Năm Kiến Hưng thứ 12, cuối tháng 8, Gia Cát Lượng hào kiệt bậc nhất của Thục Hán ngã bệnh mất ở gò Ngũ Trượng trong doanh trại tiền tuyến, lúc năm mươi tư tuổi, kể từ lều cỏ Long Trung bước ra đến giờ, ông đã trải qua hai mươi năm.
1. Năm lần bắc phạt, tận lực tấn công.
Bắc phạt lần thứ tư thất bại, chủ yếu là ở khó khăn cung ứng lương thực. Song Gia Cát Lượng sau khi liên tục đối trận với những danh tướng bậc nhất Tào Ngụy như Tào Chân, Trương Cáp và Tư Mã Ý, niềm tin càng tăng thêm, đặc biệt là sau khi tập kích giết chết Trương Cáp, Gia Cát Lượng càng nắm chắc hơn việc chiếm được Quan Trung, đánh bại Tào Ngụy.
Để cải thiện vấn để tải lương, ông đã cải tiến thêm một bước trâu gỗ ngựa máy. Năm Kiến Hưng thứ 11, Gia Cát Lượng lại tăng cường kế hoạch nguồn lương và nguồn lính. Ông ta cho khai khẩn với quy mô lớn ở Hoàng Sa (tỉnh Thiểm Tây), lại thao luyện việc vận tải bằng trâu gỗ ngựa máy ở Bạch Mã Sơn vùng Cảnh Cốc (tỉnh Tứ Xuyên). Tháng 11 đang mùa đông, lại cho xây dựng ở Tà Cốc kho lương lớn chưa từng thấy, để hoàn chỉnh chuẩn bị việc lại tiếp tục bắc phạt. Liền hai năm, đại bộ phận thời gian của Gia Cát Lượng vẫn ở Hán Trung để luyện binh giảng võ, khuyên quân cày cấy, có lúc lại trở về Thành Đô thăm người nhà, hai người con gái của ông được sinh ra trong thời gian này là Gia Cát Hoài và Gia Cát Quả lúc ấy Gia Cát Lượng đã năm mươi hai tuổi, lại vẫn sinh được hai gái có thể thấy sức khoẻ của ông vẫn khá tốt.
Chẳng qua, Gia Cát Lượng vẫn qua lại giữa tiền tuyến và kinh thành như vậy, chẳng phải để đoàn tụ với gia đình, mà chủ yếu là quân chính của Thục Hán đã nảy sinh những rối ren nghiêm trọng.
Phái chiến sĩ do hổ tướng Ngụy Diên đứng đầu, với phái tham mưu do Xa kỵ tướng quân Lưu Đàm và Tùy quân tướng quân Dương Nghi lãnh đạo, do bất hòa ý kiến từ trước dần dần diễn biến thành tranh giành ý kiến, hai bên bài xích lẫn nhau, nảy sinh vấn đề vận hành trong quân đội khiến Gia Cát Lượng bởi thế đau đầu không thôi.
Ngụy Diên vẫn rất được lòng quân, lại thêm dũng mãnh thiện chiến, là tướng tài không thể thiếu ở tiền tuyến. Dương Nghi thì giỏi nghiệp vụ hành chính, đối với vấn đề vận tải lương thực rất khó khăn, thì đưa ra những biện pháp giải quyết hữu hiệu, rất được Gia Cát Lượng xem trọng. Hai người này đều là tay phải tay trái mà Gia Cát Lượng không thể thiếu. Để điều hòa ý riêng của hai bên, Gia Cát Lượng đành bắt Xa kỵ tướng quân Lưu Đàm, với lý do say rượu làm càn phải trở về Thành Đô, để giảm nhẹ áp lực tâm lý của Ngụy Diên vẫn đối địch với nhóm Dương Nghi.
Bởi thế, sự lo lắng và khối lượng công việc của Gia Cát Lượng tăng thêm không ít. Cũng lúc này ông ta nghe nói người bạn già từ hồi ở Long Trung là Ngự sử trung thừa Từ Thứ và Điểm nông hiệu uý Thạch Thao đều được Tào Ngụy cho nghỉ hưu, Gia Cát Lượng không khỏi cảm thán rằng: “Nhân tài nước Ngụy sao nhiều vậy, đến như những người ấy cũng có cơ hội nghỉ hưu ư!”.
Cũng vào thời kỳ này sự ăn uống và giấc ngủ của Gia Cát Lượng rõ ràng giảm sút, tư lự vô cớ càng thêm nghiêm trọng, mọi việc lớn nhỏ nếu không tự mình nhúng tay, lấy làm không yên tâm, tình trạng sức khoẻ đã bắt đầu suy thóai.
2. Tiến quân đến gò Ngũ Trượng.
Năm Kiến Hưng thứ 12, vào tháng 2, Gia Cát Lượng dẫn binh mã như lớp lang bắc phạt lần thứ tư, lại xuất chinh lần nữa.
Lần này chiến tuyến của ông có thay đổi rất lớn. Sách lược hai lần đi vòng phía tây đánh Lương Châu đều gặp thất bại. Lại nữa vấn đề vận chuyển lương thảo, do chiến tuyến kéo dài lại càng thêm nghiêm trọng. Ngoài ra, liên tục đối trận mấy lần, trận tuyến Tào Ngụy ở đấy đã tăng cường rất lớn lực lượng phòng vệ. Từ đường Tý Ngọ tấn công Tràng An, tuy là nhanh chóng nhất, song đường đi rất khó khăn, cũng có thể tạo ra khó khăn lớn về vận chuyển.
Bởi thế, ông lựa chọn đường Ba Tà, ra khỏi Tà Cốc, đánh vào phía tây nam Quan Trung là vị trí quan trọng Mi huyện. Năm trước, khi cho xây dựng ở Tà Cốc những kho lương lớn là đã quyết định chiến thuật này.
Chiến thuật này hiệu quả tuy rất trực tiếp song đàn hồi cũng rất lớn. Để phân tán lực lượng của Tào Ngụy, Gia Cát Lượng đã đặc biệt phái sứ giả đến nước Ngô, giao ước với Tôn Quyền cùng khởi binh, đã được Tôn Quyền gật đầu đồng ý.
Khoảng tháng 2, Gia Cát Lượng vẫn lấy Ngụy Diên làm tiên phong, ra Tà Cốc trực tiếp đánh Mi huyện, tự mình dẫn quân lính chủ lực khoảng mười vạn người, theo sau tiến vào Ngũ Trượng, đóng doanh trại ở đấy.
Tào Tuấn lại lấy Tư Mã Ý làm tổng tư lệnh, theo bờ nam sông Vị Thủy bày trận, công sự phòng ngự dựa lưng vào sông, chuẩn bị trường kỳ ngăn chặn sự tấn công của quân Thục. Gò Ngũ Trượng ngày nay thuộc huyện Kỳ Sơn tỉnh Thiểm Tây, là một vùng gò đồi thấp, chất đất phì nhiêu thích hợp trồng trọt lương thực, Gia Cát Lượng lựa chọn vùng đất này, hiển nhiên là bởi vấn đề cung ứng lương thực, ông ta dự liệu tác chiến trường kỳ, có sự chuẩn bị nên trước chưa thắng được mà đợi địch thì có thể thắng được. Khá thấy lúc bấy giờ, vấn đề sức khoẻ của Gia Cát Lượng là khá tốt.
Thực ra Tư Mã Ý rất sợ Gia Cát Lượng phát động quyết chiến. Lúc ấy bộ tham mưu đề nghị ông ta bố trí quân ở phía bắc Vị Thủy, song Tư Mã Ý cho rằng như thế sẽ dẫn quân Thục vượt qua đông Mi huyện, để bảo vệ Tràng An, thì không thể không tiến hành quyết chiến. Tuy quân Tào chiếm ưu thế tuyệt đối về số người, song sau khi Trương Cáp mất, trận tuyến Tào Ngụy thực tế thiếu một viên chỉ huy đối đầu với Ngụy Diên ở chiến trường, bởi thế nên tiến hành giao chiến lớn sẽ chẳng có lợi.
Ông ta phải hạ lệnh dời quân đến phía nam Vị Thủy xây dựng doanh trại phòng ngự, mục đích chủ yếu là để dốc toàn lực ngăn cản Gia Cát Lượng đánh sang phía đông hoặc phía bắc.
Do hai bên vẫn cẩn thận đối trận như lần trước, hai bên thi gan ở gần gò Ngũ Trượng, cục điện chiến trường tạm thời rơi vào thế đông cứng.
Cuối tháng 2, Gia Cát Lượng hạ lệnh cho đại quân tự mình chỉ huy, bày trận phân tán ở gò Ngũ Trượng, theo bờ sông làm đồn điền ở vùng Khâu Lăng dưới núi Thái Bạch, chuẩn bị tự cung tự cấp lâu dài về lương thực.
