắng xốc tới của Tào Tháo, với ưu thế tuyệt đối về binh lực và chiến thuyền, con chủ bài quyết thắng dấu kín trong bụng Chu Du chính là hỏa công.

1. Phép lạ hỏa công, lấy ít địch nhiều.

Trong thời kỳ cuối đời Đông Hán đến thời Tam Quốc, những thủ lĩnh quân sự cát cứ ở nhiều nơi, chẳng thể không nghĩ mọi cách để triển khai phạm vi thế lực của mình; họ ngày đêm suy nghĩ, bóp đầu bóp trán, không có cách gì không được xem xét. Bởi cuộc chiến loạn kéo dài, binh pháp quân sự thực dụng rất được xem trọng. Đặc biệt là binh pháp Tôn Tử, một cuốn sách đã có từ lâu, được coi là khuôn phép nghiên cứu của các nhà quân sự. Cuốn sách “Tập giải chú Tôn Tử” do Tào Tháo viết ra (còn gọi là cuốn Ngụy Vũ chú Tôn Tử), được công nhận là một cuốn sách chú giải Tôn Tử rất nổi tiếng.

Thiên thứ 12 trong binh pháp Tôn Tử, có chuyên đề về kĩ xảo đánh hỏa công, cho rằng đây là một chiến thuật mang tính hủy diệt lớn, cũng là một thủ đoạn tác chiến hữu hiệu trong thời gian ngắn; hơn nữa khi lấy ít đánh nhiều, vận dụng hỏa công chính là sách lược hàng đầu.

Xem xét kĩ những trận đánh lớn thời Tam Quốc, chúng ta có thể phát hiện không ít trận quan trọng đều lấy hỏa công phản bại thành thắng. Ví như khi Hoàng Cân khởi nghĩa, Hoàng Phủ Tung đang trấn thủ khu Tư Lệ, đã lấy hỏa công đánh vào đội quân của “Thiên công tướng quân” Trương Giác gấp mười lần mình. Khi đại chiên ở Quan Độ, Tào Tháo lấy hỏa công thiêu hủy quân lương của họ Viên ở Ô Sào, làm tan rã tinh thần quân họ Viên, làm thay đổi thế lực quân Tào lúc đầu vốn non yếu. Lại nói gần đây, trước lúc Lưu Bị rút về Kinh Châu dựa vào Lưu Biểu ở gò Bác Vọng đã dùng hỏa công đánh bại quân chinh phạt của Hạ Hầu Đôn. Sau này Lục Tốn của Đông Ngô trong trận Tỉ Quy, đã đánh bại Lưu Bị mang quân Thục Hán đông chinh báo thù cho Quan Vũ, cũng là dùng hỏa công một cách hữu hiệu.

Tôn Tử trong “Thiên hỏa công” có viết: “Phát hỏa phải chọn thời điểm, ngày phát hỏa phải là ngày không khí khô ráo, là ngày gió lớn”.

Nói cách khác, hỏa công và thiên thời có quan hệ cực kỳ mật thiết. Nhà binh pháp thiên tài của Nhật Bản là Sơn Lộc Tô Hành, khi chú thích sách Tôn Tử có viết: “Việc này phải dựa vào thiên thời mà luận dùng. Nói là hỏa chiến, thực ra là lấy thiên thời làm đầu. Hỏa phải dựa vào thiên thời, tức là tuy nói hỏa công, thực ra là nói thiên thời vậy”.

2. Vạn sự có đủ, chỉ thiếu gió Đông.

Đối diện với khí thế của quân Tào đang thừa thắng xốc tới, có ưu thế tuyệt đối về binh lực và chiến thuyền, con chủ bài quyết thắng dấu kín trong bụng Chu Du chính là hỏa công.

Song vấn đề trọng yếu của hỏa công chính là thiên thời, đặc biệt là hướng gió và sức gió. Trên mặt nước Trường Giang thường thấy gió thổi mây bay, sức gió cũng không có vấn đề. Song đêm hôm trước trận đánh Xích Bích, đã tiếp cận thượng tuần tháng 11, địa khu Hoa Trung sớm vào mùa đông, khí lạnh tràn xuống theo hướng tây bắc, cho nên chỉ có gió tây bắc thổi mạnh, đội thuyền rất lớn của Tào Tháo từ đầu nguồn Trường Giang mà xuôi dòng, chiếm thế thượng phong, mà đội thuyền của Đông Ngô lại ở cuối gió nếu như vận dụng hỏa công, Chu Du chẳng phải thiêu hủy quân lính của mình ư? Đây cũng là câu chuyện “vạn sự đủ cả chỉ thiếu gió đông” nổi tiếng trong dã sử.

“Tam quổc diễn nghĩa” đã miêu tả Gia Cát Lượng lấy pháp thuật “kỳ môn độn giáp”, mượn gió đông như một chuyện thần thoại, xem như trận hỏa công này hoàn toàn là công lao siêu năng lực của ông ta; xét theo quan điểm thực tiễn đấy là chuyện không có cơ sở. Song có không ít sử gia cho rằng, bởi Gia Cát Lượng thấu hiểu thiên văn học và khí tượng học, cho nên có thể dự đóan được sẽ có gió đông nam, đã ghi công đầu cho ông ta, thực ra khả năng này rất ít. Những nhân vật tham mưu cổ xưa, không ít người hiểu được thiên văn và khí tượng học, trong đội quân viễn chinh của Tào Tháo, tất nhiên cũng có chuyên gia về mặt này. Bằng vào những yếu tố thông thường về khí tượng học, muốn lừa được một thiên tài quân sự như Tào Tháo, dứt khóat là chẳng thể được.

Huống chi theo ghi chép của sử liệu, Gia Cát Lượng sinh ở Lang Nha quận (tỉnh Sơn Đông), lớn lên ở Nam Dương (tỉnh Hà Nam), cách Trường Giang mấy nghìn dặm, vào thời ấy giao thông và tin tức còn chưa thuận lợi, Gia Cát Lượng chẳng thể có khả năng thấu hiểu địa hình và tư liệu khí tượng của lưu vực Trường Giang.

Trong cuốn sử Tam quốc chí, phần nói về Chu Du và Hoàng Cái đều có nhắc đến tình tiết gió đông này. Sách Tư trị thông giám cũng ghi rõ rằng: “Lúc ấy gió đông nam thổi mạnh, Hoàng Cái lấy mười chiếc thuyền nhằm thẳng về phía trước…”

Đối với sự xuất hiện gió đông nam, đều chưa phân tích hoặc giải thích rõ nguyên nhân, xem như chỉ là một biến cố đột xuất mà thôi. Song nếu như đó chỉ là một nhân tố ngẫu nhiên, Chu Du làm sao dám vận dụng chiến thuật hỏa công, hơn nữa lại điều động quân mã tự tin như thế, lựa chọn thời gian và không gian định sẵn như thế, với đội quân to lớn của Tào Tháo quyết, đấu một trận sinh tử, trong đó ắt phải có cơ sở.

