Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thần điêu hiệp lữ

Chương 74

Tác giả: Kim Dung
Chọn tập

Công phu sử dụng cây quạt của Hoắc Đô vốn cũng là một tuyệt kỹ võ lâm, ra đòn điểm huyệt, đâm, quét, chém, chặt, cũng là lấy sự khinh nhu thủ thắng, nhưng bây giờ gặp phải khinh công tuyệt đỉnh vô song của phái Cổ Mộ, thì không thi triển được, hơn nữa, cây quạt đã bị Chu Tử Liễu đề bốn chữ, Dương Quá nhè vào đó chế giễu, Hoắc Đô không muốn xòe quạt ra nữa, thành thử công phu chữ “phẩy” của cây quạt đã mất tác dụng.

Quách Phù và huynh đệ họ Võ thấy kiếm pháp của Dương Quá tài tình như thế, cứ trố mắt mà ngắm, không thể nói gì hơn. Trong số quần hào bàng quan, người mừng nhất là Quách Tĩnh, thấy con trai của cố nhân không ngờ đã luyện thành môn võ công siêu việt mà chính chàng cũng chưa nhận biết gia số, nghĩ đến giao tình nhiều đời giữa hai họ Dương – Quách, bất giác vừa bi vừa hỉ. Hoàng Dung liếc phu quân một cái, thấy mắt chàng rưng rưng, khóe miệng mỉm cười, biết tâm ý của chàng, đưa tay nắm bàn tay chàng.

Hoắc Đô thấy không địch nổi, lo lắng nghĩ thầm, nếu hôm nay bị bại bởi tay tên tiểu tử này, thì từ đây mất hết thể diện, còn nói gì tới việc lập uy ở Trung Nguyên? Thấy trường kiếm của Dương Quá chĩa xéo, mũi kiếm rắc hoa, đâm liền ba chỗ, nếu nhảy tránh, Hoắc Đô sẽ lập tức rơi vào thế hạ phong, bèn xòe cây quạt quét liền ba chiêu, quát một tiếng, lại sử “Cuồng phong tấn lôi công” để phản kích. Với thân phận cao thủ võ lâm như hắn, giao đấu với một gã thiếu niên, phải vừa đấu vừa quát tháo, dẫu có đắc thắng, cũng chả vẻ vang gì, huống hồ bây giờ hắn chỉ cầu không thua, chẳng dám mong gì hơn.

Dương Quá kiếm đi khinh linh, chiêu dứt ý liền, liên miên bất tuyệt, quả thực nhàn nhã thảnh thơi. Pho mỹ nữ kiếm pháp này vốn lấy sự khéo léo dịu dàng để thủ thắng, bên cạnh sự hò hét cuồng tẩu của đối phương, càng lộ rõ vẻ ung dung, yên vị đàng hoàng của chàng. Dương Quá quần áo tuy rách rưới, nhưng lộ kiếm pháp này của chàng quả thật tinh diệu, ai nấy chỉ thấy kiếm quang loang loáng, chàng cứ thanh thoát tuyệt tục như một công tử phong lưu.

Nhưng Dương Quá vừa chọn tư thế, phong thái tuấn nhã, thì đường kiếm khó bề phát huy uy lực. Hoắc Đô thì liều mạng, càng đấu càng hung, Dương Quá dần dần cảm thấy đuối sức. Quách Tĩnh, Hoàng Dung lại thấy chàng sắp lạc bại, đều lắc đầu, cau mày, bất giác thầm kêu lên “Nguy mất!”.

Bỗng Dương Quá chĩa kiếm, quát:

– Cẩn thận! Ta sắp phóng ám khí đó!

Hoắc Đô từng dùng đinh có độc giấu trong cây quạt đả thương Chu Tử Liễu, nghe Dương Quá kêu thế, tưởng thanh kiếm thô của chàng cũng giấu ám khí như cây quạt của hắn, hèn chi Dương Quá không dùng bảo kiếm, mà chọn thanh kiếm gỉ này, tự hắn đã dùng thủ đoạn này để vượt hiểm thủ thắng, chắc đối phương cũng bắt chước làm theo, thấy Dương Quá chĩa mũ kiếm vào mặt mình, hắn vội nhảy sang bên trái. Tay trái của Dương Quá dẫn kiếm quyết, kiếm đâm tới, chứ đâu có ám khí gì?

