Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 4 – Chương 14 – Phần 1

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

Bởi Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung đều mất đi cả, trong doanh trại của Lưu Bị, những tướng lĩnh thống sóai có năng lực độc lập tác chiến không nhiều, Lưu Bị lấy danh nghĩa Hoàng đế tự mình chỉ huy việc đông chinh, đích xác là có tinh thần bi kịch ở đấy, có thể Lưu Bị đã sớm thấy sự ra đi của mình.

1. Tào Tháo từ trần, đại cục đột biến

Sau khi Quan Vũ và Lã Mông nối nhau từ trần, Tôn Quyền phái Lục Tốn làm Trấn tây tướng quân đóng đồn ở Di Lăng, giữ cửa khẩu Tam Hiệp, khiến lực lượng của Lưu Bị không phát triển sang phía đông. Từ đấy phạm vi thế lực của ba nước cũng cố định lại.

Cuối năm Kiến An thứ 24, Tào Tháo dâng biểu phong Tôn Quyền làm Phiêu kỵ tướng quân, Ích Châu mục và Nam Xương hầu, Tôn Quyền cũng phái Hiệu uý Lương Ngụ đưa đồ cống lễ, dâng thư xung thần với Tào Tháo. Trong thư Tôn Quyền ngầm bày tỏ với Tào Tháo rằng thuận theo mệnh trời nên tiếm ngôi nhà Hán.

Tào Tháo trái lại nói với những đại thần xung quanh rằng: “Người bạn nhỏ này đang xui ta ngồi vào lò lửa đây!”.

Thị trung Trần Quần lại đề nghị rằng: “Phúc nhà Hán đã hết, chẳng phải bây giờ mới thấy! Điện hạ công đức cao ngất, là gương để muôn người nhìn vào, nên Tôn Quyền ở nơi xa cũng phải nhận làm bề tôi, đấy là điềm tốt lành ứng hiện vậy! Điện hạ nên nhận lấy địa vị lớn, chẳng cần nghi ngại gì nữa”.

Tào Tháo cười mà rằng: “Nếu như thực có thiên mệnh, ứng cho lời nói của ta, ta muốn được làm như Chu Văn Vương”, (ý tứ là cũng giống như Chu Văn Vương, bởi con trai là Chu Vũ Vương đánh bại được vua Trụ, làm chủ cả thiên hạ mà cha được truy tôn).

Thực ra đến năm đó Tào Tháo vất vả quá độ, sức khoẻ rất sút kém lại thêm chứng thiên đầu thống ngày mỗi thêm nghiêm trọng, tự biết ở lại nhân thế chẳng được lâu, bởi thế không có hứng thú kiến lập quốc gia mới. Quả nhiên năm sau, cũng là năm Kiến An thứ 25, vào tháng Giêng, Tào Tháo bệnh cũ tái phát, không kịp trở về Nghiệp Thành, từ trần giữa doanh trại ở Lạc Dương, thọ saeu mươi sáu tuổi. Con trai là Tào Phi, kế nhiệm làm Ngụy Vương.

Lưu Bị ở Thành Đô, lúc đầu nhận được tin tức Quan Vũ luôn giành thắng lợi, tự nhiên rất vui mừng. Gia Cát Lượng đã nhắc nhở Lưu Bị phải chú ý hậu phương của Quan Vũ, Lưu Bị bèn phái sứ giả truyền lệnh cho Mạnh Đạt và Lưu Phong đóng đồn ở Thượng Dong, yêu cầu họ luôn chú ý tình hình của Kinh Châu, để có chi viện cần thiết.

Song khi Lã Mông đánh lén Giang Lăng, Lục Tốn cũng đồng thời chiếm được Tỉ Quy, phong tỏa cửa khẩu Tam Hiệp, khiến tin tức giữa Kinh Châu với Lưu Bị đứt đoạn.

Bởi chờ đợi tin tức từ Thượng Dong, Lưu Bị tuy tích cực chuẩn bị đông chinh, song nghĩ rằng nếu có tình huống khẩn cấp thì Mạnh Đạt và Lưu Phong ắt sẽ sớm chi viện, hơn nữa lại dựa vào những tin tức đã có được, bởi thế mà chưa có chú ý đặc biệt.

Đợi đến khi Giang Lăng bị mất, Quan Vũ, Quan Bình và Đô đốc Triệu Vỹ bị hại, sau khi tin tức truyền đến Thành Đô, tất cả đều đã muộn. Lưu Bị vừa giận dữ vừa đau xót ngã lăn tại chỗ, Gia Cát Lượng phải cố khuyên nhủ, tình hình mới tạm yên ổn. Bởi ông ta biết Quan Vũ từng cầu cứu Mạnh Đạt không được, giận muốn nghiền nhỏ, lập tức hạ lệnh triệu hồi Lưu Phong và Mạnh Đạt, Gia Cát Lượng khuyên ông ta chớ thúc giục quá để đề phòng có biến.

Quả nhiên không lâu đã nhận được thư từ chức của Mạnh Đạt, nói rõ ông ta thường bị Lưu Phong xem thường, về căn bản mà nói chẳng thể chỉ huy được quân đội, lại thêm sợ rằng không giúp đỡ được Quan Vũ sẽ bị Lưu Bị bắt tội, nên phải đầu hàng quân Tào.

Tào Phi vui mừng tiếp đón Mạnh Đạt, lại phong ông ta làm Thái thú ở Tân Thành để làm quân tiên phong tấn công Ích Châu. Tiếp đó lại lệnh cho hữu tướng quân Từ Hoảng, cùng với Mạnh Đạt phản công Lưu Phong. Lúc đó Thái thú Thượng Dong là Thân Đam đã đầu hàng, Lưu Phong tuy đã phản kích, cuối cùng thân đơn thế cô, lại thêm kinh nghiệm không bằng Từ Hoảng, bị đánh đại bại, chỉ biết vứt bỏ lại Thượng Dong chạy về Thành Đô xưng tội.

Lưu Bị tuy giận Lưu Phong chưa giúp đỡ được Quan Vũ song với tình cảm là cha nuôi không nỡ xử phạt nặng. Gia Cát Lượng lại cho rằng thái tử Lưu Thiện cá tính hòa thuận, Lưu Phong thì tính tình mạnh bạo, kiêu sa hung hãn, về danh nghĩa lại là anh Lưu Thiện sợ sau này khi kế thừa sẽ thành ra nguy cơ, bởi thế ra sức khuyên Lưu Bị nhân cơ hội này mà trừ bỏ đi, Lưu Bị lệnh cho Lưu Phong được nhận cái chết bằng cách tự xử.

Ở giai đoạn này, Tôn Quyền và Tào Phi có quan hệ thắm thiết, khiến Lưu Bị ở phía bắc và đông đều bị uy hiếp. Lưu Bị tuy vội vàng muốn báo thù cho Quan Vũ song lại lo cho toàn đại cục, sợ phương bắc có biến nên không dám xem thường.

2. Tào Phi thóai vị, nhà Hán cáo chung.

Quả nhiên tháng 10 năm Kiến An thứ 25, truyền lan tin tức không may, do sự bức bách của Tào Phi, Hán Hiến đế nhường ngôi cho Ngụy, cải đổi làm Sơn Dương Công. Tào Phi chính thức phế bỏ vương triều nhà Hán, chiếm lấy ngôi Hoàng Đế, gọi là Ngụy Văn đế, lại truy tôn Tào Tháo là Ngụy Vũ đế.

Tào Phi tên chữ là Tử Hoàn, là con thứ của Tào Tháo, bởi con cả là Tào Ngang bị chết trong trận chinh phạt Trương Tú, bèn lấy Tào Phi làm người kế thừa, năm Kiến An thứ 16, làm Trung lang tướng, phó thừa tướng, năm Kiến An thứ 22, Tào Tháo tự lập làm Ngụy Vương, lại lấy Tào Phi làm Thái tử. Sau khi Tào Tháo từ trần, Tào Phi kế vị làm Thừa tướng, Ngụy Vương, lại đổi năm Kiến An thứ 25 làm năm Diên Khang thứ nhất.

