Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 7 – Chương 26 – Phần 2

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

5. Trâu gỗ, ngựa máy ra đời, bổ trợ vận chuyển lương thực

Bởi Tào Chân thế đang hùng hổ, Gia Cát Lượng không dám chủ quan, phải bắt đầu bày ra tư thế trường kỳ kháng chiến, bởi thế việc chuẩn bị lương thực khá quan trọng.

Với mùa mưa gần hai tháng, đại quân Gia Cát Lượng đều ở trong núi, việc vận chuyển trở thành vấn đề nghiêm trọng. Để khắc phục khó khăn ấy, Gia Cát Lượng lần đầu sử dụng một loại công cụ vận chuyển gọi là trâu gỗ.

Đường sàn đạo ở đây là đặc điểm riêng của vùng Tần Lĩnh, đi lại rất khó khăn, phương tiện vận chuyển mới được thiết kế, trong hành động bắc phạt lần thứ 4 được vận dụng rộng rãi. Đợt bắc phạt lần đầu tiên đối trận với Tư Mã Ý ở gò Ngũ Trượng, dựa vào mấy khuyết điểm của trâu gỗ, cải tiến thêm trở thành ngựa máy vận chuyển nhiều và nhanh hơn.

Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, tô vẽ tính thần kỳ của trâu gỗ và ngựa máy giống như là “Trâu cơ khí và ngựa cơ khí” ngoại hình đều giống trâu, ngựa. Đến như thời hiện đại cũng chẳng có kĩ thuật này, huống chi là thời đại Tam quốc khoa học còn chưa phát triển? Tam quốc chí cũng khen ông ta “giỏi hiểu biết công nghệ, có sở trường phát minh và sáng tạo các loại công cụ, cũng tức là rất có đầu óc khoa học”, đương nhiên kĩ thuật thời hiện đại Tam quốc chẳng thể so sánh với khoa học hiện đại bây giờ.

Trung Quốc từ xưa đã có không ít người có sở trường phát minh các công cụ khoa học. Mặc Tử và Công Tôn Bàn thời Chiến quốc, nhờ phát minh đánh thành và công cụ phòng thủ mà nổi tiếng, nghe nói còn làm được con diều gỗ có thể bay được. Trương Hành thời nhà Hán đã có phát minh về dự trắc thời tiết và động đất truyền lại cho đời sau.

Tương truyền người vợ của Gia Cát Lượng là Hoàng phu nhân cũng là một cao thủ về mặt này, hai người rất tâm đầu ý hợp, tin rằng khí cụ trong nhà riêng ắt có không ít thiết kế tinh vi.

Nỏ liên châu là một vũ khí có sức sát thương rất mạnh, nghe nói là Gia Cát Lượng đã cải tiến loại nỏ đương thời, lại gọi là nỏ Nguyên nhung. Nỏ này là một loại binh khí lợi dụng lực cơ giới để bắn tên; gồm các bộ phận cánh cung, tay nỏ và máy nỏ. Phần kim loại để bắn tên ra lắp sau tay nỏ được gọi là máy nỏ, một lần có thể bắn ra được nhiều mũi tên bịt sắt nên nỏ ấy được gọi là nỏ liên châu. Nỏ đã được sử dụng ở thời Chiến quốc, thời nhà Hán phải đối kháng với đội kỵ binh Hung Nô có hành động hỏa tốc, thế rồi phát minh ra nỏ liên châu. Quân Tào Ngụy bởi Tào Tháo có truyền thống chuyên dùng kỵ binh, nhờ đánh kỵ binh mau chóng mà thành nổi tiếng, có thể Gia Cát Lượng phải đối phó với đội kỵ binh xung kích Tào Ngụy, đã tăng cường sức sát thương của mình, mới phát minh ra loại nỏ liên châu này. Căn cứ vào ghi chép của Bùi Tùng Chi, nỏ liên châu của Gia Cát Lượng, lấy sắt làm tên, tên dài tám tấc, mỗi nỏ cùng bắn ra mười tên, còn gọi là nỏ Thôi Sơn, uy lực rất mạnh mẽ, đương thời được coi là thứ binh khí hàng đầu. Trong chiến dịch bắc phạt lần thứ tư danh tướng Trương Cáp của nước Ngụy đã phải chết do mưa tên của nỏ liên châu này.

Năm 1964, nhà khảo cổ học đại lục ở vùng công xã Thái Bình thuộc Ti huyện gần Thành Đô đã khai quật được máy nỏ bằng đồng đượcchế tạo vào ngày 30 tháng 2 năm Cảnh Diệu thứ tư thời hậu chủ Lưu Thiện, tức là sau hai mươi bảy năm Gia Cát Lượng từ trần, thuộc loại nỏ liên châu mà Gia Cát Lượng đã cải tiến.

Máy nỏ này, nếu dùng tay để keo dây cung thì không được, khi bắn ra phải dùng chân đạp, sau khi kéo máy, lẫy nỏ sẽ hạ xuống, khi dây cung bật ra, mũi tên sẽ bắn đi, do có bộ phận lấy chuẩn, nên rất trúng đích.

Bát trận đồ bao quát nhiều vấn đề, phần sau xin dành hẳn một chương để đề cập, ở đây không nói đến..

