Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thần điêu hiệp lữ

Chương 22

Tác giả: Kim Dung
Chọn tập

Quách Tĩnh rất áy náy, định nói vài lời tạ tội. Khưu Xứ Cơ phẩy tay, cười nói:

– “Ung dung cất một tiếng cười, Tây hồ mây đó trên trời vẫn trăng”[4]. Cung điện cũng chỉ là vật ngoại thân, cả tấm thân còn chẳng tiếc, tiếc gì mấy thứ vật ngoại thân? Ngươi tu luyện nội công hơn mười năm nay, chẳng lẽ còn chưa hiểu thấu điều đó sao?

Quách Tĩnh cũng cười, đáp:

– Vâng!

Khưu Xứ Cơ cười, nói:

– Thực tình khi nhìn thấy tòa hậu viện của cung Trùng Dương bốc cháy, lòng ta cũng như lửa đốt, bây giờ mới bình tĩnh lại đấy. So với sự bình thản của Mã sư ca, sự tu luyện của ta quả là còn thua xa.

Quách Tĩnh nói:

– Bọn gian tặc tự dưng xông lên đốt phá, đạo trưởng tức giận là phải.

Khưu Xứ Cơ nói:

– Trong lúc Bắc Đẩu đại trận dốc toàn lực ngăn chặn ngươi, thì hai tên đại ma đầu dẫn bọn gian tặc thừa cơ xông tới trước cung Trùng Dương. Vừa xông tới, chúng liền phóng hỏa đốt đạo quán, Hách sư đệ xuất trận đấu với vương tử Hoắc Đô. Hách sư đệ quá khinh địch, còn Hoắc Đô lại có võ công hết sức quái dị. Hách sư đệ lúc xuất thủ hơi nóng vội, ngực bị trúng một chưởng. Bọn ta vội dàn trận hộ vệ. Nhưng Bắc Đẩu trận thiếu mất một người là Hách sư đệ, đệ tử thay thế công lực chênh lệch quá xa, thành thử uy lực của trận pháp chỉ có hạn. Ngươi mà không đến kịp, thì hôm nay phái Toàn Chân đại bại rồi. Bây giờ nghĩ lại, nếu các đệ tử canh giữ dưới chân núi không nhận lầm địch ta, thì cố nhiên bọn hạ lưu kia không thể xông lên núi, Đạt Nhĩ Ba và Hoắc Đô phải liên thủ đấu với Bắc Đẩu trận, bọn ta thua thì không thua, nhưng sẽ không thắng được hai tên ấy một cách sảng khoái như ngươi…

Vừa nói đến đây, bỗng nghe phía Tây vang lên tiếng tù và rền rĩ. Quách Tĩnh nghe tiếng tù và, bất giác nhớ đến sa mạc cát vàng mênh mông ở Mông Cổ. Text được lấy tại TruyệnFULL.vn

Nghe một hồi, thấy tiếng tù và ẩn ý giết chóc, tựa hồ khiêu chiến với người. Khưu Xứ Cơ tức giận, nhìn cánh rừng phía Tây, nói:

– Nghiệt chướng, nghiệt chướng! Tĩnh nhi, tên gian tặc kia hẹn với ngươi mười năm, vọng tưởng trong thời gian đó hắn tha hồ hoành hành, còn ngươi thì không tiện can thiệp. Hừ, thiên hạ làm gì có chuyện để cho hắn xứng tâm toại ý như thế? Chúng ta đi thôi!

Quách Tĩnh nói:

– Là vương tử Hoắc Đô ư?

Khưu Xứ Cơ nói:

– Dĩ nhiên là hắn. Hắn đang thách thức Tiểu Long Nữ đó.

Vừa nói, Khưu Xứ Cơ vừa đi như bay xuống núi. Quách Tĩnh vội theo sau.

Hai người đi xuống hơn một dặm, nghe tiếng tù và thổi càng gấp hơn, lẫn trong tiếng tù và còn có tiếng binh khí va nhau, hẳn là Đạt Nhĩ Ba cũng đã xuất thủ. Khưu Xứ Cơ tức giận nói:

– Hai danh gia võ học, thế mà lại hợp sức bắt nạt một thiếu nữ, thật không còn ra thể thống gì.

Rồi chạy nhanh hơn. Phút chốc hai người đã tới lưng núi, vòng qua một vách đá dài. Quách Tĩnh chỉ thấy trước mặt là một cánh rừng lớn. Ngoài bìa rừng đứng lố nhố hơn một trăm người, chính là bọn yêu tà ban nãy vây đánh cung Trùng Dương. Hai người bèn nấp sau một vách đá quan sát động tĩnh.

Chỉ thấy vương tử Hoắc Đô và Đạt Nhĩ Ba ngồi bên nhau. Hoắc Đô thổi tù và. Đạt Nhĩ Ba tay trái cầm một cái chày màu vàng gõ vào chiếc xuyến vàng đeo bên cổ tay phải, phát ra tiếng canh canh hòa với tiếng tù và, hai tên đó đang đòi Tiểu Long Nữ phải ra gặp chúng. Chúng gây náo loạn một hồi, trong rừng vẫn tĩnh lặng, không có âm thanh gì trả lời.

