9. Kết giao với danh sĩ, chẳng nhằm ở danh vọng.
Vùng Kinh Tương vẫn là căn cứ địa của phái Thanh Lưu, gồm có sáu gia tộc lớn. Đó là các họ Bàng, Hoàng, Khóai, Sái, Tập. Thứ sử Kinh Châu Lưu Biểu có vị trí rất cao trong phái Thanh Lưu, nổi danh là một người trong nhóm Bát tuấn, bởi vậy khi Kinh Châu bị rơi vào nhiễu loạn, Lưu Biểu là một viên quan của triều đình phái đến, được sự giúp đỡ của hai nhà Khóai, Sái, nhờ mưu lược của anh em Khóai Việt, Kinh Tương mới được yên định.
Khóai Việt cùng Sái Mạo của họ Sái, đều là những trụ cột của Lưu Biểu, Lưu Biểu còn có một người vợ lẽ là em gái Sái Mạo, hai họ có quan hệ thân thích mật thiết.
Song sự giúp đỡ của hai họ Khóai – Sái càng làm cho Lưu Biểu chỉ chú trọng ở hư danh, đúng như Từ Thứ đã nói, chẳng trọng dụng người hiền lại chẳng trừ khử kẻ xấu bởi vậy các danh sĩ trong vùng, vẫn đối với Lưu Biểu bằng thái độ “kính nhi viễn chi”, không hợp tác. Song Lưu Biểu cũng chẳng biết làm gì đối với họ.
Trong số sáu nhà ấy, họ Bàng có lực lượng rất lớn, lãnh tụ của họ Bàng là Bàng Đức Công đã cho Gia Cát Lượng hai chữ Ngọa Long. Bàng Đức Công là người khảng khái trọng nghĩa khí, giao du rộng rãi, học vấn uyên bác. Lưu Biểu đã mấy lần mời ông ta ra làm việc, đều bị từ chối khéo. Sách “Hậu Hán thư” có chép về việc ấy:
“Có một hôm, Lưu Biểu đích thân đến thăm Bàng Đức Công bảo rằng: “Tiên sinh không chịu ra làm quan sau này để lại gì cho con cháu nhỉ?” Bàng Đức Công mỉm cười mà rằng: “Tôi với người ta bất động, người ta chỉ đem lại sự nguy hiểm cho con cháu “bạn với vua như bạn với hổ”, còn tôi để lại cho chúng nó sự an toàn “một mình giữ thiện”.”
Gia Cát Lượng khi mới đến ở Long Trung đã rất kính trọng Bàng Đức Công. Nghe nói khi mới tám tuổi, Gia Cát Lượng đã chủ động đến bái kiến Bàng Đức Công, được nhận làm tiểu đồ đệ, thường cúi chào cung kính, tỏ ra rất lễ phép. Bàng Đức Công thấy chú bé sớm hiểu lễ phép, cho chú bé đến thư viện riêng xem sách, lại còn chỉ vẽ cho phải làm những gì. Song không lâu Bàng Đức Công vốn là người giỏi xem tướng, thấy ở Gia Cát Lượng có những mặt khác thường, lại có chiếu cố đặc biệt, ông ta rất hi vọng ở tài năng của Gia Cát Lượng, xem việc Gia Cát Lượng ở Long Trung gọi đó là Ngọa Long (con rồng nằm), thấy trước một kẻ tuấn kiệt nay mai, cũng như con rồng nằm ở trong đầm lớn, chỉ đợi có cơ hội tất sẽ bay lên trời cao, thực hiện những việc lớn lao. Danh hiệu này được Bàng Đức Công trao cho đã khiến chàng thanh niên Gia Cát Lượng chỉ sau một đêm trở thành một danh nhân ở đất Kinh Tương. Được sự sắp xếp của Bàng Đức Công người chị gái của Gia Cát Lượng đã lấy một người con của họ Bàng là Bàng Sơn Dân; một người giàu có ở đất Kinh Tương, lại làm thông gia với một nhà cô nhi ngoại địa đã làm chấn động những kẻ sĩ ở Kinh Tương, đây cũng là một biểu thị thiện cảm mà họ Bàng dành cho Gia Cát Lượng.
Người cháu của Bàng Đức Công là Bàng Thống (tên chữ là Sĩ Nguyên) hơn Gia Cát Lượng ba tuổi, dáng vẻ cao lớn mà thuần phác song rất có tài hoa, ngoài những kẻ sĩ Kinh Tương, biết ông ta là người họ Bàng mà tỏ ra rất coi trọng, rất ít người hiểu rõ năng lực của Bàng Thống. Chỉ có Tư Mã Huy do thường vẫn nói chuyện với anh ta, biết rõ tài hoa phi phàm của Bàng Thống, khen ông ta là người nổi trội ở Kinh Tương, gọi là “Phượng Sồ”.