Thực ra, đáng kể nhất vẫn là chuyện trâu gỗ, ngựa máy. Đối với nước Thục bấy giờ bò ngựa không đủ, núi Tần Lĩnh nhiều đường sàn đạo, vận chuyển lương thực chỉ đạo thợ cả Phổ Nguyên thiết kế ra. Sử liệu có chép: trâu gỗ là loại xe một trục bốn chân, ngựa máy là loại xe hai trục, trục gắn liền với bánh xe, chân là cột gỗ để đỡ. Cũng tức là nói, trâu gỗ và ngựa máy chẳng phải là trâu hoặc ngựa cơ khí mà là loại xe có một bánh hoặc bốn bánh, Trương Chú người đời Thanh khi biên soạn cuốn “Gia Cát vũ hầu cố sự” có chép: “Trong nước Thục có một loại xe nhỏ, một người đẩy có thể tải đồ nặng tám thạch, phía trước hình như đầu trâu; lại có một loại xe lớn, có thể dùng bốn người vận chuyển, chở được vài chục thạch, đại khái đấy là trâu gỗ, ngựa máy mà Gia Cát Lượng đã phát minh”.

Song căn cứ vào sử liệu ghi chép, thời Gia Cát Lượng trâu gỗ chỉ có thể chở được số lương thực cho một người dùng một năm, còn ngựa máy thì chở được hơn nhiều. Từ đấy có thể thấy, những ghi chép trên là loại trâu gỗ, ngựa máy qua cải tiến đã chở được nhiều hơn.

Loại xe nhỏ một bánh chế bằng gỗ, thực ra trước đó ở đời Hán, đã được dân gian sử dụng gọi là “triển xa”. Trâu gỗ của Gia Cát Lượng là từ nhu cầu đặc thù của đường núi khúc khuỷu và tương đối bằng phẳng mà thiết kế ra để vận chuyển.

Trong một bức vẽ xe kéo thấy được ở ngôi mộ cổ đời Hán ở Dương Tử Sơn gần Thành Đô, ở góc bên phải có người đẩy xe một bánh, cho thấy loại xe này khá phổ biến.

Trâu gỗ mỗi lần có thể chở được số lương thực cho một người trong một năm, ước được hơn một trăm cân, mỗi người mỗi ngày có thể chở hai mươi dặm đường tuy không quá vất vả, song tốc độ khá chậm chạp. Ngựa máy được thiết kế sau này, chẳng những chở nặng hơn rất nhiều, tin rằng cải tiến tốc độ là phần chủ yếu nhất, cho nên mới gọi là ngựa máy.

Trâu gỗ, ngựa máy có thể vận chuyển lương thực, bản thân nó không cần ăn uống gì, đối với cuộc viễn chinh trường kỳ đích xác đã giúp đỡ rất lớn.

Lời bình của Trần Văn Đức

Úy Lạo có đề ra biện pháp cụ thể khích lệ tinh thần binh sĩ. Ông ta nói: “Biện pháp khích lệ tinh thần binh sĩ ắt nên làm cho đời sống nhân dân ổn định, đủ ăn đủ mặc. Đời sống của mọi người đã chẳng có vấn đề, thì các binh sĩ ở tiền tuyến mới có thể yên tâm chiến đấu được.

Cho nên, bậc vua hiền tài, khi chiến tranh phải nỗ lực nắm lấy ba việc quan trọng:

1. Đất đai là để nuôi dưỡng dần, ví như có chiến tranh, cũng không ảnh hưởng đến cầy cấy của nông dân, như vậy nhân dân mới không bị thiếu đói.

2. Thành lũy là để bảo vệ đất đai nhân dân, thành lũy kiên cố mới có thể bảo vệ an toàn cho nhân dân.

3. Chiến lược là để bảo vệ thành lũy, tùy lúc duy trì chiến lược, là đảm bảo tốt nhất không bị xâm lược.

Để tăng cường chiến lược, bảo vệ tài sản của nhân dân, lại phải làm tốt năm công việc dưới đây.

1. Phải có đầy đủ lương thực và vật tư tác chiến, nếu không binh sĩ nói chung chẳng thể vận động được.

2. Chu cấp cho binh sĩ đầy đủ mới có thể tùy lúc duy trì được tinh thần binh sĩ cao độ.

3. Phải luôn chú ý cất nhắc nhân tài, thiếu nhân tài lãnh đạo quân sĩ chẳng thể mạnh được.

4. Vũ khí trang bị phải đầy đủ, nếu không sức tác chiến nhất định sẽ bị suy yếu.

5. Thưởng phạt nghiêm minh khiến thuộc hạ vui vẻ thành phục, mới có thể phát huy ý chí mọi người vững như thành lũy.

Chiến tranh bắt đầu xảy ra, thường kéo theo thời gian dài, tuy binh pháp Tôn Tử chủ trương đánh nhanh “việc binh cần vội vàng chang nên kéo dài”.

Song đã giao tranh nói chung “người ở sông hồ, thân chẳng do mình” muốn đình cũng không đình lại được ngay.

