Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

Hồi 4 – Chương 15 – Phần 1

Tác giả: Trần Vǎn Đức
Chọn tập

Lưu Bị nhìn chăm chăm vào Gia Cát Lượng, dặn dò than thở rằng:

“Ông mới gấp mười Tào Phi, ắt sẽ giữ yên được nước, định được đại sự, nếu có thể giúp được ấu chúa thì giúp, nếu thấy nó bất tài, ông hãy tự mình thay thế”.

l. Lục Tốn phản công, Lưu Bị đại bại

Một người là lão tướng xa trường từng trải trăm trận, kinh nghiệm phong phú, song rất ít thành công;

Một người là thống sóai thư sinh bước ra từ lều cỏ, sở trường lập kế hoạch, song trưởng thành từ tuổi trẻ, chưa trải qua thất bại;

Một người lòng đầy phẫn nộ, tình cảm xao động quyết tâm trả thù;

Một người mưu lược đầu óc bình tĩnh, có suy nghĩ lý tính.

Hai lực lượng này từ tháng 7 năm Hoàng Sơ thứ hai đến tháng 6 năm Hoàng Sơ thứ ba, từ chuẩn bị điều động đến đối trận kéo dài suốt một năm, riêng thời gian giáp trận, cũng kéo dài đến sáu, bảy tháng. Tháng 6 nhuận, Lục Tốn rất kiên trì giữ thành, đợi thời cơ chín muồi mới quyết định chủ động phản kích.

Từ Thịnh là tướng lĩnh mà lại khờ khạo, cho rằng “Muốn đánh Lưu Bị thì khi ông ta mới đến Hồ Đình, trận địa chưa ổn định mới là đúng, nay ông ta đã lập trại vững chắc suốt sáu, bảy trăm dặm, đã được bảy, tám tháng, và bố trí binh lực hoàn thiện ở các nơi xung yếu, có đánh ắt sẽ bất lợi vậy”.

Lục Tốn cười mà rằng: “Lưu Bị có kinh nghiệm tác chiến phong phú, hơn nữa lần này lại có chuẩn bị mà đến. Khi họ mới tập kết, suy nghĩ ắt khá chu đáo, có đánh họ cũng rất bất lợi, nay họ đóng đồn đã lâu, lại không có được thuận lợi gì, tướng không lập công, quân thì mỏi mệt, lại không vạch được kế hoạch gì, nghĩ rằng thời cơ đánh được họ chính là lúc này”.

Thế rồi phái đạo quân Chu Nhiên đến tấn công mặt trước doanh trại Lưu Bị, song phải lập tức rút quân ngay về vì bất lợi.

Từ Thịnh nói mát rằng: “Đấy chẳng phải là hiển nhiên tổn thất không ít binh sĩ?”.

Lục Tốn lại rất tự tin mà rằng: “Ta đã biết phải làm gì để đánh bại đại quân của Lưu Bị rồi”.

Tháng 6 nhuận, vùng Hoa Trung gió mùa đông nam rất mạnh, Lục Tốn hạ lệnh cho đại quân Chu Nhiên theo đường thủy ngược dòng mà lên, trực tiếp đánh vào đại bản doanh của Lưu Bị ở Hồ Đình, trên thuyền chứa nhiều cỏ khô và đồ dẫn lửa, dự định sẽ đánh hỏa công. Hàn Đương và Phan Chương đi vòng đưòng bên phải tiến sâu vào Trác Hương hai trăm dặm dự định chặt đứt đường rút của đội tiên phong Lưu Bị. Từ Thịnh và Tống Khiêm sẽ đánh vào Di Đạo, giải vây cho Tôn Hoàn, sau sẽ hợp với quân Tôn Hoàn từ Nam Ngạn đánh thẳng vào doanh trại Di Lăng. Nếu tất cả thuận lợi, sẽ vượt sông ở Trác Hương hợp quân với Hàn Đương theo hướng tây đuổi đánh Lưu Bị đên tận Tỉ Quy. Các đội quân mang theo cỏ khô và đồ dẫn lửa, khi đánh vào trại Thục thuận theo chiều gió mà nổi lửa, quân Thục từ Hồ Đình đến Tỉ Quy có bốn mươi trại, chỉ thiêu hai mươi trại giãn cách mà đốt để tiết kiệm nhân lực và vật lực, chỉ cần tạo ra sự hỗn loạn trong quân Thục là được. Các đạo quân mang theo lương khô, không được nghỉ ngơi và tạm rút, sớm tối truy kích, quân Thục ắt sẽ chạy đến cửa Tam Hiệp, đương nhiên nếu bắt sống được Lưu Bị, được xem là công lớn nhất.

Đối với việc động binh nhanh chóng của quân Đông Ngô, quân sĩ tiền tiêu của Lưu Bị tự nhiên đã phát giác ra. Song do mấy ngày trước đó, từng xảy ra mấy trận đánh ở trước doanh trại, quân Thục cho rằng quân Đông Ngô binh lực không mạnh, bởi thế ngoài việc mau chóng báo cáo với Lưu Bị, đợi chỉ thị, đều chưa có sự ứng biến khẩn cấp nào.

Quả nhiên đúng như Lục Tốn dự liệu, Lưu Bị ở Trại Hồ Đình tiếp tục được báo cáo, lập tức hạ lệnh cho Phùng Tập, Trương Nam vội nghênh chiến, lại thông báo cho Ngô Ban vượt sông lên phía bắc, tự phía nam đánh vào quân chủ lực của Lục Tốn. Lưu Bị lúc đó chẳng ngờ Lục Tốn không kéo quân đến trước Phùng Tập và Trương Nam, mà từ đường thủy đi vòng đánh vào đại bản doanh ở Hồ Đình. Bởi thế sau khi đã sắp đặt đâu đấy, Lưu Bị vẫn ở tại sở chỉ huy chờ đợi tập hợp tin tình báo để bố trí hành động tiếp theo.

Khoảng nửa đêm gần sáng, quân tiêu binh trên bờ phát hiện rất nhiều thuyền Đông Ngô ngược dòng mà lên đánh vào đại bản doanh Hồ Đình. Lưu Bị cả sợ lập tức hạ lệnh toàn doanh trại chuẩn bị chiến đấu. Lúc đó gió đông nam thổi mạnh, Chu Nhiên ở trên thuyền phát động hỏa công, doanh trại Lưu Bị lập tức bốc lửa. Lúc ấy đang là mùa hạ, doanh trại Lưu Bị phần nhiều ở bên rừng cây để tránh nóng. Lửa làm cháy cây, doanh trại Hồ Đình lập tức rơi vào biển lửa. Quân Thục trong lúc hoảng loạn, tự giẫm đạp lên nhau mà chạy, chết không biết bao nhiêu mà kể.

Quan tế tửu Trình Kỳ thấy đại thế đã mất, lập tức hộ tống Lưu Bị chạy về phía tây, lại thông báo cho các trại đến để hộ giá.

Phùng Tập và Trương Nam đang ở tiền tiêu, nghe nói đại bản doanh có biến, lập tức mặc kệ quân chủ lực của Lục Tốn, rút về phía tây, đến cứu viện cho Lưu Bị.

Ngô Ban mới vừa vượt qua sông Trường Giang, chuẩn bị tập kích Lục Tốn ở bờ bắc; lại chỉ thấy trống rỗng, biết có chuyện không hay, lập tức hạ lệnh rút về phía tây. Không lâu lại thấy các trại Thục bên bờ sông bốc lửa; Ngô Ban không nghĩ đến việc ở Di Đạo, chỉ biết khẩn cấp đến Hồ Đình chi viện.

Quân Thục đang bao vây Di Đạo, chẳng hề có chuẩn bị, lại bị Từ Thịnh, Tống Khiêm từ phía sau tập kích, Tôn Hoàn nhân cơ hội giáp công, cơ hồ toàn quân tan tác, sốđầu hàng không biết bao nhiêu mà kể.

Quân Chu Nhiên chưa lên bờ, trực tiếp theo đường thủy tiến đánh Trác Hương, chuẩn bị phối hợp với Hàn Đương, Phan Chương cắt đứt đường rút của Lưu Bị.