Nhìn bề ngoài, Gia Cát Lượng như nhàn hạ không vội vã, thực ra suy nghĩ cháy bỏng của ông vẫn lộ rõ hàng ngày. Nghe nói ông tự mình kiêm nhiệm việc quản lý phẩm chất của tùy tùng, hằng ngày xem kĩ hiệu quả việc vận chuyển của trâu gỗ ngựa máy, lại tự mình cải tiến nỏ liên châu, xem xét việc xử tội từ hai mươi roi trở lên. Hiển nhiên Gia Cát Lượng lợi dụng công việc không tiêu phí đầu óc này để tiêu hao thời gian, giải tỏa áp lực tâm lý.
Tháng 3, Hoàng đế cuối cùng của nhà Hán cùng tuổi với Gia Cát Lượng là Hán Hiến đế, sau 12 năm bị bãi truất ngã bệnh mất ở Hứa Xương, lúc năm mươi tư tuổi, kết thúc cuộc đời chính trị nhiều gập ghềnh của ông ta.
Ngụy Minh đế Tào Tuấn lệnh cho Tư Mã Ý cố thủ trận địa, tránh mũi nhọn tấn công của địch, để đại quân Thục Hán tiến thóai lưỡng nan, chỉ cần họ rơi vào tình huống không đủ lương thực thì có thể dễ dàng đánh bại được.
Chiến lược kiên trì phòng thủ đã trở thành công thức trung tâm quyết sách của Tào Ngụy. Dẫu Gia Cát Lượng khiêu khích, dẫn dụ, giả vờ ra sao, Tư Mã Ý thảy đều không để ý, đối với sự tấn công của quân Thục, đều lấy mưu để đối phó, các binh sĩ một bước cũng không rời khỏi doanh trại, lại khiến lại cho Gia Cát Lượng thực sự bó tay không có kế sách gì.
Vào thời gian này ông ta viết một bức thư gửi cho anh cả Gia Cát Cẩn bày tỏ: Cháu Gia Cát Chiêm năm nay tám tuổi, thông minh lại đáng yêu chỉ hơi ngại sớm chín chắn một chút, sợ sau này không có khí chất lớn.
Trong “Gia Cát Lượng tập”. Thấy ở hai thiên “Giới Tử Thư” có nói đến đạo cầu học, mà cũng nói đến phải tiết kiệm chè rượu khi tiếp khách. Nghĩ rằng đây là viết cho con nuôi Gia Cát Kiều (là con thứ của Gia Cát cẩn, được Gia Cát Lượng nhận làm con nuôi đã tử trận trong chiến dịch Nhai Đình), nếu không với người con trai mới tám tuổi mà giáo huấn như thế thì có nghĩa gì?
Chẳng qua, sách lược đồn điền của Gia Cát Lượng làm được khá thành công bởi là ông ta điều hành quân sĩ nghiêm minh, những binh sĩ làm đồn điền với dân trong vùng rất hòa hợp.
Tam quốc chí có chép: “Trăm họ yên ổn, quân không tư riêng vậy”. Lại thêm có sự chuẩn bị từ trước, tạm thời việc cung ứng lương thực của quân Thục Hán tựa hồ chưa có vấn đề gì.
Tư Mã Ý cố thủ ở trong doanh trại, cũng nghĩ không ra biện pháp đối phó gì đành yêu cầu hậu phương chi viện nhiều hơn nữa để tiếp tục cố thủ lâu dài. Chiến tuyến phía tây không có giao tranh, song chiến tuyến phía đông lại bắt đầu náo nhiệt.
3. Tôn Quyền xuất chiêu không đâu.
Khoảng tháng 5, Tôn Quyền tự mình dẫn mười vạn đại quân đánh vào vị trí quân sự Hợp Phì ở phía đông Tào Ngụy. Đồng thời, Gia Cát Cẩn và Lục Tốn cũng tiến quân vào Giang Hạ, kéo ra Miện Khẩu, chuẩn bị tiến đánh Tương Dương.
Ngoài ra Tôn Chiếu, Trương Thừa cũng đem một số binh mã bày trận ở Quảng Lăng, Hoài Âm suốt một dải dài.
Thục Ngô cùng bắc phạt, chính quyền Tào Ngụy gặp phải áp lực chưa từng có. Người thay thế Tư Mã Ý chỉ huy chiến tuyến phía đông của Tào Ngụy là lão tướng Mãn Sủng có kinh nghiệm tác chiến phong phú, văn võ toàn tài.
Mãn Sủng thời Tào Tháo đã được trọng dụng, lại có năng lực tác chiến độc lập chỉ huy mấy năm vừa rồi đại quân nước Ngụy phần lớn đến Quan Trung để đối phó với những cuộc bắc phạt liên tục của Gia Cát Lượng, đến nỗi quân lực Mãn Sủng có thế sử rất rộng, một thời gian cũng cảm thấy rất đỗi đau đầu.
Trải qua đánh giá cẩn thận Mãn Sủng quyết định chọn sách lược kiên trì phòng thủ, ông ta hạ lệnh tướng trấn thủ các nơi đóng cửa thành, tự mình dẫn đại quân chủ lực, chuẩn bị nghênh chiến với đội quân bắc chinh của Tôn Quyền, mặt khác thì xin Tào Tuấn chi viện thêm.
Xem xét kĩ chiến cục, Tào Tuấn quyết định ngự giá thân chinh đối kháng với Tôn Quyền.
Tháng 7, chiêu mộ đội cảm tử, Mãn Sủng đột kích đại bản doanh của Tôn Quyền; người cháu của Tôn Quyền là Tôn Thái bị tử trận, quân Ngô bị vấp ngã nghiêm trọng, lại thêm khí trời nóng bức, quân Ngô phần lớn nhiễm dịch bệnh, lại nghe nói Tào Tuấn tự mình dẫn ba mươi vạn đại quân, đã tiến sát mấy trăm dặm, Tôn Quyền vội lo lắng nếu giao chiến ác liệt thì quân đội của mình bất lợi phải khẩn cấp hạ lệnh rút quân.
Tôn Chiếu bố trí ở Hoài m, cũng bởi Tôn Quyền đã rút quân mất đi bình phong che chở, cũng rút về Trường Giang.
Lục Tốn đang ở chiến tuyến Kinh Châu nghe tin, lập tức phái tướng thân tín là Hàn Biểu đến gặp Tôn Quyền xin chỉ thị tác chiến, không may Hàn Biểu giữa đường bị quân thám báo của Tào Ngụy bắt sống.
Gia Cát Cẩn đang ở tiền tuyến nghe được tin này, rất đỗi hoang mang, lập tức phái người đến thông báo với Lục Tốn: “Đại quân của chúa thượng đã rút về Giang Nam quân giặc lại bắt được Hàn Biểu, khó khăn trước mắt của chúng ta rất nhiều, xem ra phải mau chóng rút quân vậy!”.
Lục Tốn thấy sứ giả đến cũng không nói năng hoặc trả lời gì, trái lại trước mặt sứ giả, còn bắt người đi trồng đậu, còn mình vẫn đánh cờ, bắn tên chẳng khẩn trương chút nào.
Sứ giả về báo lại với Gia Cát Cẩn, nghe nói vậy Gia Cát Cẩn không khỏi cảm thán rằng: “Bá Ngôn (tức Lục Tốn) vẫn có khí chất lớn, nhiều mưu lược, nghĩ rằng sớm đã có kế sách đối phó”, bèn tự mình đến thỉnh giáo Lục Tốn.
Lục Tốn bày tỏ: “Quân giặc biết Chúa thượng đã rút, lúc này chúng ta khá bất lợi, tiến lên thì chẳng thể được, rút lui thì có nguy cơ bị chặt đứt, nếu xử lý không thỏa đáng, có thể sẽ bị tan vỡ hoàn toàn. Bởi thế trước mắt quan trọng nhất là phải bình tĩnh dùng kỳ binh để ứng biến, mới có thể thóat được khó khăn. Nếu như bây giờ vội vã rút quân, quân giặc biết rõ có thể đã hoang mang, ắt sẽ ngăn chặn, như vậy chúng ta nhất định thất bại”.
Hai người bàn bạc bỏ thế thủ chuyển thế công ngay lúc ấy.