Gia Cát Lượng với Bàng Thống vẫn thường gặp nhau song Gia Cát Lượng cẩn thận có lễ, mà Bàng Thống thì xốc nổi thô lỗ cá tính tương phản, lại thêm Gia Cát Lượng vẫn thường ở gần với lão gia, nên Bàng Thống tuy cùng lứa tuổi, song cũng không thân thiết cho lắm.
Người em trai của Bàng Thống là Bàng Lâm, lấy em gái của Tập Trinh, một phần tử chủ yếu của họ Tập ở phía nam thành Tương Dương, họ Tập vẫn được gọi là gia tộc giàu có, nổi tiếng trong vùng, người vùng ấy rất nể Tập Trinh. Bùi Tùng Chi khi chú giải “Tam Quốc chí” có chép rằng “Tập Trinh là ngươi phong lưu khéo ăn nói, cũng nổi tiếng như Bàng Thống, ở gần Mã Lương. Khá thấy Tập Trinh cũng được xem trọng, Gia Cát Lượng qua mối quan hệ họ Bàng, nên cũng qua lại thân mật với Tập Trinh”.
Họ Mã ở Nghi Thành cách không xa Tương Dương. Mã Lương là một người trẻ tuổi nổi tiếng một thời, sau này Mã Tắc được Gia Cát Lượng yêu mến, chính là anh em với Mã Lương song Mã Tắc là em, kém Mã Lương nhiều tuổi. Trong thư Mã Lương viết cho Gia Cát Lượng có gọi là Tôn Huynh, giữa hai người có mối quan hệ thân thiết, sau này khi Lưu Bị xây dựng chính quyền ở Kinh Châu, họ Mã là một lực lượng giúp đỡ rất lớn. Bàng Thống, Bàng Lâm, Mã Tắc, Tập Trinh đều là những nhân vật trọng yếu trong chính quyền Thục Hán, đối với sự phát triển chính trị của Thục Hán có ảnh hưởng rất lớn. Ngoài ra, có một thế lực đáng kể gần như họ Bàng là họ Hoàng ở Miện Nam. Đứng đầu họ Hoàng là Hoàng Thừa Ngạn, ông ta là anh rể của Sái Mạo bởi vậy cũng có quan hệ thân thích với Lưu Biểu, ông ta cũng giống như Bàng Đức Công đều không chịu ra làm quan với Lưu Biểu mà chỉ giữ địa vị đáng kể trong nhà. Song Hoàng Thừa Ngạn cũng rất thích chàng thanh niên Gia Cát Lượng, có một hôm ông trực tiếp đến lều cỏ của Gia Cát Lượng nói rằng: “Ta có một người con gái, nó không được sáng sủa cho lắm hơn nữa lại còn có chút lập dị, tóc thì vàng, da thì đen, tuy dáng vẻ không đẹp, song cũng có tài, có phẩm hạnh, ta muốn gả nó cho anh, chẳng biết anh có đồng ý không?”. Chẳng ngờ Gia Cát Lượng tỏ ý vui mừng, đến như Hoàng Thừa Ngạn cũng thấy bất ngờ. Bởi Gia Cát Lượng cao lớn tuấn tú, có tài năng tuy cá tính cao ngạo, kết giao bạn hữu không nhiều, song lại được không ít bậc đàn anh phụ lão chú ý đến, không ít bậc cha mẹ ở Kinh Tương xem anh ta là chàng rể lý tưởng. Thấy Gia Cát Lượng có vẻ không vội vàng với việc thành hôn, mọi người cho rằng anh ta nhất định có con mắt kén chọn đã không dám tùy tiện nhận anh ta làm rể. Song ai cũng không ngờ được rằng anh chàng Gia Cát Lượng thân cao tám thước dung mạo uy nghi, lại xem con gái của Hoàng Thừa Ngạn là hơn cả. Bởi sử liệu đối với trạng thái tâm lý chọn lựa ngẫu nhiên này của Gia Cát Lượng, cũng không ghi chép rõ, chúng tôi cũng không dám đóan mò, song ở Nhật Bản dưới thời chiến quốc cũng có một người cao lớn tuấn kiệt rất mực tài hoa, tên là Điền Hạnh củng khước từ những cô gái đẹp trong gia đình quyền quý mà lấy con gái của một người mắc bệnh hủi làm vợ. Người hủi ấy là Đại Cốc quân sư, có nói với anh ta rằng: “Ví như con gái ta, mang mầm bệnh của ta, bệnh phong sẽ phát ra làm hủy hoại cả mắt mũi, anh còn cần đến nó nữa không?”
Điền Hạnh trịnh trọng đáp rằng: “Thân làm võ tướng nếu như khi tác chiến tôi có bị mất tay mất chân hoặc bị trọng thương, hẳn con gái ông không thể không thừa nhận tôi là người chồng”.