Gia Cát Lượng lấy thế yếu đối lại kẻ địch mạnh, càng cần phải nhẫn nại mà đánh. Củng bởi vậy ắt phải đánh kéo dài, duy trì hữu hiệu tinh thần quân dân là công việc quan trọng nhất, để nhận rõ sự lao khổ của quan dân thời chiến, Gia Cát Lượng ở ngôi cao tể tướng tự mình đóng doanh trại ở tiền tuyến, cùng sinh hoạt lâu dài trong thời chiến. Úy Lạo Tử cho rằng “quân tính chịu gian lao, tướng phải đi đầu vậy. Trời nắng không che lọng, trời rét không mặc nhiều áo, nơi nguy hiểm ắt phải bước đến; đào giếng thì uống sau, cơm chín thì ăn sau, doanh trại làm xong thì ở sau, nhọc nhằn thì cùng chia sẻ!” Gia Cát Lượng có thể nói là đã hoàn toàn làm được, bởi thế “quân tuy ở lâu mà không mệt mỏi” vậy.

Quân lương vẫn là vấn đề Gia Cát Lượng rất đau đầu cũng rất quan tâm. Ích Châu tuy nói là xứ sở thần tiên, song từ khi Lưu Bị dựng nước đến giờ vẫn không ngừng có chinh chiến. Gia Cát Lượng từ lúc đầu điều hành nước Thục đã rất xem trọng phát triển kinh tế dân sinh khiến nước Thục trở thành một trong ba chân đỉnh lớn, là một quốc gia có kinh tế thịnh vượng, song Thục Hán lấy một Ích Châu để đối phó với Tào Ngụy có thực lực chín châu và Đông Ngô có thực lực ba châu, nếu đánh kéo dài thì vấn đề cung cấp lương thực là khá vất vả.

Phát minh trâu gỗ ngựa máy, tuy mục đích là bổ sung lương thực thông suốt triệt để, khiến vật tư được lo liệu chu đáo trong khâu vận chuyển, thực đã phát huy được tác dụng.

Sử liệu có chép Gia Cát Lượng tự mình xem xét sổ sách, chỉnh lý ghi chép về lương thực. Tuy bị phê bình là quá sát sao với công việc, song đích xác cũng là nỗi khổ tâm bất đắc dĩ của ông ta.

TRẦN VĂN ĐỨC

Phụ chương: QUAN ĐIỂM THỰC DỤNG

Kế sách lấy yếu đánh mạnh

Trước đại chiến thế giới lần thứ 2, quan tư lệnh đội thuyền liên hợp Nhật Bản là Sơn Bản, cực lực phản đối việc tham gia khối ba nước phe trục, đối kháng toàn diện với Anh, Mỹ, lý do chủ yếu không ở sức chiến đấu của Nhật Bản không đủ, mà là về phương diện vật tư và nhân lực, Nhật Bản kém hơn nước Mỹ, tiến hành chiến tranh như vậy là không thể không thua.

Binh pháp Tôn Tử cũng trực tiếp nói: “Phàm về phép dùng binh, phải có nghìn cỗ xe, phải có chục vạn áo giáp, lo lương thực ở nơi nghìn dặm, chi phí nội ngoại, chi dùng khách khứa, chi phí xe cộ cùng các phụ phí khác, mỗi ngày tiêu phí nghìn lạng vàng, sau mới nói cử quân mười vạn vậy”.

Chiến tranh đích xác là việc tiêu phí rất nhiều tiền tài, trách chi danh tướng Napôlêông đã nói: “Chiến tranh đầu tiên cần tiền, nhu cầu thứ hai cũng là tiền, nhu cầu thứ ba vẫn là tiền”.

Đối với Gia Cát Lượng mà nói, bắc phạt Trung Nguyên tiến hành chiến tranh khôi phục nhà Hán, khiến ông ta cảm thấy đau đầu nhất là vật tư, lương thực và nguồn lính.

Cũng giống quan điểm của Sơn Bản, Gia Cát Lượng cũng không muốn triển khai tác chiến toàn diện với Tào Ngụy có thực lực rất lớn. Nếu để đối phương tập kết lực lượng, tiến hành đánh lớn, đối với Thục Hán thực lực nhỏ yếu là rất bất lợi. Bởi thế Gia Cát Lượng cự tuyệt sách lược đánh trực tiếp của Ngụy Diên, lựa chiến thuật ưu thế cục bộ, trước chiếm lấy Lương Châu mà Tào Ngụy phòng thủ khá yếu, sau sẽ tiến vào Quan Trung, dần dần xây dựng thực lực đầy đủ để đối kháng với Tào Ngụy, thực ra đó là sự sáng suốt. Tuy thực lực Thục Hán với Tào Ngụy kém hơn nhiều, song Thục Trung khá nhiều tướng tài, lại trải qua hơn mười năm rèn luyện, Gia Cát Lượng có năng lực chỉ huy tác chiến, lại rất tự tin, bởi thế trong tác chiến ngắn ngày, Gia Cát Lượng chẳng phải lo lắng. Ông không giống như sự đánh giá sai lệch của nhiều nhà sử học, là nhân vật bi kịch chỉ nghĩ chắc rằng làm không được mà vẫn làm; đối với việc đánh bại Tào Ngụy, Gia Cát Lượng đích xác khá tin tưởng. Ông suy nghĩ kĩ lưỡng, khách quan mà thực tế, bơi thế ông dày công nghiên cứu phải đối kháng trường kỳ ra sao, lập kế sách tiến dần giành lấy ưu thế cho mình.