Gia Cát Cẩn phụ trách chỉ huy thủy quân, bày trận, vùng hiểm yếu sông Hán Thủy. Lục Tốn tự mình dẫn quân chủ lực tiến đánh thành Tương Dương phía bắc. Tướng giữ kinh bắc của Tào Ngụy vẫn sợ Lục Tốn, đem toàn quân mau chóng rút về giữ thành không dám ra đánh. Gia Cát Cẩn chỉ huy đội thuyền, xuôi theo hạ lưu sông Hán Thủy, Lục Tốn cũng dẫn quân lính rút theo đội thuyền. Do quân ngũ chỉnh tề như thế, quân Tào không dám đến gần, quân Lục Tốn sau khi thuận lợi hợp quân với Gia Cát Cẩn, mau chóng rút lui. Khi đến cửa Bạch Hà, Lục Tốn còn giả vờ lên bờ đi săn, lại ngầm phái bộ tướng tập kích vào Tân Thi ở phía bắc quận Giang Hạ, tiếp đến là An Long và Thạch Dương bắt giết hơn một nghìn quân Tào Ngụy, khiến cho hành động quân sự lần này của quân Đông Ngô không đến nỗi hoàn toàn thất bại, làm phấn chấn tinh thần binh sĩ không ít.
4. Gia Cát Lượng trêu ngươi, Tư Mã Ý nhẫn nhục.
Sau khi đại quân Đông Ngô rút lui, không ít đại thần luôn khuyên Tào Tuấn nhân cơ hội ngự giá thân chinh, đến Tràng An để động viên Tư Mã Ý, có thể giải tỏa được sự uy hiếp của Gia Cát Lượng.
Tào Tuấn cười mà rằng: “Tôn Quyền đã rút chạy, tin rằng Gia Cát Lượng cũng đã kinh hãi, đại quân của Tư Mã Ý đủ đối phó với họ, nói chung chẳng cần ta phải lo lắng”.
Đấy chỉ là để động viên quân đội của mình, Tào Tuấn lo lắng vẫn là nếu mình rút quân, Tôn Quyền lại sẽ bắc chinh bởi thế không gì bằng cứ ở phía Đông Ngô để Tư Mã Ý một mình ngăn cản Gia Cát Lượng, ông ta tin rằng chỉ cần Tư Mã Ý giao chiến, Gia Cát Lượng sẽ chẳng có được biện pháp gì.
Đương nhiên, kế hoạch bắc phạt của Gia Cát Lượng, vẫn không ỷ lại vào sự giúp đỡ của Đông Ngô, Tôn Quyền rút quân, cũng không ảnh hưởng đến ông ta nhiều lắm.
Để Gia Cát Lượng đau đầu nhất vẫn là sách lược không đáp ứng của Tư Mã Ý. Từ tháng tư sang tháng năm ở gò Ngũ Trượng đã gần trăm ngày, Gia Cát Lượng không ngừng hạ chiếu thư tiến hành khiêu chiến, song Tư Mã Ý đều treo “miễn chiến bài”. Gia Cát Lượng bất đắc dĩ đành phải cho làm đồn điền với quy mô lớn, chuẩn bị thanh tóan Tư Mã Ý đến cùng.
Tháng 7, Gia Cát Lượng vẫn chưa có được biện pháp gì, tự mình bày ra trò chơi trong lúc nhàn rỗi, ngồi lên một chiếc xe gỗ màu trắng, lại cho các tiểu đồng hộ vệ, mặc áo trắng, đội khăn quấn, tay cầm quạt lông trắng, chỉ huy ở trước trận, như là hoàn toàn không võ trang gì, nhìn vài chục vạn quân Tào như chẳng có, cố ý chọc tức các tướng sĩ Tào Ngụy. Đây cũng là hình tượng cố định trong kinh kịch và tiểu thuyết về Gia Cát Lượng. Bình thường Gia Cát Lượng không hoàn toàn chẳng mang võ bị như vậy, chỉ là bởi dẫn dụ Tư Mã Ý ra giao chiến, cố ý ăn mặc thường phục như thế mà thôi.
Tuy tướng sĩ Tào Ngụy rất có phản ứng, song sau khi Trương Cáp chết, Tư Mã Ý đã có thể hoàn toàn không chế động tĩnh của quân sĩ, bởi thế ông nghiêm cấm tất cả quân sĩ có bất cứ hành động gì.
Thời gian này, về tình hình sức khoẻ của Gia Cát Lượng, có thể đã phát sinh biến hóa nghiêm trọng, bởi thế ông mất đi sự bình tĩnh thường ngày trở nên vội vàng.
Tư Mã Ý mau chóng phát hiện được hiện tượng này trước trang phục bề ngoài và hành động trêu chọc của Gia Cát Lượng, ông ta không khỏi cảm thán rằng: “Gia Cát Lượng đích xác là danh sĩ vô địch ở đời vậy!”.
Xuất chiêu lần này không giải quyết được gì, Gia Cát Lượng nóng nảy hơn, ông vội cho người đưa một bộ trang phục nữ cho Tư Mã Ý, nhạo báng ông nhút nhát như là phụ nữ, chẳng có can đảm gì, Tư Mã Ý tuy có vẻ không tức giận gì, song đích xác đã không dễ ngăn cản được áp lực của bộ tướng muốn được giao chiến. Để vỗ yên tinh thần binh sĩ, Tư Mã Ý triệu tập hội nghị quân sự nói: “Hoàng thượng trước lúc về Lạc Dương, từng hạ chỉ yêu cầu chúng ta kiên trì cố thủ, nay mọi người đều cho rằng cần phải giao chiến, vậy chúng ta phải tức thì xin hoàng thượng phê chuẩn!”.
Thế rồi ông ta kể rõ tình hình Gia Cát Lượng khiêu khích hạ nhục, dâng tấu biểu lên Tào Tuấn, để biểu thị sự bực tức của các tướng sĩ, phải chăng có thể cho giao chiến, để hợp với lòng mong mỏi của mọi người.
Các tướng sĩ Tào Ngụy nóng vội cầu chiến tạm thời đành phải chờ đợi chỉ thị của Tào Tuấn.
Tào Tuấn tự hiểu rõ ý tứ của Tư Mã Ý, ông ta lập tức phái Vệ uý Tân Tỷ làm Tham mưu quân sự, mang lệnh đến tiền tuyến úy lạo tướng sĩ. Tin tức Tân Tỷ đến tiền tuyến chỉ về quyết sách giao chiến cũng bị thám mã của Thục Hán biết được.
Tham mưu Khương Duy nói với Gia Cát Lượng: “Tân Tỷ mang lệnh đến, xem ra Tư Mã Ý phải chăng sẽ không đánh vậy”.
Gia Cát Lượng cũng than thở rằng: “Đích xác như thế, Tư Mã Ý nói chung không muốn đánh, ông ta sở dĩ dâng biểu xin chỉ thị, chẳng qua là đối phó với thuộc hạ nóng nảy cầu chiến mà thôi, binh pháp có câu “Tướng ở ngoài biên, lệnh vua có chỗ không theo”. Nếu như ông ta có ý quyết một trận thư hùng với chúng ta, đâu cần phải đi nghìn dặm xin chỉ thị của hoàng đế nhỉ, chẳng phải là làm nhầm lẫn quân cơ ư?”
Gia Cát Lượng phái sứ giả đến thăm Tư Mã Ý, hỏi han cảm tưởng khi nhận được bộ trang phụ phụ nữ ra sao. Lúc này Tư Mã Ý đã hoàn toàn bình tĩnh lại, ông ta phán đóan sức khoẻ của Gia Cát Lượng đã có vấn đề, bởi thế chính thức thản nhiên tiếp kiến sứ giả Thục Hán đến để trêu tức. Ông ta né tránh không nói đến việc quân sự nhùng nhằng, mà chuyện trò bình thường với sứ giả khá thân thiết.
Tư Mã Ý nói: “Thừa tướng Gia Cát Lượng gần đây khá tốt, ông ta thực sự là người rất hiểu biết, và có chừng mực”. Do không khí nhàn đàm khá hòa hợp, sứ giả không ngờ gì đã để lộ ra tình hình sức khoẻ của Gia Cát Lượng:
“Phải đấy! Thừa tướng Gia Cát Lượng làm việc rất vất vả, dậy sớm thức khuya, việc xử án phạt hai mươi gậy trở lên đều tự mình xét hỏi cẩn thận, mà khẩu vị mỗi ngày mỗi kém, có khi suốt mấy ngày đều không ăn được cơm…”
Sau khi sứ giả ra về, Tư Mã Ý lập tức triệu tập hội nghị sự, thận trọng nói: “Thời gian đối trận sẽ không lâu nữa, Gia Cát Khổng Minh ăn ít làm nhiều, không thể chống đỡ được lâu dài”. Ông hạ lệnh cho các quan chỉ huy quân đội, kiên trì phòng thủ trận địa của mình, tuyệt đối không được giao chiến, để đợi đến khi Gia Cát Lượng không thể không rút quân, lúc đó sẽ truy kích gấp.