Rõ ràng rằng đối với một người có trí tuệ lớn lao, rất lý tính, khả dĩ thấu thị bản chất của sự vật thì nhân tố đẹp của cảm tính, đối với anh ta không phải là quan trọng. Tài hoa, cá tính và sự chân thực, mới là cái mà anh ta để ý. Gia Cát Lượng có nhân quan lựa chọn tương đồng với Điền Hạnh chăng, song người đương thời đối với việc Gia Cát Lượng kết hôn với con gái Hoàng Thừa Ngạn không có cách gì lý giải được, Bùi Tùng Chi khi chú giải Tam Quốc Chí có viết: “Chớ làm như Khổng Minh chọn vợ, chỉ được người con gái xấu xí của Hoàng Thừa Ngạn mà thôi”, ý tứ câu nói đó là Khổng Minh với nhiều điều kiện đến như vậy, lại chỉ chọn một người vợ xấu thực rất không đáng học tập.
Cũng không ít kẻ hiếu sự, thậm chí cho rằng Gia Cát Lượng muốn dựa vào Hoàng Thừa Ngạn kết giao danh sĩ để sự nghiệp của mình có kẻ giúp đỡ mới chọn hạ sách ấy. Thực ra bình phẩm như vậy rất không công bằng. Bởi Gia Cát Lượng sớm có được sự ưu ái của Bàng Đức Công và Tư Mã Huy, có quan hệ tốt với nhiều danh sĩ, xét về căn bản chẳng cần phải nén lòng mà giao hảo với Hoàng Thừa Ngạn, hơn nữa nhìn vào tác phong cúc cung tận tụy của Gia Cát Lượng đối với Lưu Bị sau này, Gia Cát Lượng chẳng phải là người thích vụ lợi.
Thực ra Gia Cát Lượng sau khi kết hôn, đối với người vợ của mình trước sau vẫn nể vì như khách, sau này đã làm đến tể tướng ông cũng không lấy thêm vợ lẽ. Mà họ Hoàng kể từ khi về với Gia Cát Lượng mọi việc trong nhà đều cư xử hợp lý, khiến Gia Cát Lượng không phải lo lắng gì về phía hậu phương, chuyên chú khuếch triển học vấn và sự nghiệp thực là một người vợ đảm đang để ông có thể hoàn toàn yên tâm.
Cuốn “Chuyện kể về Gia Cát Lượng” có dẫn lời của Phạm Thành Đại như sau: “Bởi Gia Cát Lượng lúc đó đã nổi tiếng ở đất Kinh Tương, trong nhà thường có rất nhiều khách khứa để khỏan đãi những người khách ấy, Hoàng phu nhân phải sáng chế ra một cỗ máy xay, đã giảm được thời gian lại giảm cả sức lực, hiệu quả rất cao đến cả Gia Cát Lượng cũng cảm thấy kinh ngạc đặc biệt còn bái phục vợ làm thầy, học tập nguyên lý chế tạo máy móc từ gỗ, nghe nói những trâu gỗ, ngựa máy mà Gia Cát Lượng phát minh sau này đều đã được Hoàng phu nhân sáng chế. Tài năng hơn người của Hoàng phu nhân có thể là nguyên nhân chủ yếu để Gia Cát Lượng xem trọng.”
Tương Dương là trung tâm kinh tế chính trị của đất nước Kinh Châu, giao thông thủy bộ đều rất phát triển, hơn nữa lại tập trung nhiều người tài giỏi, các phương tiện cũng nhờ đó mà rất dồi dào. Gia Cát Lượng trong thời kỳ ở Long Trung, vẫn cùng với em trai là Gia Cát Quân tự cày ruộng, song những lúc nông nhàn ông ta thường bái yết các vị phụ lão nổi tiếng tứ xứ quanh đó. Ngoài việc hấp thu được học thức cũng sưu tầm và phân tích tình hình phát triển của đại cục thiên hạ, hơn nữa đối với binh pháp Tôn Tử, ông cũng đã cảm thụ được sâu xa, sau này những phân tích rõ ràng và có tầm nhìn xa trong “Long Trung Sách” là kết quả nỗ lực của thời gian này. Nhà sách lược trẻ tuổi đó trải qua luyện rèn mười năm, đối với sự quan sát, phân tích và thấu thị thời cục, đã thấy trước không ít điều tâm đắc sẽ lộ rõ.