Hoắc Đô biết mình bị lừa, chửi:

– Tên súc sinh!

Dương Quá hỏi:

– Ai chửi là tên súc sinh?

Hoắc Đô không trả lời, sợ lại bị lừa, đánh ra một chưởng. Dương Quá vung tay trái, quát:

– Phóng ám khí đó!

Hoắc Đô vội tránh sang bên phải, thì thanh kiếm của đối phương vừa vặn từ bên phải đâm tới, hắn vội thu mình rụt người lại, mũi kiếm sượt qua bên sườn, chỉ cách không đầy một tấc, hú vía! Quần hùng suýt soa tiếc rẻ, đám võ sĩ Mông Cổ thì kêu “Hú vía!”.

Hoắc Đô tuy thoát nạn, nhưng cũng sợ vã mồ hôi lạnh, thấy Dương Quá lại vung tay trái, quát:

– Ám khí này! Bạn đang xem tại TruyệnFULL.vn – www.TruyệnFULL.vn

Hoắc Đô không thèm lý đến nữa, vung chưởng tiếp đòn, quả nhiên đối phương lại bịa. Dương Quá sấn tới, đâm một kiếm, lại vung tay trái, quát:

– Ám khí thực đó!

Hoắc Đô chửi:

– Tên súc…

Chữ “sinh” chưa ra đến đầu lưỡi, chợt thấy trước mắt loang loáng bay tới mấy thứ ám khí rất nhỏ, từ cự li cực gần, vội nhảy tránh, nhưng đã cảm thấy bắp đùi đau nhói mấy chỗ. Hoắc Đô cho rằng ám khí quá nhỏ, có trúng cũng không đáng ngại, trong cơn thịnh nộ quạt chém, chưởng vỗ, định đánh chết tươi tên nhãi ranh giảo hoạt.

Dương Quá biết đã đắc thủ, đâu còn cần liều mạng làm gì với hắn, bèn múa kiếm nghiêm thủ môn hộ, cười hì hì, nói:

– Ta đã tam phen tứ phen nhắc ngươi phải đề phòng ám khí, vậy mà ngươi cấm chịu tin. Ta đâu có đánh lừa ngươi, đúng không nào?

Hoắc Đô định ra đòn, bỗng đùi ngứa ngáy quá chừng, như thể bị một con muỗi lớn đốt, hắn cố nhịn ngứa để xuất chiêu, nhưng cơn ngứa càng dữ dội, chợt giật mình: “Thôi chết, ám khí của tên súc sinh có độc”. Vừa nghĩ thế, thì cái sự ngứa ngáy không thể chịu đựng thêm được nữa, cũng bất chấp đại địch trước mặt, hắn quẳng cây quạt để lấy tay gãi ngứa, song bây giờ thì dường như cả quả tim cũng đang ngứa ngáy, hắn bất giác kêu lên và ngã gục xuống. Nên biết, chất độc bôi vào ám khí Ngọc phong châm của phái Cổ Mộ là thứ hiếm gặp trong thiên hạ, trúng một cái châm đã khó chịu, huống hồ đang ác đấu, huyết lưu thông nhanh, lại bị trúng những mấy cái châm liền.

Lão tăng Đạt Nhĩ Ba bước ra, ôm Hoắc Đô mang vào trao cho sư phụ, rồi quay ra, nói với Dương Quá:

– Tiểu hài tử, ta tỷ võ với ngươi!

Cây kim cương chử phạt ngang lưng Dương Quá.

