Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 8 – Chương 27 – Phần 1

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

THIÊN THỨ TÁM: DẤN THÂN TẬN TỤY

Tiên sinh ẩn náu Sơn Khê

Ba lần lều cỏ đi về thành duyên

Nam Dương cá nước thả nguyền

Rồng lên đỉnh biếc khắp miền đều mưa

Ngôi cao hậu chủ cậy nhờ

Đã rằng trung nghĩa phụng thờ bấy lâu

“Xuất Sư Biểu” kể trước sau

Lệ ai ướt áo mà đau chín chiều.

(Thơ Bạch Cư Dị)

Giữa Tào Chân với Tư Mã Y tuy tranh đấu ngấm ngầm thường phát sinh xung đột, song hai người vẫn khá tôn trọng đối phương.

Bởi thế Tào Chân trước lúc lâm chung đã vì việc công, tiến cử Tư Mã Ý thay mình đối đầu với Gia Cát Lượng.

1. Cuộc bắc phạt thứ tư, đã dốc tận lực lượng

Tháng 3 năm Kiến Hưng thứ 9, sau gần hai năm nghỉ ngơi trận mạc, Gia Cát Lượng tập kết một số lớn binh mã ở Hán Trung, chuẩn bị cuộc bắc phạt lần thứ tư.

Cuộc bắc phạt thứ nhất, về kế hoạch rất hoàn chỉnh, nắm thời cơ cũng rất chắc, không may dùng nhầm Mã Tắc mới tạo ra thất bại thê thảm.

Cuộc bắc phạt thứ hai, chỉ có thể kể là hành động tiếp nối lần thứ nhất, bởi thống sóai quân địch là Tào Chân sớm đã chuẩn bị, lại thêm danh tướng giữ Trần Thương là Hác Chiêu có biểu hiện xuất sắc, khiến Gia Cát Lượng không được gì mà phải rút về, tuy nói rằng không đến nỗi thất bại, song cũng không có mặt mũi vẻ vang gì.

Cuộc bắc phạt thứ ba, quy mô nhỏ, mục tiêu cũng không lớn, chỉ dùng để củng cố niềm tin của mình, lại tăng cường được thực lực ở cơ sở tây chiến tuyến.

Sau trận đánh của Ngụy vào Thục năm Kiến Hưng thứ 8, bị mưa lớn ngăn cản, Gia Cát Lượng cho rằng thời cơ đã chín. Nghe nói Tổng tư lệnh Ngụy là Tào Chân bị bệnh nặng, một mai lìa đời, kết cấu quân sự của Tào Ngụy bởi liên tục mất đi những người xuất sắc thế hệ thứ hai của họ Tào như Tào Hưu và Tào Chân mà sinh ra cục diện biến động lớn, cũng làm giảm sức tác chiến của quân Ngụy, bởi thế Gia Cát Lượng nhân cơ hội triển khai hành động bắc phạt có quy mô lớn.

Lần này, ông vẫn lựa chọn tây chiến tuyến Kỳ Sơn, khá thấy về qui hoạch chiến lược, mục tiêu của Gia Cát Lượng không thay đổi, vẫn là Lương Châu ở phía tây xa xôi của Tào Ngụy.

Đầu tháng 3, Gia Cát Lượng hoàn thành việc sắp xếp.

Năm trước tư lệnh phòng vệ Giang Châu là Lý Bình (tức Lý Nghiêm) được điều đến Hán Trung, vẫn ở Hán Trung giúp đỡ công việc bận rộn, việc phòng vệ phía đông do con trai là Lý Phong tiếp nhiệm.

Gia Cát Lượng dâng biểu phong Lý Bình làm Trung đô hộ, đóng ở Hán Trung, đứng đầu việc điều phối, vận chuyển lương thực cho quân bắc phạt lần này.

Binh lực động viên lần này đến gần mười vạn người, lương thực nhu yếu rất lớn, bởi thế việc vận chuyển đã sử dụng những trâu gỗ mới chế tạo. Lý Bình nắm việc bổ sung hậu cần, do áp lực rất lớn mà bận rộn. Biên chế đội quân bắc phạt thứ tư như sau:

– Tư lệnh quân bắc phạt: Gia Cát Lượng

– Bộ tham mưu: Dương Nghi, Khương Duy, Đỗ Nghĩa.

– Tư lệnh đạo quân thứ nhất: Nguỵ Diên

– Tư lệnh đạo quân thứ hai: Cao Tường

– Tư lệnh đạo quân thứ ba: Ngô Ban

– Tư lệnh đạo quânthứ tư: Vương Bình.

– Tổng chỉ huy hành chính hậu cần ở Hán Trung: Lý Bình.

Quân bắc chinh theo biên chế ấy, cuối tháng 3 xuất phát từ Hán Trung, dự định sẽ tập kết ở Vũ Đô, Âm Bình chuẩn bị nhằm hướng Kỳ Sơn phát động tổng công kích.

2. Tào Chân gần đất xa trời, Tư Mã Ý lại ra trận

Đang lúc khẩn cấp trước mắt như vậy, tư lệnh tây chiến tuyến Tào Ngụy là Đại tư mã Tào Chân lại đang lúc bệnh tình nguy hiểm.

Năm trước, Tào Chân thực hiện hành động quân sự đánh Thục Hán, động dụng số binh lực lớn chưa từng thấy, đến như đội quân Tư Mã Ý đang ở đông chiến tuyến cũng bị điều động. Chẳng may gặp phải mưa lớn suốt hơn ba mươi ngày, vùng núi Tần Lĩnh suốt ngày mờ hơi nước, quân Tào Ngụy không thuộc địa hình ở đấy rơi vào mê lộ, gần một tháng tiến thóai lưỡng nan, Tào Chân lại nóng vội, tự mình đội mưa gió chỉ huy cầm quân, bởi thế mà bị phong hàn nghiêm trọng. Sau khi về Tràng An, tâm tình vẫn ấm ức không yên, bệnh tình lại càng xấu đi, cho đến mùa xuân năm Kiến Hưng thứ 9, thì căn bệnh đã không thể khỏi.

Ngụy chủ Tào Tuấn đến tận Tràng An thăm hỏi, Tào Chân biết đã sắp chết bèn tiến cử Tư Mã Ý kế nhiệm.

Bởi Tư Mã Ý và Tào Chân vẫn bất hòa , Tào Chân phải tự tay viết một phong thư khẩn thiết cho người đưa thư đến Tư Mã Ý, trong thư nói: “Chẳng phải Trọng Đạt (tức Tư Mã Ý) chẳng thể cứu được quốc gia”. Yêu cầu Tư Mã Ý làm thay công việc mà mình chưa hoàn thành: Tiêu diệt Thục Hán và Đông Ngô, thống nhất Trung Quốc.

Tư Mã Ý tên chữ là Trọng Đạt, người Hà Nội, hơn Gia Cát Lượng hai tuổi ở cách Lạc Dương về phía đông bắc bảy mươi cây số.

Gia đình Tư Mã Ý là hào tộc trong vùng, tổ phụ từng làm Thái thú quận Hà Nội. Ở trong nhà thì Tư Mã Ý là thứ hai trong số tám anh em trai, bởi tám người con trai này đều có biểu hiện xuất sắc nên trong vùng vẫn gọi là Bát Đạt.

Anh em nhà Tư Mã được giáo dục hoàn thiện, học vấn uyên bác, hơn nữa cũng rất hiểu Phật học. Người anh cả Tư Mã Lãng đã nổi tiếng rất sớm, Đổng Trác năm xưa có ý trọng dụng ông ta. Song Tư Mã Lãng xem Đổng Trác là loạn thần, cự tuyệt yêu cầu, lại rời bỏ gia đình theo Tào Tháo phất cờ nghĩa chống Đổng Trác.

Tư Mã Lãng cá tính hiền lành, khóat đạt, tinh thông công việc, được Tào Tháo cho làm Huyện lệnh ở Thành Cao.

Trong công việc có ân huệ, không dùng roi vọt mà dân không sai phạm, được Tào Tháo rất cảm mến, cho rằng là năng thần trị thế thiên cổ khó thấy. Đáng tiếc khi ông ta theo quân nam chinh Đông Ngô mắc phải dịch bệnh, đang lúc bốn mươi bảy tuổi sung sức mà chết ở trong quân.

