Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 6 – Chương 20

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

Gia Cát Lượng cho rằng quân sự tuy thắng lợi, song nếu chính trị lại không thu được ưu thế, chỉ là thắng ở sức mà không thắng ở tâm.

Ông ta nghĩ đến đề nghị của Mã Tắc “Công tâm làm đầu” quyết định thắng thật sâu thật xa, để triệt để giải quyết căn bản vấn đề người Nam làm phản.

1. Vùng đất không cây, quê hương dịch bệnh.

Mùa xuân năm Kiến Hưng thứ 3, đột nhiên truyền đi tin tức Ngụy Văn đế cử đại quân đánh Đông Ngô. Đấy hiển nhiên là hiệu quả của chiến lược đông hòa Tôn Quyền của Gia Cát Lượng.

Hai nước Ngụy Ngô mắc vào việc quân sự rối ren, phía bắc và phía đông của Thục Hán áp lực quân sự tự nhiên giảm đi không ít. Gia Cát Lượng cho rằng đây là thời cơ tốt nhất để triệt để giải quyết vấn đề Nam Trung. Bởi thế ông ta bắt đầu sắp xếp quân đội, chuẩn bị tự mình dẫn quân nam chinh.

Trưởng sử Vương Liên liền can rằng: “Nam Man là vùng đất không cây cối, quê hương của dịch bệnh, không nên lấy thân phận tể tướng trong nước mà đến đó, chẳng may có sai sót gì, há chẳng phải là rất mạo hiểm ư!”

Vương Liên tên chữ là Văn Nghi người Nam Dương, khi Lưu Chương nắm quyền thì mới vào Thục, được bổ nhiệm làm chức quan ở Tử Đồng. Lưu Bị vào Thục, Vương Liên đóng cửa thành cố thủ, Lưu Bị thấy ông ta có trách nhiệm và khí tiết nên rất ưa thích. Sau khi bình định Thục Trung, vẫn được trọng dụng, việc điều hành ở quận có thành tích tốt. Vương Liên ngoài sở trường về hành chính, lại giỏi về việc tài chính, bởi thế được Gia Cát Lượng đề bạt, việc trông nom mỏ muối ở Tứ Xuyên đạt nhiều thành tựu. Suốt một đời tuy thay đổi không ít chức quan, song tựa hồ đều liên quan đến tài chính. Gia Cát Lượng trọng dụng ông ta làm bí thư cơ yếu ở Phủ thừa tướng, vẫn phụ trách kế hoạch tài chính.

Đề nghị của một người dưới trướng được tín nhiệm như vậy, tin rằng Gia Cát Lượng chẳng thể xem thường.

Huống chi trong lời can của Vương Liên, ắt có vấn đề quân lương và tài chính mà Gia Cát Lượng vẫn xem trọng.

Tam quốc chí có chép, Gia Cát Lượng đối với đề nghị của Vương Liên, đích xác đã khá thận trọng suy nghĩ, ông ta cũng đã cân nhắc là phái một viên đại tướng thay ông ta viễn chinh, song ông ta cho rằng ở chiến trường này chủ yếu nhất là chính trị, mà chẳng phải quân sự. Thục Hán có không ít mãnh tướng thiện chiến, song khí chất chính trị thì không đủ, nếu cần triệt để giải quyết vấn đề, chẳng phải tự mình xuất chinh không được. Song Vương Liên chẳng phải tùy tiện nói ra lời can gián của ông có lý do đầy đủ, lại rất khẩn thiết, bởi thế Gia Cát Lượng rất cảm động lại phải suy nghĩ kĩ. Sử sách có chép, do lời can của Vương Liên, đích xác khiến Gia Cát Lượng ngẫm nghĩ trong suốt một thời gian khá dài.

Đến tháng 3, Gia Cát Lượng mới quyết tâm từ biệt hậu chủ Lưu Thiện, tự mình chuẩn bị nam chinh.

Ông ta đầu tiên hạ lệnh cho Thái thú Ngụy Diên tăng cường phòng thủ phía bắc, để đối phó sự manh độnẹ của Tào Ngụy. Lại điều động Lý Nghiêm phụ trách phòng vệ phía đông, chú ý đến tiến triển xung đột giữa Ngụy – Ngô, thường xuyên nắm tình hình quân sự chặt chẽ. Trưởng sử Hướng Lăng giữ Thành Đô, điều động quân lương để chi viện cho tiền tuyến.

Quân đoàn nam chinh được sắp xếp như sau:

– Tổng tư lệnh: Thừa tướng Gia Cát Lượng

– Tham mưu trưởng: Trưởng sử Dương Nghi

– Tư lệnh đạo quân phía đông: Môn hạ Mã Trung

– Tư lệnh đạo quân tuyến giữa: Trù hàng đô đốc Lý Khôi

– Tư lệnh đạo quân phía tây: Gia Cát Lượng tự kiêm

Kế hoạch tác chiến chủ yếu như sau:

Đạo quân Mã Trung theo đường mòn Tứ Xuyến đến thẳng Tang Ca, tiến đánh quân phản loạn Chu Bao, quân Lý Khôi tiến đánh quân Ích Châu, trực tiếp đánh vào đại bản doanh của Ưng Khải và Mạnh Hoạch. Lại phái Thái thú Kiện Vi trước đây là Vương Sĩ, nhận nhiệm vụ mới làm Thái thú Ích Châu, cùng hiệp trợ về quân sự với Lý Khôi, Gia Cát Lượng tự mình dẫn quân chủ lực, từ Thành Đô đến sát An Thượng, cùng hợp quân với Thái thú Việt Huề là Cung Lộc ở An Thượng, từ An Thượng theo đường thủy tiến vào Việt Huề. Cuối cùng ba đường binh mã cùng hợp ở Điền Trì thuộc quận Ích Châu.

Hành động quân sự lần này, tuy do Gia Cát Lượng tự mình cầm quân, song các tướng lĩnh và binh lực được huy động đều không lớn. Bởi thế kẻ địch chủ yếu vẫn là ở phía bắc và phía đông, tướng lĩnh có tài đảm đương một vùng ắt phải được bố trí ở đấy. Lại nữa công việc giữ gìn Thành đô cũng rất quan trọng, bởi thế những người thân tín quan trọng như Tưởng Uyển, Đổng Doãn, Phí Vỹ, đều cần phải ở lại Thành Đô đề phòng biến động. Cũng tức là nói qui mô cuộc chiến tranh lần này, từ lúc bắt đầu lập kế hoạch đã tựa hồ không ở mức độ lớn.

Đúng như lời can của Vương Liên, chỉ cần phái một viên đại tướng, thì có thể xử lý tốt việc chiến sự ở đấy, hà tất một tể tướng tôn quí của quốc gia phải mạo hiểm tới đó. Về mặt quân sự mà nói, luận điểm này hoàn toàn chính xác, Gia Cát Lượng tự mình trong lòng cũng đã thấu tỏ, đích xác cũng có chỗ e ngại “giết gà bằng dao mổ trâu”. Song tầm mắt của Gia Cát Lượng phóng đến độ cao chính trị, muốn giải quyết vấn đề Nam Trung không phải ở chỗ có đủ năng lực vũ trang để trấn áp, quân sự có thể sửa chữa được ngọn, muốn sửa được gốc phải dựa vào lực lượng chính trị.

Song vấn đề Nam Trung khá phức tạp, ví như băng đóng ba thước chẳng phải rét một ngày, không triệt để giải quyết ắt thành mối lo vĩnh viễn sau này, về căn bản chẳng thế dốc toàn lực đối ngoại được.

Huống chi nếu chẳng có sự trợ giúp của vùng Nam Trung, Thục Hán cũng chẳng có thực lực để đối kháng lâu dài với Tào Ngụy và Đông Ngô, nói cách khác, sự thành bại về xử lý sự kiện Nam Trung phản loạn, có quan hệ lâu dài đến việc sửa sang Thục Hán.

Xử lý về chính trị dựa vào khí chất và quyền lực, nếu mọi việc đều phải thỉnh thị, sẽ rất khó cơ động đưa ra sách lược ứng biến, khí chất không đủ, thì chẳng thể thấu thị được vấn đề, hoặc thiếu tầm mắt qui hoạch lâu dài. Vấn đề Nam Trung ắt sẽ chẳng thể giải quyết một lần, chỉ là lãng phí thời gian mà thôi.

Khi ba chân đỉnh đã lập ra, cục diện ngoại bang thoắt đã vô cùng biến hóa, chẳng thế có nhiều thời gian và cơ hội tốt. Xử lý vấn đề Nam Trung chẳng những phải nhanh mà cần triệt để, ngoài Gia Cát Lượng tự mình đứng ở tuyến thứ nhất, chẳng ai có thể gánh vác được trách nhiệm ấy. Bởi lý do như vậy, Gia Cát Lượng không thể không tự mình xuất quân.

