Chung Hội tự biết không được triều đình Tào Ngụy tín nhiệm, bèn bàn bạc với Khương Duy, muốn lợi dụng quân Thục và quân trực thuộc của mình làm phản, kiên trì cố thủ Thục Trung, chiếm đất xưng vương.
Khương Duy ra sức khuyên Chung Hội, nhân thời cơ giết chết các tướng phương bắc để tự bảo toàn. Lại phái người ám sát Chung Hội, để mưu toan khôi phục nhà Hán.
l. Hình thái ba nước thời kỳ sau Gia Cát Lượng
Sau khi Gia Cát Lượng mất, nhân dân Thục Trung nhớ ân đức, râm ran yêu cầu lập miếu thờ Gia Cát Lượng, song Lưu Thiện cho rằng Gia Cát Lượng không phải hoàng tộc, lập miếu thờ không hợp với phép tắc, không nghe theo. Song trăm họ vẫn nhớ ngày mất, tế cúng riêng cho Gia Cát Lượng ở bên đường, quan lại cũng không quản lý được, chỉ mắt nhắm mắt mở mà thôi. Thế rồi phong trào tế riêng ngày càng thịnh, lại vượt quá tế tự đối với Lưu Bị.
Bộ binh hiệu uý Tập Long dâng thư xin lập một ngôi miếu ở gần mộ Gia Cát Lượng tại Miện Dương để chặn phong trào tế riêng, tránh được ảnh hưởng phạm đến lễ phép quốc gia, Lưu Thiện đành phải nghe theo.
Lưu Thiện lệnh cho Tả tướng quân Ngô Ý thay Nguỵ Diên chỉ huy phòng vệ Hán Trung, lại lệnh cho Vương Bình mang quân bảo hộ giúp đỡ. Lại lấy Trưởng sử Tưởng Uyển làm Thượng thư lệnh, tổng quản việc quốc sự, kiêm Thứ sử Ích Châu.
Năm sau Dương Nghi bởi tội phỉ báng nên bị giam giữ, tự sát mà chết. Tưởng Uyển được thăng làm Đại tướng quân, Lục thượng thư, Phí Vỹ thay Tưởng Uyển làm Thượng thư lệnh, chính thức thành lập lại chính quyền Thục Hán sau thời kỳ Gia Cát Lượng.
Lúc đấy là năm Thanh Long thứ 3 đời Ngụy Minh đế, tức là năm 235 sau Công Nguyên.
Viễn chinh nhiều năm, lại thêm chủ tướng từ trần, tình hình trong nước không ổn định, Tưởng Uyển nghĩ muốn chinh phạt bên ngoài ắt phải sớm yên được bên trong, ngoài việc phái Khương Duy tăng cường phía bắc và phòng vệ tây bắc, vào giai đoạn này, Thục Hán không có hành động quy mô lớn nào về chinh phạt.
Cho đến ba năm sau, vào năm 238 sau Công Nguyên, Tưởng Uyển được thăng làm Đại Tư mã, lấy Khương Duy là Tư mã, đến đóng ở Hán Trung, tích cực trù bị khôi phục việc bắc phạt.
Năm sau Ngụy Minh đế Tào Tuấn từ trần, dặn lại lấy con nuôi là Tào Phương kế thừa đại quyền, và lệnh cho con Tào Chân là Tào Sảng cùng với Tư Mã Ý làm đại thần phụ tá.
Bởi Tào Phương mới tám tuổi, Đông Ngô và Thục Hán đều cho rằng đây là cơ hội tốt, Đông Ngô phái chủ tướng đông chiến tướng Toàn Tông đánh Hoài Nam, còn Khương Duy của Thục Hán thì từ Kỳ Sơn quấy nhiễu biên giới, song không được gì mà đều phải rút quân.
Năm 241 sau Công Nguyên, năm thứ 3, Tưởng Uyển đóng ở Hán Trung, ông ta đánh giá kĩ lưỡng đến cuộc bắc phạt của Gia Cát Lượng từ năm Kiến Hưng thứ 6 về sau, đưa lên hậu chủ Lưu Thiện chiến thuật mới của mình.
Ông ta cho rằng Gia Cát Lượng phần lớn lấy Tần Lĩnh ở phía bắc và Kỳ Sơn ở tây bắc làm đường tiến công, đường xá hiểm trở, vận chuyển bổ sung rất khó khăn. Chẳng bằng làm nhiều chiến thuyền, từ sông Hán Thủy và Miện Thủy đánh sang phía đông, trực tiếp theo đường thủy tập kích các vùng Ngụy Hưng, Thượng Dong, nếu lại phối hợp hành động với chiến tuyến ở phía đông của Đông Ngô, ắt sẽ tạo ra áp lực rất lớn với Tào Ngụy. Tưởng Uyển có ý giao phó mọi hành động, bèn phái Khương Duy về Thành Đô báo cáo với Lưu Thiện cùng đánh giá tính khả thi của chiến lược này, gặp phải bệnh cũ tái phát, hành động khó khăn, Tưởng Uyển phải tạm thời cho dừng kế hoạch lại.
Khương Duy ở Thành Đô cùng với Phí Vỹ nghiên cứu tỉ mỉ, đều cho rằng theo đường thủy tiến sang phía đông, nếu rút lui không dễ, hoặc không thuận lợi một chút, quân viễn chinh dễ bị đánh bại. Được Lưu Thiện đồng ý, Thượng thư lệnh Phí Vỹ đi cùng với Khương Duy trở về Hán Trung, để cùng Tưởng Uyển xem xét lại toàn diện kế hoạch trên.
Lúc này tình hình sức khoẻ của Tưởng Uyển đã xấu đi, lại thêm khó khăn về phối hợp với Đông Ngô, cũng phải hủy bỏ kế hoạch tiến sang phía đông bằng đường thủy, bèn lấy Khương Duy làm Thứ sử Lương Châu, đến đóng ở Phù Thành, tăng cường việc sửa sang chiến tuyến phía bắc.
Tháng 10 đã vào mùa đông, Tưởng Uyển đến Phù Thành để thị sát, bệnh tình càng xấu đi, bèn hạ lệnh cho Thái thú Hán Trung là Vương Bình làm Tiền giám quân, lại phong Trấn bắc Đại tướng quân thay ông ta đôn đốc các đạo quân tiền tuyến.
Người cháu của Gia Cát Lượng, con của Gia Cát Cẩn là Gia Cát Khác thống lĩnh quân đoàn chiến tuyến phía đông của Đông Ngô, bắt đầu tiến hành công việc bắc phạt Tào Ngụy.
Tư Mã Ý rất chú ý đến sự uy hiếp của Đông Ngô, tự dẫn đại quân đến quận Thư vùng Lư Giang, Tôn Quyền lệnh cho Gia Cát Khác rút về Sài Tang, đề phòng đại quân Tào Ngụy tiến về phía nam.
Bởi Tưởng Uyển bệnh nặng, Lưu Thiện lệnh cho Phí Vỹ làm Đại tướng quân, Lục thượng thư, tiếp quản đại quyền quân chinh Thục Hán.
Năm 244 sau Công Nguyên, Tôn Quyền lấy Đại tướng quân Lục Tốn làm tể tướng, vẫn giữ chức Kinh Châu mục, đôn đốc việc phòng vệ ở chiến tuyến phía tây.