Tào Tháo thương tiếc Tư Mã Lãng, tài hoa mất sớm, bởi thế đặc biệt lấy người em là Tư Mã Ý hai mươi chín tuổi, cho làm tùy tùng riêng, lại cố ý đề bạt.

Tư Mã Ý thời trẻ với người anh cả rất không giống nhau, song anh em đều chân thành, các bạn hữu thường phê bình Tư Mã Ý khoan hòa với bên ngoài mà xung khắc với bên trong, lại rất quyền biến; cũng tức là nói, ông ta tuy nhiệt tình có khí chất lại cảnh giác hay thay đổi, cũng có một chút xảo trá, rất giống với Tào Tháo khi còn trẻ. Trước đại chiến Quan Độ, Tào Tháo cần nhiều nhân tài, Tư Mã Ý tự nhiên cũng thuộc số đó. Song Tư Mã Ý hoài nghi Tào Tháo chẳng có đủ lực lượng hơn Viên Thiệu, bởi thế không muốn ra làm quan bèn giả vờ mắc bệnh trúng phong không ra làm việc, ngay đến anh cả Tư Mã Lãng cũng cho rằng ông ta bị bệnh thật. Phụ tá nội chính hàng đầu của Tào Tháo là Thôi Đàm, từng nói với Tư Mã Lãng: “Người em thứ hai của ông, trí tuệ và can đảm còn hơn cả ông. Sau này nhất định là tướng tài không sai”.

Song Tư Mã Ý không lâu vẫn là một viên quan về văn học, giúp Tào Phi nghiên cứu học vấn, hai người có quan hệ khá thân thiết, bởi Tào Phi kém Tư Mã Ý tám tuổi nên đối đãi với ông ta như em đối với anh cả.

Trước đại chiến Hán Trung, Tư Mã Ý từ tuỳ tùng được thăng làm tham mưu quân sự, trong mười hai năm ở gần Tào Tháo những năm cuối đời, học được không ít ở Tào Tháo về suy nghĩ ứng biến và đối nhân xử thế.

Trong cuốn Biên niên sử “Tư trị thông giám” Tư Mã Ý đã ra chiến trận với cương vị tham mưu quân sự, khi Tào Tháo chinh phạt đạo quân đạo giáo Hán Trung mà lãnh tụ là Trương Lỗ, sau khi chinh phục được Hán Trung, ông ta lại đề nghị Tào Tháo thừa thắng tấn công Ích Châu, Tào Tháo lại cười mà nói với ông ta: “Dục vọng của ngươi thực là vô cùng, sao đã được đất Lũng mà còn muốn cả đất Thục nữa!”.

Năm Kiến An thứ 24, Quan Vũ dùng thủy công đánh bại đại quân Vu Cấm, uy danh vang động Hoa Hạ, Tào Tháo có ý dời Hứa Đô để né tránh, Tư Mã Ý dốc toàn lực khuyên ngăn, lại đề nghị liên hợp với Đông Ngô tập kích phía sau Quan Vũ, chỉ một việc mà giải quyết được áp lực ở Tương Phàn.

Tào Phi lên ngôi hoàng đế, Tư Mã Ý lập tức trở thành nhân vật quan trọng của chính quyền Tào Ngụy, rất được Tào Phi tín nhiệm, khi Tào Phi bệnh tình nghiêm trọng đã lấy Tư Mã Ý cùng với Tào Chân, Tào Hưu và Trần Quần làm đại thần phụ tá để gửi con, còn đặc biệt căn dặn Tào Tuấn, có việc gì đều phải thương lượng với Tư Mã Ý.

Không lâu, Tôn Quyền không ngừng tăng cường quân lực ở Giang Lăng, khiến Phàn Thành và Tương Dương bị áp lực rất lớn. Tào Tuấn bổ nhiệm Tư Mã Ý làm Kiêu kỵ đại tướng quân, kiêm đốc quân hai châu Kinh, Dự, đến đóng quân ở Uyển Thành, để ngăn cản Đông Ngô khuyếch trương thế lực.

Chính ở vào giai đoạn này, Mạnh Đạt dự tính khởi nghĩa ở Tân Thành, hưởng ứng cuộc bắc phạt của Gia Cát Lượng, bị hành động hỏa tốc của Tư Mã Ý dẹp yên.

Năm Kiến Hưng thứ 8, Tào Chân phát động hành động quân sự thảo phạt Thục Hán, từng giao ước với Tư Mã Ý từ Hán Thủy ngược lên, từ Tây Thành tiến đánh phía đông bồn địa Hán Trung, đấy cũng là lần thứ nhất, Tư Mã Ý giao chiến với Thục Hán. Lại bởi mưa to liên tục hơn một tháng, nước sông Hán Thủy cuộn chảy dữ dội, đội thuyền của Tư Mã Ý vẫn chẳng có đường lên, Tào Tuấn đã phải hạ lệnh rút quân.

Giữa Tào Chân và Tư Mã Ý, tuy ngấm ngầm tranh đấu, thường có xung đột nảy sinh, song hai bên vẫn khá tôn trọng đối phương. Bởi vậy Tào Chân trước lúc lâm chung, đã vì việc công tiến cử Tư Mã Ý thay mình đối đầu với Gia Cát Lượng. Lý do của ông ta là Tôn Quyền lực lượng tuy lớn, song trong điểm việc tự lập làm hoàng đế, về nguyên tắc là tự bảo tồn; Thục Hán tự nhận là người kế thừa chính công của vương triều Thục Hán, bởi thế mưu toan bắc phạt của Gia Cát Lượng rất lớn, không thể không đề phòng cẩn thận. Có thể Tào Chân sớm đã nhìn thấy, bởi thế hệ thứ 2 của họ Tào đến sớm tàn lụi, Tào Tuấn cố nhiên là người hiền tài, song tuổi còn trẻ, thực lực chính quyền họ Tào đã suy yếu, ắt nên dựa vào danh tiếng nhà Tư Mã là thế gia vọng tộc ở vùng Lạc Dương để duy trì sức nắm giữ của chính quyền họ Tào, nên đã hi vọng Tư Mã Ý phối hợp mật thiết với Tào Tuấn.

3. Chiến thuật Tư Mã Ý thi hành, lấy tĩnh lặng để mà chế động.

Bình tĩnh mà nói, kinh nghiệm tác chiến của Tư Mã Y vẫn không bằng Gia Cát Lượng, nhược điểm này tự Tư Mã Ý cũng đã thấy rất rõ ràng.

Đã chịu lệnh giữa lúc lâm nguy, Tư Mã Ý không dám chậm trễ, lập tức từ Kinh Châu trở về kinh thành Lạc Dương bàn bạc với Tào Tuấn. Tào Tuấn đưa bức thư tiến cử của Tào Chân cho Tư Mã Ý, lại dặn rằng: “Phía tây là việc quan trọng, chẳng phải ngươi thì chẳng ủy thác cho ai được”.

Ngay lúc đó, Tào Tuấn lệnh cho Tư Mã Ý lập tức đến Tràng An, đôn đốc Trương Cáp, Phí Diệu, Đới Lăng, Quách Hoài cùng đối phó với đội quân bắc chinh của Gia Cát Lượng.

Tháng sau Tào Chân bệnh nặng từ trần, từ đấy về sau, đại quân của Tư Mã Ý dần dần trở thành nòng cốt của quân đội Tào Ngụy. Trái lại đội chủ lực của Tào Chân, Tào Hưu lùi xuống địa vị phụ thuộc.

Tư Mã Ý sau khi đến Tràng An, lập tức sắp xếp đội quân đối phó với Gia Cát Lượng.