2. Công tâm là đầu, phá thành là phụ.

Ở thời khắc then chốt này, Trưởng sử Vương Liên đã từng ngăn cản Gia Cát Lượng nam chinh mới vừa từ trần, Gia Cát Lượng vừa mất đi một cánh tay, một người nói thẳng, rất đỗi thương tâm, bất đắc dĩ phải lấy lão thần Hướng Lãng quen biết từ thời ở Kinh Châu kế nhiệm. Sau khi trao đổi hết mọi việc, Gia Cát Lượng từ biệt Hậu chủ, dẫn quân xuất chinh phương nam.

Hậu chủ hạ chiếu thưởng cho Gia Cát Lượng một lưỡi tầm sét mạ vàng, một cỗ xe chỉ huy có lọng che, lại thêm sáu mươi hổ bôn hộ vệ, đã tượng trưng cho sự chịu ơn Vua mà xuất chinh. Văn vũ bá quan, thảy đều đến đưa chân. Chủ nhiệm ban tham mưu quân sự ở phủ Thừa tướng là Mã Tắc, từng làm Thái thú Việt Huề, đối với tình hình Nam Trung có hiểu biết rất sâu sắc. Đặc biệt sau khi người anh cả là Mã Lương từ trần, Gia Cát Lượng đối với Mã Tắc càng thêm gắn bó, bởi thế quan hệ hai bên rất thân thiết.

Hôm đó, Mã Tắc có đi tiễn chân, Gia Cát Lượng bèn thân mật hỏi rằng: “Ấu Thường (chỉ Mã Tắc) mấy năm lại đây chúng ta thường trao đổi ý kiến, thấy những lời can gián đưa ra có ý nghĩa đối với hành động quân sự nam chinh lần này, ngươi có ý kiến gì cứ nói rõ ra”.

Mã Tắc nói: “Các dân tộc thiểu số phía nam, vẫn cậy đất trời ở nơi xa xôi, lại có được sự hiểm trở về địa hình nên có thế cố thủ, từ xưa đến nay thường vẫn không phục tùng sự cai quản của triều đình. Nếu như nay ta dùng đại quân trấn áp họ, thì quân đội vừa rút đi, khó giữ họ không tiếp tục phản loạn. Hành động viễn chinh lần này kể như thành công, song ngay sau khi thừa tướng cử binh bắc phạt, đối kháng với kẻ địch Tào Ngụy, thì những Nam tộc ở phía nam này, chỉ cần biết rõ binh lực chúng ta phân tán, chẳng có thực lực đối chọi với họ, lại sẽ mau chóng phản loạn, cứ như vậy, vấn đề này vĩnh viễn không giải quyết được.

Nếu như vội vàng tàn sát họ, để trừ hậu họa, chẳng phải là việc làm của người nhân đức phải có. Hơn nữa trong một thời gian ngắn cũng chẳng thể làm được, tin rằng đây nhất định chẳng phải là ý định của thừa tướng.

Theo thiển nghĩ của đệ tử, đạo lý của việc dùng binh, công tâm là đầu, phá thành là phụ, đánh về tâm lý là đầu, đánh phải dùng binh là phụ. Xin thừa tướng xét kĩ, mà sớm thu phục lòng người phương nam, để có được sự điều hành yên ổn dài lâu”.

Những lời nói này, thực hợp với ý nghĩ của Gia Cát Lượng, chẳng những thu nạp làm tinh thần chủ yếu của cuộc nam chinh lần này, hơn nữa đối vớiMã Tắc giỏi bàn luận kế sách quân sự, lại càng thêm ưa thích hơn, trách chi trong lần bắc phạt sau này, đã đặc biệt đề bạt, giao phó cho trách nhiệm quan trọng hàng đầu.

3. Loạn quân tan rã dần dần, Ung Khải, Cao Định tử nạn

Đạo quân Mã Trung tấn công Tang Ca, theo đường Quí Châu nhằm hướng nam thảo phạt loạn quân Chu Bao. Cũng có thể sớm dự liệu từ sự kiện Thường Phòng, chính sách vỗ yên của Gia Cát Lượng đạt được kết quả, những bộ tộc vùng Tang Ca cơ hồ hoàn toàn quay về lại với triều đình, Chu Bao chưa đánh đã chạy. Mã Trung theo kế sách của Gia Cát Lượng, thi hành ân huệ với dân ở đấy, tiêp tục triển khai công việc vỗ yên.

Việc tấn công quận Ích Châu của Lý Khôi khá thuận lợi, Man tộc ở vùng Côn Minh, Vân Nam quay giáo, cũng mau chóng ổn định được tình hình ở đấy.

Chiến trường chủ yếu là đạo quân phía tây của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng từ Nghi Thực vượt qua Trường Giang, qua An Thượng từ phía tây tiến vào quận Việt Huề, dưới sự truy bức của đại quân, Di Vương, Cao Định đang bao vây Vĩnh Xương, phải lập tức rút quân, để củng cố bố phòng ở Mao Ngưu, Định Tạc, Ti Thủy.

Gia Cát Lượng tiến quân đến gần vùng Ti Thủy, hạ lệnh đóng quân ở nơi hiểm trở, tạm thời không phát động, chỉ tăng cường áp lực về tinh thần với Cao Định.

Cứ như chiến thuật của Gia Cát Lượng, vậy là hi vọng Cao Định sẽ sợ hãi, mà tập kết quân làm phản của mình ở đây, sẽ có thể tiến hành giao chiến trừng phạt gọn.

Cao Định quả nhiên trúng kế, ông ta chẳng những dốc toàn lực tập kết những bộ lạc của mình, lại còn phái người khẩn cấp đưa tin cho Ung Khải và Mạnh Hoạch để mau chóng mang quân đến chi viện.

Đương khi Ung Khải chuẩn bị xuất quân, lại nhận được tin tức Chu Bao bại trận, quân Thục đã chiếm đượcTang Ca, hơn nữa phần lớn quận Ích Châu đã đầu hàng quân Lý Khôi.

Ung Khải cho rằng tình hình đã nghiêm trọng, bèn tạm thời khéo léo cự tuyệt yêu cầu của Cao Định, sau khi cùng với Mạnh Hoạch tăng cường phòng bị mọi mặt ở quận Ích Châu, sẽ lại chấn chỉnh quân ngũ theo đường Điền Đông đến chi viện cho Cao Định.

Song bởi Ung Khải chậm trễ không xuất binh, khiến Cao Định đối với ông ta rất nghi ngờ, hơn nữa những tù trưởng bộ lạc dưới trướng Cao Định đối với Ung Khải rất phẫn nộ, bởi thế đương khi Ung Khải mới đến đây, bỗng chốc lại bị thuộc hạ Cao Định giết đi.

Sau khi Ung Khải chết, những kẻ đi theo cũng lập tức huyên náo với Cao Định, rồi theo Mạnh Hoạch nhằm hướng nam chạy đến quận Ích Châu.

Nhìn thấy quân phản loạn đang bị tan rã, Gia Cát Lượng lập tức xuất binh, đánh chiếm thành lũy của Cao Định, do binh lực Man tộc suy yếu, lập tức đổ vỡ như núi sụt lở. Quân Thục thừa kế đánh phá đại bản doanh Cao Định, bắt được vợ con của Cao Định mang theo.

Gia Cát Lượng có ý dừng tấn công để phái người đến khuyên Cao Định đầu hàng. Chẳng ngờ Cao Định lại đùng đùng nổi giận, bèn tập kết hơn hai nghìn quân cảm tử, chủ động tập kích quân chủ lực của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng cả giận, phát động cuộc chiến tiêu diệt. Quân lính của Cao Định bị đánh bại, Cao Định bị chết ngay tại trận, quân Việt Huề đến đây đã hoàn toàn được thu phục. Tàn dư của Ung Khải theo Mạnh Hoạch chạy về quận Ích Châu cùng kết hợp với những bộ lạc ở phía nam có thù hận lâu đời với người Hán, chuẩn bị cuộc đối kháng cuối cùng với đội quân nam chinh của Gia Cát Lượng.

4. Tài trí giữa lúc khẩn cấp, Lý Khôi lập được kỳ công.

Đạo quân Lý Khôi ở tuyến giữa, vốn đã tiến vào quận Ích Châu, bao vây sào huyệt của Ung Khải và Mạnh Hoạch. Chẳng ngờ Mạnh Hoạch lại dẫn quân trở về quận Ích Châu, từ Điền Đông và Kiềm Tây, theo hai phía giáp kích với quân Lý Khôi.

Lúc này, Lý Khôi chẳng những ở vào thế yếu, địch đông ta ít, hơn nữa liên hệ với quân Gia Cát Lượng cũng bị cắt đứt, tình thế rất nguy cấp.

Lý Khôi trong lúc nguy ngập lại nảy sinh tài trí, bèn lợi dụng quan hệ ông ta cũng là người địa phương, giả vờ nói với quân làm phản rằng: “Quân Thục Hán lương thực đã cạn, sẽ sớm phải rút về phương bắc. Tôi bởi xa quê đã lâu, nghĩ rằng lá rụng về cội, cùng với mọi người bàn kế sách lớn. Để biểu hiện rõ thành ý của tôi, tôi xin nói những điều cơ mật đặc biệt với mọi ngươi!”.