Từ lúc trời sắp sáng, sức gió rất lớn càng giúp lửa bốc cao, khắp Hồ Đình đến Di Lăng, các trại đều bốc lửa, Lưu Bị chỉ biết vượt qua Di Lăng, chuẩn bị rút về thành Tỉ Quy để phòng ngự.

Song lúc đó Hàn Đương, Phan Chương đã đi vòng phía bắc chiếm được Trác Hương, hoàn toàn cắt đứt đường rút của quân Thục. Quân Từ Thịnh, Tống Khiêm, Tôn Hoàn từ Di Đạo kéo về phối hợp với quân chủ lực của Lục Tốn từ phía đông tiến công lên. Quân Chu Nhiên theo đường thủy giáp công, trước mặt quân Hàn Đương lại bày ra tường đóng vách sắt để ngăn cản. Phùng Tập, Trương Nam, Ngô Ban đều đã hợp quân lại trong lúc hoảng loạn đại bộ phận binh lực đều tan tác. Ngô Ban tự nguyện dẫn đội cảm tử đánh thẳng vào quân Hàn Đương, toan mở một con đường máu. Phùng Tập chặn hậu, Trương Nam thì hộ tống Lưu Bị, rút chạy về Mã Yên Sơn ở phía đông bắc Trác Hương.

Ngô Ban liều chết một mình một ngựa, đột phá tuyến phòng ngự của Hàn Đương, song quân Phan Chương lập tức lấp lỗ trống khiến quân Thục của ông ta chẳng thể vượt qua. Ngô Ban muốn quay đầu lại để hộ tống Lưu Bị song quân lực ít, căn bản không đủ sức giao chiến chỉ dẫn theo tàn quân, vượt qua thành Tỉ Quy, đến thẳng Giang Châu để báo với Triệu Vân đến chi viện.

Quân chặn hậu của Phùng Tập quay lại đánh dữ, để Lưu Bị tranh thủ có thời gian rút chạy. Chẳng bao lâu, bên mình chỉ còn lại vài chục kỵ binh, lại gặp quân Từ Thịnh, Phùng Tập thét to một tiếng, một ngựa xung sát, lập tức bị chém nhừ như tương.

Trương Nam cùng phó tướng là Phó Đồng, hộ tống Lưu Bị và Trình Kỳ cùng tùy tùng chạy về Mã Yên Sơn, Từ Thịnh, Tống Khiêm, Chu Nhiên đuổi gấp phía sau, Phó Đồng, Trình Kỳ đều bị lạc cả. Trương Nam thấy đại thế đã mất, dặn dò ngự lâm quân hộ tống Lưu Bị rút trước, tự mình dẫn tàn dư đội quân thứ ba quay lại đánh quân Ngô. Từ Thịnh tuy dốc toàn lực tấn công, song Trương Nam cương quyết không lùi, vẫn cố gắng cầm giữ để Lưu Bị an toàn rút về trong núi, tàn quân của Trương Nam cũng tan tác cả, bản thân Trương Nam cũng chết trong đám loạn quân.

Phó Đồng bảo vệ Trình Kỳ rút đến bờ sông, nghe nói Lưu Bị rút về Mã Yên Sơn, Trình Kỳ bèn đốc thúc Phó Đồng lập tức phá vây, đến đó chi viện. Tự mình với các viên tham mưu dẫn tàn quân ở bên sông, đợi quân Đông Ngô đến, chẳng bao lâu đều bị giết cả, Trình Kỳ không muốn bị bắt, tự sát mà chết.

Hồ Vương Sa Ma Kha dẫn quân dự bị đến đóng ở Tỉ Qui trước đó, nghe tin tiền tuyến thua trận, lập tức dẫn quân chi viện gặp ngay Hàn Đương, Phan Chương đánh đến, Sa Ma Kha không địch nổi chết trong đám loạn quân.

Giang Bắc đốc quân Hoàng Quyền nghe có biến cũng dẫn quân xuống phía nam, hăng hái phản kích quân chủ lực của Lục Tốn, song quân lực rất ít bị đánh tả tơi, Hoàng Quyền chỉ biết quay đầu rút chạy, nhìn thấy phía nam đã bị quân Ngô hoàn toàn cắt đứt, chẳng có cách nào rút về Thục Trung, Hoàng Quyền chỉ biết vọng về phía trại của Lưu Bị mà quỳ lạy, dẫn quân ngược phía bắc theo về với Tào Ngụy.

Tàn quân của Lưu Bị sau khi rút về Mã Yên Sơn lập tức phòng bị quanh núi, không lâu lại thấy Phó Đồng đến phối hợp mới thấy yên tâm.

Lục Tốn dẫn quân đến bao vây Mã Yên Sơn, quân Thục liều chết kháng cự, chiến đấu ác liệt hơn một ngày, quân Thục bị chết rất nhiều, Phó Đồng khuyên Lưu Bị đột phá vòng vây. Lưu Bị cũng lo lắng quân Thục tan tác cả, bèn nhân đêm tối mà thóat khỏi vòng vây, bởi thành Tỉ Quy đã mất, Lưu Bị chỉ biết tiếp tục chạy về phía tây vượt qua Vu Huyện, chạy thẳng đến thành Bạch Đế.

Phó Đồng chận hậu, thiêu hủy các xe quân nhu trên đường để làm vật cản, ngăn chặn truy binh vừa đánh vừa chạy, ở vùng gần Tỉ Qui, bị Từ Thịnh, Chu Nhiên đuổi kịp, Phó Đồng bị bao vây trùng trùng không thóat nổi. Từ Thịnh tiếc là người trung dũng, đã gọi hàng, song Phó Đồng cắn chặt hàm răng thúc ngựa tiếp tục chiến đấu, cuối cùng kiệt sức chết trong đám loạn quân.

2. Lấy đại cục làm trọng Lục Tốn rút đại quân.

Lưu Bị sau khi rút về thành Bạch Đế, không khỏi than thở rằng: “Chẳng ngờ ta đại bại gã Lục Tốn trẻ tuổi, há chẳng phải là mệnh trời ư!”

Hình như những con sóng Trường Giang cũng truyền lan lời than này.

Lần này số quân của Lưu Bị tổn thất hơn một vạn người, còn những chiến thuyền, khí giới, xe cộ, quân nhu mang theo, cơ hồ đều bị mất cả. Chỉ có quân sĩ của nha môn tướng Hướng Sủng, vẫn duy trì được kỉ luật trong lúc hoảng loạn, chẳng mất một người, đều rút về thành Bạch Đế, trở thành quân cận vệ lâm thời của Lưu Bị, tăng cường việc phòng ngự, khiến Lưu Bị cũng được nghỉ ngơi một chút. Đây là câu chuyện mà sau này Gia Cát Lượng trong Xuất Sư Biểu có nhắc đến: “Tướng quân Hướng Sủng, tính hạnh thuần thục, hiểu rõ việc quân, đã thấy ở việc cũ, từng được tiên đế khen ngợi”.

Triệu Vân đang ở Giang Châu được Ngô Ban báo tin khẩn cấp, lập tức hạ lệnh cho toàn quân sẵn sàng chiến đấu, lại cho sứ giả vội báo tin cho Gia Cát Lượng ở Thành Đô. Tự mình dẫn một số quân, đến thẳng tiền tuyến xem xét quân tình. Nghe nói Lưu Bị đã rút về thành Bạch Đế, Triệu Vân lập tức hạ lệnh cho quân sĩ đóng ở Vu Huyện, dựa vào hiểm trở mà cố thủ để ngăn cản quân Đông Ngô truy đuổi.

Được quân Triệu Vân bảo vệ, Lưu Bị đã có thể hoàn toàn yên tâm, thế rồi ông ta đổi Ngư Phúc thành đất Vĩnh An, tĩnh dưỡng ở đấy, tạm thời không về Thành Đô, việc phòng vệ chiến tuyến phía đông giao cho Triệu Vân phụ trách.

Trong suốt chiến dịch, quân Triệu Vân chưa vượt quá Vu Huyện, quân Lục Tốn cũng chưa vượt qua phòng tuyến này. Tam quốc diễn nghĩa đã miêu tả Triệu Vân đến hộ giá ở Mã Yên Sơn, một ngựa đẩy lùi quân Lục Tốn, cùng câu chuyện Lục Tốn dẫn quân truy đuổi bị mắc vào “Bát trận đồ”, hiển nhiên đều là những tình tiết hư cấu khoa trương của nhà viết tiểu thuyết mà thôi.