Song, qua tiếp xúc trong thời gian ở Long Trung, Gia Cát Lượng đã nhận rõ ý thức của phái Thanh Lưu. Trong Xuất Sư Biểu có câu: “Hán tặc gồm mấy kẻ…”. Tuy có thể coi người cháu là Gia Cát Khác làm ra song nghĩ rằng đó cũng là lời nói thường ngày của Gia Cát Lượng đã ảnh hưởng đến người cháu. Nhìn bao quát phương châm chính trị của Gia Cát Lượng, không dời đổi chiến lược liên Ngô chê Tào. Dẫu Gia Cát Lượng là nhà chính trị thực tiễn xem trọng tình thế khách quan song ông suốt đời vẫn xem Tào Ngụy là đối địch. Một đời không tiếc cúc cung tận tụy, dẫn đến bi kịch Kỳ Sơn giữa trận từ trần, với một cố gắng xoay chuyển lớn nhường ấy, để thỏa nguyện phục hưng nhà Hán, rõ ràng đã ảnh hưởng bỏi quan niệm chính trị của phái Thanh Lưu.
Năm thứ 12 Kiến An đời Hiến Đế, Gia Cát Lượng hai mươi bảy tuổi, bắt đầu cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của Lưu Bị, một người có quan hệ huyết thống với Hoàng Tộc, dấn thân vào con đường không ít truân chuyên.
Lời bình của Trần Văn Đức
Cuốn sách “Lục Thao” là sách binh pháp truyền thống của Trung Quốc, tương truyền do ông Lã Vọng làm ra song phân tích nội dung, thấy đó là tác phẩm thời Ngụy, Tấn nam bắc triều. Tuy là tác phẩm viết ra sau này, song vẫn đại biểu cho tư tưởng quân sự lúc đó. Ở đây vẫn tìm thấy nhiều ý nghĩa. Nghe nói những nhà tư tưởng thời Duy Tân của Nhật Bản lại thích “Lục Thao” hơn cả binh pháp Tôn Tử, giàu có triết lý và trí tuệ đông phương.
Trương Văn Thao trong cuốn “Lục Thao” có một đoạn bàn về phương pháp nhận biết tài năng, có nhiều điểm gợi mở, rất đáng để chúng ta tham khảo.
Có một hôm, Chu Văn Vương hỏi Thái Công Vọng rằng: “Quân Vương đều phải nỗ lực để tìm hiền tài song ít có được người như vậy, trái lại còn làm hỗn loạn thế cục, thậm chí còn dẫn quốc gia đến chỗ suy vong như vậy là cớ làm sao?” Thái Công đáp rằng: “Đấy là bởi muốn tìm người tài song lại dùng nhầm người chẳng tài, thậm chí hữu danh mà vô thực”.
Văn Vương nói: “Thế nào là dùng không đúng người tài?”
Thái Công nói: “Đấy là bởi chúa công chỉ chú trọng ở danh tiếng mà không thấy người có tài thực”.
Văn Vương nói: “Nguyên nhân là ở đâu?”
Thái Công nói: “Đã là bậc quân vương, thường thích nghe ý kiến của một bọn người, họ đều cung phụng nhận mình là tài, không ai dám phê bình họ cho nên người khéo kết bè đảng, lắm bằng hữu, thường dễ được sử dụng, người có chủ kiến, không cùng bè đảng, trái lại thường bị bỏ quên; bọn gian nịnh kết đảng như vậy lôi kéo nhau lên làm trở ngại con đường tiến thân của những người tài thực sự, đến như trung thần vô tội mà bị sát hại, gian thần hư danh mà được chức tước, cho nên tuy có nỗ lực tìm kiếm nhân tài song chính trị vẫn hỗn loạn, quốc gia vẫn không thóat khỏi suy vong.”
Gia Cát Lượng là một “thiên tài” không dễ biết đến, “Tam Quốc Chí” cũng ghi: “’Người đương thời chưa biết đến vậy”. Có thể thấy Gia Cát Lượng không chú trọng hư danh. Ngoài danh sĩ chân chính rất ít người thực sự hiểu rõ chân tài thực học của ông. Lưu Biểu là người phái “Bát tuấn”, rất nổi tiếng, thường lấy lễ mà đãi những người cũng nổi tiếng như Bàng Đức Công, Tư Mã Huy lôi kéo họ ra làm quan. Khá tiếc Bàng Đức Công về căn bản lại vô tâm với quan trường, trái lại những người tài giỏi trẻ tuổi như Gia Cát Lượng và Bàng Thống tuy ở ngay trước mắt mà không nhìn ra, trách chi Từ Thức công khai phê bình ông ta rằng: “Người giỏi thì không dùng, người xấu thì không đuổi đi!”
Những nhà kinh doanh hiện đại cũng thường phạm phải sai lầm như vậy; lời nói của người tài tuy có thể ngang tai song nếu dựa vào người chẳng có thực tài, sẽ dẫn đến thất bại, tạo thành nguy cơ nghiêm trọng cho công ty, lúc ấy có hối cũng không kịp nữa.