Cây kim cương chử nặng như thế phạt qua, mang theo một đạo kim quang, chứng tỏ cánh tay của Đạt Nhĩ Ba cực khỏe, thủ pháp cực nhanh. Dương Quá hai chân giữ nguyên vị trí, cong người ra phía sau gần một thước, cây kim cương chử đánh qua ngay trước ngực. Nào ngờ Đạt Nhĩ Ba không chờ cây kim cương chử đi hết đà, cổ tay vận kình, cây kim cương chử đang phạt ngang liền chuyển sang đâm thẳng vào bụng Dương Quá. Cây kim cương chử nặng thế, giữa chừng đột ngột chuyển hướng, khiến ai nấy cùng bất ngờ, Dương Quá cũng cả kinh, vội dùng kiếm ghìm đầu cây kim cương chử xuống, mượn sức vọt lên không trung.

Đạt Nhĩ Ba không đợi chàng đáp xuống đất, vung cây chử truy kích, Dương Quá lại ghìm đầu cây chử xuống mà nhảy vọt lên. Đạt Nhĩ Ba quát to:

– Chạy đi đâu?

Cây kim cương chử đánh tới. Dương Quá thân lơ lửng trên không, khó bề xoay trở, thấy tình thế quá nguy hiểm, bèn liều lĩnh giơ tay chộp đầu cây kim cương chử, đồng thời tay kia chém kiếm thẳng xuống. Giá như chàng có sức lực như Điểm Thương Ngư Ẩn, thì đối phương đã phải buông tay khỏi cây chử. Đằng này Đạt Nhĩ Ba lực mạnh gấp mấy lần chàng, đã giằng lại cây chử mà nhảy về phía sau. Dương Quá thừa thế buông cây chử ra, nhẹ nhàng đáp xuống đất. Chàng bị dồn ép liền ba chiêu ở trên không, tính mệnh ngàn cân treo sợi tóc, vừa rồi tuy không đoạt được binh khí của đối phương, nhưng đã giải nguy, người xem xung quanh đều thở phào nhẹ nhõm.

Đạt Nhĩ Ba thấy Dương Quá khinh công cao cường, biến chiêu linh hoạt, bèn hỏi:

– Tiểu hài tử công phu rất khá, là ai dạy ngươi vậy?

Đạt Nhĩ Ba nói tiếng Tạng, Dương Quá dĩ nhiên chẳng hiểu lấy một chữ. Chàng đoán lão hòa thượng này chửi mắng chàng, thế là bèn bắt chước giọng nói, cũng xì xà xì xồ vài câu. Mấy câu của chàng phát âm rất chuẩn, lại đúng trật tự từ ngữ, Đạt Nhĩ Ba chỉ nghe là:

– Tiểu hài tử công phu rất khá, là ai dạy ngươi vậy?

Tưởng Dương Quá hỏi y, Đạt Nhi Ba đáp:

– Sư phụ ta là Kim Luân pháp vương, ta lại không phải là tiểu hài tử, ngươi phải gọi ta là đại hòa thượng.

Dương Quá không chịu lép vế, nghĩ thầm: “Bất kể lão chửi ta độc ác thế nào, ta cứ chửi lại đúng hệt, cái khoản đấu khẩu lão đừng hòng thắng ta. Lão dùng tiếng Tạng nhiếc ta là heo là chó, thì ta cũng nhiếc lại lão hệt như thế”. Đợi Đạt Nhĩ Ba nói xong, chàng bắt chước nhại lại y hệt:

– Sư phụ ta là Kim Luân pháp vương, ta lại không phải là tiểu hài tử, ngươi phải gọi ta là đại hòa thượng.

Đạt Nhĩ Ba lấy làm lạ, nghiêng đầu nhìn bên trái, lại nhìn bên phải, nghĩ thầm: “Ngươi hiển nhiên là tiểu hài tử, đâu phải là đại hòa thượng? Sư phụ của ngươi sao lại là Kim Luân pháp vương?” Bèn nói:

– Ta là đệ tử đời thứ nhất của Kim Luân pháp vương, ngươi là đệ tử đời thứ mấy?

Dương Quá cũng nói:

– Ta là đệ tử đời thứ nhất của Kim Luân pháp vương, ngươi là đệ tử đời thứ mấy?