5. Rơi rụng sao lớn, Thừa tướng về trời
Từ mùa xuân năm Kiến Hưng thứ 12, tình hình sức khoẻ của Gia Cát Lượng rõ ràng đã xấu đi. Mấy năm trước từ việc ông liên tục sinh được con gái mà xem sức khoẻ không thể kém đi, mà hai năm nay chẳng có giao tranh, Gia Cát Lượng lẽ ra cũng không đến nỗi phải cháy dạ suy nghĩ nhiều lắm.
Song đến cuối tháng 7, khi Gia Cát Lượng với quạt lông, khăn quấn xuất hiện ở tiền tuyến, tình hình sức khoẻ của ông đã xấu đi nhiều. Sách lược đưa y phục phụ nữ để nhạo báng đích xác là bởi suy nghĩ nóng nảy mà có cách làm thiếu thận trọng vậy.
Xem xét bệnh tình của Gia Cát Lượng, ông ta quá suy nghĩ, lo lắng mà thổ huyết, sự ăn uống sút kém, song không thấy ghi chép bị ho hắng, căn bệnh thực ra ở dạ dày. Gia Cát Lượng là người cao lớn vạm vỡ, cá tính lại bình tĩnh cẩn thận, vẫn chú trọng đến sức khoẻ, ví như có bệnh dạ dày cũng không mau chóng xấu đến như thế mới phải, bởi có thể ông ta mắc chứng ung thư dạ dày chăng?
Đầu tháng 7, ông viết một lá thư gửi cho Hậu chủ, bày tỏ sức khoẻ của mình không tốt, hi vọng Hậu chủ Lưu Thiện lưu tâm đến việc nước hơn nữa, tâm lý cần có sự chuẩn bị, hiển nhiên Gia Cát Lượng đã phán đóan được bệnh tình nghiêm trọng của mình, có lo lắng đến mệnh sống. Gia Cát Lượng rất có đầu óc khoa học, lại có nghiên cứu về sinh lý học, lại nữa sức khoẻ vẫn khá tốt, nếu như có bệnh dạ dày nói chung, lẽ ra không đến nỗi khiến ông phải lo lắng như thế, mà sức khoẻ cũng không đến nỗi xấu đi mau chóng như vậy. Hiển nhiên Gia Cát Lượng và các thầy thuốc quân sự của ông, đối với bệnh tình của ông ta đã hoàn toàn bó tay không có cách gì chữa nổi.
Đầu tháng 8, ông ta viết một bức thư mật dâng lên Hậu chủ Lưu Thiện bày tỏ: “Hạ thần nếu như xảy việc chẳng may, việc sau này có thể giao cho Tưởng Uyển”. Ông ta nói Tưởng Uyển có năng lực ổn định được Thục Hán, phục hưng nhà Hán, tiếp tục được công việc của mình, cũng hi vọng Lưu Thiện sớm có xếp đặt để tránh tạo thành sự hỗn loạn chính trị tạm thời, Lưu Thiện tiếp được bức mật thư này tự nhiên rất kinh hãi.
Ông ta lập tức phái Thượng thư Lý Phúc, ngày đêm phóng đến tiền tuyến gò Ngũ Trượng thăm hỏi bệnh tình của Gia Cát Lượng ra sao.
Gia Cát Lượng lúc này đã hoàn toàn không ngồi dậy được, ông ta nằm trên giường bệnh trao đổi hồi lâu những điều cơ mật với Lý Phúc, lại dặn dò Lý Phúc, tự mình chịu sự ủy thác của Tiên đế, trước mắt sự nghiệp bắc phạt chưa thành công, là bởi thiên mệnh không thể không chia lìa, hi vọng đại thần triều đình vẫn một lòng như cũ, tận tâm phụ tá vương nghiệp, kế tục hoàn thành sự nghiệp mà rốt cục mình chưa hoàn thành được. Lại yêu cầu Lý Phúc chuyền đến Hậu chủ rằng, sau khi ông ta mất không cần đưa về Thành Đô chôn cất, cứ trực tiếp an táng ở núi Định Quân tại tiền tuyến là được, để tượng trưng chí hướng da ngựa bọc thây chết ở sa trường. Lý Phúc thảy đều ghi nhớ lời di chúc của Gia Cát Lượng, liền mau chóng trở về Thành Đô báo cáo lại với Hậu chủ.
Tiếp đó Gia Cát Lượng triệu tập hội nghị tham mưu trận địa, những người tham gia Trưởng sử Dương Nghi, Tư Mã Phí Vỹ và Hậu quân Khương Duy. Chẳng có các tướng lĩnh quân đoàn tham dự, hiển nhiên Gia Cát Lượng vẫn không muốn để đại quân Thục Hán đang bố trí ở gò Ngũ Trượng biết được mệnh sống của mình chỉ còn sớm tối. Từ hành động sau này của Dương Nghi, Phí Vỹ, Khương Duy mà xem, hội nghị lần này bàn đến việc rút quân sao cho thực thuận lợi.
Mấy ngày sau, Lý Phúc lại vội vã quay lại, ông ta khi chạy vào doanh trại thấy Gia Cát Lượng đã hôn mê không tỉnh lại được, không khỏi đau đớn khóc rằng: “Chỉ đến chậm có một bước mà ta làm hỏng đại sự quốc gia”.
Như là một kỳ tích ở đời, có thể Gia Cát Lượng vẫn còn chưa đi xa chợt nghe thấy tiếng khóc của Lý Phúc lại hồi quang phản chiếu mà chợt tỉnh lại. Ông ta nhìn thấy Lý Phúc, đã nói ngay rằng: “Ta biết việc ông cần hỏi, người có thể lập tức kế thừa công việc của ta là Công Đàm (chỉ Tưởng Uyển)”.
Lý Phúc: “Công Đàm sau khi trăm tuổi thì có ai kế thừa được?
Gia Cát Lượng: “Văn Vỹ có thể làm được (chỉ Phí Vỹ)”.
Lý Phúc: “Sau Phí Vỹ đến ai?”
Gia Cát Lượng mặc nhiên không đáp, mọi người đều chạy đến thì đã lạnh hẳn rồi.
Cuối tháng 8 năm Kiến Hưng thứ 12, Gia Cát Lượng người hào kiệt bậc nhất của Thục Hán đã ngã bệnh mà mất ở gò Ngũ Trượng trong doanh trại tiền tuyến lúc năm mươi tư tuổi; kể từ khi ông ta ra khỏi lều cỏ Long Trung đến giờ đã trải qua hai mươi bảy năm; ở chức vụ Thừa tướng Thục Hán cũng đã được mười bốn năm.
Cuốn “Tấn Dương thu” của Tôn Thịnh đời Đông Tấn có chép: “Truyền thuyết kể rằng vào hôm Gia Cát Khổng Minh từ trần, ở trên khoảng trời phía bắc, có một ngôi sao đỏ rất lớn, từ phía đông bắc theo hướng tây nam chợt loé sáng rồi tắt đi…”.
Gia Cát Lượng đột ngột mất đi, trời đất cũng cảm thấy buồn rầu bởi chí hướng cuối cùng chưa hoàn thành vậy! Thánh thơ Đỗ Phủ đời Đường, sau này khi đến thăm đền thờ Gia Cát Khổng Minh đã viết bài thơ “Thừa tướng đất Thục” nổi tiếng nghìn năm.
Miếu thờ Thừa tướng là đây
Cẩm thành rừng bách phủ đầy trước sau
Nắng xuân cỏ biếc một màu
Tiếng oanh trong lá tỏa vào không gian
Ba lần cầu kiến cao nhân
Hai triều đã tỏ lão thần tận tâm
Kỳ Sơn giữa trận từ trần
Khách anh hùng để tần ngần lệ rơi.
Đền thờ Thừa tướng Gia Cát Lượng ở đâu nhỉ? Ở ngoài Thành Đô có Cẩm Quan Thành là nơi rừng bách rậm rạp, cỏ non xanh rờn mọc đầy những bệ thềm trước nhà, tràn đầy một sức sống mãnh liệt. Trong tán rợp của những cây bách thường tỏa ra những tiếng hót thánh thót của chim hoàng oanh.
Lại nghĩ đến năm xưa Tiên chủ Lưu Bị ba lần tìm đến thăm lều cỏ Long Trung, gắng hỏi han kế sách lớn thu lấy thiên hạ, cảm kích trước ân nghĩa, Gia Cát Lượng đã dấn thân tận tụy, suốt đời bày tỏ lòng trung thành với hai triều đại họ Lưu, dốc hết tấm lòng của kẻ lão thần. Chinh phạt Tào Ngụy, sớm phục hưng nhà Hán, hành động quân sự đó tuy chưa hoàn thành, Gia Cát Lượng thân làm chủ tướng lại ngã bệnh mất ở giữa doanh trại, nghe đến sự tích như vậy, mãi khiến những khách anh hùng hậu thế phải cảm động mà rơi lệ vậy.