Hoắc Đô đặt chiếc tù và xuống, nói to:

– Tiểu vương Mông Cổ Hoắc Đô kính mừng sinh nhật Tiểu Long Nữ.

Lời vừa dứt, trong rừng có ba tiếng đàn tình tính tang, tựa hồ Tiểu Long Nữ gảy đàn trả lời. Hoắc Đô cả mừng, lại nói:

– Nghe Long cô nương dương ngôn thiên hạ, hôm nay tỷ võ chiêu thân, tiểu vương bất tài, cũng đến cầu giáo, thỉnh Long cô nương ban tiếp vài chiêu.

Bỗng nghe tiếng đàn bật mạnh, có ý giận dữ. Bọn yêu tà không hiểu âm luật, song cũng đoán biết tiếng đàn có ý đuổi khách.

Hoắc Đô cười nói:

– Tiểu vương gia thế tôn quý, tư mạo chẳng phải tầm thường đôi bên xứng đôi vừa lứa, cô nương là hiệp nữ thời nay, khỏi cần thẹn thùng.

Lời vừa dứt, tiếng đàn càng bật ra cao hơn, tựa hồ có ý chỉ trích.

Hoắc Đô và Đạt Nhĩ Ba đưa mắt cho nhau. Đạt Nhĩ Ba gật đầu. Hoắc Đô nói:

– Cô nương đã không chịu đi ra, thì tiểu vương đành vào vậy.

Nói đoạn giắt chiếc tù và, vung tay phải, sải bước đi vào rừng. Quần hào ào theo sau như bầy ong vỡ tổ, tên nào tên ấy nghĩ bụng: “Ngay danh tiếng lừng lẫy như phái Toàn Chân mà còn không cản nổi bọn ta, thì một thiếu nữ cô thân như Tiểu Long Nữ chống chọi sao được?”. Chỉ sợ kẻ khác vào được trong nhà mộ trước, lấy mất báu vật mang đi trước mình, nên tên nào tên nấy tranh nhau xông tới.

Khưu Xứ Cơ quát lớn:

– Đây là chốn cựu cư của tổ sư phái Toàn Chân, Trùng Dương Chân Nhân, các ngươi mau xéo đi.

Bọn kia nghe tiếng quát hơi sững sờ, nhưng chân chúng không hề dừng bước. Khưu Xứ Cơ giận dữ nói:

– Tĩnh nhi, động thủ!

Hai người rời vách đá, đang định xông tới, bỗng nghe quần hào kêu la chạy thục mạng ra khỏi cánh rừng.

Hai người ngẩn ra, chỉ thấy mấy chục tên vắt chân lên cổ mà chạy, rồi Hoắc Đô và Đạt Nhĩ Ba cũng cắm đầu chạy ra, dáng điệu thảm hại bằng mấy lần lúc rút khỏi cung Trùng Dương. Hai người cảm thấy lạ lùng, nghĩ thầm: “Không biết Tiểu Long Nữ dùng cách gì mà đuổi được quần tà?”. Thoáng nghĩ như vậy, đã thấy tiếng vo vo từ xa đến gần, dưới ánh trăng có vô số vật nhỏ màu trắng từ trong rừng bay ra, lao thẳng vào đầu vào mặt quần tà. Quách Tĩnh lấy làm lạ, hỏi:

– Cái gì thế nhỉ?

Khưu Xứ Cơ lắc đầu không đáp, chăm chú nhìn, chỉ thấy một số kẻ chạy chậm bị các vật nhỏ kia lao vào đầu liền ngã xuống, ôm đầu mà kêu la như bị chọc tiết. Quách Tĩnh kinh ngạc nói:

– Thì ra là đàn ong, nhưng sao lại màu trắng?

Trong lúc chàng nói, thì lại thêm dăm người nữa bị ong đốt. Mười mấy người lăn lộn trong rừng, kêu rú thảm thiết. Quách Tĩnh nghĩ thầm: “Bị ong đốt thì buốt thật, nhưng không lẽ bầy ong này có độc tính dị thường hay sao?”. Chợt có một bầy ong như khói đặc tràn tới trước mặt chàng và Khưu Xứ Cơ. Nhìn thế tấn công hung mãnh của bầy ong, khó bề chống đỡ, Quách Tĩnh định quay đầu chạy, thì thấy Khưu Xứ Cơ hít hơi vào đan điền rồi há miệng thổi mạnh về phía bầy ong. Bầy ong đang tràn tới, đột nhiên phát hiện có luồng gió mạnh thổi đón đầu thì dạt ra. Khưu Xứ Cơ thổi xong hơi thứ nhất, liền thổi tiếp hơi thứ hai. Quách Tĩnh cũng bắt chước làm theo, hai người tạo ra một luồng gió khá mạnh, bầy ong chịu không nổi, mấy trăm con phải tránh sang hai bên, bay đi đuổi theo bọn Hoắc Đô và Đạt Nhĩ Ba.

