* Vương Bình
Chiến dịch Nhai Đình, là sơ suất có thể nói là rất lớn của Gia Cát Lượng, ngoài việc tướng quân Mã Tắc bị xử tử để tạ tội, các tướng lĩnh liên quan bao gồm cả Gia Cát Lượng, Triệu Vân, Ngụy Diên đều bị giáng chức, chỉ có một viên tướng ngoại lệ, lại bởi có chiến công đặc biệt mà được trọng dụng, đó là Vương Bình vốn xuất thân từ quân ngũ, không biết quá mười chữ Hán.
Vương Bình tên chữ là Tử Quân, người Ba Tây, từng cầm quân ở Lạc Dương, làm quan đến hiệu uý, khi Tào Tháo rút quân khỏi Hán Trung, Vương Bình nhân cơ hội đầu hàng Lưu Bị được làm nha môn tướng, Tỳ tướng quân.
Năm Kiến Hưng thứ 6, Vương Bình phụng mệnh phối hợp với Mã Tắc giữ vững Nhai Đình, phòng ngự Trương Cáp tấn công. Song Mã Tắc bỏ nguồn nước lên núi đóng trại, Vương Bình cố khuyên can không được, bèn tự mình dẫn một ít quân sĩ đến đóng giữ ở bên sông Vị Thủy chờ ứng biến.
Đại chiến Nhai Đình, quân Mã Tắc bị đại bại. Vương Bình dẫn hơn một nghìn binh mã khua trống chặn đường tạo ra nghi binh, Trương Cáp không dám tiến nữa, khiến đại quân Thục Hán có thể an toàn rút về Hán Trung, Vương Bình bởi có công lao đặc biệt, trong khi các tướng bị giáng chức hàng loạt, lại được phong làm Tham quân, rồi được thăng làm Thảo khấu tướng quân, Phong đình hầu.
Năm Kiến Hưng thứ 9, Gia Cát Lượng bắc phạt lần thứ tư, lệnh cho Vương Bình dẫn quân bao vây Kỳ Sơn, Tư Mã Ý phái Trương Cáp dẫn đại quân đánh vào quân của Vương Bình, song Vương Bình dẫn đội “phi quân” gồm những người thiểu số phía nam, ai nấy đều xem chết như không, quyết chống trả, Trương Cáp đánh mãi không được, cuối cùng không được gì mà phải rút. Gia Cát Lượng lần đầu đối trận với Tư Mã Ý giành được ưu thế lớn, trong đó phải kể đến Vương Bình với một số quân rất ít chế ngự được đạo quân của mãnh tướng Trương Cáp, hiển nhiên là có công rất lớn.
Năm Kiến Hưng thứ 12, Gia Cát Lượng mất ở gò Ngũ Trượng, trong khi rút quân, Nguỵ Diên lại làm phản, Vương Bình phụng mệnh đánh bại được quân Ngụy Diên, bởi có công lao như thế Vương Bình được thăng làm Hậu điền quân, An Hán tướng quân, không lâu lại được làm Thái thú Hán Trung.
Năm Kiến Hưng thứ 15, được phong làm An Hán hầu thay Tướng quân Ngô Ý vẫn đóng giữ Hán Trung, trở thành tổng chỉ huy quân đoàn tiền tuyến ở Thục Hán. Khi Tưởng Uyển đến đóng doanh trại ở Hán Trung, lấy Vương Bình làm tiên phong bắc chinh. Năm Diên Hy thứ 6, khi Tưởng Uyển dẫn quân đến Phù Thành, phong Vương Bình làm Tiền giám quân, Trấn bắc đại tướng quân, trở thành tổng tư lệnh quân đoàn giữ Hán Trung.
Năm Diên Hy thứ 7, đại tướng quân Tào Ngụy là Tào Sảng, dẫn mười vạn quân bộ kỵ binh hỗn hợp đánh Hán Trung. Các tướng lĩnh quân đoàn Thục Hán đều hoang mang, chỉ có Vương Bình vẫn trấn tĩnh như thường, chỉ huy vững vàng. Phí Vỹ cũng từ Thành Đô đến chi viện, Tào Sảng không được gì phải rút lui.
Đương thời Vương Bình ở phía bắc, Đặng Chi ở phía đông, Mã Trung ở phía nam, cùng đều là những cây cột sắt của chính quyền Thục Hán.