– Tổng tư lệnh: Tư Mã Ý

– Tham mưu: Tư Mã Sư, Tư Mã Chiêu

– Tư lệnh tiền quân: Trương Cáp

– Tư lệnh trung quân: Quách Hoài

– Tư lệnh hậu quân : Tư Mã Ý tự kiêm nhiệm

– Tướng lĩnh quân đoàn: Ngụy Bình, Giá Hủ (không phải là Giả Hủ thời Tào Tháo)

– Phó tư lệnh: Đới Lăng

Đạo quân phòng ngự mà Tư Mã Ý sắp xếp, số người ước độ hai mươi vạn, sau khi xuất phát từ Tràng An, Ngụy chủ Tào Tuấn cũng sắp xếp đội quân hậu viện ở Lạc Dương nhằm khoảng ba mươi vạn người, để ứng phó lúc cần thiết, chi viện cho tiền tuyến mau chóng, xem ra, Tào Tuấn dự liệu dốc toàn lực đối phó.

Tư Mã Ý lệnh cho Phí Diệu và Đới Lăng dẫn bốn nghìn tinh binh, phòng thủ vị trí quân sự quan trọng ở Lương Châu, một mặt có thể ngăn cản Gia Cát Lượng chiếm ba quận ở Lũng Tây, một mặt khác cũng có thể bảo đảm cho quân phòng thủ ở tiền tuyến Kỳ Sơn và tuvến bổ sung cho Ung Châu.

Trương Cáp đề nghị với Tư Mã Ý, để ông ta dẫn tiền quân, từ vùng Mi huyện và Ung huyện, theo đường Bao Cốc xuống phía nam, tiến đánh trận địa bổ sung của Gia Cát Lượng ở Hán Trung, để bẻ gãy sức tác chiến của Gia Cát Lượng.

Song Tư Mã Ý lo lắng kinh nghiệm tác chiến của mình ở vùng này không bằng Gia Cát Lượng, Trương Cáp có thể bổ sung nhược điểm này của mình, bởi thế mà khéo léo cự tuyệt. Ông ta nói thẳng với Trương Cáp: “Trước mắt trong quân đoàn, có thể một mình đối chọi với Gia Cát Lượng, nhìn chung chỉ còn một tướng quân thôi, nếu như phân tán binh lực, sức chiến đấu của chúng ta có thể bất lợi. Huống chi, vùng núi Tần Lĩnh nhiều đường hiểm trở, nghĩ rằng Gia Cát Lượng đã lấy một số ít binh lực cậy hiểm mà giữ, có đánh cũng chẳng lập được công, tin rằng chủ lực của ông ta nhất định đang ở Kỳ Sơn, chúng ta nên tập trung binh lực để đối phó với ông ta mới là đúng!”.

Ở một phía khác, quân chủ lực của Gia Cát Lượng từ Vũ Đô trực tiếp đánh những cửa ải phòng thủ của Tào Ngụỵ ở chân núi Kỳ Sơn, ông ta dự liệu Tư Mã Ý sẽ từ phía nam Lũng Sơn, vượt qua sông Vị Thủy, qua Nhai Đình đi xuống Mộc Môn để cứu quân Tào Ngụy đang ở Kỳ Sơn.

Bởi thế ông ta để Vương Bình chỉ huy đội “phi quân” được sắp xếp từ dân thiểu số Nam Trung, tiếp tục bao vây Kỳ Sơn, tự mình dẫn Ngụy Diên, Cao Tường, Ngô Ban lên phía bắc nghênh chiến với quân chủ lực Tư Mã Ý.

Song khi đến gần Mộc Môn, Gia Cát Lượng lại đột nhiên thay đổi đường hành quân, ông ta cho rằng không muôn lấy cứng chọi cứng với Tư Mã Ý, mà chuyển sang phía tây trước đánh vị trí quan trọng ở Thượng Nhai do Phí Diệu trấn giữ.

Có thể Gia Cát Lượng sớm đã có dự định, bởi vì mục tiêu thứ nhất cuộc bắc phạt của ông ta là Lương Châu, chỉ là để lừa dối Tư Mã Ý mới cố ý bày ra tư thế quyết chiến ở bên sông Vị Thủy, lại tránh thực đánh hư mà tấn công vào Thượng Nhai là phòng tuyến của Lương Châu rất quan trọng.

Tư Mã Ý vẫn cho rằng Thượng Nhai hiểm trở lại chẳng có bao nhiêu binh lực trấn giữ, Gia Cát Lượng sẽ chẳng lãng phí thời gian ở đấy mới đúng. Chẳng ngờ Gia Cát Lượng cuối cùng lại động dụng binh lực rất lớn bao vây thành lũy Thượng Nhai, Lúc ấy Tư Mã Ý mới hốt hoảng lập tức phái đội quân Quách Hoài hỏa tốc đến chi viện cho Thượng Nhai, tự mình tiếp ứng phía sau. Phí Diệu sau khi được Quách Hoài chi viện, lại can đảm hẳn lên. Để bảo đảm sự an toàn của Thượng Nhai, ông ta bàn bạc với Quách Hoài, muốn nhân cơ hội đại quân Gia Cát Lượng mới đến, ngay trong đêm tập kích vào đại bản doanh quân tiên phong Ngụy Diên đóng ở ngoài thành. Song Ngụy Diên kinh nghiệm lão luyện, lại dũng mãnh thiện chiến, ông ta phán đóan quân Quách Hoài mới đến Ngụy quân ắt sẽ chủ động cần chiến. Do thế đã tăng cường phòng thủ. Đạo quân tập kích của Tào Ngụy lại rơi vào chiến đấu ác liệt, sau nửa ngày tơi bời khói lửa, Phí Diệu và Quách Hoài không dễ thóat ra được, may mà quân Đới Lăng phòng thủ đã tính tóan cẩn thận, ông ta để lại một số người giữ quan ải, rồi dẫn quân sĩ ra tiếp ứng, mở được đường rút cho bại quân của Quách Hoài và Phí Diệu thuận lợi rút về quan ải.

Cũng trong thời gian này quân Cao Tường và Ngô Ban nhân cơ hội tiến đánh trận địa phòng thủ bên ngoài Thượng Nhai, khiến Phí Diệu chỉ còn biết rút về cố thủ trong quan ải, cánh đồng lúa bên ngoài Thượng Nhai bị đại quân Thục Hán gặt hết; đến khi đại quân Tư Mã Ý vượt qua sông Vị Thủy, phát hiện sự phòng thủ phía ngoài Thượng Nhai đã hoàn toàn rơi vào trong tay Gia Cát Lượng, nghĩ có đến Thượng Nhai cũng chưa chắc đã thắng được. Đang lúc tiến thóai lưỡng nan như thế, chỉ biết dùng sách lược lấy tĩnh chế động. Tư Mã Ý hạ lệnh đóng lại bên sông Vị Thủy, xây dựng doanh trại phòng thủ, cậy hiểm mà giữ, để tiêu hao lương thực quân viễn chinh của Gia Cát Lượng. Dẫu quân Thục Hán khiêu khích như thế nào, Tư Mã Ý thảy đều không để ý, khiến Gia Cát Lượng không triển khai được gì.

Dẫn một đội quân lớn gấp bội kẻ địch, lại được chuẩn bị rất đầy đủ, kiên nhẫn không tiến hành quyết chiến, Tư Mã Ý đích xác đáng được gọi là kẻ hào kiệt có thể xưng bá sau này.

+ Sách lược rút quân, dẫn dụ tốc chiến.

Đối mặt với chiến thuật kiên trì phòng thủ của Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng quyết định tạm thời rút quân về Lỗ Thành cách Nhai Sơn năm mươi dặm về phía đông bắc, ở đấy có thể đồng thời giám sát động tĩnh của Tư Mã Ý và quân giữ Thượng Nhai. Nếu như Tư Mã Ý nhân cơ hội đến cứu Thượng Nhai, Gia Cát Lượng sẽ phối hợp với Ngụy Diên cùng giáp kích trong ngoài, có thể sẽ giao chiến lớn ở Nhai Đình để báo thù trận thất bại năm xưa của Mã Tắc.

