Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 8 – Chương 29 – Phần 1

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

Sau khi Gia Cát Lượng được ủy thác làm nhân vật chính của Thục Hán, đối với bất kỳ ai cũng đều dụng tâm bồi dưỡng nhân tài, hơn nữa những người kế nhiệm của ông, biểu hiện ở thời kỳ Hậu Tam quốc cũng đáng được gọi là những người ưu tú.

Gia Cát Lượng mất vào năm Thành Long thứ 2 đời Ngụy Minh đế, cũng tức là năm Kiến Hưng thứ 12 nhà Thục Hán (năm 230 sau Công Nguyên) nhà Thục Hán mất vào năm Cảnh Nguyên thứ 4 đời Ngụy Nguyên đế, cũng tức là Viêm Hưng thứ 1 nhà Thục Hán (năm 263 sau Công Nguyên). Tức là sau khi Gia Cát Lượng mất nhà Thục Hán vẫn kéo dài hai mươi chín năm nữa mới mất nước, so với hai mươi bảy năm Gia Cát Lượng dời khỏi Long Trung đến khi mất ở gò Ngũ Trượng, vẫn hơn ra hai năm, khá thấy nhà Thục Hán mất nước dứt khóat chẳng phải là trách nhiệm của Gia Cát Lượng vậy.

Độc giả thấy Gia Cát Lượng tận tụy hết mình, thường nghĩ đã xem nhẹ bồi dưỡng nhân tài, cho nên sau khi ông ta mất, người kế nhiệm thiếu thực lực, mới dẫn đến chỗ sớm bị diệt vong, bởi thế mà hoài nghi năng lực về chính trị và quân sự của Gia Cát Lượng. Thực ra như vậy là rất không công bằng.

Nước Thục vốn thực lực rất yếu, diện tích khá nhỏ, nhân tài tự nhiên cũng rất ít. Song sau khi Gia Cát Lượng được ủy thác làm nhân vật chính của Thục Hán, đối với ai đều có dụng tâm bồi dưỡng nhân tài, hơn nữa những người kế nhiệm của ông, biểu hiện ở những người ưu tú.

Bút giả viết riêng chương này, để độc giả đối với tình hình Gia Cát Lượng mất đi, đại cục của Thục Hán được những người kế nhiệm chèo chống ra sao, có thể hiểu được rõ hơn.

* Tưởng Uyển

Người thứ nhất cần giới thiệu là Tưởng Uyển kế thừa việc điều hành việc quốc gia mà Gia Cát Lượng đã di ngôn lại.

Tưởng Uyển tên chữ là Công Diễm, người Kinh Châu, thời trẻ nhờ tài học mà nổi tiếng ở quê hương. Sau này làm một chức quan nhỏ ở châu, theo Tiên chủ Lưu Bị vào Thục, được bổ nhiệm làm Huyện trưởng Quảng Đô, có một lần Lưu Bị đến thị sát ở Quảng Đô, lại phát hiện ra Tưởng Uyển làm việc luộm thuộm, lại thường uống rượu say, nên rất bực tức hạ lệnh bắt giữ tại chỗ, muốn luận tội xử trảm.

Khi ấy Gia Cát Lượng đang làm Quân sư tướng quân vội can rằng: ‘‘Tưởng Uyển là khí chất của xã tắc, chẳng phải người chỉ có tài trong vòng trăm dặm, chỉ nghĩ việc quan là lấy yên dân làm gốc mà không có biểu hiện sửa sang, hi vọng chúa công xem xét kĩ sự thực”.

Bởi kính trọng Gia Cát Lượng, Lưu Bị tuy không trị tội Tưởng Uyển, vẫn bãi miễn quan chức. Song chẳng bao lâu Lưu Bị lại phát hiện thành tích điều hành công việc ở huyện Quảng Đô cao hơn huyện khác, bèn lại bổ nhiệm Tưởng Uyển làm Huyện lệnh ở Thập Phương.

Lưu Bị sau khi làm Hán Trung Vương, đề bạt Tưởng Uyển làm Thượng thư lang, tham dự quyết sách của triều đình.

Năm Kiến Hưng thứ nhất, Gia Cát Lượng bắt đầu điều hành ở phủ Thừa tướng, bổ nhiệm Tưởng Uyển làm Đông Tào phụ trách việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, không lâu được thăng làm Tham mưu quân sự. Năm Kiến Hưng thứ 5, Gia Cát Lượng rời Thành Đô, trong một thời gian dài đóng ở Hán Trung, để Tưởng Uyển và lão thần Trương Duệ cùng giữ Thành Đô, thay Gia Cát Lượng xử lý công việc chính sự Thục Hán. Năm Kiến Hưng thứ 8 Trương Duệ mất, Tưởng Uyển được thăng làm Trưởng sử ở phủ Thừa tướng, lại được phong là Phủ quân tướng quân, một mình đảm nhiệm việc điều hành ở phủ Thừa tướng.

Thời gian này, Gia Cát Lượng nhiều năm động binh, song Tưởng Uyển đều có thể cung cấp đủ nhu cầu binh lương cho Gia Cát Lượng. Trách chi Gia Cát Lượng nói với mọi người thường khen rằng: “Công Diễm một lòng trung thành, cùng với ta gây dựng được vương nghiệp vậy”.

Khi bệnh nặng ở gò Ngũ Trượng, Gia Cát Lượng đã viết mật thư bày tỏ với Hậu chủ: “Nếu như hạ thần chẳng may, việc sau này giao cho Tưởng Uyển”. Điều ấy cho thấy rõ Gia Cát Lượng đã coi Tưởng Uyển làm người kế nhiệm thứ nhất.

Sau khi Gia Cát Lượng mất, Hậu chủ Lưu Thiện bổ nhiệm Tưởng Uyển làm Thượng thư lệnh, Đô hộ, Thứ sử Ích Châu, Đại tướng quân, cơ hồ nắm cả đại quyền quân chính Thục Hán.

Thống sóai Gia Cát Lượng mất đi, triều đình Thục Hán rơi vào trạng thái bất ổn định nghiêm trọng, Tưởng Uyển đảm đương trách nhiệm cao nhất, vẫn bình tĩnh như xưa đã chẳng ra oai cũng không hiếu sắc, thực hiện tất cả mọi việc ngày nào cũng như ngày nào, dần dần giành được sự tín nhiệm của quần thần.

Sau hai năm, tình hình nội bộ đã mau chóng ổn định. Tưởng Uyển bèn chính thức kế tục ý chí của Gia Cát Lượng, ra đóng doanh trại ở Hán Trung, lấy quan hàm Đại tư mã chỉ huy việc quân ở tiền tuyến, trở thành người kế nhiệm công việc thực sự của Gia Cát Lượng. Công việc Thượng thư lệnh ở Thành Đô giao cho Phí Vỹ thay thế.

Tưởng Uyển cá tính ôn hòa , suy nghĩ bình tĩnh, bất kể tình hình gì đều điều hành rất tốt, là một người lãnh đạo mềm dẻo nhất.

Đông tào Dương Hí bản tính thuần phác, không thích biện luận, Tưởng Uyển có hỏi han ông ta cũng thường mặc nhiên không đáp. Bởi thế có người nói với Tưởng Uyển: “Ông trao đổi với Dương Hí, Dương Hí mặc nhiên không đáp, ngạo mạn đến như thế, chẳng phải quá phận mình ư?”.

Tưởng Uyển lại cười mà đáp rằng: “Lòng người không giống nhau, cũng như mặt mũi vậy, bề mặt thì tuân theo mà sau lưng lại có ý kiến khác mới là hành vi vô liêm sỉ nhất. Dương Hí nói chung cho rằng nếu tán thành ý kiến của tôi, có thể lại trái với ý kiến của ông ta, phản bác lại chỗ cách nhìn nhận của tôi, lại thế hiện rõ sự sai lầm của tôi, cho nên ông ta mới mặc nhiên không đáp, đấy chẳng phải là chỗ khả ái của Dương Hí ư?”

Đốc nông Dương Mẫn từng phê bình Tưởng Uyển sau lưng rằng: “Làm việc chẳng nắm chắc, một chút cũng không so được với Gia Cát Lượng”.

Có người nói việc ấy với Tưởng Uyển, xin xử lý Dương Mẫn tội bất kính. Tưởng Uyển lại thản nhiên nói: “Đích xác là ta không bằng tiền nhân, cho nên làm việc gì cũng không nắm chắc bằng”.