Vương Bình là viên tướng xuất thân từ quân ngũ, không biết viết, nhận biết không quá mười chữ, song nói năng mệnh lệnh, suynghĩ đều sắc sảođâu ra đấy. Ông thường lệnh cho tham mưu đọc cho ông ta nghe “Sử ký” và “Hán thư”, khi thảo luận với người khác, cũng thấu hiểu được ý nghĩa lớn. Vương Bình cá tính nghiêm nghị, không hay cười nói thường từ sáng đến tối, ngồi làm việc suốt ngày, rất nhẫn nại, mà không nông nổi như các tướng lĩnh xuất thân quân ngũ nói chung. Chỉ hơi đáng tiếc là tầm mắt không rộng, thiếu phong thái khóat đạt của một viên đại tướng, có thể bởi học thức không đầy đủ gây nên chăng.
Năm Diên Hy thứ 11, Vương Bình ngã bệnh chết trong doanh trại tiền phương.
* Mã Trung
Mã Trung là người kế tục thành quả của Gia Cát Lượng ở Nam Trung, ông ta là thống sóai đóng trại ở phía nam rất có hiệu quả, trở thành một cây cột sắt về quốc phòng ở phía nam.
Mã Trung tên chữ là Đức Tín, người Ba Tây, khoảng những năm Kiến An được cử làm Hiếu liêm, rồi được bổ nhiệm làm Huyện trưởng Hán Xương. Sau khi Lưu Bị thất bại ở Hồ Đình, mất đi Tham mưu trưởng Hoàng Quyền vẫn đượcxem trọng, trong lòng rất ưu phiền. Thái thú Ba Tây là Diên Chi phái Mã Trung dẫn năm nghìn binh mã đến tăng viện, Lưu Bị ở cung Vĩnh An sau khi đàm đạo với Mã Trung, cao hứng nói rằng: “Tuy mất Hoàng Quyền lại được Hồ Đốc (chỉ Mã Trung), thế là đời vẫn không thiếu người hiền vậy”.
Năm Kiến Hưng thứ nhất. Gia Cát Lượng mở phủ cai trị, lấy Mã Trung làm môn hạ đốc. Năm thứ 3, kết thúc chiến sự nam chinh, lại phong Mã Trung làm Thái thú ở Tang Ca. Sau khi đại quân Gia Cát Lượng rút về bắc, đạo quân Mã Trung vẫn ở lại phủ dụ vỗ về, rất có ân huệ dân tộc thiểu số Nam Trung rất tâm phục khẩu phục.
Năm Kiến Hưng thứ 8, Mã Trung phụng mệnh về bắc được bổ nhiệm làm Tham quân ở phủ Thừa tướng, với Tưởng Uyển giữ Thành Đô.
Năm sau, Gia Cát Lượng ra Kỳ Sơn, đặc biệt bổ nhiệm Mã Trung làm chỉ huy quân đoàn, đây là lần đầu Mã Trung tham dự chiến sự bắc binh.
Năm thứ 11, một cường hào Nam Di là Lưu Trụ làm phản, Trù hàng đô đốc Trương Dực xử trí không thỏa đáng, tình thế các quận phía nam lại càng rối loạn. Gia Cát Lượng lập tức phái Mã Trung thay thế Trương Dực, mau chóng ổn định được sự hỗn loạn ở Nam Trung. Triều đình phong Mã Trung là Phấn uy tướng quân, Bác dương đình hầu.
Mã Trung lấy sự điều hành khéo léo về chính trị thay thế cho hành động quân sự, khiến sự ổn định của Nam Trung có tiến bộ rất lớn, suốt thời gian Gia Cát Lượng còn sống Nam Trung cũng chẳng có sự phản loạn nào đáng kể.
Năm Diên Hy thứ 5, phụng mệnh về triều, cùng với Đại tướng Tưởng Uyển lo việc quân, được phong làm Trấn nam đại tướng quân.
Năm Diên Hy thứ 7, Đại tướng quân Phí Vỹ bắc chinh,
Mã Trung được cử làm Thượng thư, giữ Thành Đô. Sau khi Phí Vỹ về triều, Mã Trung lại về Nam Trung.
Năm thứ 12 bị bệnh mất ở trong doanh trại của mình.
Mã Trung là người khoan hòa mà độ lượng, thích cười nói, có bực tức cũng không hiện ra mặt, xử sự quyết đóan, ân uy đều có đủ. Dân thiểu số Nam Trung không thể không sợ mà vẫn cảm mến. Sau khi Mã Trung mất dân thiểu số ở nơi cũ theo tập tục tiến hành tế cúng, khóc lóc rất bi ai, lại còn lập miếu thờ phụng nữa.
* Đặng Chi
Sau khi Gia Cát Lượng nắm quyền, chính quyền Thục Hán và Đông Ngô trong một thời gian dài vẫn giữ được hòa bình ổn định, có thể nói rằng phía đông không có chiến sự. Chẳng qua công lao “vô vi nhi trị” này (chẳng làm gì mà sửa sang được), thuộc về Đặng Chi, Tổng tư lệnh quân phòng vệ chiến tuyến phía đông của Thục Hán.