Khi Lưu Bị đã rút về thành Bạch Đế, thì các tướng lĩnh Từ Thịnh, Phan Chương đều rối rít dâng biểu lên Tôn Quyền, chủ trương nhân cơ hội này tấn công thành Bạch Đế, ắt sẽ bắt sống được Lưu Bị, đánh bại quân Triệu Vân.

Tôn Quyền hỏi ý kiến Lục Tốn, Lục Tốn cùng với Chu Nhiên đều nói rằng: “Theo tin do thám phương bắc cho thấy, Tào Phi đang có sắp xếp lớn về quân đội, ngoài mặt nói là giúp chúng ta đánh Lưu Bị, thực ra là muốn tìm cơ hội đánh vào chiến tuyến phía đông của chúng ta, bởi thế cần lấy đại cục làm trọng, nên kết thúc chiến tuyến phía tây, để tăng cưòng việc bố trí quốc phòng”.

Tôn Quyền thấy thái độ cương quyết của Lục Tốn, hơn nữa lại tập hợp đầy đủ tin tình báo, suy xét mọi mặt, bèn hạ lệnh toàn diện rút quân…

3. Gia Cát Lượng và trách nhiệm trước cuộc chiến vừa qua.

Tam quốc diễn nghĩa có dẫn câu thơ của Đỗ Phủ cảm khái về Bát trận đồ của Gia Cát Lượng: “Công trùm cả ba nước, danh thơm Bát trận đồ, sông trôi đá chẳng chuyển, hận chẳng nuốt xong Ngô”. La Quán Trung đã miêu tả Lục Tốn đuổi đánh Lưu Bị đến Vu Huyện, lại bị Gia Cát Lượng mai phục sẵn, nhạc phụ của Gia Cát Lượng là Hoàng Thừa Ngạn cứu giúp mới có thể thóat được nguy hiểm. Hoàng Thừa Ngạn lại hình dung Bát trận đồ “Biến hóa vô cùng chẳng thể học được”, tô vẽ như chuyện thần tiên khiến người đời sau kinh ngạc không thôi.

Thực ra Bát trận đồ chỉ là sa bàn đóng quân mà Gia Cát Lượng bày ra mà thôi, chẳng phải đặc biệt thần bí, hồi sau xin bàn thêm.

Song thánh thơ Đỗ Phủ sinh ở đời Đường làm sao lại có câu thơ cảm thán như thế? Có thể ở đời Đường, dân gian đã có câu chuyện lưu truyền như thế. La Quán Trung sau này viết tiểu thuyết, cụng là căn cứ vào câu chuyện mà Đỗ Phủ đã kể mà thôi.

Song, Tô Đông Pha đời Tống, khi nói về bài thơ ấy, lại chỉ ra rằng, bài thơ ấy của Đỗ Phủ cảm thán Gia Cát Lượng chưa có thể ngăn cản cuộc chiến tranh của Lưu Bị muốn thôn tính nước Ngô, tạo thành sự đại bại sau này, để hận suốt đời (theo Đông Pha chí lâm). Tuy Đông Pha lấy quan điểm sử học để giải thích thơ Đỗ Phủ, song từ việc này có thể thấy, ở đời Đường đối với di tích Bát trận đồ đã có những truyền thuyết thần bí.

Thực ra Lục Tốn chưa từng đuổi đánh Lưu Bị đến Vu Huyện, càng không thể bị nguy khốn ở Bát trận đồ. Lục Tốn sau khi về nước, được phong làm Phụ quốc tướng quân, chức Kinh Châu mục, sau lại phong làm Giang Lăng hầu.

Cuốn “Thư trị thông giám” có chép việc tự kiểm điểm của Gia Cát Lượng với vấn đề này:

Đầu tiên, Gia Cát Lượng và Thượng thư Pháp Chính, ý kiến về chính trị thường có chỗ bất đồng, song kỳ mưu trí thuật của Pháp Chính, lại rất làm cho Gia Cát Lượng ngưỡng mộ. Pháp Chính mất vào năm thứ hai, Lưu Bị xưng là Hán Trung Vương, song sau khi tin Lưu Bị thua trận truyền về Thành Đô, Gia Cát Lượng vẫn than rằng: “Pháp Chính nếu còn, ắt có thể ngăn cản chúa thượng đông chinh, kể như chúa thượng vẫn kiên trì đông chinh, có ông ta giúp đỡ kế sách, cũng không thể dẫn đến thất bại hôm nay”.

Pháp Chính từng nêu kế sách đưa Lưu Bị vào Thục, tự mình làm nội ứng, Lưu Bị có được Tứ Xuyên, ông ta với Trương Tùng đã mất có công rất lớn. Sau này Pháp Chính làm Tổng tham mưu trưởng, giúp đỡ Lưu Bị lấy được Hán Trung, trong doanh trại của Lưu Bị, ông ta vẫn được gọi là chủ mưu, các kế hoạch kỳ lạ của ông, rất được Lưu Bị tín nhiệm. Bởi thế nếu như ông vẫn còn khoẻ, có thế nghĩ ra biện pháp tốt để ngăn cản Lưu Bị xuất binh.

Nói một cách nghiêm chỉnh về việc Lưu Bị đông chinh, Gia Cát Lượng đang làm thừa tướng, tuy không tán thành song chưa cực lực phản đối. Triệu Vân và Tần Mật đều đã phản đối mạnh mẽ, Gia Cát Lượng là người bầy tôi đứng đầu lại chưa từng có lời nào. Ngoại trừ việc ông ta rất hiểu rõ Lưu Bị, biết có khuyên nhủ cũng chẳng có tác dụng, từ lời cảm than với Pháp Chính thì thấy ở sự kiện này, cũng có sai lầm về phán đóan.

Trong Long Trung Sách, Gia Cát Lượng sớm đã xác định quốc sách cơ bản là “Liên Ngô kháng Tào”, song kế sách trọng yếu lại là nắm hai châu lớn Kinh, Ích, để làm cơ sở bắc phạt Trung Nguyên sau này.

Trận Xích Bích, Gia Cát Lượng lấy sách lược khôn khéo đoạt được ba quận Kinh Nam, lại lấy thủ đoạn ngoại giao kiệt xuất mượn được đại bộ phận Kinh Châu, để làm tiền vốn cho Lưu Bị tranh bá với thiên hạ.

Tiếp đó ông ta với cương vị tổng quản lý kế hoạch trong trướng Lưu Bị, ở vị trí phó thổng sóai phụ trách công tác điều hành dưới trướng của Lưu Bị.

Như trên đã nói, trong việc thúc đẩy “nghiệp vụ” Gia Cát Lượng lại không làm vai diễn chính, mà để Bàng Thống và Pháp Chính nắm công tác vạch kế hoạch. Ít thể hiện trên sàn diễn, song trên thực tế nhiệm vụ của Gia Cát Lượng rất trọng yếu. Đã thành lệ, Lưu Bị thường bị kiêm nhiệm việc lập kế hoạch khi xuất trận, bởi thế Gia Cát Lượng cũng thường ở bên ông, để thúc đẩy việc ổn định và chi viện đại bản doanh, rất cần có một người tin cậy được tín nhiệm hoàn toàn, hơn nữa có thể một mình đảm đương đại cục. Gia Cát Lượng sau khi điều hành ở Kinh Châu, lại điều hành ỏ Ích Châu, trách nhiệm của ông ta so với quân sư trận mạc thì quan trọng hơn nhiều, cũng thấy rõ Lưu Bị đã tín nhiệm và trọng dụng ông ta vượt cả Bàng Thống và Pháp Chính.

Đương nhiên biểu hiện của Bàng Thống và Pháp Chính cũng khá kiệt xuất, Ích Châu và Hán Trung nhờ sự hoạch định của họ, đã hoàn toàn giành được thuận lợi. Đáng tiếc hai người không được thọ, trong thời khắc rất trọng yếu đều theo nhau từ trần, điều này đối với sự phát triển nghiệp của Lưu Bị là một đòn đánh rất lớn.