TRẦN VĂN ĐỨC
9. Kết giao với danh sĩ, chẳng nhằm ở danh vọng.
Vùng Kinh Tương vẫn là căn cứ địa của phái Thanh Lưu, gồm có sáu gia tộc lớn. Đó là các họ Bàng, Hoàng, Khóai, Sái, Tập. Thứ sử Kinh Châu Lưu Biểu có vị trí rất cao trong phái Thanh Lưu, nổi danh là một người trong nhóm Bát tuấn, bởi vậy khi Kinh Châu bị rơi vào nhiễu loạn, Lưu Biểu là một viên quan của triều đình phái đến, được sự giúp đỡ của hai nhà Khóai, Sái, nhờ mưu lược của anh em Khóai Việt, Kinh Tương mới được yên định.
Khóai Việt cùng Sái Mạo của họ Sái, đều là những trụ cột của Lưu Biểu, Lưu Biểu còn có một người vợ lẽ là em gái Sái Mạo, hai họ có quan hệ thân thích mật thiết.
Song sự giúp đỡ của hai họ Khóai – Sái càng làm cho Lưu Biểu chỉ chú trọng ở hư danh, đúng như Từ Thứ đã nói, chẳng trọng dụng người hiền lại chẳng trừ khử kẻ xấu bởi vậy các danh sĩ trong vùng, vẫn đối với Lưu Biểu bằng thái độ “kính nhi viễn chi”, không hợp tác. Song Lưu Biểu cũng chẳng biết làm gì đối với họ.
Trong số sáu nhà ấy, họ Bàng có lực lượng rất lớn, lãnh tụ của họ Bàng là Bàng Đức Công đã cho Gia Cát Lượng hai chữ Ngọa Long. Bàng Đức Công là người khảng khái trọng nghĩa khí, giao du rộng rãi, học vấn uyên bác. Lưu Biểu đã mấy lần mời ông ta ra làm việc, đều bị từ chối khéo. Sách “Hậu Hán thư” có chép về việc ấy:
“Có một hôm, Lưu Biểu đích thân đến thăm Bàng Đức Công bảo rằng: “Tiên sinh không chịu ra làm quan sau này để lại gì cho con cháu nhỉ?” Bàng Đức Công mỉm cười mà rằng: “Tôi với người ta bất động, người ta chỉ đem lại sự nguy hiểm cho con cháu “bạn với vua như bạn với hổ”, còn tôi để lại cho chúng nó sự an toàn “một mình giữ thiện”.”
Gia Cát Lượng khi mới đến ở Long Trung đã rất kính trọng Bàng Đức Công. Nghe nói khi mới tám tuổi, Gia Cát Lượng đã chủ động đến bái kiến Bàng Đức Công, được nhận làm tiểu đồ đệ, thường cúi chào cung kính, tỏ ra rất lễ phép. Bàng Đức Công thấy chú bé sớm hiểu lễ phép, cho chú bé đến thư viện riêng xem sách, lại còn chỉ vẽ cho phải làm những gì. Song không lâu Bàng Đức Công vốn là người giỏi xem tướng, thấy ở Gia Cát Lượng có những mặt khác thường, lại có chiếu cố đặc biệt, ông ta rất hi vọng ở tài năng của Gia Cát Lượng, xem việc Gia Cát Lượng ở Long Trung gọi đó là Ngọa Long (con rồng nằm), thấy trước một kẻ tuấn kiệt nay mai, cũng như con rồng nằm ở trong đầm lớn, chỉ đợi có cơ hội tất sẽ bay lên trời cao, thực hiện những việc lớn lao. Danh hiệu này được Bàng Đức Công trao cho đã khiến chàng thanh niên Gia Cát Lượng chỉ sau một đêm trở thành một danh nhân ở đất Kinh Tương. Được sự sắp xếp của Bàng Đức Công người chị gái của Gia Cát Lượng đã lấy một người con của họ Bàng là Bàng Sơn Dân; một người giàu có ở đất Kinh Tương, lại làm thông gia với một nhà cô nhi ngoại địa đã làm chấn động những kẻ sĩ ở Kinh Tương, đây cũng là một biểu thị thiện cảm mà họ Bàng dành cho Gia Cát Lượng.
Người cháu của Bàng Đức Công là Bàng Thống (tên chữ là Sĩ Nguyên) hơn Gia Cát Lượng ba tuổi, dáng vẻ cao lớn mà thuần phác song rất có tài hoa, ngoài những kẻ sĩ Kinh Tương, biết ông ta là người họ Bàng mà tỏ ra rất coi trọng, rất ít người hiểu rõ năng lực của Bàng Thống. Chỉ có Tư Mã Huy do thường vẫn nói chuyện với anh ta, biết rõ tài hoa phi phàm của Bàng Thống, khen ông ta là người nổi trội ở Kinh Tương, gọi là “Phượng Sồ”.