Đặng Chi tên chữ là Bá Miêu, người Nghĩa Dương, là hậu duệ của vị khai quốc công thần đời Hán Vũ đế là đại tư đồ Đặng Vũ. Cuối những năm Kiến An vào Thục, nương nhờ Thái thú Ba Tây là Bàng Nghĩa. Khi Lưu Bị bình định Ích Châu, Đặng Chi đang làm một chức quan nhỏ ở huyện Bì, lấy làm kỳ lạ, bèn thăng làm Huyện lệnh ở đấy. Không lâu lại thăng làm Thái thú Quảng Hán, bởi làm việc thanh liêm, được điều về triều đình làm Thượng thư, tham dự chính sự quốc gia.
Sau khi Lưu Bị mất, sứ giả ngoại giao thứ nhất phụng mệnh đến Đông Ngô hòa giải là Đặng Chi, do sự chân thành và hiểu biết của ông ta, mau chóng giải trừ được nghi kỵ giữa Ngô và Thục, Tôn Quyền viết thư cho Gia Cát Lượng nói rằng: “Hòa hợp được hai nước, duy chỉ có Đặng Chi vậy”.
Khi bắc phạt lần thứ nhất, Đặng Chi lần đầu tiên có quân đoàn của mình, phụ thuộc quân chiến tuyến phía đông của Triệu Vân, cố thủ ở Cơ Cốc. Sau khi Triệu Vân mất, Đặng Chi tự nhiên trở thành lãnh tụ thứ nhất quân đoàn chủ yếu ở chiến tuyến phía đông.
Gia Cát Lượng nhiều lần bắc phạt, Đặng Chi là một lãnh tụ quân đoàn quan trọng thường được hỏi han ý kiến, từng được bổ nhiệm làm Giám quân, Dương vũ tướng quân. Sau khi Gia Cát Lượng mất, Đặng Chi được thăng làm Tiền tướng quân, kiêm Thứ sử Cổn Châu. Sau đó thay Lý Phong trấn giữ Giang Châu, có quan hệ với Tôn Quyền khá thân mật.
Năm Diên Hy thứ 6, được thăng làm Xa kỵ tướng quân. Năm thứ 14 bị bệnh mất ỏ tiền tuyến phía đông. Đặng Chi làm tướng được hơn hai mươi năm, thưởng phạt phân minh, khéo vỗ về binh lính, sinh hoạt rất đỗi cần kiệm. Cái ăn cái mặc của mình chỉ dựa vào lương bổng, suốt đời không lo cho tư riêng, vợ con có lúc cũng không tránh khỏi cơ hàn, khi mất trong nhà tài sản không có gì nhiều.
Đặng Chi tính tình cương trực, không phô bày, rất ít chủ động qua lại với bạn bè, bởi thế ở nơi quan trường thường vẫn cô đơn, bằng hữu không nhiều. Song ông chẳng hề để ý, mình làm mình biết, tự mình tận lực với chức trách mà thôi. Trong số những quan chức Thục Hán, ông chỉ tâm đầu ý hợp với Khương Duy, cùng kính trọng lẫn nhau.
* Trương Nghi
Sau khi các chiến tướng đời thứ hai như Vương Bình, Mã Trung, Đặng Chi nối nhau từ trần, Đại tướng cùng với Khương Duy nắm chính quyền Thục Hán chiến đấu đến cùng chủ yếu là Trương Nghi và Trương Dực.
Trương Nghi tên chữ là Bá Kỳ, người Ba quận, thời trẻ làm Công tào ở huyện, khi giặc cướp đánh huyện, Huyện trưởng chạy trốn, Trương nghi dẫn một số quân ngoan cường chống chọi, khôi phục được tình hình, do đó mà nổi tiếng, được làm Tòng sự ở châu.
Khi Gia Cát Lượng nam chinh, Trương Nghi thuộc quân đoàn Mã Trung lập được nhiều chiến công. Sau khi Nam Trung bình định không lâu, người Tẩu Di ở quận Việt Huề mấy lần làm phản, giết Thái thú Tập Lộc, Tiêu Hoàng. Thái thú được bổ nhiệm sau đó không dám đến nhiệm sở nhận chức, chỉ ở mãi huyện An Định cách đó hàng trăm dặm khống chế từ xa mà thôi. Mã Trung bất đắc dĩ phái Trương Nghi làm Thái thú Việt Huề, dẫn quân đi trấn áp. Trương Nghi lấy ân huệ phủ dụ, Nam Di đều qui phục, xin hàng. Bởi có công lao mà được phong làm Quan nội hầu.