Lý Khôi dùng kế hoãn binh có kết quả, Man tộc ở quận Ích Châu bởi thế mà nới lỏng áp lực bao vây.

Lý Khôi thấy kẻ địch lơ là, lập tức dẫn đội cảm tử đánh ra, đột kích quân chủ lực của kẻ địch, phá được vòng vây, đến thẳng Bàn Giang gần với Tang Ca, liên hệ được với đạo quân của Mã Trung, cùng phòng ngự với chủ lực Man tộc ở quận Ích Châu.

Một mặt Gia Cát Lượng bởi mất liên hệ với Lý Khôi, rất sợ quân tuyến giữa bị cô lập, cũng vào tháng 5 năm đó, huy động quân lính vượt qua Lô Thủy (Kim Sơn Giang), đuổi theo quân Mạnh Hoạch.

Biết được quân chủ lực của Gia Cát Lượng đã sang bờ nam Lô Thủy, Mạch Hoạch lập tức dẫn quân về phía nam khiến đạo quân Gia Cát Lượng thuận lợi ở vùng Điển Trì hợp quân với Mã Trung và Lý Khôi ở phía đông và tuyến giữa.

Lúc đầu nếu như Lý Khôi không giữ được phía bắc quận Ích Châu hoặc như bị tiêu diệt, sẽ khiến đạo quân nam chinh chẳng thể hợp quân, chẳng những không có thể tập kết lực lượng tác chiến đầy đủ, trái lại sẽ tăng thêm thanh thế của quân làm phản, tạo thành hậu quả khó lường. Cho nên “Tam quốc chí” có chép: “Bình định phương nam, công lao của Lý Khôi rất lớn, quân Mạnh Hoạch rút về phương nam, gặp phải sự phản kích của quân Lý Khôi, đành lại phải chạm trán với quân chủ lực của Gia Cát Lượng. Đại quân hai bên đối trận ở thượng du sông Bàn Giang, triển khai một trận quyết chiến, Mạch Hoạch tự nhiên chẳng phải là đối thủ của Gia Cát Lượng, trong một lần quyết chiến, quân thua mà bị bắt sống.”

Với trận thắng này đã có thể nói chiến sự nam chinh đã hoàn toàn kết thúc, song Gia Cát Lượng lại không nghĩ như vậy. Ông ta cho rằng quân sự tuy thắng lợi, song chính trị lại chưa thu được ưu thế, thắng ở sức mạnh mà chưa thu phục được nhân tâm. Ông ta nghĩ đến đề nghị “Công tâm là đầu” của Mã Tắc, quyết định phải thắng thật sâu thật xa, để triệt để giải quyết vấn đề người nam làm phản.

5. “Uy danh của ông như trời, người nam không làm phản nữa”.

Để Mạnh Hoạch toàn tâm qui phục, Gia Cát Lượng quyết định phóng thích vô điều kiện.

Đầu tiên Gia Cát Lượng cho bày trận, dẫn Mạnh Hoạch đi tham quan, sau đó hỏi ông ta: “Ông thấy trận địa của quân ta như thế nào?”

Mạnh Hoạch đáp: “Trước đây không biết thực hư quân các ông ra sao, nên mới bị đánh bại. Hôm nay thấy được rồi, cũng chẳng qua như thế mà thôi, tin rằng tôi trở về chỉnh đốn binh mã, muốn đánh bại các ông cũng không khó”.

“Đã như vậy thì tha cho ông đi đấy!”.

Gia Cát Lượng cười nói như không có gì xảy ra, Mạnh Hoạch và các tướng lĩnh Thục Hán đều kinh hãi, tất cả đều không hiểu nổi.

Thực ra, cứ như quân lực của Gia Cát Lượng, muốn đánh bại Mạnh Hoạch thiếu tổ chức cũng chẳng khó gì, cái khó là ở chỗ phải thích ứng với hoàn cảnh địa lý. Vùng đất bên sông Lô Thủy, ở vào bắc vĩ tuyến 27°, gần với vùng núi nhiệt đới, lắm sơn lam chướng khí, người Hán nói chung rất dễ bị trúng độc ở đấy, lại thêm không quen thuộc hoàn cảnh thuỷ thổ, nếu giao tranh ở vùng đó là việc khá gian khổ và nguy hiểm.

Lại nữa trung tuần tháng 3 Gia Cát Lượng mới vượt sông Lô Thủy, khí trời đã gần mùa hè, chẳng những quân viễn chinh phần đông không hợp thủy thổ, mất sức tác chiến, hơn nữa lam sơn chướng khí độc hại, có ảnh hưởng không ít đến quân tình.

Khoảng năm Thiên Bản đời Đường, Đường Huyền Tông từng động binh ở đấy, kết quả là bị tổn thương quân sĩ nghiêm trọng bởi dịch bệnh. Nhà thơ Bạch Cư Dị đã viết bài thơ theo lối Nhạc phủ, đó là bài thơ phản chiến nổi tiếng “Tặng ông già gãy tay ở Tây Phong” như sau:

Xứ Vân Nam có dòng Lô

Mùa hoa tiêu khói trắng mờ mặt sông

Nước sông nóng bỏng lạ bùng

Ba người qua đấy phỏng chừng còn hai

Ngõ ngoài não một tiếng ai

Bồng con đứng đợi qua thời trẻ trung

Chinh nam dằng dặc dặm trường

Vạn người ra lính mà không thấy về.

Sự uy hiếp đối mặt với đạo quân nam chinh của Thục Hán, Gia Cát Lượng trong lòng đã biết khá kĩ, song tựa hồ ông nhằm mục tiêu cao hơn, đã chấp nhận trả giá đến như vậy.

Nghe nói trong thời gian rất ngắn, mấy lần bắt sống Mạnh Hoạch, lại theo lời giao hẹn mà tha cho ông ta. Đến lần cuối cùng, Gia Cát Lượng lại hạ lệnh cởi trói tha cho Mạnh Hoạch để ông ta được trở về trại cũ.

Song Mạnh Hoạch lại quỳ xuống dưới trướng, nói rằng: “Uy danh của ông như trời, người nam không làm phản nữa!”.

Lịch sử chính thức ghi chép rất nhiều về cuộc nam chinh lần này, song La Quán Trung tác giả “Tam quốc diễn nghĩa” lại căn cứ vào truyền thuyết dã sử ở đó, viết ra chương hồi hơn bốn vạn chữ, ghi chép tỉ mỉ những tình tiết Gia Cát Lượng bảy lần bắt sống Mạnh Hoạch, trong đó tính chân thực ra sao, trong chương sau, chúng tôi sẽ tự thuật và phân tích hoàn chỉnh.

Cứ theo chính sử ghi chép, Gia Cát Lượng sau khi khiến Mạnh Hoạch toàn tâm qui phục, mới tiến quân đến Điền Tây hợp quân với Mã Trung và Lý Khôi, cũng chính thức kết thúc chiến sự ở Nam Trung.

Tam quốc chí có chép: “Mùa thu thì bình định xong”, Hoa Dương quốc chí thì chép “Mùa thu đã bình định được bốn quận”, như vậy rõ ràng là vào mùa thu, cứ theo Biên niên sử “Tư trị thông giám” ghi chép thì vào tháng 7, khoảng trung tuần hoặc khoảng hạ tuần tháng ấy.

Gia Cát Lượng vào tháng năm vượt sông Lô Thủy, kể đến tháng 7 trước sau mới hơn hai tháng, ví như kể từ tháng 3 xuất binh, chẳng qua chỉ hơn bốn tháng ngắn ngủi mà thôi. Thế lực phản loạn kéo dài hai, ba năm, bị triệt để bình định, chính xác phải quy công cho sách lược cơ bản “công tâm là đầu”.

6. Truyền thuyết bảy lần bắt, bảy lần tha trong dã sử.

Tuy đang làm công việc thảo phạt Nam Trung, theo lịch sử ghi chép, Gia Cát Lượng vẫn luôn lo lắng đến việc phòng thủ phương bắc, luôn nhắc nhở việc phòng thủ ở đấy. Bởi thế phải chăng thực đúng như Tam quốc diễn nghĩa mô tả, thâm nhập sâu vào cực nam của Nam Trung như thế, lại tiến hành tác chiến chính trị “Bảy lần bắt bảy lần tha”.

Rốt cục Gia Cát Lượng phải chăng có bảy lần bắt sống Mạnh Hoạch, cũng không dễ khảo chứng, song cứ theo ghi chép của Tam quốc diễn nghĩa, Gia Cát Lượng vào sâu phương nam như thế, thời gian tiêu hao như vậy xem ra tựa hồ rất không có khả năng. Song ở những vùng tây nam này, lại lưu truyền không ít câu chuyện và di tích về chiến sự giữa Gia Cát Lượng và Mạnh Hoạch. Vậy rốt cục việc này là như thế nào? Theo “Điển Vân kí lược” của Trương Nhược Tú, những địa điểm đưa ra về bảy lần bắt Mạnh hoạch, cơ hồ đều ở vùng Đại Lý và Bảo Sơn của Vân Nam. Lịch sử tuy có chép bảy lần bắt bảy lần tha, song lại chẳng thấy chép Gia Cát Lượng đã đến vùng Điền Tây. Vậy những câu chuyện và di tích ở đấy đã sản sinh ra như thế nào?