Với một tập đoàn quân rất lớn, khuyết điểm về sự gắn bó không đủ cũng rất lớn, hơn nữa Tào Tháo từ một thế yếu đi lên, chính quyền Tào Ngụy xây dựng cấp tốc, sự thống nhất nội bộ và lòng trung thành đích xác cũng là vấn đề rất lớn.

Sau đại chiến Xích Bích, Tào Tháo về thực lực chưa tổn thất nghiêm trọng vẫn hạ lệnh rút quân toàn bộ năm trăm dặm, chủ yếu là vấn đề điều chỉnh nội bộ, đặc biệt sau khi Tào Tháo, Tào Phi nối nhau từ trần, sự ổn định của chính quyền Tào Ngụy đích xác là mối lo tiềm ẩn vậy.

Niềm tin cua Gia Cát Lượng cũng ỏ đấy, sau khi Tào Phi cướp ngôi nhà Hán, quân dân khu Tư Lệ không phục tùng, nếu có thể chiếm được Tràng An, thì kinh thành mới Lạc Dương của Tào Ngụy ắt sẽ rơi vào cảnh mưa gió nặng nề. Bởi thế Gia Cát Lượng rất có ý chiếm được Tràng An, phải nỗi con đường nối Thục Trung và Quan Trung lại gập ghềnh, nếu lộ rõ tư thế, Tào Ngụy chỉ cần lấy một viên thượng tướng nắm giữ nơi xung yếu, chiến thuật tài giỏi của Gia Cát Lượng cũng chẳng có hiệu quả gì. Cuộc bắc phạt lần thứ hai nhằm tập kích cửa ải Trần Thương, bởi quan chỉ huy mặt trận Tào Chân, và tướng giữ ải Hác Chiêu sớm có chuẩn bị, Gia Cát Lượng tuy thân chinh chỉ huy tiền tuyến, vẫn không được gì mà phải rút quân về.

Sách lược đoạt lấy Lương Châu, tựa hồ chang phải nghĩ trong chốc lát, Long Trung Sách có nói đến Tây hòa Khương Nhung, lại trong thời gian Lưu Bị vào Thục, cố ý lôi kéo danh tướng Quan Trung là Mã Siêu, rõ ràng ý đồ của Lưu Bị và Gia Cát Lượng đã muốn thu lấy Lương Châu.

Lương Châu đích xác cũng là một nhược điểm lớn của chính quyền Tào Ngụy, Thái thú Lương Châu là Mã Đằng, với Tào Tháo đã có bất hòa , quân Lương Châu có không ít người trước theo Đổng Trác, đối với Tào Tháo có thù hận khắc cốt, bởi vậy hình tượng của Tào Ngụy đối với quân dân Lương Châu mà nói gần như kẻ địch thâm căn cố đế.

Sau khi bình định Viên Thiệu ở phía bắc Tần Xuyên, Tào Tháo chưa đánh khu Tư Lệ và Lương Châu ở tây bắc, trái lại trực tiếp xuống phía nam cướp lấy Kinh Châu, chủ yếu là ông ta tự mình cũng biêt rõ ở vùng Quan Trung và Tây Lương, nên không được hoan nghênh.

Gia Cát Lượng là nhà qui hoạch sách lược nổi tiếng, Lương Châu ở biên giới Tào Ngụy, tuy Tào Tháo dùng vũ lực chiếm được, song Mã Siêu vẫn có quan hệ gắn bó rất lớn ở đấy, Mã Siêu tuy đã mất, người em là Mã Đại vẫn nắm được những lực lượng cũ, và được Gia Cát Lượng trọng dụng, hơn nữa anh em họ Mã lại có danh vọng với dân tộc Khương, Nhung, khiến vùng Lương Châu trở thành một mắt xích rất yếu với việc phòng thủ và cai trị của Tào Ngụy.

Nếu có thể đoạt được Lương Châu, Quan Trung ắt sẽ nắm được. Binh mã Lương Châu rất nhiều, lương thực Quan Trung phong phú, đều là nguồn của cải dự trữ cho tác chiến trường kỳ; nếu như lại chiếm được Tràng An, thanh thế như vậy là ưu thế rất lớn. Hán Cao tổ Lưu Bang năm xưa cùng với Hạng Vũ tranh thiên hạ, hai đại bản doanh đã đóng ở Thục Trung và Quan Trung.

Những vùng đất Nam Trung, Thục Trung, Lương Châu, Quan Trung nếu đều được sát nhập vào sự cai trị của Thục Hán, như vậy nguồn lính, tài nguyên và lương thực để đối kháng lâu dài với Tào Ngụy sẽ chẳng phải là vấn đề đau đầu. Qui hoạch chiến lược của Gia Cát Lượng thực ra là khá chính xác và hoàn thiện, đáng tiếc Mã Tắc trong chiến dịch Nhai Đình then chốt bị danh tướng Tào Ngụy là Trương Cáp đánh bại, khiến cho đại chiến lược của Gia Cát Lượng đoạt lấy Lương Châu sắp thành công mà bị thất bại. Nếu không Gia Cát Lượng ắt có cơ hội để lật lại thế yếu lâu nay vẫn là bất lợi trước kẻ địch hùng mạnh.