Trương Nghi giúp dân thiểu số phương nam cầy cấy chăn nuôi gia súc, làm nghề muối, khai thác sắt, cải thiện được sinh hoạt, đối với sự tiến bộ và mở mang của vùng Nam Trung có cống hiến rất nhiều. Hậu chủ Lưu Thiện phong cho làm Phủ nhung tướng quân.
Trương Nghi suy nghĩ chu đáo, rất có kiến thức, ông từng khuyên Đại tướng Phí Vỹ, chớ xem thường việc phòng vệ bên mình, Phí Vỹ không nghe, sau này quả nhiên bị mưu sát mà bỏ mạng.
Thái phó Gia Cát Khác (con Gia Cát Cẩn) dẫn quân Đông Ngô bắc phạt Tào Ngụy, thanh thế rất lớn, Trương Nghi khuyên ông ta nên cẩn thận, chớ có kiêu ngạo, Gia Cát Khác không nghe, không lâu gặp phải thảm hoạ của cả gia tộc.
Trương Nghi ở Nam Trung kéo dài mười lăm năm, khi được điều về Thành Đô, người Di đều không muôn rời, túm lấy khóc lóc, có hơn trăm người đi theo Trương Nghi về Thành Đô triều cống, triều đình phong làm Đãng khấu tướng quân. Năm Diên Hy thứ 17, đi theo Vệ tướng quân Khương Duy bắc chinh, bởi binh lực ít ỏi khi giao chiến với tướng Duy Chất, thì tiêu diệt số lớn quân Ngụy, song Trương Nghi cũng bị trọng thương, chết ở sa trường.
Người Di thuộc quận Việt Huề ở phương nam, nghe tin Trương Nghi chết không khỏi khóc lóc thống thiết, để ghi ơn đã lập miếu thờ phụng.
* Trương Dực
Trương Dực tên chữ là Bá Cung, người Kiện Vi, là hậu duệ một gia tộc nổi tiếng ở Ích Châu. Cuối những năm Kiến An được cử làm Hiếu liêm, rồi đượccử làm Huyện trưởng Giang Dương. Không lâu đổi đến Phù Lăng, lại được thăng làm Thái thú các quận Tử Đồng, Quảng Hán.
Năm Kiến Hưng thứ 9, được bổ nhiệm làm Trù hàng Trung lang tướng. Trương Dực vốn tính nghiêm khắc có lúc cứng rắn quá, bởi thế không được dân thiểu số vừa lòng, khi Lưu Trụ làm phản, Trương Dực đã nghiêm khắc trừng phạt, do không được các trưởng lão địa phương ủng hộ việc làm phản loạn càng lan rộng. Gia Cát Lượng bất đắc dĩ đành điều Mã Trung đến thay. Khi Mã Trung chưa đến, tình huống ngày mỗi xấu đi, thuộc hạ Trương Dực khuyên ông ta bỏ công việc trực tiếp về Thành Đô. Song Trương Dực nghiêm sắc mặt nói: “Ta nay bị điều động, là bởi tự mình thiếu năng lực, làm sao lại óan hận triều đình? Nay người thay thế chưa đến càng phải tăng cường phòng thủ, cung ứng lương thực đầy đủ mới phải! Sao có thể bởi tình huống cá nhân mà làm hỏng đại sự quốc gia!”
Mã Trung sau này có thể dễ dàng đánh bại được Lưu Trụ, sự chuẩn bị đầy đủ của Trương Dực cũng là một nguyên nhân chủ yếu.
Khi Gia Cát Lượng bắc phạt lần thứ 4, lấy Trương Dực làm Tiền quân đô đốc, kiêm Thái thú ở Phù Phong. Sau khi Gia Cát Lượng mất, Trương Dực được phong Tiền tướng quân, hưởng tước quan Nội hầu.
Năm Diên Hy thứ nhất, được làm Thượng thư, lại được phong Đô đình hầu, Chinh tây Đại tướng quân.
Trương Dực với Khương Duy về cách nhìn nhận việc quân có rất nhiều sai khác. Khương Duy chủ trương tấn công, thường vội vã dẫn đại quân vào sâu vùng địch, Trương Dực xem trọng chiến thuật chắc chắn, phản đối tiến quân khinh xuất thái quá. Hai bên thường tranh chấp, song Khương Duy vẫn rất xem trọng Trương Dực, thường luôn qua lại, Trương Dực cũng bất đắc dĩ mà theo. Năm Cảnh Diệu thứ 2, Trương Dực bởi có công lao được thăng Tả quân kỵ tướng quân, kiêm Thứ sử Ký Châu. Khi Thục Hán bị diệt vong, Trương Dực với Khương Duy đang giữ Kiếm Các, không lâu, tham dự vào âm mưu làm phản diệt Chung Hội, bị chết trong đám loạn quân.