Mười mấy kẻ lăn lộn dưới đất kêu như cha chết mẹ chết, có kẻ nói:

– Tiểu nhân biết lỗi rồi, xin Tiểu Long Nữ tiên cô cứu mạng cho!

Quách Tĩnh kinh ngạc, nghĩ thầm: “Mấy tên kia toàn là phường tham sống sợ chết, nhưng có bị chặt chân tay, chúng cũng không kêu la khiếp đến thế. Bầy ong này quả nhiên lợi hại thật!”.

Chỉ nghe trong rừng cây vọng ra mấy tiếng đàn, rồi trên các ngọn cây có một làn hơi trắng nhạt lan tỏa. Hai người ngửi trước mùi hương hoa thơm ngọt. Lát sau thì tiếng vo vo từ xa lại gần, bầy ong ngửi thấy mùi thơm bay trở lại, thì ra là Tiểu Long Nữ đốt hương gọi ong về.

Khưu Xứ Cơ là láng giềng của Tiểu Long Nữ mười tám năm, mà không hề biết nàng ta có bản sự đó, vừa thán phục, vừa thích thú, nói:

– Sớm biết vị phương lân (láng giềng quý hóa) thần thông quảng đại như thế, phái Toàn Chân đã khỏi cần đa sự.

Câu này tuy nói với Quách Tĩnh, nhưng lão đạo trưởng đề khí phát ra, có ý để Tiểu Long Nữ nghe thấy. Quả nhiên tiếng đàn trong rừng cây chậm lại, dìu dặt khoan hòa, như thể cảm tạ cao nghĩa. Khưu Xứ Cơ cười to cao giọng nói:

– Cô nương bất tất đa lễ. Bần đạo Khưu Xứ Cơ dẫn đệ tử Quách Tĩnh đến kính chúc sinh nhật của cô nương.

Tiếng đàn vang lên hai tiếng tình tang, rồi im hẳn.

Quách Tĩnh nghe mấy người kia kêu la thảm thiết, bèn nói:

– Đạo trưởng, mấy người này ta nên cứu như thế nào đây?

Khưu Xứ Cơ nói:

– Long cô nương ắt có cách xử trí, chúng ta đi thôi!

Hai người quay mình đi trở về hướng đông. Dọc đường Quách Tĩnh lại xin Khưu Xứ Cơ thu nhận Dương Quá làm môn hạ. Khưu Xứ Cơ thở dài, nói:

– Thúc phụ Dương Thiết Tâm của ngươi là bậc hào kiệt, há để tuyệt tự? Dương Khang bị kết cục xấu xa như thế, ta cũng có lỗi một phần. Ngươi cứ yên tâm, ta sẽ tận tâm kiệt lực dạy dỗ thằng bé ấy nên người.

Quách Tĩnh cả mừng, đang đi quỳ ngay xuống bái tạ.

Hai người vừa đi vừa trò chuyện, đã về tới trước cung Trùng Dương. Trời cũng đã sáng. Chúng đạo sĩ đang thu dọn tàn tích đám cháy hậu viện.

Khưu Xứ Cơ tập hợp chúng đạo sĩ, giới thiệu với Quách Tĩnh. Chỉ vị đạo sĩ râu dài chỉ huy Bắc Đẩu trận, đạo trưởng nói:

– Đây là Triệu Chí Kính, đại đệ tử của Vương sư đệ. Trong số các đệ tử đời thứ ba, y luyện được võ công vững vàng hơn cả, giao cho y dạy dỗ Dương Quá là được.

Quách Tĩnh đã giao đấu với Triệu Chí Kính, biết võ công của vị đạo sĩ này quả là cao cường, thì cả mừng, liền bảo Dương Quá hành lễ bái sư với Triệu Chí Kính, bản thân chàng cũng trịnh trọng cảm tạ.

Chàng lưu lại ở núi Chung Nam vài ngày, dặn dò Dương Quá thật tỉ mỉ, rồi mới cáo biệt mọi người, trở về Đào Hoa đảo.

Khưu Xứ Cơ nhớ lại hồi trước dạy võ công cho Dương Khang, để cho y sống trong nhung lụa ở vương phủ, cuối cùng y phạm phải sai lầm lớn, nghĩ thầm: “Xưa nay nghiêm sư xuất cao đồ, bổng đầu xuất hiếu tử (Thầy nghiêm trò mới giỏi, roi vọt con mới có hiếu). Lần này đối với Dương Quá phải quản giáo chặt chẽ, để thằng bé khỏi lặp lại sai lầm của cha nó”, bèn gọi Dương Quá tới, nghiêm nghị giáo huấn một hồi, dặn nó khắc khổ luyện tập, vâng theo mọi giáo huấn của sư phụ, nhất thiết không được lười nhác.

Dương Quá phải ở lại trên núi Chung Nam, vốn đã không muốn chút nào, bây giờ tự dưng lại bị giáo huấn nghiêm khắc, trong lòng vô cùng chán ngán, đành nuốt lệ vâng dạ, chờ lúc Khưu Xứ Cơ đi rồi, nó mới khóc òa lên. Bỗng nghe có tiếng nói lạnh lùng sau lưng:

– Sao, tổ sư gia nói điều gì không phải với ngươi hả?