Sau này Dương Mẫn phạm tội hình sự phải tống ngục, mọi người đều cho rằng ông ta chắc chắn phải chết, song Tưởng Uyển trái lại đã miễn giảm tội nặng, chỉ xử hình phạt nhẹ. Nói về mặt cẩn thận, ôn hòa , khiêm nhường, nếu so với Gia Cát Lượng cũng như thế mà không bất cập.

Trong thời kỳ đóng doanh trại ở Hán Trung, ông mấy lần phái Khương Duy bắc phạt, song đều không thu được gì mà phải rút lui. Tưởng Uyển đánh giá kĩ lưỡng việc bắc phạt từ Gia Cát Lượng đến giờ, cho rằng sở dĩ chưa có tiến triển, chủ yếu ở đường xá hiểm trở, vận chuyển khó khăn, bởi thế cho rằng không gì bằng theo đường thủy sang phía đông, tiến hành thủy chiến, theo Hán Giang, Miện Thủy tập kích vào Ngụy Hưng và Thượng Dương. Song bởi bệnh cũ tái phát, chẳng thể dốc sức làm việc, bèn phái Khương Duy làm Thứ sử Lương Châu, phụ trách việc chiến sự ở vùng tây bắc, tự mình đến Phù Thành ở phía đông, đánh giá rõ ràng tính khả thi của việc đông chinh, chẳng may bệnh tình chuyển hóa nguy kịch mất ở Phù Thành.

* Phí Vỹ

Kế tục Tưởng Uyển là Phí Vỹ, người kế nhiệm thứ hai được Gia Cát Lượng chỉ định. Lúc này Gia Cát Lượng đã mất mười một năm (năm 245 sau Công Nguyên), mà hậu chủ Lưu Thiện và các đại thần Thục Hán vẫn làm theo di mệnh của Gia Cát Lượng, bổ nhiệm Phí Vỹ là người kế thừa Tưởng Uyển, do đấy có thể thấy quần thần Thục Hán kính trọng Gia Cát Lượng đến mức nào.

Phí Vỹ tên chữ là Văn Vỹ, người Giang Hạ, bố mẹ đều mất sớm, phải đên nương náu người chú là Bá Nhân, do Bá Nhân lúc đó rất thân với Ích Châu mục Lưu Chương, Phí Vỹ bèn lấy thân phận du học sinh vào Thục, đúng lúc Lưu Bị chiếm được Ích Châu, Phí Vỹ phải ở lại đấy. Phí Vỹ vốn có tài học, với Hứa Thục Long ở Sa Nam, Đổng Doãn ở Nam Quận đều là những người nổi tiếng bấy giờ.

Lưu Bị lập Lưu Thiện làm Thái tử, Phí Vỹ và Đổng Doãn càng làm xá nhân bên cạnh Thái tử. Lưu Thiện sau khi lên ngôi vua, bổ nhiệm Phí Vỹ làm Hoàng môn thị lang. Phí Vỹ quan sát nhạy bén, giỏi thuyết lý, là nhântài ngoại giao kiệt xuất phi thường, bởi thế rất được Gia Cát Lượng trọng dụng. Khi đàm phán với Đông Ngô, thành tích mà ông ta có được, lại vượt cả Đặng Chi, đến nỗi Tôn Quyền cũng rất khâm phục, có nói trước mặt rằng: “Tiên sinh thực là người tài trong thiên hạ, sau này ắt trở thành cánh tay của Thục Hán, sợ từ nay về sau không thường đến với ta nữa”.

Rồi lấy bảo kiếm đang cầm trong tay tặng cho. Sau khi về nước, được thăng làm Thị trung. Năm Kiên Hưng thứ 8, theo Gia Cát Lượng bắc chinh được làm Trung hộ quân, sau được thăng làm Tư Mã.

Ngụy Diên và Dương Nghi không hợp nhau, đến như Gia Cát Lượng cũng phải bó tay không có cách gì, đều phải nhờ Phí Vỹ điều hòa để không ảnh hưởng đến đại sự quân cơ. Sau khi Gia Cát Lượng mất, Phí Vỹ làm hậu quân, không lâu lại thay thế Tưởng Uyển làm Thượng thư lệnh. Khi Tưởng Uyển bị bệnh nặng, tiến cử Phí Vỹ làm đại tướng quân, thêm chức Lục Thượng thư, để chuẩn bị tiếp nhiệm đại quyền.

Phí Vỹ có trí nhớ rất tốt, thường nhìn qua là không quên, bởi thế hiệu suất công tác rất cao. Việc quân chính tuy nhiều, song Phí Vỹ lại giải quyết rất nhẹ nhàng, vẫn có lúc rỗi cùng tân khách uống rượu xem hát, không quá đam mê với việc quân. Có một lần việc công của Phí Vỹ có sai sót, Đổng Doãn thay làm Thượng thư lệnh, muốn học tác phong của Phí Vỹ, trong mười ngày, cuối cùng công việc xếp đống như núi, Đổng Doãn không khỏi cảm thán rằng: “Năng lực của người ta sai lệch thực khác nhau, năng lực của Phí Vỹ thực bỏ xa ta, ta suốt ngày bận rộn với công việc, mà ông ta thì không mất nửa ngày nhàn nhã!”.

Phí Vỹ tính khiêm nhường chất phác, trong nhà không có nhiều tài sản, tay không lấn bấn bởi tiền bạc, con cái mặc áo vải, ăn cơm thường, xuất nhập tiêu dùng không theo nếp quan cao, chỉ như một viên quan nhỏ mà thôi.

Năm Diên Hy thứ 11, lại tiếp tục việc của Tưởng Uyển đóng trại ở tiền tuyến Hán Trung, song ông ta có thể từ xa khống chế được việc quân chính ở Thành Đô.

Năm Diên Hy thứ 15, chính thức mở phủ Thừa tướng, trở thành người đứng đầu các đại thần, chẳng ngờ đang lúc phát huy tài hoa tận lực báo quốc, rốt cuộc trong một lần yến tiệc đang say rượu, bị hàng tướng nước Ngụy là Quách Tuần ám sát mà chết.

* Đổng Doãn

Trong Xuất Sư Biểu Gia Cát Lượng có viết:

Thị trung Quách Du Chi, Phí Vỹ, Đổng Doãn là người tiên đế lựa chọn cho riêng bệ hạ… Đến nay châm chước lợi lại, tỏ hết lời trung, thì Du Chi, Phí Vỹ, Đổng Doãn đều dốc lòng vậy… Nếu như có những lòi lẽ không phù hợp với đức tốt, thì cứ trách phạt sự quá trớn của họ, để rõ lầm lỗi.

Đổng Doãn được Gia Cát Lượng xem là hiền thần, cũng là một đại thần quan trọng thời kỳ cuối Thục Hán, Đổng Doãn tên chữ là Hưu Chiêu, là con của đại lão Thục Trung là Đổng Hòa. Khi trẻ tuổi đã làm Xá nhân của Lưu Thiện, sau khi Lưu Thiện lên ngôi, được thăng làm Hoàng môn thị lang.

Khi Gia Cát Lượng bắc phạt, thấy hậu chủ còn quá trẻ, sự phán đóan không chín chắn, phải lấy Đổng Doãn là người công chính liêm minh, giúp hậu chủ dẹp trừ gian tà, cho làm thị trung, kiêm Hổ bôn trung lang tướng, chỉ huy cận vệ.

Quách Du Chi và Phí Vỹ tính cách ôn hòa , nên việc nói năng can gián cơ hồ đều do Đổng Doãn gánh vác, đến như hậu chủ Lưu Thiện cũng phải nể sợ ông ta.

Sau khi Tưởng Uyển đến đóng doanh trại ở Hán Trung, việc chính sự ở Thành Đô do Phí Vỹ đảm nhiệm. Đổng Doãn trở thành người trợ thủ tốt nhất của Phí Vỹ. Lưu Thiện vẫn sủng ái hoạn quan Hoàng Hạo, Hoàng Hạo thông minh, sắc sảo, thường vẫn bày trò quá trớn, chỉ có Đổng Doãn mới trị được ông ta. Suốt thời gian Đổng Doãn còn sống, địa vị của Hoàng Hạo không vượt quá Hoàng môn thừa, chẳng phát huy được ảnh hưởng gì.

Đáng tiếc Tưởng Uyển mất được ba tháng thì Đổng Doãn cũng mất, kỉ cương triều đình Thục Hán tan rã dần từ đấy.

* Dương Nghi

Gia Cát Lượng bị mất ở tiền tuyến, đối với đại quân Thục Hán đang đóng ở gò Ngũ Trượng mà nói, là nguy cơ chưa từng thấy. Chủ tướng mất đi, tinh thần binh sĩ toàn quân ắt sẽ xuống thấp, bởi chăng có thể an toàn trước sự giám sát của kẻ địch, thóat hiểm mà rút chính là mối lo lắng lớn nhất của Gia Cát Lượng trước khi mất.