TRẦN VĂN ĐỨC
* Vương Bình
Chiến dịch Nhai Đình, là sơ suất có thể nói là rất lớn của Gia Cát Lượng, ngoài việc tướng quân Mã Tắc bị xử tử để tạ tội, các tướng lĩnh liên quan bao gồm cả Gia Cát Lượng, Triệu Vân, Ngụy Diên đều bị giáng chức, chỉ có một viên tướng ngoại lệ, lại bởi có chiến công đặc biệt mà được trọng dụng, đó là Vương Bình vốn xuất thân từ quân ngũ, không biết quá mười chữ Hán.
Vương Bình tên chữ là Tử Quân, người Ba Tây, từng cầm quân ở Lạc Dương, làm quan đến hiệu uý, khi Tào Tháo rút quân khỏi Hán Trung, Vương Bình nhân cơ hội đầu hàng Lưu Bị được làm nha môn tướng, Tỳ tướng quân.
Năm Kiến Hưng thứ 6, Vương Bình phụng mệnh phối hợp với Mã Tắc giữ vững Nhai Đình, phòng ngự Trương Cáp tấn công. Song Mã Tắc bỏ nguồn nước lên núi đóng trại, Vương Bình cố khuyên can không được, bèn tự mình dẫn một ít quân sĩ đến đóng giữ ở bên sông Vị Thủy chờ ứng biến.
Đại chiến Nhai Đình, quân Mã Tắc bị đại bại. Vương Bình dẫn hơn một nghìn binh mã khua trống chặn đường tạo ra nghi binh, Trương Cáp không dám tiến nữa, khiến đại quân Thục Hán có thể an toàn rút về Hán Trung, Vương Bình bởi có công lao đặc biệt, trong khi các tướng bị giáng chức hàng loạt, lại được phong làm Tham quân, rồi được thăng làm Thảo khấu tướng quân, Phong đình hầu.
Năm Kiến Hưng thứ 9, Gia Cát Lượng bắc phạt lần thứ tư, lệnh cho Vương Bình dẫn quân bao vây Kỳ Sơn, Tư Mã Ý phái Trương Cáp dẫn đại quân đánh vào quân của Vương Bình, song Vương Bình dẫn đội “phi quân” gồm những người thiểu số phía nam, ai nấy đều xem chết như không, quyết chống trả, Trương Cáp đánh mãi không được, cuối cùng không được gì mà phải rút. Gia Cát Lượng lần đầu đối trận với Tư Mã Ý giành được ưu thế lớn, trong đó phải kể đến Vương Bình với một số quân rất ít chế ngự được đạo quân của mãnh tướng Trương Cáp, hiển nhiên là có công rất lớn.
Năm Kiến Hưng thứ 12, Gia Cát Lượng mất ở gò Ngũ Trượng, trong khi rút quân, Nguỵ Diên lại làm phản, Vương Bình phụng mệnh đánh bại được quân Ngụy Diên, bởi có công lao như thế Vương Bình được thăng làm Hậu điền quân, An Hán tướng quân, không lâu lại được làm Thái thú Hán Trung.
Năm Kiến Hưng thứ 15, được phong làm An Hán hầu thay Tướng quân Ngô Ý vẫn đóng giữ Hán Trung, trở thành tổng chỉ huy quân đoàn tiền tuyến ở Thục Hán. Khi Tưởng Uyển đến đóng doanh trại ở Hán Trung, lấy Vương Bình làm tiên phong bắc chinh. Năm Diên Hy thứ 6, khi Tưởng Uyển dẫn quân đến Phù Thành, phong Vương Bình làm Tiền giám quân, Trấn bắc đại tướng quân, trở thành tổng tư lệnh quân đoàn giữ Hán Trung.
Năm Diên Hy thứ 7, đại tướng quân Tào Ngụy là Tào Sảng, dẫn mười vạn quân bộ kỵ binh hỗn hợp đánh Hán Trung. Các tướng lĩnh quân đoàn Thục Hán đều hoang mang, chỉ có Vương Bình vẫn trấn tĩnh như thường, chỉ huy vững vàng. Phí Vỹ cũng từ Thành Đô đến chi viện, Tào Sảng không được gì phải rút lui.
Đương thời Vương Bình ở phía bắc, Đặng Chi ở phía đông, Mã Trung ở phía nam, cùng đều là những cây cột sắt của chính quyền Thục Hán.