Có không ít nhà nghiên cứu cho rằng, vùng đất Vân Nam theo truyền thuyết Gia Cát Lượng đại chiến với Mạnh Hoạch phần lớn đều được nhắc đến từ đời Đường, hơn nữa sau này lại còn miêu tả tường tận hơn, tựa hồ có chỗ khoa trương phụ họa. Rốt cục là để phù hợp với hình ảnh của ai?

Cứ theo tình hình đương thời mà xem, vùng Điền Tây là vùng cai quản của Lã Khởi. Lã Khởi vẫn trung thành và sùng bái Gia Cát Lượng, tin rằng, ông ta khi chấp hành chính sách ít nhiều đều mô phỏng hoặc giả truyền chỉ thị của Gia Cát Lượng, cũng có thể bởi như vậy, người sau đã lấy sự tích của Lã Khởi hợp vào hình ảnh Gia Cát Lượng.

Lại thêm người Hán ở Điền Tây càng ngày càng nhiều, họ lấy sự tích Gia Cát Lượng ở Điền Đông đổi sang Điền Tây. Lại do chính sử thiếu ghi chép, ảnh hưởng của Gia Cát Lượng đối với vùng Nam Trung rất lớn, các chuyện truyền kỳ và di tích dựa vào tâm lý này đã phát triển rất mạnh.

La Quán Trung ắt là đã dựa vào những câu chuyện truyền thuyết này để chỉnh lý kĩ thêm mà viết ra tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”. Thực ra truyền thuyết bảy lần bắt Mạnh Hoạch chẳng những lưu truyền ở vùng tây nam, thậm chí ở những nước Đông Nam Á như Miến Điện, Thái Lan cũng có những chuyện truyền khẩu, mọi người đàm luận về những thành tích này của Gia Cát Lượng không thể không thích thú kính phục, thậm chí không gọi rõ tên, mà gọi là “Khổng Minh tiên sinh” để biểu thị sự tôn kính đặc biệt.

Gia Cát Lượng cố ý thả Mạnh Hoạch là chấp hành cụ thể sách lược “công tâm làm đầu”, điều đó chẳng có gì nghi ngờ, song hành vi ấy lặp lại nhiều đến bảy lần, hiển nhiên có chỗ khoa trương. “Thông giám thông lãm” có nói: Người ta thấy bảy lần bắt bảy lần tha xem là chuyện hay kim cổ, thực ra là thiếu nhận thức thông thường. Tuy nói là với các dân tộc thiểu số ở biên giới, phải làm cho họ toàn tâm qui phục, song luôn bắt luôn tha, như là trò đùa, một lần đã là nhiều, thực tế chẳng thể nhiều đến bảy lần. Ví như bắt cá mấy lần, cũng chẳng thể chủ quan, huống chi là việc tác chiến, lại là việc chẳng lành. Mở lồng cho chim bay, phá cũi thả hổ về rừng, tuyệt đối chẳng phải là việc hay, huống chi kẻ địch lớn ở phương bắc, luôn bắt luôn tha khiến chiến sự kéo dài không quyết, tin rằng một người cẩn thận như Gia Cát Lượng sẽ không bao giờ làm. Tuy cách nói như vậy không công bằng, song ở vùng Nam Trung khó nắm địa lợi, bảy lần bắt bảy lần tha đích xác không phù hợp với bản tính Gia Cát Lượng xưa nay vẫn cẩn thận.

Dẫu rằng có hay không có bảy lần, bắt rồi sau tha vẫn là sự thực lịch sử, Gia Cát Lượng đích xác trong mấy tháng ngắn ngủi, hoàn thành công việc bình định Nam Trung, lại chỉ trong gần hai tháng, lấy chính trị để cải thiện quan hệ với dân tộc thiểu số, đấy là sách lược phù hợp với quan điểm sau này, “Hán Di yên ổn”. Sau khi sắp xếp việc lớn ở Nam Trung, đến cuối năm, Gia Cát Lượng mới từ phía đông bắc Vân Nam dẫn quân trở về Thành Đô, hoàn thành chiến dịch lớn “công tâm làm đầu” chưa từng có trong lịch sử. Nhà thơ Hồ Tăng đời Đường trong bài thơ “Lô Thủy” đối với việc Gia Cát Lượng tự mình dẫn quân nam chinh không ngại nguy hiểm đã nhiệt tình tán dương.

Tháng 5 vào đất không cây

Lô Giang trăng sáng khói đầy thực hư

Đền ơn Tam cố thảo lư

Há rằng tóm tướng có dư bảy lần.

Lời bình của Trần Văn Đức

Trong số những cuốn bình pháp nổi tiếng của Trung Quốc được công nhận có tinh thần hiện đại nhất đó là cuốn Úy Lạo Tử, do viên quan Úy Lạo viết dâng lên Tần Thủy Hoàng.

Trong binh pháp úy Lạo Tử có một chương ghi mười hai điều là áp đảo kẻ địch và mười hai điều bị kẻ địch lợi dụng, yêu cầu các tướng lĩnh cầm quân tác chiến phải đặc biệt chú ý. Mười hai điều áp đảo kẻ địch như sau:

1. Cần phải lập uy, có mệnh lệnh và thái độ bình thường ở nơi không dễ biến đổi.

2. Ân huệ phải nảy sinh hiệu quả, ắt phải tóm được thời cơ thích đáng.

3. Đạo lý quyền biến là phải hiểu được sự biến hóa đáp ứng với tình thế.

4. Thành bại chiến đấu thấy ở tinh thần hăng hái của binh sĩ.

5. Khi công kích ắt phải dự liệu kẻ địch không ngờ đến.

6. Khi phòng ngự ắt phải làm cho kẻ địch khó mà mò ra được.

7. Chẳng có thất sách là bởi đánh giá, cân nhắc và cặn kẽ.

8. Không rơi vào chỗ khốn khó bởi có sự chuẩn bị đầy đủ.

9. Với tình huống nhỏ hẹp lại càng phải đặc biệt thận trọng.

10. Phải có trí tuệ mưu lược đầy đủ khi xử sự việc lớn.

11. Tránh có khiếm khuyết khi phải quyết đóan.

12. Phải đặc biệt yêu mến người khác, lấy khiêm nhường mà tiếp đãi người ta.

Lại có 12 khuyết điểm rất dễ bị kẻ địch lợi dụng:

1. Thường phải hối hận bởi vội vàng hành động khi mình chưa nắm chắc.

2. Việc tai họa thường bởi lạm sát kẻ vô tội mà sinh ra.

3. Người ta bất bình là do sự tư riêng không chính đáng của người lãnh đạo.

4. Phát sinh việc chẳng lành là do người lãnh đạo không thích người khác khuyên răn lỗi lầm của mình.

5. Phát sinh việc chẳng ngờ thường do tước đoạt tài sản của dân.

6. Người lãnh đạo không rõ thị phi thường sẽ rơi vào cạm bẫy ly gián của kẻ địch.

7. Thường sinh việc không thiết thực bởi ra mệnh lệnh không đâu.

8. Không chịu lắng nghe thì người lãnh đạo chẳng gần được người hiền đức.

9. Tai hoạ thường đến bởi sự hám lợi.

10. Tệ hại là do thân gần kẻ tiểu nhân.

11. Mất nước thường do không chú trọng việc phòng vệ.

12. Nguy hiểm sẽ phát sinh do mệnh lệnh không được quán triệt.

Mười hai điều quan trọng nói về việc thắng bại, đích xác thường xuất hiện trong quản lý thường ngày của chúng ta. Khi phát sinh sự kiện phản loạn Nam Trung, Gia Cát Lượng không kể khó khăn, chấp nhận nơi hiểm trở lam sơn chướng khí, nỗ lực quán triệt chiến lược bắt thả khiến các dân tộc thiểu số toàn tâm qui phục tựa hồ chưa từng tách rời mấy nguyên tắc lớn mà Úy Lạo Tử đưa ra.

Trong đó, đặc biệt phải chú ý, là có tài trí khi sửa sang việc lớn và khiêm nhường để được lòng mọi người. Tầm mắt hạn hẹp, nóng nảy hữu lợi, với việc lớn không có biện pháp tài trí, chỉ có sự thông minh vụn vặt là chứng bệnh thường thấy ở nhiều người lãnh đạo.

Khi đắc ý dễ dương dương tự đắc, xem mình là con trời, lại phải làm sao thực khiêm nhường để thu phục tình cảm của mọi người, Gia Cát Lượng trong cuộc viễn chinh Nam Trung lần này, có được thành công triệt để, đích xác ở đây ông đã thực sự nắm được hai nguyên tắc ở trên.

“Sống bởi lo hoạn nạn, chết bởi thường vui thú”. Mất bởi không lo giữ, là một người điều hành, việc đó một giây phút cũng chẳng thê lơ là được.