Đại tướng quân Tào Ngụy là Tào Sảng, muốn lập uy danh với thiên hạ, đưa ra kế hoạch quân sự với qui mô lớn nam chinh thảo phạt Thục Hán, Thái phó Tư Mã Ý khuyên mãi không nghe, khoảng tháng 3, Tào Sảng đến Tràng An, hợp quân với đô đôc Hạ Hầu Huyền, dẫn mười vạn binh mã, từ Lạc Côc tiến vào Hán Trung.
Lúc này, Tưởng Uyển và Khương Duy đều ở Phù Thành, quân giữ Hán Trung không đến ba vạn người, các tướng lĩnh quân đoàn thảy đều kinh hãi, đã chủ trương đóng cửa thành để đợi viện quân đến từ Phù Thành đến.
Vương Bình một mình một ý, ông ta nói: “Hán Trung cách Phù Thành nghìn dặm đường xa, nếu như để đợi quân Tào Ngụy vào cửa ải, sẽ tạo ra uy hiếp rất lớn. Chẳng bằng chủ động, xuất kích, hậu quân Lưu Mẫn cậy hiểm cố thủ ở Hưng Thế Sơn, tôi tự mình bố phòng ở sau cửa ải, để biểu thị quyết tâm chiến đấu của chúng ta trước kẻ địch, tuy binh lực rất ít, song ta có địa lợi, trong thời gian ngắn khó đánh bại được chúng ta, như vậy, quân tiếp viện của Phù Thành mới đến kịp được”.
Triều đình Thục Hán ở Thành Đô, cũng được tin khẩn cấp từ tiển tuyến, Đại tướng quân Phí Vỹ tự mình dẫn quân đến chi viện.
Đại quân của Tào Sảng bị chặn ngoài cửa ải Hưng Thế Sơn, lại thêm khó khăn về vận chuyển bổ sung, quân nam chinh lại rơi vào nguy cơ. Tham mưu Dương Tuấn đề nghị lập tức rút quân, song các tướng lĩnh quân đoàn như Đặng Dương, Lý Thắng đều cương quyết phản đối. Dương Tuấn nói lớn: “Dương, Thắng làm hỏng việc quốc gia, khá chém đi!”. Tào Sảng ngần ngừ không quyết.
Tư Mã Ý vội gửi thư cho Hạ Hầu Huyền, phân tích tự mình đã từng tham dự chiến dịch Hán Trung cùng với Tào Tháo. Rất biết rõ thời cơ chưa chín, nếu từ Quan Trung tiến vào Hán Trung rất bất lợi, huống chi nay Thục Hán đã nắm được Hưng Thế Sơn hiểm trở, tùy lúc có thể chặt đứt đường về của quân ta, không mau chóng hạ quyết tâm là rất nguy hiểm.
Hạ Hầu Huyền cả kinh lập tức báo cáo với Tào Sảng, Tào Sảng mới lập tức rút quân, song Phí Vỹ đã đánh vào vùng Tam Lĩnh (Trầm Lĩnh, Nha Lĩnh, và Phân Thủy Lĩnh), chặn đứt đường rút của Tào Sảng, nhìn chung quân nam chinh bị tổn thất nghiêm trọng, tình hình Quan Trung bị ảnh hưởng rất lớn, địa vị của Tào Sảng cũng xuống thấp.
Tưởng Uyển bị bệnh nặng, nhường chức quyền cho đại tướng Phí Vỹ, Lưu Thiện lấy Phí Vỹ làm Thứ sử Ích Châu, cũng lấy Đổng Doãn làm Thượng thư lệnh để giúp đỡ.
Tháng 11 Tưởng Uyển từ trần, Phí Vỹ đến Hán Trung xem xét kĩ hệ thống phòng vệ.
Tháng 12, Đổng Doãn đang giữ Thành Đô ngã bệnh từ trần, trong lúc khẩn cấp Lưu Thiện đề bạt Thượng thư Lã Nghệ làm Thượng thư lệnh.
Đổng Doãn cá tính nghiêm nghị, hết lòng vì việc công, đến như Lưu Thiện cũng phải nể sợ. Lưu Thiện rất ái mộ hoạn quan Hoàng Hạo, song Đổng Doãn đang ở triều đình thì Hoàng Hạo không dám làm bừa, trong thời gian Đổng Doãn còn sống, Hoàng Hạo về quan chức không vượt qua chức Hoàng môn thừa.
Phí Vỹ cá tính ôn hòa , thiếu sự kiên quyết như Tưởng Uyển và Đổng Doãn, cứ theo yêu cầu của Lưu Thiện lấy Trần Chi thay Đổng Doãn làm Thị trung. Trần Chi bên ngoài có vẻ uy nghi, nhiều tài nghệ, có mưu trí nên Phí Vỹ ngộ nhận là Trần Chi có tài như Đổng Doãn. Song Trần Chi chỉ tốt mã mà thôi, ông ta với Hoàng Hạo đắp đổi trong ngoài, khiến Hoàng Hạo có cơ hội can thiệp vào triều chính, làm đến Trung thường thị.
Kể từ Gia Cát Lượng mất đến khi Tưởng Uyển mất là mười một năm (năm 234 đến năm 245) tình hình ba chân đỉnh Tam quốc không có biến động lớn, Thục Hán thực lực tuy yếu, song dựa vào địa lợi Tần Xuyên, lại thêm Gia Cát Lượng bồi dưỡng không ít nhân tài, về chính trị, quân sự, kinh tế đều có thực lực, nếu Tào Ngụy và Đông Ngô đều nhân cơ hội Gia Cát Lượng mất và muốn giành thắng lợi là không dễ dàng.
Tôn Quyền có danh tướng Lục Tốn phụ tá, thực lực lại càng mạnh. Người con của Gia Cát Cẩn là Gia Cát Thuộc sau khi nắm quyền ở đông chiến tuyến, tích cực sửa sang việc bắc phạt, khiến quan hệ hai bên mười mấy năm bình lặng trở nên đối đầu, ngày mỗi căng thẳng, Trái lại giữa Tương Dương – Giang Lăng do danh tướng Lục Tốn chỉ huy, lại chẳng hề có chiến sự gì.
Thực ra, biến đối lớn nhất là chính quyền Tào Ngụy có diện tích rất lớn, thực lực lại mạnh. Ngụy Minh đế Tào Tuấn mất lúc ba mươi lăm tuổi, do không có con lấy con nuôi là Tào Phương kế thừa. Tuy có người con của Tào Chân là Tào Sảng phụ tá, song tính hợp pháp của việc Tào Phương kế thừa rất yếu, Tào Sảng lại quá trẻ thiếu kinh nghiệm, đại quyền quân chính dần dần rơi vào tay Tư Mã Ý cả.
Thế lực họ Tào bất mãn với sự khuếch đại lực lượng của họ Tư Mã, đấu tranh giữa hai bên càng thêm ác liệt, cũng ảnh hương đến sự thống nhất của Tào Ngụy không ít.
2. Chính quyền ba nước phát sinh biến hóa
Chính quyền Thục Hán sau năm 246 bắt đầu có cải biến lớn.