Tào Phi cá tính thâm trầm, có văn phong đôn hậu, từ nhỏ đã sớm chín chắn, khi lớn lên Tào Tháo thường cho đi kèm, bởi thế mà được giáo dục thành ra có văn võ toàn tài.

Sách “Ngụy thư” có chép “Tào Phi năm lên tám tuổi đã có tài văn chương, hiểu rộng các kinh truyện cổ kim của Bách gia chư tử, giỏi cưỡi ngựa bắn cung, khéo múa kiếm”, nghiễm nhiên là một kỳ đồng thiên tài.

Song Tào Phi vốn mài miệt với từng trang sách văn chương, có thể nói ông ta do khổ học mà thành tài, Tào Tháo đối với Tào Phi có nhu cầu rất lớn, khi năm tuổi đã luyện tập cung tên, sáu tuổi đã luyện tập cưỡi ngựa, lại được huấn luyện kiếm thuật nghiêm chỉnh. Được rèn luyện nghiêm chỉnh về văn chương và võ thuật, khiến Tào Phi có được sự tự tin khá lớn.

Tào Phi sau khi nắm quyền, vẫn quan tâm đến văn chương đương thời, lấy lễ mà đối đãi với các phần tử tri thức, hiển nhiên còn vượt quá Tào Tháo về võ công. Cuốn Điển luận do ông ta viết, có giá trị cao trong giới phê bình văn học lúc đó, hơn nữa trong những thư từ gửi cho Ngô Chất đối với văn phong của Kiến An tài tử, được đánh giá cao. Lấy văn chương phục vụ cho sự nghiệp kiến quốc, Tào Phi là một người lãnh đạo tối cao, được giới văn học đương đại xem trọng.

Tháng 2 năm Kiến Khang nguyên niên, Tào Phi lấy danh nghĩa Ngụy Vương, lệnh cho đại phu Giả Hủ làm Thái úy, đại phu Hoa Hâm làm Tướng quốc, đại lý Vương Lãng làm quan Ngự sử, lập ra ban bệ của mình.

Tháng 4, đại tướng Hạ Hầu Đôn từ trần, quyền chỉ huy quân đội của Tào Phi lại càng tăng thêm.

Tháng 7, Tôn Quyền cho sứ đến tiến công, tướng Thục là Mạnh Đạt cũng dẫn quân đến hàng, thanh thế của Tào Phi tăng lên rất cao, chính quyền mới mau chóng ổn định lại.

Tháng 10, Hán Hiến đế thấy đại thế đã mất, bị các quần thần gây sức ép mạnh, cuối cùng phải tế cáo ở miếu Hán Cao tổ, lệnh cho Ngự sử đại phu Trương m bưng ấn thụ trao cho Tào Phi.

“Nay truyền ngôi cho Nguỵ Vương, cũng như ngày xưa Nghiêu đế truyền ngôi cho Thuấn đế, Thuấn nhường cho Vũ, thiên mệnh vô thường, duy theo về người có đức. Đạo nhà Hán đã hết, mất cả trật tự, khiến thiên hạ đại loạn cả, vũ trụ cũng phải điên đảo… Nay thuận theo đại lễ báo cùng vạn quốc, để thuận theo thiên mệnh”.

Lại thiết đàn ở Phần Dương, cử hành lễ nhường ngôi, đổi năm Diên Khang thành năm Hoàng Sơ thứ nhất.

Theo cuốn “Ngụy thị xuân thu” có chép, Tào Phi lúc làm lễ xong ngỏanh đầu nói với đại thần rằng: “Đến hôm nay ta mới biết được câu chuyện Thuấn nhường ngôi cho Vũ như thế nào”.

Khi Tào Tháo mất hồi đầu năm, do việc đột nhiên xảy ra, nước Ngụy từng rơi vào nguy cơ nghiêm trọng, thậm chí có người đề nghị thi hành quân quản; song Tào Phi không muốn thế, chỉ trong khoảng nửa năm, Tào Phi không những ổn định được đại quyền, lại chiếm được ngôi vua của nhà Hán, khá thấy năng lực của Tào Phi, chẳng hề thua kém Tào Tháo, Trần Thọ trong Tam quốc chí có bình luận rằng: “Tào Phi có thiên tư văn chương, hạ bút thành thơ, hiểu biết rộng rãi, tài nghệ gồm đủ, nếu như lại có phong độ khoáng đạt, chân thành khích lệ, có chí xa xôi, trau dồi tâm đức, thì có kém gì những vua hiền ngày xưa”.

3. Lưu Bị xưng làm hoàng đế, Thục Hán dựng xây chính quyền.

Tào Phi thóai vị nhà Hán, lại thêm những lời đồn đại Hán hiến đế bị hại, tin đó đối với Lưu Bị và Gia Cát Lượng không kém khi nghe tin Quan Vũ bị hại, Kinh Châu thất thủ, bởi thế việc báo thù Đông Ngô tạm gác một bên.

Vốn là hậu duệ nhà Hán lại xưng là Hán Trung Vương, tự nhiên đối với việc quốc gia đại sự này ắt phải có lập trường. Đầu tiên Lưu Bị thông báo với thiên hạ, lệnh cho văn võ bá quan nước Thục đều để tang, lại làm lễ tưởng niệm Hán Hiến đế, đặt tên thụy là Hiến Mẫn hoàng đế, các quần thần ở Ích Châu đều khuyên Lưu Bị kế nghiệp nhà Hán lên ngôi hoàng đế.

Lưu Bị do dự chưa quyết, lại nghe nói cho sứ dâng biểu xưng thần vói Tào Phi, Tào Phi đã tấn phong Tôn Quyền làm Ngô Vương, không khỏi giận dữ, muốn cử binh đánh Đông Ngô. Gia Cát Lượng bèn dẫn câu chuyện Quang Vũ đế, nói với Lưu Bị: “Đời Đông Hán khi xưa, Cảng Yển từng khuyên Quang Vũ đế lên ngôi hoàng đế. Thế tổ trước sau khiêm nhường bốn lần, Cảnh Thuần phải nói rằng anh hùng trong thiên hạ theo ngài vào sinh ra tử, nên đều làm theo hi vọng nếu nay không thuận theo, họ sẽ tan tác đi cả, không nghe lời ngài nữa. Thế tổ cảm thấy lời nói chân thành bèn làm theo. Nay Tào Phi cướp ngôi, thiên hạ vô chủ, đại vương lại là hậu duệ nhà Hán, càng phải kế tục dựng nghiệp, hiện tại lên ngôi hoàng đế, chính là hợp thời, các sĩ đại phu theo đại vương chinh chiến lâu năm, cũng mong được một chút công lao, giông như Cảnh Thuần nói với Thế tổ vậy”.

Lưu Bị không biết nói sao, cũng không từ chối nữa.

Sau năm Tào Phi xưng đế, Lưu Bị lên ngôi Hoàng đế ở phía nam núi Vũ Đương thuộc Thành Đô, vẫn lấy quốc hiệu là Hán, “Quỹ đạo của Hán Cao tổ lại hưng thịnh ở Hán Trung”. Lịch sử gọi là nhà Thục Hán.

Lại đổi là năm Chương Vũ, lấy Gia Cát Lượng làm Thừa tướng, Hứa Tĩnh làm Tư Đồ; Trương Phi được phong làm Xa kỵ tướng quân, chức Tư lệ hiệu uý, Mã Siêu làm Kiêu kỵ tướng quân, chức Lương Châu mục. Lại lập Vương hậu Ngô thị (em gái Ngô Ý) làm hoàng hậu, Lưu Thiện làm Hoàng thái tử. Lại lập con gái của Trương Phi làm Thái thử phù. Lại lập các con Lưu Vĩnh làm Lỗ Vương, Lưu Lý làm Lương Vương.