TRẦN VĂN ĐỨC

Gia Cát Lượng cho rằng quân sự tuy thắng lợi, song nếu chính trị lại không thu được ưu thế, chỉ là thắng ở sức mà không thắng ở tâm.

Ông ta nghĩ đến đề nghị của Mã Tắc “Công tâm làm đầu” quyết định thắng thật sâu thật xa, để triệt để giải quyết căn bản vấn đề người Nam làm phản.

1. Vùng đất không cây, quê hương dịch bệnh.

Mùa xuân năm Kiến Hưng thứ 3, đột nhiên truyền đi tin tức Ngụy Văn đế cử đại quân đánh Đông Ngô. Đấy hiển nhiên là hiệu quả của chiến lược đông hòa Tôn Quyền của Gia Cát Lượng.

Hai nước Ngụy Ngô mắc vào việc quân sự rối ren, phía bắc và phía đông của Thục Hán áp lực quân sự tự nhiên giảm đi không ít. Gia Cát Lượng cho rằng đây là thời cơ tốt nhất để triệt để giải quyết vấn đề Nam Trung. Bởi thế ông ta bắt đầu sắp xếp quân đội, chuẩn bị tự mình dẫn quân nam chinh.

Trưởng sử Vương Liên liền can rằng: “Nam Man là vùng đất không cây cối, quê hương của dịch bệnh, không nên lấy thân phận tể tướng trong nước mà đến đó, chẳng may có sai sót gì, há chẳng phải là rất mạo hiểm ư!”

Vương Liên tên chữ là Văn Nghi người Nam Dương, khi Lưu Chương nắm quyền thì mới vào Thục, được bổ nhiệm làm chức quan ở Tử Đồng. Lưu Bị vào Thục, Vương Liên đóng cửa thành cố thủ, Lưu Bị thấy ông ta có trách nhiệm và khí tiết nên rất ưa thích. Sau khi bình định Thục Trung, vẫn được trọng dụng, việc điều hành ở quận có thành tích tốt. Vương Liên ngoài sở trường về hành chính, lại giỏi về việc tài chính, bởi thế được Gia Cát Lượng đề bạt, việc trông nom mỏ muối ở Tứ Xuyên đạt nhiều thành tựu. Suốt một đời tuy thay đổi không ít chức quan, song tựa hồ đều liên quan đến tài chính. Gia Cát Lượng trọng dụng ông ta làm bí thư cơ yếu ở Phủ thừa tướng, vẫn phụ trách kế hoạch tài chính.

Đề nghị của một người dưới trướng được tín nhiệm như vậy, tin rằng Gia Cát Lượng chẳng thể xem thường.

Huống chi trong lời can của Vương Liên, ắt có vấn đề quân lương và tài chính mà Gia Cát Lượng vẫn xem trọng.

Tam quốc chí có chép, Gia Cát Lượng đối với đề nghị của Vương Liên, đích xác đã khá thận trọng suy nghĩ, ông ta cũng đã cân nhắc là phái một viên đại tướng thay ông ta viễn chinh, song ông ta cho rằng ở chiến trường này chủ yếu nhất là chính trị, mà chẳng phải quân sự. Thục Hán có không ít mãnh tướng thiện chiến, song khí chất chính trị thì không đủ, nếu cần triệt để giải quyết vấn đề, chẳng phải tự mình xuất chinh không được. Song Vương Liên chẳng phải tùy tiện nói ra lời can gián của ông có lý do đầy đủ, lại rất khẩn thiết, bởi thế Gia Cát Lượng rất cảm động lại phải suy nghĩ kĩ. Sử sách có chép, do lời can của Vương Liên, đích xác khiến Gia Cát Lượng ngẫm nghĩ trong suốt một thời gian khá dài.

Đến tháng 3, Gia Cát Lượng mới quyết tâm từ biệt hậu chủ Lưu Thiện, tự mình chuẩn bị nam chinh.

Ông ta đầu tiên hạ lệnh cho Thái thú Ngụy Diên tăng cường phòng thủ phía bắc, để đối phó sự manh độnẹ của Tào Ngụy. Lại điều động Lý Nghiêm phụ trách phòng vệ phía đông, chú ý đến tiến triển xung đột giữa Ngụy – Ngô, thường xuyên nắm tình hình quân sự chặt chẽ. Trưởng sử Hướng Lăng giữ Thành Đô, điều động quân lương để chi viện cho tiền tuyến.

Quân đoàn nam chinh được sắp xếp như sau:

– Tổng tư lệnh: Thừa tướng Gia Cát Lượng

– Tham mưu trưởng: Trưởng sử Dương Nghi

– Tư lệnh đạo quân phía đông: Môn hạ Mã Trung

– Tư lệnh đạo quân tuyến giữa: Trù hàng đô đốc Lý Khôi

– Tư lệnh đạo quân phía tây: Gia Cát Lượng tự kiêm

Kế hoạch tác chiến chủ yếu như sau:

Đạo quân Mã Trung theo đường mòn Tứ Xuyến đến thẳng Tang Ca, tiến đánh quân phản loạn Chu Bao, quân Lý Khôi tiến đánh quân Ích Châu, trực tiếp đánh vào đại bản doanh của Ưng Khải và Mạnh Hoạch. Lại phái Thái thú Kiện Vi trước đây là Vương Sĩ, nhận nhiệm vụ mới làm Thái thú Ích Châu, cùng hiệp trợ về quân sự với Lý Khôi, Gia Cát Lượng tự mình dẫn quân chủ lực, từ Thành Đô đến sát An Thượng, cùng hợp quân với Thái thú Việt Huề là Cung Lộc ở An Thượng, từ An Thượng theo đường thủy tiến vào Việt Huề. Cuối cùng ba đường binh mã cùng hợp ở Điền Trì thuộc quận Ích Châu.

Hành động quân sự lần này, tuy do Gia Cát Lượng tự mình cầm quân, song các tướng lĩnh và binh lực được huy động đều không lớn. Bởi thế kẻ địch chủ yếu vẫn là ở phía bắc và phía đông, tướng lĩnh có tài đảm đương một vùng ắt phải được bố trí ở đấy. Lại nữa công việc giữ gìn Thành đô cũng rất quan trọng, bởi thế những người thân tín quan trọng như Tưởng Uyển, Đổng Doãn, Phí Vỹ, đều cần phải ở lại Thành Đô đề phòng biến động. Cũng tức là nói qui mô cuộc chiến tranh lần này, từ lúc bắt đầu lập kế hoạch đã tựa hồ không ở mức độ lớn.

Đúng như lời can của Vương Liên, chỉ cần phái một viên đại tướng, thì có thể xử lý tốt việc chiến sự ở đấy, hà tất một tể tướng tôn quí của quốc gia phải mạo hiểm tới đó. Về mặt quân sự mà nói, luận điểm này hoàn toàn chính xác, Gia Cát Lượng tự mình trong lòng cũng đã thấu tỏ, đích xác cũng có chỗ e ngại “giết gà bằng dao mổ trâu”. Song tầm mắt của Gia Cát Lượng phóng đến độ cao chính trị, muốn giải quyết vấn đề Nam Trung không phải ở chỗ có đủ năng lực vũ trang để trấn áp, quân sự có thể sửa chữa được ngọn, muốn sửa được gốc phải dựa vào lực lượng chính trị.

Song vấn đề Nam Trung khá phức tạp, ví như băng đóng ba thước chẳng phải rét một ngày, không triệt để giải quyết ắt thành mối lo vĩnh viễn sau này, về căn bản chẳng thế dốc toàn lực đối ngoại được.

Huống chi nếu chẳng có sự trợ giúp của vùng Nam Trung, Thục Hán cũng chẳng có thực lực để đối kháng lâu dài với Tào Ngụy và Đông Ngô, nói cách khác, sự thành bại về xử lý sự kiện Nam Trung phản loạn, có quan hệ lâu dài đến việc sửa sang Thục Hán.

Xử lý về chính trị dựa vào khí chất và quyền lực, nếu mọi việc đều phải thỉnh thị, sẽ rất khó cơ động đưa ra sách lược ứng biến, khí chất không đủ, thì chẳng thể thấu thị được vấn đề, hoặc thiếu tầm mắt qui hoạch lâu dài. Vấn đề Nam Trung ắt sẽ chẳng thể giải quyết một lần, chỉ là lãng phí thời gian mà thôi.

Khi ba chân đỉnh đã lập ra, cục diện ngoại bang thoắt đã vô cùng biến hóa, chẳng thế có nhiều thời gian và cơ hội tốt. Xử lý vấn đề Nam Trung chẳng những phải nhanh mà cần triệt để, ngoài Gia Cát Lượng tự mình đứng ở tuyến thứ nhất, chẳng ai có thể gánh vác được trách nhiệm ấy. Bởi lý do như vậy, Gia Cát Lượng không thể không tự mình xuất quân.