Đại chiến Xích Bích xảy ra vào năm Kiến An thứ 13, âm lịch là khoảng thời gian từ đêm 22 tháng 11 đến sáng ngày 23. Trong khoảng vài chục ngày trước đó, sử liệu đã ghi về đêm có sương mù ở vùng đó. Tào Tháo bởi không quen thủy chiến, lại phòng bị cẩn thận, đấy là nguyên nhân chủ yếu khiến Tào Tháo hạ lệnh dùng xích sắt tạo thành đoàn thuyền liên hoàn.

Vào lúc sáng sớm mấy hôm đó vùng Xích Bích có sương mù dày đặc trên mặt sông. Sương mù vào lúc sớm như thế, thường báo hiệu một ngày rất nắng. Đêm hôm trước đại chiến Xích Bích (có thể là ngày rằm), Tào Tháo mở yến tiệc trên thuyền để khích lệ tướng sĩ, trong tiệc rượu Tào Tháo cao hứng sáng tác bài “Đỏan ca hành”, trong đó có câu thơ “trăng sáng sao thưa, quạ bay về nam”, cho thấy trời quang đãng không một đám mây.

Qua đoạn miêu tả thiên nhiên này, chúng ta có thể phán đóan vào mấy hôm trước đại chiến Xích Bích có thể, trời nắng nóng liên tục, ôn khí bốc lên cao không ít. Lại thêm sông Trường Giang uốn cong ở đấy, gần với vùng hồ lợi Đạm Thủy, kết hợp những nhân tố này dễ phát sinh gió địa hình tạm thời. Lúc này gió mùa tây bắc thổi qua đại lục bởi thế khí ấm nóng bốc lên khiến cho ôn độ ở vùng hồ Đạm Thủy phía đông nam Xích Bích cũng tăng lên không ít. Vùng hồ này khá rộng lớn mặt nước có công năng điều hòa cho nên ôn khí trên mặt hồ thấp hơn với lục địa tây bắc. Theo nguyên lý khí tượng học, khi độ nóng khác biệt, không khí lạnh từ mặt hồ sẽ tràn vào lục địa, đây có thể là nguyên nhân thực sự hình thành nên gió đông nam lúc ấy.

Sau cuộc chiến Xích Bích, bờ bắc Trường Giang bắt đầu có mưa rào, nghĩ rằng đấy là không khí ẩm của vùng hồ khi gặp rừng rậm Ô Lâm, đã hình thành mưa địa hình.

Chu Du vẫn được gọi là “Chu Lang nghểnh cổ”, trực giác của ông ta rất tốt, khả năng quan sát sắc bén, liên tưởng cũng phong phú đặc biệt. Lại thêm vốn có thói quen sưu tầm tình báo, có thể tin là ông ta sớm đã biết rõ vùng sông Xích Bích vào trung tuần tháng 11, mỗi năm đều có một số ngày trời rất nắng nóng, có ôn độ cao, như thế ắt sẽ sản sinh gió đông nam tạm thời. Hẳn là trên sông Trường Giang cơ hội phát sinh rất lớn mà sức gió cũng rất mạnh. Sách lược mà Chu Du bày ra, tựa hồ được xây dựng dựa theo những điều kiện ấy. Gió địa hình tạm thời này, mỗi lần xuất hiện có thể chỉ thấy ở một hai ngày ngắn ngủi, thậm chí chỉ vài giờ mà thôi, cho nên có một số người không chú ý, mà tư liệu khí tượng cũng không ghi chép, nghĩ rằng lừa dối được một thiên tài quân sự như Tào Tháo bí thuật duy nhất có thể là ở đây.

Sau này khi Hoàng Cái đưa thư trá hàng đến Tào Tháo cũng không chỉ định rõ ngày giờ quay giáo khởi nghĩa. Mà đội quân của Chu Du, khi Tào Tháo bố trí tu bổ đoàn thuyền liên hoàn ở Xích Bích, lại kiên trì chiến thuật phòng thủ, không có hành động tác chiến tích cực, tựa hồ như còn đợi sự xuất hiện của gió đông nam.

3. Hoàng Cái hỏa thiêu đoàn thuyền liên hoàn

Do sông Trường Giang có sóng gió rất lớn, quân bắc không quen thủy chiến dễ bị say sóng, đã mấy lần bị quân Đông Ngô lừa mị, bởi thế theo đề nghị của nhân viên dưới trướng, bèn dùng xích sắt khóa đoàn thuyền chủ lực của mình thành một khối, lại cho thuyền nhỏ hộ vệ xung quanh, gọi đó là “đoàn thuyền liên hoàn”, quả nhiên quân bắc ở trên thuyền liên hoàn, ổn định như ở trên mặt đất, tinh thần binh sĩ bởi thế mà thêm hăng hái. Lúc ấy Trình Dục, Trương Liên là tướng tiên phong dưới trướng cũng nhắc nhở nên cẩn thận đề phòng về mặt hỏa công có thể xảy ra. Song Tào Tháo cho rằng đang có gió tây bắc, nếu Chu Du dùng hỏa công chẳng những không tổn hại đến đoàn thuyền của Tào Tháo ở tây bắc mà có thể thiêu sạch chiến thuyền của Đông Ngô đến từ phía đông nam. Sau khi sắp xếp xong đoàn thuyền liên hoàn, tình hình trên sông có thay đổi, lực lượng tác chiến của quân Tào tăng lên. Đội thuyền nhỏ của Đông Ngô nói chung không ra khỏi bờ.

Khi Chu Du được bổ nhiệm làm thống sóai quân Đông Ngô ở tiền tuyến, Trình Phổ, vị thống sóai cũ rất bất mãn; dẫn đến sự xung đột nghiêm trọng về ý kiến và tình hình giữa phái trẻ như Cam Ninh, Chu Thái với phái già như Hoàng Cái, Hàn Đương. Chu Du thông minh đối với việc này vẫn cố ý vờ như không biết, mọi việc làm đều không thiên lệch bên nào, khiến Trình Phổ vốn am hiểu đại cục cũng không an tâm, tự mình tìm đến Chu Du bày tỏ sự lo ngại; Chu Du vẫn cười nói như không, chẳng để lộ kế hoạch.

Việc này rồi cũng qua đi, song tin tức về sự bất hòa giữa hai phe trẻ và già của Đông Ngô, cũng đã truyền đến tai của Tào Tháo.

Khi đưa ra đối sách lớn quyết định một trận sinh tử, Chu Du đã rất thấu hiểu vùng Trường Giang, đặc biệt là thời tiết, địa hình, sức nước ở vùng Xích Bích, để các lão tướng Hoàng Cái và Hàn Đương trấn giữ tuyến đầu, đóng đồn ở bờ đông nam Xích Bích. Bởi Hoàng Cái vẫn để tâm và có kinh nghiệm phong phú, có thể cũng thấy Chu Du có ý lợi dụng gió đông nam tạm thời, lấy hỏa công làm kế hoạch chủ yếu, nên ông ta thấy được Tào Tháo đã dùng chiến thuật liên hoàn, lập tức bí mật yết kiến Chu Du đề xuất một phương án tấn công rất táo bạo.