Vương Bình là viên tướng xuất thân từ quân ngũ, không biết viết, nhận biết không quá mười chữ, song nói năng mệnh lệnh, suynghĩ đều sắc sảođâu ra đấy. Ông thường lệnh cho tham mưu đọc cho ông ta nghe “Sử ký” và “Hán thư”, khi thảo luận với người khác, cũng thấu hiểu được ý nghĩa lớn. Vương Bình cá tính nghiêm nghị, không hay cười nói thường từ sáng đến tối, ngồi làm việc suốt ngày, rất nhẫn nại, mà không nông nổi như các tướng lĩnh xuất thân quân ngũ nói chung. Chỉ hơi đáng tiếc là tầm mắt không rộng, thiếu phong thái khóat đạt của một viên đại tướng, có thể bởi học thức không đầy đủ gây nên chăng.
Năm Diên Hy thứ 11, Vương Bình ngã bệnh chết trong doanh trại tiền phương.
* Mã Trung
Mã Trung là người kế tục thành quả của Gia Cát Lượng ở Nam Trung, ông ta là thống sóai đóng trại ở phía nam rất có hiệu quả, trở thành một cây cột sắt về quốc phòng ở phía nam.
Mã Trung tên chữ là Đức Tín, người Ba Tây, khoảng những năm Kiến An được cử làm Hiếu liêm, rồi được bổ nhiệm làm Huyện trưởng Hán Xương. Sau khi Lưu Bị thất bại ở Hồ Đình, mất đi Tham mưu trưởng Hoàng Quyền vẫn đượcxem trọng, trong lòng rất ưu phiền. Thái thú Ba Tây là Diên Chi phái Mã Trung dẫn năm nghìn binh mã đến tăng viện, Lưu Bị ở cung Vĩnh An sau khi đàm đạo với Mã Trung, cao hứng nói rằng: “Tuy mất Hoàng Quyền lại được Hồ Đốc (chỉ Mã Trung), thế là đời vẫn không thiếu người hiền vậy”.
Năm Kiến Hưng thứ nhất. Gia Cát Lượng mở phủ cai trị, lấy Mã Trung làm môn hạ đốc. Năm thứ 3, kết thúc chiến sự nam chinh, lại phong Mã Trung làm Thái thú ở Tang Ca. Sau khi đại quân Gia Cát Lượng rút về bắc, đạo quân Mã Trung vẫn ở lại phủ dụ vỗ về, rất có ân huệ dân tộc thiểu số Nam Trung rất tâm phục khẩu phục.
Năm Kiến Hưng thứ 8, Mã Trung phụng mệnh về bắc được bổ nhiệm làm Tham quân ở phủ Thừa tướng, với Tưởng Uyển giữ Thành Đô.
Năm sau, Gia Cát Lượng ra Kỳ Sơn, đặc biệt bổ nhiệm Mã Trung làm chỉ huy quân đoàn, đây là lần đầu Mã Trung tham dự chiến sự bắc binh.
Năm thứ 11, một cường hào Nam Di là Lưu Trụ làm phản, Trù hàng đô đốc Trương Dực xử trí không thỏa đáng, tình thế các quận phía nam lại càng rối loạn. Gia Cát Lượng lập tức phái Mã Trung thay thế Trương Dực, mau chóng ổn định được sự hỗn loạn ở Nam Trung. Triều đình phong Mã Trung là Phấn uy tướng quân, Bác dương đình hầu.
Mã Trung lấy sự điều hành khéo léo về chính trị thay thế cho hành động quân sự, khiến sự ổn định của Nam Trung có tiến bộ rất lớn, suốt thời gian Gia Cát Lượng còn sống Nam Trung cũng chẳng có sự phản loạn nào đáng kể.
Năm Diên Hy thứ 5, phụng mệnh về triều, cùng với Đại tướng Tưởng Uyển lo việc quân, được phong làm Trấn nam đại tướng quân.
Năm Diên Hy thứ 7, Đại tướng quân Phí Vỹ bắc chinh,
Mã Trung được cử làm Thượng thư, giữ Thành Đô. Sau khi Phí Vỹ về triều, Mã Trung lại về Nam Trung.
Năm thứ 12 bị bệnh mất ở trong doanh trại của mình.
Mã Trung là người khoan hòa mà độ lượng, thích cười nói, có bực tức cũng không hiện ra mặt, xử sự quyết đóan, ân uy đều có đủ. Dân thiểu số Nam Trung không thể không sợ mà vẫn cảm mến. Sau khi Mã Trung mất dân thiểu số ở nơi cũ theo tập tục tiến hành tế cúng, khóc lóc rất bi ai, lại còn lập miếu thờ phụng nữa.
* Đặng Chi
Sau khi Gia Cát Lượng nắm quyền, chính quyền Thục Hán và Đông Ngô trong một thời gian dài vẫn giữ được hòa bình ổn định, có thể nói rằng phía đông không có chiến sự. Chẳng qua công lao “vô vi nhi trị” này (chẳng làm gì mà sửa sang được), thuộc về Đặng Chi, Tổng tư lệnh quân phòng vệ chiến tuyến phía đông của Thục Hán.