TRẦN VĂN ĐỨC

5. Trâu gỗ, ngựa máy ra đời, bổ trợ vận chuyển lương thực

Bởi Tào Chân thế đang hùng hổ, Gia Cát Lượng không dám chủ quan, phải bắt đầu bày ra tư thế trường kỳ kháng chiến, bởi thế việc chuẩn bị lương thực khá quan trọng.

Với mùa mưa gần hai tháng, đại quân Gia Cát Lượng đều ở trong núi, việc vận chuyển trở thành vấn đề nghiêm trọng. Để khắc phục khó khăn ấy, Gia Cát Lượng lần đầu sử dụng một loại công cụ vận chuyển gọi là trâu gỗ.

Đường sàn đạo ở đây là đặc điểm riêng của vùng Tần Lĩnh, đi lại rất khó khăn, phương tiện vận chuyển mới được thiết kế, trong hành động bắc phạt lần thứ 4 được vận dụng rộng rãi. Đợt bắc phạt lần đầu tiên đối trận với Tư Mã Ý ở gò Ngũ Trượng, dựa vào mấy khuyết điểm của trâu gỗ, cải tiến thêm trở thành ngựa máy vận chuyển nhiều và nhanh hơn.

Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, tô vẽ tính thần kỳ của trâu gỗ và ngựa máy giống như là “Trâu cơ khí và ngựa cơ khí” ngoại hình đều giống trâu, ngựa. Đến như thời hiện đại cũng chẳng có kĩ thuật này, huống chi là thời đại Tam quốc khoa học còn chưa phát triển? Tam quốc chí cũng khen ông ta “giỏi hiểu biết công nghệ, có sở trường phát minh và sáng tạo các loại công cụ, cũng tức là rất có đầu óc khoa học”, đương nhiên kĩ thuật thời hiện đại Tam quốc chẳng thể so sánh với khoa học hiện đại bây giờ.

Trung Quốc từ xưa đã có không ít người có sở trường phát minh các công cụ khoa học. Mặc Tử và Công Tôn Bàn thời Chiến quốc, nhờ phát minh đánh thành và công cụ phòng thủ mà nổi tiếng, nghe nói còn làm được con diều gỗ có thể bay được. Trương Hành thời nhà Hán đã có phát minh về dự trắc thời tiết và động đất truyền lại cho đời sau.

Tương truyền người vợ của Gia Cát Lượng là Hoàng phu nhân cũng là một cao thủ về mặt này, hai người rất tâm đầu ý hợp, tin rằng khí cụ trong nhà riêng ắt có không ít thiết kế tinh vi.

Nỏ liên châu là một vũ khí có sức sát thương rất mạnh, nghe nói là Gia Cát Lượng đã cải tiến loại nỏ đương thời, lại gọi là nỏ Nguyên nhung. Nỏ này là một loại binh khí lợi dụng lực cơ giới để bắn tên; gồm các bộ phận cánh cung, tay nỏ và máy nỏ. Phần kim loại để bắn tên ra lắp sau tay nỏ được gọi là máy nỏ, một lần có thể bắn ra được nhiều mũi tên bịt sắt nên nỏ ấy được gọi là nỏ liên châu. Nỏ đã được sử dụng ở thời Chiến quốc, thời nhà Hán phải đối kháng với đội kỵ binh Hung Nô có hành động hỏa tốc, thế rồi phát minh ra nỏ liên châu. Quân Tào Ngụy bởi Tào Tháo có truyền thống chuyên dùng kỵ binh, nhờ đánh kỵ binh mau chóng mà thành nổi tiếng, có thể Gia Cát Lượng phải đối phó với đội kỵ binh xung kích Tào Ngụy, đã tăng cường sức sát thương của mình, mới phát minh ra loại nỏ liên châu này. Căn cứ vào ghi chép của Bùi Tùng Chi, nỏ liên châu của Gia Cát Lượng, lấy sắt làm tên, tên dài tám tấc, mỗi nỏ cùng bắn ra mười tên, còn gọi là nỏ Thôi Sơn, uy lực rất mạnh mẽ, đương thời được coi là thứ binh khí hàng đầu. Trong chiến dịch bắc phạt lần thứ tư danh tướng Trương Cáp của nước Ngụy đã phải chết do mưa tên của nỏ liên châu này.

Năm 1964, nhà khảo cổ học đại lục ở vùng công xã Thái Bình thuộc Ti huyện gần Thành Đô đã khai quật được máy nỏ bằng đồng đượcchế tạo vào ngày 30 tháng 2 năm Cảnh Diệu thứ tư thời hậu chủ Lưu Thiện, tức là sau hai mươi bảy năm Gia Cát Lượng từ trần, thuộc loại nỏ liên châu mà Gia Cát Lượng đã cải tiến.

Máy nỏ này, nếu dùng tay để keo dây cung thì không được, khi bắn ra phải dùng chân đạp, sau khi kéo máy, lẫy nỏ sẽ hạ xuống, khi dây cung bật ra, mũi tên sẽ bắn đi, do có bộ phận lấy chuẩn, nên rất trúng đích.

Bát trận đồ bao quát nhiều vấn đề, phần sau xin dành hẳn một chương để đề cập, ở đây không nói đến..