Phí Vỹ có tài năng học thức, tuy được lựa chọn đột xuất, song hiệu suất công tác còn vượt cả Gia Cát Lượng và Tưởng Uyển. Là người có cá tính ôn hòa , ông ta có nhiều nhân nhượng trước việc quá cương kỉ, sự nghiêm minh pháp trị và phong cách thanh liêm mà Gia Cát Lượng và Tưởng Uyển xây dựng và duy trì đã dần dần bị phá hoại, vấn đề trong chính quyền Thục Hán tàng thêm nhiều, sự thống nhất lực lượng yếu dần đi.
Ở triều đình Thục Hán, các đại phu lấy Đại ti nông Mạnh Quang làm chính, đương nhiên cùng thấy rằng đây là nguy cơ, họ đề nghị lấy Khương Duy làm Vệ tướng quân, cùng với Phí Vỹ làm Lục thượng thư, song đê cũ lắm lỗ hổng đã thấy phá ra, muốn khôi phục phong thái chính trị ngày xưa cũng không thể được.
Đại học giả hàng đầu của Thục Hán là Tiêu Chu ra sức khuyên hậu chủ Lưu Thiện thi hành tiết kiệm, bỏ không khí hội hè ca hát, lại bị Lưu Thiện cự tuyệt ngay ở triều đình.
Ở Đông Ngô, Lục Tốn bị bệnh từ trần, Bộ Chất kế nhiệm làm Thừa tướng, Uy bắc tướng quân Gia Cát Khác làm Đại tướng quân thay thế Lục Tốn trấn giữ Vũ Xương, phụ trách phòng vệ tây chiến tuyến của Đông Ngô. Gia Cát Khác nóng vội muốn bắc phạt, song Tôn Quyên tuổi cao có xu hướng bảo thủ, Đông Ngô ở giai đoạn này, chẳng có việc gì nổi trội.
Hai năm sau vào năm 248 sau Công Nguyên, sau khi Phí Vỹ kế tục Tưởng Uyển, lại ra đóng đồn ở Hán Trung, trù bị việc bắc phạt. Duy có một điểm khác trước là Phí Vỹ không giữ binh mã của phe mình ở Thành Đô. chỉ lấy phương thức chỉ huy đại cục từ xa mà khống chế. Phí Vỹ vắng mặt, không khí của triều đình Thục Hán lại càng xấu đi.
Đại tướng quân Tào Sảng của Tào Ngụy sau khi mất chủ quyền khống chế ngày càng kiêu sa vô độ, về y phục, ăn uống đều có chỗ vượt quyền, lại thêm tửu sắc quá mức, cuối cùng bị lão thần Tư Mã Ý cùng các con là Hộ quân Tư Mã Sư, Tấm kỵ thường thị Tư Mã Chiêu lập kế giết đi, thực lực của họ Tào trong chiến quyền mau chóng giảm sút.
Một phái quan trọng khác là họ Hạ Hầu cũng bị họ Tư Mã gạt bỏ nghiêm trọng, những người con của Hạ Hầu Uyên như Chinh tây tướng quân Hạ Hầu Huyền, Tả tướng quân Hạ Hầu Bá đều rơi vào nguy cơ lớn.
Bè phái Tư Mã Ý bao gồm cả Chinh tây tướng quân Quách Hoài, Thứ sử Ung Châu Trần Thái, dần dần giành địa vị chính. Hơn nữa các tướng lĩnh của phái Thiếu Tráng được Tư Mã Ý đặc biệt đề bạt, trong đó Thái thú Nam An là Đặng Ngải có biểu hiện đột xuất nhất, đã dần dần nắm được lực lượng chính ở Quan Trung.
3. Khương Duy bắc phạt
Năm 249 sau Công Nguyên tức là mười lăm năm sau khi Gia Cát Lượng từ trần, Vệ tướng quân Khương Duy xứng đáng là đệ tử của Gia Cát Lượng, sau ba năm sửa sang ở Hán Trung, bắt đầu chuẩn bị tích cực việc bắc phạt.
Tuy phụ trách ngăn cản Khương Duy là Lão tướng Quách Hoài, song Đặng Ngải cũng mang quân Quan Trung tham gia vào chiến trường này, triển khai cuộc đối trận ác liệt kéo dài suốt mười mấy năm giữa Khương Duy và Đặng Ngải.
Mùa thu năm đó, Khương Duy dẫn quân tiến vào vùng Ung Châu, ở vùng Khúc Sơn trước đó đã cho dựng hai thành lũy, do Nha môn tướng Câu An và Lý Hân giữ. Bởi Khương Duy với Khương tộc ở Lương Châu có quan hệ tốt, nên các thủ lĩnh bộ lạc ở vùng Ung, Lương đều phản lại Ngụy mà giúp Thục, thanh thế rất lớn. Tư Mã Ý lệnh cho Trần Thái và Quách Hoài dẫn quân đến chi viện.
Trần Thái cho rằng Khúc Thành tuy cậy hiểm cố thủ, song cách đất Thục quá xa, lương thảo bổ sung khó khăn, mà quân Khương thì ô hợp, chẳng thể phối hợp chặt chẽ, nên cần trực tiếp bao vây, lại chia quân cắt đứt đường vận chuyển, như thế thì quân Thục ắt sẽ bị thất bại.
Quách Hoài cũng tán thành cách nhìn nhận ấy, phái Đặng Ngải đến bao vây Khúc Thành, Trần Thái đánh vào tuyến vận chuyển của hộ quân Từ Chất, chặt đứt hữu hiệu đường rút lui.
Câu An thấy quân Đặng Ngải đến, để tránh trở thành cô lập, bèn chủ động dẫn quân ra ngoài thành giao chiến, song Đặng Ngải lại dựa vào địa lợi phía ngoài thành mà xây dựng công sự phòng ngự, để cắt đứt thành với bên ngoài. Điều đó dẫn đến tình hình khó khăn cho quân Thục khi mùa đông đến, quân lương bổ sung không đủ sẽ tạo thành bất lợi mà lo lắng không thôi.
Khương Duy nhận được báo cáo, dẫn quân ra núi Ngưu Đầu, muốn chi viện cho Lý Hân và Câu An. Trần Thái bày trận ở phía bắc sông Thảo Thủy, ngăn chặn đại quân Khương Duy.
Giông như chiến thuật của Đặng Ngải, Trần Thái cũng không muốn quyết chiến với Thục, ông ta nói với các tướng sĩ rằng: “Binh pháp quý nhất ở chỗ không đánh mà khuất phục được quân của người ta, Khương Duy tuy giàu mưu trí, song binh lực không nhiều, ắt chẳng thể tiến đánh, chẳng bằng chia quân trực tiếp chiếm lấy núi Ngưu Đầu, cắt đứt đường rút, đánh vào tinh thần binh sĩ, ắt sẽ bắt được Khương Duy”.
Bởi thế hạ lệnh đối mặt với quân Khương Duy, xây dựng trận địa phòng ngự, không giao chiến với quân Thục, lại yêu cầu Quách Hoài phái quân đánh núi Ngưu Đầu, cắt đứt đường rút của Khương Duy.
Khương Duy thấy đại thế bất lợi, hạ lệnh rút quân, Khúc Thành lập tức bị cô lập, Câu An, Lý Hân phải đầu hàng, các bộ lạc người Khương phụ giúp cũng bị bức rút về vùng núi. Đặng Ngải sau khi chiếm được Khúc Sơn bèn nói với Trần Thái, quân chủ lực của Khương Duy chưa hề bị bẻ gãy, ắt sẽ mau chóng quay trở lại, không gì bằng đóng đồn ở phía bắc Bạch Thủy, để ngăn chặn triệt để quân Thục tiến về phía bắc.