2. Công tâm là đầu, phá thành là phụ.

Ở thời khắc then chốt này, Trưởng sử Vương Liên đã từng ngăn cản Gia Cát Lượng nam chinh mới vừa từ trần, Gia Cát Lượng vừa mất đi một cánh tay, một người nói thẳng, rất đỗi thương tâm, bất đắc dĩ phải lấy lão thần Hướng Lãng quen biết từ thời ở Kinh Châu kế nhiệm. Sau khi trao đổi hết mọi việc, Gia Cát Lượng từ biệt Hậu chủ, dẫn quân xuất chinh phương nam.

Hậu chủ hạ chiếu thưởng cho Gia Cát Lượng một lưỡi tầm sét mạ vàng, một cỗ xe chỉ huy có lọng che, lại thêm sáu mươi hổ bôn hộ vệ, đã tượng trưng cho sự chịu ơn Vua mà xuất chinh. Văn vũ bá quan, thảy đều đến đưa chân. Chủ nhiệm ban tham mưu quân sự ở phủ Thừa tướng là Mã Tắc, từng làm Thái thú Việt Huề, đối với tình hình Nam Trung có hiểu biết rất sâu sắc. Đặc biệt sau khi người anh cả là Mã Lương từ trần, Gia Cát Lượng đối với Mã Tắc càng thêm gắn bó, bởi thế quan hệ hai bên rất thân thiết.

Hôm đó, Mã Tắc có đi tiễn chân, Gia Cát Lượng bèn thân mật hỏi rằng: “Ấu Thường (chỉ Mã Tắc) mấy năm lại đây chúng ta thường trao đổi ý kiến, thấy những lời can gián đưa ra có ý nghĩa đối với hành động quân sự nam chinh lần này, ngươi có ý kiến gì cứ nói rõ ra”.

Mã Tắc nói: “Các dân tộc thiểu số phía nam, vẫn cậy đất trời ở nơi xa xôi, lại có được sự hiểm trở về địa hình nên có thế cố thủ, từ xưa đến nay thường vẫn không phục tùng sự cai quản của triều đình. Nếu như nay ta dùng đại quân trấn áp họ, thì quân đội vừa rút đi, khó giữ họ không tiếp tục phản loạn. Hành động viễn chinh lần này kể như thành công, song ngay sau khi thừa tướng cử binh bắc phạt, đối kháng với kẻ địch Tào Ngụy, thì những Nam tộc ở phía nam này, chỉ cần biết rõ binh lực chúng ta phân tán, chẳng có thực lực đối chọi với họ, lại sẽ mau chóng phản loạn, cứ như vậy, vấn đề này vĩnh viễn không giải quyết được.

Nếu như vội vàng tàn sát họ, để trừ hậu họa, chẳng phải là việc làm của người nhân đức phải có. Hơn nữa trong một thời gian ngắn cũng chẳng thể làm được, tin rằng đây nhất định chẳng phải là ý định của thừa tướng.

Theo thiển nghĩ của đệ tử, đạo lý của việc dùng binh, công tâm là đầu, phá thành là phụ, đánh về tâm lý là đầu, đánh phải dùng binh là phụ. Xin thừa tướng xét kĩ, mà sớm thu phục lòng người phương nam, để có được sự điều hành yên ổn dài lâu”.

Những lời nói này, thực hợp với ý nghĩ của Gia Cát Lượng, chẳng những thu nạp làm tinh thần chủ yếu của cuộc nam chinh lần này, hơn nữa đối vớiMã Tắc giỏi bàn luận kế sách quân sự, lại càng thêm ưa thích hơn, trách chi trong lần bắc phạt sau này, đã đặc biệt đề bạt, giao phó cho trách nhiệm quan trọng hàng đầu.

3. Loạn quân tan rã dần dần, Ung Khải, Cao Định tử nạn

Đạo quân Mã Trung tấn công Tang Ca, theo đường Quí Châu nhằm hướng nam thảo phạt loạn quân Chu Bao. Cũng có thể sớm dự liệu từ sự kiện Thường Phòng, chính sách vỗ yên của Gia Cát Lượng đạt được kết quả, những bộ tộc vùng Tang Ca cơ hồ hoàn toàn quay về lại với triều đình, Chu Bao chưa đánh đã chạy. Mã Trung theo kế sách của Gia Cát Lượng, thi hành ân huệ với dân ở đấy, tiêp tục triển khai công việc vỗ yên.

Việc tấn công quận Ích Châu của Lý Khôi khá thuận lợi, Man tộc ở vùng Côn Minh, Vân Nam quay giáo, cũng mau chóng ổn định được tình hình ở đấy.

Chiến trường chủ yếu là đạo quân phía tây của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng từ Nghi Thực vượt qua Trường Giang, qua An Thượng từ phía tây tiến vào quận Việt Huề, dưới sự truy bức của đại quân, Di Vương, Cao Định đang bao vây Vĩnh Xương, phải lập tức rút quân, để củng cố bố phòng ở Mao Ngưu, Định Tạc, Ti Thủy.

Gia Cát Lượng tiến quân đến gần vùng Ti Thủy, hạ lệnh đóng quân ở nơi hiểm trở, tạm thời không phát động, chỉ tăng cường áp lực về tinh thần với Cao Định.

Cứ như chiến thuật của Gia Cát Lượng, vậy là hi vọng Cao Định sẽ sợ hãi, mà tập kết quân làm phản của mình ở đây, sẽ có thể tiến hành giao chiến trừng phạt gọn.

Cao Định quả nhiên trúng kế, ông ta chẳng những dốc toàn lực tập kết những bộ lạc của mình, lại còn phái người khẩn cấp đưa tin cho Ung Khải và Mạnh Hoạch để mau chóng mang quân đến chi viện.

Đương khi Ung Khải chuẩn bị xuất quân, lại nhận được tin tức Chu Bao bại trận, quân Thục đã chiếm đượcTang Ca, hơn nữa phần lớn quận Ích Châu đã đầu hàng quân Lý Khôi.

Ung Khải cho rằng tình hình đã nghiêm trọng, bèn tạm thời khéo léo cự tuyệt yêu cầu của Cao Định, sau khi cùng với Mạnh Hoạch tăng cường phòng bị mọi mặt ở quận Ích Châu, sẽ lại chấn chỉnh quân ngũ theo đường Điền Đông đến chi viện cho Cao Định.

Song bởi Ung Khải chậm trễ không xuất binh, khiến Cao Định đối với ông ta rất nghi ngờ, hơn nữa những tù trưởng bộ lạc dưới trướng Cao Định đối với Ung Khải rất phẫn nộ, bởi thế đương khi Ung Khải mới đến đây, bỗng chốc lại bị thuộc hạ Cao Định giết đi.

Sau khi Ung Khải chết, những kẻ đi theo cũng lập tức huyên náo với Cao Định, rồi theo Mạnh Hoạch nhằm hướng nam chạy đến quận Ích Châu.

Nhìn thấy quân phản loạn đang bị tan rã, Gia Cát Lượng lập tức xuất binh, đánh chiếm thành lũy của Cao Định, do binh lực Man tộc suy yếu, lập tức đổ vỡ như núi sụt lở. Quân Thục thừa kế đánh phá đại bản doanh Cao Định, bắt được vợ con của Cao Định mang theo.

Gia Cát Lượng có ý dừng tấn công để phái người đến khuyên Cao Định đầu hàng. Chẳng ngờ Cao Định lại đùng đùng nổi giận, bèn tập kết hơn hai nghìn quân cảm tử, chủ động tập kích quân chủ lực của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng cả giận, phát động cuộc chiến tiêu diệt. Quân lính của Cao Định bị đánh bại, Cao Định bị chết ngay tại trận, quân Việt Huề đến đây đã hoàn toàn được thu phục. Tàn dư của Ung Khải theo Mạnh Hoạch chạy về quận Ích Châu cùng kết hợp với những bộ lạc ở phía nam có thù hận lâu đời với người Hán, chuẩn bị cuộc đối kháng cuối cùng với đội quân nam chinh của Gia Cát Lượng.

4. Tài trí giữa lúc khẩn cấp, Lý Khôi lập được kỳ công.

Đạo quân Lý Khôi ở tuyến giữa, vốn đã tiến vào quận Ích Châu, bao vây sào huyệt của Ung Khải và Mạnh Hoạch. Chẳng ngờ Mạnh Hoạch lại dẫn quân trở về quận Ích Châu, từ Điền Đông và Kiềm Tây, theo hai phía giáp kích với quân Lý Khôi.

Lúc này, Lý Khôi chẳng những ở vào thế yếu, địch đông ta ít, hơn nữa liên hệ với quân Gia Cát Lượng cũng bị cắt đứt, tình thế rất nguy cấp.

Lý Khôi trong lúc nguy ngập lại nảy sinh tài trí, bèn lợi dụng quan hệ ông ta cũng là người địa phương, giả vờ nói với quân làm phản rằng: “Quân Thục Hán lương thực đã cạn, sẽ sớm phải rút về phương bắc. Tôi bởi xa quê đã lâu, nghĩ rằng lá rụng về cội, cùng với mọi người bàn kế sách lớn. Để biểu hiện rõ thành ý của tôi, tôi xin nói những điều cơ mật đặc biệt với mọi ngươi!”.