Song Tư Mã Ý tựa hồ không trúng kế, ông ta tuy có di động quân đội, lại chẳng nhằm đánh về phía Thượng Nhai. Trái lại, nhằm phía sau đạo quân Gia Cát Lượng mà bám, ông cũng không nhân cơ hội để tập kích mà như nhìn ở đâu đâu, lại còn như giữ một khoảng cách an toàn đối với Gia Cât Lượng. Gia Cát Lượng cũng không hiểu được rốt cuộc Tư Mã Ý chơi chiến thuật gì, chỉ cần Gia Cát Lượng động quân, ông ta cũng chuyển động theo, Gia Cát Lượng vừa dừng lại, ông ta cũng dừng lại, lại còn lập tức cho xây dựng công sự phòng ngự, dựng doanh trại để đợi quân Thục tấn công, nếu Gia Cát Lượng có hạ lệnh tấn công thì ông ta đóng trại cố thủ không đáp ứng gì.

Song chỗ Gia Cát Lượng không hiếu, đối với các tướng lĩnh của Tư Mã Ý họ lại hiểu được, làm như vậy thực chẳng có mặt mũi gì!

Lão tướng Trương Cáp từng lập được chiến công ở đấythực cũng chẳng hiểu Tư Mã Ý rốt cuộc sẽ làm gì, bèn thản nhiên đề nghị rằng: “Đại quân Thục Hán từ xa đến đánh chúng ta, chúng ta tránh mũi nhọn không muốn giao chiến với họ, chủ yếu là nghĩ đến tiêu hao lương thực và tinh thần binh sĩ của họ, chiến thuật ấy tôi cũng rất đồng ý. Quân giữ Kỳ Sơn của chúng ta, biết chúng ta dẫn đại quân đến, tin tưởng có thể yên tâm hoàn toàn, cố thủ giữ doanh trại của họ, bởi thế tôi đề nghị chia ra một đội kỳ binh, vòng sau lưng họ, một mặt có thể tăng cường lực lượng phòng thủ Kỳ Sơn, một mặt cũng gây áp lực với quân Thục, xem như cứ bám sau họ như vậy, lại không dám đến gần, như có vẻ sợ hãi, như vậy khiến cho mọi người mất hết cả hi vọng”.

Tư Mã Ý cho rằng thời cơ chưa chín, vẫn không đồng ý, quyết định vẫn bám theo Gia Cát Lượng, đến mỗi địa phương lại lập tức lập doanh trại, nhưng vẫn không muốn ra đánh.

Quan chỉ huy hậu cần là Giá Hủ và Ngụy Bình, thấy thế không chịu được, bèn cùng thảo luận rằng, ông Tư Mã sợ quân Thục như cọp dữ, thực tế là hạ nhục chúng ta, làm như vậy khiến chúng ta thành ra trò cưòi thiên hạ.

Những lời bàn tán này ít nhiều cũng lọt đên tai Tư Mã Ý, ông ta rất không vừa ý. Lại thêm trong quân không ngừng có biểu hiện bàn tán, quân Thục sợ nhất là Trương Cáp, còn Tư Mã Ý thì non gan, về căn bản chẳng đáng kể gì. Những lời lưu truyền này đích xác đã có phần chịu không nổi nữa.

Đến tháng 5, áp lực của các chư tướng muốn đánh rất lớn, Tư Mã Ý bất đắc dĩ, đành phải nghe theo đề nghị của Trương Cáp, để Trương Cáp dẫn đội kỵ binh đến phía nam Kỳ Sơn đánh nhau với quân Vương Bình, ông ta tự mình dẫn Ngụy Bình và Giá Hủ, đến trước mặt Gia Cát Lượng khiêu chiến. Đội quân hỗn hợp bộ kỵ binh của Trương Cáp ước chừng có sáu nghìn người, tin tức do thám cho biết đội “phi quân” của Vương Bình không đến ba nghìn người. Bởi thế Trương Cáp ngầm vạch kế hoạch, cho rằng quân Vương Bình thấy quân Tào Ngụy đến sẽ lập tức rút lui, bao vây ở Kỳ Sơn tự nhiên sẽ hết. Đến lúc đó, ông ta sẽ hợp với quân giữ Kỳ Sơn, từ phía Nam giáp kích vào đại bản doanh của Gia Cát Lượng ở Mộc Môn. Giống như chiến dịch Nhai Đình, sẽ rất mau chóng bức được Gia Cát Lượng rút về Hán Trung.

Đội phi quân của Vương Bình tuy không nhiều, song ai nấy đều dũng mãnh thiện chiến, xem chết nhẹ như không. Vương Bình vừa nghe viện quân Trương Cáp kéo đến, chẳng những không chạy đi lại suốt ngày đốc chiến ở trước trận, tiếp tục bao vây Kỳ Sơn, củng cố công sự phòng ngự vững chắc ở đấy, quân Trương Cáp đánh mạnh song không tiến lên được, cũng không liên hệ được với quân Tào Ngụy đang bị bao vây.

Vương Bình năm trước từng làm tướng trong quân Quan Trung của Tào Tháo, vốn xuất thân từ quân ngũ, phong phú kinh nghiệm chiến đấu thực tế, biết rất rõ phương thức tác chiến của đạo quân Quan Trung là Trương Cáp, hai bên đối trận kéo dài mấy chục ngày, Trương Cáp chẳng có biện pháp gì, trái lại trong quân đội của mình đã có vấn đề cung cấp lương thực nảy sinh khó khăn.

Quân chủ lực của Tư Mã Ý cũng chẳng có thuận lợi gì hơn. Sách lược trước đây của Tư Mã Ý là, trước tiên để Ngụy Bình và Giá Hủ dẫn hơn một vạn người mai phục ở vùng đất phía đông bắc Lộ Thành, sau đó ông ta dẫn quân chủ lực, đối đầu với quân Gia Cát Lượng, đương khi hai bên cùng ham đánh, Ngụy Bình sẽ vòng đường núi từ mặt bên đánh vào quân Thục. Bởi quân Ngụy có ưu thế tuyệt đối về số người, có thể sẽ bao vây được quân bắc phạt của Gia Cát Lượng ở Lỗ Thành, như vậy sẽ nắm chắc phần thắng.

Để đạt mục đích ấy, Tư Mã Y lệnh cho hai người con của mình là Tư Mã Chiêu, Tư Mã Sư, đánh nhử ở trước mặt, hấp dẫn quân Thục chú ý, để Ngụy Bình và Giá Hủ thuận lợi tấn công. Không may, Ngụy Bình và Giá Hủ tiến vào vùng núi vòng sau mặt bên, nghĩ bất ngờ tập kích quân Thục Hán, lại để Gia Cát Lượng biết được, mà có những hành động ngăn cản khéo léo.

Gia Cát Lượng lệnh cho Ngụy Diên đón đánh quân Ngụy Bình ở trong núi, hai bên mới giao chiến, Ngụy Diên đã phát động tấn công mãnh liệt. Quân Tào binh lực tuy nhiều, song bởi điều động trong núi không dễ, trái lại bị quân Ngụy Diên dần dần đánh bại. Trong trận đánh này quân Ngụy bị tổn thất hơn 3 nghìn người, hơn năm nghìn bộ áo giáp, hơn ba nghìn cung nỏ. Tư Mã Ý thấy quân Ngụy Bình tan vỡ, bèn vứt bỏ sự đối trận với Gia Cát Lượng rút về doanh trại cố thủ. Đạo quân Trương Cáp bao vây mé ngoài Kỳ Sơn, nghe nói Tư Mã Ý thua trận, hai bên lại hợp quân, giữ vững trận địa, mặc quân Thục khiêu chiến ra sao cũng không ra nữa. Theo dã sử ghi chép, Gia Cát Lượng không những mau chóng đánh tan quân Ngụy Bình, còn để Cao Tường, Ngô Ban dẫn dụ cha con Tư Mã Ý vào khe núi, sắp đặt hỏa công tiêu diệt, chẳng ngờ đúng lúc trời mưa to, thuốc nổ hoàn toàn bị ướt, cha con Tư Mã Ý mới may mắn thóat nạn.

Song nếu xét cá tính Tư Mã Ý luôn cẩn thận, tình huống này thực ra rất khó tin. Nhìn chung hai kẻ địch lão luyện đối trận ở đây là cao thủ tương phùng, từ đầu đến cuối như cùng đắn đo, hai bên vẫn không có dịp giao đấu trực diện ác liệt.