Dương Quá giật mình nín khóc, ngoảnh đầu lại, thấy chính là sư phụ Triệu Chí Kính, thì nó vội buông xuôi tay, nói:

– Không ạ.

Triệu Chí Kính nói:

– Vậy tại sao ngươi lại khóc?

Dương Quá đáp:

– Đệ tử nhớ Quách bá bá quá ạ.

Triệu Chí Kính vừa rồi rõ ràng nghe Khưu sư bá nghiêm nghị giáo huấn thằng bé, thế mà nó lại nói thác đi là nó nhớ Quách Tĩnh, thì trong bụng rất khó chịu, nghĩ thầm: “Thằng bé này mới một tí tuổi đầu mà đã giảo hoạt như thế, nếu không nghiêm trị, lớn lên làm sao uốn nắn?” Bèn nghiêm mặt quát:

– Ngươi dám nói dối sư phụ hả?

Dương Quá chính mắt thấy các đạo sĩ phái Toàn Chân bị Quách Tĩnh đánh cho tơi tả, lại thấy các vị đạo trưởng như Khưu Xứ Cơ bị bọn yêu tà Hoắc Đô dồn vào thế thua to, may nhờ có Quách Tĩnh kịp đến cứu viện, thì nó cho rằng các đạo sĩ này võ công toàn thuộc hạng bình thường. Đối với Khưu Xứ Cơ nó còn không phục chút nào, huống hồ đối với Triệu Chí Kính? Cũng tại Quách Tĩnh nhất thời sơ ý, không nói rõ cho nó biết, rằng võ công của phái Toàn Chân là võ học chính tông, hồi trước võ công của Vương Trùng Dương là đệ nhất thiên hạ, cao thủ các gia các phái không một ai địch nổi. Quách Tĩnh sở dĩ thắng các đạo sĩ là bởi họ chưa luyện đến tuyệt đỉnh, chứ không phải do võ công phái Toàn Chân non kém. Dương Quá cho rằng vợ chồng Quách Tĩnh không muốn thu nhận nó làm đồ đệ, nên mới giao bừa cho người khác dạy võ cho nó, hơn nữa, chính mắt nó chứng kiến cảnh các đạo sĩ gãy kiếm, thua tơi bời, dẫu Quách Tĩnh có giải thích thế nào, nó cũng chẳng tin. Lúc này nó thấy sư phụ mặt mày khó coi, thì nghĩ thầm: “Ta bái người làm sư phụ, chẳng qua là chuyện bất đắc dĩ, giả dụ ta có luyện được võ công bằng người, thử hỏi có tác dụng quái gì? Chỉ là một cái bị thịt chứ gì? Đừng có hầm hầm với ta như vậy!” Nó bèn ngoảnh mặt đi, không trả lời.

Triệu Chí Kính cả giận, quát to hơn:

– Ta hỏi ngươi, ngươi dám không thưa hả?

Dương Quá nói:

– Sư phụ muốn đệ tử thưa sao thì đệ tử thưa vậy.

Triệu Chí Kính nghe nó nói hỗn, thì không nén được giận, vẩy ngược bàn tay một cái, “bốp” một tiếng, Dương Quá bị một cái tát mạnh đỏ rát cả má, nó liền khóc tướng lên và bỏ chạy. Triệu Chí Kính đuổi theo túm lại, hỏi:

– Ngươi chạy đi đâu?

Dương Quá nói:

– Mau buông ta ra, ta không thèm học võ của lão đâu!

Triệu Chí Kính càng tức, quát:

– Ngươi nói gì hả, thằng lỏi con?

Dương Quá nổi khùng, đốp lại:

– Xú đạo sĩ, cẩu đạo sĩ, mi có giỏi cứ đánh chết ta đi!

Thời bấy giờ, phận sự sư đồ rất được coi trọng, trong võ lâm, sư đồ y như cha con, sư phụ dẫu có muốn giết chết đệ tử, đệ tử cũng không dám chống lại. Đằng này Dương Quá dám mở miệng chửi lại sư tôn, quả là chuyện đại nghịch chưa từng thấy. Triệu Chí Kính giận tím mặt, vung chưởng đánh vào mặt nó. Dương Quá bỗng nhiên nhảy lên, ôm lấy cánh tay sư phụ, há mồm cắn chặt lấy ngón trỏ tay phải của Triệu Chí Kính.

Dương Quá từ khi được Âu Dương Phong truyền cho bí quyết nội công, ngấm ngầm tu luyện, cũng có được chút căn cơ. Triệu Chí Kính trong cơn giận dữ, lại nghĩ nó còn là đứa bé, nên không hề đề phòng, bị thằng bé ôm chặt cánh tay mà cắn ngón tay, giằng chưa ra. Ngạn ngữ có câu, mười ngón tay liền với tim, ngón tay bị đau là khổ sở nhất. Triệu Chí Kính đấm mạnh một quả vào vai Dương Quá, quát:

– Ngươi muốn chết hả? Mau buông ra!