Đặng Chi tên chữ là Bá Miêu, người Nghĩa Dương, là hậu duệ của vị khai quốc công thần đời Hán Vũ đế là đại tư đồ Đặng Vũ. Cuối những năm Kiến An vào Thục, nương nhờ Thái thú Ba Tây là Bàng Nghĩa. Khi Lưu Bị bình định Ích Châu, Đặng Chi đang làm một chức quan nhỏ ở huyện Bì, lấy làm kỳ lạ, bèn thăng làm Huyện lệnh ở đấy. Không lâu lại thăng làm Thái thú Quảng Hán, bởi làm việc thanh liêm, được điều về triều đình làm Thượng thư, tham dự chính sự quốc gia.
Sau khi Lưu Bị mất, sứ giả ngoại giao thứ nhất phụng mệnh đến Đông Ngô hòa giải là Đặng Chi, do sự chân thành và hiểu biết của ông ta, mau chóng giải trừ được nghi kỵ giữa Ngô và Thục, Tôn Quyền viết thư cho Gia Cát Lượng nói rằng: “Hòa hợp được hai nước, duy chỉ có Đặng Chi vậy”.
Khi bắc phạt lần thứ nhất, Đặng Chi lần đầu tiên có quân đoàn của mình, phụ thuộc quân chiến tuyến phía đông của Triệu Vân, cố thủ ở Cơ Cốc. Sau khi Triệu Vân mất, Đặng Chi tự nhiên trở thành lãnh tụ thứ nhất quân đoàn chủ yếu ở chiến tuyến phía đông.
Gia Cát Lượng nhiều lần bắc phạt, Đặng Chi là một lãnh tụ quân đoàn quan trọng thường được hỏi han ý kiến, từng được bổ nhiệm làm Giám quân, Dương vũ tướng quân. Sau khi Gia Cát Lượng mất, Đặng Chi được thăng làm Tiền tướng quân, kiêm Thứ sử Cổn Châu. Sau đó thay Lý Phong trấn giữ Giang Châu, có quan hệ với Tôn Quyền khá thân mật.
Năm Diên Hy thứ 6, được thăng làm Xa kỵ tướng quân. Năm thứ 14 bị bệnh mất ỏ tiền tuyến phía đông. Đặng Chi làm tướng được hơn hai mươi năm, thưởng phạt phân minh, khéo vỗ về binh lính, sinh hoạt rất đỗi cần kiệm. Cái ăn cái mặc của mình chỉ dựa vào lương bổng, suốt đời không lo cho tư riêng, vợ con có lúc cũng không tránh khỏi cơ hàn, khi mất trong nhà tài sản không có gì nhiều.
Đặng Chi tính tình cương trực, không phô bày, rất ít chủ động qua lại với bạn bè, bởi thế ở nơi quan trường thường vẫn cô đơn, bằng hữu không nhiều. Song ông chẳng hề để ý, mình làm mình biết, tự mình tận lực với chức trách mà thôi. Trong số những quan chức Thục Hán, ông chỉ tâm đầu ý hợp với Khương Duy, cùng kính trọng lẫn nhau.
* Trương Nghi
Sau khi các chiến tướng đời thứ hai như Vương Bình, Mã Trung, Đặng Chi nối nhau từ trần, Đại tướng cùng với Khương Duy nắm chính quyền Thục Hán chiến đấu đến cùng chủ yếu là Trương Nghi và Trương Dực.
Trương Nghi tên chữ là Bá Kỳ, người Ba quận, thời trẻ làm Công tào ở huyện, khi giặc cướp đánh huyện, Huyện trưởng chạy trốn, Trương nghi dẫn một số quân ngoan cường chống chọi, khôi phục được tình hình, do đó mà nổi tiếng, được làm Tòng sự ở châu.
Khi Gia Cát Lượng nam chinh, Trương Nghi thuộc quân đoàn Mã Trung lập được nhiều chiến công. Sau khi Nam Trung bình định không lâu, người Tẩu Di ở quận Việt Huề mấy lần làm phản, giết Thái thú Tập Lộc, Tiêu Hoàng. Thái thú được bổ nhiệm sau đó không dám đến nhiệm sở nhận chức, chỉ ở mãi huyện An Định cách đó hàng trăm dặm khống chế từ xa mà thôi. Mã Trung bất đắc dĩ phái Trương Nghi làm Thái thú Việt Huề, dẫn quân đi trấn áp. Trương Nghi lấy ân huệ phủ dụ, Nam Di đều qui phục, xin hàng. Bởi có công lao mà được phong làm Quan nội hầu.