Ba ngày sau quả nhiên Khương Duy phái Liêu Hóa tấn công vào quân Đặng Ngải ở Bạch Thủy. Đặng Ngải tự mình đến quan sát tiền tuyến có nói: “Quân Liêu Hóa nhiều hơn quân ta, lại không vội vượt sông hoặc làm cầu, chắc là nghi binh vậy, Khương Duy ắt sẽ dẫn quân chủ lực đánh vào Thao Thành, để lại tập kích vào vùng Ung Châu”.
Thao Thành cách Bạch Thủy sáu mươi dặm, Đặng Ngải hạ lệnh thâu đêm khẩn cấp hành quân, đến được Thao Thành sớm hơn Khương Duy, liền tăng cường việc phòng ngự. Quả nhiên Khương Duy dẫn quân chủ lực đánh vào Thao Thành, song không tiến triển được, đành phải rút về Hán Trung, kết thúc chiến dịch bắc phạt lần thứ nhất với quy mô lớn.
Năm sau, Quách Hoài được thăng làm Quân kỵ tướng quân, Đặng Ngải cũng trở thành quân chủ lực của chiến tuyến phía tây ngăn chặn Khương Duy.
Cuối năm đó, Khương Duy lại tiến ra Tây Bình, song Đặng Ngải đã tăng cường phòng thủ, không được gì mà phải rút lui.
Tháng 8 năm sau (năm 251 sau Công Nguyên), Tư Mã Ý qua đời, Vệ tướng quân Tư Mã Sư làm Phủ quân đại tướng quân, Lục thượng thư.
Tháng 12, Đại tướng quân Phí Vỹ trở vể Thành Đô, song không khí Thành Đô đã bại hoại, Phí Vỹ không đủ sức nắm giữ, đành trở về Hán Thọ đóng đồn, để bình tĩnh suy nghĩ cách đối phó.
Tháng sau, Thượng thư Lã Nghệ từ trần, Thị trung Trần Chi tiếp nhiệm, Hoạn quan Hoàng Hạo nhờ vậy mà thanh thế càng lớn.
Năm 252 sau Công Nguyên, Tư Mã Sư được thăng làm Đại tướng quân, so với người cha lại càng nghiêm chỉnh dốc toàn lực nắm lấy quân quyền Tào Ngụy.
Tháng 2, Đại đế Tôn Quyền từ trần, Thái tử Tôn Lương lên nối ngôi, lấy Gia Cát Khác làm Thái phó, Đằng Dận làm Vệ tướng quân, Lã Đại làm Đại tư mã cùng phụ tá việc nước.
Gia Cát Khác tự ý tự động, lại học theo người chú Gia Cát Lượng nổi tiếng đương thời, nóng nẩy phát động việc bắc phạt, tạo thành tình hình chính trị trong nước Ngô sôi động không yên.
Năm 253 sau Công Nguyên đại tướng quân Phí Vỹ và các chư tướng phòng vệ Hán Trung cùng dự tiệc ở Hán Thọ. Phí Vỹ cá tính ôn hòa , vẫn không kể phe phái này nọ, bởi thế mà xem thường việc phòng vệ. Đang lúc uống rượu say, bị hàng tướng của Tào Ngụy là Quách Tuần mưu sát mà chết.
Lúc đầu, Khương Duy tự cho rằng rất thân thuộc với dân tộc thiểu số Lương Châu, muốn nhờ giúp đỡ của bộ lạc Khương Hồ, tập kích Lũng Tây, mỗi lần mang đại quân ra Kỳ Sơn bắc phạt, chủ sóai Phí Vỹ đều không tán thành.
Phí Vỹ nói: “Ta thực kém xa Thừa tướng Gia Cát Lượng. Thừa tướng Bắc Kinh còn không được như ý muốn, huống chi là ta? Chỉ bằng lo dân giàu nước mạnh, giữ yên xã tắc, đợi người sau làm giỏi hơn chúng ta mọi việc! Vội vã quyết thắng bại với kẻ địch, nếu nhỡ ra thất bại ắt sẽ dao động phần nền móng quốc gia, có hối cũng là muộn vậy”.
Thực ra Phí Vỹ nói vậy chỉ cốt cho qua chuyện, đại bản doanh Thành Đô triều chính bại hoại, việc chi viện hậu cần không thuận lợi, muốn phát động đại quân viễn chinh đâu có dễ dàng. Bởi thế Phí Vỹ thường đều cung cấp cho Khương Duy không quá một vạn quân. Khương Duy tuy óan hận song cũng không biết làm sao.
Phí Vỹ từ trần, quân đoàn Hán Trung như rắn không đầu, đều do Khương Duy thống lĩnh. Thiếu mất sự điều tiết của Phí Vỹ, Khương Duy lập tức tập kết mấy vạn binh lực, từ Vũ Đô kéo ra đánh Lũng Tây, chủ yếu là vị trí Địch Đạo.
Năm đó Gia Cát Khác từ đông chiến tuyến đến đóng ở Hoài Nam, tháng 5 cho quân vây Tân Thành, Tư Mã Sưlệnh cho Thái uý Tư Mã Phu dẫn 20 vạn quân đối phó với Gia Cát Khác, lại lệnh cho Quách Hoài, Trần Thái dẫn quân Quan Trưng dốc hết lực lượng, đến giải vây cho Địch Đạo.
Trần Thái vẫn lấy chiến thuật tường chắn đối phó với Khương Duy, quả nhiên như Phí Vỹ dự liệu, hậu cần quân Thục suy yếu dần, chẳng bao lâu Khương Duy hết lương phải rút quân về.
Đại quân Tào Ngụy ở đông chiến tuyến cũng dùng sách lược kiên trì phòng thủ, Gia Cát Khác đánh mạnh mấy tháng, không thấy hiệu quả, lại bởi lương thực thiếu thốn, dịch bệnh tràn lan, trong khi rút quân phải chịu tổn thất rất lớn, danh tiếng Gia Cát Khác xuống rất thấp, không lâu bị Tôn Tuấn mưu sát, gia tộc đều bị liên lụy, tan nát cả.
Về chính quyền Tào Ngụy sau khi Tư Mã Ý mất, họ Tào, họ Hạ Hầu cùng với họ Tư Mã đã đấu tranh với nhau ngày càng kịch liệt. Tư Mã Sư sau khi đánh bại được Khương Duy và Gia Cát Khác có ưu thế rất lớn.
Quân họ Tào có kế hoạch làm phản đoạt quyền song âm mưu bị bại lộ, chủ tướng Hạ Hầu Huyền, Trung thư lệnh Lý Phong đều bị bắt giữ, chu di tam tộc. Người con của Hạ Hầu Uyên là Hạ Hầu Bá dẫn quân trực thuộc đầu hàng Thục Hán, năm sau tức là 254 sau công nguyên. Tư Mã Sư phế truất Ngụy chủ Tào Phương, lấy Hương công Tào Mao làm Ngụy chủ, chính quyền họ Tào đến đây chỉ còn là bù nhìn mà thôi.