Quách Tĩnh rất áy náy, định nói vài lời tạ tội. Khưu Xứ Cơ phẩy tay, cười nói:

– “Ung dung cất một tiếng cười, Tây hồ mây đó trên trời vẫn trăng”[4]. Cung điện cũng chỉ là vật ngoại thân, cả tấm thân còn chẳng tiếc, tiếc gì mấy thứ vật ngoại thân? Ngươi tu luyện nội công hơn mười năm nay, chẳng lẽ còn chưa hiểu thấu điều đó sao?

Quách Tĩnh cũng cười, đáp:

– Vâng!

Khưu Xứ Cơ cười, nói:

– Thực tình khi nhìn thấy tòa hậu viện của cung Trùng Dương bốc cháy, lòng ta cũng như lửa đốt, bây giờ mới bình tĩnh lại đấy. So với sự bình thản của Mã sư ca, sự tu luyện của ta quả là còn thua xa.

Quách Tĩnh nói:

– Bọn gian tặc tự dưng xông lên đốt phá, đạo trưởng tức giận là phải.

Khưu Xứ Cơ nói:

– Trong lúc Bắc Đẩu đại trận dốc toàn lực ngăn chặn ngươi, thì hai tên đại ma đầu dẫn bọn gian tặc thừa cơ xông tới trước cung Trùng Dương. Vừa xông tới, chúng liền phóng hỏa đốt đạo quán, Hách sư đệ xuất trận đấu với vương tử Hoắc Đô. Hách sư đệ quá khinh địch, còn Hoắc Đô lại có võ công hết sức quái dị. Hách sư đệ lúc xuất thủ hơi nóng vội, ngực bị trúng một chưởng. Bọn ta vội dàn trận hộ vệ. Nhưng Bắc Đẩu trận thiếu mất một người là Hách sư đệ, đệ tử thay thế công lực chênh lệch quá xa, thành thử uy lực của trận pháp chỉ có hạn. Ngươi mà không đến kịp, thì hôm nay phái Toàn Chân đại bại rồi. Bây giờ nghĩ lại, nếu các đệ tử canh giữ dưới chân núi không nhận lầm địch ta, thì cố nhiên bọn hạ lưu kia không thể xông lên núi, Đạt Nhĩ Ba và Hoắc Đô phải liên thủ đấu với Bắc Đẩu trận, bọn ta thua thì không thua, nhưng sẽ không thắng được hai tên ấy một cách sảng khoái như ngươi…

Vừa nói đến đây, bỗng nghe phía Tây vang lên tiếng tù và rền rĩ. Quách Tĩnh nghe tiếng tù và, bất giác nhớ đến sa mạc cát vàng mênh mông ở Mông Cổ. Text được lấy tại TruyệnFULL.vn

Nghe một hồi, thấy tiếng tù và ẩn ý giết chóc, tựa hồ khiêu chiến với người. Khưu Xứ Cơ tức giận, nhìn cánh rừng phía Tây, nói:

– Nghiệt chướng, nghiệt chướng! Tĩnh nhi, tên gian tặc kia hẹn với ngươi mười năm, vọng tưởng trong thời gian đó hắn tha hồ hoành hành, còn ngươi thì không tiện can thiệp. Hừ, thiên hạ làm gì có chuyện để cho hắn xứng tâm toại ý như thế? Chúng ta đi thôi!

Quách Tĩnh nói:

– Là vương tử Hoắc Đô ư?

Khưu Xứ Cơ nói:

– Dĩ nhiên là hắn. Hắn đang thách thức Tiểu Long Nữ đó.

Vừa nói, Khưu Xứ Cơ vừa đi như bay xuống núi. Quách Tĩnh vội theo sau.

Hai người đi xuống hơn một dặm, nghe tiếng tù và thổi càng gấp hơn, lẫn trong tiếng tù và còn có tiếng binh khí va nhau, hẳn là Đạt Nhĩ Ba cũng đã xuất thủ. Khưu Xứ Cơ tức giận nói:

– Hai danh gia võ học, thế mà lại hợp sức bắt nạt một thiếu nữ, thật không còn ra thể thống gì.

Rồi chạy nhanh hơn. Phút chốc hai người đã tới lưng núi, vòng qua một vách đá dài. Quách Tĩnh chỉ thấy trước mặt là một cánh rừng lớn. Ngoài bìa rừng đứng lố nhố hơn một trăm người, chính là bọn yêu tà ban nãy vây đánh cung Trùng Dương. Hai người bèn nấp sau một vách đá quan sát động tĩnh.

Chỉ thấy vương tử Hoắc Đô và Đạt Nhĩ Ba ngồi bên nhau. Hoắc Đô thổi tù và. Đạt Nhĩ Ba tay trái cầm một cái chày màu vàng gõ vào chiếc xuyến vàng đeo bên cổ tay phải, phát ra tiếng canh canh hòa với tiếng tù và, hai tên đó đang đòi Tiểu Long Nữ phải ra gặp chúng. Chúng gây náo loạn một hồi, trong rừng vẫn tĩnh lặng, không có âm thanh gì trả lời.