Đạo Lạt Ma ở Tây Tạng xưa nay có thuyết luân hồi truyền kiếp, thời bấy giờ Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền chưa bắt đầu kiếp sau, nhưng chuyện người ta sau khi chết sẽ đầu thai tái sinh, thì đã được mọi người theo đạo Lạt Ma tin chắc như đinh đóng cột. Kim Luân pháp vương thời trẻ có thu nhận một đại đệ tử, đệ tử ấy chưa đến hai mươi tuổi đã chết, Đạt Nhĩ Ba và Hoắc Đô đều không biết mặt người đó, chỉ biết từng có một người như vậy. Trong đám môn hạ của Kim Luân pháp vương, Đạt Nhĩ Ba là đệ tử thứ hai, Hoắc Đô là đệ tử thứ ba. Bây giờ Đạt Nhĩ Ba nghe mấy câu đối đáp vừa rồi, cứ ngỡ Dương Quá đúng là đại sư huynh đã đầu thai sang kiếp này, nghĩ thầm nếu không phải là thần đồng võ nghệ đầu thai, thì làm sao một gã thiếu niên đã giỏi võ đến thế? Hơn nữa chàng ta là một gã thiếu niên Trung Nguyên, làm sao lại nói tiếng Tạng sõi như thế được? Đạt Nhĩ Ba chăm chú nhìn Dương Quá một lát, càng nhìn càng thấy giống, bèn đặt cây kim cương chử xuống đất, chắp tay vái Dương Quá, nói:

– Đại sư huynh, sư đệ Đạt Nhĩ Ba tham kiến.

Dương Quá càng lấy làm lạ, nghĩ bụng lão hòa thượng này chửi mình không xong, đành cúi đầu nhận thua, thấy cử chỉ của lão ta cực kỳ cung kính, lời vừa nói chắc không phải chửi bới, nên chàng không bắt chước nhại lại, chỉ mỉm cười, gật đầu, ra vẻ tiếp nhận.

Người xem xung quanh thì càng kinh dị. Mọi người không hiểu Tạng ngữ, chẳng biết Dương Quá xì xà xì xồ những gì, mà sau một hồi vị lão tăng có sức lực kinh nhân kia lại cúi đầu bái phục chàng.

Chỉ có Kim Luân pháp vương biết rõ nguồn cơn, thừa biết gã đệ tử thứ hai là người thẳng thắn chất phác, đã mắc lừa Dương Quá, bèn nói to:

– Đạt Nhĩ Ba, nó không phải là đại sư huynh tái sinh đâu, mau tỷ thí với nó đi.

Đạt Nhĩ Ba giật mình, nói:

– Sư phụ, đệ tử thấy đó chính là đại sư huynh rồi, nếu không, còn nhỏ tuổi sao đã có thân thủ như vậy?

Kim Luân pháp vương nói:

– Đại sư huynh của ngươi võ công giỏi hơn ngươi rất nhiều, đứa bé này thì còn thua xa ngươi.

Đạt Nhĩ Ba cứ lắc đầu, chưa tin. Kim Luân pháp vương biết y tính quá thẳng thắn, nhất thời chưa hiểu ngay, bèn nói:

– Ngươi chưa tin, cứ đấu thử với nó một lát sẽ biết.

Đạt Nhĩ Ba luôn coi lời sư phụ như thần thánh, nếu sư phụ đã bảo Dương Quá không phải là đại sư huynh tái sinh, thì quá nửa không phải là đại sư huynh. Nhưng chàng ta mới tí tuổi đầu, đã có võ công cao minh như thế, lại tự xưng là đại sư huynh của y, thì thật là khó mà không tin, thôi thì vâng lời sư phụ, đấu thử với chàng ta vài chiêu, xem công phu đích thực của chàng ta, xem ai thắng ai bại, sẽ biết ngay thật giả, thế là y bèn ôm quyền nói với Dương Quá:

– Được, ta sẽ tỷ thí võ công với ngươi, là thật hay giả, dựa vào thắng bại mà định.