Hoàng Cái đề nghị rằng, tự mình sẽ dẫn mấy chục thuyền nhỏ có tốc độ, mang theo củi khô, diêm sinh, dầu đốt xông vào giữa đội thuyền liên hoàn của Tào Tháo. Kế hoạch lập tức được chấp nhận. Tiếp đó phải làm sao để Tào Tháo tin vào sự đầu hàng của Hoàng Cái, cũng tức là nói, phải dùng phương pháp gì, khả dĩ khiến gián điệp của Tào Tháo đang hoạt động ở Đông Ngô, chuyển những tin tức này đến tai Tào Tháo.

Sử sách không ghi rõ về việc này, song trong Tam quốc diễn nghĩa La Quán trung đã miêu tả khổ nhục kế “Chu Du đánh đập Hoàng Cái” rất được độc giả tán thưởng. Tiếp đó Hoàng Cái lại phái Hám Trạch, một tân khách dưới trướng giỏi ăn nói và can đảm, bí mật đưa thư đầu hàng đến Tào Tháo. Lá thư biểu lộ các quan chức văn võ vẫn chủ trương hòa đàm với Tào Tháo, chỉ có Chu Du, Lỗ Túc và số ít tướng lĩnh trẻ tích cực chủ chiến, hai bên mâu thuẫn đã lâu; bởi thế ông ta chuẩn bị vào ngày Đông Ngô sẽ dẫn thủy quân xuất trận, đội tiên phong sẽ kịp thời quay mũi giáo, dẫn binh mã trong trại Tào, trực tiếp tấn công vào đại bản doanh của Chu Du, khống chế phái trẻ tuổi, để giảm những thương vong không cần thiết.

Tào Tháo tuy có ý nghi ngờ sự đầu hàng của Hoàng Cái song trước hiệu quả của lá thư làm tăng thanh thế cho mình và thúc đẩy được nhân tâm, lại tỏ ra rất đỗi tin cậy. Mặt khác tin tức tình báo cũng cho biết lão thần Trương Chiêu vẫn quyết tâm chủ hòa . Bí mật về sự bất hòa lớn giữa phái già và phái trẻ đã gần như lộ cả ra. Huống chi chỉ cần không phát sinh hỏa công, cứ để cho thuyền Hoàng Cái tiếp cận cũng chẳng có gì tai hại.

Sau khi hỏi han các việc, Tào Tháo chỉ hỏi vặn tại sao trong thư không ghi rõ ngày giờ sẽ khởi nghĩa? Hám Trạch nói rằng, Hoàng Cái chẳng phải là thống sóai, hơn nữa lại bất hòa với Chu Du, làm sao có thể biết rõ ngày giờ Đông Ngô xuất quân? Đưa ra một tin tức sai lầm, chẳng bằng không đưa ra gì cả để khỏi mắc phải những sai lầm khác. Bởi thế hai bên cùng ước định lấy cờ hiệu vẽ rồng làm tín hiệu, đương khi Hoàng Cái dẫn đội thuyền đến chỗ Tào Tháo, chính vào lúc Đông Ngô phát động thủy quân tấn công, sẽ cùng với Hoàng Cái quay giáo bắt đầu cho hành động của mình: tấn công quân Ngô.

4. Gia Cát Lượng nhân nước đục mò cá.

Dẫu rằng Tam quốc diễn nghĩa đã biểu hiện Gia Cát Lượng trong đại chiến Xích Bích, miêu tả rất ly kỳ xem như chiến cục đều do ông ta chủ đạo, Tào Tháo và Chu Du chỉ là những vai phụ xung quanh ông ta. Song Gia Cát Lượng thực tế trong lịch sử ở giai đoạn này, ngoài việc hiệp thương và đàm phán công tác ngoại giao để liên minh Tôn – Lưu, thực ra chưa có gì là do ông ta chủ động thúc đẩy. Trong vấn đề then chốt này, đối với một người như Gia Cát Lượng còn thiếu kinh nghiệm tác chiến, phần lớn thời gian chỉ có thể là lạnh lùng quan sát mà thôi. Các vai chính của “võ đài chiến tranh” này đều diễn xuất hoàn hảo, bất luận là Chu Du, Lỗ Túc, Tào Tháo hay Lưu Bị đều là nhân tài bậc nhất thời đại, họ đã diễn xuất hết mình, có thể nói là Gia Cát Lượng được đến lớp dự một “khóa huấn luyện tại chức”.

Kể từ khi rời Sài Tang trở về Phàn Khẩu, Gia Cát Lượng đem toàn lực với Lưu Bị làm tốt công tác chuẩn bị tác chiến trên mặt đất. Theo sự phân nhiệm của Chu Du trong chiến lược chung, tác chiến trên sông do Đông Ngô phụ trách, tuyến thứ nhất tấn công trên bộ cũng do Đông Ngô phụ trách, quân Lưu Bị chỉ làm nhiệm vụ ở tuyến hai, là chặn đường rút của quân Tào mà thôi. Bởi thế một khi trận thủy chiến ở Xích Bích bắt đầu khua chiêng gióng trống, quân Lưu Bị sẽ lập tức di động lên phía bắc, san khi vượt qua sông Hán Thủy, các tướng Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi sẽ chia làm ba ngả, để chặn đường rút của đội quân chủ lực của Tào Tháo từ Di Lăng về Hoa Dung. Lưu Bị tự nhiên chỉ còn biết nghe Chu Du phân bổ nhiệm vụ, toàn tâm sẽ làm tốt việc phối hợp. Song Gia Cát Lượng sau khi lạnh lùng quan sát tình thế toàn cục, lại đưa ra đề nghị bất đồng. Ông cho rằng nếu chỉ được giao nhiệm vụ hạng hai, sau này nếu có thắng lợi cũng chỉ thu được chiến công và chiến lợi phẩm hạng hai, như vậv tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Huống chi với một thiểu số quân sĩ của Lưu Bị và Đông Ngô ở bờ bắc muốn đánh tan quân Tào triệt thóai, về căn bản là không thể được. Bởi thế ông ta cho rằng Lưu Bị nhân cơ hội nước đục mò cá để tranh thủ một số chiến lợi phẩm. Cứ theo lệnh của Chu Du chỉ cần hư trương thanh thế mà thôi, chẳng để tổn hại binh sĩ của mình, giữ gìn thực lực để làm những công việc cần thiết sau đó.

Gia Cát Lượng cho rằng, Giang Lăng là mục tiêu rất quan trọng song cũng là điều mấu chốt mà Tào Tháo và Chu Du cùng quan tâm, bởi thế chẳng ngại gì khích lệ Chu Du đem toàn lực đoạt lại Giang Lăng, còn mục tiêu thực của Lưu Bị là chớp thời cơ bình định các quận phía nam Kinh Châu giáp Trường Giang, để tự mình có một địa bàn đứng chân, để có thể khôi phục được Kinh Châu sau này.