THIÊN THỨ TÁM: DẤN THÂN TẬN TỤY

Tiên sinh ẩn náu Sơn Khê

Ba lần lều cỏ đi về thành duyên

Nam Dương cá nước thả nguyền

Rồng lên đỉnh biếc khắp miền đều mưa

Ngôi cao hậu chủ cậy nhờ

Đã rằng trung nghĩa phụng thờ bấy lâu

“Xuất Sư Biểu” kể trước sau

Lệ ai ướt áo mà đau chín chiều.

(Thơ Bạch Cư Dị)

Giữa Tào Chân với Tư Mã Y tuy tranh đấu ngấm ngầm thường phát sinh xung đột, song hai người vẫn khá tôn trọng đối phương.

Bởi thế Tào Chân trước lúc lâm chung đã vì việc công, tiến cử Tư Mã Ý thay mình đối đầu với Gia Cát Lượng.

1. Cuộc bắc phạt thứ tư, đã dốc tận lực lượng

Tháng 3 năm Kiến Hưng thứ 9, sau gần hai năm nghỉ ngơi trận mạc, Gia Cát Lượng tập kết một số lớn binh mã ở Hán Trung, chuẩn bị cuộc bắc phạt lần thứ tư.

Cuộc bắc phạt thứ nhất, về kế hoạch rất hoàn chỉnh, nắm thời cơ cũng rất chắc, không may dùng nhầm Mã Tắc mới tạo ra thất bại thê thảm.

Cuộc bắc phạt thứ hai, chỉ có thể kể là hành động tiếp nối lần thứ nhất, bởi thống sóai quân địch là Tào Chân sớm đã chuẩn bị, lại thêm danh tướng giữ Trần Thương là Hác Chiêu có biểu hiện xuất sắc, khiến Gia Cát Lượng không được gì mà phải rút về, tuy nói rằng không đến nỗi thất bại, song cũng không có mặt mũi vẻ vang gì.

Cuộc bắc phạt thứ ba, quy mô nhỏ, mục tiêu cũng không lớn, chỉ dùng để củng cố niềm tin của mình, lại tăng cường được thực lực ở cơ sở tây chiến tuyến.

Sau trận đánh của Ngụy vào Thục năm Kiến Hưng thứ 8, bị mưa lớn ngăn cản, Gia Cát Lượng cho rằng thời cơ đã chín. Nghe nói Tổng tư lệnh Ngụy là Tào Chân bị bệnh nặng, một mai lìa đời, kết cấu quân sự của Tào Ngụy bởi liên tục mất đi những người xuất sắc thế hệ thứ hai của họ Tào như Tào Hưu và Tào Chân mà sinh ra cục diện biến động lớn, cũng làm giảm sức tác chiến của quân Ngụy, bởi thế Gia Cát Lượng nhân cơ hội triển khai hành động bắc phạt có quy mô lớn.

Lần này, ông vẫn lựa chọn tây chiến tuyến Kỳ Sơn, khá thấy về qui hoạch chiến lược, mục tiêu của Gia Cát Lượng không thay đổi, vẫn là Lương Châu ở phía tây xa xôi của Tào Ngụy.

Đầu tháng 3, Gia Cát Lượng hoàn thành việc sắp xếp.

Năm trước tư lệnh phòng vệ Giang Châu là Lý Bình (tức Lý Nghiêm) được điều đến Hán Trung, vẫn ở Hán Trung giúp đỡ công việc bận rộn, việc phòng vệ phía đông do con trai là Lý Phong tiếp nhiệm.

Gia Cát Lượng dâng biểu phong Lý Bình làm Trung đô hộ, đóng ở Hán Trung, đứng đầu việc điều phối, vận chuyển lương thực cho quân bắc phạt lần này.

Binh lực động viên lần này đến gần mười vạn người, lương thực nhu yếu rất lớn, bởi thế việc vận chuyển đã sử dụng những trâu gỗ mới chế tạo. Lý Bình nắm việc bổ sung hậu cần, do áp lực rất lớn mà bận rộn. Biên chế đội quân bắc phạt thứ tư như sau:

– Tư lệnh quân bắc phạt: Gia Cát Lượng

– Bộ tham mưu: Dương Nghi, Khương Duy, Đỗ Nghĩa.

– Tư lệnh đạo quân thứ nhất: Nguỵ Diên

– Tư lệnh đạo quân thứ hai: Cao Tường

– Tư lệnh đạo quân thứ ba: Ngô Ban

– Tư lệnh đạo quânthứ tư: Vương Bình.

– Tổng chỉ huy hành chính hậu cần ở Hán Trung: Lý Bình.

Quân bắc chinh theo biên chế ấy, cuối tháng 3 xuất phát từ Hán Trung, dự định sẽ tập kết ở Vũ Đô, Âm Bình chuẩn bị nhằm hướng Kỳ Sơn phát động tổng công kích.

2. Tào Chân gần đất xa trời, Tư Mã Ý lại ra trận

Đang lúc khẩn cấp trước mắt như vậy, tư lệnh tây chiến tuyến Tào Ngụy là Đại tư mã Tào Chân lại đang lúc bệnh tình nguy hiểm.

Năm trước, Tào Chân thực hiện hành động quân sự đánh Thục Hán, động dụng số binh lực lớn chưa từng thấy, đến như đội quân Tư Mã Ý đang ở đông chiến tuyến cũng bị điều động. Chẳng may gặp phải mưa lớn suốt hơn ba mươi ngày, vùng núi Tần Lĩnh suốt ngày mờ hơi nước, quân Tào Ngụy không thuộc địa hình ở đấy rơi vào mê lộ, gần một tháng tiến thóai lưỡng nan, Tào Chân lại nóng vội, tự mình đội mưa gió chỉ huy cầm quân, bởi thế mà bị phong hàn nghiêm trọng. Sau khi về Tràng An, tâm tình vẫn ấm ức không yên, bệnh tình lại càng xấu đi, cho đến mùa xuân năm Kiến Hưng thứ 9, thì căn bệnh đã không thể khỏi.

Ngụy chủ Tào Tuấn đến tận Tràng An thăm hỏi, Tào Chân biết đã sắp chết bèn tiến cử Tư Mã Ý kế nhiệm.

Bởi Tư Mã Ý và Tào Chân vẫn bất hòa , Tào Chân phải tự tay viết một phong thư khẩn thiết cho người đưa thư đến Tư Mã Ý, trong thư nói: “Chẳng phải Trọng Đạt (tức Tư Mã Ý) chẳng thể cứu được quốc gia”. Yêu cầu Tư Mã Ý làm thay công việc mà mình chưa hoàn thành: Tiêu diệt Thục Hán và Đông Ngô, thống nhất Trung Quốc.

Tư Mã Ý tên chữ là Trọng Đạt, người Hà Nội, hơn Gia Cát Lượng hai tuổi ở cách Lạc Dương về phía đông bắc bảy mươi cây số.

Gia đình Tư Mã Ý là hào tộc trong vùng, tổ phụ từng làm Thái thú quận Hà Nội. Ở trong nhà thì Tư Mã Ý là thứ hai trong số tám anh em trai, bởi tám người con trai này đều có biểu hiện xuất sắc nên trong vùng vẫn gọi là Bát Đạt.

Anh em nhà Tư Mã được giáo dục hoàn thiện, học vấn uyên bác, hơn nữa cũng rất hiểu Phật học. Người anh cả Tư Mã Lãng đã nổi tiếng rất sớm, Đổng Trác năm xưa có ý trọng dụng ông ta. Song Tư Mã Lãng xem Đổng Trác là loạn thần, cự tuyệt yêu cầu, lại rời bỏ gia đình theo Tào Tháo phất cờ nghĩa chống Đổng Trác.

Tư Mã Lãng cá tính hiền lành, khóat đạt, tinh thông công việc, được Tào Tháo cho làm Huyện lệnh ở Thành Cao.

Trong công việc có ân huệ, không dùng roi vọt mà dân không sai phạm, được Tào Tháo rất cảm mến, cho rằng là năng thần trị thế thiên cổ khó thấy. Đáng tiếc khi ông ta theo quân nam chinh Đông Ngô mắc phải dịch bệnh, đang lúc bốn mươi bảy tuổi sung sức mà chết ở trong quân.