Lúc này, Trương Phi vẫn nghĩ đến chuyện Quan Vũ, không nhẫn nại được nữa, ông ta từ Lãng Trung gửi thư cho Lưu Bị bày tỏ mối thù của Quan Vũ còn chưa trả được, dẫu phú phú chẳng mảy may ý nghĩa, lại biểu thị nguyện vọng tự mình đông chinh đánh Tôn Quyền.

Lưu Bị bèn hạ lệnh Trương Phi từ Hán Trung dẫn hàng vạn quân đến Giang Châu, đợi ông ta sẽ ngự giá thân chinh cùng thảo phạt Đông Ngô.

Gia Cát Lượng trong lòng có trăm mối tơ vò, song ông ta hiểu rõ cá tính Lưu Bị, có hết sức khuyên can cũng vô tác dụng, bởi thế mà đau đầu không thôi.

Trái lại tướng quân Triệu Vân lại hay nói thẳng, trong lúc các đại thần đều không dám can gián, là người đã cùng với Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi có mấy chục năm thân thiết, hơn nữa lại chịu hi sinh cá nhân, lão tướng Triệu Vân đành đứng ra làm người can gián sau cùng: “Quốc tặc là Tào Tháo, không phải là Tôn Quyền, nếu như đã diệt được Tào Tháo, Tôn Quyền sẽ tự nhiên khuất phục. Trước mắt Tào Tháo tuy đã chết, Tào Phi thóai vị, nhân tâm thiên hạ không phục, nếu chúng ta nhân cơ hội này, tiến công Quan Trung, chiếm cứ Hoàng Hà và thượng du Vị Thủy, lại thảo phạt nghịch tặc thì ở vùng Quan Đông, những kẻ sĩ trung thành với nhà Hán ắt sẽ phản lại họ Tào, xách cơm dắt ngựa đến đón chúng ta.

Nếu quên lãng việc đánh Ngụy, lại mang quân đánh Ngô vốn là bạn đồng minh, là rất bất lợi, huống chi chiến trận đã nổ ra, chẳng dễ thu lại, tuyệt đối chẳng phải kế sách mà kẻ sáng suốt vận dụng!”.

Lưu Bị cho rằng Triệu Vân không hiểu mình, rất không vừa lòng, song Triệu Vân là bạn cũ, có chiến tích lớn, Lưu Bị tuy giận mà không nỡ trách cứ, huống chi lời nói của Triệu Vân lại khá có lý.

Học sĩ Ích Châu là Tần Mật cũng can gián thêm, dùng thiên văn để khuyên Lưu Bị chớ vội chinh phạt Đông Ngô, Lưu Bị nghe nói giận lắm, cho rằng Tần Mật nhiễu loạn quân tâm, bèn cho tống giam trị tội. May mà Gia Cát Lượng sau đó cố gắng khuyên can, xin cho Tần Mật nên mới được tha tội. Từ đấy chẳng có ai có biểu hiện phản đối nữa. Lưu Bị lệnh cho Gia Cát Lượng giúp thái tử trấn giữ Thành Đô, tự mình chọn ngày tốt dẫn quân chinh phạt Đông Ngô.

4. Trương Phi bị hại, Tôn Quyên cầu hòa .

Trước lúc xuất quân, chợt có tin khẩn cấp từ doanh trại Xa kỵ tướng quân Trương Phi báo về, Lưu Bị thất kinh tái mặt, vội nói to rằng: “Hỏng rồi! Trương Dực Đức có chuyện rồi”.

Quả nhiên có tin Trương Phi đã bị sát hại, đêm trước ngày xuất quân ở Lãng Trung, Trương Phi bị bộ tướng Trương Đạt, Phạm Cương ám sát, thậm chí thủ cấp còn bị mang sang Đông Ngô để dâng công.

Trương Phi với Quan Vũ tuy tình cảm gắn bó như tay chân, hơn nữa có quan hệ thắm thiết hơn ba mươi năm, song cá tính không giống nhau. Trần Thọ, tác giả “Tam quốc chí” có nhận xét: “Quan Vũ khéo đối xử với sĩ tốt mà kiêu ngạo với sĩ đại phu, bởi thế với đồng sự và tướng lĩnh nước khác vẫn thường va chạm, thường vô ý đắc tội với người mà không tự biết. Trương Phi thì yêu thích con người quân tử mà không thương kẻ tiểu nhân, thường đòi hỏi rất nhiều ở thuộc hạ. Lưu Bị thường vẫn khuyên Trương Phi: “Khanh dùng hình phạt quá mức, hay tức giận mà đánh sĩ tốt, sau khi xử phạt vẫn để ở bên mình, ấy là rước lấy họa vậy”. Nói cách khách, Trương Phi là người bạo tợn, ngoài mặt có vẻ hung dữ mà trong thì mềm lòng, sau lúc giận lại tha thứ cho người, người ta có thể khắc ghi thù hận, mà ông ta thì không đề phòng, bởi thế Lưu Bị rất lo lắng cho sự an toàn của ông.

Sau khi Quan Vũ mất hơn một năm, Lưu Bị bận rộn việc nước, hàng ngày còn biết như thế, song Trương Phi ở Quan Trung tâm lý không ổn định, cá tính của ông ta lại càng bạo tợn, thường dùng bạo lực gây ra việc thù óan.

Sau khi Lưu Bị xưng đế, Trương Phi phái sứ giả dâng biểu tấu tỏ thái độ rất cứng rắn, nửa chỉ trích nửa hi vọng Lưu Bị hãy mau chóng báo thù cho Quan Vũ, chớ quên lời thề cũ năm nào mới khởi sự.

Lưu Bị rất bị kích động, bèn hạ lệnh Trương Phi từ Lãng Trung chuẩn bị mang hơn vạn binh mã, đến Giang Châu cùng hợp quan để cùng tiến đánh Đông Ngô, việc sắp xếp binh mã rất là bề bộn, song Trương Phi lòng như có lửa trong công việc lại yêu cầu quá mức. Trương Đạt và Phạm Cương bị bức đến chân tường, thế rồi ám sát Trương Phi, chạy theo Tôn Quyền. Trương Phi mất lúc năm mươi lăm tuổi. Trần Thọ nói:

“Quan Vũ với Trương Phi, hùng tráng lại uy mãnh, điều đáng gọi là vạn người khó địch, là hổ tướng ở đời khó thấy một lần. Quan Vũ năm xưa sau khi trả ơn Tào Tháo, mới rời khỏi trại Tào, không ngại khổ cực và nguy hiểm, tìm về với Lưu Bị. Trương Phi vì nghĩa mà thả Nghiêm Nhan, để trả giá cho cuộc chiến ở giá thấp nhất, chiếm được Ba Đông, việc làm và công tích của hai người đều đáng là bậc quốc sĩ. Đáng tiếc Quan Vũ cứng cỏi mà kiêu căng, Trương Phi quả quyết mà vô tư, đều là người có sở đỏan, dẫn đến họa sát thân, ấy là lẽ thường của số phận vậy”.

Được tin Trương Phi bị sát hại, Lưu Bị rất thương tâm, bèn trút cả tức bực lên đầu Tôn Quyền. Bởi thế không lo nghĩ đến những khó khăn về sắp xếp quân đội, sau khi Trương Phi từ trần vẫn cứ tập hợp hơn bốn vạn binh mã ở Giang Châu, chuẩn bị mau chóng xuất binh.