Năm Kiến Hưng thứ 12, cuối tháng 8, Gia Cát Lượng hào kiệt bậc nhất của Thục Hán ngã bệnh mất ở gò Ngũ Trượng trong doanh trại tiền tuyến, lúc năm mươi tư tuổi, kể từ lều cỏ Long Trung bước ra đến giờ, ông đã trải qua hai mươi năm.
1. Năm lần bắc phạt, tận lực tấn công.
Bắc phạt lần thứ tư thất bại, chủ yếu là ở khó khăn cung ứng lương thực. Song Gia Cát Lượng sau khi liên tục đối trận với những danh tướng bậc nhất Tào Ngụy như Tào Chân, Trương Cáp và Tư Mã Ý, niềm tin càng tăng thêm, đặc biệt là sau khi tập kích giết chết Trương Cáp, Gia Cát Lượng càng nắm chắc hơn việc chiếm được Quan Trung, đánh bại Tào Ngụy.
Để cải thiện vấn để tải lương, ông đã cải tiến thêm một bước trâu gỗ ngựa máy. Năm Kiến Hưng thứ 11, Gia Cát Lượng lại tăng cường kế hoạch nguồn lương và nguồn lính. Ông ta cho khai khẩn với quy mô lớn ở Hoàng Sa (tỉnh Thiểm Tây), lại thao luyện việc vận tải bằng trâu gỗ ngựa máy ở Bạch Mã Sơn vùng Cảnh Cốc (tỉnh Tứ Xuyên). Tháng 11 đang mùa đông, lại cho xây dựng ở Tà Cốc kho lương lớn chưa từng thấy, để hoàn chỉnh chuẩn bị việc lại tiếp tục bắc phạt. Liền hai năm, đại bộ phận thời gian của Gia Cát Lượng vẫn ở Hán Trung để luyện binh giảng võ, khuyên quân cày cấy, có lúc lại trở về Thành Đô thăm người nhà, hai người con gái của ông được sinh ra trong thời gian này là Gia Cát Hoài và Gia Cát Quả lúc ấy Gia Cát Lượng đã năm mươi hai tuổi, lại vẫn sinh được hai gái có thể thấy sức khoẻ của ông vẫn khá tốt.
Chẳng qua, Gia Cát Lượng vẫn qua lại giữa tiền tuyến và kinh thành như vậy, chẳng phải để đoàn tụ với gia đình, mà chủ yếu là quân chính của Thục Hán đã nảy sinh những rối ren nghiêm trọng.
Phái chiến sĩ do hổ tướng Ngụy Diên đứng đầu, với phái tham mưu do Xa kỵ tướng quân Lưu Đàm và Tùy quân tướng quân Dương Nghi lãnh đạo, do bất hòa ý kiến từ trước dần dần diễn biến thành tranh giành ý kiến, hai bên bài xích lẫn nhau, nảy sinh vấn đề vận hành trong quân đội khiến Gia Cát Lượng bởi thế đau đầu không thôi.
Ngụy Diên vẫn rất được lòng quân, lại thêm dũng mãnh thiện chiến, là tướng tài không thể thiếu ở tiền tuyến. Dương Nghi thì giỏi nghiệp vụ hành chính, đối với vấn đề vận tải lương thực rất khó khăn, thì đưa ra những biện pháp giải quyết hữu hiệu, rất được Gia Cát Lượng xem trọng. Hai người này đều là tay phải tay trái mà Gia Cát Lượng không thể thiếu. Để điều hòa ý riêng của hai bên, Gia Cát Lượng đành bắt Xa kỵ tướng quân Lưu Đàm, với lý do say rượu làm càn phải trở về Thành Đô, để giảm nhẹ áp lực tâm lý của Ngụy Diên vẫn đối địch với nhóm Dương Nghi.
Bởi thế, sự lo lắng và khối lượng công việc của Gia Cát Lượng tăng thêm không ít. Cũng lúc này ông ta nghe nói người bạn già từ hồi ở Long Trung là Ngự sử trung thừa Từ Thứ và Điểm nông hiệu uý Thạch Thao đều được Tào Ngụy cho nghỉ hưu, Gia Cát Lượng không khỏi cảm thán rằng: “Nhân tài nước Ngụy sao nhiều vậy, đến như những người ấy cũng có cơ hội nghỉ hưu ư!”.
Cũng vào thời kỳ này sự ăn uống và giấc ngủ của Gia Cát Lượng rõ ràng giảm sút, tư lự vô cớ càng thêm nghiêm trọng, mọi việc lớn nhỏ nếu không tự mình nhúng tay, lấy làm không yên tâm, tình trạng sức khoẻ đã bắt đầu suy thóai.
2. Tiến quân đến gò Ngũ Trượng.
Năm Kiến Hưng thứ 12, vào tháng 2, Gia Cát Lượng dẫn binh mã như lớp lang bắc phạt lần thứ tư, lại xuất chinh lần nữa.
Lần này chiến tuyến của ông có thay đổi rất lớn. Sách lược hai lần đi vòng phía tây đánh Lương Châu đều gặp thất bại. Lại nữa vấn đề vận chuyển lương thảo, do chiến tuyến kéo dài lại càng thêm nghiêm trọng. Ngoài ra, liên tục đối trận mấy lần, trận tuyến Tào Ngụy ở đấy đã tăng cường rất lớn lực lượng phòng vệ. Từ đường Tý Ngọ tấn công Tràng An, tuy là nhanh chóng nhất, song đường đi rất khó khăn, cũng có thể tạo ra khó khăn lớn về vận chuyển.
Bởi thế, ông lựa chọn đường Ba Tà, ra khỏi Tà Cốc, đánh vào phía tây nam Quan Trung là vị trí quan trọng Mi huyện. Năm trước, khi cho xây dựng ở Tà Cốc những kho lương lớn là đã quyết định chiến thuật này.
Chiến thuật này hiệu quả tuy rất trực tiếp song đàn hồi cũng rất lớn. Để phân tán lực lượng của Tào Ngụy, Gia Cát Lượng đã đặc biệt phái sứ giả đến nước Ngô, giao ước với Tôn Quyền cùng khởi binh, đã được Tôn Quyền gật đầu đồng ý.
Khoảng tháng 2, Gia Cát Lượng vẫn lấy Ngụy Diên làm tiên phong, ra Tà Cốc trực tiếp đánh Mi huyện, tự mình dẫn quân lính chủ lực khoảng mười vạn người, theo sau tiến vào Ngũ Trượng, đóng doanh trại ở đấy.
Tào Tuấn lại lấy Tư Mã Ý làm tổng tư lệnh, theo bờ nam sông Vị Thủy bày trận, công sự phòng ngự dựa lưng vào sông, chuẩn bị trường kỳ ngăn chặn sự tấn công của quân Thục. Gò Ngũ Trượng ngày nay thuộc huyện Kỳ Sơn tỉnh Thiểm Tây, là một vùng gò đồi thấp, chất đất phì nhiêu thích hợp trồng trọt lương thực, Gia Cát Lượng lựa chọn vùng đất này, hiển nhiên là bởi vấn đề cung ứng lương thực, ông ta dự liệu tác chiến trường kỳ, có sự chuẩn bị nên trước chưa thắng được mà đợi địch thì có thể thắng được. Khá thấy lúc bấy giờ, vấn đề sức khoẻ của Gia Cát Lượng là khá tốt.
Thực ra Tư Mã Ý rất sợ Gia Cát Lượng phát động quyết chiến. Lúc ấy bộ tham mưu đề nghị ông ta bố trí quân ở phía bắc Vị Thủy, song Tư Mã Ý cho rằng như thế sẽ dẫn quân Thục vượt qua đông Mi huyện, để bảo vệ Tràng An, thì không thể không tiến hành quyết chiến. Tuy quân Tào chiếm ưu thế tuyệt đối về số người, song sau khi Trương Cáp mất, trận tuyến Tào Ngụy thực tế thiếu một viên chỉ huy đối đầu với Ngụy Diên ở chiến trường, bởi thế nên tiến hành giao chiến lớn sẽ chẳng có lợi.
Ông ta phải hạ lệnh dời quân đến phía nam Vị Thủy xây dựng doanh trại phòng ngự, mục đích chủ yếu là để dốc toàn lực ngăn cản Gia Cát Lượng đánh sang phía đông hoặc phía bắc.
Do hai bên vẫn cẩn thận đối trận như lần trước, hai bên thi gan ở gần gò Ngũ Trượng, cục điện chiến trường tạm thời rơi vào thế đông cứng.
Cuối tháng 2, Gia Cát Lượng hạ lệnh cho đại quân tự mình chỉ huy, bày trận phân tán ở gò Ngũ Trượng, theo bờ sông làm đồn điền ở vùng Khâu Lăng dưới núi Thái Bạch, chuẩn bị tự cung tự cấp lâu dài về lương thực.