Tào Tháo thương tiếc Tư Mã Lãng, tài hoa mất sớm, bởi thế đặc biệt lấy người em là Tư Mã Ý hai mươi chín tuổi, cho làm tùy tùng riêng, lại cố ý đề bạt.

Tư Mã Ý thời trẻ với người anh cả rất không giống nhau, song anh em đều chân thành, các bạn hữu thường phê bình Tư Mã Ý khoan hòa với bên ngoài mà xung khắc với bên trong, lại rất quyền biến; cũng tức là nói, ông ta tuy nhiệt tình có khí chất lại cảnh giác hay thay đổi, cũng có một chút xảo trá, rất giống với Tào Tháo khi còn trẻ. Trước đại chiến Quan Độ, Tào Tháo cần nhiều nhân tài, Tư Mã Ý tự nhiên cũng thuộc số đó. Song Tư Mã Ý hoài nghi Tào Tháo chẳng có đủ lực lượng hơn Viên Thiệu, bởi thế không muốn ra làm quan bèn giả vờ mắc bệnh trúng phong không ra làm việc, ngay đến anh cả Tư Mã Lãng cũng cho rằng ông ta bị bệnh thật. Phụ tá nội chính hàng đầu của Tào Tháo là Thôi Đàm, từng nói với Tư Mã Lãng: “Người em thứ hai của ông, trí tuệ và can đảm còn hơn cả ông. Sau này nhất định là tướng tài không sai”.

Song Tư Mã Ý không lâu vẫn là một viên quan về văn học, giúp Tào Phi nghiên cứu học vấn, hai người có quan hệ khá thân thiết, bởi Tào Phi kém Tư Mã Ý tám tuổi nên đối đãi với ông ta như em đối với anh cả.

Trước đại chiến Hán Trung, Tư Mã Ý từ tuỳ tùng được thăng làm tham mưu quân sự, trong mười hai năm ở gần Tào Tháo những năm cuối đời, học được không ít ở Tào Tháo về suy nghĩ ứng biến và đối nhân xử thế.

Trong cuốn Biên niên sử “Tư trị thông giám” Tư Mã Ý đã ra chiến trận với cương vị tham mưu quân sự, khi Tào Tháo chinh phạt đạo quân đạo giáo Hán Trung mà lãnh tụ là Trương Lỗ, sau khi chinh phục được Hán Trung, ông ta lại đề nghị Tào Tháo thừa thắng tấn công Ích Châu, Tào Tháo lại cười mà nói với ông ta: “Dục vọng của ngươi thực là vô cùng, sao đã được đất Lũng mà còn muốn cả đất Thục nữa!”.

Năm Kiến An thứ 24, Quan Vũ dùng thủy công đánh bại đại quân Vu Cấm, uy danh vang động Hoa Hạ, Tào Tháo có ý dời Hứa Đô để né tránh, Tư Mã Ý dốc toàn lực khuyên ngăn, lại đề nghị liên hợp với Đông Ngô tập kích phía sau Quan Vũ, chỉ một việc mà giải quyết được áp lực ở Tương Phàn.

Tào Phi lên ngôi hoàng đế, Tư Mã Ý lập tức trở thành nhân vật quan trọng của chính quyền Tào Ngụy, rất được Tào Phi tín nhiệm, khi Tào Phi bệnh tình nghiêm trọng đã lấy Tư Mã Ý cùng với Tào Chân, Tào Hưu và Trần Quần làm đại thần phụ tá để gửi con, còn đặc biệt căn dặn Tào Tuấn, có việc gì đều phải thương lượng với Tư Mã Ý.

Không lâu, Tôn Quyền không ngừng tăng cường quân lực ở Giang Lăng, khiến Phàn Thành và Tương Dương bị áp lực rất lớn. Tào Tuấn bổ nhiệm Tư Mã Ý làm Kiêu kỵ đại tướng quân, kiêm đốc quân hai châu Kinh, Dự, đến đóng quân ở Uyển Thành, để ngăn cản Đông Ngô khuyếch trương thế lực.

Chính ở vào giai đoạn này, Mạnh Đạt dự tính khởi nghĩa ở Tân Thành, hưởng ứng cuộc bắc phạt của Gia Cát Lượng, bị hành động hỏa tốc của Tư Mã Ý dẹp yên.

Năm Kiến Hưng thứ 8, Tào Chân phát động hành động quân sự thảo phạt Thục Hán, từng giao ước với Tư Mã Ý từ Hán Thủy ngược lên, từ Tây Thành tiến đánh phía đông bồn địa Hán Trung, đấy cũng là lần thứ nhất, Tư Mã Ý giao chiến với Thục Hán. Lại bởi mưa to liên tục hơn một tháng, nước sông Hán Thủy cuộn chảy dữ dội, đội thuyền của Tư Mã Ý vẫn chẳng có đường lên, Tào Tuấn đã phải hạ lệnh rút quân.

Giữa Tào Chân và Tư Mã Ý, tuy ngấm ngầm tranh đấu, thường có xung đột nảy sinh, song hai bên vẫn khá tôn trọng đối phương. Bởi vậy Tào Chân trước lúc lâm chung, đã vì việc công tiến cử Tư Mã Ý thay mình đối đầu với Gia Cát Lượng. Lý do của ông ta là Tôn Quyền lực lượng tuy lớn, song trong điểm việc tự lập làm hoàng đế, về nguyên tắc là tự bảo tồn; Thục Hán tự nhận là người kế thừa chính công của vương triều Thục Hán, bởi thế mưu toan bắc phạt của Gia Cát Lượng rất lớn, không thể không đề phòng cẩn thận. Có thể Tào Chân sớm đã nhìn thấy, bởi thế hệ thứ 2 của họ Tào đến sớm tàn lụi, Tào Tuấn cố nhiên là người hiền tài, song tuổi còn trẻ, thực lực chính quyền họ Tào đã suy yếu, ắt nên dựa vào danh tiếng nhà Tư Mã là thế gia vọng tộc ở vùng Lạc Dương để duy trì sức nắm giữ của chính quyền họ Tào, nên đã hi vọng Tư Mã Ý phối hợp mật thiết với Tào Tuấn.

3. Chiến thuật Tư Mã Ý thi hành, lấy tĩnh lặng để mà chế động.

Bình tĩnh mà nói, kinh nghiệm tác chiến của Tư Mã Y vẫn không bằng Gia Cát Lượng, nhược điểm này tự Tư Mã Ý cũng đã thấy rất rõ ràng.

Đã chịu lệnh giữa lúc lâm nguy, Tư Mã Ý không dám chậm trễ, lập tức từ Kinh Châu trở về kinh thành Lạc Dương bàn bạc với Tào Tuấn. Tào Tuấn đưa bức thư tiến cử của Tào Chân cho Tư Mã Ý, lại dặn rằng: “Phía tây là việc quan trọng, chẳng phải ngươi thì chẳng ủy thác cho ai được”.

Ngay lúc đó, Tào Tuấn lệnh cho Tư Mã Ý lập tức đến Tràng An, đôn đốc Trương Cáp, Phí Diệu, Đới Lăng, Quách Hoài cùng đối phó với đội quân bắc chinh của Gia Cát Lượng.

Tháng sau Tào Chân bệnh nặng từ trần, từ đấy về sau, đại quân của Tư Mã Ý dần dần trở thành nòng cốt của quân đội Tào Ngụy. Trái lại đội chủ lực của Tào Chân, Tào Hưu lùi xuống địa vị phụ thuộc.

Tư Mã Ý sau khi đến Tràng An, lập tức sắp xếp đội quân đối phó với Gia Cát Lượng.