Dương Quá thấy y xì xà xì xồ mấy câu, thần sắc rất cung kính, bèn bắt chước nhại lại y như thế với y:

– Được, ta sẽ tỷ thí võ công với ngươi, là thật hay giả, dựa vào thắng bại mà định.

Đạt Nhi Ba nghe vậy, trong lòng run sợ, nghĩ thầm:

“Sư phụ bảo võ công của đại sư huynh cao hơn ta rất nhiều, tất nhiên là ta không địch nổi rồi”.

Dương Quá thấy vẻ mặt sợ hãi của Đạt Nhĩ Ba, nghĩ thầm: “Mình phải dọa thêm cho lão ta sợ mà lùi mới được” bèn nói to:

– Ngươi có năm tên đệ tử, gọi là “Tạng biên ngũ xú” ít ngày trước đây trên đỉnh Hoa Sơn dám vô lễ với ta, đã bị ta phế bỏ võ công. Năm tên đó vẫn còn sống cả chứ?

Dương Quá nói bằng tiếng Hán, Đạt Nhĩ Ba dĩ nhiên không hiểu, bènnhờ một võ sĩ đi cùng dịch lại. Nghe xong, Đạt Nhĩ Ba cả kinh thất sắc. “Tạng biên ngũ xú” làm vật đệm cho hai đại cao thủ Hồng Thất Công và Âu Dương Phong giáp kích, gân mạch toàn thân đều bị phế, trở về chỉ còn ú ớ, nói cũng không ra lời nữa. Đạt Nhĩ Ba xem thương thế của “Tạng biên ngũ xú”, nghĩ ngay Kim Luân pháp vương cũng không thể có công lực tài tình như vậy, đánh hỏng bát mạch của cả năm người mà vẫn bảo toàn tính mạng cho họ, hạ thủ như thế thật là quỷ quái thần thông, thông thiên triệt địa. Bây giờ nghe Dương Quá nói, càng kinh hãi, quay nhìn Kim Luân pháp vương, chỉ thấy sư phụ vẻ mặt tức giận, thì không thể không động thủ với Dương Quá, đành nói:

– Xin hãy thủ hạ lưu tình.

Dương Quá bắt chước y, cũng nhại lại:

– Xin hãy thủ hạ lưu tình.

Quách Phù thấy hai người cứ nói tiếng Tạng với nhau mãi, bèn lại bên cạnh Hoàng Dung, hỏi:

– Mẹ ơi, họ nói gì thế?

Hoàng Dung sớm đã nhận biết Dương Quá chỉ nhại theo y hệt, vậy mà Đạt Nhĩ Ba lại chắp tay mà vái, thì cũng chưa hiểu vì sao, nghe nữ nhi hỏi, chỉ đáp:

– Ừm, Dương gia ca ca nói giỡn lão tăng đấy thôi!

Lúc này Đạt Nhĩ Ba đã vung cây chử tấn công Dương Quá, nghĩ bụng y đã nói rõ trước, đối phương tất có phòng bị. Dương Quá thấy Đạt Nhĩ Ba thần thái cung kính, không ngờ y lại đột nhiên xuất thủ, cây chử suýt nữa thì đánh trúng người chàng, chàng vội nhảy lùi né tránh.

Dương Quá lùi rồi, lập tức sấn tới, đâm liền ba nhát kiếm. Đạt Nhĩ Ba vốn sợ hãi, chỉ lo Dương Quá theo học sư phụ lâu năm, võ học tài giỏi hơn người, luân hồi tái sinh, càng quỷ quái thần thông, nên chỉ dùng cây chử che đỡ môn hộ, không dám lơ là chút nào, sau vài chiêu, Dương Quá nhận thấy Đạt Nhĩ Ba chỉ thủ không công, tuy chưa hiểu dụng ý, nhưng thừa thế tấn công, đâm đông chém tây, tha hồ thi triển “Ngọc nữ kiếm pháp”. Đấu hơn trăm chiêu, Kim Luân pháp vương không nhịn được nữa, quát:

– Đạt Nhĩ Ba, mau phản kích đi, nó không phải là đại sư huynh của ngươi.