Chung Hội tự biết không được triều đình Tào Ngụy tín nhiệm, bèn bàn bạc với Khương Duy, muốn lợi dụng quân Thục và quân trực thuộc của mình làm phản, kiên trì cố thủ Thục Trung, chiếm đất xưng vương.
Khương Duy ra sức khuyên Chung Hội, nhân thời cơ giết chết các tướng phương bắc để tự bảo toàn. Lại phái người ám sát Chung Hội, để mưu toan khôi phục nhà Hán.
l. Hình thái ba nước thời kỳ sau Gia Cát Lượng
Sau khi Gia Cát Lượng mất, nhân dân Thục Trung nhớ ân đức, râm ran yêu cầu lập miếu thờ Gia Cát Lượng, song Lưu Thiện cho rằng Gia Cát Lượng không phải hoàng tộc, lập miếu thờ không hợp với phép tắc, không nghe theo. Song trăm họ vẫn nhớ ngày mất, tế cúng riêng cho Gia Cát Lượng ở bên đường, quan lại cũng không quản lý được, chỉ mắt nhắm mắt mở mà thôi. Thế rồi phong trào tế riêng ngày càng thịnh, lại vượt quá tế tự đối với Lưu Bị.
Bộ binh hiệu uý Tập Long dâng thư xin lập một ngôi miếu ở gần mộ Gia Cát Lượng tại Miện Dương để chặn phong trào tế riêng, tránh được ảnh hưởng phạm đến lễ phép quốc gia, Lưu Thiện đành phải nghe theo.
Lưu Thiện lệnh cho Tả tướng quân Ngô Ý thay Nguỵ Diên chỉ huy phòng vệ Hán Trung, lại lệnh cho Vương Bình mang quân bảo hộ giúp đỡ. Lại lấy Trưởng sử Tưởng Uyển làm Thượng thư lệnh, tổng quản việc quốc sự, kiêm Thứ sử Ích Châu.
Năm sau Dương Nghi bởi tội phỉ báng nên bị giam giữ, tự sát mà chết. Tưởng Uyển được thăng làm Đại tướng quân, Lục thượng thư, Phí Vỹ thay Tưởng Uyển làm Thượng thư lệnh, chính thức thành lập lại chính quyền Thục Hán sau thời kỳ Gia Cát Lượng.
Lúc đấy là năm Thanh Long thứ 3 đời Ngụy Minh đế, tức là năm 235 sau Công Nguyên.
Viễn chinh nhiều năm, lại thêm chủ tướng từ trần, tình hình trong nước không ổn định, Tưởng Uyển nghĩ muốn chinh phạt bên ngoài ắt phải sớm yên được bên trong, ngoài việc phái Khương Duy tăng cường phía bắc và phòng vệ tây bắc, vào giai đoạn này, Thục Hán không có hành động quy mô lớn nào về chinh phạt.
Cho đến ba năm sau, vào năm 238 sau Công Nguyên, Tưởng Uyển được thăng làm Đại Tư mã, lấy Khương Duy là Tư mã, đến đóng ở Hán Trung, tích cực trù bị khôi phục việc bắc phạt.
Năm sau Ngụy Minh đế Tào Tuấn từ trần, dặn lại lấy con nuôi là Tào Phương kế thừa đại quyền, và lệnh cho con Tào Chân là Tào Sảng cùng với Tư Mã Ý làm đại thần phụ tá.
Bởi Tào Phương mới tám tuổi, Đông Ngô và Thục Hán đều cho rằng đây là cơ hội tốt, Đông Ngô phái chủ tướng đông chiến tướng Toàn Tông đánh Hoài Nam, còn Khương Duy của Thục Hán thì từ Kỳ Sơn quấy nhiễu biên giới, song không được gì mà đều phải rút quân.
Năm 241 sau Công Nguyên, năm thứ 3, Tưởng Uyển đóng ở Hán Trung, ông ta đánh giá kĩ lưỡng đến cuộc bắc phạt của Gia Cát Lượng từ năm Kiến Hưng thứ 6 về sau, đưa lên hậu chủ Lưu Thiện chiến thuật mới của mình.
Ông ta cho rằng Gia Cát Lượng phần lớn lấy Tần Lĩnh ở phía bắc và Kỳ Sơn ở tây bắc làm đường tiến công, đường xá hiểm trở, vận chuyển bổ sung rất khó khăn. Chẳng bằng làm nhiều chiến thuyền, từ sông Hán Thủy và Miện Thủy đánh sang phía đông, trực tiếp theo đường thủy tập kích các vùng Ngụy Hưng, Thượng Dong, nếu lại phối hợp hành động với chiến tuyến ở phía đông của Đông Ngô, ắt sẽ tạo ra áp lực rất lớn với Tào Ngụy. Tưởng Uyển có ý giao phó mọi hành động, bèn phái Khương Duy về Thành Đô báo cáo với Lưu Thiện cùng đánh giá tính khả thi của chiến lược này, gặp phải bệnh cũ tái phát, hành động khó khăn, Tưởng Uyển phải tạm thời cho dừng kế hoạch lại.
Khương Duy ở Thành Đô cùng với Phí Vỹ nghiên cứu tỉ mỉ, đều cho rằng theo đường thủy tiến sang phía đông, nếu rút lui không dễ, hoặc không thuận lợi một chút, quân viễn chinh dễ bị đánh bại. Được Lưu Thiện đồng ý, Thượng thư lệnh Phí Vỹ đi cùng với Khương Duy trở về Hán Trung, để cùng Tưởng Uyển xem xét lại toàn diện kế hoạch trên.
Lúc này tình hình sức khoẻ của Tưởng Uyển đã xấu đi, lại thêm khó khăn về phối hợp với Đông Ngô, cũng phải hủy bỏ kế hoạch tiến sang phía đông bằng đường thủy, bèn lấy Khương Duy làm Thứ sử Lương Châu, đến đóng ở Phù Thành, tăng cường việc sửa sang chiến tuyến phía bắc.
Tháng 10 đã vào mùa đông, Tưởng Uyển đến Phù Thành để thị sát, bệnh tình càng xấu đi, bèn hạ lệnh cho Thái thú Hán Trung là Vương Bình làm Tiền giám quân, lại phong Trấn bắc Đại tướng quân thay ông ta đôn đốc các đạo quân tiền tuyến.
Người cháu của Gia Cát Lượng, con của Gia Cát Cẩn là Gia Cát Khác thống lĩnh quân đoàn chiến tuyến phía đông của Đông Ngô, bắt đầu tiến hành công việc bắc phạt Tào Ngụy.
Tư Mã Ý rất chú ý đến sự uy hiếp của Đông Ngô, tự dẫn đại quân đến quận Thư vùng Lư Giang, Tôn Quyền lệnh cho Gia Cát Khác rút về Sài Tang, đề phòng đại quân Tào Ngụy tiến về phía nam.
Bởi Tưởng Uyển bệnh nặng, Lưu Thiện lệnh cho Phí Vỹ làm Đại tướng quân, Lục thượng thư, tiếp quản đại quyền quân chinh Thục Hán.
Năm 244 sau Công Nguyên, Tôn Quyền lấy Đại tướng quân Lục Tốn làm tể tướng, vẫn giữ chức Kinh Châu mục, đôn đốc việc phòng vệ ở chiến tuyến phía tây.