Thống sóai: Lưu Bị

Tổng tham mưu: Mã Lương, Hoàng Quyền, Trình Kỳ

Quân đoàn 1: Ngô Ban

Quân đoàn 2: Phùng Tập

Quân đoàn 3: Trương Nam

Quân đoàn dự bị: Triệu Vân

Sau khi đến Giang Châu, Lưu Bị lệnh cho Triệu Vân đóng quân ở đấy, lại lệnh cho Ngô Ban làm tiên phong, dẫn quân ra Tam Hiệp, vào đất Kinh Châu, tự mình dẫn đạo quân thứ hai và ba đi sau.

Việc sắp xếp lần này cơ hồ đều tập trung cả ở một mình Lưu Bị. Ông ta để Mã Siêu và Ngụy Diên ở lại giữ Hán Trung và Thục Bắc đề phòng quân Tào. Triệu Vân là người có kinh nghiệm phong phú, có nhiều công lao lại được xếp làm quân dự bị ở đại bản doanh, trụ giữ Giang Châu, một mặt để biểu thị thái độ của Lưu Bị đối với sự bất mãn của Triệu Vân, một mặt khác cũng dự phòng nhỡ ra quân Đông Ngô phản công lại thì Triệu Vân có thể ngăn chặn ở đó, giữ an toàn cho Thục Trung.

Bởi Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung đều đã mất, trong doanh trại của Lưu Bị, những tướng lĩnh có cấp bậc thống sóai có khả năng độc lập tác chiến không nhiều, Lưu Bị lấy danh nghĩa Hoàng đế, tự mình chỉ huy việc đông chinh đích xác đã có tinh thần bi kịch, có thể Lưu Bị cũng đã sớm thấy sự ra đi của mình.

Xem xét thanh thế rất lớn của quân Lưu Bị, lại thêm Lỗ Túc từ trần, những lão thần Đông Ngô có cùng quan niệm thân Thục cũng không ít, Tôn Quyền bèn phái Thái thú Nam Quận là Gia Cát Cẩn đến điều đình với Lưu Bị để giảm nguy cơ trước mắt. Gia Cát Cẩn biết Lưu Bị đang rất tức giận Tôn Quyền bèn lấy danh nghĩa của mình cho sứ giả đưa thư hòa giải với Lưu Bị, trong thư viết:

“Tôi nghe nói đại quân đã đến thành Bạch Đế, tin rằng là do không ít kẻ dưới đã cho rằng Ngô Vương xâm chiếm Kinh Châu, giết hại Quan Vũ, dẫn đến thù hận sâu sắc giữa hai bên, dứt khóat không thể hòa giải được. Thực ra người có cách nghĩ như vậy là dụng tâm ở chỗ nhỏ hẹp, chưa lưu ý ở chỗ lớn vậy, bởi thế tôi muốn được trao đổi với bệ hạ về chỗ nặng nhẹ và lớn bé của việc ấy. Xin bệ hạ tạm dẹp nỗi óan giận trong lòng, bình tĩnh nghe Gia Cát Cẩn tôi phân tích, tin rằng sẽ lập tức có thể rút ra được kết luận, chẳng cần phải hỏi han những kẻ dưới vốn chỉ có tầm nhìn hạn hẹp.

Bệ hạ nhận định Quan Vũ và Hán Hiến đế ai nặng hơn ai? Kinh Châu và thiên hạ đâu là chỗ nặng nhẹ? Giải quyết mối thù hận này phải như thế nào? Tin rằng chỉ cần ngài để ý tính tóan một chút, căn nhắc nặng nhẹ, sẽ có hành động đúng”.

Lá thư này của Gia Cát Cẩn là muốn Lưu Bị lấy thù nước làm trọng, thù riêng là nhỏ, tiếp tục hợp tác với Đông Ngô để chống lại quân Tào. Về trọng điểm và phạm vi, điều không vượt qua những lòi khuyên của Triệu Vân trước đó, đối với Lưu Bị đang nóng lòng phục thù, tự nhiên chẳng thể lọt tai.

Sau khi Lỗ Túc mất, người vẫn có quan hệ với Lưu Bị, chỉ còn lại Gia Cát Cẩn, bởi thế đây là cơ hội cuối cùng để điều đình giữa Thục Hán và Đông Ngô, bạn đồng minh với nhau trong trận Xích Bích cuối cùng lại đổi bạn thành thù tiến hành chiến tranh với nhau.

Tại thời khắc quan hệ hai nước căng thẳng, việc Gia Cát Cẩn lấy danh nghĩa cá nhân viết thư cho Lưu Bị, lập tức dẫn đến sự hiểu lầm của người ta, có người đã lấy việc đó mà ngầm mật báo với Tôn Quyền, cho rằng Gia Cát Cẩn có bụng khác, nếu để ông ta trấn thủ ở Nam Quận sẽ là mối nguy cho sự an toàn của tiền tuyến, chủ trương lập tức điều động đi chỗ khác.

Tôn Quyền lại cười mà rằng: “Ta với Gia Cát Cẩn đã có lời thề sinh tử chẳng đổi dời, nếu ông ta không phản lại ta, thì ta cũng không thể vứt bỏ ông ta được!”.

Song những kẻ dưới của Tôn Quyền, lại lấy việc Gia Cát Lượng đã làm tể tướng Thục Hán, nắm giữ quyền bính, việc này thay đổi Gia Cát Cẩn khó tránh khỏi cách nghĩ khác, bởi thế thảo luận rùm beng, thành ra chuyện nghiêm trọng.

Lục Tốn đang giữ Di Lăng, lo lắng những lời lẽ vu vơ đó sẽ ảnh hưởng tinh thần binh sĩ ở tiền tuyến, bèn công khai dâng biểu về việc Gia Cát Cẩn yêqcầu Tôn Quyền làm rõ, Tôn Quyền phải bộc bạch rằng:

“Tử Du (Gia Cát Cẩn) với ta cùng làm việc đã nhiều năm, tình như cốt nhục, nghĩ rằng cũng chẳng cần phải kể ra. Tử Du với người ta, cẩn thận chú ý, chẳng phải việc đạo lý thì chẳng làm, chẳng phải việc nghĩa thì chẳng nói. Năm xưa Lưu Huyền Đức từng phái Gia Cát Khổng Minh đến Đông Ngô, ta cũng nói với Tử Du: “Khanh với Khổng Minh là anh em ruột, em đi theo anh, về nghĩa lý mà nói cũng là đương nhiên, sao không nhân cơ hội này mà giữ Khổng Minh lại, nếu như Khổng Minh tự nguyện ở lại đây, ta sẽ tự mình viết thư cho Lưu Huyền Đức, tin rằng ông ta sẽ chiều theo ý Khổng Minh mà không giữ nữa”.

Song Tử Du lại nói với ta: “Em trai thần đã gửi thân ở Lưu Bị, quan hệ chủ tớ đã định, thần tin rằng nó nhất định sẽ không hai lòng. Gia Cát Lượng không ở lại Đông Ngô, cũng giống như thần dứt khóat chẳng thể theo với Lưu Bị”.

Ta tin rằng ông ta đã nói rất chân thành, có quỷ thần chứng giám, nay làm sao lại nghĩ khác mà theo về với Lưu Bị?

Lá thư tố cáo của những kẻ rỗi hơi, ta đã đưa cho Tử Du xem, đã cùng hủy đi, ta với Tử Du đã rằng tình nghĩa thắm thiết, chẳng có những lời phỉ báng nào ảnh hưởng được. Tướng quân Lục Tốn đã có thư đề nghị, ta cũng phân giải rõ để các tướng sĩ ở tiền tuyến được yên tâm, rằng ta không bao giờ nghĩ khác về Tử Du.

Sau khi lá thư này được công bố, tình hình quân sự ở tiền tuyến của Đông Ngô cũng ổn định hơn.