Võ công của Đạt Nhĩ Ba dĩ nhiên cao hơn hẳn Dương Quá, chẳng qua y kính sợ trong bụng, nên giảm mất năm phần, Dương Quá thì thừa cơ toàn lực thi triển. Một người càng lúc càng ứng tâm đắc thủ, một người thì càng lúc càng co về thoái nhượng.

Dương Quá tuy chiếm thượng phong, cũng không đả thương y nổi, Đạt Nhĩ Ba lại cứ ngỡ đại sư huynh thủ hạ lưu tình. Kim Luân pháp vương cả giận, gằn giọng quát:

– Hãy phản kích ngay lập tức!

Tiếng quát làm rung chuyển cả đại sảnh, nghe váng cả tai. Đạt Nhĩ Ba không dám trái lời sư phụ, vội vung cây chử mà cuồng đả cấp công.

Đợt tấn công mãnh liệt này buộc Dương Quá liên tiếp né tránh, những chỗ sơ hở non nớt của chàng cũng dần dần lộ ra. Đạt Nhĩ Ba thấy kiếm chiêu của Dương Quá hơi chậm lại, bèn phang cây chử gấp tới, Dương Quá tránh không kịp, chử kiếm đụng nhau. Trong lúc tỷ thí, binh khí đôi bên đụng nhau là chuyện thường, nhưng cây kim cương chử quá nặng, Dương Quá chỉ múa kiếm, không dám cho đụng vào cây chử của đối phương, bây giờ kiếm – chử đụng nhau, chàng thấy hổ khẩu bị chấn động đau nhói, keng một tiếng, thanh kiếm của chàng gãy đôi. Đạt Nhĩ Ba nói:

– Ta thắng rồi!

Y cắm cây chử xuống đất, chắp tay trước ngực, cúi mình hành lễ. Y tuy đắc thắng, song không dám thất lễ với đại sư huynh.

Dương Quá nhại lại bằng tiếng tạng:

– Ta thắng rồi!

Đoạn ném cái kiếm gãy vào mặt Đạt Nhĩ Ba, y né tránh, nghĩ thầm: “Tại sao đại sư huynh lại thắng? Không lẽ đấy là chiêu dẫn dụ?” Chỉ thấy Dương Quá tay không đánh tới, không dám xem thường, vội múa cây chử hộ thân.

Hồi Dương Quá ở trong “Hoạt tử nhân mộ” theo Tiểu Long Nữ học chưởng pháp, chàng đã luyện thành thạo cách dùng song chưởng ngăn giữ chín chín tám mươi mốt con chim sẻ đang bay, mà không để cho một con nào bay thoát. Lộ chưởng pháp “Thiên la địa võng thế” ấy là bí quyết độc đáo của Lâm Triêu Anh, chiêu số chưởng hình chưa hề ra khỏi núi Chung Nam một bước, bây giờ đem ra sử dụng, quả nhiên kín đáo vô cùng, tuy chỉ là tay không, mà uy lực chẳng thua gì trong tay có đao kiếm.

Đạt Nhĩ Ba múa cây chử vù vù, Dương Quá thì sử dụng khinh công cao siêu, tiến thoái trong kẽ hở của cây chử. Tuy cây chử gây vô số hung hiểm, nhưng thủy chung vẫn chưa hề đụng được vào người chàng, trong khi không không ngừng công kích, trảo, đả, phách, cầm nã, kích, thi triển chưởng pháp “Thiên la địa võng thế”.

Lại đấu một trận nữa, Đạt Nhĩ Ba thần lực càng tăng, Dương Quá cũng khinh công càng lúc càng lanh lẹ. Hồi ở tòa cổ mộ, chàng từng nằm trên giường hàn ngọc luyện công, bây giờ công phu tu luyện mấy năm mới hiển lộ hết ra.

Tiểu Long Nữ ngồi bên chân cột, mỉm cười nhìn cuộc đấu thấy Dương Quá cầm cự được lâu như thế chưa thua, bèn lấy trong túi ra đôi bao tay màu trắng, gọi:

– Quá nhi, đón lấy này.