Đại tướng quân Tào Ngụy là Tào Sảng, muốn lập uy danh với thiên hạ, đưa ra kế hoạch quân sự với qui mô lớn nam chinh thảo phạt Thục Hán, Thái phó Tư Mã Ý khuyên mãi không nghe, khoảng tháng 3, Tào Sảng đến Tràng An, hợp quân với đô đôc Hạ Hầu Huyền, dẫn mười vạn binh mã, từ Lạc Côc tiến vào Hán Trung.
Lúc này, Tưởng Uyển và Khương Duy đều ở Phù Thành, quân giữ Hán Trung không đến ba vạn người, các tướng lĩnh quân đoàn thảy đều kinh hãi, đã chủ trương đóng cửa thành để đợi viện quân đến từ Phù Thành đến.
Vương Bình một mình một ý, ông ta nói: “Hán Trung cách Phù Thành nghìn dặm đường xa, nếu như để đợi quân Tào Ngụy vào cửa ải, sẽ tạo ra uy hiếp rất lớn. Chẳng bằng chủ động, xuất kích, hậu quân Lưu Mẫn cậy hiểm cố thủ ở Hưng Thế Sơn, tôi tự mình bố phòng ở sau cửa ải, để biểu thị quyết tâm chiến đấu của chúng ta trước kẻ địch, tuy binh lực rất ít, song ta có địa lợi, trong thời gian ngắn khó đánh bại được chúng ta, như vậy, quân tiếp viện của Phù Thành mới đến kịp được”.
Triều đình Thục Hán ở Thành Đô, cũng được tin khẩn cấp từ tiển tuyến, Đại tướng quân Phí Vỹ tự mình dẫn quân đến chi viện.
Đại quân của Tào Sảng bị chặn ngoài cửa ải Hưng Thế Sơn, lại thêm khó khăn về vận chuyển bổ sung, quân nam chinh lại rơi vào nguy cơ. Tham mưu Dương Tuấn đề nghị lập tức rút quân, song các tướng lĩnh quân đoàn như Đặng Dương, Lý Thắng đều cương quyết phản đối. Dương Tuấn nói lớn: “Dương, Thắng làm hỏng việc quốc gia, khá chém đi!”. Tào Sảng ngần ngừ không quyết.
Tư Mã Ý vội gửi thư cho Hạ Hầu Huyền, phân tích tự mình đã từng tham dự chiến dịch Hán Trung cùng với Tào Tháo. Rất biết rõ thời cơ chưa chín, nếu từ Quan Trung tiến vào Hán Trung rất bất lợi, huống chi nay Thục Hán đã nắm được Hưng Thế Sơn hiểm trở, tùy lúc có thể chặt đứt đường về của quân ta, không mau chóng hạ quyết tâm là rất nguy hiểm.
Hạ Hầu Huyền cả kinh lập tức báo cáo với Tào Sảng, Tào Sảng mới lập tức rút quân, song Phí Vỹ đã đánh vào vùng Tam Lĩnh (Trầm Lĩnh, Nha Lĩnh, và Phân Thủy Lĩnh), chặn đứt đường rút của Tào Sảng, nhìn chung quân nam chinh bị tổn thất nghiêm trọng, tình hình Quan Trung bị ảnh hưởng rất lớn, địa vị của Tào Sảng cũng xuống thấp.
Tưởng Uyển bị bệnh nặng, nhường chức quyền cho đại tướng Phí Vỹ, Lưu Thiện lấy Phí Vỹ làm Thứ sử Ích Châu, cũng lấy Đổng Doãn làm Thượng thư lệnh để giúp đỡ.
Tháng 11 Tưởng Uyển từ trần, Phí Vỹ đến Hán Trung xem xét kĩ hệ thống phòng vệ.
Tháng 12, Đổng Doãn đang giữ Thành Đô ngã bệnh từ trần, trong lúc khẩn cấp Lưu Thiện đề bạt Thượng thư Lã Nghệ làm Thượng thư lệnh.
Đổng Doãn cá tính nghiêm nghị, hết lòng vì việc công, đến như Lưu Thiện cũng phải nể sợ. Lưu Thiện rất ái mộ hoạn quan Hoàng Hạo, song Đổng Doãn đang ở triều đình thì Hoàng Hạo không dám làm bừa, trong thời gian Đổng Doãn còn sống, Hoàng Hạo về quan chức không vượt qua chức Hoàng môn thừa.
Phí Vỹ cá tính ôn hòa , thiếu sự kiên quyết như Tưởng Uyển và Đổng Doãn, cứ theo yêu cầu của Lưu Thiện lấy Trần Chi thay Đổng Doãn làm Thị trung. Trần Chi bên ngoài có vẻ uy nghi, nhiều tài nghệ, có mưu trí nên Phí Vỹ ngộ nhận là Trần Chi có tài như Đổng Doãn. Song Trần Chi chỉ tốt mã mà thôi, ông ta với Hoàng Hạo đắp đổi trong ngoài, khiến Hoàng Hạo có cơ hội can thiệp vào triều chính, làm đến Trung thường thị.
Kể từ Gia Cát Lượng mất đến khi Tưởng Uyển mất là mười một năm (năm 234 đến năm 245) tình hình ba chân đỉnh Tam quốc không có biến động lớn, Thục Hán thực lực tuy yếu, song dựa vào địa lợi Tần Xuyên, lại thêm Gia Cát Lượng bồi dưỡng không ít nhân tài, về chính trị, quân sự, kinh tế đều có thực lực, nếu Tào Ngụy và Đông Ngô đều nhân cơ hội Gia Cát Lượng mất và muốn giành thắng lợi là không dễ dàng.
Tôn Quyền có danh tướng Lục Tốn phụ tá, thực lực lại càng mạnh. Người con của Gia Cát Cẩn là Gia Cát Thuộc sau khi nắm quyền ở đông chiến tuyến, tích cực sửa sang việc bắc phạt, khiến quan hệ hai bên mười mấy năm bình lặng trở nên đối đầu, ngày mỗi căng thẳng, Trái lại giữa Tương Dương – Giang Lăng do danh tướng Lục Tốn chỉ huy, lại chẳng hề có chiến sự gì.
Thực ra, biến đối lớn nhất là chính quyền Tào Ngụy có diện tích rất lớn, thực lực lại mạnh. Ngụy Minh đế Tào Tuấn mất lúc ba mươi lăm tuổi, do không có con lấy con nuôi là Tào Phương kế thừa. Tuy có người con của Tào Chân là Tào Sảng phụ tá, song tính hợp pháp của việc Tào Phương kế thừa rất yếu, Tào Sảng lại quá trẻ thiếu kinh nghiệm, đại quyền quân chính dần dần rơi vào tay Tư Mã Ý cả.
Thế lực họ Tào bất mãn với sự khuếch đại lực lượng của họ Tư Mã, đấu tranh giữa hai bên càng thêm ác liệt, cũng ảnh hương đến sự thống nhất của Tào Ngụy không ít.
2. Chính quyền ba nước phát sinh biến hóa
Chính quyền Thục Hán sau năm 246 bắt đầu có cải biến lớn.