Ngụy Diên khí phách trùm khắp ba quận. Khương Duy trí dũng song toàn. Vương Bình kinh nghiệm lão luyện, Phí Vỹ điều hòa tài lẻ, song Gia Cát Lượng cho rằng họ đều không có thể nắm chắc đại cục. Kế hoạch rút quân cần một người có suy nghĩ và năng lực hành chính rất cẩn thận, Gia Cát Lượng trằn trọc suy nghĩ cuối cùng vẫn phải lựa chọn tham mưu Dương Nghi, một cao thủ hành chính có nhiều đị nghị, quan hệ với mọi người không mấy tốt đẹp.

Dương Nghi tên chữ là Uy Công, người Tương Dương, thời trẻ đã là một nhà chính luận có tiếng, có sở trường quân tích và tổ chức. Khoảng những năm Kiến An đi theo Quan Vũ, được bổ nhiệm làm Công tào, sau này phụng mệnh Quan Vũ vào Ích Châu yết kiến Lưu Bị thảo luận về tình hình ở Kinh Châu. Dương Nghi có kiến giải độc đáo, rất được Lưu Bị xem trọng, được bổ nhiệm làm Tả tướng quân. Khi Lưu Bịlàm Hán Trung Vương, đề bạt DươngNghi làm Thượng thư, được tham dự quyết sách ở triều chính.

Dương Nghi nảy sinh tính ngạo mạn, cãi cọ với Thượng thư lệnh Lưu Ba trong thời gian Lưu Bị đông chinh bị điều ra ngoài giữ chức Thái thú Hoằng Nông.

Năm Kiến Hưng thứ 3, Gia Cát Lượng mở phủ cai trị, tiếc tài cán hành chính của Dương Nghi, bèn điều về bộ tham mưu làm tham quân, theo Gia Cát Lượng nam chinh. Nam chinh là tác chiến chính trị, bởi thế công tác hành chính quan trọng hơn tác chiến, Dương Nghi trong nhiệm vụ lần này phát huy được tài cán rất lớn, cung ứng lương thực và tuyên truyền chính trị đều hoàn thành mỹ mãn, khiến Gia Cát Lượng rất tín nhiệm ông ta.

Sau năm Kiến Hưng thứ 5, trong hành động bắc chinh liên minh, Dương Nghi trở thành chỗ dựa chủ yếu nhất về hành chính trong quân Gia Cát Lượng.

Sau 3 năm bởi có công được thăng làm Trưởng sử, lại phong Tùy quân tướng quân, năm lần bắc phạt, nghiêm trọng nhất là vấn đề lương thực, song nhờ sự qui hoạch chu đáo của Dương Nghi, khó khăn được giải quyết mau chóng, cho nên việc phân phối lương thực và qui mô hành chính ở tiền tuyến cơ hồ đều do Dương Nghi phụ trách.

Trong tuyến đầu bắc phạt, hai người mà Gia Cát Lượng rất cần đến là Dương Nghi và Ngụy Diên, một văn một võ mà tài cán cơ hồ là ngọc báu của quân bắc phạt. Trái lại hai người này đều cậy tài ngạo mạn tranh chấp nhau rất ác liệt. Tam quốc chí có chép: “Gia Cát Lượng rất tiếc tài cán của Dương Nghi, cũng rất xem trọng sự dũng mãnh của Ngụy Diên, thường hận hai người bất bình với nhau, không nỡ bỏ một người”. Khi bệnh đã nặng, Gia Cát Lượng ở gò Ngũ Trượng sau khi dự liệu chuẩn xác các mặt lợi hại, vẫn phái Dương Nghi chỉ huy đôn đốc việc rút quân, quả nhiên Dương Nghi phát huy tài cán hơn người, lãnh đạo đại quân Thục Hán thóat nơi nguy hiểm mau chóng. Song cũng bởi thế mà nảy sinh việc Ngụy Diên không phục tùng mệnh lệnh, chịu bi kịch binh bại mà bị giết.

Gia Cát Lượng khi còn sống, đối với chứng bệnh hẹp hòi, bất hòa với mọi người của Dương Nghi đã rất đau đầu. Ông ta biết rõ người này tham mưu sáng suốt, song tuyệt đối chẳng phải là người lãnh đạo ưu tú. Bởi thế ông ta có di chúc rằng người sẽ kế thừa là Tưởng Uyển có cá tính bao dung rộng rãi.

Sau khi đại quân thuận lợi rút về Thành Đô, Tưởng Uyển đang là Thượng thư lệnh kiêm Thứ sử Ích Châu tạm thay chức Thừa tướng mà Gia Cát Lượng để lại. Dương Nghi thì được phong làm quân sư, vẫn làm tham mưu trưởng, chẳng có chức quyền thống trị.

Thời đại Lưu Bị, Dương Nghi làm Thượng thư, Tưởng Uyển cũng làm Thượng thư lang, sau này cùng được bổ nhiệm làm Trưởng sử phủ Thừa tướng của Gia Cát Lượng, song nhiệm vụ của Dương Nghi thường quan trọng và gian khổ hơn Tưởng Uyển, trong thâm tâm tự cho rằng có quan chức cao hơn Tưởng Uyển. Khi ông ta biết Gia Cát Lượng có ý chọn người kế thừa là Tưởng Uyển, đã rất không vừa lòng, chẳng những công khai miệt thị Tưởng Uyển, lại bởi mình chưa có thực quyền, kịch liệt bày tỏ sự bất mãn với Gia Cát Lượng.

Sự phản ứng kịch liệt của Dương Nghi, lập tức gây thành sự bất ổn định trong chính quyền mới của Thục Hán, Tưởng Uyển không biết làm sao, bèn phái Phí Vỹ vẫn có quan hệ với Dương Nghi đến an ủi, chẳng ngờ Dương Nghi thấy Phí Vỹ đến, phản ứng càng mạnh thậm chí nói ra những lời ác khẩu hàm ý uy hiếp và óan trách rằng: “Đang lúc Thừa tướng mới mất, nếu như ta dẫn quân đầu hàng Tào Ngụy, thì đã lập được công lớn, chứ không chìm đắm như hiện giờ, thật là khiến người cuối cùng phải hối hận vậy”.

Phí Vỹ cả kinh, không dám giấu giếm, lập tức mật báo với triều đình. Tưởng Uyển nhớ tiếc công lao của Dương Nghi, vào năm Kiến Hưng thứ 13, đã miễn cho tội chết, song phế làm dân thường, lưu đầy đến quận Hán Gia.

Chẳng ngờ Dương Nghi lại cho rằng bị làm nhục quá mức, quyết tìm đường chết, ông ta càng thay đổi dữ dội, dâng thư công khai chê trách triều đình không công bằng, lời lẽ khá gay gắt mà không thuần phục. Tưởng Uyển bất đắc dĩ, lệnh cho quân lệnh bắt Dương Nghi, Dương Nghi ở trong ngục tự sát mà chết.

* Khương Duy

Tưởng Uyển và Phí Vỹ tuy có làm đại tướng quân, đại tư mã, song hai người này đều là văn quan xuất thân, lại không có kinh nghiệm tác chiến ở tuyến đầu như Gia Cát Lượng, cho nên nghiêm chỉnh mà nói, họ chỉ có danh nghĩa thống sóai đại quân mà thôi. Bởi thế thực sự sau này thống lĩnh đại quân giao chiến với quân Tào Ngụy, là Khương Duy với Gia Cát Lượng có đạo thầy trò, cũng là người kế thừa binh pháp của Gia Cát Lượng rất xuất sắc.

Khương Duy tên chữ là Bá Ước, người Thiên Thủy tuổi nhỏ bố đã tử trận, ở với người mẹ góa. Khương Duy cá tính lạnh nhạt, đầu óc sáng suốt, công việc rất tinh thông, sử liệu cho chép, Khương Duy thấu đáo nho học của Trịnh Huyền, nhưng là người thích lập công danh, kết giao với nhiều hạng người, tuy là người áo vải, lại có ảnh hưởng lớn ở địa phương. Không lâu bởi người cha của Khương Duy có chiến công lại bị tử trận, nên được Thái thú ở đó cho làm quan Trung lang, tham dự việc quân sự trong quân. Khi Gia Cát Lượng bắc phạt lần thứ nhất, do Thái thú Thiên Thủy là Mã Tuân nghi nọ ngờ kia, bức Khương Duy không thể không theo về với Gia Cát Lượng. Sau khi đàm đạo với Gia Cát Lượng, Khương Duy rất cảm động, quyết nuôi chí lớn phục hưng nhà Hán mà cố gắng suốt đời.