Tay phải ném đôi bao tay ra.

Công phu sử dụng cây quạt của Hoắc Đô vốn cũng là một tuyệt kỹ võ lâm, ra đòn điểm huyệt, đâm, quét, chém, chặt, cũng là lấy sự khinh nhu thủ thắng, nhưng bây giờ gặp phải khinh công tuyệt đỉnh vô song của phái Cổ Mộ, thì không thi triển được, hơn nữa, cây quạt đã bị Chu Tử Liễu đề bốn chữ, Dương Quá nhè vào đó chế giễu, Hoắc Đô không muốn xòe quạt ra nữa, thành thử công phu chữ “phẩy” của cây quạt đã mất tác dụng.

Quách Phù và huynh đệ họ Võ thấy kiếm pháp của Dương Quá tài tình như thế, cứ trố mắt mà ngắm, không thể nói gì hơn. Trong số quần hào bàng quan, người mừng nhất là Quách Tĩnh, thấy con trai của cố nhân không ngờ đã luyện thành môn võ công siêu việt mà chính chàng cũng chưa nhận biết gia số, nghĩ đến giao tình nhiều đời giữa hai họ Dương – Quách, bất giác vừa bi vừa hỉ. Hoàng Dung liếc phu quân một cái, thấy mắt chàng rưng rưng, khóe miệng mỉm cười, biết tâm ý của chàng, đưa tay nắm bàn tay chàng.

Hoắc Đô thấy không địch nổi, lo lắng nghĩ thầm, nếu hôm nay bị bại bởi tay tên tiểu tử này, thì từ đây mất hết thể diện, còn nói gì tới việc lập uy ở Trung Nguyên? Thấy trường kiếm của Dương Quá chĩa xéo, mũi kiếm rắc hoa, đâm liền ba chỗ, nếu nhảy tránh, Hoắc Đô sẽ lập tức rơi vào thế hạ phong, bèn xòe cây quạt quét liền ba chiêu, quát một tiếng, lại sử “Cuồng phong tấn lôi công” để phản kích. Với thân phận cao thủ võ lâm như hắn, giao đấu với một gã thiếu niên, phải vừa đấu vừa quát tháo, dẫu có đắc thắng, cũng chả vẻ vang gì, huống hồ bây giờ hắn chỉ cầu không thua, chẳng dám mong gì hơn.

Dương Quá kiếm đi khinh linh, chiêu dứt ý liền, liên miên bất tuyệt, quả thực nhàn nhã thảnh thơi. Pho mỹ nữ kiếm pháp này vốn lấy sự khéo léo dịu dàng để thủ thắng, bên cạnh sự hò hét cuồng tẩu của đối phương, càng lộ rõ vẻ ung dung, yên vị đàng hoàng của chàng. Dương Quá quần áo tuy rách rưới, nhưng lộ kiếm pháp này của chàng quả thật tinh diệu, ai nấy chỉ thấy kiếm quang loang loáng, chàng cứ thanh thoát tuyệt tục như một công tử phong lưu.

Nhưng Dương Quá vừa chọn tư thế, phong thái tuấn nhã, thì đường kiếm khó bề phát huy uy lực. Hoắc Đô thì liều mạng, càng đấu càng hung, Dương Quá dần dần cảm thấy đuối sức. Quách Tĩnh, Hoàng Dung lại thấy chàng sắp lạc bại, đều lắc đầu, cau mày, bất giác thầm kêu lên “Nguy mất!”.

Bỗng Dương Quá chĩa kiếm, quát:

– Cẩn thận! Ta sắp phóng ám khí đó!

Hoắc Đô từng dùng đinh có độc giấu trong cây quạt đả thương Chu Tử Liễu, nghe Dương Quá kêu thế, tưởng thanh kiếm thô của chàng cũng giấu ám khí như cây quạt của hắn, hèn chi Dương Quá không dùng bảo kiếm, mà chọn thanh kiếm gỉ này, tự hắn đã dùng thủ đoạn này để vượt hiểm thủ thắng, chắc đối phương cũng bắt chước làm theo, thấy Dương Quá chĩa mũ kiếm vào mặt mình, hắn vội nhảy sang bên trái. Tay trái của Dương Quá dẫn kiếm quyết, kiếm đâm tới, chứ đâu có ám khí gì?