Lý Khôi dùng kế hoãn binh có kết quả, Man tộc ở quận Ích Châu bởi thế mà nới lỏng áp lực bao vây.

Lý Khôi thấy kẻ địch lơ là, lập tức dẫn đội cảm tử đánh ra, đột kích quân chủ lực của kẻ địch, phá được vòng vây, đến thẳng Bàn Giang gần với Tang Ca, liên hệ được với đạo quân của Mã Trung, cùng phòng ngự với chủ lực Man tộc ở quận Ích Châu.

Một mặt Gia Cát Lượng bởi mất liên hệ với Lý Khôi, rất sợ quân tuyến giữa bị cô lập, cũng vào tháng 5 năm đó, huy động quân lính vượt qua Lô Thủy (Kim Sơn Giang), đuổi theo quân Mạnh Hoạch.

Biết được quân chủ lực của Gia Cát Lượng đã sang bờ nam Lô Thủy, Mạch Hoạch lập tức dẫn quân về phía nam khiến đạo quân Gia Cát Lượng thuận lợi ở vùng Điển Trì hợp quân với Mã Trung và Lý Khôi ở phía đông và tuyến giữa.

Lúc đầu nếu như Lý Khôi không giữ được phía bắc quận Ích Châu hoặc như bị tiêu diệt, sẽ khiến đạo quân nam chinh chẳng thể hợp quân, chẳng những không có thể tập kết lực lượng tác chiến đầy đủ, trái lại sẽ tăng thêm thanh thế của quân làm phản, tạo thành hậu quả khó lường. Cho nên “Tam quốc chí” có chép: “Bình định phương nam, công lao của Lý Khôi rất lớn, quân Mạnh Hoạch rút về phương nam, gặp phải sự phản kích của quân Lý Khôi, đành lại phải chạm trán với quân chủ lực của Gia Cát Lượng. Đại quân hai bên đối trận ở thượng du sông Bàn Giang, triển khai một trận quyết chiến, Mạch Hoạch tự nhiên chẳng phải là đối thủ của Gia Cát Lượng, trong một lần quyết chiến, quân thua mà bị bắt sống.”

Với trận thắng này đã có thể nói chiến sự nam chinh đã hoàn toàn kết thúc, song Gia Cát Lượng lại không nghĩ như vậy. Ông ta cho rằng quân sự tuy thắng lợi, song chính trị lại chưa thu được ưu thế, thắng ở sức mạnh mà chưa thu phục được nhân tâm. Ông ta nghĩ đến đề nghị “Công tâm là đầu” của Mã Tắc, quyết định phải thắng thật sâu thật xa, để triệt để giải quyết vấn đề người nam làm phản.

5. “Uy danh của ông như trời, người nam không làm phản nữa”.

Để Mạnh Hoạch toàn tâm qui phục, Gia Cát Lượng quyết định phóng thích vô điều kiện.

Đầu tiên Gia Cát Lượng cho bày trận, dẫn Mạnh Hoạch đi tham quan, sau đó hỏi ông ta: “Ông thấy trận địa của quân ta như thế nào?”

Mạnh Hoạch đáp: “Trước đây không biết thực hư quân các ông ra sao, nên mới bị đánh bại. Hôm nay thấy được rồi, cũng chẳng qua như thế mà thôi, tin rằng tôi trở về chỉnh đốn binh mã, muốn đánh bại các ông cũng không khó”.

“Đã như vậy thì tha cho ông đi đấy!”.

Gia Cát Lượng cười nói như không có gì xảy ra, Mạnh Hoạch và các tướng lĩnh Thục Hán đều kinh hãi, tất cả đều không hiểu nổi.

Thực ra, cứ như quân lực của Gia Cát Lượng, muốn đánh bại Mạnh Hoạch thiếu tổ chức cũng chẳng khó gì, cái khó là ở chỗ phải thích ứng với hoàn cảnh địa lý. Vùng đất bên sông Lô Thủy, ở vào bắc vĩ tuyến 27°, gần với vùng núi nhiệt đới, lắm sơn lam chướng khí, người Hán nói chung rất dễ bị trúng độc ở đấy, lại thêm không quen thuộc hoàn cảnh thuỷ thổ, nếu giao tranh ở vùng đó là việc khá gian khổ và nguy hiểm.

Lại nữa trung tuần tháng 3 Gia Cát Lượng mới vượt sông Lô Thủy, khí trời đã gần mùa hè, chẳng những quân viễn chinh phần đông không hợp thủy thổ, mất sức tác chiến, hơn nữa lam sơn chướng khí độc hại, có ảnh hưởng không ít đến quân tình.

Khoảng năm Thiên Bản đời Đường, Đường Huyền Tông từng động binh ở đấy, kết quả là bị tổn thương quân sĩ nghiêm trọng bởi dịch bệnh. Nhà thơ Bạch Cư Dị đã viết bài thơ theo lối Nhạc phủ, đó là bài thơ phản chiến nổi tiếng “Tặng ông già gãy tay ở Tây Phong” như sau:

Xứ Vân Nam có dòng Lô

Mùa hoa tiêu khói trắng mờ mặt sông

Nước sông nóng bỏng lạ bùng

Ba người qua đấy phỏng chừng còn hai

Ngõ ngoài não một tiếng ai

Bồng con đứng đợi qua thời trẻ trung

Chinh nam dằng dặc dặm trường

Vạn người ra lính mà không thấy về.

Sự uy hiếp đối mặt với đạo quân nam chinh của Thục Hán, Gia Cát Lượng trong lòng đã biết khá kĩ, song tựa hồ ông nhằm mục tiêu cao hơn, đã chấp nhận trả giá đến như vậy.

Nghe nói trong thời gian rất ngắn, mấy lần bắt sống Mạnh Hoạch, lại theo lời giao hẹn mà tha cho ông ta. Đến lần cuối cùng, Gia Cát Lượng lại hạ lệnh cởi trói tha cho Mạnh Hoạch để ông ta được trở về trại cũ.

Song Mạnh Hoạch lại quỳ xuống dưới trướng, nói rằng: “Uy danh của ông như trời, người nam không làm phản nữa!”.

Lịch sử chính thức ghi chép rất nhiều về cuộc nam chinh lần này, song La Quán Trung tác giả “Tam quốc diễn nghĩa” lại căn cứ vào truyền thuyết dã sử ở đó, viết ra chương hồi hơn bốn vạn chữ, ghi chép tỉ mỉ những tình tiết Gia Cát Lượng bảy lần bắt sống Mạnh Hoạch, trong đó tính chân thực ra sao, trong chương sau, chúng tôi sẽ tự thuật và phân tích hoàn chỉnh.

Cứ theo chính sử ghi chép, Gia Cát Lượng sau khi khiến Mạnh Hoạch toàn tâm qui phục, mới tiến quân đến Điền Tây hợp quân với Mã Trung và Lý Khôi, cũng chính thức kết thúc chiến sự ở Nam Trung.

Tam quốc chí có chép: “Mùa thu thì bình định xong”, Hoa Dương quốc chí thì chép “Mùa thu đã bình định được bốn quận”, như vậy rõ ràng là vào mùa thu, cứ theo Biên niên sử “Tư trị thông giám” ghi chép thì vào tháng 7, khoảng trung tuần hoặc khoảng hạ tuần tháng ấy.

Gia Cát Lượng vào tháng năm vượt sông Lô Thủy, kể đến tháng 7 trước sau mới hơn hai tháng, ví như kể từ tháng 3 xuất binh, chẳng qua chỉ hơn bốn tháng ngắn ngủi mà thôi. Thế lực phản loạn kéo dài hai, ba năm, bị triệt để bình định, chính xác phải quy công cho sách lược cơ bản “công tâm là đầu”.

6. Truyền thuyết bảy lần bắt, bảy lần tha trong dã sử.

Tuy đang làm công việc thảo phạt Nam Trung, theo lịch sử ghi chép, Gia Cát Lượng vẫn luôn lo lắng đến việc phòng thủ phương bắc, luôn nhắc nhở việc phòng thủ ở đấy. Bởi thế phải chăng thực đúng như Tam quốc diễn nghĩa mô tả, thâm nhập sâu vào cực nam của Nam Trung như thế, lại tiến hành tác chiến chính trị “Bảy lần bắt bảy lần tha”.

Rốt cục Gia Cát Lượng phải chăng có bảy lần bắt sống Mạnh Hoạch, cũng không dễ khảo chứng, song cứ theo ghi chép của Tam quốc diễn nghĩa, Gia Cát Lượng vào sâu phương nam như thế, thời gian tiêu hao như vậy xem ra tựa hồ rất không có khả năng. Song ở những vùng tây nam này, lại lưu truyền không ít câu chuyện và di tích về chiến sự giữa Gia Cát Lượng và Mạnh Hoạch. Vậy rốt cục việc này là như thế nào? Theo “Điển Vân kí lược” của Trương Nhược Tú, những địa điểm đưa ra về bảy lần bắt Mạnh hoạch, cơ hồ đều ở vùng Đại Lý và Bảo Sơn của Vân Nam. Lịch sử tuy có chép bảy lần bắt bảy lần tha, song lại chẳng thấy chép Gia Cát Lượng đã đến vùng Điền Tây. Vậy những câu chuyện và di tích ở đấy đã sản sinh ra như thế nào?