5. Cuộc rút chạy chiến lược dài năm trăm dặm.

Năm Kiến An thứ 13 theo âm lịch ngày 22 tháng 11 vào lúc buổi chiều, gió bỗng đổi chiều, đến giờ tuất (khoảng 9 giờ tối) gió đông nam bắt đầu mạnh, mấy chục chiếc thuyền nhỏ của Hoàng Cái bắt đầu xuất phát, triển khai trận đánh ở Xích Bích sẽ quyết định thế Tam quốc ba chân vạc nay mai.

Lại nói về “trận đánh ở Xích Bích”, sau khi đoàn thuyền liên hoàn bị đánh hỏa công, Tào Tháo lập tức rút chạy đến doanh trại phía bắc, song thế gió rất lớn, không lâu cả trại trên đất liền cũng bị cháy. Quân sĩ trên bờ, gặp phải quân Ngô và quân Lưu Bị cùng giáp kích, đánh áp sát cơ hồ không chống lại được. Nghiêm trọng hơn nếu quân Nhạc Tiến trên bờ bị bức rút về tuyến sau, quân Tào ở Ô Lâm thông đường với Giang Lăng có thể bị cắt đứt đường về.

Bởi muốn tránh thương tổn không cần thiết, Tào Tháo quyết định không về Giang Lăng mà đổi hướng từ Hoa Dung rút thẳng về Tương Dương. Ông ta hạ lệnh Trình Dục chấn chỉnh tổ chức, thành đội tiên phong triệt thóai, Trương Liêu và Từ Hoảng tổn thất quân số không lớn, sau khi sắp xếp lại bô phòng chặn hậu ở Ô Lâm, để Tào Tháo và ban tham mưu có đủ thời gian rút về phía bắc.

Đội kỵ binh hổ báo của Tào Thuần mau chóng chi viện cho Nhạc Tiến để củng cố an toàn tuyến đường Hoa Dung. Tiếp đó ông viết thư chỉ thị cho Giả Hủ và Mãn Sủng đang cố thủ ở Giang Lăng, trực tiếp rút về Dự Châu để quân đội giao cho Tào Nhân chỉ huy, cố gắng hết sức để giữ Giang Lăng, song nếu như áp lực của liên quân Tôn – Lưu quá lớn vẫn có thể rút về Kinh Dương.

Trong đại chiến Xích Bích, Tào Tháo bị tổn thất lớn nhất phải kể đến thủy quân Kinh Châu và đội quân tiên phong của Trình Dục, quân chủ lực của Trương Liêu và Từ Hoảng do Tào Tháo thấy đại thế đã mất, sớm hạ lệnh rút lui, cho nên tổn thất không đáng kể. Trên mặt đất quân hổ báo của Tào Thuần cố thủ ở đại bản doanh, bị tổn thất lớn, quân Nhạc Tiến hộ vệ Ô Lâm và Di lăng, sau khi bị Lã Mông, Lăng Thống, Lưu Bị luân phiên đánh, cơ hồ bị diệt sạch. Song Nhạc Tiến kiêu dũng chẳng chút sợ hãi, với một số ít quân còn lại, ông ta đã dũng cảm giữ vững vị trí, hăng hái chiến đấu đến cùng, đội quân Tào Hồng bảo vệ Tương Dương, cơ hồ không có tổn thất gì.

Song rốt cục bởi nguyên nhân gì Tào Tháo phải tiến hành quân đại triệt thóai suốt năm trăm dặm, lưu ly điên đảo mà chạy như thế?

Tam quốc chí có chép, do thủy thổ không họp, các quân đoàn bị ốm đau rất nhiều, khiến quân Tào mất dần sức chiến đấu lại thêm quân họ Viên và quân Kinh Châu bố trí ở vùng mới chiếm được, độ trung thành rất có vấn đề, khiến Tào Tháo không thể không vứt bỏ nửa phần phía bắc Kinh Châu mới chiếm được. Thực ra, điều khiến Tào Tháo phải lo lắng chính là phòng thủ phía bắc, nếu như tin chiến bại truyền lan, phía bắc vốn thuộc quân họ Viên và quân Tây Lương ắt sẽ nhân cơ hội mà manh động, thậm chí có thể phối hợp các cựu thần nhà Hán ở Hứa Đô chống lại Tào Tháo. Đến lúc ấy, mười năm vất vả gây dựng sẽ thành bong bóng nước. Bởi thế Tào Tháo thấy trước tình hình vội chạy về trấn giữ phương bắc.

Song đường rút chạy từ Hoa Dung đến Tương Dương không dễ dàng gì. Buổi trưa ngày 23 tháng 11, trời mưa đổ rào, vùng Hoa Trung nhiệt độ hạ thấp, không khí ẩm thấp mà lạnh giá, đường đi đầy bùn lầy nhão nhoét ngựa xe rất khó qua lại. Tào Tháo phải hạ lệnh cho những binh sĩ không còn sức tác chiến ôm một bó cỏ, chạy lên trước phủ lên mặt đường, để cho đội kỵ binh của Tào Dục mới được sắp xếp lại, hộ tống Tào Tháo qua đó một cách vất vả, nghe nói đội tiên phong bậc nhất đã đến Tương Dương, nay không còn được ba trăm kỵ binh. Còn Trương Liêu và Từ Hoảng trên đường rút chạy cũng tổn thất không ít binh sĩ; Nhạc Tiến và Tào Thuần cơ hồ phải liều mình mà rút chạy. Cuộc rút chạy đáng sỉ nhục, sự thảm bại trên chiến trường làm mất tinh thần binh sĩ, tuy chưa bị quân địch truy kích gấp, song lòng quân dao động, khiến tướng sĩ tan tác quá nửa, tổn thất xem chừng còn nghiêm trọng hơn ở chiến trường. Đối với bản thân của Tào Tháo mà nói đây là đòn đánh nặng nề chưa từng có kể từ lúc dựng nghiệp đến giờ.

Tam quốc diễn nghĩa miêu tả, Gia Cát Lượng từng phái Triệu Vân, Trương Phi, Quan Vũ đến các địa điểm mai phục, tập kích quân Tào Tháo rút chạy, để cho Tào Tháo phải chạy thất điên bát đảo, giữa đường lại gặp phải Quan Vũ ở Hoa Dung vì nghĩa mà thả Tào Tháo, có thể nói thực khó tin và hoang đường. Thực ra đội quân Lưu Bị, tự biết thực lực có hạn, chỉ bố phòng một chỗ, về căn bản chưa từng nghĩ đến việc truy kích Tào Tháo. Đặc biệt là Gia Cát Lượng giữ lập trường bàng quan, đang tiến hành một “âm mưu xảo kế” khác là tranh thủ đoạt lấy bốn quận phía nam Kinh Châu.