Thực ra, đáng kể nhất vẫn là chuyện trâu gỗ, ngựa máy. Đối với nước Thục bấy giờ bò ngựa không đủ, núi Tần Lĩnh nhiều đường sàn đạo, vận chuyển lương thực chỉ đạo thợ cả Phổ Nguyên thiết kế ra. Sử liệu có chép: trâu gỗ là loại xe một trục bốn chân, ngựa máy là loại xe hai trục, trục gắn liền với bánh xe, chân là cột gỗ để đỡ. Cũng tức là nói, trâu gỗ và ngựa máy chẳng phải là trâu hoặc ngựa cơ khí mà là loại xe có một bánh hoặc bốn bánh, Trương Chú người đời Thanh khi biên soạn cuốn “Gia Cát vũ hầu cố sự” có chép: “Trong nước Thục có một loại xe nhỏ, một người đẩy có thể tải đồ nặng tám thạch, phía trước hình như đầu trâu; lại có một loại xe lớn, có thể dùng bốn người vận chuyển, chở được vài chục thạch, đại khái đấy là trâu gỗ, ngựa máy mà Gia Cát Lượng đã phát minh”.

Song căn cứ vào sử liệu ghi chép, thời Gia Cát Lượng trâu gỗ chỉ có thể chở được số lương thực cho một người dùng một năm, còn ngựa máy thì chở được hơn nhiều. Từ đấy có thể thấy, những ghi chép trên là loại trâu gỗ, ngựa máy qua cải tiến đã chở được nhiều hơn.

Loại xe nhỏ một bánh chế bằng gỗ, thực ra trước đó ở đời Hán, đã được dân gian sử dụng gọi là “triển xa”. Trâu gỗ của Gia Cát Lượng là từ nhu cầu đặc thù của đường núi khúc khuỷu và tương đối bằng phẳng mà thiết kế ra để vận chuyển.

Trong một bức vẽ xe kéo thấy được ở ngôi mộ cổ đời Hán ở Dương Tử Sơn gần Thành Đô, ở góc bên phải có người đẩy xe một bánh, cho thấy loại xe này khá phổ biến.

Trâu gỗ mỗi lần có thể chở được số lương thực cho một người trong một năm, ước được hơn một trăm cân, mỗi người mỗi ngày có thể chở hai mươi dặm đường tuy không quá vất vả, song tốc độ khá chậm chạp. Ngựa máy được thiết kế sau này, chẳng những chở nặng hơn rất nhiều, tin rằng cải tiến tốc độ là phần chủ yếu nhất, cho nên mới gọi là ngựa máy.

Trâu gỗ, ngựa máy có thể vận chuyển lương thực, bản thân nó không cần ăn uống gì, đối với cuộc viễn chinh trường kỳ đích xác đã giúp đỡ rất lớn.

Lời bình của Trần Văn Đức

Úy Lạo có đề ra biện pháp cụ thể khích lệ tinh thần binh sĩ. Ông ta nói: “Biện pháp khích lệ tinh thần binh sĩ ắt nên làm cho đời sống nhân dân ổn định, đủ ăn đủ mặc. Đời sống của mọi người đã chẳng có vấn đề, thì các binh sĩ ở tiền tuyến mới có thể yên tâm chiến đấu được.

Cho nên, bậc vua hiền tài, khi chiến tranh phải nỗ lực nắm lấy ba việc quan trọng:

1. Đất đai là để nuôi dưỡng dần, ví như có chiến tranh, cũng không ảnh hưởng đến cầy cấy của nông dân, như vậy nhân dân mới không bị thiếu đói.

2. Thành lũy là để bảo vệ đất đai nhân dân, thành lũy kiên cố mới có thể bảo vệ an toàn cho nhân dân.

3. Chiến lược là để bảo vệ thành lũy, tùy lúc duy trì chiến lược, là đảm bảo tốt nhất không bị xâm lược.

Để tăng cường chiến lược, bảo vệ tài sản của nhân dân, lại phải làm tốt năm công việc dưới đây.

1. Phải có đầy đủ lương thực và vật tư tác chiến, nếu không binh sĩ nói chung chẳng thể vận động được.

2. Chu cấp cho binh sĩ đầy đủ mới có thể tùy lúc duy trì được tinh thần binh sĩ cao độ.

3. Phải luôn chú ý cất nhắc nhân tài, thiếu nhân tài lãnh đạo quân sĩ chẳng thể mạnh được.

4. Vũ khí trang bị phải đầy đủ, nếu không sức tác chiến nhất định sẽ bị suy yếu.

5. Thưởng phạt nghiêm minh khiến thuộc hạ vui vẻ thành phục, mới có thể phát huy ý chí mọi người vững như thành lũy.

Chiến tranh bắt đầu xảy ra, thường kéo theo thời gian dài, tuy binh pháp Tôn Tử chủ trương đánh nhanh “việc binh cần vội vàng chang nên kéo dài”.

Song đã giao tranh nói chung “người ở sông hồ, thân chẳng do mình” muốn đình cũng không đình lại được ngay.