Không lâu, Mã Tắc thua trận ở Nhai Đình, Gia Cát Lượng từ Lũng Tây khẩn cấp rút quân, Khương Duy đi theo trong quân, bởi thế mà phải xa rời người mẹ góa. Sau đó bà mẹ phái người đưa thư nhà yêu cầu Khương Duy phải trở về quê cũ, Khương Duy khảng khái than rằng: “Trăm khỏanh ruộng tốt, chửa bằng chọn lấy một vùng, nay ta đã lập chí phục hưng nhà Hán mà theo đuổi, đành đổi hiếu làm trung, chẳng thể tuân theo mẹ mà về quê”.

Gia Cát Lượng nghe thế rất đỗi cảm động bèn lệnh cho Khương Duy làm Thương tào ở bộ tham mưu lại phong làm Phụng nghĩa tướng quân Dương Đình hầu. Năm đó Khương Duy hai mươi bảy tuổi.

Gia Cát Lượng rất cảm mến tài năng của Khương Duy, ông ta trong lá thư viết cho Trưởng sử Trương Duệ và Tham quân Tưởng Uyển có nói: “Khương Bá Ước năng nổ với công việc, suy nghĩ tinh tế… Người ấy thực là kẻ sĩ tài giỏi của Lương Châu”. Lại khen: “Khương Bá Ước mẫn tiệp với việc quân, lại có can đảm, lại giàu lý luận và kinh nghiệm quân sự. Người ấy đem lòng giúp nhà Hán, mà tài năng thực hơn người”. Không lâu triều đình thăng Khương Duy làm Chinh tây tướng quân.

Trong thời kỳ Gia Cát Lượng bắc phạt, Khương Duy có địa vị ở bộ tham mưu gần với Dương Nghi, bởi ông văn vũ song toàn, có nhiệm vụ quan trọng đảm đương chiến thuật. Trong việc rút quân sau khi Gia Cát Lượng mất, Khương Duy có nhiệm vụ chặn hậu ngăn cản Tư Mã Ý đuổi theo.

Sau khi về Thành Đô, Khương Duy được bổ nhiệm làm Phụ Hán tướng quân, Bình tương hầu, thực tế thống lĩnh toàn quân.

Năm Diên Hy thứ nhất, Đại tướng quân Tưởng Uyển đến đóng doanh trại ở Hán Trung, Khương Duy ở bên cạnh thực tế chỉ huy tác chiến quân sự, không lâu; Tưởng Uyển được thăng làm Đại tư mã, Khương Duy cũng được phong làm Tư mã, tham dự vào quyết sách quân chính, lại mấy lần ra chiến tuyến Kỳ Sơn, dẫn quân bắc phạt, năm Diên Hy thứ 6, Tưởng Uyển bổ nhiệm Khương Duy làm Trấn tây đại tướng quân, Thứ sử Lương Châu, nghiễm nhiên trở thành đầu lĩnh quân đoàn bắc phạt. Thời gian này, Tưởng Uyển và Khương Duy phối hợp rất tốt, cũng là thời gian Khương Duy thi thố tài năng của mình.

Sau khi Tưởng Uyển mất, Khương Duy được thăng làm Vệ tướng quân, với Đại tướng quân Phí Vỹ cùng làm Lục thượng thư. Khương Duy liên tục đánh bại người Di ở bình nguyên Vấn Sơn, đạo quân của Quách Hoài thuộc Tào Ngụy, nên thanh thế rất lớn. Song Phí Vỹ lại thấy nhiều năm chinh chiến, quốc lực của Thục Hán tổn thất lớn, phản đối động binh với quy mô lớn. Khương Duy tuy mấy lần lập kế hoạch mang đại quân bắc phạt ra Lương Châu, song Phí Vỹ chỉ phê chuẩn số quân dưới một vạn người mà thôi, khiến Khương Duy chẳng thể phát huy được thực lực mạnh mẽ.

Năm Diên Hy thứ 16, Phí Vỹ bị thích khách giết chết, phái Diều Hâu lập tức nắm được thực quyền. Liên tục ba năm Khương Duy ba lần động binh chống Tào Ngụy, tuy có thắng lợi nhỏ, song đều bởi vận chuyển lương thực khó khăn không thể không rút quân về.

Năm thứ 19, Khương Duy được thăng làm Đại tướng quân, cùng với Trấn tây đại tướng quân Hồ Tế hội quân ở Thượng Nhai cùng tiến hành bắc phạt. Chẳng may Hồ Tế đến chậm, khiến đại quân Khương Duy bị tướng Ngụy là Đặng Ngải đánh bại, thương vong rất lớn, đây là lần đầu tiên Khương Duy bị vấp ngã nghiêm trọng trong cuộc bắc phạt.

Năm sau, Khương Duy lại nhân cơ hội chinh đông, đại tướng quân Tào Ngụy là Gia Cát Đản làm phản, dẫn quân bắc phạt hưởng ứng từ phía Tần Xuyên. Đại tướng quân Tào Ngụy là Tư Mã Vọng và Đặng Ngải hợp sức đối kháng, Khương Duy không thắng nổi, sau nghe nói Gia Cát Đản thất bại, bèn dẫn quân về Thành Đô.

Năm Cảnh Diệu thứ nhất, hoạn quan Hoàng Hạo chuyên quyền, tình hình triều đình bại hoại, người người đều thống khổ lại thêm Khương Duy nhiều năm xuất chinh, vẫn không lập được công trạng gì. Hoàng Hạo tác động hậu chủ Lưu Thiện có ý lấy Hữu đại tướng quân Diêm Vũ Thay thế Khương Duy. Khương Duy trong một thời gian dài phải đóng trại ở Hán Trung, cố thủ ở Kiếm Các, đối phó với chủ lực quân nam chinh của Tào Ngụy do Đặng Ngải và Chung Hội chỉ huy.

Năm Cảnh Diệu thứ 6, Đặng Ngải từ Âm Bình vượt qua đường núi hiểm trở đột kích vào đất Thục, đánh bại đội quân của Gia Cát Chiêm là con của Gia Cát Lượng. Lưu Thiện phải đầu hàng trước Đặng Ngải, Thục Hán từ đó mất nước.

Đội quân Khương Duy cố thủ ở Kiếm Các chưa bị thương tổn gì, sau khi được tin, lập tức từ Quảng Hán, Kiết Đạo kéo xuống phía nam để rõ thực hư. Khi đến Phù Quan được chỉ thị toàn quân phải đầu hàng, tất cả quân sĩ đều huyên náo, ai nấy đều bực tức vung dao chém xuống đá không thôi.

Khương Duy bất đắc dĩ phải dẫn quân đầu hàng Chung Hội, Chung Hội lấy lễ hậu tiếp đãi, hỏi rằng: “Tướng quân sao đến chậm như vậy nhỉ?”

Khương Duy ứa nước mắt nói rằng: “Hôm nay đến đây cũng là đã quá sớm vậy”.

Chung Hội nghe nói lấy làm kinh ngạc.

Khương Duy ngầm tác động Chung Hội quyết đấu với Đặng Ngải, để xây dựng lại nhà Hán đã mất, lại viết mật thư gửi cho Lưu Thiện nói rằng: “Xin Bệ hạ nhẫn nại chịu nhục ít ngày nữa, hạ thần có thể khiến xã tắc chuyển nguy thành yên, nhật nguyệt đang tối mà lại sáng vậy”.

Không lâu Đặng Ngải quả nhiên bị Chung Hội đánh bại, Khương Duy lại tác động Chung Hội lấy danh nghĩa Ích Châu mục, cố thủ ở Thục Trung phát động binh biến song các tướng lĩnh nam chinh của Tào Ngụy không ủng hộ, hai bên nổ ra giao tranh ở Thành Đô, cuối cùng Khương Duy và Chung Hội đều bị giết. Nghe nói Khương Duy bị loạn quân giết, đối phương giải phẫu thi thể ông ta, thấy khối mật lớn như cái đấu đều rất lấy làm kỳ lạ. Vợ con cùng gia nhân của Khương Duy thảy đều bị giết hại.

Tam quốc chí có chép: “Khương Duy ở chức đầu lĩnh toàn quân cao quý, nắm được đại quyền quân chính Thục Hán, song ông ta rất cần kiệm, “Nhà cửa sơ sài, tài sản không có nhiều… xe cộ, ăn uống đều giản dị, không xa hoa, chỉ tiêu dùng trong mức được cấp phát… Ông ta ham học không biết mệt, rất tiết kiệm, tự mình nêu gương cho mọi người vậy”.