Phí Vỹ có tài năng học thức, tuy được lựa chọn đột xuất, song hiệu suất công tác còn vượt cả Gia Cát Lượng và Tưởng Uyển. Là người có cá tính ôn hòa , ông ta có nhiều nhân nhượng trước việc quá cương kỉ, sự nghiêm minh pháp trị và phong cách thanh liêm mà Gia Cát Lượng và Tưởng Uyển xây dựng và duy trì đã dần dần bị phá hoại, vấn đề trong chính quyền Thục Hán tàng thêm nhiều, sự thống nhất lực lượng yếu dần đi.
Ở triều đình Thục Hán, các đại phu lấy Đại ti nông Mạnh Quang làm chính, đương nhiên cùng thấy rằng đây là nguy cơ, họ đề nghị lấy Khương Duy làm Vệ tướng quân, cùng với Phí Vỹ làm Lục thượng thư, song đê cũ lắm lỗ hổng đã thấy phá ra, muốn khôi phục phong thái chính trị ngày xưa cũng không thể được.
Đại học giả hàng đầu của Thục Hán là Tiêu Chu ra sức khuyên hậu chủ Lưu Thiện thi hành tiết kiệm, bỏ không khí hội hè ca hát, lại bị Lưu Thiện cự tuyệt ngay ở triều đình.
Ở Đông Ngô, Lục Tốn bị bệnh từ trần, Bộ Chất kế nhiệm làm Thừa tướng, Uy bắc tướng quân Gia Cát Khác làm Đại tướng quân thay thế Lục Tốn trấn giữ Vũ Xương, phụ trách phòng vệ tây chiến tuyến của Đông Ngô. Gia Cát Khác nóng vội muốn bắc phạt, song Tôn Quyên tuổi cao có xu hướng bảo thủ, Đông Ngô ở giai đoạn này, chẳng có việc gì nổi trội.
Hai năm sau vào năm 248 sau Công Nguyên, sau khi Phí Vỹ kế tục Tưởng Uyển, lại ra đóng đồn ở Hán Trung, trù bị việc bắc phạt. Duy có một điểm khác trước là Phí Vỹ không giữ binh mã của phe mình ở Thành Đô. chỉ lấy phương thức chỉ huy đại cục từ xa mà khống chế. Phí Vỹ vắng mặt, không khí của triều đình Thục Hán lại càng xấu đi.
Đại tướng quân Tào Sảng của Tào Ngụy sau khi mất chủ quyền khống chế ngày càng kiêu sa vô độ, về y phục, ăn uống đều có chỗ vượt quyền, lại thêm tửu sắc quá mức, cuối cùng bị lão thần Tư Mã Ý cùng các con là Hộ quân Tư Mã Sư, Tấm kỵ thường thị Tư Mã Chiêu lập kế giết đi, thực lực của họ Tào trong chiến quyền mau chóng giảm sút.
Một phái quan trọng khác là họ Hạ Hầu cũng bị họ Tư Mã gạt bỏ nghiêm trọng, những người con của Hạ Hầu Uyên như Chinh tây tướng quân Hạ Hầu Huyền, Tả tướng quân Hạ Hầu Bá đều rơi vào nguy cơ lớn.
Bè phái Tư Mã Ý bao gồm cả Chinh tây tướng quân Quách Hoài, Thứ sử Ung Châu Trần Thái, dần dần giành địa vị chính. Hơn nữa các tướng lĩnh của phái Thiếu Tráng được Tư Mã Ý đặc biệt đề bạt, trong đó Thái thú Nam An là Đặng Ngải có biểu hiện đột xuất nhất, đã dần dần nắm được lực lượng chính ở Quan Trung.
3. Khương Duy bắc phạt
Năm 249 sau Công Nguyên tức là mười lăm năm sau khi Gia Cát Lượng từ trần, Vệ tướng quân Khương Duy xứng đáng là đệ tử của Gia Cát Lượng, sau ba năm sửa sang ở Hán Trung, bắt đầu chuẩn bị tích cực việc bắc phạt.
Tuy phụ trách ngăn cản Khương Duy là Lão tướng Quách Hoài, song Đặng Ngải cũng mang quân Quan Trung tham gia vào chiến trường này, triển khai cuộc đối trận ác liệt kéo dài suốt mười mấy năm giữa Khương Duy và Đặng Ngải.
Mùa thu năm đó, Khương Duy dẫn quân tiến vào vùng Ung Châu, ở vùng Khúc Sơn trước đó đã cho dựng hai thành lũy, do Nha môn tướng Câu An và Lý Hân giữ. Bởi Khương Duy với Khương tộc ở Lương Châu có quan hệ tốt, nên các thủ lĩnh bộ lạc ở vùng Ung, Lương đều phản lại Ngụy mà giúp Thục, thanh thế rất lớn. Tư Mã Ý lệnh cho Trần Thái và Quách Hoài dẫn quân đến chi viện.
Trần Thái cho rằng Khúc Thành tuy cậy hiểm cố thủ, song cách đất Thục quá xa, lương thảo bổ sung khó khăn, mà quân Khương thì ô hợp, chẳng thể phối hợp chặt chẽ, nên cần trực tiếp bao vây, lại chia quân cắt đứt đường vận chuyển, như thế thì quân Thục ắt sẽ bị thất bại.
Quách Hoài cũng tán thành cách nhìn nhận ấy, phái Đặng Ngải đến bao vây Khúc Thành, Trần Thái đánh vào tuyến vận chuyển của hộ quân Từ Chất, chặt đứt hữu hiệu đường rút lui.
Câu An thấy quân Đặng Ngải đến, để tránh trở thành cô lập, bèn chủ động dẫn quân ra ngoài thành giao chiến, song Đặng Ngải lại dựa vào địa lợi phía ngoài thành mà xây dựng công sự phòng ngự, để cắt đứt thành với bên ngoài. Điều đó dẫn đến tình hình khó khăn cho quân Thục khi mùa đông đến, quân lương bổ sung không đủ sẽ tạo thành bất lợi mà lo lắng không thôi.
Khương Duy nhận được báo cáo, dẫn quân ra núi Ngưu Đầu, muốn chi viện cho Lý Hân và Câu An. Trần Thái bày trận ở phía bắc sông Thảo Thủy, ngăn chặn đại quân Khương Duy.
Giông như chiến thuật của Đặng Ngải, Trần Thái cũng không muốn quyết chiến với Thục, ông ta nói với các tướng sĩ rằng: “Binh pháp quý nhất ở chỗ không đánh mà khuất phục được quân của người ta, Khương Duy tuy giàu mưu trí, song binh lực không nhiều, ắt chẳng thể tiến đánh, chẳng bằng chia quân trực tiếp chiếm lấy núi Ngưu Đầu, cắt đứt đường rút, đánh vào tinh thần binh sĩ, ắt sẽ bắt được Khương Duy”.
Bởi thế hạ lệnh đối mặt với quân Khương Duy, xây dựng trận địa phòng ngự, không giao chiến với quân Thục, lại yêu cầu Quách Hoài phái quân đánh núi Ngưu Đầu, cắt đứt đường rút của Khương Duy.
Khương Duy thấy đại thế bất lợi, hạ lệnh rút quân, Khúc Thành lập tức bị cô lập, Câu An, Lý Hân phải đầu hàng, các bộ lạc người Khương phụ giúp cũng bị bức rút về vùng núi. Đặng Ngải sau khi chiếm được Khúc Sơn bèn nói với Trần Thái, quân chủ lực của Khương Duy chưa hề bị bẻ gãy, ắt sẽ mau chóng quay trở lại, không gì bằng đóng đồn ở phía bắc Bạch Thủy, để ngăn chặn triệt để quân Thục tiến về phía bắc.