– Tổng tư lệnh: Tư Mã Ý

– Tham mưu: Tư Mã Sư, Tư Mã Chiêu

– Tư lệnh tiền quân: Trương Cáp

– Tư lệnh trung quân: Quách Hoài

– Tư lệnh hậu quân : Tư Mã Ý tự kiêm nhiệm

– Tướng lĩnh quân đoàn: Ngụy Bình, Giá Hủ (không phải là Giả Hủ thời Tào Tháo)

– Phó tư lệnh: Đới Lăng

Đạo quân phòng ngự mà Tư Mã Ý sắp xếp, số người ước độ hai mươi vạn, sau khi xuất phát từ Tràng An, Ngụy chủ Tào Tuấn cũng sắp xếp đội quân hậu viện ở Lạc Dương nhằm khoảng ba mươi vạn người, để ứng phó lúc cần thiết, chi viện cho tiền tuyến mau chóng, xem ra, Tào Tuấn dự liệu dốc toàn lực đối phó.

Tư Mã Ý lệnh cho Phí Diệu và Đới Lăng dẫn bốn nghìn tinh binh, phòng thủ vị trí quân sự quan trọng ở Lương Châu, một mặt có thể ngăn cản Gia Cát Lượng chiếm ba quận ở Lũng Tây, một mặt khác cũng có thể bảo đảm cho quân phòng thủ ở tiền tuyến Kỳ Sơn và tuvến bổ sung cho Ung Châu.

Trương Cáp đề nghị với Tư Mã Ý, để ông ta dẫn tiền quân, từ vùng Mi huyện và Ung huyện, theo đường Bao Cốc xuống phía nam, tiến đánh trận địa bổ sung của Gia Cát Lượng ở Hán Trung, để bẻ gãy sức tác chiến của Gia Cát Lượng.

Song Tư Mã Ý lo lắng kinh nghiệm tác chiến của mình ở vùng này không bằng Gia Cát Lượng, Trương Cáp có thể bổ sung nhược điểm này của mình, bởi thế mà khéo léo cự tuyệt. Ông ta nói thẳng với Trương Cáp: “Trước mắt trong quân đoàn, có thể một mình đối chọi với Gia Cát Lượng, nhìn chung chỉ còn một tướng quân thôi, nếu như phân tán binh lực, sức chiến đấu của chúng ta có thể bất lợi. Huống chi, vùng núi Tần Lĩnh nhiều đường hiểm trở, nghĩ rằng Gia Cát Lượng đã lấy một số ít binh lực cậy hiểm mà giữ, có đánh cũng chẳng lập được công, tin rằng chủ lực của ông ta nhất định đang ở Kỳ Sơn, chúng ta nên tập trung binh lực để đối phó với ông ta mới là đúng!”.

Ở một phía khác, quân chủ lực của Gia Cát Lượng từ Vũ Đô trực tiếp đánh những cửa ải phòng thủ của Tào Ngụỵ ở chân núi Kỳ Sơn, ông ta dự liệu Tư Mã Ý sẽ từ phía nam Lũng Sơn, vượt qua sông Vị Thủy, qua Nhai Đình đi xuống Mộc Môn để cứu quân Tào Ngụy đang ở Kỳ Sơn.

Bởi thế ông ta để Vương Bình chỉ huy đội “phi quân” được sắp xếp từ dân thiểu số Nam Trung, tiếp tục bao vây Kỳ Sơn, tự mình dẫn Ngụy Diên, Cao Tường, Ngô Ban lên phía bắc nghênh chiến với quân chủ lực Tư Mã Ý.

Song khi đến gần Mộc Môn, Gia Cát Lượng lại đột nhiên thay đổi đường hành quân, ông ta cho rằng không muôn lấy cứng chọi cứng với Tư Mã Ý, mà chuyển sang phía tây trước đánh vị trí quan trọng ở Thượng Nhai do Phí Diệu trấn giữ.

Có thể Gia Cát Lượng sớm đã có dự định, bởi vì mục tiêu thứ nhất cuộc bắc phạt của ông ta là Lương Châu, chỉ là để lừa dối Tư Mã Ý mới cố ý bày ra tư thế quyết chiến ở bên sông Vị Thủy, lại tránh thực đánh hư mà tấn công vào Thượng Nhai là phòng tuyến của Lương Châu rất quan trọng.

Tư Mã Ý vẫn cho rằng Thượng Nhai hiểm trở lại chẳng có bao nhiêu binh lực trấn giữ, Gia Cát Lượng sẽ chẳng lãng phí thời gian ở đấy mới đúng. Chẳng ngờ Gia Cát Lượng cuối cùng lại động dụng binh lực rất lớn bao vây thành lũy Thượng Nhai, Lúc ấy Tư Mã Ý mới hốt hoảng lập tức phái đội quân Quách Hoài hỏa tốc đến chi viện cho Thượng Nhai, tự mình tiếp ứng phía sau. Phí Diệu sau khi được Quách Hoài chi viện, lại can đảm hẳn lên. Để bảo đảm sự an toàn của Thượng Nhai, ông ta bàn bạc với Quách Hoài, muốn nhân cơ hội đại quân Gia Cát Lượng mới đến, ngay trong đêm tập kích vào đại bản doanh quân tiên phong Ngụy Diên đóng ở ngoài thành. Song Ngụy Diên kinh nghiệm lão luyện, lại dũng mãnh thiện chiến, ông ta phán đóan quân Quách Hoài mới đến Ngụy quân ắt sẽ chủ động cần chiến. Do thế đã tăng cường phòng thủ. Đạo quân tập kích của Tào Ngụy lại rơi vào chiến đấu ác liệt, sau nửa ngày tơi bời khói lửa, Phí Diệu và Quách Hoài không dễ thóat ra được, may mà quân Đới Lăng phòng thủ đã tính tóan cẩn thận, ông ta để lại một số người giữ quan ải, rồi dẫn quân sĩ ra tiếp ứng, mở được đường rút cho bại quân của Quách Hoài và Phí Diệu thuận lợi rút về quan ải.

Cũng trong thời gian này quân Cao Tường và Ngô Ban nhân cơ hội tiến đánh trận địa phòng thủ bên ngoài Thượng Nhai, khiến Phí Diệu chỉ còn biết rút về cố thủ trong quan ải, cánh đồng lúa bên ngoài Thượng Nhai bị đại quân Thục Hán gặt hết; đến khi đại quân Tư Mã Ý vượt qua sông Vị Thủy, phát hiện sự phòng thủ phía ngoài Thượng Nhai đã hoàn toàn rơi vào trong tay Gia Cát Lượng, nghĩ có đến Thượng Nhai cũng chưa chắc đã thắng được. Đang lúc tiến thóai lưỡng nan như thế, chỉ biết dùng sách lược lấy tĩnh chế động. Tư Mã Ý hạ lệnh đóng lại bên sông Vị Thủy, xây dựng doanh trại phòng thủ, cậy hiểm mà giữ, để tiêu hao lương thực quân viễn chinh của Gia Cát Lượng. Dẫu quân Thục Hán khiêu khích như thế nào, Tư Mã Ý thảy đều không để ý, khiến Gia Cát Lượng không triển khai được gì.

Dẫn một đội quân lớn gấp bội kẻ địch, lại được chuẩn bị rất đầy đủ, kiên nhẫn không tiến hành quyết chiến, Tư Mã Ý đích xác đáng được gọi là kẻ hào kiệt có thể xưng bá sau này.

+ Sách lược rút quân, dẫn dụ tốc chiến.

Đối mặt với chiến thuật kiên trì phòng thủ của Tư Mã Ý, Gia Cát Lượng quyết định tạm thời rút quân về Lỗ Thành cách Nhai Sơn năm mươi dặm về phía đông bắc, ở đấy có thể đồng thời giám sát động tĩnh của Tư Mã Ý và quân giữ Thượng Nhai. Nếu như Tư Mã Ý nhân cơ hội đến cứu Thượng Nhai, Gia Cát Lượng sẽ phối hợp với Ngụy Diên cùng giáp kích trong ngoài, có thể sẽ giao chiến lớn ở Nhai Đình để báo thù trận thất bại năm xưa của Mã Tắc.