Hoắc Đô đặt chiếc tù và xuống, nói to:

– Tiểu vương Mông Cổ Hoắc Đô kính mừng sinh nhật Tiểu Long Nữ.

Lời vừa dứt, trong rừng có ba tiếng đàn tình tính tang, tựa hồ Tiểu Long Nữ gảy đàn trả lời. Hoắc Đô cả mừng, lại nói:

– Nghe Long cô nương dương ngôn thiên hạ, hôm nay tỷ võ chiêu thân, tiểu vương bất tài, cũng đến cầu giáo, thỉnh Long cô nương ban tiếp vài chiêu.

Bỗng nghe tiếng đàn bật mạnh, có ý giận dữ. Bọn yêu tà không hiểu âm luật, song cũng đoán biết tiếng đàn có ý đuổi khách.

Hoắc Đô cười nói:

– Tiểu vương gia thế tôn quý, tư mạo chẳng phải tầm thường đôi bên xứng đôi vừa lứa, cô nương là hiệp nữ thời nay, khỏi cần thẹn thùng.

Lời vừa dứt, tiếng đàn càng bật ra cao hơn, tựa hồ có ý chỉ trích.

Hoắc Đô và Đạt Nhĩ Ba đưa mắt cho nhau. Đạt Nhĩ Ba gật đầu. Hoắc Đô nói:

– Cô nương đã không chịu đi ra, thì tiểu vương đành vào vậy.

Nói đoạn giắt chiếc tù và, vung tay phải, sải bước đi vào rừng. Quần hào ào theo sau như bầy ong vỡ tổ, tên nào tên ấy nghĩ bụng: “Ngay danh tiếng lừng lẫy như phái Toàn Chân mà còn không cản nổi bọn ta, thì một thiếu nữ cô thân như Tiểu Long Nữ chống chọi sao được?”. Chỉ sợ kẻ khác vào được trong nhà mộ trước, lấy mất báu vật mang đi trước mình, nên tên nào tên nấy tranh nhau xông tới.

Khưu Xứ Cơ quát lớn:

– Đây là chốn cựu cư của tổ sư phái Toàn Chân, Trùng Dương Chân Nhân, các ngươi mau xéo đi.

Bọn kia nghe tiếng quát hơi sững sờ, nhưng chân chúng không hề dừng bước. Khưu Xứ Cơ giận dữ nói:

– Tĩnh nhi, động thủ!

Hai người rời vách đá, đang định xông tới, bỗng nghe quần hào kêu la chạy thục mạng ra khỏi cánh rừng.

Hai người ngẩn ra, chỉ thấy mấy chục tên vắt chân lên cổ mà chạy, rồi Hoắc Đô và Đạt Nhĩ Ba cũng cắm đầu chạy ra, dáng điệu thảm hại bằng mấy lần lúc rút khỏi cung Trùng Dương. Hai người cảm thấy lạ lùng, nghĩ thầm: “Không biết Tiểu Long Nữ dùng cách gì mà đuổi được quần tà?”. Thoáng nghĩ như vậy, đã thấy tiếng vo vo từ xa đến gần, dưới ánh trăng có vô số vật nhỏ màu trắng từ trong rừng bay ra, lao thẳng vào đầu vào mặt quần tà. Quách Tĩnh lấy làm lạ, hỏi:

– Cái gì thế nhỉ?

Khưu Xứ Cơ lắc đầu không đáp, chăm chú nhìn, chỉ thấy một số kẻ chạy chậm bị các vật nhỏ kia lao vào đầu liền ngã xuống, ôm đầu mà kêu la như bị chọc tiết. Quách Tĩnh kinh ngạc nói:

– Thì ra là đàn ong, nhưng sao lại màu trắng?

Trong lúc chàng nói, thì lại thêm dăm người nữa bị ong đốt. Mười mấy người lăn lộn trong rừng, kêu rú thảm thiết. Quách Tĩnh nghĩ thầm: “Bị ong đốt thì buốt thật, nhưng không lẽ bầy ong này có độc tính dị thường hay sao?”. Chợt có một bầy ong như khói đặc tràn tới trước mặt chàng và Khưu Xứ Cơ. Nhìn thế tấn công hung mãnh của bầy ong, khó bề chống đỡ, Quách Tĩnh định quay đầu chạy, thì thấy Khưu Xứ Cơ hít hơi vào đan điền rồi há miệng thổi mạnh về phía bầy ong. Bầy ong đang tràn tới, đột nhiên phát hiện có luồng gió mạnh thổi đón đầu thì dạt ra. Khưu Xứ Cơ thổi xong hơi thứ nhất, liền thổi tiếp hơi thứ hai. Quách Tĩnh cũng bắt chước làm theo, hai người tạo ra một luồng gió khá mạnh, bầy ong chịu không nổi, mấy trăm con phải tránh sang hai bên, bay đi đuổi theo bọn Hoắc Đô và Đạt Nhĩ Ba.