Nhiệm vụ quản lý của Gia Cát Lượng rất trọng yếu, bởi thế chẳng thể kiêm nhiệm lập kế hoạch cụ thể, mà Lưu Bị vẫn thiếu bộ phận này. Hoàng Quyền, Mã Lương kế tục tuy đều là những nhân tài, song so với Bàng Thống, Pháp Chính và Gia Cát Lượng đều thấp hẳn một đầu. Thiếu mất người lập kế hoạch ưu tú, Lưu Bị cuối cùng trong chiến dịch đông chinh quan trọng, gặp phải thất bại nặng nề.

Gia Cát Lượng đối với nhược điểm của Lưu Bị, đã khá hiểu rõ, song ông ta vì sao chưa tận lực ngăn cản Lưu Bị phát động cuộc chiến tranh mù quáng này? Từ việc làm của ông ta sau này thì thấy, chẳng phải như ông ta than thở thiếu Pháp Chính ở bên hoặc Lưu Bị chưa hẳn đã tín nhiệm ông, mà chính là ông ta rất bận rộn. Sau khi chiếm được Ích Châu và Quan Trung, nhất định có không ít vấn đề nội chính, kinh tế và tài chính, cần được lập tức xử lý, quy hoạch, và thúc đẩy. Sau khi mất Kinh Châu, tình hình chung nhiều biến động, càng tăng thêm không ít khó khăn về ngoại giao và quốc phòng. Lưu Bị sau khi Quan Vũ và Trương Phi nối nhau từ trần, rối loạn đầu óc, gánh nặng quốc gia đè lên vai Gia Cát Lượng, có thể tin rằng ông ta đã bận đến mức chẳng có thời gian để hỏi han việc Lưu Bị đông chinh. Bởi thế ở giai đoạn này, ông ta thực tế không đưa ra được ý kiến hoàn chỉnh hoặc có tính xây dựng, lòng luôn vội vàng, đến một chút biện pháp cũng chẳng có, đối với Gia Cát Lượng mà nói, đó là nỗi khổ tâm không nén nổi. Song, Gia Cát Lượng chẳng có sự ngăn cản lớn với cuộc đông chinh của Lưu Bị, tin rằng ông ta cũng khá tin tưởng. Ông ta cho rằng nước Thục lực lượng đã thành, Lưu Bị có kinh nghiệm mấy lần đại thắng, hơn nữa với Tào Tháo giao chiến ở Hán Trung, lại bức Tào Tháo phải rút chạy, thấy rõ ông ta trong việc chỉ huy trận đánh lớn đã hoàn toàn thành thục. Lại thêm phía Đông Ngô các đại tướng tài giỏi như Chu Du, Lỗ Túc, Trình Phổ, Lã Mông đều nối nhau từ trần, đối với Lưu Bị mà nói, là không có nguy cơ lớn. Chẳng ngờ Đông Ngô lại xuất hiện Lục Tốn có thiên tài quân sự, là người mà lúc đầu Gia Cát Lượng chưa dự liệu đến.

Bộ Tổng tham mưu đông chinh lần này, cơ hồ đều bị xóa sổ, lão thần Mã Lương chủ nhiệm ban tham mưu bị chết ở trận Ngũ Khê. Trình Kỳ ở bên sông cũng tự sát mà chết, đến như Hoàng Quyền vẫn được Gia Cát Lượng xem trọng, bởi bất đồng với Lưu Bị mà được điều làm Giang Bắc đốc quân, sau chiến bại, mất đường về bất đắc dĩ cũng phải đầu hàng quân Tào.

4. Chân thành cùng trao đổi, vua tôi chẳng hồ nghi.

Trong thời kỳ Lưu Bị dưỡng bệnh ở Vĩnh An, Gia Cát Lượng đã mấy lần phái Thượng thư Lưu Ba và Trung lang tướng Tạ Viện đến thăm, song Lưu Bị tựa hồ đã uỷ thác mọi việc quốc gia đại sự cho Gia Cát Lượng, chưa có chỉ thị gì. Có mấy lần Gia Cát Lượng muốn đến Vĩnh An để cùng Lưu Bị bàn về việc nước, song bởi việc ở Thành Đô quá bận rộn chẳng thể đi được, mà Lưu Bị cũng có thư chỉ thị, phải lấy việc quốc gia làm trọng, chớ lo lắng đến ông ta mà khéo léo từ chối việc Gia Cát Lượng đến thăm.

Không lâu, có tin Hoàng Quyền đã đầu hàng quân Ngụy. Các đại thần ở Vĩnh An đều chủ trương bắt gia quyến Hoàng Quyền trị tội. Lưu Bị lại thở dài mà rằng: “Chính ta phụ lại Hoàng Quyền, mà chẳng phải Hoàng Quyền phụ ta vậy!”.

Lại hạ lệnh đặc biệt chiếu cố đến gia quyến của Hoàng Quyền ở Thành Đô.

Mặt khác, Tào Phi ở Lạc Dương cũng cho vời Hoàng Quyền đến.

Tào Phi nói với Hoàng Quyền: “Tướng quân đã bỏ Lưu Bị, về đầu hàng trẫm, là bỏ trái về với phải, là muốn theo gót Trần Bình, Hàn Tín bỏ Sở về với Hán ngày xưa vậy!”.

Hoàng Quyền lại thản nhiên nói: “Thần từng được sự hậu đãi của Lưu chủ, bởi thế dứt khóat chẳng thể hàng Ngô, lại chẳng có đường về với Thục, bởi không muốn thuộc hạ phải hi sinh không ít mới phải đến đây đầu hàng. Hơn nữa phải làm một viên bại tướng, khỏi chết đã là may mắn lắm, đâu còn dám mô phỏng với việc làm của cổ nhân!’’.

Tào Phi rất cảm mến nhân cách và tài hoa của Hoàng Quyền, cho ông ta làm Trấn nam tướng quân, phong Dục dương hầu, lại cho làm Thị trung ở bên mình, làm tấm gương chiêu hồi.

Lúc đó lại có tin gia quyến Hoàng Quyền bị sát hại, Tào Phi muốn phát tang cho. Song Hoàng Quyền lại phản đối, ông ta cho rằng: “Thần với Lưu Bị vẫn chân thành cùng trao đổi, họ nhất định hiểu được nỗi khổ của thần, dứt khóat không thể sát hại gia quyến của thần, thần tin rằng những tin tức này không đúng, xin để điều tra rõ!”.

Sau này thấy đó chỉ là những lời đồn tầm bậy mà thôi!

Tào Phi thấy Lưu Bị và Gia Cát Lượng có thể thu phục thuộc hạ như thế, cảm thán mãi không thôi.

Không chỉ với Lưu Bị, Hoàng Quyền mà Gia Cát Lượng cũng vẫn duy trì được sự cảm thông cao độ. Tam quốc chí có chép, sau này Tư Mã Ý có viết thư cho Gia Cát Lượng bày tỏ sự ngợi khen: “Hoàng Quyền là người chính trực, thường không ngại ngần biểu lộ sự ngưỡng mộ của ông ta đối với ngài”. Con trai của Hoàng Quyền là Hoàng Sùng, sau này trước ngày nước Thục diệt vong, theo con trai Gia Cát Lượng là Gia Cát Chiêm chiến đấu ở Miên Trúc đã hi sinh tại trận.

Lưu Bị trong lúc tĩnh dưỡng, ở tiền tuyến đã có Triệu Vân canh giữ, hậu phương lại có Gia Cát Lượng điều hành tự nhiên cũng thấy yên tâm nhiều. Song mất hai người bạn thủa sáng nghiệp là Quan Vũ và Trương Phi, bị Lục Tốn đánh bại trong cuộc đông chinh, đối với ông là những đòn đánh rất lớn, tâm can suy kiệt, sức khoẻ ngày mỗi giảm sút. Vừa may Thái thú Ba Tây là Diêm Chi phái Mã Trung người Hán Xương dẫn năm nghìn binh mã đến hộ giá, Lưu Bị sau khi đàm đạo với Mã Trung rất đỗi vui mừng, nói với Thượng thư Lưu Ba rằng: “Tuy mất Hoàng Quyền lại được Mã Trung, khá thấy ở đời vẫn không thiếu nhân tài giỏi giang vậy!”

Mã Trung sau này cũng rất được Gia Cát Lượng trọng dụng.