Nhìn bề ngoài, Gia Cát Lượng như nhàn hạ không vội vã, thực ra suy nghĩ cháy bỏng của ông vẫn lộ rõ hàng ngày. Nghe nói ông tự mình kiêm nhiệm việc quản lý phẩm chất của tùy tùng, hằng ngày xem kĩ hiệu quả việc vận chuyển của trâu gỗ ngựa máy, lại tự mình cải tiến nỏ liên châu, xem xét việc xử tội từ hai mươi roi trở lên. Hiển nhiên Gia Cát Lượng lợi dụng công việc không tiêu phí đầu óc này để tiêu hao thời gian, giải tỏa áp lực tâm lý.
Tháng 3, Hoàng đế cuối cùng của nhà Hán cùng tuổi với Gia Cát Lượng là Hán Hiến đế, sau 12 năm bị bãi truất ngã bệnh mất ở Hứa Xương, lúc năm mươi tư tuổi, kết thúc cuộc đời chính trị nhiều gập ghềnh của ông ta.
Ngụy Minh đế Tào Tuấn lệnh cho Tư Mã Ý cố thủ trận địa, tránh mũi nhọn tấn công của địch, để đại quân Thục Hán tiến thóai lưỡng nan, chỉ cần họ rơi vào tình huống không đủ lương thực thì có thể dễ dàng đánh bại được.
Chiến lược kiên trì phòng thủ đã trở thành công thức trung tâm quyết sách của Tào Ngụy. Dẫu Gia Cát Lượng khiêu khích, dẫn dụ, giả vờ ra sao, Tư Mã Ý thảy đều không để ý, đối với sự tấn công của quân Thục, đều lấy mưu để đối phó, các binh sĩ một bước cũng không rời khỏi doanh trại, lại khiến lại cho Gia Cát Lượng thực sự bó tay không có kế sách gì.
Vào thời gian này ông ta viết một bức thư gửi cho anh cả Gia Cát Cẩn bày tỏ: Cháu Gia Cát Chiêm năm nay tám tuổi, thông minh lại đáng yêu chỉ hơi ngại sớm chín chắn một chút, sợ sau này không có khí chất lớn.
Trong “Gia Cát Lượng tập”. Thấy ở hai thiên “Giới Tử Thư” có nói đến đạo cầu học, mà cũng nói đến phải tiết kiệm chè rượu khi tiếp khách. Nghĩ rằng đây là viết cho con nuôi Gia Cát Kiều (là con thứ của Gia Cát cẩn, được Gia Cát Lượng nhận làm con nuôi đã tử trận trong chiến dịch Nhai Đình), nếu không với người con trai mới tám tuổi mà giáo huấn như thế thì có nghĩa gì?
Chẳng qua, sách lược đồn điền của Gia Cát Lượng làm được khá thành công bởi là ông ta điều hành quân sĩ nghiêm minh, những binh sĩ làm đồn điền với dân trong vùng rất hòa hợp.
Tam quốc chí có chép: “Trăm họ yên ổn, quân không tư riêng vậy”. Lại thêm có sự chuẩn bị từ trước, tạm thời việc cung ứng lương thực của quân Thục Hán tựa hồ chưa có vấn đề gì.
Tư Mã Ý cố thủ ở trong doanh trại, cũng nghĩ không ra biện pháp đối phó gì đành yêu cầu hậu phương chi viện nhiều hơn nữa để tiếp tục cố thủ lâu dài. Chiến tuyến phía tây không có giao tranh, song chiến tuyến phía đông lại bắt đầu náo nhiệt.
3. Tôn Quyền xuất chiêu không đâu.
Khoảng tháng 5, Tôn Quyền tự mình dẫn mười vạn đại quân đánh vào vị trí quân sự Hợp Phì ở phía đông Tào Ngụy. Đồng thời, Gia Cát Cẩn và Lục Tốn cũng tiến quân vào Giang Hạ, kéo ra Miện Khẩu, chuẩn bị tiến đánh Tương Dương.
Ngoài ra Tôn Chiếu, Trương Thừa cũng đem một số binh mã bày trận ở Quảng Lăng, Hoài Âm suốt một dải dài.
Thục Ngô cùng bắc phạt, chính quyền Tào Ngụy gặp phải áp lực chưa từng có. Người thay thế Tư Mã Ý chỉ huy chiến tuyến phía đông của Tào Ngụy là lão tướng Mãn Sủng có kinh nghiệm tác chiến phong phú, văn võ toàn tài.
Mãn Sủng thời Tào Tháo đã được trọng dụng, lại có năng lực tác chiến độc lập chỉ huy mấy năm vừa rồi đại quân nước Ngụy phần lớn đến Quan Trung để đối phó với những cuộc bắc phạt liên tục của Gia Cát Lượng, đến nỗi quân lực Mãn Sủng có thế sử rất rộng, một thời gian cũng cảm thấy rất đỗi đau đầu.
Trải qua đánh giá cẩn thận Mãn Sủng quyết định chọn sách lược kiên trì phòng thủ, ông ta hạ lệnh tướng trấn thủ các nơi đóng cửa thành, tự mình dẫn đại quân chủ lực, chuẩn bị nghênh chiến với đội quân bắc chinh của Tôn Quyền, mặt khác thì xin Tào Tuấn chi viện thêm.
Xem xét kĩ chiến cục, Tào Tuấn quyết định ngự giá thân chinh đối kháng với Tôn Quyền.
Tháng 7, chiêu mộ đội cảm tử, Mãn Sủng đột kích đại bản doanh của Tôn Quyền; người cháu của Tôn Quyền là Tôn Thái bị tử trận, quân Ngô bị vấp ngã nghiêm trọng, lại thêm khí trời nóng bức, quân Ngô phần lớn nhiễm dịch bệnh, lại nghe nói Tào Tuấn tự mình dẫn ba mươi vạn đại quân, đã tiến sát mấy trăm dặm, Tôn Quyền vội lo lắng nếu giao chiến ác liệt thì quân đội của mình bất lợi phải khẩn cấp hạ lệnh rút quân.
Tôn Chiếu bố trí ở Hoài m, cũng bởi Tôn Quyền đã rút quân mất đi bình phong che chở, cũng rút về Trường Giang.
Lục Tốn đang ở chiến tuyến Kinh Châu nghe tin, lập tức phái tướng thân tín là Hàn Biểu đến gặp Tôn Quyền xin chỉ thị tác chiến, không may Hàn Biểu giữa đường bị quân thám báo của Tào Ngụy bắt sống.
Gia Cát Cẩn đang ở tiền tuyến nghe được tin này, rất đỗi hoang mang, lập tức phái người đến thông báo với Lục Tốn: “Đại quân của chúa thượng đã rút về Giang Nam quân giặc lại bắt được Hàn Biểu, khó khăn trước mắt của chúng ta rất nhiều, xem ra phải mau chóng rút quân vậy!”.
Lục Tốn thấy sứ giả đến cũng không nói năng hoặc trả lời gì, trái lại trước mặt sứ giả, còn bắt người đi trồng đậu, còn mình vẫn đánh cờ, bắn tên chẳng khẩn trương chút nào.
Sứ giả về báo lại với Gia Cát Cẩn, nghe nói vậy Gia Cát Cẩn không khỏi cảm thán rằng: “Bá Ngôn (tức Lục Tốn) vẫn có khí chất lớn, nhiều mưu lược, nghĩ rằng sớm đã có kế sách đối phó”, bèn tự mình đến thỉnh giáo Lục Tốn.
Lục Tốn bày tỏ: “Quân giặc biết Chúa thượng đã rút, lúc này chúng ta khá bất lợi, tiến lên thì chẳng thể được, rút lui thì có nguy cơ bị chặt đứt, nếu xử lý không thỏa đáng, có thể sẽ bị tan vỡ hoàn toàn. Bởi thế trước mắt quan trọng nhất là phải bình tĩnh dùng kỳ binh để ứng biến, mới có thể thóat được khó khăn. Nếu như bây giờ vội vã rút quân, quân giặc biết rõ có thể đã hoang mang, ắt sẽ ngăn chặn, như vậy chúng ta nhất định thất bại”.
Hai người bàn bạc bỏ thế thủ chuyển thế công ngay lúc ấy.