Bởi Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung đều mất đi cả, trong doanh trại của Lưu Bị, những tướng lĩnh thống sóai có năng lực độc lập tác chiến không nhiều, Lưu Bị lấy danh nghĩa Hoàng đế tự mình chỉ huy việc đông chinh, đích xác là có tinh thần bi kịch ở đấy, có thể Lưu Bị đã sớm thấy sự ra đi của mình.

1. Tào Tháo từ trần, đại cục đột biến

Sau khi Quan Vũ và Lã Mông nối nhau từ trần, Tôn Quyền phái Lục Tốn làm Trấn tây tướng quân đóng đồn ở Di Lăng, giữ cửa khẩu Tam Hiệp, khiến lực lượng của Lưu Bị không phát triển sang phía đông. Từ đấy phạm vi thế lực của ba nước cũng cố định lại.

Cuối năm Kiến An thứ 24, Tào Tháo dâng biểu phong Tôn Quyền làm Phiêu kỵ tướng quân, Ích Châu mục và Nam Xương hầu, Tôn Quyền cũng phái Hiệu uý Lương Ngụ đưa đồ cống lễ, dâng thư xung thần với Tào Tháo. Trong thư Tôn Quyền ngầm bày tỏ với Tào Tháo rằng thuận theo mệnh trời nên tiếm ngôi nhà Hán.

Tào Tháo trái lại nói với những đại thần xung quanh rằng: “Người bạn nhỏ này đang xui ta ngồi vào lò lửa đây!”.

Thị trung Trần Quần lại đề nghị rằng: “Phúc nhà Hán đã hết, chẳng phải bây giờ mới thấy! Điện hạ công đức cao ngất, là gương để muôn người nhìn vào, nên Tôn Quyền ở nơi xa cũng phải nhận làm bề tôi, đấy là điềm tốt lành ứng hiện vậy! Điện hạ nên nhận lấy địa vị lớn, chẳng cần nghi ngại gì nữa”.

Tào Tháo cười mà rằng: “Nếu như thực có thiên mệnh, ứng cho lời nói của ta, ta muốn được làm như Chu Văn Vương”, (ý tứ là cũng giống như Chu Văn Vương, bởi con trai là Chu Vũ Vương đánh bại được vua Trụ, làm chủ cả thiên hạ mà cha được truy tôn).

Thực ra đến năm đó Tào Tháo vất vả quá độ, sức khoẻ rất sút kém lại thêm chứng thiên đầu thống ngày mỗi thêm nghiêm trọng, tự biết ở lại nhân thế chẳng được lâu, bởi thế không có hứng thú kiến lập quốc gia mới. Quả nhiên năm sau, cũng là năm Kiến An thứ 25, vào tháng Giêng, Tào Tháo bệnh cũ tái phát, không kịp trở về Nghiệp Thành, từ trần giữa doanh trại ở Lạc Dương, thọ saeu mươi sáu tuổi. Con trai là Tào Phi, kế nhiệm làm Ngụy Vương.

Lưu Bị ở Thành Đô, lúc đầu nhận được tin tức Quan Vũ luôn giành thắng lợi, tự nhiên rất vui mừng. Gia Cát Lượng đã nhắc nhở Lưu Bị phải chú ý hậu phương của Quan Vũ, Lưu Bị bèn phái sứ giả truyền lệnh cho Mạnh Đạt và Lưu Phong đóng đồn ở Thượng Dong, yêu cầu họ luôn chú ý tình hình của Kinh Châu, để có chi viện cần thiết.

Song khi Lã Mông đánh lén Giang Lăng, Lục Tốn cũng đồng thời chiếm được Tỉ Quy, phong tỏa cửa khẩu Tam Hiệp, khiến tin tức giữa Kinh Châu với Lưu Bị đứt đoạn.

Bởi chờ đợi tin tức từ Thượng Dong, Lưu Bị tuy tích cực chuẩn bị đông chinh, song nghĩ rằng nếu có tình huống khẩn cấp thì Mạnh Đạt và Lưu Phong ắt sẽ sớm chi viện, hơn nữa lại dựa vào những tin tức đã có được, bởi thế mà chưa có chú ý đặc biệt.

Đợi đến khi Giang Lăng bị mất, Quan Vũ, Quan Bình và Đô đốc Triệu Vỹ bị hại, sau khi tin tức truyền đến Thành Đô, tất cả đều đã muộn. Lưu Bị vừa giận dữ vừa đau xót ngã lăn tại chỗ, Gia Cát Lượng phải cố khuyên nhủ, tình hình mới tạm yên ổn. Bởi ông ta biết Quan Vũ từng cầu cứu Mạnh Đạt không được, giận muốn nghiền nhỏ, lập tức hạ lệnh triệu hồi Lưu Phong và Mạnh Đạt, Gia Cát Lượng khuyên ông ta chớ thúc giục quá để đề phòng có biến.

Quả nhiên không lâu đã nhận được thư từ chức của Mạnh Đạt, nói rõ ông ta thường bị Lưu Phong xem thường, về căn bản mà nói chẳng thể chỉ huy được quân đội, lại thêm sợ rằng không giúp đỡ được Quan Vũ sẽ bị Lưu Bị bắt tội, nên phải đầu hàng quân Tào.

Tào Phi vui mừng tiếp đón Mạnh Đạt, lại phong ông ta làm Thái thú ở Tân Thành để làm quân tiên phong tấn công Ích Châu. Tiếp đó lại lệnh cho hữu tướng quân Từ Hoảng, cùng với Mạnh Đạt phản công Lưu Phong. Lúc đó Thái thú Thượng Dong là Thân Đam đã đầu hàng, Lưu Phong tuy đã phản kích, cuối cùng thân đơn thế cô, lại thêm kinh nghiệm không bằng Từ Hoảng, bị đánh đại bại, chỉ biết vứt bỏ lại Thượng Dong chạy về Thành Đô xưng tội.

Lưu Bị tuy giận Lưu Phong chưa giúp đỡ được Quan Vũ song với tình cảm là cha nuôi không nỡ xử phạt nặng. Gia Cát Lượng lại cho rằng thái tử Lưu Thiện cá tính hòa thuận, Lưu Phong thì tính tình mạnh bạo, kiêu sa hung hãn, về danh nghĩa lại là anh Lưu Thiện sợ sau này khi kế thừa sẽ thành ra nguy cơ, bởi thế ra sức khuyên Lưu Bị nhân cơ hội này mà trừ bỏ đi, Lưu Bị lệnh cho Lưu Phong được nhận cái chết bằng cách tự xử.

Ở giai đoạn này, Tôn Quyền và Tào Phi có quan hệ thắm thiết, khiến Lưu Bị ở phía bắc và đông đều bị uy hiếp. Lưu Bị tuy vội vàng muốn báo thù cho Quan Vũ song lại lo cho toàn đại cục, sợ phương bắc có biến nên không dám xem thường.

2. Tào Phi thóai vị, nhà Hán cáo chung.

Quả nhiên tháng 10 năm Kiến An thứ 25, truyền lan tin tức không may, do sự bức bách của Tào Phi, Hán Hiến đế nhường ngôi cho Ngụy, cải đổi làm Sơn Dương Công. Tào Phi chính thức phế bỏ vương triều nhà Hán, chiếm lấy ngôi Hoàng Đế, gọi là Ngụy Văn đế, lại truy tôn Tào Tháo là Ngụy Vũ đế.

Tào Phi tên chữ là Tử Hoàn, là con thứ của Tào Tháo, bởi con cả là Tào Ngang bị chết trong trận chinh phạt Trương Tú, bèn lấy Tào Phi làm người kế thừa, năm Kiến An thứ 16, làm Trung lang tướng, phó thừa tướng, năm Kiến An thứ 22, Tào Tháo tự lập làm Ngụy Vương, lại lấy Tào Phi làm Thái tử. Sau khi Tào Tháo từ trần, Tào Phi kế vị làm Thừa tướng, Ngụy Vương, lại đổi năm Kiến An thứ 25 làm năm Diên Khang thứ nhất.