Đối mặt với khí thế thừa thắng xốc tới của Tào Tháo, với ưu thế tuyệt đối về binh lực và chiến thuyền, con chủ bài quyết thắng dấu kín trong bụng Chu Du chính là hỏa công.

1. Phép lạ hỏa công, lấy ít địch nhiều.

Trong thời kỳ cuối đời Đông Hán đến thời Tam Quốc, những thủ lĩnh quân sự cát cứ ở nhiều nơi, chẳng thể không nghĩ mọi cách để triển khai phạm vi thế lực của mình; họ ngày đêm suy nghĩ, bóp đầu bóp trán, không có cách gì không được xem xét. Bởi cuộc chiến loạn kéo dài, binh pháp quân sự thực dụng rất được xem trọng. Đặc biệt là binh pháp Tôn Tử, một cuốn sách đã có từ lâu, được coi là khuôn phép nghiên cứu của các nhà quân sự. Cuốn sách “Tập giải chú Tôn Tử” do Tào Tháo viết ra (còn gọi là cuốn Ngụy Vũ chú Tôn Tử), được công nhận là một cuốn sách chú giải Tôn Tử rất nổi tiếng.

Thiên thứ 12 trong binh pháp Tôn Tử, có chuyên đề về kĩ xảo đánh hỏa công, cho rằng đây là một chiến thuật mang tính hủy diệt lớn, cũng là một thủ đoạn tác chiến hữu hiệu trong thời gian ngắn; hơn nữa khi lấy ít đánh nhiều, vận dụng hỏa công chính là sách lược hàng đầu.

Xem xét kĩ những trận đánh lớn thời Tam Quốc, chúng ta có thể phát hiện không ít trận quan trọng đều lấy hỏa công phản bại thành thắng. Ví như khi Hoàng Cân khởi nghĩa, Hoàng Phủ Tung đang trấn thủ khu Tư Lệ, đã lấy hỏa công đánh vào đội quân của “Thiên công tướng quân” Trương Giác gấp mười lần mình. Khi đại chiên ở Quan Độ, Tào Tháo lấy hỏa công thiêu hủy quân lương của họ Viên ở Ô Sào, làm tan rã tinh thần quân họ Viên, làm thay đổi thế lực quân Tào lúc đầu vốn non yếu. Lại nói gần đây, trước lúc Lưu Bị rút về Kinh Châu dựa vào Lưu Biểu ở gò Bác Vọng đã dùng hỏa công đánh bại quân chinh phạt của Hạ Hầu Đôn. Sau này Lục Tốn của Đông Ngô trong trận Tỉ Quy, đã đánh bại Lưu Bị mang quân Thục Hán đông chinh báo thù cho Quan Vũ, cũng là dùng hỏa công một cách hữu hiệu.

Tôn Tử trong “Thiên hỏa công” có viết: “Phát hỏa phải chọn thời điểm, ngày phát hỏa phải là ngày không khí khô ráo, là ngày gió lớn”.

Nói cách khác, hỏa công và thiên thời có quan hệ cực kỳ mật thiết. Nhà binh pháp thiên tài của Nhật Bản là Sơn Lộc Tô Hành, khi chú thích sách Tôn Tử có viết: “Việc này phải dựa vào thiên thời mà luận dùng. Nói là hỏa chiến, thực ra là lấy thiên thời làm đầu. Hỏa phải dựa vào thiên thời, tức là tuy nói hỏa công, thực ra là nói thiên thời vậy”.

2. Vạn sự có đủ, chỉ thiếu gió Đông.

Đối diện với khí thế của quân Tào đang thừa thắng xốc tới, có ưu thế tuyệt đối về binh lực và chiến thuyền, con chủ bài quyết thắng dấu kín trong bụng Chu Du chính là hỏa công.

Song vấn đề trọng yếu của hỏa công chính là thiên thời, đặc biệt là hướng gió và sức gió. Trên mặt nước Trường Giang thường thấy gió thổi mây bay, sức gió cũng không có vấn đề. Song đêm hôm trước trận đánh Xích Bích, đã tiếp cận thượng tuần tháng 11, địa khu Hoa Trung sớm vào mùa đông, khí lạnh tràn xuống theo hướng tây bắc, cho nên chỉ có gió tây bắc thổi mạnh, đội thuyền rất lớn của Tào Tháo từ đầu nguồn Trường Giang mà xuôi dòng, chiếm thế thượng phong, mà đội thuyền của Đông Ngô lại ở cuối gió nếu như vận dụng hỏa công, Chu Du chẳng phải thiêu hủy quân lính của mình ư? Đây cũng là câu chuyện “vạn sự đủ cả chỉ thiếu gió đông” nổi tiếng trong dã sử.

“Tam quổc diễn nghĩa” đã miêu tả Gia Cát Lượng lấy pháp thuật “kỳ môn độn giáp”, mượn gió đông như một chuyện thần thoại, xem như trận hỏa công này hoàn toàn là công lao siêu năng lực của ông ta; xét theo quan điểm thực tiễn đấy là chuyện không có cơ sở. Song có không ít sử gia cho rằng, bởi Gia Cát Lượng thấu hiểu thiên văn học và khí tượng học, cho nên có thể dự đóan được sẽ có gió đông nam, đã ghi công đầu cho ông ta, thực ra khả năng này rất ít. Những nhân vật tham mưu cổ xưa, không ít người hiểu được thiên văn và khí tượng học, trong đội quân viễn chinh của Tào Tháo, tất nhiên cũng có chuyên gia về mặt này. Bằng vào những yếu tố thông thường về khí tượng học, muốn lừa được một thiên tài quân sự như Tào Tháo, dứt khóat là chẳng thể được.

Huống chi theo ghi chép của sử liệu, Gia Cát Lượng sinh ở Lang Nha quận (tỉnh Sơn Đông), lớn lên ở Nam Dương (tỉnh Hà Nam), cách Trường Giang mấy nghìn dặm, vào thời ấy giao thông và tin tức còn chưa thuận lợi, Gia Cát Lượng chẳng thể có khả năng thấu hiểu địa hình và tư liệu khí tượng của lưu vực Trường Giang.

Trong cuốn sử Tam quốc chí, phần nói về Chu Du và Hoàng Cái đều có nhắc đến tình tiết gió đông này. Sách Tư trị thông giám cũng ghi rõ rằng: “Lúc ấy gió đông nam thổi mạnh, Hoàng Cái lấy mười chiếc thuyền nhằm thẳng về phía trước…”

Đối với sự xuất hiện gió đông nam, đều chưa phân tích hoặc giải thích rõ nguyên nhân, xem như chỉ là một biến cố đột xuất mà thôi. Song nếu như đó chỉ là một nhân tố ngẫu nhiên, Chu Du làm sao dám vận dụng chiến thuật hỏa công, hơn nữa lại điều động quân mã tự tin như thế, lựa chọn thời gian và không gian định sẵn như thế, với đội quân to lớn của Tào Tháo quyết, đấu một trận sinh tử, trong đó ắt phải có cơ sở.