Lưu Bị nhìn chăm chăm vào Gia Cát Lượng, dặn dò than thở rằng:

“Ông mới gấp mười Tào Phi, ắt sẽ giữ yên được nước, định được đại sự, nếu có thể giúp được ấu chúa thì giúp, nếu thấy nó bất tài, ông hãy tự mình thay thế”.

l. Lục Tốn phản công, Lưu Bị đại bại

Một người là lão tướng xa trường từng trải trăm trận, kinh nghiệm phong phú, song rất ít thành công;

Một người là thống sóai thư sinh bước ra từ lều cỏ, sở trường lập kế hoạch, song trưởng thành từ tuổi trẻ, chưa trải qua thất bại;

Một người lòng đầy phẫn nộ, tình cảm xao động quyết tâm trả thù;

Một người mưu lược đầu óc bình tĩnh, có suy nghĩ lý tính.

Hai lực lượng này từ tháng 7 năm Hoàng Sơ thứ hai đến tháng 6 năm Hoàng Sơ thứ ba, từ chuẩn bị điều động đến đối trận kéo dài suốt một năm, riêng thời gian giáp trận, cũng kéo dài đến sáu, bảy tháng. Tháng 6 nhuận, Lục Tốn rất kiên trì giữ thành, đợi thời cơ chín muồi mới quyết định chủ động phản kích.

Từ Thịnh là tướng lĩnh mà lại khờ khạo, cho rằng “Muốn đánh Lưu Bị thì khi ông ta mới đến Hồ Đình, trận địa chưa ổn định mới là đúng, nay ông ta đã lập trại vững chắc suốt sáu, bảy trăm dặm, đã được bảy, tám tháng, và bố trí binh lực hoàn thiện ở các nơi xung yếu, có đánh ắt sẽ bất lợi vậy”.

Lục Tốn cười mà rằng: “Lưu Bị có kinh nghiệm tác chiến phong phú, hơn nữa lần này lại có chuẩn bị mà đến. Khi họ mới tập kết, suy nghĩ ắt khá chu đáo, có đánh họ cũng rất bất lợi, nay họ đóng đồn đã lâu, lại không có được thuận lợi gì, tướng không lập công, quân thì mỏi mệt, lại không vạch được kế hoạch gì, nghĩ rằng thời cơ đánh được họ chính là lúc này”.

Thế rồi phái đạo quân Chu Nhiên đến tấn công mặt trước doanh trại Lưu Bị, song phải lập tức rút quân ngay về vì bất lợi.

Từ Thịnh nói mát rằng: “Đấy chẳng phải là hiển nhiên tổn thất không ít binh sĩ?”.

Lục Tốn lại rất tự tin mà rằng: “Ta đã biết phải làm gì để đánh bại đại quân của Lưu Bị rồi”.

Tháng 6 nhuận, vùng Hoa Trung gió mùa đông nam rất mạnh, Lục Tốn hạ lệnh cho đại quân Chu Nhiên theo đường thủy ngược dòng mà lên, trực tiếp đánh vào đại bản doanh của Lưu Bị ở Hồ Đình, trên thuyền chứa nhiều cỏ khô và đồ dẫn lửa, dự định sẽ đánh hỏa công. Hàn Đương và Phan Chương đi vòng đưòng bên phải tiến sâu vào Trác Hương hai trăm dặm dự định chặt đứt đường rút của đội tiên phong Lưu Bị. Từ Thịnh và Tống Khiêm sẽ đánh vào Di Đạo, giải vây cho Tôn Hoàn, sau sẽ hợp với quân Tôn Hoàn từ Nam Ngạn đánh thẳng vào doanh trại Di Lăng. Nếu tất cả thuận lợi, sẽ vượt sông ở Trác Hương hợp quân với Hàn Đương theo hướng tây đuổi đánh Lưu Bị đên tận Tỉ Quy. Các đội quân mang theo cỏ khô và đồ dẫn lửa, khi đánh vào trại Thục thuận theo chiều gió mà nổi lửa, quân Thục từ Hồ Đình đến Tỉ Quy có bốn mươi trại, chỉ thiêu hai mươi trại giãn cách mà đốt để tiết kiệm nhân lực và vật lực, chỉ cần tạo ra sự hỗn loạn trong quân Thục là được. Các đạo quân mang theo lương khô, không được nghỉ ngơi và tạm rút, sớm tối truy kích, quân Thục ắt sẽ chạy đến cửa Tam Hiệp, đương nhiên nếu bắt sống được Lưu Bị, được xem là công lớn nhất.

Đối với việc động binh nhanh chóng của quân Đông Ngô, quân sĩ tiền tiêu của Lưu Bị tự nhiên đã phát giác ra. Song do mấy ngày trước đó, từng xảy ra mấy trận đánh ở trước doanh trại, quân Thục cho rằng quân Đông Ngô binh lực không mạnh, bởi thế ngoài việc mau chóng báo cáo với Lưu Bị, đợi chỉ thị, đều chưa có sự ứng biến khẩn cấp nào.

Quả nhiên đúng như Lục Tốn dự liệu, Lưu Bị ở Trại Hồ Đình tiếp tục được báo cáo, lập tức hạ lệnh cho Phùng Tập, Trương Nam vội nghênh chiến, lại thông báo cho Ngô Ban vượt sông lên phía bắc, tự phía nam đánh vào quân chủ lực của Lục Tốn. Lưu Bị lúc đó chẳng ngờ Lục Tốn không kéo quân đến trước Phùng Tập và Trương Nam, mà từ đường thủy đi vòng đánh vào đại bản doanh ở Hồ Đình. Bởi thế sau khi đã sắp đặt đâu đấy, Lưu Bị vẫn ở tại sở chỉ huy chờ đợi tập hợp tin tình báo để bố trí hành động tiếp theo.

Khoảng nửa đêm gần sáng, quân tiêu binh trên bờ phát hiện rất nhiều thuyền Đông Ngô ngược dòng mà lên đánh vào đại bản doanh Hồ Đình. Lưu Bị cả sợ lập tức hạ lệnh toàn doanh trại chuẩn bị chiến đấu. Lúc đó gió đông nam thổi mạnh, Chu Nhiên ở trên thuyền phát động hỏa công, doanh trại Lưu Bị lập tức bốc lửa. Lúc ấy đang là mùa hạ, doanh trại Lưu Bị phần nhiều ở bên rừng cây để tránh nóng. Lửa làm cháy cây, doanh trại Hồ Đình lập tức rơi vào biển lửa. Quân Thục trong lúc hoảng loạn, tự giẫm đạp lên nhau mà chạy, chết không biết bao nhiêu mà kể.

Quan tế tửu Trình Kỳ thấy đại thế đã mất, lập tức hộ tống Lưu Bị chạy về phía tây, lại thông báo cho các trại đến để hộ giá.

Phùng Tập và Trương Nam đang ở tiền tiêu, nghe nói đại bản doanh có biến, lập tức mặc kệ quân chủ lực của Lục Tốn, rút về phía tây, đến cứu viện cho Lưu Bị.

Ngô Ban mới vừa vượt qua sông Trường Giang, chuẩn bị tập kích Lục Tốn ở bờ bắc; lại chỉ thấy trống rỗng, biết có chuyện không hay, lập tức hạ lệnh rút về phía tây. Không lâu lại thấy các trại Thục bên bờ sông bốc lửa; Ngô Ban không nghĩ đến việc ở Di Đạo, chỉ biết khẩn cấp đến Hồ Đình chi viện.

Quân Thục đang bao vây Di Đạo, chẳng hề có chuẩn bị, lại bị Từ Thịnh, Tống Khiêm từ phía sau tập kích, Tôn Hoàn nhân cơ hội giáp công, cơ hồ toàn quân tan tác, sốđầu hàng không biết bao nhiêu mà kể.

Quân Chu Nhiên chưa lên bờ, trực tiếp theo đường thủy tiến đánh Trác Hương, chuẩn bị phối hợp với Hàn Đương, Phan Chương cắt đứt đường rút của Lưu Bị.

Từ lúc trời sắp sáng, sức gió rất lớn càng giúp lửa bốc cao, khắp Hồ Đình đến Di Lăng, các trại đều bốc lửa, Lưu Bị chỉ biết vượt qua Di Lăng, chuẩn bị rút về thành Tỉ Quy để phòng ngự.