Gia Cát Lượng với Bàng Thống vẫn thường gặp nhau song Gia Cát Lượng cẩn thận có lễ, mà Bàng Thống thì xốc nổi thô lỗ cá tính tương phản, lại thêm Gia Cát Lượng vẫn thường ở gần với lão gia, nên Bàng Thống tuy cùng lứa tuổi, song cũng không thân thiết cho lắm.
Người em trai của Bàng Thống là Bàng Lâm, lấy em gái của Tập Trinh, một phần tử chủ yếu của họ Tập ở phía nam thành Tương Dương, họ Tập vẫn được gọi là gia tộc giàu có, nổi tiếng trong vùng, người vùng ấy rất nể Tập Trinh. Bùi Tùng Chi khi chú giải “Tam Quốc chí” có chép rằng “Tập Trinh là ngươi phong lưu khéo ăn nói, cũng nổi tiếng như Bàng Thống, ở gần Mã Lương. Khá thấy Tập Trinh cũng được xem trọng, Gia Cát Lượng qua mối quan hệ họ Bàng, nên cũng qua lại thân mật với Tập Trinh”.
Họ Mã ở Nghi Thành cách không xa Tương Dương. Mã Lương là một người trẻ tuổi nổi tiếng một thời, sau này Mã Tắc được Gia Cát Lượng yêu mến, chính là anh em với Mã Lương song Mã Tắc là em, kém Mã Lương nhiều tuổi. Trong thư Mã Lương viết cho Gia Cát Lượng có gọi là Tôn Huynh, giữa hai người có mối quan hệ thân thiết, sau này khi Lưu Bị xây dựng chính quyền ở Kinh Châu, họ Mã là một lực lượng giúp đỡ rất lớn. Bàng Thống, Bàng Lâm, Mã Tắc, Tập Trinh đều là những nhân vật trọng yếu trong chính quyền Thục Hán, đối với sự phát triển chính trị của Thục Hán có ảnh hưởng rất lớn. Ngoài ra, có một thế lực đáng kể gần như họ Bàng là họ Hoàng ở Miện Nam. Đứng đầu họ Hoàng là Hoàng Thừa Ngạn, ông ta là anh rể của Sái Mạo bởi vậy cũng có quan hệ thân thích với Lưu Biểu, ông ta cũng giống như Bàng Đức Công đều không chịu ra làm quan với Lưu Biểu mà chỉ giữ địa vị đáng kể trong nhà. Song Hoàng Thừa Ngạn cũng rất thích chàng thanh niên Gia Cát Lượng, có một hôm ông trực tiếp đến lều cỏ của Gia Cát Lượng nói rằng: “Ta có một người con gái, nó không được sáng sủa cho lắm hơn nữa lại còn có chút lập dị, tóc thì vàng, da thì đen, tuy dáng vẻ không đẹp, song cũng có tài, có phẩm hạnh, ta muốn gả nó cho anh, chẳng biết anh có đồng ý không?”. Chẳng ngờ Gia Cát Lượng tỏ ý vui mừng, đến như Hoàng Thừa Ngạn cũng thấy bất ngờ. Bởi Gia Cát Lượng cao lớn tuấn tú, có tài năng tuy cá tính cao ngạo, kết giao bạn hữu không nhiều, song lại được không ít bậc đàn anh phụ lão chú ý đến, không ít bậc cha mẹ ở Kinh Tương xem anh ta là chàng rể lý tưởng. Thấy Gia Cát Lượng có vẻ không vội vàng với việc thành hôn, mọi người cho rằng anh ta nhất định có con mắt kén chọn đã không dám tùy tiện nhận anh ta làm rể. Song ai cũng không ngờ được rằng anh chàng Gia Cát Lượng thân cao tám thước dung mạo uy nghi, lại xem con gái của Hoàng Thừa Ngạn là hơn cả. Bởi sử liệu đối với trạng thái tâm lý chọn lựa ngẫu nhiên này của Gia Cát Lượng, cũng không ghi chép rõ, chúng tôi cũng không dám đóan mò, song ở Nhật Bản dưới thời chiến quốc cũng có một người cao lớn tuấn kiệt rất mực tài hoa, tên là Điền Hạnh củng khước từ những cô gái đẹp trong gia đình quyền quý mà lấy con gái của một người mắc bệnh hủi làm vợ. Người hủi ấy là Đại Cốc quân sư, có nói với anh ta rằng: “Ví như con gái ta, mang mầm bệnh của ta, bệnh phong sẽ phát ra làm hủy hoại cả mắt mũi, anh còn cần đến nó nữa không?”
Điền Hạnh trịnh trọng đáp rằng: “Thân làm võ tướng nếu như khi tác chiến tôi có bị mất tay mất chân hoặc bị trọng thương, hẳn con gái ông không thể không thừa nhận tôi là người chồng”.