Tào Phi cá tính thâm trầm, có văn phong đôn hậu, từ nhỏ đã sớm chín chắn, khi lớn lên Tào Tháo thường cho đi kèm, bởi thế mà được giáo dục thành ra có văn võ toàn tài.

Sách “Ngụy thư” có chép “Tào Phi năm lên tám tuổi đã có tài văn chương, hiểu rộng các kinh truyện cổ kim của Bách gia chư tử, giỏi cưỡi ngựa bắn cung, khéo múa kiếm”, nghiễm nhiên là một kỳ đồng thiên tài.

Song Tào Phi vốn mài miệt với từng trang sách văn chương, có thể nói ông ta do khổ học mà thành tài, Tào Tháo đối với Tào Phi có nhu cầu rất lớn, khi năm tuổi đã luyện tập cung tên, sáu tuổi đã luyện tập cưỡi ngựa, lại được huấn luyện kiếm thuật nghiêm chỉnh. Được rèn luyện nghiêm chỉnh về văn chương và võ thuật, khiến Tào Phi có được sự tự tin khá lớn.

Tào Phi sau khi nắm quyền, vẫn quan tâm đến văn chương đương thời, lấy lễ mà đối đãi với các phần tử tri thức, hiển nhiên còn vượt quá Tào Tháo về võ công. Cuốn Điển luận do ông ta viết, có giá trị cao trong giới phê bình văn học lúc đó, hơn nữa trong những thư từ gửi cho Ngô Chất đối với văn phong của Kiến An tài tử, được đánh giá cao. Lấy văn chương phục vụ cho sự nghiệp kiến quốc, Tào Phi là một người lãnh đạo tối cao, được giới văn học đương đại xem trọng.

Tháng 2 năm Kiến Khang nguyên niên, Tào Phi lấy danh nghĩa Ngụy Vương, lệnh cho đại phu Giả Hủ làm Thái úy, đại phu Hoa Hâm làm Tướng quốc, đại lý Vương Lãng làm quan Ngự sử, lập ra ban bệ của mình.

Tháng 4, đại tướng Hạ Hầu Đôn từ trần, quyền chỉ huy quân đội của Tào Phi lại càng tăng thêm.

Tháng 7, Tôn Quyền cho sứ đến tiến công, tướng Thục là Mạnh Đạt cũng dẫn quân đến hàng, thanh thế của Tào Phi tăng lên rất cao, chính quyền mới mau chóng ổn định lại.

Tháng 10, Hán Hiến đế thấy đại thế đã mất, bị các quần thần gây sức ép mạnh, cuối cùng phải tế cáo ở miếu Hán Cao tổ, lệnh cho Ngự sử đại phu Trương m bưng ấn thụ trao cho Tào Phi.

“Nay truyền ngôi cho Nguỵ Vương, cũng như ngày xưa Nghiêu đế truyền ngôi cho Thuấn đế, Thuấn nhường cho Vũ, thiên mệnh vô thường, duy theo về người có đức. Đạo nhà Hán đã hết, mất cả trật tự, khiến thiên hạ đại loạn cả, vũ trụ cũng phải điên đảo… Nay thuận theo đại lễ báo cùng vạn quốc, để thuận theo thiên mệnh”.

Lại thiết đàn ở Phần Dương, cử hành lễ nhường ngôi, đổi năm Diên Khang thành năm Hoàng Sơ thứ nhất.

Theo cuốn “Ngụy thị xuân thu” có chép, Tào Phi lúc làm lễ xong ngỏanh đầu nói với đại thần rằng: “Đến hôm nay ta mới biết được câu chuyện Thuấn nhường ngôi cho Vũ như thế nào”.

Khi Tào Tháo mất hồi đầu năm, do việc đột nhiên xảy ra, nước Ngụy từng rơi vào nguy cơ nghiêm trọng, thậm chí có người đề nghị thi hành quân quản; song Tào Phi không muốn thế, chỉ trong khoảng nửa năm, Tào Phi không những ổn định được đại quyền, lại chiếm được ngôi vua của nhà Hán, khá thấy năng lực của Tào Phi, chẳng hề thua kém Tào Tháo, Trần Thọ trong Tam quốc chí có bình luận rằng: “Tào Phi có thiên tư văn chương, hạ bút thành thơ, hiểu biết rộng rãi, tài nghệ gồm đủ, nếu như lại có phong độ khoáng đạt, chân thành khích lệ, có chí xa xôi, trau dồi tâm đức, thì có kém gì những vua hiền ngày xưa”.

3. Lưu Bị xưng làm hoàng đế, Thục Hán dựng xây chính quyền.

Tào Phi thóai vị nhà Hán, lại thêm những lời đồn đại Hán hiến đế bị hại, tin đó đối với Lưu Bị và Gia Cát Lượng không kém khi nghe tin Quan Vũ bị hại, Kinh Châu thất thủ, bởi thế việc báo thù Đông Ngô tạm gác một bên.

Vốn là hậu duệ nhà Hán lại xưng là Hán Trung Vương, tự nhiên đối với việc quốc gia đại sự này ắt phải có lập trường. Đầu tiên Lưu Bị thông báo với thiên hạ, lệnh cho văn võ bá quan nước Thục đều để tang, lại làm lễ tưởng niệm Hán Hiến đế, đặt tên thụy là Hiến Mẫn hoàng đế, các quần thần ở Ích Châu đều khuyên Lưu Bị kế nghiệp nhà Hán lên ngôi hoàng đế.

Lưu Bị do dự chưa quyết, lại nghe nói cho sứ dâng biểu xưng thần vói Tào Phi, Tào Phi đã tấn phong Tôn Quyền làm Ngô Vương, không khỏi giận dữ, muốn cử binh đánh Đông Ngô. Gia Cát Lượng bèn dẫn câu chuyện Quang Vũ đế, nói với Lưu Bị: “Đời Đông Hán khi xưa, Cảng Yển từng khuyên Quang Vũ đế lên ngôi hoàng đế. Thế tổ trước sau khiêm nhường bốn lần, Cảnh Thuần phải nói rằng anh hùng trong thiên hạ theo ngài vào sinh ra tử, nên đều làm theo hi vọng nếu nay không thuận theo, họ sẽ tan tác đi cả, không nghe lời ngài nữa. Thế tổ cảm thấy lời nói chân thành bèn làm theo. Nay Tào Phi cướp ngôi, thiên hạ vô chủ, đại vương lại là hậu duệ nhà Hán, càng phải kế tục dựng nghiệp, hiện tại lên ngôi hoàng đế, chính là hợp thời, các sĩ đại phu theo đại vương chinh chiến lâu năm, cũng mong được một chút công lao, giông như Cảnh Thuần nói với Thế tổ vậy”.

Lưu Bị không biết nói sao, cũng không từ chối nữa.

Sau năm Tào Phi xưng đế, Lưu Bị lên ngôi Hoàng đế ở phía nam núi Vũ Đương thuộc Thành Đô, vẫn lấy quốc hiệu là Hán, “Quỹ đạo của Hán Cao tổ lại hưng thịnh ở Hán Trung”. Lịch sử gọi là nhà Thục Hán.

Lại đổi là năm Chương Vũ, lấy Gia Cát Lượng làm Thừa tướng, Hứa Tĩnh làm Tư Đồ; Trương Phi được phong làm Xa kỵ tướng quân, chức Tư lệ hiệu uý, Mã Siêu làm Kiêu kỵ tướng quân, chức Lương Châu mục. Lại lập Vương hậu Ngô thị (em gái Ngô Ý) làm hoàng hậu, Lưu Thiện làm Hoàng thái tử. Lại lập con gái của Trương Phi làm Thái thử phù. Lại lập các con Lưu Vĩnh làm Lỗ Vương, Lưu Lý làm Lương Vương.