Sau khi Gia Cát Lượng được ủy thác làm nhân vật chính của Thục Hán, đối với bất kỳ ai cũng đều dụng tâm bồi dưỡng nhân tài, hơn nữa những người kế nhiệm của ông, biểu hiện ở thời kỳ Hậu Tam quốc cũng đáng được gọi là những người ưu tú.

Gia Cát Lượng mất vào năm Thành Long thứ 2 đời Ngụy Minh đế, cũng tức là năm Kiến Hưng thứ 12 nhà Thục Hán (năm 230 sau Công Nguyên) nhà Thục Hán mất vào năm Cảnh Nguyên thứ 4 đời Ngụy Nguyên đế, cũng tức là Viêm Hưng thứ 1 nhà Thục Hán (năm 263 sau Công Nguyên). Tức là sau khi Gia Cát Lượng mất nhà Thục Hán vẫn kéo dài hai mươi chín năm nữa mới mất nước, so với hai mươi bảy năm Gia Cát Lượng dời khỏi Long Trung đến khi mất ở gò Ngũ Trượng, vẫn hơn ra hai năm, khá thấy nhà Thục Hán mất nước dứt khóat chẳng phải là trách nhiệm của Gia Cát Lượng vậy.

Độc giả thấy Gia Cát Lượng tận tụy hết mình, thường nghĩ đã xem nhẹ bồi dưỡng nhân tài, cho nên sau khi ông ta mất, người kế nhiệm thiếu thực lực, mới dẫn đến chỗ sớm bị diệt vong, bởi thế mà hoài nghi năng lực về chính trị và quân sự của Gia Cát Lượng. Thực ra như vậy là rất không công bằng.

Nước Thục vốn thực lực rất yếu, diện tích khá nhỏ, nhân tài tự nhiên cũng rất ít. Song sau khi Gia Cát Lượng được ủy thác làm nhân vật chính của Thục Hán, đối với ai đều có dụng tâm bồi dưỡng nhân tài, hơn nữa những người kế nhiệm của ông, biểu hiện ở những người ưu tú.

Bút giả viết riêng chương này, để độc giả đối với tình hình Gia Cát Lượng mất đi, đại cục của Thục Hán được những người kế nhiệm chèo chống ra sao, có thể hiểu được rõ hơn.

* Tưởng Uyển

Người thứ nhất cần giới thiệu là Tưởng Uyển kế thừa việc điều hành việc quốc gia mà Gia Cát Lượng đã di ngôn lại.

Tưởng Uyển tên chữ là Công Diễm, người Kinh Châu, thời trẻ nhờ tài học mà nổi tiếng ở quê hương. Sau này làm một chức quan nhỏ ở châu, theo Tiên chủ Lưu Bị vào Thục, được bổ nhiệm làm Huyện trưởng Quảng Đô, có một lần Lưu Bị đến thị sát ở Quảng Đô, lại phát hiện ra Tưởng Uyển làm việc luộm thuộm, lại thường uống rượu say, nên rất bực tức hạ lệnh bắt giữ tại chỗ, muốn luận tội xử trảm.

Khi ấy Gia Cát Lượng đang làm Quân sư tướng quân vội can rằng: ‘‘Tưởng Uyển là khí chất của xã tắc, chẳng phải người chỉ có tài trong vòng trăm dặm, chỉ nghĩ việc quan là lấy yên dân làm gốc mà không có biểu hiện sửa sang, hi vọng chúa công xem xét kĩ sự thực”.

Bởi kính trọng Gia Cát Lượng, Lưu Bị tuy không trị tội Tưởng Uyển, vẫn bãi miễn quan chức. Song chẳng bao lâu Lưu Bị lại phát hiện thành tích điều hành công việc ở huyện Quảng Đô cao hơn huyện khác, bèn lại bổ nhiệm Tưởng Uyển làm Huyện lệnh ở Thập Phương.

Lưu Bị sau khi làm Hán Trung Vương, đề bạt Tưởng Uyển làm Thượng thư lang, tham dự quyết sách của triều đình.

Năm Kiến Hưng thứ nhất, Gia Cát Lượng bắt đầu điều hành ở phủ Thừa tướng, bổ nhiệm Tưởng Uyển làm Đông Tào phụ trách việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, không lâu được thăng làm Tham mưu quân sự. Năm Kiến Hưng thứ 5, Gia Cát Lượng rời Thành Đô, trong một thời gian dài đóng ở Hán Trung, để Tưởng Uyển và lão thần Trương Duệ cùng giữ Thành Đô, thay Gia Cát Lượng xử lý công việc chính sự Thục Hán. Năm Kiến Hưng thứ 8 Trương Duệ mất, Tưởng Uyển được thăng làm Trưởng sử ở phủ Thừa tướng, lại được phong là Phủ quân tướng quân, một mình đảm nhiệm việc điều hành ở phủ Thừa tướng.

Thời gian này, Gia Cát Lượng nhiều năm động binh, song Tưởng Uyển đều có thể cung cấp đủ nhu cầu binh lương cho Gia Cát Lượng. Trách chi Gia Cát Lượng nói với mọi người thường khen rằng: “Công Diễm một lòng trung thành, cùng với ta gây dựng được vương nghiệp vậy”.

Khi bệnh nặng ở gò Ngũ Trượng, Gia Cát Lượng đã viết mật thư bày tỏ với Hậu chủ: “Nếu như hạ thần chẳng may, việc sau này giao cho Tưởng Uyển”. Điều ấy cho thấy rõ Gia Cát Lượng đã coi Tưởng Uyển làm người kế nhiệm thứ nhất.

Sau khi Gia Cát Lượng mất, Hậu chủ Lưu Thiện bổ nhiệm Tưởng Uyển làm Thượng thư lệnh, Đô hộ, Thứ sử Ích Châu, Đại tướng quân, cơ hồ nắm cả đại quyền quân chính Thục Hán.

Thống sóai Gia Cát Lượng mất đi, triều đình Thục Hán rơi vào trạng thái bất ổn định nghiêm trọng, Tưởng Uyển đảm đương trách nhiệm cao nhất, vẫn bình tĩnh như xưa đã chẳng ra oai cũng không hiếu sắc, thực hiện tất cả mọi việc ngày nào cũng như ngày nào, dần dần giành được sự tín nhiệm của quần thần.

Sau hai năm, tình hình nội bộ đã mau chóng ổn định. Tưởng Uyển bèn chính thức kế tục ý chí của Gia Cát Lượng, ra đóng doanh trại ở Hán Trung, lấy quan hàm Đại tư mã chỉ huy việc quân ở tiền tuyến, trở thành người kế nhiệm công việc thực sự của Gia Cát Lượng. Công việc Thượng thư lệnh ở Thành Đô giao cho Phí Vỹ thay thế.

Tưởng Uyển cá tính ôn hòa , suy nghĩ bình tĩnh, bất kể tình hình gì đều điều hành rất tốt, là một người lãnh đạo mềm dẻo nhất.

Đông tào Dương Hí bản tính thuần phác, không thích biện luận, Tưởng Uyển có hỏi han ông ta cũng thường mặc nhiên không đáp. Bởi thế có người nói với Tưởng Uyển: “Ông trao đổi với Dương Hí, Dương Hí mặc nhiên không đáp, ngạo mạn đến như thế, chẳng phải quá phận mình ư?”.

Tưởng Uyển lại cười mà đáp rằng: “Lòng người không giống nhau, cũng như mặt mũi vậy, bề mặt thì tuân theo mà sau lưng lại có ý kiến khác mới là hành vi vô liêm sỉ nhất. Dương Hí nói chung cho rằng nếu tán thành ý kiến của tôi, có thể lại trái với ý kiến của ông ta, phản bác lại chỗ cách nhìn nhận của tôi, lại thế hiện rõ sự sai lầm của tôi, cho nên ông ta mới mặc nhiên không đáp, đấy chẳng phải là chỗ khả ái của Dương Hí ư?”

Đốc nông Dương Mẫn từng phê bình Tưởng Uyển sau lưng rằng: “Làm việc chẳng nắm chắc, một chút cũng không so được với Gia Cát Lượng”.

Có người nói việc ấy với Tưởng Uyển, xin xử lý Dương Mẫn tội bất kính. Tưởng Uyển lại thản nhiên nói: “Đích xác là ta không bằng tiền nhân, cho nên làm việc gì cũng không nắm chắc bằng”.

Sau này Dương Mẫn phạm tội hình sự phải tống ngục, mọi người đều cho rằng ông ta chắc chắn phải chết, song Tưởng Uyển trái lại đã miễn giảm tội nặng, chỉ xử hình phạt nhẹ. Nói về mặt cẩn thận, ôn hòa , khiêm nhường, nếu so với Gia Cát Lượng cũng như thế mà không bất cập.