Ba ngày sau quả nhiên Khương Duy phái Liêu Hóa tấn công vào quân Đặng Ngải ở Bạch Thủy. Đặng Ngải tự mình đến quan sát tiền tuyến có nói: “Quân Liêu Hóa nhiều hơn quân ta, lại không vội vượt sông hoặc làm cầu, chắc là nghi binh vậy, Khương Duy ắt sẽ dẫn quân chủ lực đánh vào Thao Thành, để lại tập kích vào vùng Ung Châu”.
Thao Thành cách Bạch Thủy sáu mươi dặm, Đặng Ngải hạ lệnh thâu đêm khẩn cấp hành quân, đến được Thao Thành sớm hơn Khương Duy, liền tăng cường việc phòng ngự. Quả nhiên Khương Duy dẫn quân chủ lực đánh vào Thao Thành, song không tiến triển được, đành phải rút về Hán Trung, kết thúc chiến dịch bắc phạt lần thứ nhất với quy mô lớn.
Năm sau, Quách Hoài được thăng làm Quân kỵ tướng quân, Đặng Ngải cũng trở thành quân chủ lực của chiến tuyến phía tây ngăn chặn Khương Duy.
Cuối năm đó, Khương Duy lại tiến ra Tây Bình, song Đặng Ngải đã tăng cường phòng thủ, không được gì mà phải rút lui.
Tháng 8 năm sau (năm 251 sau Công Nguyên), Tư Mã Ý qua đời, Vệ tướng quân Tư Mã Sư làm Phủ quân đại tướng quân, Lục thượng thư.
Tháng 12, Đại tướng quân Phí Vỹ trở vể Thành Đô, song không khí Thành Đô đã bại hoại, Phí Vỹ không đủ sức nắm giữ, đành trở về Hán Thọ đóng đồn, để bình tĩnh suy nghĩ cách đối phó.
Tháng sau, Thượng thư Lã Nghệ từ trần, Thị trung Trần Chi tiếp nhiệm, Hoạn quan Hoàng Hạo nhờ vậy mà thanh thế càng lớn.
Năm 252 sau Công Nguyên, Tư Mã Sư được thăng làm Đại tướng quân, so với người cha lại càng nghiêm chỉnh dốc toàn lực nắm lấy quân quyền Tào Ngụy.
Tháng 2, Đại đế Tôn Quyền từ trần, Thái tử Tôn Lương lên nối ngôi, lấy Gia Cát Khác làm Thái phó, Đằng Dận làm Vệ tướng quân, Lã Đại làm Đại tư mã cùng phụ tá việc nước.
Gia Cát Khác tự ý tự động, lại học theo người chú Gia Cát Lượng nổi tiếng đương thời, nóng nẩy phát động việc bắc phạt, tạo thành tình hình chính trị trong nước Ngô sôi động không yên.
Năm 253 sau Công Nguyên đại tướng quân Phí Vỹ và các chư tướng phòng vệ Hán Trung cùng dự tiệc ở Hán Thọ. Phí Vỹ cá tính ôn hòa , vẫn không kể phe phái này nọ, bởi thế mà xem thường việc phòng vệ. Đang lúc uống rượu say, bị hàng tướng của Tào Ngụy là Quách Tuần mưu sát mà chết.
Lúc đầu, Khương Duy tự cho rằng rất thân thuộc với dân tộc thiểu số Lương Châu, muốn nhờ giúp đỡ của bộ lạc Khương Hồ, tập kích Lũng Tây, mỗi lần mang đại quân ra Kỳ Sơn bắc phạt, chủ sóai Phí Vỹ đều không tán thành.
Phí Vỹ nói: “Ta thực kém xa Thừa tướng Gia Cát Lượng. Thừa tướng Bắc Kinh còn không được như ý muốn, huống chi là ta? Chỉ bằng lo dân giàu nước mạnh, giữ yên xã tắc, đợi người sau làm giỏi hơn chúng ta mọi việc! Vội vã quyết thắng bại với kẻ địch, nếu nhỡ ra thất bại ắt sẽ dao động phần nền móng quốc gia, có hối cũng là muộn vậy”.
Thực ra Phí Vỹ nói vậy chỉ cốt cho qua chuyện, đại bản doanh Thành Đô triều chính bại hoại, việc chi viện hậu cần không thuận lợi, muốn phát động đại quân viễn chinh đâu có dễ dàng. Bởi thế Phí Vỹ thường đều cung cấp cho Khương Duy không quá một vạn quân. Khương Duy tuy óan hận song cũng không biết làm sao.
Phí Vỹ từ trần, quân đoàn Hán Trung như rắn không đầu, đều do Khương Duy thống lĩnh. Thiếu mất sự điều tiết của Phí Vỹ, Khương Duy lập tức tập kết mấy vạn binh lực, từ Vũ Đô kéo ra đánh Lũng Tây, chủ yếu là vị trí Địch Đạo.
Năm đó Gia Cát Khác từ đông chiến tuyến đến đóng ở Hoài Nam, tháng 5 cho quân vây Tân Thành, Tư Mã Sưlệnh cho Thái uý Tư Mã Phu dẫn 20 vạn quân đối phó với Gia Cát Khác, lại lệnh cho Quách Hoài, Trần Thái dẫn quân Quan Trưng dốc hết lực lượng, đến giải vây cho Địch Đạo.
Trần Thái vẫn lấy chiến thuật tường chắn đối phó với Khương Duy, quả nhiên như Phí Vỹ dự liệu, hậu cần quân Thục suy yếu dần, chẳng bao lâu Khương Duy hết lương phải rút quân về.
Đại quân Tào Ngụy ở đông chiến tuyến cũng dùng sách lược kiên trì phòng thủ, Gia Cát Khác đánh mạnh mấy tháng, không thấy hiệu quả, lại bởi lương thực thiếu thốn, dịch bệnh tràn lan, trong khi rút quân phải chịu tổn thất rất lớn, danh tiếng Gia Cát Khác xuống rất thấp, không lâu bị Tôn Tuấn mưu sát, gia tộc đều bị liên lụy, tan nát cả.
Về chính quyền Tào Ngụy sau khi Tư Mã Ý mất, họ Tào, họ Hạ Hầu cùng với họ Tư Mã đã đấu tranh với nhau ngày càng kịch liệt. Tư Mã Sư sau khi đánh bại được Khương Duy và Gia Cát Khác có ưu thế rất lớn.
Quân họ Tào có kế hoạch làm phản đoạt quyền song âm mưu bị bại lộ, chủ tướng Hạ Hầu Huyền, Trung thư lệnh Lý Phong đều bị bắt giữ, chu di tam tộc. Người con của Hạ Hầu Uyên là Hạ Hầu Bá dẫn quân trực thuộc đầu hàng Thục Hán, năm sau tức là 254 sau công nguyên. Tư Mã Sư phế truất Ngụy chủ Tào Phương, lấy Hương công Tào Mao làm Ngụy chủ, chính quyền họ Tào đến đây chỉ còn là bù nhìn mà thôi.