Song lúc đó Hàn Đương, Phan Chương đã đi vòng phía bắc chiếm được Trác Hương, hoàn toàn cắt đứt đường rút của quân Thục. Quân Từ Thịnh, Tống Khiêm, Tôn Hoàn từ Di Đạo kéo về phối hợp với quân chủ lực của Lục Tốn từ phía đông tiến công lên. Quân Chu Nhiên theo đường thủy giáp công, trước mặt quân Hàn Đương lại bày ra tường đóng vách sắt để ngăn cản. Phùng Tập, Trương Nam, Ngô Ban đều đã hợp quân lại trong lúc hoảng loạn đại bộ phận binh lực đều tan tác. Ngô Ban tự nguyện dẫn đội cảm tử đánh thẳng vào quân Hàn Đương, toan mở một con đường máu. Phùng Tập chặn hậu, Trương Nam thì hộ tống Lưu Bị, rút chạy về Mã Yên Sơn ở phía đông bắc Trác Hương.

Ngô Ban liều chết một mình một ngựa, đột phá tuyến phòng ngự của Hàn Đương, song quân Phan Chương lập tức lấp lỗ trống khiến quân Thục của ông ta chẳng thể vượt qua. Ngô Ban muốn quay đầu lại để hộ tống Lưu Bị song quân lực ít, căn bản không đủ sức giao chiến chỉ dẫn theo tàn quân, vượt qua thành Tỉ Quy, đến thẳng Giang Châu để báo với Triệu Vân đến chi viện.

Quân chặn hậu của Phùng Tập quay lại đánh dữ, để Lưu Bị tranh thủ có thời gian rút chạy. Chẳng bao lâu, bên mình chỉ còn lại vài chục kỵ binh, lại gặp quân Từ Thịnh, Phùng Tập thét to một tiếng, một ngựa xung sát, lập tức bị chém nhừ như tương.

Trương Nam cùng phó tướng là Phó Đồng, hộ tống Lưu Bị và Trình Kỳ cùng tùy tùng chạy về Mã Yên Sơn, Từ Thịnh, Tống Khiêm, Chu Nhiên đuổi gấp phía sau, Phó Đồng, Trình Kỳ đều bị lạc cả. Trương Nam thấy đại thế đã mất, dặn dò ngự lâm quân hộ tống Lưu Bị rút trước, tự mình dẫn tàn dư đội quân thứ ba quay lại đánh quân Ngô. Từ Thịnh tuy dốc toàn lực tấn công, song Trương Nam cương quyết không lùi, vẫn cố gắng cầm giữ để Lưu Bị an toàn rút về trong núi, tàn quân của Trương Nam cũng tan tác cả, bản thân Trương Nam cũng chết trong đám loạn quân.

Phó Đồng bảo vệ Trình Kỳ rút đến bờ sông, nghe nói Lưu Bị rút về Mã Yên Sơn, Trình Kỳ bèn đốc thúc Phó Đồng lập tức phá vây, đến đó chi viện. Tự mình với các viên tham mưu dẫn tàn quân ở bên sông, đợi quân Đông Ngô đến, chẳng bao lâu đều bị giết cả, Trình Kỳ không muốn bị bắt, tự sát mà chết.

Hồ Vương Sa Ma Kha dẫn quân dự bị đến đóng ở Tỉ Qui trước đó, nghe tin tiền tuyến thua trận, lập tức dẫn quân chi viện gặp ngay Hàn Đương, Phan Chương đánh đến, Sa Ma Kha không địch nổi chết trong đám loạn quân.

Giang Bắc đốc quân Hoàng Quyền nghe có biến cũng dẫn quân xuống phía nam, hăng hái phản kích quân chủ lực của Lục Tốn, song quân lực rất ít bị đánh tả tơi, Hoàng Quyền chỉ biết quay đầu rút chạy, nhìn thấy phía nam đã bị quân Ngô hoàn toàn cắt đứt, chẳng có cách nào rút về Thục Trung, Hoàng Quyền chỉ biết vọng về phía trại của Lưu Bị mà quỳ lạy, dẫn quân ngược phía bắc theo về với Tào Ngụy.

Tàn quân của Lưu Bị sau khi rút về Mã Yên Sơn lập tức phòng bị quanh núi, không lâu lại thấy Phó Đồng đến phối hợp mới thấy yên tâm.

Lục Tốn dẫn quân đến bao vây Mã Yên Sơn, quân Thục liều chết kháng cự, chiến đấu ác liệt hơn một ngày, quân Thục bị chết rất nhiều, Phó Đồng khuyên Lưu Bị đột phá vòng vây. Lưu Bị cũng lo lắng quân Thục tan tác cả, bèn nhân đêm tối mà thóat khỏi vòng vây, bởi thành Tỉ Quy đã mất, Lưu Bị chỉ biết tiếp tục chạy về phía tây vượt qua Vu Huyện, chạy thẳng đến thành Bạch Đế.

Phó Đồng chận hậu, thiêu hủy các xe quân nhu trên đường để làm vật cản, ngăn chặn truy binh vừa đánh vừa chạy, ở vùng gần Tỉ Qui, bị Từ Thịnh, Chu Nhiên đuổi kịp, Phó Đồng bị bao vây trùng trùng không thóat nổi. Từ Thịnh tiếc là người trung dũng, đã gọi hàng, song Phó Đồng cắn chặt hàm răng thúc ngựa tiếp tục chiến đấu, cuối cùng kiệt sức chết trong đám loạn quân.

2. Lấy đại cục làm trọng Lục Tốn rút đại quân.

Lưu Bị sau khi rút về thành Bạch Đế, không khỏi than thở rằng: “Chẳng ngờ ta đại bại gã Lục Tốn trẻ tuổi, há chẳng phải là mệnh trời ư!”

Hình như những con sóng Trường Giang cũng truyền lan lời than này.

Lần này số quân của Lưu Bị tổn thất hơn một vạn người, còn những chiến thuyền, khí giới, xe cộ, quân nhu mang theo, cơ hồ đều bị mất cả. Chỉ có quân sĩ của nha môn tướng Hướng Sủng, vẫn duy trì được kỉ luật trong lúc hoảng loạn, chẳng mất một người, đều rút về thành Bạch Đế, trở thành quân cận vệ lâm thời của Lưu Bị, tăng cường việc phòng ngự, khiến Lưu Bị cũng được nghỉ ngơi một chút. Đây là câu chuyện mà sau này Gia Cát Lượng trong Xuất Sư Biểu có nhắc đến: “Tướng quân Hướng Sủng, tính hạnh thuần thục, hiểu rõ việc quân, đã thấy ở việc cũ, từng được tiên đế khen ngợi”.

Triệu Vân đang ở Giang Châu được Ngô Ban báo tin khẩn cấp, lập tức hạ lệnh cho toàn quân sẵn sàng chiến đấu, lại cho sứ giả vội báo tin cho Gia Cát Lượng ở Thành Đô. Tự mình dẫn một số quân, đến thẳng tiền tuyến xem xét quân tình. Nghe nói Lưu Bị đã rút về thành Bạch Đế, Triệu Vân lập tức hạ lệnh cho quân sĩ đóng ở Vu Huyện, dựa vào hiểm trở mà cố thủ để ngăn cản quân Đông Ngô truy đuổi.

Được quân Triệu Vân bảo vệ, Lưu Bị đã có thể hoàn toàn yên tâm, thế rồi ông ta đổi Ngư Phúc thành đất Vĩnh An, tĩnh dưỡng ở đấy, tạm thời không về Thành Đô, việc phòng vệ chiến tuyến phía đông giao cho Triệu Vân phụ trách.

Trong suốt chiến dịch, quân Triệu Vân chưa vượt quá Vu Huyện, quân Lục Tốn cũng chưa vượt qua phòng tuyến này. Tam quốc diễn nghĩa đã miêu tả Triệu Vân đến hộ giá ở Mã Yên Sơn, một ngựa đẩy lùi quân Lục Tốn, cùng câu chuyện Lục Tốn dẫn quân truy đuổi bị mắc vào “Bát trận đồ”, hiển nhiên đều là những tình tiết hư cấu khoa trương của nhà viết tiểu thuyết mà thôi.