Trong thời kỳ đóng doanh trại ở Hán Trung, ông mấy lần phái Khương Duy bắc phạt, song đều không thu được gì mà phải rút lui. Tưởng Uyển đánh giá kĩ lưỡng việc bắc phạt từ Gia Cát Lượng đến giờ, cho rằng sở dĩ chưa có tiến triển, chủ yếu ở đường xá hiểm trở, vận chuyển khó khăn, bởi thế cho rằng không gì bằng theo đường thủy sang phía đông, tiến hành thủy chiến, theo Hán Giang, Miện Thủy tập kích vào Ngụy Hưng và Thượng Dương. Song bởi bệnh cũ tái phát, chẳng thể dốc sức làm việc, bèn phái Khương Duy làm Thứ sử Lương Châu, phụ trách việc chiến sự ở vùng tây bắc, tự mình đến Phù Thành ở phía đông, đánh giá rõ ràng tính khả thi của việc đông chinh, chẳng may bệnh tình chuyển hóa nguy kịch mất ở Phù Thành.

* Phí Vỹ

Kế tục Tưởng Uyển là Phí Vỹ, người kế nhiệm thứ hai được Gia Cát Lượng chỉ định. Lúc này Gia Cát Lượng đã mất mười một năm (năm 245 sau Công Nguyên), mà hậu chủ Lưu Thiện và các đại thần Thục Hán vẫn làm theo di mệnh của Gia Cát Lượng, bổ nhiệm Phí Vỹ là người kế thừa Tưởng Uyển, do đấy có thể thấy quần thần Thục Hán kính trọng Gia Cát Lượng đến mức nào.

Phí Vỹ tên chữ là Văn Vỹ, người Giang Hạ, bố mẹ đều mất sớm, phải đên nương náu người chú là Bá Nhân, do Bá Nhân lúc đó rất thân với Ích Châu mục Lưu Chương, Phí Vỹ bèn lấy thân phận du học sinh vào Thục, đúng lúc Lưu Bị chiếm được Ích Châu, Phí Vỹ phải ở lại đấy. Phí Vỹ vốn có tài học, với Hứa Thục Long ở Sa Nam, Đổng Doãn ở Nam Quận đều là những người nổi tiếng bấy giờ.

Lưu Bị lập Lưu Thiện làm Thái tử, Phí Vỹ và Đổng Doãn càng làm xá nhân bên cạnh Thái tử. Lưu Thiện sau khi lên ngôi vua, bổ nhiệm Phí Vỹ làm Hoàng môn thị lang. Phí Vỹ quan sát nhạy bén, giỏi thuyết lý, là nhântài ngoại giao kiệt xuất phi thường, bởi thế rất được Gia Cát Lượng trọng dụng. Khi đàm phán với Đông Ngô, thành tích mà ông ta có được, lại vượt cả Đặng Chi, đến nỗi Tôn Quyền cũng rất khâm phục, có nói trước mặt rằng: “Tiên sinh thực là người tài trong thiên hạ, sau này ắt trở thành cánh tay của Thục Hán, sợ từ nay về sau không thường đến với ta nữa”.

Rồi lấy bảo kiếm đang cầm trong tay tặng cho. Sau khi về nước, được thăng làm Thị trung. Năm Kiên Hưng thứ 8, theo Gia Cát Lượng bắc chinh được làm Trung hộ quân, sau được thăng làm Tư Mã.

Ngụy Diên và Dương Nghi không hợp nhau, đến như Gia Cát Lượng cũng phải bó tay không có cách gì, đều phải nhờ Phí Vỹ điều hòa để không ảnh hưởng đến đại sự quân cơ. Sau khi Gia Cát Lượng mất, Phí Vỹ làm hậu quân, không lâu lại thay thế Tưởng Uyển làm Thượng thư lệnh. Khi Tưởng Uyển bị bệnh nặng, tiến cử Phí Vỹ làm đại tướng quân, thêm chức Lục Thượng thư, để chuẩn bị tiếp nhiệm đại quyền.

Phí Vỹ có trí nhớ rất tốt, thường nhìn qua là không quên, bởi thế hiệu suất công tác rất cao. Việc quân chính tuy nhiều, song Phí Vỹ lại giải quyết rất nhẹ nhàng, vẫn có lúc rỗi cùng tân khách uống rượu xem hát, không quá đam mê với việc quân. Có một lần việc công của Phí Vỹ có sai sót, Đổng Doãn thay làm Thượng thư lệnh, muốn học tác phong của Phí Vỹ, trong mười ngày, cuối cùng công việc xếp đống như núi, Đổng Doãn không khỏi cảm thán rằng: “Năng lực của người ta sai lệch thực khác nhau, năng lực của Phí Vỹ thực bỏ xa ta, ta suốt ngày bận rộn với công việc, mà ông ta thì không mất nửa ngày nhàn nhã!”.

Phí Vỹ tính khiêm nhường chất phác, trong nhà không có nhiều tài sản, tay không lấn bấn bởi tiền bạc, con cái mặc áo vải, ăn cơm thường, xuất nhập tiêu dùng không theo nếp quan cao, chỉ như một viên quan nhỏ mà thôi.

Năm Diên Hy thứ 11, lại tiếp tục việc của Tưởng Uyển đóng trại ở tiền tuyến Hán Trung, song ông ta có thể từ xa khống chế được việc quân chính ở Thành Đô.

Năm Diên Hy thứ 15, chính thức mở phủ Thừa tướng, trở thành người đứng đầu các đại thần, chẳng ngờ đang lúc phát huy tài hoa tận lực báo quốc, rốt cuộc trong một lần yến tiệc đang say rượu, bị hàng tướng nước Ngụy là Quách Tuần ám sát mà chết.

* Đổng Doãn

Trong Xuất Sư Biểu Gia Cát Lượng có viết:

Thị trung Quách Du Chi, Phí Vỹ, Đổng Doãn là người tiên đế lựa chọn cho riêng bệ hạ… Đến nay châm chước lợi lại, tỏ hết lời trung, thì Du Chi, Phí Vỹ, Đổng Doãn đều dốc lòng vậy… Nếu như có những lòi lẽ không phù hợp với đức tốt, thì cứ trách phạt sự quá trớn của họ, để rõ lầm lỗi.

Đổng Doãn được Gia Cát Lượng xem là hiền thần, cũng là một đại thần quan trọng thời kỳ cuối Thục Hán, Đổng Doãn tên chữ là Hưu Chiêu, là con của đại lão Thục Trung là Đổng Hòa. Khi trẻ tuổi đã làm Xá nhân của Lưu Thiện, sau khi Lưu Thiện lên ngôi, được thăng làm Hoàng môn thị lang.

Khi Gia Cát Lượng bắc phạt, thấy hậu chủ còn quá trẻ, sự phán đóan không chín chắn, phải lấy Đổng Doãn là người công chính liêm minh, giúp hậu chủ dẹp trừ gian tà, cho làm thị trung, kiêm Hổ bôn trung lang tướng, chỉ huy cận vệ.

Quách Du Chi và Phí Vỹ tính cách ôn hòa , nên việc nói năng can gián cơ hồ đều do Đổng Doãn gánh vác, đến như hậu chủ Lưu Thiện cũng phải nể sợ ông ta.

Sau khi Tưởng Uyển đến đóng doanh trại ở Hán Trung, việc chính sự ở Thành Đô do Phí Vỹ đảm nhiệm. Đổng Doãn trở thành người trợ thủ tốt nhất của Phí Vỹ. Lưu Thiện vẫn sủng ái hoạn quan Hoàng Hạo, Hoàng Hạo thông minh, sắc sảo, thường vẫn bày trò quá trớn, chỉ có Đổng Doãn mới trị được ông ta. Suốt thời gian Đổng Doãn còn sống, địa vị của Hoàng Hạo không vượt quá Hoàng môn thừa, chẳng phát huy được ảnh hưởng gì.

Đáng tiếc Tưởng Uyển mất được ba tháng thì Đổng Doãn cũng mất, kỉ cương triều đình Thục Hán tan rã dần từ đấy.

* Dương Nghi

Gia Cát Lượng bị mất ở tiền tuyến, đối với đại quân Thục Hán đang đóng ở gò Ngũ Trượng mà nói, là nguy cơ chưa từng thấy. Chủ tướng mất đi, tinh thần binh sĩ toàn quân ắt sẽ xuống thấp, bởi chăng có thể an toàn trước sự giám sát của kẻ địch, thóat hiểm mà rút chính là mối lo lắng lớn nhất của Gia Cát Lượng trước khi mất.