Song Tư Mã Ý tựa hồ không trúng kế, ông ta tuy có di động quân đội, lại chẳng nhằm đánh về phía Thượng Nhai. Trái lại, nhằm phía sau đạo quân Gia Cát Lượng mà bám, ông cũng không nhân cơ hội để tập kích mà như nhìn ở đâu đâu, lại còn như giữ một khoảng cách an toàn đối với Gia Cât Lượng. Gia Cát Lượng cũng không hiểu được rốt cuộc Tư Mã Ý chơi chiến thuật gì, chỉ cần Gia Cát Lượng động quân, ông ta cũng chuyển động theo, Gia Cát Lượng vừa dừng lại, ông ta cũng dừng lại, lại còn lập tức cho xây dựng công sự phòng ngự, dựng doanh trại để đợi quân Thục tấn công, nếu Gia Cát Lượng có hạ lệnh tấn công thì ông ta đóng trại cố thủ không đáp ứng gì.

Song chỗ Gia Cát Lượng không hiếu, đối với các tướng lĩnh của Tư Mã Ý họ lại hiểu được, làm như vậy thực chẳng có mặt mũi gì!

Lão tướng Trương Cáp từng lập được chiến công ở đấythực cũng chẳng hiểu Tư Mã Ý rốt cuộc sẽ làm gì, bèn thản nhiên đề nghị rằng: “Đại quân Thục Hán từ xa đến đánh chúng ta, chúng ta tránh mũi nhọn không muốn giao chiến với họ, chủ yếu là nghĩ đến tiêu hao lương thực và tinh thần binh sĩ của họ, chiến thuật ấy tôi cũng rất đồng ý. Quân giữ Kỳ Sơn của chúng ta, biết chúng ta dẫn đại quân đến, tin tưởng có thể yên tâm hoàn toàn, cố thủ giữ doanh trại của họ, bởi thế tôi đề nghị chia ra một đội kỳ binh, vòng sau lưng họ, một mặt có thể tăng cường lực lượng phòng thủ Kỳ Sơn, một mặt cũng gây áp lực với quân Thục, xem như cứ bám sau họ như vậy, lại không dám đến gần, như có vẻ sợ hãi, như vậy khiến cho mọi người mất hết cả hi vọng”.

Tư Mã Ý cho rằng thời cơ chưa chín, vẫn không đồng ý, quyết định vẫn bám theo Gia Cát Lượng, đến mỗi địa phương lại lập tức lập doanh trại, nhưng vẫn không muốn ra đánh.

Quan chỉ huy hậu cần là Giá Hủ và Ngụy Bình, thấy thế không chịu được, bèn cùng thảo luận rằng, ông Tư Mã sợ quân Thục như cọp dữ, thực tế là hạ nhục chúng ta, làm như vậy khiến chúng ta thành ra trò cưòi thiên hạ.

Những lời bàn tán này ít nhiều cũng lọt đên tai Tư Mã Ý, ông ta rất không vừa ý. Lại thêm trong quân không ngừng có biểu hiện bàn tán, quân Thục sợ nhất là Trương Cáp, còn Tư Mã Ý thì non gan, về căn bản chẳng đáng kể gì. Những lời lưu truyền này đích xác đã có phần chịu không nổi nữa.

Đến tháng 5, áp lực của các chư tướng muốn đánh rất lớn, Tư Mã Ý bất đắc dĩ, đành phải nghe theo đề nghị của Trương Cáp, để Trương Cáp dẫn đội kỵ binh đến phía nam Kỳ Sơn đánh nhau với quân Vương Bình, ông ta tự mình dẫn Ngụy Bình và Giá Hủ, đến trước mặt Gia Cát Lượng khiêu chiến. Đội quân hỗn hợp bộ kỵ binh của Trương Cáp ước chừng có sáu nghìn người, tin tức do thám cho biết đội “phi quân” của Vương Bình không đến ba nghìn người. Bởi thế Trương Cáp ngầm vạch kế hoạch, cho rằng quân Vương Bình thấy quân Tào Ngụy đến sẽ lập tức rút lui, bao vây ở Kỳ Sơn tự nhiên sẽ hết. Đến lúc đó, ông ta sẽ hợp với quân giữ Kỳ Sơn, từ phía Nam giáp kích vào đại bản doanh của Gia Cát Lượng ở Mộc Môn. Giống như chiến dịch Nhai Đình, sẽ rất mau chóng bức được Gia Cát Lượng rút về Hán Trung.

Đội phi quân của Vương Bình tuy không nhiều, song ai nấy đều dũng mãnh thiện chiến, xem chết nhẹ như không. Vương Bình vừa nghe viện quân Trương Cáp kéo đến, chẳng những không chạy đi lại suốt ngày đốc chiến ở trước trận, tiếp tục bao vây Kỳ Sơn, củng cố công sự phòng ngự vững chắc ở đấy, quân Trương Cáp đánh mạnh song không tiến lên được, cũng không liên hệ được với quân Tào Ngụy đang bị bao vây.

Vương Bình năm trước từng làm tướng trong quân Quan Trung của Tào Tháo, vốn xuất thân từ quân ngũ, phong phú kinh nghiệm chiến đấu thực tế, biết rất rõ phương thức tác chiến của đạo quân Quan Trung là Trương Cáp, hai bên đối trận kéo dài mấy chục ngày, Trương Cáp chẳng có biện pháp gì, trái lại trong quân đội của mình đã có vấn đề cung cấp lương thực nảy sinh khó khăn.

Quân chủ lực của Tư Mã Ý cũng chẳng có thuận lợi gì hơn. Sách lược trước đây của Tư Mã Ý là, trước tiên để Ngụy Bình và Giá Hủ dẫn hơn một vạn người mai phục ở vùng đất phía đông bắc Lộ Thành, sau đó ông ta dẫn quân chủ lực, đối đầu với quân Gia Cát Lượng, đương khi hai bên cùng ham đánh, Ngụy Bình sẽ vòng đường núi từ mặt bên đánh vào quân Thục. Bởi quân Ngụy có ưu thế tuyệt đối về số người, có thể sẽ bao vây được quân bắc phạt của Gia Cát Lượng ở Lỗ Thành, như vậy sẽ nắm chắc phần thắng.

Để đạt mục đích ấy, Tư Mã Y lệnh cho hai người con của mình là Tư Mã Chiêu, Tư Mã Sư, đánh nhử ở trước mặt, hấp dẫn quân Thục chú ý, để Ngụy Bình và Giá Hủ thuận lợi tấn công. Không may, Ngụy Bình và Giá Hủ tiến vào vùng núi vòng sau mặt bên, nghĩ bất ngờ tập kích quân Thục Hán, lại để Gia Cát Lượng biết được, mà có những hành động ngăn cản khéo léo.

Gia Cát Lượng lệnh cho Ngụy Diên đón đánh quân Ngụy Bình ở trong núi, hai bên mới giao chiến, Ngụy Diên đã phát động tấn công mãnh liệt. Quân Tào binh lực tuy nhiều, song bởi điều động trong núi không dễ, trái lại bị quân Ngụy Diên dần dần đánh bại. Trong trận đánh này quân Ngụy bị tổn thất hơn 3 nghìn người, hơn năm nghìn bộ áo giáp, hơn ba nghìn cung nỏ. Tư Mã Ý thấy quân Ngụy Bình tan vỡ, bèn vứt bỏ sự đối trận với Gia Cát Lượng rút về doanh trại cố thủ. Đạo quân Trương Cáp bao vây mé ngoài Kỳ Sơn, nghe nói Tư Mã Ý thua trận, hai bên lại hợp quân, giữ vững trận địa, mặc quân Thục khiêu chiến ra sao cũng không ra nữa. Theo dã sử ghi chép, Gia Cát Lượng không những mau chóng đánh tan quân Ngụy Bình, còn để Cao Tường, Ngô Ban dẫn dụ cha con Tư Mã Ý vào khe núi, sắp đặt hỏa công tiêu diệt, chẳng ngờ đúng lúc trời mưa to, thuốc nổ hoàn toàn bị ướt, cha con Tư Mã Ý mới may mắn thóat nạn.

Song nếu xét cá tính Tư Mã Ý luôn cẩn thận, tình huống này thực ra rất khó tin. Nhìn chung hai kẻ địch lão luyện đối trận ở đây là cao thủ tương phùng, từ đầu đến cuối như cùng đắn đo, hai bên vẫn không có dịp giao đấu trực diện ác liệt.

Chọn tập
Bình luận
1440
× sticky