Đại chiến Xích Bích xảy ra vào năm Kiến An thứ 13, âm lịch là khoảng thời gian từ đêm 22 tháng 11 đến sáng ngày 23. Trong khoảng vài chục ngày trước đó, sử liệu đã ghi về đêm có sương mù ở vùng đó. Tào Tháo bởi không quen thủy chiến, lại phòng bị cẩn thận, đấy là nguyên nhân chủ yếu khiến Tào Tháo hạ lệnh dùng xích sắt tạo thành đoàn thuyền liên hoàn.

Vào lúc sáng sớm mấy hôm đó vùng Xích Bích có sương mù dày đặc trên mặt sông. Sương mù vào lúc sớm như thế, thường báo hiệu một ngày rất nắng. Đêm hôm trước đại chiến Xích Bích (có thể là ngày rằm), Tào Tháo mở yến tiệc trên thuyền để khích lệ tướng sĩ, trong tiệc rượu Tào Tháo cao hứng sáng tác bài “Đỏan ca hành”, trong đó có câu thơ “trăng sáng sao thưa, quạ bay về nam”, cho thấy trời quang đãng không một đám mây.

Qua đoạn miêu tả thiên nhiên này, chúng ta có thể phán đóan vào mấy hôm trước đại chiến Xích Bích có thể, trời nắng nóng liên tục, ôn khí bốc lên cao không ít. Lại thêm sông Trường Giang uốn cong ở đấy, gần với vùng hồ lợi Đạm Thủy, kết hợp những nhân tố này dễ phát sinh gió địa hình tạm thời. Lúc này gió mùa tây bắc thổi qua đại lục bởi thế khí ấm nóng bốc lên khiến cho ôn độ ở vùng hồ Đạm Thủy phía đông nam Xích Bích cũng tăng lên không ít. Vùng hồ này khá rộng lớn mặt nước có công năng điều hòa cho nên ôn khí trên mặt hồ thấp hơn với lục địa tây bắc. Theo nguyên lý khí tượng học, khi độ nóng khác biệt, không khí lạnh từ mặt hồ sẽ tràn vào lục địa, đây có thể là nguyên nhân thực sự hình thành nên gió đông nam lúc ấy.

Sau cuộc chiến Xích Bích, bờ bắc Trường Giang bắt đầu có mưa rào, nghĩ rằng đấy là không khí ẩm của vùng hồ khi gặp rừng rậm Ô Lâm, đã hình thành mưa địa hình.

Chu Du vẫn được gọi là “Chu Lang nghểnh cổ”, trực giác của ông ta rất tốt, khả năng quan sát sắc bén, liên tưởng cũng phong phú đặc biệt. Lại thêm vốn có thói quen sưu tầm tình báo, có thể tin là ông ta sớm đã biết rõ vùng sông Xích Bích vào trung tuần tháng 11, mỗi năm đều có một số ngày trời rất nắng nóng, có ôn độ cao, như thế ắt sẽ sản sinh gió đông nam tạm thời. Hẳn là trên sông Trường Giang cơ hội phát sinh rất lớn mà sức gió cũng rất mạnh. Sách lược mà Chu Du bày ra, tựa hồ được xây dựng dựa theo những điều kiện ấy. Gió địa hình tạm thời này, mỗi lần xuất hiện có thể chỉ thấy ở một hai ngày ngắn ngủi, thậm chí chỉ vài giờ mà thôi, cho nên có một số người không chú ý, mà tư liệu khí tượng cũng không ghi chép, nghĩ rằng lừa dối được một thiên tài quân sự như Tào Tháo bí thuật duy nhất có thể là ở đây.

Sau này khi Hoàng Cái đưa thư trá hàng đến Tào Tháo cũng không chỉ định rõ ngày giờ quay giáo khởi nghĩa. Mà đội quân của Chu Du, khi Tào Tháo bố trí tu bổ đoàn thuyền liên hoàn ở Xích Bích, lại kiên trì chiến thuật phòng thủ, không có hành động tác chiến tích cực, tựa hồ như còn đợi sự xuất hiện của gió đông nam.

3. Hoàng Cái hỏa thiêu đoàn thuyền liên hoàn

Do sông Trường Giang có sóng gió rất lớn, quân bắc không quen thủy chiến dễ bị say sóng, đã mấy lần bị quân Đông Ngô lừa mị, bởi thế theo đề nghị của nhân viên dưới trướng, bèn dùng xích sắt khóa đoàn thuyền chủ lực của mình thành một khối, lại cho thuyền nhỏ hộ vệ xung quanh, gọi đó là “đoàn thuyền liên hoàn”, quả nhiên quân bắc ở trên thuyền liên hoàn, ổn định như ở trên mặt đất, tinh thần binh sĩ bởi thế mà thêm hăng hái. Lúc ấy Trình Dục, Trương Liên là tướng tiên phong dưới trướng cũng nhắc nhở nên cẩn thận đề phòng về mặt hỏa công có thể xảy ra. Song Tào Tháo cho rằng đang có gió tây bắc, nếu Chu Du dùng hỏa công chẳng những không tổn hại đến đoàn thuyền của Tào Tháo ở tây bắc mà có thể thiêu sạch chiến thuyền của Đông Ngô đến từ phía đông nam. Sau khi sắp xếp xong đoàn thuyền liên hoàn, tình hình trên sông có thay đổi, lực lượng tác chiến của quân Tào tăng lên. Đội thuyền nhỏ của Đông Ngô nói chung không ra khỏi bờ.

Khi Chu Du được bổ nhiệm làm thống sóai quân Đông Ngô ở tiền tuyến, Trình Phổ, vị thống sóai cũ rất bất mãn; dẫn đến sự xung đột nghiêm trọng về ý kiến và tình hình giữa phái trẻ như Cam Ninh, Chu Thái với phái già như Hoàng Cái, Hàn Đương. Chu Du thông minh đối với việc này vẫn cố ý vờ như không biết, mọi việc làm đều không thiên lệch bên nào, khiến Trình Phổ vốn am hiểu đại cục cũng không an tâm, tự mình tìm đến Chu Du bày tỏ sự lo ngại; Chu Du vẫn cười nói như không, chẳng để lộ kế hoạch.

Việc này rồi cũng qua đi, song tin tức về sự bất hòa giữa hai phe trẻ và già của Đông Ngô, cũng đã truyền đến tai của Tào Tháo.

Khi đưa ra đối sách lớn quyết định một trận sinh tử, Chu Du đã rất thấu hiểu vùng Trường Giang, đặc biệt là thời tiết, địa hình, sức nước ở vùng Xích Bích, để các lão tướng Hoàng Cái và Hàn Đương trấn giữ tuyến đầu, đóng đồn ở bờ đông nam Xích Bích. Bởi Hoàng Cái vẫn để tâm và có kinh nghiệm phong phú, có thể cũng thấy Chu Du có ý lợi dụng gió đông nam tạm thời, lấy hỏa công làm kế hoạch chủ yếu, nên ông ta thấy được Tào Tháo đã dùng chiến thuật liên hoàn, lập tức bí mật yết kiến Chu Du đề xuất một phương án tấn công rất táo bạo.