Ngụy Diên khí phách trùm khắp ba quận. Khương Duy trí dũng song toàn. Vương Bình kinh nghiệm lão luyện, Phí Vỹ điều hòa tài lẻ, song Gia Cát Lượng cho rằng họ đều không có thể nắm chắc đại cục. Kế hoạch rút quân cần một người có suy nghĩ và năng lực hành chính rất cẩn thận, Gia Cát Lượng trằn trọc suy nghĩ cuối cùng vẫn phải lựa chọn tham mưu Dương Nghi, một cao thủ hành chính có nhiều đị nghị, quan hệ với mọi người không mấy tốt đẹp.

Dương Nghi tên chữ là Uy Công, người Tương Dương, thời trẻ đã là một nhà chính luận có tiếng, có sở trường quân tích và tổ chức. Khoảng những năm Kiến An đi theo Quan Vũ, được bổ nhiệm làm Công tào, sau này phụng mệnh Quan Vũ vào Ích Châu yết kiến Lưu Bị thảo luận về tình hình ở Kinh Châu. Dương Nghi có kiến giải độc đáo, rất được Lưu Bị xem trọng, được bổ nhiệm làm Tả tướng quân. Khi Lưu Bịlàm Hán Trung Vương, đề bạt DươngNghi làm Thượng thư, được tham dự quyết sách ở triều chính.

Dương Nghi nảy sinh tính ngạo mạn, cãi cọ với Thượng thư lệnh Lưu Ba trong thời gian Lưu Bị đông chinh bị điều ra ngoài giữ chức Thái thú Hoằng Nông.

Năm Kiến Hưng thứ 3, Gia Cát Lượng mở phủ cai trị, tiếc tài cán hành chính của Dương Nghi, bèn điều về bộ tham mưu làm tham quân, theo Gia Cát Lượng nam chinh. Nam chinh là tác chiến chính trị, bởi thế công tác hành chính quan trọng hơn tác chiến, Dương Nghi trong nhiệm vụ lần này phát huy được tài cán rất lớn, cung ứng lương thực và tuyên truyền chính trị đều hoàn thành mỹ mãn, khiến Gia Cát Lượng rất tín nhiệm ông ta.

Sau năm Kiến Hưng thứ 5, trong hành động bắc chinh liên minh, Dương Nghi trở thành chỗ dựa chủ yếu nhất về hành chính trong quân Gia Cát Lượng.

Sau 3 năm bởi có công được thăng làm Trưởng sử, lại phong Tùy quân tướng quân, năm lần bắc phạt, nghiêm trọng nhất là vấn đề lương thực, song nhờ sự qui hoạch chu đáo của Dương Nghi, khó khăn được giải quyết mau chóng, cho nên việc phân phối lương thực và qui mô hành chính ở tiền tuyến cơ hồ đều do Dương Nghi phụ trách.

Trong tuyến đầu bắc phạt, hai người mà Gia Cát Lượng rất cần đến là Dương Nghi và Ngụy Diên, một văn một võ mà tài cán cơ hồ là ngọc báu của quân bắc phạt. Trái lại hai người này đều cậy tài ngạo mạn tranh chấp nhau rất ác liệt. Tam quốc chí có chép: “Gia Cát Lượng rất tiếc tài cán của Dương Nghi, cũng rất xem trọng sự dũng mãnh của Ngụy Diên, thường hận hai người bất bình với nhau, không nỡ bỏ một người”. Khi bệnh đã nặng, Gia Cát Lượng ở gò Ngũ Trượng sau khi dự liệu chuẩn xác các mặt lợi hại, vẫn phái Dương Nghi chỉ huy đôn đốc việc rút quân, quả nhiên Dương Nghi phát huy tài cán hơn người, lãnh đạo đại quân Thục Hán thóat nơi nguy hiểm mau chóng. Song cũng bởi thế mà nảy sinh việc Ngụy Diên không phục tùng mệnh lệnh, chịu bi kịch binh bại mà bị giết.

Gia Cát Lượng khi còn sống, đối với chứng bệnh hẹp hòi, bất hòa với mọi người của Dương Nghi đã rất đau đầu. Ông ta biết rõ người này tham mưu sáng suốt, song tuyệt đối chẳng phải là người lãnh đạo ưu tú. Bởi thế ông ta có di chúc rằng người sẽ kế thừa là Tưởng Uyển có cá tính bao dung rộng rãi.

Sau khi đại quân thuận lợi rút về Thành Đô, Tưởng Uyển đang là Thượng thư lệnh kiêm Thứ sử Ích Châu tạm thay chức Thừa tướng mà Gia Cát Lượng để lại. Dương Nghi thì được phong làm quân sư, vẫn làm tham mưu trưởng, chẳng có chức quyền thống trị.

Thời đại Lưu Bị, Dương Nghi làm Thượng thư, Tưởng Uyển cũng làm Thượng thư lang, sau này cùng được bổ nhiệm làm Trưởng sử phủ Thừa tướng của Gia Cát Lượng, song nhiệm vụ của Dương Nghi thường quan trọng và gian khổ hơn Tưởng Uyển, trong thâm tâm tự cho rằng có quan chức cao hơn Tưởng Uyển. Khi ông ta biết Gia Cát Lượng có ý chọn người kế thừa là Tưởng Uyển, đã rất không vừa lòng, chẳng những công khai miệt thị Tưởng Uyển, lại bởi mình chưa có thực quyền, kịch liệt bày tỏ sự bất mãn với Gia Cát Lượng.

Sự phản ứng kịch liệt của Dương Nghi, lập tức gây thành sự bất ổn định trong chính quyền mới của Thục Hán, Tưởng Uyển không biết làm sao, bèn phái Phí Vỹ vẫn có quan hệ với Dương Nghi đến an ủi, chẳng ngờ Dương Nghi thấy Phí Vỹ đến, phản ứng càng mạnh thậm chí nói ra những lời ác khẩu hàm ý uy hiếp và óan trách rằng: “Đang lúc Thừa tướng mới mất, nếu như ta dẫn quân đầu hàng Tào Ngụy, thì đã lập được công lớn, chứ không chìm đắm như hiện giờ, thật là khiến người cuối cùng phải hối hận vậy”.

Phí Vỹ cả kinh, không dám giấu giếm, lập tức mật báo với triều đình. Tưởng Uyển nhớ tiếc công lao của Dương Nghi, vào năm Kiến Hưng thứ 13, đã miễn cho tội chết, song phế làm dân thường, lưu đầy đến quận Hán Gia.

Chẳng ngờ Dương Nghi lại cho rằng bị làm nhục quá mức, quyết tìm đường chết, ông ta càng thay đổi dữ dội, dâng thư công khai chê trách triều đình không công bằng, lời lẽ khá gay gắt mà không thuần phục. Tưởng Uyển bất đắc dĩ, lệnh cho quân lệnh bắt Dương Nghi, Dương Nghi ở trong ngục tự sát mà chết.

* Khương Duy

Tưởng Uyển và Phí Vỹ tuy có làm đại tướng quân, đại tư mã, song hai người này đều là văn quan xuất thân, lại không có kinh nghiệm tác chiến ở tuyến đầu như Gia Cát Lượng, cho nên nghiêm chỉnh mà nói, họ chỉ có danh nghĩa thống sóai đại quân mà thôi. Bởi thế thực sự sau này thống lĩnh đại quân giao chiến với quân Tào Ngụy, là Khương Duy với Gia Cát Lượng có đạo thầy trò, cũng là người kế thừa binh pháp của Gia Cát Lượng rất xuất sắc.

Khương Duy tên chữ là Bá Ước, người Thiên Thủy tuổi nhỏ bố đã tử trận, ở với người mẹ góa. Khương Duy cá tính lạnh nhạt, đầu óc sáng suốt, công việc rất tinh thông, sử liệu cho chép, Khương Duy thấu đáo nho học của Trịnh Huyền, nhưng là người thích lập công danh, kết giao với nhiều hạng người, tuy là người áo vải, lại có ảnh hưởng lớn ở địa phương. Không lâu bởi người cha của Khương Duy có chiến công lại bị tử trận, nên được Thái thú ở đó cho làm quan Trung lang, tham dự việc quân sự trong quân. Khi Gia Cát Lượng bắc phạt lần thứ nhất, do Thái thú Thiên Thủy là Mã Tuân nghi nọ ngờ kia, bức Khương Duy không thể không theo về với Gia Cát Lượng. Sau khi đàm đạo với Gia Cát Lượng, Khương Duy rất cảm động, quyết nuôi chí lớn phục hưng nhà Hán mà cố gắng suốt đời.