Gia Cát Lượng lấy thế yếu đối lại kẻ địch mạnh, càng cần phải nhẫn nại mà đánh. Củng bởi vậy ắt phải đánh kéo dài, duy trì hữu hiệu tinh thần quân dân là công việc quan trọng nhất, để nhận rõ sự lao khổ của quan dân thời chiến, Gia Cát Lượng ở ngôi cao tể tướng tự mình đóng doanh trại ở tiền tuyến, cùng sinh hoạt lâu dài trong thời chiến. Úy Lạo Tử cho rằng “quân tính chịu gian lao, tướng phải đi đầu vậy. Trời nắng không che lọng, trời rét không mặc nhiều áo, nơi nguy hiểm ắt phải bước đến; đào giếng thì uống sau, cơm chín thì ăn sau, doanh trại làm xong thì ở sau, nhọc nhằn thì cùng chia sẻ!” Gia Cát Lượng có thể nói là đã hoàn toàn làm được, bởi thế “quân tuy ở lâu mà không mệt mỏi” vậy.

Quân lương vẫn là vấn đề Gia Cát Lượng rất đau đầu cũng rất quan tâm. Ích Châu tuy nói là xứ sở thần tiên, song từ khi Lưu Bị dựng nước đến giờ vẫn không ngừng có chinh chiến. Gia Cát Lượng từ lúc đầu điều hành nước Thục đã rất xem trọng phát triển kinh tế dân sinh khiến nước Thục trở thành một trong ba chân đỉnh lớn, là một quốc gia có kinh tế thịnh vượng, song Thục Hán lấy một Ích Châu để đối phó với Tào Ngụy có thực lực chín châu và Đông Ngô có thực lực ba châu, nếu đánh kéo dài thì vấn đề cung cấp lương thực là khá vất vả.

Phát minh trâu gỗ ngựa máy, tuy mục đích là bổ sung lương thực thông suốt triệt để, khiến vật tư được lo liệu chu đáo trong khâu vận chuyển, thực đã phát huy được tác dụng.

Sử liệu có chép Gia Cát Lượng tự mình xem xét sổ sách, chỉnh lý ghi chép về lương thực. Tuy bị phê bình là quá sát sao với công việc, song đích xác cũng là nỗi khổ tâm bất đắc dĩ của ông ta.

TRẦN VĂN ĐỨC

Phụ chương: QUAN ĐIỂM THỰC DỤNG

Kế sách lấy yếu đánh mạnh

Trước đại chiến thế giới lần thứ 2, quan tư lệnh đội thuyền liên hợp Nhật Bản là Sơn Bản, cực lực phản đối việc tham gia khối ba nước phe trục, đối kháng toàn diện với Anh, Mỹ, lý do chủ yếu không ở sức chiến đấu của Nhật Bản không đủ, mà là về phương diện vật tư và nhân lực, Nhật Bản kém hơn nước Mỹ, tiến hành chiến tranh như vậy là không thể không thua.

Binh pháp Tôn Tử cũng trực tiếp nói: “Phàm về phép dùng binh, phải có nghìn cỗ xe, phải có chục vạn áo giáp, lo lương thực ở nơi nghìn dặm, chi phí nội ngoại, chi dùng khách khứa, chi phí xe cộ cùng các phụ phí khác, mỗi ngày tiêu phí nghìn lạng vàng, sau mới nói cử quân mười vạn vậy”.

Chiến tranh đích xác là việc tiêu phí rất nhiều tiền tài, trách chi danh tướng Napôlêông đã nói: “Chiến tranh đầu tiên cần tiền, nhu cầu thứ hai cũng là tiền, nhu cầu thứ ba vẫn là tiền”.

Đối với Gia Cát Lượng mà nói, bắc phạt Trung Nguyên tiến hành chiến tranh khôi phục nhà Hán, khiến ông ta cảm thấy đau đầu nhất là vật tư, lương thực và nguồn lính.

Cũng giống quan điểm của Sơn Bản, Gia Cát Lượng cũng không muốn triển khai tác chiến toàn diện với Tào Ngụy có thực lực rất lớn. Nếu để đối phương tập kết lực lượng, tiến hành đánh lớn, đối với Thục Hán thực lực nhỏ yếu là rất bất lợi. Bởi thế Gia Cát Lượng cự tuyệt sách lược đánh trực tiếp của Ngụy Diên, lựa chiến thuật ưu thế cục bộ, trước chiếm lấy Lương Châu mà Tào Ngụy phòng thủ khá yếu, sau sẽ tiến vào Quan Trung, dần dần xây dựng thực lực đầy đủ để đối kháng với Tào Ngụy, thực ra đó là sự sáng suốt. Tuy thực lực Thục Hán với Tào Ngụy kém hơn nhiều, song Thục Trung khá nhiều tướng tài, lại trải qua hơn mười năm rèn luyện, Gia Cát Lượng có năng lực chỉ huy tác chiến, lại rất tự tin, bởi thế trong tác chiến ngắn ngày, Gia Cát Lượng chẳng phải lo lắng. Ông không giống như sự đánh giá sai lệch của nhiều nhà sử học, là nhân vật bi kịch chỉ nghĩ chắc rằng làm không được mà vẫn làm; đối với việc đánh bại Tào Ngụy, Gia Cát Lượng đích xác khá tin tưởng. Ông suy nghĩ kĩ lưỡng, khách quan mà thực tế, bơi thế ông dày công nghiên cứu phải đối kháng trường kỳ ra sao, lập kế sách tiến dần giành lấy ưu thế cho mình.