Lúc này, Trương Phi vẫn nghĩ đến chuyện Quan Vũ, không nhẫn nại được nữa, ông ta từ Lãng Trung gửi thư cho Lưu Bị bày tỏ mối thù của Quan Vũ còn chưa trả được, dẫu phú phú chẳng mảy may ý nghĩa, lại biểu thị nguyện vọng tự mình đông chinh đánh Tôn Quyền.

Lưu Bị bèn hạ lệnh Trương Phi từ Hán Trung dẫn hàng vạn quân đến Giang Châu, đợi ông ta sẽ ngự giá thân chinh cùng thảo phạt Đông Ngô.

Gia Cát Lượng trong lòng có trăm mối tơ vò, song ông ta hiểu rõ cá tính Lưu Bị, có hết sức khuyên can cũng vô tác dụng, bởi thế mà đau đầu không thôi.

Trái lại tướng quân Triệu Vân lại hay nói thẳng, trong lúc các đại thần đều không dám can gián, là người đã cùng với Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi có mấy chục năm thân thiết, hơn nữa lại chịu hi sinh cá nhân, lão tướng Triệu Vân đành đứng ra làm người can gián sau cùng: “Quốc tặc là Tào Tháo, không phải là Tôn Quyền, nếu như đã diệt được Tào Tháo, Tôn Quyền sẽ tự nhiên khuất phục. Trước mắt Tào Tháo tuy đã chết, Tào Phi thóai vị, nhân tâm thiên hạ không phục, nếu chúng ta nhân cơ hội này, tiến công Quan Trung, chiếm cứ Hoàng Hà và thượng du Vị Thủy, lại thảo phạt nghịch tặc thì ở vùng Quan Đông, những kẻ sĩ trung thành với nhà Hán ắt sẽ phản lại họ Tào, xách cơm dắt ngựa đến đón chúng ta.

Nếu quên lãng việc đánh Ngụy, lại mang quân đánh Ngô vốn là bạn đồng minh, là rất bất lợi, huống chi chiến trận đã nổ ra, chẳng dễ thu lại, tuyệt đối chẳng phải kế sách mà kẻ sáng suốt vận dụng!”.

Lưu Bị cho rằng Triệu Vân không hiểu mình, rất không vừa lòng, song Triệu Vân là bạn cũ, có chiến tích lớn, Lưu Bị tuy giận mà không nỡ trách cứ, huống chi lời nói của Triệu Vân lại khá có lý.

Học sĩ Ích Châu là Tần Mật cũng can gián thêm, dùng thiên văn để khuyên Lưu Bị chớ vội chinh phạt Đông Ngô, Lưu Bị nghe nói giận lắm, cho rằng Tần Mật nhiễu loạn quân tâm, bèn cho tống giam trị tội. May mà Gia Cát Lượng sau đó cố gắng khuyên can, xin cho Tần Mật nên mới được tha tội. Từ đấy chẳng có ai có biểu hiện phản đối nữa. Lưu Bị lệnh cho Gia Cát Lượng giúp thái tử trấn giữ Thành Đô, tự mình chọn ngày tốt dẫn quân chinh phạt Đông Ngô.

4. Trương Phi bị hại, Tôn Quyên cầu hòa .

Trước lúc xuất quân, chợt có tin khẩn cấp từ doanh trại Xa kỵ tướng quân Trương Phi báo về, Lưu Bị thất kinh tái mặt, vội nói to rằng: “Hỏng rồi! Trương Dực Đức có chuyện rồi”.

Quả nhiên có tin Trương Phi đã bị sát hại, đêm trước ngày xuất quân ở Lãng Trung, Trương Phi bị bộ tướng Trương Đạt, Phạm Cương ám sát, thậm chí thủ cấp còn bị mang sang Đông Ngô để dâng công.

Trương Phi với Quan Vũ tuy tình cảm gắn bó như tay chân, hơn nữa có quan hệ thắm thiết hơn ba mươi năm, song cá tính không giống nhau. Trần Thọ, tác giả “Tam quốc chí” có nhận xét: “Quan Vũ khéo đối xử với sĩ tốt mà kiêu ngạo với sĩ đại phu, bởi thế với đồng sự và tướng lĩnh nước khác vẫn thường va chạm, thường vô ý đắc tội với người mà không tự biết. Trương Phi thì yêu thích con người quân tử mà không thương kẻ tiểu nhân, thường đòi hỏi rất nhiều ở thuộc hạ. Lưu Bị thường vẫn khuyên Trương Phi: “Khanh dùng hình phạt quá mức, hay tức giận mà đánh sĩ tốt, sau khi xử phạt vẫn để ở bên mình, ấy là rước lấy họa vậy”. Nói cách khách, Trương Phi là người bạo tợn, ngoài mặt có vẻ hung dữ mà trong thì mềm lòng, sau lúc giận lại tha thứ cho người, người ta có thể khắc ghi thù hận, mà ông ta thì không đề phòng, bởi thế Lưu Bị rất lo lắng cho sự an toàn của ông.

Sau khi Quan Vũ mất hơn một năm, Lưu Bị bận rộn việc nước, hàng ngày còn biết như thế, song Trương Phi ở Quan Trung tâm lý không ổn định, cá tính của ông ta lại càng bạo tợn, thường dùng bạo lực gây ra việc thù óan.

Sau khi Lưu Bị xưng đế, Trương Phi phái sứ giả dâng biểu tấu tỏ thái độ rất cứng rắn, nửa chỉ trích nửa hi vọng Lưu Bị hãy mau chóng báo thù cho Quan Vũ, chớ quên lời thề cũ năm nào mới khởi sự.

Lưu Bị rất bị kích động, bèn hạ lệnh Trương Phi từ Lãng Trung chuẩn bị mang hơn vạn binh mã, đến Giang Châu cùng hợp quan để cùng tiến đánh Đông Ngô, việc sắp xếp binh mã rất là bề bộn, song Trương Phi lòng như có lửa trong công việc lại yêu cầu quá mức. Trương Đạt và Phạm Cương bị bức đến chân tường, thế rồi ám sát Trương Phi, chạy theo Tôn Quyền. Trương Phi mất lúc năm mươi lăm tuổi. Trần Thọ nói:

“Quan Vũ với Trương Phi, hùng tráng lại uy mãnh, điều đáng gọi là vạn người khó địch, là hổ tướng ở đời khó thấy một lần. Quan Vũ năm xưa sau khi trả ơn Tào Tháo, mới rời khỏi trại Tào, không ngại khổ cực và nguy hiểm, tìm về với Lưu Bị. Trương Phi vì nghĩa mà thả Nghiêm Nhan, để trả giá cho cuộc chiến ở giá thấp nhất, chiếm được Ba Đông, việc làm và công tích của hai người đều đáng là bậc quốc sĩ. Đáng tiếc Quan Vũ cứng cỏi mà kiêu căng, Trương Phi quả quyết mà vô tư, đều là người có sở đỏan, dẫn đến họa sát thân, ấy là lẽ thường của số phận vậy”.

Được tin Trương Phi bị sát hại, Lưu Bị rất thương tâm, bèn trút cả tức bực lên đầu Tôn Quyền. Bởi thế không lo nghĩ đến những khó khăn về sắp xếp quân đội, sau khi Trương Phi từ trần vẫn cứ tập hợp hơn bốn vạn binh mã ở Giang Châu, chuẩn bị mau chóng xuất binh.