Không lâu, Mã Tắc thua trận ở Nhai Đình, Gia Cát Lượng từ Lũng Tây khẩn cấp rút quân, Khương Duy đi theo trong quân, bởi thế mà phải xa rời người mẹ góa. Sau đó bà mẹ phái người đưa thư nhà yêu cầu Khương Duy phải trở về quê cũ, Khương Duy khảng khái than rằng: “Trăm khỏanh ruộng tốt, chửa bằng chọn lấy một vùng, nay ta đã lập chí phục hưng nhà Hán mà theo đuổi, đành đổi hiếu làm trung, chẳng thể tuân theo mẹ mà về quê”.

Gia Cát Lượng nghe thế rất đỗi cảm động bèn lệnh cho Khương Duy làm Thương tào ở bộ tham mưu lại phong làm Phụng nghĩa tướng quân Dương Đình hầu. Năm đó Khương Duy hai mươi bảy tuổi.

Gia Cát Lượng rất cảm mến tài năng của Khương Duy, ông ta trong lá thư viết cho Trưởng sử Trương Duệ và Tham quân Tưởng Uyển có nói: “Khương Bá Ước năng nổ với công việc, suy nghĩ tinh tế… Người ấy thực là kẻ sĩ tài giỏi của Lương Châu”. Lại khen: “Khương Bá Ước mẫn tiệp với việc quân, lại có can đảm, lại giàu lý luận và kinh nghiệm quân sự. Người ấy đem lòng giúp nhà Hán, mà tài năng thực hơn người”. Không lâu triều đình thăng Khương Duy làm Chinh tây tướng quân.

Trong thời kỳ Gia Cát Lượng bắc phạt, Khương Duy có địa vị ở bộ tham mưu gần với Dương Nghi, bởi ông văn vũ song toàn, có nhiệm vụ quan trọng đảm đương chiến thuật. Trong việc rút quân sau khi Gia Cát Lượng mất, Khương Duy có nhiệm vụ chặn hậu ngăn cản Tư Mã Ý đuổi theo.

Sau khi về Thành Đô, Khương Duy được bổ nhiệm làm Phụ Hán tướng quân, Bình tương hầu, thực tế thống lĩnh toàn quân.

Năm Diên Hy thứ nhất, Đại tướng quân Tưởng Uyển đến đóng doanh trại ở Hán Trung, Khương Duy ở bên cạnh thực tế chỉ huy tác chiến quân sự, không lâu; Tưởng Uyển được thăng làm Đại tư mã, Khương Duy cũng được phong làm Tư mã, tham dự vào quyết sách quân chính, lại mấy lần ra chiến tuyến Kỳ Sơn, dẫn quân bắc phạt, năm Diên Hy thứ 6, Tưởng Uyển bổ nhiệm Khương Duy làm Trấn tây đại tướng quân, Thứ sử Lương Châu, nghiễm nhiên trở thành đầu lĩnh quân đoàn bắc phạt. Thời gian này, Tưởng Uyển và Khương Duy phối hợp rất tốt, cũng là thời gian Khương Duy thi thố tài năng của mình.

Sau khi Tưởng Uyển mất, Khương Duy được thăng làm Vệ tướng quân, với Đại tướng quân Phí Vỹ cùng làm Lục thượng thư. Khương Duy liên tục đánh bại người Di ở bình nguyên Vấn Sơn, đạo quân của Quách Hoài thuộc Tào Ngụy, nên thanh thế rất lớn. Song Phí Vỹ lại thấy nhiều năm chinh chiến, quốc lực của Thục Hán tổn thất lớn, phản đối động binh với quy mô lớn. Khương Duy tuy mấy lần lập kế hoạch mang đại quân bắc phạt ra Lương Châu, song Phí Vỹ chỉ phê chuẩn số quân dưới một vạn người mà thôi, khiến Khương Duy chẳng thể phát huy được thực lực mạnh mẽ.

Năm Diên Hy thứ 16, Phí Vỹ bị thích khách giết chết, phái Diều Hâu lập tức nắm được thực quyền. Liên tục ba năm Khương Duy ba lần động binh chống Tào Ngụy, tuy có thắng lợi nhỏ, song đều bởi vận chuyển lương thực khó khăn không thể không rút quân về.

Năm thứ 19, Khương Duy được thăng làm Đại tướng quân, cùng với Trấn tây đại tướng quân Hồ Tế hội quân ở Thượng Nhai cùng tiến hành bắc phạt. Chẳng may Hồ Tế đến chậm, khiến đại quân Khương Duy bị tướng Ngụy là Đặng Ngải đánh bại, thương vong rất lớn, đây là lần đầu tiên Khương Duy bị vấp ngã nghiêm trọng trong cuộc bắc phạt.

Năm sau, Khương Duy lại nhân cơ hội chinh đông, đại tướng quân Tào Ngụy là Gia Cát Đản làm phản, dẫn quân bắc phạt hưởng ứng từ phía Tần Xuyên. Đại tướng quân Tào Ngụy là Tư Mã Vọng và Đặng Ngải hợp sức đối kháng, Khương Duy không thắng nổi, sau nghe nói Gia Cát Đản thất bại, bèn dẫn quân về Thành Đô.

Năm Cảnh Diệu thứ nhất, hoạn quan Hoàng Hạo chuyên quyền, tình hình triều đình bại hoại, người người đều thống khổ lại thêm Khương Duy nhiều năm xuất chinh, vẫn không lập được công trạng gì. Hoàng Hạo tác động hậu chủ Lưu Thiện có ý lấy Hữu đại tướng quân Diêm Vũ Thay thế Khương Duy. Khương Duy trong một thời gian dài phải đóng trại ở Hán Trung, cố thủ ở Kiếm Các, đối phó với chủ lực quân nam chinh của Tào Ngụy do Đặng Ngải và Chung Hội chỉ huy.

Năm Cảnh Diệu thứ 6, Đặng Ngải từ Âm Bình vượt qua đường núi hiểm trở đột kích vào đất Thục, đánh bại đội quân của Gia Cát Chiêm là con của Gia Cát Lượng. Lưu Thiện phải đầu hàng trước Đặng Ngải, Thục Hán từ đó mất nước.

Đội quân Khương Duy cố thủ ở Kiếm Các chưa bị thương tổn gì, sau khi được tin, lập tức từ Quảng Hán, Kiết Đạo kéo xuống phía nam để rõ thực hư. Khi đến Phù Quan được chỉ thị toàn quân phải đầu hàng, tất cả quân sĩ đều huyên náo, ai nấy đều bực tức vung dao chém xuống đá không thôi.

Khương Duy bất đắc dĩ phải dẫn quân đầu hàng Chung Hội, Chung Hội lấy lễ hậu tiếp đãi, hỏi rằng: “Tướng quân sao đến chậm như vậy nhỉ?”

Khương Duy ứa nước mắt nói rằng: “Hôm nay đến đây cũng là đã quá sớm vậy”.

Chung Hội nghe nói lấy làm kinh ngạc.

Khương Duy ngầm tác động Chung Hội quyết đấu với Đặng Ngải, để xây dựng lại nhà Hán đã mất, lại viết mật thư gửi cho Lưu Thiện nói rằng: “Xin Bệ hạ nhẫn nại chịu nhục ít ngày nữa, hạ thần có thể khiến xã tắc chuyển nguy thành yên, nhật nguyệt đang tối mà lại sáng vậy”.

Không lâu Đặng Ngải quả nhiên bị Chung Hội đánh bại, Khương Duy lại tác động Chung Hội lấy danh nghĩa Ích Châu mục, cố thủ ở Thục Trung phát động binh biến song các tướng lĩnh nam chinh của Tào Ngụy không ủng hộ, hai bên nổ ra giao tranh ở Thành Đô, cuối cùng Khương Duy và Chung Hội đều bị giết. Nghe nói Khương Duy bị loạn quân giết, đối phương giải phẫu thi thể ông ta, thấy khối mật lớn như cái đấu đều rất lấy làm kỳ lạ. Vợ con cùng gia nhân của Khương Duy thảy đều bị giết hại.

Tam quốc chí có chép: “Khương Duy ở chức đầu lĩnh toàn quân cao quý, nắm được đại quyền quân chính Thục Hán, song ông ta rất cần kiệm, “Nhà cửa sơ sài, tài sản không có nhiều… xe cộ, ăn uống đều giản dị, không xa hoa, chỉ tiêu dùng trong mức được cấp phát… Ông ta ham học không biết mệt, rất tiết kiệm, tự mình nêu gương cho mọi người vậy”.

Chọn tập
Bình luận