Với một tập đoàn quân rất lớn, khuyết điểm về sự gắn bó không đủ cũng rất lớn, hơn nữa Tào Tháo từ một thế yếu đi lên, chính quyền Tào Ngụy xây dựng cấp tốc, sự thống nhất nội bộ và lòng trung thành đích xác cũng là vấn đề rất lớn.

Sau đại chiến Xích Bích, Tào Tháo về thực lực chưa tổn thất nghiêm trọng vẫn hạ lệnh rút quân toàn bộ năm trăm dặm, chủ yếu là vấn đề điều chỉnh nội bộ, đặc biệt sau khi Tào Tháo, Tào Phi nối nhau từ trần, sự ổn định của chính quyền Tào Ngụy đích xác là mối lo tiềm ẩn vậy.

Niềm tin cua Gia Cát Lượng cũng ỏ đấy, sau khi Tào Phi cướp ngôi nhà Hán, quân dân khu Tư Lệ không phục tùng, nếu có thể chiếm được Tràng An, thì kinh thành mới Lạc Dương của Tào Ngụy ắt sẽ rơi vào cảnh mưa gió nặng nề. Bởi thế Gia Cát Lượng rất có ý chiếm được Tràng An, phải nỗi con đường nối Thục Trung và Quan Trung lại gập ghềnh, nếu lộ rõ tư thế, Tào Ngụy chỉ cần lấy một viên thượng tướng nắm giữ nơi xung yếu, chiến thuật tài giỏi của Gia Cát Lượng cũng chẳng có hiệu quả gì. Cuộc bắc phạt lần thứ hai nhằm tập kích cửa ải Trần Thương, bởi quan chỉ huy mặt trận Tào Chân, và tướng giữ ải Hác Chiêu sớm có chuẩn bị, Gia Cát Lượng tuy thân chinh chỉ huy tiền tuyến, vẫn không được gì mà phải rút quân về.

Sách lược đoạt lấy Lương Châu, tựa hồ chang phải nghĩ trong chốc lát, Long Trung Sách có nói đến Tây hòa Khương Nhung, lại trong thời gian Lưu Bị vào Thục, cố ý lôi kéo danh tướng Quan Trung là Mã Siêu, rõ ràng ý đồ của Lưu Bị và Gia Cát Lượng đã muốn thu lấy Lương Châu.

Lương Châu đích xác cũng là một nhược điểm lớn của chính quyền Tào Ngụy, Thái thú Lương Châu là Mã Đằng, với Tào Tháo đã có bất hòa , quân Lương Châu có không ít người trước theo Đổng Trác, đối với Tào Tháo có thù hận khắc cốt, bởi vậy hình tượng của Tào Ngụy đối với quân dân Lương Châu mà nói gần như kẻ địch thâm căn cố đế.

Sau khi bình định Viên Thiệu ở phía bắc Tần Xuyên, Tào Tháo chưa đánh khu Tư Lệ và Lương Châu ở tây bắc, trái lại trực tiếp xuống phía nam cướp lấy Kinh Châu, chủ yếu là ông ta tự mình cũng biêt rõ ở vùng Quan Trung và Tây Lương, nên không được hoan nghênh.

Gia Cát Lượng là nhà qui hoạch sách lược nổi tiếng, Lương Châu ở biên giới Tào Ngụy, tuy Tào Tháo dùng vũ lực chiếm được, song Mã Siêu vẫn có quan hệ gắn bó rất lớn ở đấy, Mã Siêu tuy đã mất, người em là Mã Đại vẫn nắm được những lực lượng cũ, và được Gia Cát Lượng trọng dụng, hơn nữa anh em họ Mã lại có danh vọng với dân tộc Khương, Nhung, khiến vùng Lương Châu trở thành một mắt xích rất yếu với việc phòng thủ và cai trị của Tào Ngụy.

Nếu có thể đoạt được Lương Châu, Quan Trung ắt sẽ nắm được. Binh mã Lương Châu rất nhiều, lương thực Quan Trung phong phú, đều là nguồn của cải dự trữ cho tác chiến trường kỳ; nếu như lại chiếm được Tràng An, thanh thế như vậy là ưu thế rất lớn. Hán Cao tổ Lưu Bang năm xưa cùng với Hạng Vũ tranh thiên hạ, hai đại bản doanh đã đóng ở Thục Trung và Quan Trung.

Những vùng đất Nam Trung, Thục Trung, Lương Châu, Quan Trung nếu đều được sát nhập vào sự cai trị của Thục Hán, như vậy nguồn lính, tài nguyên và lương thực để đối kháng lâu dài với Tào Ngụy sẽ chẳng phải là vấn đề đau đầu. Qui hoạch chiến lược của Gia Cát Lượng thực ra là khá chính xác và hoàn thiện, đáng tiếc Mã Tắc trong chiến dịch Nhai Đình then chốt bị danh tướng Tào Ngụy là Trương Cáp đánh bại, khiến cho đại chiến lược của Gia Cát Lượng đoạt lấy Lương Châu sắp thành công mà bị thất bại. Nếu không Gia Cát Lượng ắt có cơ hội để lật lại thế yếu lâu nay vẫn là bất lợi trước kẻ địch hùng mạnh.

TRẦN VĂN ĐỨC

Chọn tập
Bình luận
1440
× sticky