Có không ít nhà nghiên cứu cho rằng, vùng đất Vân Nam theo truyền thuyết Gia Cát Lượng đại chiến với Mạnh Hoạch phần lớn đều được nhắc đến từ đời Đường, hơn nữa sau này lại còn miêu tả tường tận hơn, tựa hồ có chỗ khoa trương phụ họa. Rốt cục là để phù hợp với hình ảnh của ai?

Cứ theo tình hình đương thời mà xem, vùng Điền Tây là vùng cai quản của Lã Khởi. Lã Khởi vẫn trung thành và sùng bái Gia Cát Lượng, tin rằng, ông ta khi chấp hành chính sách ít nhiều đều mô phỏng hoặc giả truyền chỉ thị của Gia Cát Lượng, cũng có thể bởi như vậy, người sau đã lấy sự tích của Lã Khởi hợp vào hình ảnh Gia Cát Lượng.

Lại thêm người Hán ở Điền Tây càng ngày càng nhiều, họ lấy sự tích Gia Cát Lượng ở Điền Đông đổi sang Điền Tây. Lại do chính sử thiếu ghi chép, ảnh hưởng của Gia Cát Lượng đối với vùng Nam Trung rất lớn, các chuyện truyền kỳ và di tích dựa vào tâm lý này đã phát triển rất mạnh.

La Quán Trung ắt là đã dựa vào những câu chuyện truyền thuyết này để chỉnh lý kĩ thêm mà viết ra tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”. Thực ra truyền thuyết bảy lần bắt Mạnh Hoạch chẳng những lưu truyền ở vùng tây nam, thậm chí ở những nước Đông Nam Á như Miến Điện, Thái Lan cũng có những chuyện truyền khẩu, mọi người đàm luận về những thành tích này của Gia Cát Lượng không thể không thích thú kính phục, thậm chí không gọi rõ tên, mà gọi là “Khổng Minh tiên sinh” để biểu thị sự tôn kính đặc biệt.

Gia Cát Lượng cố ý thả Mạnh Hoạch là chấp hành cụ thể sách lược “công tâm làm đầu”, điều đó chẳng có gì nghi ngờ, song hành vi ấy lặp lại nhiều đến bảy lần, hiển nhiên có chỗ khoa trương. “Thông giám thông lãm” có nói: Người ta thấy bảy lần bắt bảy lần tha xem là chuyện hay kim cổ, thực ra là thiếu nhận thức thông thường. Tuy nói là với các dân tộc thiểu số ở biên giới, phải làm cho họ toàn tâm qui phục, song luôn bắt luôn tha, như là trò đùa, một lần đã là nhiều, thực tế chẳng thể nhiều đến bảy lần. Ví như bắt cá mấy lần, cũng chẳng thể chủ quan, huống chi là việc tác chiến, lại là việc chẳng lành. Mở lồng cho chim bay, phá cũi thả hổ về rừng, tuyệt đối chẳng phải là việc hay, huống chi kẻ địch lớn ở phương bắc, luôn bắt luôn tha khiến chiến sự kéo dài không quyết, tin rằng một người cẩn thận như Gia Cát Lượng sẽ không bao giờ làm. Tuy cách nói như vậy không công bằng, song ở vùng Nam Trung khó nắm địa lợi, bảy lần bắt bảy lần tha đích xác không phù hợp với bản tính Gia Cát Lượng xưa nay vẫn cẩn thận.

Dẫu rằng có hay không có bảy lần, bắt rồi sau tha vẫn là sự thực lịch sử, Gia Cát Lượng đích xác trong mấy tháng ngắn ngủi, hoàn thành công việc bình định Nam Trung, lại chỉ trong gần hai tháng, lấy chính trị để cải thiện quan hệ với dân tộc thiểu số, đấy là sách lược phù hợp với quan điểm sau này, “Hán Di yên ổn”. Sau khi sắp xếp việc lớn ở Nam Trung, đến cuối năm, Gia Cát Lượng mới từ phía đông bắc Vân Nam dẫn quân trở về Thành Đô, hoàn thành chiến dịch lớn “công tâm làm đầu” chưa từng có trong lịch sử. Nhà thơ Hồ Tăng đời Đường trong bài thơ “Lô Thủy” đối với việc Gia Cát Lượng tự mình dẫn quân nam chinh không ngại nguy hiểm đã nhiệt tình tán dương.

Tháng 5 vào đất không cây

Lô Giang trăng sáng khói đầy thực hư

Đền ơn Tam cố thảo lư

Há rằng tóm tướng có dư bảy lần.

Lời bình của Trần Văn Đức

Trong số những cuốn bình pháp nổi tiếng của Trung Quốc được công nhận có tinh thần hiện đại nhất đó là cuốn Úy Lạo Tử, do viên quan Úy Lạo viết dâng lên Tần Thủy Hoàng.

Trong binh pháp úy Lạo Tử có một chương ghi mười hai điều là áp đảo kẻ địch và mười hai điều bị kẻ địch lợi dụng, yêu cầu các tướng lĩnh cầm quân tác chiến phải đặc biệt chú ý. Mười hai điều áp đảo kẻ địch như sau:

1. Cần phải lập uy, có mệnh lệnh và thái độ bình thường ở nơi không dễ biến đổi.

2. Ân huệ phải nảy sinh hiệu quả, ắt phải tóm được thời cơ thích đáng.

3. Đạo lý quyền biến là phải hiểu được sự biến hóa đáp ứng với tình thế.

4. Thành bại chiến đấu thấy ở tinh thần hăng hái của binh sĩ.

5. Khi công kích ắt phải dự liệu kẻ địch không ngờ đến.

6. Khi phòng ngự ắt phải làm cho kẻ địch khó mà mò ra được.

7. Chẳng có thất sách là bởi đánh giá, cân nhắc và cặn kẽ.

8. Không rơi vào chỗ khốn khó bởi có sự chuẩn bị đầy đủ.

9. Với tình huống nhỏ hẹp lại càng phải đặc biệt thận trọng.

10. Phải có trí tuệ mưu lược đầy đủ khi xử sự việc lớn.

11. Tránh có khiếm khuyết khi phải quyết đóan.

12. Phải đặc biệt yêu mến người khác, lấy khiêm nhường mà tiếp đãi người ta.

Lại có 12 khuyết điểm rất dễ bị kẻ địch lợi dụng:

1. Thường phải hối hận bởi vội vàng hành động khi mình chưa nắm chắc.

2. Việc tai họa thường bởi lạm sát kẻ vô tội mà sinh ra.

3. Người ta bất bình là do sự tư riêng không chính đáng của người lãnh đạo.

4. Phát sinh việc chẳng lành là do người lãnh đạo không thích người khác khuyên răn lỗi lầm của mình.

5. Phát sinh việc chẳng ngờ thường do tước đoạt tài sản của dân.

6. Người lãnh đạo không rõ thị phi thường sẽ rơi vào cạm bẫy ly gián của kẻ địch.

7. Thường sinh việc không thiết thực bởi ra mệnh lệnh không đâu.

8. Không chịu lắng nghe thì người lãnh đạo chẳng gần được người hiền đức.

9. Tai hoạ thường đến bởi sự hám lợi.

10. Tệ hại là do thân gần kẻ tiểu nhân.

11. Mất nước thường do không chú trọng việc phòng vệ.

12. Nguy hiểm sẽ phát sinh do mệnh lệnh không được quán triệt.

Mười hai điều quan trọng nói về việc thắng bại, đích xác thường xuất hiện trong quản lý thường ngày của chúng ta. Khi phát sinh sự kiện phản loạn Nam Trung, Gia Cát Lượng không kể khó khăn, chấp nhận nơi hiểm trở lam sơn chướng khí, nỗ lực quán triệt chiến lược bắt thả khiến các dân tộc thiểu số toàn tâm qui phục tựa hồ chưa từng tách rời mấy nguyên tắc lớn mà Úy Lạo Tử đưa ra.

Trong đó, đặc biệt phải chú ý, là có tài trí khi sửa sang việc lớn và khiêm nhường để được lòng mọi người. Tầm mắt hạn hẹp, nóng nảy hữu lợi, với việc lớn không có biện pháp tài trí, chỉ có sự thông minh vụn vặt là chứng bệnh thường thấy ở nhiều người lãnh đạo.

Khi đắc ý dễ dương dương tự đắc, xem mình là con trời, lại phải làm sao thực khiêm nhường để thu phục tình cảm của mọi người, Gia Cát Lượng trong cuộc viễn chinh Nam Trung lần này, có được thành công triệt để, đích xác ở đây ông đã thực sự nắm được hai nguyên tắc ở trên.

“Sống bởi lo hoạn nạn, chết bởi thường vui thú”. Mất bởi không lo giữ, là một người điều hành, việc đó một giây phút cũng chẳng thê lơ là được.

TRẦN VĂN ĐỨC

Chọn tập
Bình luận