Hoàng Cái đề nghị rằng, tự mình sẽ dẫn mấy chục thuyền nhỏ có tốc độ, mang theo củi khô, diêm sinh, dầu đốt xông vào giữa đội thuyền liên hoàn của Tào Tháo. Kế hoạch lập tức được chấp nhận. Tiếp đó phải làm sao để Tào Tháo tin vào sự đầu hàng của Hoàng Cái, cũng tức là nói, phải dùng phương pháp gì, khả dĩ khiến gián điệp của Tào Tháo đang hoạt động ở Đông Ngô, chuyển những tin tức này đến tai Tào Tháo.

Sử sách không ghi rõ về việc này, song trong Tam quốc diễn nghĩa La Quán trung đã miêu tả khổ nhục kế “Chu Du đánh đập Hoàng Cái” rất được độc giả tán thưởng. Tiếp đó Hoàng Cái lại phái Hám Trạch, một tân khách dưới trướng giỏi ăn nói và can đảm, bí mật đưa thư đầu hàng đến Tào Tháo. Lá thư biểu lộ các quan chức văn võ vẫn chủ trương hòa đàm với Tào Tháo, chỉ có Chu Du, Lỗ Túc và số ít tướng lĩnh trẻ tích cực chủ chiến, hai bên mâu thuẫn đã lâu; bởi thế ông ta chuẩn bị vào ngày Đông Ngô sẽ dẫn thủy quân xuất trận, đội tiên phong sẽ kịp thời quay mũi giáo, dẫn binh mã trong trại Tào, trực tiếp tấn công vào đại bản doanh của Chu Du, khống chế phái trẻ tuổi, để giảm những thương vong không cần thiết.

Tào Tháo tuy có ý nghi ngờ sự đầu hàng của Hoàng Cái song trước hiệu quả của lá thư làm tăng thanh thế cho mình và thúc đẩy được nhân tâm, lại tỏ ra rất đỗi tin cậy. Mặt khác tin tức tình báo cũng cho biết lão thần Trương Chiêu vẫn quyết tâm chủ hòa . Bí mật về sự bất hòa lớn giữa phái già và phái trẻ đã gần như lộ cả ra. Huống chi chỉ cần không phát sinh hỏa công, cứ để cho thuyền Hoàng Cái tiếp cận cũng chẳng có gì tai hại.

Sau khi hỏi han các việc, Tào Tháo chỉ hỏi vặn tại sao trong thư không ghi rõ ngày giờ sẽ khởi nghĩa? Hám Trạch nói rằng, Hoàng Cái chẳng phải là thống sóai, hơn nữa lại bất hòa với Chu Du, làm sao có thể biết rõ ngày giờ Đông Ngô xuất quân? Đưa ra một tin tức sai lầm, chẳng bằng không đưa ra gì cả để khỏi mắc phải những sai lầm khác. Bởi thế hai bên cùng ước định lấy cờ hiệu vẽ rồng làm tín hiệu, đương khi Hoàng Cái dẫn đội thuyền đến chỗ Tào Tháo, chính vào lúc Đông Ngô phát động thủy quân tấn công, sẽ cùng với Hoàng Cái quay giáo bắt đầu cho hành động của mình: tấn công quân Ngô.

4. Gia Cát Lượng nhân nước đục mò cá.

Dẫu rằng Tam quốc diễn nghĩa đã biểu hiện Gia Cát Lượng trong đại chiến Xích Bích, miêu tả rất ly kỳ xem như chiến cục đều do ông ta chủ đạo, Tào Tháo và Chu Du chỉ là những vai phụ xung quanh ông ta. Song Gia Cát Lượng thực tế trong lịch sử ở giai đoạn này, ngoài việc hiệp thương và đàm phán công tác ngoại giao để liên minh Tôn – Lưu, thực ra chưa có gì là do ông ta chủ động thúc đẩy. Trong vấn đề then chốt này, đối với một người như Gia Cát Lượng còn thiếu kinh nghiệm tác chiến, phần lớn thời gian chỉ có thể là lạnh lùng quan sát mà thôi. Các vai chính của “võ đài chiến tranh” này đều diễn xuất hoàn hảo, bất luận là Chu Du, Lỗ Túc, Tào Tháo hay Lưu Bị đều là nhân tài bậc nhất thời đại, họ đã diễn xuất hết mình, có thể nói là Gia Cát Lượng được đến lớp dự một “khóa huấn luyện tại chức”.

Kể từ khi rời Sài Tang trở về Phàn Khẩu, Gia Cát Lượng đem toàn lực với Lưu Bị làm tốt công tác chuẩn bị tác chiến trên mặt đất. Theo sự phân nhiệm của Chu Du trong chiến lược chung, tác chiến trên sông do Đông Ngô phụ trách, tuyến thứ nhất tấn công trên bộ cũng do Đông Ngô phụ trách, quân Lưu Bị chỉ làm nhiệm vụ ở tuyến hai, là chặn đường rút của quân Tào mà thôi. Bởi thế một khi trận thủy chiến ở Xích Bích bắt đầu khua chiêng gióng trống, quân Lưu Bị sẽ lập tức di động lên phía bắc, san khi vượt qua sông Hán Thủy, các tướng Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi sẽ chia làm ba ngả, để chặn đường rút của đội quân chủ lực của Tào Tháo từ Di Lăng về Hoa Dung. Lưu Bị tự nhiên chỉ còn biết nghe Chu Du phân bổ nhiệm vụ, toàn tâm sẽ làm tốt việc phối hợp. Song Gia Cát Lượng sau khi lạnh lùng quan sát tình thế toàn cục, lại đưa ra đề nghị bất đồng. Ông cho rằng nếu chỉ được giao nhiệm vụ hạng hai, sau này nếu có thắng lợi cũng chỉ thu được chiến công và chiến lợi phẩm hạng hai, như vậv tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Huống chi với một thiểu số quân sĩ của Lưu Bị và Đông Ngô ở bờ bắc muốn đánh tan quân Tào triệt thóai, về căn bản là không thể được. Bởi thế ông ta cho rằng Lưu Bị nhân cơ hội nước đục mò cá để tranh thủ một số chiến lợi phẩm. Cứ theo lệnh của Chu Du chỉ cần hư trương thanh thế mà thôi, chẳng để tổn hại binh sĩ của mình, giữ gìn thực lực để làm những công việc cần thiết sau đó.

Gia Cát Lượng cho rằng, Giang Lăng là mục tiêu rất quan trọng song cũng là điều mấu chốt mà Tào Tháo và Chu Du cùng quan tâm, bởi thế chẳng ngại gì khích lệ Chu Du đem toàn lực đoạt lại Giang Lăng, còn mục tiêu thực của Lưu Bị là chớp thời cơ bình định các quận phía nam Kinh Châu giáp Trường Giang, để tự mình có một địa bàn đứng chân, để có thể khôi phục được Kinh Châu sau này.