Mười mấy kẻ lăn lộn dưới đất kêu như cha chết mẹ chết, có kẻ nói:

– Tiểu nhân biết lỗi rồi, xin Tiểu Long Nữ tiên cô cứu mạng cho!

Quách Tĩnh kinh ngạc, nghĩ thầm: “Mấy tên kia toàn là phường tham sống sợ chết, nhưng có bị chặt chân tay, chúng cũng không kêu la khiếp đến thế. Bầy ong này quả nhiên lợi hại thật!”.

Chỉ nghe trong rừng cây vọng ra mấy tiếng đàn, rồi trên các ngọn cây có một làn hơi trắng nhạt lan tỏa. Hai người ngửi trước mùi hương hoa thơm ngọt. Lát sau thì tiếng vo vo từ xa lại gần, bầy ong ngửi thấy mùi thơm bay trở lại, thì ra là Tiểu Long Nữ đốt hương gọi ong về.

Khưu Xứ Cơ là láng giềng của Tiểu Long Nữ mười tám năm, mà không hề biết nàng ta có bản sự đó, vừa thán phục, vừa thích thú, nói:

– Sớm biết vị phương lân (láng giềng quý hóa) thần thông quảng đại như thế, phái Toàn Chân đã khỏi cần đa sự.

Câu này tuy nói với Quách Tĩnh, nhưng lão đạo trưởng đề khí phát ra, có ý để Tiểu Long Nữ nghe thấy. Quả nhiên tiếng đàn trong rừng cây chậm lại, dìu dặt khoan hòa, như thể cảm tạ cao nghĩa. Khưu Xứ Cơ cười to cao giọng nói:

– Cô nương bất tất đa lễ. Bần đạo Khưu Xứ Cơ dẫn đệ tử Quách Tĩnh đến kính chúc sinh nhật của cô nương.

Tiếng đàn vang lên hai tiếng tình tang, rồi im hẳn.

Quách Tĩnh nghe mấy người kia kêu la thảm thiết, bèn nói:

– Đạo trưởng, mấy người này ta nên cứu như thế nào đây?

Khưu Xứ Cơ nói:

– Long cô nương ắt có cách xử trí, chúng ta đi thôi!

Hai người quay mình đi trở về hướng đông. Dọc đường Quách Tĩnh lại xin Khưu Xứ Cơ thu nhận Dương Quá làm môn hạ. Khưu Xứ Cơ thở dài, nói:

– Thúc phụ Dương Thiết Tâm của ngươi là bậc hào kiệt, há để tuyệt tự? Dương Khang bị kết cục xấu xa như thế, ta cũng có lỗi một phần. Ngươi cứ yên tâm, ta sẽ tận tâm kiệt lực dạy dỗ thằng bé ấy nên người.

Quách Tĩnh cả mừng, đang đi quỳ ngay xuống bái tạ.

Hai người vừa đi vừa trò chuyện, đã về tới trước cung Trùng Dương. Trời cũng đã sáng. Chúng đạo sĩ đang thu dọn tàn tích đám cháy hậu viện.

Khưu Xứ Cơ tập hợp chúng đạo sĩ, giới thiệu với Quách Tĩnh. Chỉ vị đạo sĩ râu dài chỉ huy Bắc Đẩu trận, đạo trưởng nói:

– Đây là Triệu Chí Kính, đại đệ tử của Vương sư đệ. Trong số các đệ tử đời thứ ba, y luyện được võ công vững vàng hơn cả, giao cho y dạy dỗ Dương Quá là được.

Quách Tĩnh đã giao đấu với Triệu Chí Kính, biết võ công của vị đạo sĩ này quả là cao cường, thì cả mừng, liền bảo Dương Quá hành lễ bái sư với Triệu Chí Kính, bản thân chàng cũng trịnh trọng cảm tạ.

Chàng lưu lại ở núi Chung Nam vài ngày, dặn dò Dương Quá thật tỉ mỉ, rồi mới cáo biệt mọi người, trở về Đào Hoa đảo.

Khưu Xứ Cơ nhớ lại hồi trước dạy võ công cho Dương Khang, để cho y sống trong nhung lụa ở vương phủ, cuối cùng y phạm phải sai lầm lớn, nghĩ thầm: “Xưa nay nghiêm sư xuất cao đồ, bổng đầu xuất hiếu tử (Thầy nghiêm trò mới giỏi, roi vọt con mới có hiếu). Lần này đối với Dương Quá phải quản giáo chặt chẽ, để thằng bé khỏi lặp lại sai lầm của cha nó”, bèn gọi Dương Quá tới, nghiêm nghị giáo huấn một hồi, dặn nó khắc khổ luyện tập, vâng theo mọi giáo huấn của sư phụ, nhất thiết không được lười nhác.

Dương Quá phải ở lại trên núi Chung Nam, vốn đã không muốn chút nào, bây giờ tự dưng lại bị giáo huấn nghiêm khắc, trong lòng vô cùng chán ngán, đành nuốt lệ vâng dạ, chờ lúc Khưu Xứ Cơ đi rồi, nó mới khóc òa lên. Bỗng nghe có tiếng nói lạnh lùng sau lưng:

– Sao, tổ sư gia nói điều gì không phải với ngươi hả?