Thống sóai: Lưu Bị

Tổng tham mưu: Mã Lương, Hoàng Quyền, Trình Kỳ

Quân đoàn 1: Ngô Ban

Quân đoàn 2: Phùng Tập

Quân đoàn 3: Trương Nam

Quân đoàn dự bị: Triệu Vân

Sau khi đến Giang Châu, Lưu Bị lệnh cho Triệu Vân đóng quân ở đấy, lại lệnh cho Ngô Ban làm tiên phong, dẫn quân ra Tam Hiệp, vào đất Kinh Châu, tự mình dẫn đạo quân thứ hai và ba đi sau.

Việc sắp xếp lần này cơ hồ đều tập trung cả ở một mình Lưu Bị. Ông ta để Mã Siêu và Ngụy Diên ở lại giữ Hán Trung và Thục Bắc đề phòng quân Tào. Triệu Vân là người có kinh nghiệm phong phú, có nhiều công lao lại được xếp làm quân dự bị ở đại bản doanh, trụ giữ Giang Châu, một mặt để biểu thị thái độ của Lưu Bị đối với sự bất mãn của Triệu Vân, một mặt khác cũng dự phòng nhỡ ra quân Đông Ngô phản công lại thì Triệu Vân có thể ngăn chặn ở đó, giữ an toàn cho Thục Trung.

Bởi Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung đều đã mất, trong doanh trại của Lưu Bị, những tướng lĩnh có cấp bậc thống sóai có khả năng độc lập tác chiến không nhiều, Lưu Bị lấy danh nghĩa Hoàng đế, tự mình chỉ huy việc đông chinh đích xác đã có tinh thần bi kịch, có thể Lưu Bị cũng đã sớm thấy sự ra đi của mình.

Xem xét thanh thế rất lớn của quân Lưu Bị, lại thêm Lỗ Túc từ trần, những lão thần Đông Ngô có cùng quan niệm thân Thục cũng không ít, Tôn Quyền bèn phái Thái thú Nam Quận là Gia Cát Cẩn đến điều đình với Lưu Bị để giảm nguy cơ trước mắt. Gia Cát Cẩn biết Lưu Bị đang rất tức giận Tôn Quyền bèn lấy danh nghĩa của mình cho sứ giả đưa thư hòa giải với Lưu Bị, trong thư viết:

“Tôi nghe nói đại quân đã đến thành Bạch Đế, tin rằng là do không ít kẻ dưới đã cho rằng Ngô Vương xâm chiếm Kinh Châu, giết hại Quan Vũ, dẫn đến thù hận sâu sắc giữa hai bên, dứt khóat không thể hòa giải được. Thực ra người có cách nghĩ như vậy là dụng tâm ở chỗ nhỏ hẹp, chưa lưu ý ở chỗ lớn vậy, bởi thế tôi muốn được trao đổi với bệ hạ về chỗ nặng nhẹ và lớn bé của việc ấy. Xin bệ hạ tạm dẹp nỗi óan giận trong lòng, bình tĩnh nghe Gia Cát Cẩn tôi phân tích, tin rằng sẽ lập tức có thể rút ra được kết luận, chẳng cần phải hỏi han những kẻ dưới vốn chỉ có tầm nhìn hạn hẹp.

Bệ hạ nhận định Quan Vũ và Hán Hiến đế ai nặng hơn ai? Kinh Châu và thiên hạ đâu là chỗ nặng nhẹ? Giải quyết mối thù hận này phải như thế nào? Tin rằng chỉ cần ngài để ý tính tóan một chút, căn nhắc nặng nhẹ, sẽ có hành động đúng”.

Lá thư này của Gia Cát Cẩn là muốn Lưu Bị lấy thù nước làm trọng, thù riêng là nhỏ, tiếp tục hợp tác với Đông Ngô để chống lại quân Tào. Về trọng điểm và phạm vi, điều không vượt qua những lòi khuyên của Triệu Vân trước đó, đối với Lưu Bị đang nóng lòng phục thù, tự nhiên chẳng thể lọt tai.

Sau khi Lỗ Túc mất, người vẫn có quan hệ với Lưu Bị, chỉ còn lại Gia Cát Cẩn, bởi thế đây là cơ hội cuối cùng để điều đình giữa Thục Hán và Đông Ngô, bạn đồng minh với nhau trong trận Xích Bích cuối cùng lại đổi bạn thành thù tiến hành chiến tranh với nhau.

Tại thời khắc quan hệ hai nước căng thẳng, việc Gia Cát Cẩn lấy danh nghĩa cá nhân viết thư cho Lưu Bị, lập tức dẫn đến sự hiểu lầm của người ta, có người đã lấy việc đó mà ngầm mật báo với Tôn Quyền, cho rằng Gia Cát Cẩn có bụng khác, nếu để ông ta trấn thủ ở Nam Quận sẽ là mối nguy cho sự an toàn của tiền tuyến, chủ trương lập tức điều động đi chỗ khác.

Tôn Quyền lại cười mà rằng: “Ta với Gia Cát Cẩn đã có lời thề sinh tử chẳng đổi dời, nếu ông ta không phản lại ta, thì ta cũng không thể vứt bỏ ông ta được!”.

Song những kẻ dưới của Tôn Quyền, lại lấy việc Gia Cát Lượng đã làm tể tướng Thục Hán, nắm giữ quyền bính, việc này thay đổi Gia Cát Cẩn khó tránh khỏi cách nghĩ khác, bởi thế thảo luận rùm beng, thành ra chuyện nghiêm trọng.

Lục Tốn đang giữ Di Lăng, lo lắng những lời lẽ vu vơ đó sẽ ảnh hưởng tinh thần binh sĩ ở tiền tuyến, bèn công khai dâng biểu về việc Gia Cát Cẩn yêqcầu Tôn Quyền làm rõ, Tôn Quyền phải bộc bạch rằng:

“Tử Du (Gia Cát Cẩn) với ta cùng làm việc đã nhiều năm, tình như cốt nhục, nghĩ rằng cũng chẳng cần phải kể ra. Tử Du với người ta, cẩn thận chú ý, chẳng phải việc đạo lý thì chẳng làm, chẳng phải việc nghĩa thì chẳng nói. Năm xưa Lưu Huyền Đức từng phái Gia Cát Khổng Minh đến Đông Ngô, ta cũng nói với Tử Du: “Khanh với Khổng Minh là anh em ruột, em đi theo anh, về nghĩa lý mà nói cũng là đương nhiên, sao không nhân cơ hội này mà giữ Khổng Minh lại, nếu như Khổng Minh tự nguyện ở lại đây, ta sẽ tự mình viết thư cho Lưu Huyền Đức, tin rằng ông ta sẽ chiều theo ý Khổng Minh mà không giữ nữa”.

Song Tử Du lại nói với ta: “Em trai thần đã gửi thân ở Lưu Bị, quan hệ chủ tớ đã định, thần tin rằng nó nhất định sẽ không hai lòng. Gia Cát Lượng không ở lại Đông Ngô, cũng giống như thần dứt khóat chẳng thể theo với Lưu Bị”.

Ta tin rằng ông ta đã nói rất chân thành, có quỷ thần chứng giám, nay làm sao lại nghĩ khác mà theo về với Lưu Bị?

Lá thư tố cáo của những kẻ rỗi hơi, ta đã đưa cho Tử Du xem, đã cùng hủy đi, ta với Tử Du đã rằng tình nghĩa thắm thiết, chẳng có những lời phỉ báng nào ảnh hưởng được. Tướng quân Lục Tốn đã có thư đề nghị, ta cũng phân giải rõ để các tướng sĩ ở tiền tuyến được yên tâm, rằng ta không bao giờ nghĩ khác về Tử Du.

Sau khi lá thư này được công bố, tình hình quân sự ở tiền tuyến của Đông Ngô cũng ổn định hơn.

Chọn tập
Bình luận
1440
× sticky