Khi Lưu Bị đã rút về thành Bạch Đế, thì các tướng lĩnh Từ Thịnh, Phan Chương đều rối rít dâng biểu lên Tôn Quyền, chủ trương nhân cơ hội này tấn công thành Bạch Đế, ắt sẽ bắt sống được Lưu Bị, đánh bại quân Triệu Vân.

Tôn Quyền hỏi ý kiến Lục Tốn, Lục Tốn cùng với Chu Nhiên đều nói rằng: “Theo tin do thám phương bắc cho thấy, Tào Phi đang có sắp xếp lớn về quân đội, ngoài mặt nói là giúp chúng ta đánh Lưu Bị, thực ra là muốn tìm cơ hội đánh vào chiến tuyến phía đông của chúng ta, bởi thế cần lấy đại cục làm trọng, nên kết thúc chiến tuyến phía tây, để tăng cưòng việc bố trí quốc phòng”.

Tôn Quyền thấy thái độ cương quyết của Lục Tốn, hơn nữa lại tập hợp đầy đủ tin tình báo, suy xét mọi mặt, bèn hạ lệnh toàn diện rút quân…

3. Gia Cát Lượng và trách nhiệm trước cuộc chiến vừa qua.

Tam quốc diễn nghĩa có dẫn câu thơ của Đỗ Phủ cảm khái về Bát trận đồ của Gia Cát Lượng: “Công trùm cả ba nước, danh thơm Bát trận đồ, sông trôi đá chẳng chuyển, hận chẳng nuốt xong Ngô”. La Quán Trung đã miêu tả Lục Tốn đuổi đánh Lưu Bị đến Vu Huyện, lại bị Gia Cát Lượng mai phục sẵn, nhạc phụ của Gia Cát Lượng là Hoàng Thừa Ngạn cứu giúp mới có thể thóat được nguy hiểm. Hoàng Thừa Ngạn lại hình dung Bát trận đồ “Biến hóa vô cùng chẳng thể học được”, tô vẽ như chuyện thần tiên khiến người đời sau kinh ngạc không thôi.

Thực ra Bát trận đồ chỉ là sa bàn đóng quân mà Gia Cát Lượng bày ra mà thôi, chẳng phải đặc biệt thần bí, hồi sau xin bàn thêm.

Song thánh thơ Đỗ Phủ sinh ở đời Đường làm sao lại có câu thơ cảm thán như thế? Có thể ở đời Đường, dân gian đã có câu chuyện lưu truyền như thế. La Quán Trung sau này viết tiểu thuyết, cụng là căn cứ vào câu chuyện mà Đỗ Phủ đã kể mà thôi.

Song, Tô Đông Pha đời Tống, khi nói về bài thơ ấy, lại chỉ ra rằng, bài thơ ấy của Đỗ Phủ cảm thán Gia Cát Lượng chưa có thể ngăn cản cuộc chiến tranh của Lưu Bị muốn thôn tính nước Ngô, tạo thành sự đại bại sau này, để hận suốt đời (theo Đông Pha chí lâm). Tuy Đông Pha lấy quan điểm sử học để giải thích thơ Đỗ Phủ, song từ việc này có thể thấy, ở đời Đường đối với di tích Bát trận đồ đã có những truyền thuyết thần bí.

Thực ra Lục Tốn chưa từng đuổi đánh Lưu Bị đến Vu Huyện, càng không thể bị nguy khốn ở Bát trận đồ. Lục Tốn sau khi về nước, được phong làm Phụ quốc tướng quân, chức Kinh Châu mục, sau lại phong làm Giang Lăng hầu.

Cuốn “Thư trị thông giám” có chép việc tự kiểm điểm của Gia Cát Lượng với vấn đề này:

Đầu tiên, Gia Cát Lượng và Thượng thư Pháp Chính, ý kiến về chính trị thường có chỗ bất đồng, song kỳ mưu trí thuật của Pháp Chính, lại rất làm cho Gia Cát Lượng ngưỡng mộ. Pháp Chính mất vào năm thứ hai, Lưu Bị xưng là Hán Trung Vương, song sau khi tin Lưu Bị thua trận truyền về Thành Đô, Gia Cát Lượng vẫn than rằng: “Pháp Chính nếu còn, ắt có thể ngăn cản chúa thượng đông chinh, kể như chúa thượng vẫn kiên trì đông chinh, có ông ta giúp đỡ kế sách, cũng không thể dẫn đến thất bại hôm nay”.

Pháp Chính từng nêu kế sách đưa Lưu Bị vào Thục, tự mình làm nội ứng, Lưu Bị có được Tứ Xuyên, ông ta với Trương Tùng đã mất có công rất lớn. Sau này Pháp Chính làm Tổng tham mưu trưởng, giúp đỡ Lưu Bị lấy được Hán Trung, trong doanh trại của Lưu Bị, ông ta vẫn được gọi là chủ mưu, các kế hoạch kỳ lạ của ông, rất được Lưu Bị tín nhiệm. Bởi thế nếu như ông vẫn còn khoẻ, có thế nghĩ ra biện pháp tốt để ngăn cản Lưu Bị xuất binh.

Nói một cách nghiêm chỉnh về việc Lưu Bị đông chinh, Gia Cát Lượng đang làm thừa tướng, tuy không tán thành song chưa cực lực phản đối. Triệu Vân và Tần Mật đều đã phản đối mạnh mẽ, Gia Cát Lượng là người bầy tôi đứng đầu lại chưa từng có lời nào. Ngoại trừ việc ông ta rất hiểu rõ Lưu Bị, biết có khuyên nhủ cũng chẳng có tác dụng, từ lời cảm than với Pháp Chính thì thấy ở sự kiện này, cũng có sai lầm về phán đóan.

Trong Long Trung Sách, Gia Cát Lượng sớm đã xác định quốc sách cơ bản là “Liên Ngô kháng Tào”, song kế sách trọng yếu lại là nắm hai châu lớn Kinh, Ích, để làm cơ sở bắc phạt Trung Nguyên sau này.

Trận Xích Bích, Gia Cát Lượng lấy sách lược khôn khéo đoạt được ba quận Kinh Nam, lại lấy thủ đoạn ngoại giao kiệt xuất mượn được đại bộ phận Kinh Châu, để làm tiền vốn cho Lưu Bị tranh bá với thiên hạ.

Tiếp đó ông ta với cương vị tổng quản lý kế hoạch trong trướng Lưu Bị, ở vị trí phó thổng sóai phụ trách công tác điều hành dưới trướng của Lưu Bị.

Như trên đã nói, trong việc thúc đẩy “nghiệp vụ” Gia Cát Lượng lại không làm vai diễn chính, mà để Bàng Thống và Pháp Chính nắm công tác vạch kế hoạch. Ít thể hiện trên sàn diễn, song trên thực tế nhiệm vụ của Gia Cát Lượng rất trọng yếu. Đã thành lệ, Lưu Bị thường bị kiêm nhiệm việc lập kế hoạch khi xuất trận, bởi thế Gia Cát Lượng cũng thường ở bên ông, để thúc đẩy việc ổn định và chi viện đại bản doanh, rất cần có một người tin cậy được tín nhiệm hoàn toàn, hơn nữa có thể một mình đảm đương đại cục. Gia Cát Lượng sau khi điều hành ở Kinh Châu, lại điều hành ỏ Ích Châu, trách nhiệm của ông ta so với quân sư trận mạc thì quan trọng hơn nhiều, cũng thấy rõ Lưu Bị đã tín nhiệm và trọng dụng ông ta vượt cả Bàng Thống và Pháp Chính.

Đương nhiên biểu hiện của Bàng Thống và Pháp Chính cũng khá kiệt xuất, Ích Châu và Hán Trung nhờ sự hoạch định của họ, đã hoàn toàn giành được thuận lợi. Đáng tiếc hai người không được thọ, trong thời khắc rất trọng yếu đều theo nhau từ trần, điều này đối với sự phát triển nghiệp của Lưu Bị là một đòn đánh rất lớn.