Dương Quá giật mình nín khóc, ngoảnh đầu lại, thấy chính là sư phụ Triệu Chí Kính, thì nó vội buông xuôi tay, nói:

– Không ạ.

Triệu Chí Kính nói:

– Vậy tại sao ngươi lại khóc?

Dương Quá đáp:

– Đệ tử nhớ Quách bá bá quá ạ.

Triệu Chí Kính vừa rồi rõ ràng nghe Khưu sư bá nghiêm nghị giáo huấn thằng bé, thế mà nó lại nói thác đi là nó nhớ Quách Tĩnh, thì trong bụng rất khó chịu, nghĩ thầm: “Thằng bé này mới một tí tuổi đầu mà đã giảo hoạt như thế, nếu không nghiêm trị, lớn lên làm sao uốn nắn?” Bèn nghiêm mặt quát:

– Ngươi dám nói dối sư phụ hả?

Dương Quá chính mắt thấy các đạo sĩ phái Toàn Chân bị Quách Tĩnh đánh cho tơi tả, lại thấy các vị đạo trưởng như Khưu Xứ Cơ bị bọn yêu tà Hoắc Đô dồn vào thế thua to, may nhờ có Quách Tĩnh kịp đến cứu viện, thì nó cho rằng các đạo sĩ này võ công toàn thuộc hạng bình thường. Đối với Khưu Xứ Cơ nó còn không phục chút nào, huống hồ đối với Triệu Chí Kính? Cũng tại Quách Tĩnh nhất thời sơ ý, không nói rõ cho nó biết, rằng võ công của phái Toàn Chân là võ học chính tông, hồi trước võ công của Vương Trùng Dương là đệ nhất thiên hạ, cao thủ các gia các phái không một ai địch nổi. Quách Tĩnh sở dĩ thắng các đạo sĩ là bởi họ chưa luyện đến tuyệt đỉnh, chứ không phải do võ công phái Toàn Chân non kém. Dương Quá cho rằng vợ chồng Quách Tĩnh không muốn thu nhận nó làm đồ đệ, nên mới giao bừa cho người khác dạy võ cho nó, hơn nữa, chính mắt nó chứng kiến cảnh các đạo sĩ gãy kiếm, thua tơi bời, dẫu Quách Tĩnh có giải thích thế nào, nó cũng chẳng tin. Lúc này nó thấy sư phụ mặt mày khó coi, thì nghĩ thầm: “Ta bái người làm sư phụ, chẳng qua là chuyện bất đắc dĩ, giả dụ ta có luyện được võ công bằng người, thử hỏi có tác dụng quái gì? Chỉ là một cái bị thịt chứ gì? Đừng có hầm hầm với ta như vậy!” Nó bèn ngoảnh mặt đi, không trả lời.

Triệu Chí Kính cả giận, quát to hơn:

– Ta hỏi ngươi, ngươi dám không thưa hả?

Dương Quá nói:

– Sư phụ muốn đệ tử thưa sao thì đệ tử thưa vậy.

Triệu Chí Kính nghe nó nói hỗn, thì không nén được giận, vẩy ngược bàn tay một cái, “bốp” một tiếng, Dương Quá bị một cái tát mạnh đỏ rát cả má, nó liền khóc tướng lên và bỏ chạy. Triệu Chí Kính đuổi theo túm lại, hỏi:

– Ngươi chạy đi đâu?

Dương Quá nói:

– Mau buông ta ra, ta không thèm học võ của lão đâu!

Triệu Chí Kính càng tức, quát:

– Ngươi nói gì hả, thằng lỏi con?

Dương Quá nổi khùng, đốp lại:

– Xú đạo sĩ, cẩu đạo sĩ, mi có giỏi cứ đánh chết ta đi!

Thời bấy giờ, phận sự sư đồ rất được coi trọng, trong võ lâm, sư đồ y như cha con, sư phụ dẫu có muốn giết chết đệ tử, đệ tử cũng không dám chống lại. Đằng này Dương Quá dám mở miệng chửi lại sư tôn, quả là chuyện đại nghịch chưa từng thấy. Triệu Chí Kính giận tím mặt, vung chưởng đánh vào mặt nó. Dương Quá bỗng nhiên nhảy lên, ôm lấy cánh tay sư phụ, há mồm cắn chặt lấy ngón trỏ tay phải của Triệu Chí Kính.

Dương Quá từ khi được Âu Dương Phong truyền cho bí quyết nội công, ngấm ngầm tu luyện, cũng có được chút căn cơ. Triệu Chí Kính trong cơn giận dữ, lại nghĩ nó còn là đứa bé, nên không hề đề phòng, bị thằng bé ôm chặt cánh tay mà cắn ngón tay, giằng chưa ra. Ngạn ngữ có câu, mười ngón tay liền với tim, ngón tay bị đau là khổ sở nhất. Triệu Chí Kính đấm mạnh một quả vào vai Dương Quá, quát:

– Ngươi muốn chết hả? Mau buông ra!

Chọn tập
Bình luận
× sticky