Rõ ràng rằng đối với một người có trí tuệ lớn lao, rất lý tính, khả dĩ thấu thị bản chất của sự vật thì nhân tố đẹp của cảm tính, đối với anh ta không phải là quan trọng. Tài hoa, cá tính và sự chân thực, mới là cái mà anh ta để ý. Gia Cát Lượng có nhân quan lựa chọn tương đồng với Điền Hạnh chăng, song người đương thời đối với việc Gia Cát Lượng kết hôn với con gái Hoàng Thừa Ngạn không có cách gì lý giải được, Bùi Tùng Chi khi chú giải Tam Quốc Chí có viết: “Chớ làm như Khổng Minh chọn vợ, chỉ được người con gái xấu xí của Hoàng Thừa Ngạn mà thôi”, ý tứ câu nói đó là Khổng Minh với nhiều điều kiện đến như vậy, lại chỉ chọn một người vợ xấu thực rất không đáng học tập.
Cũng không ít kẻ hiếu sự, thậm chí cho rằng Gia Cát Lượng muốn dựa vào Hoàng Thừa Ngạn kết giao danh sĩ để sự nghiệp của mình có kẻ giúp đỡ mới chọn hạ sách ấy. Thực ra bình phẩm như vậy rất không công bằng. Bởi Gia Cát Lượng sớm có được sự ưu ái của Bàng Đức Công và Tư Mã Huy, có quan hệ tốt với nhiều danh sĩ, xét về căn bản chẳng cần phải nén lòng mà giao hảo với Hoàng Thừa Ngạn, hơn nữa nhìn vào tác phong cúc cung tận tụy của Gia Cát Lượng đối với Lưu Bị sau này, Gia Cát Lượng chẳng phải là người thích vụ lợi.
Thực ra Gia Cát Lượng sau khi kết hôn, đối với người vợ của mình trước sau vẫn nể vì như khách, sau này đã làm đến tể tướng ông cũng không lấy thêm vợ lẽ. Mà họ Hoàng kể từ khi về với Gia Cát Lượng mọi việc trong nhà đều cư xử hợp lý, khiến Gia Cát Lượng không phải lo lắng gì về phía hậu phương, chuyên chú khuếch triển học vấn và sự nghiệp thực là một người vợ đảm đang để ông có thể hoàn toàn yên tâm.
Cuốn “Chuyện kể về Gia Cát Lượng” có dẫn lời của Phạm Thành Đại như sau: “Bởi Gia Cát Lượng lúc đó đã nổi tiếng ở đất Kinh Tương, trong nhà thường có rất nhiều khách khứa để khỏan đãi những người khách ấy, Hoàng phu nhân phải sáng chế ra một cỗ máy xay, đã giảm được thời gian lại giảm cả sức lực, hiệu quả rất cao đến cả Gia Cát Lượng cũng cảm thấy kinh ngạc đặc biệt còn bái phục vợ làm thầy, học tập nguyên lý chế tạo máy móc từ gỗ, nghe nói những trâu gỗ, ngựa máy mà Gia Cát Lượng phát minh sau này đều đã được Hoàng phu nhân sáng chế. Tài năng hơn người của Hoàng phu nhân có thể là nguyên nhân chủ yếu để Gia Cát Lượng xem trọng.”
Tương Dương là trung tâm kinh tế chính trị của đất nước Kinh Châu, giao thông thủy bộ đều rất phát triển, hơn nữa lại tập trung nhiều người tài giỏi, các phương tiện cũng nhờ đó mà rất dồi dào. Gia Cát Lượng trong thời kỳ ở Long Trung, vẫn cùng với em trai là Gia Cát Quân tự cày ruộng, song những lúc nông nhàn ông ta thường bái yết các vị phụ lão nổi tiếng tứ xứ quanh đó. Ngoài việc hấp thu được học thức cũng sưu tầm và phân tích tình hình phát triển của đại cục thiên hạ, hơn nữa đối với binh pháp Tôn Tử, ông cũng đã cảm thụ được sâu xa, sau này những phân tích rõ ràng và có tầm nhìn xa trong “Long Trung Sách” là kết quả nỗ lực của thời gian này. Nhà sách lược trẻ tuổi đó trải qua luyện rèn mười năm, đối với sự quan sát, phân tích và thấu thị thời cục, đã thấy trước không ít điều tâm đắc sẽ lộ rõ.