Nhiệm vụ quản lý của Gia Cát Lượng rất trọng yếu, bởi thế chẳng thể kiêm nhiệm lập kế hoạch cụ thể, mà Lưu Bị vẫn thiếu bộ phận này. Hoàng Quyền, Mã Lương kế tục tuy đều là những nhân tài, song so với Bàng Thống, Pháp Chính và Gia Cát Lượng đều thấp hẳn một đầu. Thiếu mất người lập kế hoạch ưu tú, Lưu Bị cuối cùng trong chiến dịch đông chinh quan trọng, gặp phải thất bại nặng nề.

Gia Cát Lượng đối với nhược điểm của Lưu Bị, đã khá hiểu rõ, song ông ta vì sao chưa tận lực ngăn cản Lưu Bị phát động cuộc chiến tranh mù quáng này? Từ việc làm của ông ta sau này thì thấy, chẳng phải như ông ta than thở thiếu Pháp Chính ở bên hoặc Lưu Bị chưa hẳn đã tín nhiệm ông, mà chính là ông ta rất bận rộn. Sau khi chiếm được Ích Châu và Quan Trung, nhất định có không ít vấn đề nội chính, kinh tế và tài chính, cần được lập tức xử lý, quy hoạch, và thúc đẩy. Sau khi mất Kinh Châu, tình hình chung nhiều biến động, càng tăng thêm không ít khó khăn về ngoại giao và quốc phòng. Lưu Bị sau khi Quan Vũ và Trương Phi nối nhau từ trần, rối loạn đầu óc, gánh nặng quốc gia đè lên vai Gia Cát Lượng, có thể tin rằng ông ta đã bận đến mức chẳng có thời gian để hỏi han việc Lưu Bị đông chinh. Bởi thế ở giai đoạn này, ông ta thực tế không đưa ra được ý kiến hoàn chỉnh hoặc có tính xây dựng, lòng luôn vội vàng, đến một chút biện pháp cũng chẳng có, đối với Gia Cát Lượng mà nói, đó là nỗi khổ tâm không nén nổi. Song, Gia Cát Lượng chẳng có sự ngăn cản lớn với cuộc đông chinh của Lưu Bị, tin rằng ông ta cũng khá tin tưởng. Ông ta cho rằng nước Thục lực lượng đã thành, Lưu Bị có kinh nghiệm mấy lần đại thắng, hơn nữa với Tào Tháo giao chiến ở Hán Trung, lại bức Tào Tháo phải rút chạy, thấy rõ ông ta trong việc chỉ huy trận đánh lớn đã hoàn toàn thành thục. Lại thêm phía Đông Ngô các đại tướng tài giỏi như Chu Du, Lỗ Túc, Trình Phổ, Lã Mông đều nối nhau từ trần, đối với Lưu Bị mà nói, là không có nguy cơ lớn. Chẳng ngờ Đông Ngô lại xuất hiện Lục Tốn có thiên tài quân sự, là người mà lúc đầu Gia Cát Lượng chưa dự liệu đến.

Bộ Tổng tham mưu đông chinh lần này, cơ hồ đều bị xóa sổ, lão thần Mã Lương chủ nhiệm ban tham mưu bị chết ở trận Ngũ Khê. Trình Kỳ ở bên sông cũng tự sát mà chết, đến như Hoàng Quyền vẫn được Gia Cát Lượng xem trọng, bởi bất đồng với Lưu Bị mà được điều làm Giang Bắc đốc quân, sau chiến bại, mất đường về bất đắc dĩ cũng phải đầu hàng quân Tào.

4. Chân thành cùng trao đổi, vua tôi chẳng hồ nghi.

Trong thời kỳ Lưu Bị dưỡng bệnh ở Vĩnh An, Gia Cát Lượng đã mấy lần phái Thượng thư Lưu Ba và Trung lang tướng Tạ Viện đến thăm, song Lưu Bị tựa hồ đã uỷ thác mọi việc quốc gia đại sự cho Gia Cát Lượng, chưa có chỉ thị gì. Có mấy lần Gia Cát Lượng muốn đến Vĩnh An để cùng Lưu Bị bàn về việc nước, song bởi việc ở Thành Đô quá bận rộn chẳng thể đi được, mà Lưu Bị cũng có thư chỉ thị, phải lấy việc quốc gia làm trọng, chớ lo lắng đến ông ta mà khéo léo từ chối việc Gia Cát Lượng đến thăm.

Không lâu, có tin Hoàng Quyền đã đầu hàng quân Ngụy. Các đại thần ở Vĩnh An đều chủ trương bắt gia quyến Hoàng Quyền trị tội. Lưu Bị lại thở dài mà rằng: “Chính ta phụ lại Hoàng Quyền, mà chẳng phải Hoàng Quyền phụ ta vậy!”.

Lại hạ lệnh đặc biệt chiếu cố đến gia quyến của Hoàng Quyền ở Thành Đô.

Mặt khác, Tào Phi ở Lạc Dương cũng cho vời Hoàng Quyền đến.

Tào Phi nói với Hoàng Quyền: “Tướng quân đã bỏ Lưu Bị, về đầu hàng trẫm, là bỏ trái về với phải, là muốn theo gót Trần Bình, Hàn Tín bỏ Sở về với Hán ngày xưa vậy!”.

Hoàng Quyền lại thản nhiên nói: “Thần từng được sự hậu đãi của Lưu chủ, bởi thế dứt khóat chẳng thể hàng Ngô, lại chẳng có đường về với Thục, bởi không muốn thuộc hạ phải hi sinh không ít mới phải đến đây đầu hàng. Hơn nữa phải làm một viên bại tướng, khỏi chết đã là may mắn lắm, đâu còn dám mô phỏng với việc làm của cổ nhân!’’.

Tào Phi rất cảm mến nhân cách và tài hoa của Hoàng Quyền, cho ông ta làm Trấn nam tướng quân, phong Dục dương hầu, lại cho làm Thị trung ở bên mình, làm tấm gương chiêu hồi.

Lúc đó lại có tin gia quyến Hoàng Quyền bị sát hại, Tào Phi muốn phát tang cho. Song Hoàng Quyền lại phản đối, ông ta cho rằng: “Thần với Lưu Bị vẫn chân thành cùng trao đổi, họ nhất định hiểu được nỗi khổ của thần, dứt khóat không thể sát hại gia quyến của thần, thần tin rằng những tin tức này không đúng, xin để điều tra rõ!”.

Sau này thấy đó chỉ là những lời đồn tầm bậy mà thôi!

Tào Phi thấy Lưu Bị và Gia Cát Lượng có thể thu phục thuộc hạ như thế, cảm thán mãi không thôi.

Không chỉ với Lưu Bị, Hoàng Quyền mà Gia Cát Lượng cũng vẫn duy trì được sự cảm thông cao độ. Tam quốc chí có chép, sau này Tư Mã Ý có viết thư cho Gia Cát Lượng bày tỏ sự ngợi khen: “Hoàng Quyền là người chính trực, thường không ngại ngần biểu lộ sự ngưỡng mộ của ông ta đối với ngài”. Con trai của Hoàng Quyền là Hoàng Sùng, sau này trước ngày nước Thục diệt vong, theo con trai Gia Cát Lượng là Gia Cát Chiêm chiến đấu ở Miên Trúc đã hi sinh tại trận.

Lưu Bị trong lúc tĩnh dưỡng, ở tiền tuyến đã có Triệu Vân canh giữ, hậu phương lại có Gia Cát Lượng điều hành tự nhiên cũng thấy yên tâm nhiều. Song mất hai người bạn thủa sáng nghiệp là Quan Vũ và Trương Phi, bị Lục Tốn đánh bại trong cuộc đông chinh, đối với ông là những đòn đánh rất lớn, tâm can suy kiệt, sức khoẻ ngày mỗi giảm sút. Vừa may Thái thú Ba Tây là Diêm Chi phái Mã Trung người Hán Xương dẫn năm nghìn binh mã đến hộ giá, Lưu Bị sau khi đàm đạo với Mã Trung rất đỗi vui mừng, nói với Thượng thư Lưu Ba rằng: “Tuy mất Hoàng Quyền lại được Mã Trung, khá thấy ở đời vẫn không thiếu nhân tài giỏi giang vậy!”

Mã Trung sau này cũng rất được Gia Cát Lượng trọng dụng.

Chọn tập
Bình luận
1440
× sticky