Gia Cát Cẩn phụ trách chỉ huy thủy quân, bày trận, vùng hiểm yếu sông Hán Thủy. Lục Tốn tự mình dẫn quân chủ lực tiến đánh thành Tương Dương phía bắc. Tướng giữ kinh bắc của Tào Ngụy vẫn sợ Lục Tốn, đem toàn quân mau chóng rút về giữ thành không dám ra đánh. Gia Cát Cẩn chỉ huy đội thuyền, xuôi theo hạ lưu sông Hán Thủy, Lục Tốn cũng dẫn quân lính rút theo đội thuyền. Do quân ngũ chỉnh tề như thế, quân Tào không dám đến gần, quân Lục Tốn sau khi thuận lợi hợp quân với Gia Cát Cẩn, mau chóng rút lui. Khi đến cửa Bạch Hà, Lục Tốn còn giả vờ lên bờ đi săn, lại ngầm phái bộ tướng tập kích vào Tân Thi ở phía bắc quận Giang Hạ, tiếp đến là An Long và Thạch Dương bắt giết hơn một nghìn quân Tào Ngụy, khiến cho hành động quân sự lần này của quân Đông Ngô không đến nỗi hoàn toàn thất bại, làm phấn chấn tinh thần binh sĩ không ít.
4. Gia Cát Lượng trêu ngươi, Tư Mã Ý nhẫn nhục.
Sau khi đại quân Đông Ngô rút lui, không ít đại thần luôn khuyên Tào Tuấn nhân cơ hội ngự giá thân chinh, đến Tràng An để động viên Tư Mã Ý, có thể giải tỏa được sự uy hiếp của Gia Cát Lượng.
Tào Tuấn cười mà rằng: “Tôn Quyền đã rút chạy, tin rằng Gia Cát Lượng cũng đã kinh hãi, đại quân của Tư Mã Ý đủ đối phó với họ, nói chung chẳng cần ta phải lo lắng”.
Đấy chỉ là để động viên quân đội của mình, Tào Tuấn lo lắng vẫn là nếu mình rút quân, Tôn Quyền lại sẽ bắc chinh bởi thế không gì bằng cứ ở phía Đông Ngô để Tư Mã Ý một mình ngăn cản Gia Cát Lượng, ông ta tin rằng chỉ cần Tư Mã Ý giao chiến, Gia Cát Lượng sẽ chẳng có được biện pháp gì.
Đương nhiên, kế hoạch bắc phạt của Gia Cát Lượng, vẫn không ỷ lại vào sự giúp đỡ của Đông Ngô, Tôn Quyền rút quân, cũng không ảnh hưởng đến ông ta nhiều lắm.
Để Gia Cát Lượng đau đầu nhất vẫn là sách lược không đáp ứng của Tư Mã Ý. Từ tháng tư sang tháng năm ở gò Ngũ Trượng đã gần trăm ngày, Gia Cát Lượng không ngừng hạ chiếu thư tiến hành khiêu chiến, song Tư Mã Ý đều treo “miễn chiến bài”. Gia Cát Lượng bất đắc dĩ đành phải cho làm đồn điền với quy mô lớn, chuẩn bị thanh tóan Tư Mã Ý đến cùng.
Tháng 7, Gia Cát Lượng vẫn chưa có được biện pháp gì, tự mình bày ra trò chơi trong lúc nhàn rỗi, ngồi lên một chiếc xe gỗ màu trắng, lại cho các tiểu đồng hộ vệ, mặc áo trắng, đội khăn quấn, tay cầm quạt lông trắng, chỉ huy ở trước trận, như là hoàn toàn không võ trang gì, nhìn vài chục vạn quân Tào như chẳng có, cố ý chọc tức các tướng sĩ Tào Ngụy. Đây cũng là hình tượng cố định trong kinh kịch và tiểu thuyết về Gia Cát Lượng. Bình thường Gia Cát Lượng không hoàn toàn chẳng mang võ bị như vậy, chỉ là bởi dẫn dụ Tư Mã Ý ra giao chiến, cố ý ăn mặc thường phục như thế mà thôi.
Tuy tướng sĩ Tào Ngụy rất có phản ứng, song sau khi Trương Cáp chết, Tư Mã Ý đã có thể hoàn toàn không chế động tĩnh của quân sĩ, bởi thế ông nghiêm cấm tất cả quân sĩ có bất cứ hành động gì.
Thời gian này, về tình hình sức khoẻ của Gia Cát Lượng, có thể đã phát sinh biến hóa nghiêm trọng, bởi thế ông mất đi sự bình tĩnh thường ngày trở nên vội vàng.
Tư Mã Ý mau chóng phát hiện được hiện tượng này trước trang phục bề ngoài và hành động trêu chọc của Gia Cát Lượng, ông ta không khỏi cảm thán rằng: “Gia Cát Lượng đích xác là danh sĩ vô địch ở đời vậy!”.
Xuất chiêu lần này không giải quyết được gì, Gia Cát Lượng nóng nảy hơn, ông vội cho người đưa một bộ trang phục nữ cho Tư Mã Ý, nhạo báng ông nhút nhát như là phụ nữ, chẳng có can đảm gì, Tư Mã Ý tuy có vẻ không tức giận gì, song đích xác đã không dễ ngăn cản được áp lực của bộ tướng muốn được giao chiến. Để vỗ yên tinh thần binh sĩ, Tư Mã Ý triệu tập hội nghị quân sự nói: “Hoàng thượng trước lúc về Lạc Dương, từng hạ chỉ yêu cầu chúng ta kiên trì cố thủ, nay mọi người đều cho rằng cần phải giao chiến, vậy chúng ta phải tức thì xin hoàng thượng phê chuẩn!”.
Thế rồi ông ta kể rõ tình hình Gia Cát Lượng khiêu khích hạ nhục, dâng tấu biểu lên Tào Tuấn, để biểu thị sự bực tức của các tướng sĩ, phải chăng có thể cho giao chiến, để hợp với lòng mong mỏi của mọi người.
Các tướng sĩ Tào Ngụy nóng vội cầu chiến tạm thời đành phải chờ đợi chỉ thị của Tào Tuấn.
Tào Tuấn tự hiểu rõ ý tứ của Tư Mã Ý, ông ta lập tức phái Vệ uý Tân Tỷ làm Tham mưu quân sự, mang lệnh đến tiền tuyến úy lạo tướng sĩ. Tin tức Tân Tỷ đến tiền tuyến chỉ về quyết sách giao chiến cũng bị thám mã của Thục Hán biết được.
Tham mưu Khương Duy nói với Gia Cát Lượng: “Tân Tỷ mang lệnh đến, xem ra Tư Mã Ý phải chăng sẽ không đánh vậy”.
Gia Cát Lượng cũng than thở rằng: “Đích xác như thế, Tư Mã Ý nói chung không muốn đánh, ông ta sở dĩ dâng biểu xin chỉ thị, chẳng qua là đối phó với thuộc hạ nóng nảy cầu chiến mà thôi, binh pháp có câu “Tướng ở ngoài biên, lệnh vua có chỗ không theo”. Nếu như ông ta có ý quyết một trận thư hùng với chúng ta, đâu cần phải đi nghìn dặm xin chỉ thị của hoàng đế nhỉ, chẳng phải là làm nhầm lẫn quân cơ ư?”
Gia Cát Lượng phái sứ giả đến thăm Tư Mã Ý, hỏi han cảm tưởng khi nhận được bộ trang phụ phụ nữ ra sao. Lúc này Tư Mã Ý đã hoàn toàn bình tĩnh lại, ông ta phán đóan sức khoẻ của Gia Cát Lượng đã có vấn đề, bởi thế chính thức thản nhiên tiếp kiến sứ giả Thục Hán đến để trêu tức. Ông ta né tránh không nói đến việc quân sự nhùng nhằng, mà chuyện trò bình thường với sứ giả khá thân thiết.
Tư Mã Ý nói: “Thừa tướng Gia Cát Lượng gần đây khá tốt, ông ta thực sự là người rất hiểu biết, và có chừng mực”. Do không khí nhàn đàm khá hòa hợp, sứ giả không ngờ gì đã để lộ ra tình hình sức khoẻ của Gia Cát Lượng:
“Phải đấy! Thừa tướng Gia Cát Lượng làm việc rất vất vả, dậy sớm thức khuya, việc xử án phạt hai mươi gậy trở lên đều tự mình xét hỏi cẩn thận, mà khẩu vị mỗi ngày mỗi kém, có khi suốt mấy ngày đều không ăn được cơm…”
Sau khi sứ giả ra về, Tư Mã Ý lập tức triệu tập hội nghị sự, thận trọng nói: “Thời gian đối trận sẽ không lâu nữa, Gia Cát Khổng Minh ăn ít làm nhiều, không thể chống đỡ được lâu dài”. Ông hạ lệnh cho các quan chỉ huy quân đội, kiên trì phòng thủ trận địa của mình, tuyệt đối không được giao chiến, để đợi đến khi Gia Cát Lượng không thể không rút quân, lúc đó sẽ truy kích gấp.