Song, qua tiếp xúc trong thời gian ở Long Trung, Gia Cát Lượng đã nhận rõ ý thức của phái Thanh Lưu. Trong Xuất Sư Biểu có câu: “Hán tặc gồm mấy kẻ…”. Tuy có thể coi người cháu là Gia Cát Khác làm ra song nghĩ rằng đó cũng là lời nói thường ngày của Gia Cát Lượng đã ảnh hưởng đến người cháu. Nhìn bao quát phương châm chính trị của Gia Cát Lượng, không dời đổi chiến lược liên Ngô chê Tào. Dẫu Gia Cát Lượng là nhà chính trị thực tiễn xem trọng tình thế khách quan song ông suốt đời vẫn xem Tào Ngụy là đối địch. Một đời không tiếc cúc cung tận tụy, dẫn đến bi kịch Kỳ Sơn giữa trận từ trần, với một cố gắng xoay chuyển lớn nhường ấy, để thỏa nguyện phục hưng nhà Hán, rõ ràng đã ảnh hưởng bỏi quan niệm chính trị của phái Thanh Lưu.
Năm thứ 12 Kiến An đời Hiến Đế, Gia Cát Lượng hai mươi bảy tuổi, bắt đầu cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của Lưu Bị, một người có quan hệ huyết thống với Hoàng Tộc, dấn thân vào con đường không ít truân chuyên.
Lời bình của Trần Văn Đức
Cuốn sách “Lục Thao” là sách binh pháp truyền thống của Trung Quốc, tương truyền do ông Lã Vọng làm ra song phân tích nội dung, thấy đó là tác phẩm thời Ngụy, Tấn nam bắc triều. Tuy là tác phẩm viết ra sau này, song vẫn đại biểu cho tư tưởng quân sự lúc đó. Ở đây vẫn tìm thấy nhiều ý nghĩa. Nghe nói những nhà tư tưởng thời Duy Tân của Nhật Bản lại thích “Lục Thao” hơn cả binh pháp Tôn Tử, giàu có triết lý và trí tuệ đông phương.
Trương Văn Thao trong cuốn “Lục Thao” có một đoạn bàn về phương pháp nhận biết tài năng, có nhiều điểm gợi mở, rất đáng để chúng ta tham khảo.
Có một hôm, Chu Văn Vương hỏi Thái Công Vọng rằng: “Quân Vương đều phải nỗ lực để tìm hiền tài song ít có được người như vậy, trái lại còn làm hỗn loạn thế cục, thậm chí còn dẫn quốc gia đến chỗ suy vong như vậy là cớ làm sao?” Thái Công đáp rằng: “Đấy là bởi muốn tìm người tài song lại dùng nhầm người chẳng tài, thậm chí hữu danh mà vô thực”.
Văn Vương nói: “Thế nào là dùng không đúng người tài?”
Thái Công nói: “Đấy là bởi chúa công chỉ chú trọng ở danh tiếng mà không thấy người có tài thực”.
Văn Vương nói: “Nguyên nhân là ở đâu?”
Thái Công nói: “Đã là bậc quân vương, thường thích nghe ý kiến của một bọn người, họ đều cung phụng nhận mình là tài, không ai dám phê bình họ cho nên người khéo kết bè đảng, lắm bằng hữu, thường dễ được sử dụng, người có chủ kiến, không cùng bè đảng, trái lại thường bị bỏ quên; bọn gian nịnh kết đảng như vậy lôi kéo nhau lên làm trở ngại con đường tiến thân của những người tài thực sự, đến như trung thần vô tội mà bị sát hại, gian thần hư danh mà được chức tước, cho nên tuy có nỗ lực tìm kiếm nhân tài song chính trị vẫn hỗn loạn, quốc gia vẫn không thóat khỏi suy vong.”
Gia Cát Lượng là một “thiên tài” không dễ biết đến, “Tam Quốc Chí” cũng ghi: “’Người đương thời chưa biết đến vậy”. Có thể thấy Gia Cát Lượng không chú trọng hư danh. Ngoài danh sĩ chân chính rất ít người thực sự hiểu rõ chân tài thực học của ông. Lưu Biểu là người phái “Bát tuấn”, rất nổi tiếng, thường lấy lễ mà đãi những người cũng nổi tiếng như Bàng Đức Công, Tư Mã Huy lôi kéo họ ra làm quan. Khá tiếc Bàng Đức Công về căn bản lại vô tâm với quan trường, trái lại những người tài giỏi trẻ tuổi như Gia Cát Lượng và Bàng Thống tuy ở ngay trước mắt mà không nhìn ra, trách chi Từ Thức công khai phê bình ông ta rằng: “Người giỏi thì không dùng, người xấu thì không đuổi đi!”
Những nhà kinh doanh hiện đại cũng thường phạm phải sai lầm như vậy; lời nói của người tài tuy có thể ngang tai song nếu dựa vào người chẳng có thực tài, sẽ dẫn đến thất bại, tạo thành nguy cơ nghiêm trọng cho công ty, lúc ấy có hối cũng không kịp nữa.
TRẦN VĂN ĐỨC