5. Cuộc rút chạy chiến lược dài năm trăm dặm.

Năm Kiến An thứ 13 theo âm lịch ngày 22 tháng 11 vào lúc buổi chiều, gió bỗng đổi chiều, đến giờ tuất (khoảng 9 giờ tối) gió đông nam bắt đầu mạnh, mấy chục chiếc thuyền nhỏ của Hoàng Cái bắt đầu xuất phát, triển khai trận đánh ở Xích Bích sẽ quyết định thế Tam quốc ba chân vạc nay mai.

Lại nói về “trận đánh ở Xích Bích”, sau khi đoàn thuyền liên hoàn bị đánh hỏa công, Tào Tháo lập tức rút chạy đến doanh trại phía bắc, song thế gió rất lớn, không lâu cả trại trên đất liền cũng bị cháy. Quân sĩ trên bờ, gặp phải quân Ngô và quân Lưu Bị cùng giáp kích, đánh áp sát cơ hồ không chống lại được. Nghiêm trọng hơn nếu quân Nhạc Tiến trên bờ bị bức rút về tuyến sau, quân Tào ở Ô Lâm thông đường với Giang Lăng có thể bị cắt đứt đường về.

Bởi muốn tránh thương tổn không cần thiết, Tào Tháo quyết định không về Giang Lăng mà đổi hướng từ Hoa Dung rút thẳng về Tương Dương. Ông ta hạ lệnh Trình Dục chấn chỉnh tổ chức, thành đội tiên phong triệt thóai, Trương Liêu và Từ Hoảng tổn thất quân số không lớn, sau khi sắp xếp lại bô phòng chặn hậu ở Ô Lâm, để Tào Tháo và ban tham mưu có đủ thời gian rút về phía bắc.

Đội kỵ binh hổ báo của Tào Thuần mau chóng chi viện cho Nhạc Tiến để củng cố an toàn tuyến đường Hoa Dung. Tiếp đó ông viết thư chỉ thị cho Giả Hủ và Mãn Sủng đang cố thủ ở Giang Lăng, trực tiếp rút về Dự Châu để quân đội giao cho Tào Nhân chỉ huy, cố gắng hết sức để giữ Giang Lăng, song nếu như áp lực của liên quân Tôn – Lưu quá lớn vẫn có thể rút về Kinh Dương.

Trong đại chiến Xích Bích, Tào Tháo bị tổn thất lớn nhất phải kể đến thủy quân Kinh Châu và đội quân tiên phong của Trình Dục, quân chủ lực của Trương Liêu và Từ Hoảng do Tào Tháo thấy đại thế đã mất, sớm hạ lệnh rút lui, cho nên tổn thất không đáng kể. Trên mặt đất quân hổ báo của Tào Thuần cố thủ ở đại bản doanh, bị tổn thất lớn, quân Nhạc Tiến hộ vệ Ô Lâm và Di lăng, sau khi bị Lã Mông, Lăng Thống, Lưu Bị luân phiên đánh, cơ hồ bị diệt sạch. Song Nhạc Tiến kiêu dũng chẳng chút sợ hãi, với một số ít quân còn lại, ông ta đã dũng cảm giữ vững vị trí, hăng hái chiến đấu đến cùng, đội quân Tào Hồng bảo vệ Tương Dương, cơ hồ không có tổn thất gì.

Song rốt cục bởi nguyên nhân gì Tào Tháo phải tiến hành quân đại triệt thóai suốt năm trăm dặm, lưu ly điên đảo mà chạy như thế?

Tam quốc chí có chép, do thủy thổ không họp, các quân đoàn bị ốm đau rất nhiều, khiến quân Tào mất dần sức chiến đấu lại thêm quân họ Viên và quân Kinh Châu bố trí ở vùng mới chiếm được, độ trung thành rất có vấn đề, khiến Tào Tháo không thể không vứt bỏ nửa phần phía bắc Kinh Châu mới chiếm được. Thực ra, điều khiến Tào Tháo phải lo lắng chính là phòng thủ phía bắc, nếu như tin chiến bại truyền lan, phía bắc vốn thuộc quân họ Viên và quân Tây Lương ắt sẽ nhân cơ hội mà manh động, thậm chí có thể phối hợp các cựu thần nhà Hán ở Hứa Đô chống lại Tào Tháo. Đến lúc ấy, mười năm vất vả gây dựng sẽ thành bong bóng nước. Bởi thế Tào Tháo thấy trước tình hình vội chạy về trấn giữ phương bắc.

Song đường rút chạy từ Hoa Dung đến Tương Dương không dễ dàng gì. Buổi trưa ngày 23 tháng 11, trời mưa đổ rào, vùng Hoa Trung nhiệt độ hạ thấp, không khí ẩm thấp mà lạnh giá, đường đi đầy bùn lầy nhão nhoét ngựa xe rất khó qua lại. Tào Tháo phải hạ lệnh cho những binh sĩ không còn sức tác chiến ôm một bó cỏ, chạy lên trước phủ lên mặt đường, để cho đội kỵ binh của Tào Dục mới được sắp xếp lại, hộ tống Tào Tháo qua đó một cách vất vả, nghe nói đội tiên phong bậc nhất đã đến Tương Dương, nay không còn được ba trăm kỵ binh. Còn Trương Liêu và Từ Hoảng trên đường rút chạy cũng tổn thất không ít binh sĩ; Nhạc Tiến và Tào Thuần cơ hồ phải liều mình mà rút chạy. Cuộc rút chạy đáng sỉ nhục, sự thảm bại trên chiến trường làm mất tinh thần binh sĩ, tuy chưa bị quân địch truy kích gấp, song lòng quân dao động, khiến tướng sĩ tan tác quá nửa, tổn thất xem chừng còn nghiêm trọng hơn ở chiến trường. Đối với bản thân của Tào Tháo mà nói đây là đòn đánh nặng nề chưa từng có kể từ lúc dựng nghiệp đến giờ.

Tam quốc diễn nghĩa miêu tả, Gia Cát Lượng từng phái Triệu Vân, Trương Phi, Quan Vũ đến các địa điểm mai phục, tập kích quân Tào Tháo rút chạy, để cho Tào Tháo phải chạy thất điên bát đảo, giữa đường lại gặp phải Quan Vũ ở Hoa Dung vì nghĩa mà thả Tào Tháo, có thể nói thực khó tin và hoang đường. Thực ra đội quân Lưu Bị, tự biết thực lực có hạn, chỉ bố phòng một chỗ, về căn bản chưa từng nghĩ đến việc truy kích Tào Tháo. Đặc biệt là Gia Cát Lượng giữ lập trường bàng quan, đang tiến hành một “âm mưu xảo kế” khác là tranh thủ đoạt lấy bốn quận phía nam Kinh Châu.

Chọn tập
Bình luận
1440
× sticky