5. Rơi rụng sao lớn, Thừa tướng về trời
Từ mùa xuân năm Kiến Hưng thứ 12, tình hình sức khoẻ của Gia Cát Lượng rõ ràng đã xấu đi. Mấy năm trước từ việc ông liên tục sinh được con gái mà xem sức khoẻ không thể kém đi, mà hai năm nay chẳng có giao tranh, Gia Cát Lượng lẽ ra cũng không đến nỗi phải cháy dạ suy nghĩ nhiều lắm.
Song đến cuối tháng 7, khi Gia Cát Lượng với quạt lông, khăn quấn xuất hiện ở tiền tuyến, tình hình sức khoẻ của ông đã xấu đi nhiều. Sách lược đưa y phục phụ nữ để nhạo báng đích xác là bởi suy nghĩ nóng nảy mà có cách làm thiếu thận trọng vậy.
Xem xét bệnh tình của Gia Cát Lượng, ông ta quá suy nghĩ, lo lắng mà thổ huyết, sự ăn uống sút kém, song không thấy ghi chép bị ho hắng, căn bệnh thực ra ở dạ dày. Gia Cát Lượng là người cao lớn vạm vỡ, cá tính lại bình tĩnh cẩn thận, vẫn chú trọng đến sức khoẻ, ví như có bệnh dạ dày cũng không mau chóng xấu đến như thế mới phải, bởi có thể ông ta mắc chứng ung thư dạ dày chăng?
Đầu tháng 7, ông viết một lá thư gửi cho Hậu chủ, bày tỏ sức khoẻ của mình không tốt, hi vọng Hậu chủ Lưu Thiện lưu tâm đến việc nước hơn nữa, tâm lý cần có sự chuẩn bị, hiển nhiên Gia Cát Lượng đã phán đóan được bệnh tình nghiêm trọng của mình, có lo lắng đến mệnh sống. Gia Cát Lượng rất có đầu óc khoa học, lại có nghiên cứu về sinh lý học, lại nữa sức khoẻ vẫn khá tốt, nếu như có bệnh dạ dày nói chung, lẽ ra không đến nỗi khiến ông phải lo lắng như thế, mà sức khoẻ cũng không đến nỗi xấu đi mau chóng như vậy. Hiển nhiên Gia Cát Lượng và các thầy thuốc quân sự của ông, đối với bệnh tình của ông ta đã hoàn toàn bó tay không có cách gì chữa nổi.
Đầu tháng 8, ông ta viết một bức thư mật dâng lên Hậu chủ Lưu Thiện bày tỏ: “Hạ thần nếu như xảy việc chẳng may, việc sau này có thể giao cho Tưởng Uyển”. Ông ta nói Tưởng Uyển có năng lực ổn định được Thục Hán, phục hưng nhà Hán, tiếp tục được công việc của mình, cũng hi vọng Lưu Thiện sớm có xếp đặt để tránh tạo thành sự hỗn loạn chính trị tạm thời, Lưu Thiện tiếp được bức mật thư này tự nhiên rất kinh hãi.
Ông ta lập tức phái Thượng thư Lý Phúc, ngày đêm phóng đến tiền tuyến gò Ngũ Trượng thăm hỏi bệnh tình của Gia Cát Lượng ra sao.
Gia Cát Lượng lúc này đã hoàn toàn không ngồi dậy được, ông ta nằm trên giường bệnh trao đổi hồi lâu những điều cơ mật với Lý Phúc, lại dặn dò Lý Phúc, tự mình chịu sự ủy thác của Tiên đế, trước mắt sự nghiệp bắc phạt chưa thành công, là bởi thiên mệnh không thể không chia lìa, hi vọng đại thần triều đình vẫn một lòng như cũ, tận tâm phụ tá vương nghiệp, kế tục hoàn thành sự nghiệp mà rốt cục mình chưa hoàn thành được. Lại yêu cầu Lý Phúc chuyền đến Hậu chủ rằng, sau khi ông ta mất không cần đưa về Thành Đô chôn cất, cứ trực tiếp an táng ở núi Định Quân tại tiền tuyến là được, để tượng trưng chí hướng da ngựa bọc thây chết ở sa trường. Lý Phúc thảy đều ghi nhớ lời di chúc của Gia Cát Lượng, liền mau chóng trở về Thành Đô báo cáo lại với Hậu chủ.
Tiếp đó Gia Cát Lượng triệu tập hội nghị tham mưu trận địa, những người tham gia Trưởng sử Dương Nghi, Tư Mã Phí Vỹ và Hậu quân Khương Duy. Chẳng có các tướng lĩnh quân đoàn tham dự, hiển nhiên Gia Cát Lượng vẫn không muốn để đại quân Thục Hán đang bố trí ở gò Ngũ Trượng biết được mệnh sống của mình chỉ còn sớm tối. Từ hành động sau này của Dương Nghi, Phí Vỹ, Khương Duy mà xem, hội nghị lần này bàn đến việc rút quân sao cho thực thuận lợi.
Mấy ngày sau, Lý Phúc lại vội vã quay lại, ông ta khi chạy vào doanh trại thấy Gia Cát Lượng đã hôn mê không tỉnh lại được, không khỏi đau đớn khóc rằng: “Chỉ đến chậm có một bước mà ta làm hỏng đại sự quốc gia”.
Như là một kỳ tích ở đời, có thể Gia Cát Lượng vẫn còn chưa đi xa chợt nghe thấy tiếng khóc của Lý Phúc lại hồi quang phản chiếu mà chợt tỉnh lại. Ông ta nhìn thấy Lý Phúc, đã nói ngay rằng: “Ta biết việc ông cần hỏi, người có thể lập tức kế thừa công việc của ta là Công Đàm (chỉ Tưởng Uyển)”.
Lý Phúc: “Công Đàm sau khi trăm tuổi thì có ai kế thừa được?
Gia Cát Lượng: “Văn Vỹ có thể làm được (chỉ Phí Vỹ)”.
Lý Phúc: “Sau Phí Vỹ đến ai?”
Gia Cát Lượng mặc nhiên không đáp, mọi người đều chạy đến thì đã lạnh hẳn rồi.
Cuối tháng 8 năm Kiến Hưng thứ 12, Gia Cát Lượng người hào kiệt bậc nhất của Thục Hán đã ngã bệnh mà mất ở gò Ngũ Trượng trong doanh trại tiền tuyến lúc năm mươi tư tuổi; kể từ khi ông ta ra khỏi lều cỏ Long Trung đến giờ đã trải qua hai mươi bảy năm; ở chức vụ Thừa tướng Thục Hán cũng đã được mười bốn năm.
Cuốn “Tấn Dương thu” của Tôn Thịnh đời Đông Tấn có chép: “Truyền thuyết kể rằng vào hôm Gia Cát Khổng Minh từ trần, ở trên khoảng trời phía bắc, có một ngôi sao đỏ rất lớn, từ phía đông bắc theo hướng tây nam chợt loé sáng rồi tắt đi…”.
Gia Cát Lượng đột ngột mất đi, trời đất cũng cảm thấy buồn rầu bởi chí hướng cuối cùng chưa hoàn thành vậy! Thánh thơ Đỗ Phủ đời Đường, sau này khi đến thăm đền thờ Gia Cát Khổng Minh đã viết bài thơ “Thừa tướng đất Thục” nổi tiếng nghìn năm.
Miếu thờ Thừa tướng là đây
Cẩm thành rừng bách phủ đầy trước sau
Nắng xuân cỏ biếc một màu
Tiếng oanh trong lá tỏa vào không gian
Ba lần cầu kiến cao nhân
Hai triều đã tỏ lão thần tận tâm
Kỳ Sơn giữa trận từ trần
Khách anh hùng để tần ngần lệ rơi.
Đền thờ Thừa tướng Gia Cát Lượng ở đâu nhỉ? Ở ngoài Thành Đô có Cẩm Quan Thành là nơi rừng bách rậm rạp, cỏ non xanh rờn mọc đầy những bệ thềm trước nhà, tràn đầy một sức sống mãnh liệt. Trong tán rợp của những cây bách thường tỏa ra những tiếng hót thánh thót của chim hoàng oanh.
Lại nghĩ đến năm xưa Tiên chủ Lưu Bị ba lần tìm đến thăm lều cỏ Long Trung, gắng hỏi han kế sách lớn thu lấy thiên hạ, cảm kích trước ân nghĩa, Gia Cát Lượng đã dấn thân tận tụy, suốt đời bày tỏ lòng trung thành với hai triều đại họ Lưu, dốc hết tấm lòng của kẻ lão thần. Chinh phạt Tào Ngụy, sớm phục hưng nhà Hán, hành động quân sự đó tuy chưa hoàn thành, Gia Cát Lượng thân làm chủ tướng lại ngã bệnh mất ở giữa doanh trại, nghe đến sự tích như vậy, mãi khiến những khách anh hùng hậu thế phải cảm động mà rơi lệ vậy.