Trương Nghi giúp dân thiểu số phương nam cầy cấy chăn nuôi gia súc, làm nghề muối, khai thác sắt, cải thiện được sinh hoạt, đối với sự tiến bộ và mở mang của vùng Nam Trung có cống hiến rất nhiều. Hậu chủ Lưu Thiện phong cho làm Phủ nhung tướng quân.
Trương Nghi suy nghĩ chu đáo, rất có kiến thức, ông từng khuyên Đại tướng Phí Vỹ, chớ xem thường việc phòng vệ bên mình, Phí Vỹ không nghe, sau này quả nhiên bị mưu sát mà bỏ mạng.
Thái phó Gia Cát Khác (con Gia Cát Cẩn) dẫn quân Đông Ngô bắc phạt Tào Ngụy, thanh thế rất lớn, Trương Nghi khuyên ông ta nên cẩn thận, chớ có kiêu ngạo, Gia Cát Khác không nghe, không lâu gặp phải thảm hoạ của cả gia tộc.
Trương Nghi ở Nam Trung kéo dài mười lăm năm, khi được điều về Thành Đô, người Di đều không muôn rời, túm lấy khóc lóc, có hơn trăm người đi theo Trương Nghi về Thành Đô triều cống, triều đình phong làm Đãng khấu tướng quân. Năm Diên Hy thứ 17, đi theo Vệ tướng quân Khương Duy bắc chinh, bởi binh lực ít ỏi khi giao chiến với tướng Duy Chất, thì tiêu diệt số lớn quân Ngụy, song Trương Nghi cũng bị trọng thương, chết ở sa trường.
Người Di thuộc quận Việt Huề ở phương nam, nghe tin Trương Nghi chết không khỏi khóc lóc thống thiết, để ghi ơn đã lập miếu thờ phụng.
* Trương Dực
Trương Dực tên chữ là Bá Cung, người Kiện Vi, là hậu duệ một gia tộc nổi tiếng ở Ích Châu. Cuối những năm Kiến An được cử làm Hiếu liêm, rồi đượccử làm Huyện trưởng Giang Dương. Không lâu đổi đến Phù Lăng, lại được thăng làm Thái thú các quận Tử Đồng, Quảng Hán.
Năm Kiến Hưng thứ 9, được bổ nhiệm làm Trù hàng Trung lang tướng. Trương Dực vốn tính nghiêm khắc có lúc cứng rắn quá, bởi thế không được dân thiểu số vừa lòng, khi Lưu Trụ làm phản, Trương Dực đã nghiêm khắc trừng phạt, do không được các trưởng lão địa phương ủng hộ việc làm phản loạn càng lan rộng. Gia Cát Lượng bất đắc dĩ đành điều Mã Trung đến thay. Khi Mã Trung chưa đến, tình huống ngày mỗi xấu đi, thuộc hạ Trương Dực khuyên ông ta bỏ công việc trực tiếp về Thành Đô. Song Trương Dực nghiêm sắc mặt nói: “Ta nay bị điều động, là bởi tự mình thiếu năng lực, làm sao lại óan hận triều đình? Nay người thay thế chưa đến càng phải tăng cường phòng thủ, cung ứng lương thực đầy đủ mới phải! Sao có thể bởi tình huống cá nhân mà làm hỏng đại sự quốc gia!”
Mã Trung sau này có thể dễ dàng đánh bại được Lưu Trụ, sự chuẩn bị đầy đủ của Trương Dực cũng là một nguyên nhân chủ yếu.
Khi Gia Cát Lượng bắc phạt lần thứ 4, lấy Trương Dực làm Tiền quân đô đốc, kiêm Thái thú ở Phù Phong. Sau khi Gia Cát Lượng mất, Trương Dực được phong Tiền tướng quân, hưởng tước quan Nội hầu.
Năm Diên Hy thứ nhất, được làm Thượng thư, lại được phong Đô đình hầu, Chinh tây Đại tướng quân.
Trương Dực với Khương Duy về cách nhìn nhận việc quân có rất nhiều sai khác. Khương Duy chủ trương tấn công, thường vội vã dẫn đại quân vào sâu vùng địch, Trương Dực xem trọng chiến thuật chắc chắn, phản đối tiến quân khinh xuất thái quá. Hai bên thường tranh chấp, song Khương Duy vẫn rất xem trọng Trương Dực, thường luôn qua lại, Trương Dực cũng bất đắc dĩ mà theo. Năm Cảnh Diệu thứ 2, Trương Dực bởi có công lao được thăng Tả quân kỵ tướng quân, kiêm Thứ sử Ký Châu. Khi Thục Hán bị diệt vong, Trương Dực với Khương Duy đang giữ Kiếm Các, không lâu, tham dự vào âm mưu làm phản diệt Chung Hội, bị chết trong đám loạn quân.
TRẦN VĂN ĐỨC