Hoắc Đô biết mình bị lừa, chửi:

– Tên súc sinh!

Dương Quá hỏi:

– Ai chửi là tên súc sinh?

Hoắc Đô không trả lời, sợ lại bị lừa, đánh ra một chưởng. Dương Quá vung tay trái, quát:

– Phóng ám khí đó!

Hoắc Đô vội tránh sang bên phải, thì thanh kiếm của đối phương vừa vặn từ bên phải đâm tới, hắn vội thu mình rụt người lại, mũi kiếm sượt qua bên sườn, chỉ cách không đầy một tấc, hú vía! Quần hùng suýt soa tiếc rẻ, đám võ sĩ Mông Cổ thì kêu “Hú vía!”.

Hoắc Đô tuy thoát nạn, nhưng cũng sợ vã mồ hôi lạnh, thấy Dương Quá lại vung tay trái, quát:

– Ám khí này! Bạn đang xem tại TruyệnFULL.vn – www.TruyệnFULL.vn

Hoắc Đô không thèm lý đến nữa, vung chưởng tiếp đòn, quả nhiên đối phương lại bịa. Dương Quá sấn tới, đâm một kiếm, lại vung tay trái, quát:

– Ám khí thực đó!

Hoắc Đô chửi:

– Tên súc…

Chữ “sinh” chưa ra đến đầu lưỡi, chợt thấy trước mắt loang loáng bay tới mấy thứ ám khí rất nhỏ, từ cự li cực gần, vội nhảy tránh, nhưng đã cảm thấy bắp đùi đau nhói mấy chỗ. Hoắc Đô cho rằng ám khí quá nhỏ, có trúng cũng không đáng ngại, trong cơn thịnh nộ quạt chém, chưởng vỗ, định đánh chết tươi tên nhãi ranh giảo hoạt.

Dương Quá biết đã đắc thủ, đâu còn cần liều mạng làm gì với hắn, bèn múa kiếm nghiêm thủ môn hộ, cười hì hì, nói:

– Ta đã tam phen tứ phen nhắc ngươi phải đề phòng ám khí, vậy mà ngươi cấm chịu tin. Ta đâu có đánh lừa ngươi, đúng không nào?

Hoắc Đô định ra đòn, bỗng đùi ngứa ngáy quá chừng, như thể bị một con muỗi lớn đốt, hắn cố nhịn ngứa để xuất chiêu, nhưng cơn ngứa càng dữ dội, chợt giật mình: “Thôi chết, ám khí của tên súc sinh có độc”. Vừa nghĩ thế, thì cái sự ngứa ngáy không thể chịu đựng thêm được nữa, cũng bất chấp đại địch trước mặt, hắn quẳng cây quạt để lấy tay gãi ngứa, song bây giờ thì dường như cả quả tim cũng đang ngứa ngáy, hắn bất giác kêu lên và ngã gục xuống. Nên biết, chất độc bôi vào ám khí Ngọc phong châm của phái Cổ Mộ là thứ hiếm gặp trong thiên hạ, trúng một cái châm đã khó chịu, huống hồ đang ác đấu, huyết lưu thông nhanh, lại bị trúng những mấy cái châm liền.

Lão tăng Đạt Nhĩ Ba bước ra, ôm Hoắc Đô mang vào trao cho sư phụ, rồi quay ra, nói với Dương Quá:

– Tiểu hài tử, ta tỷ võ với ngươi!

Cây kim cương chử phạt ngang lưng Dương Quá.

Cây kim cương chử nặng như thế phạt qua, mang theo một đạo kim quang, chứng tỏ cánh tay của Đạt Nhĩ Ba cực khỏe, thủ pháp cực nhanh. Dương Quá hai chân giữ nguyên vị trí, cong người ra phía sau gần một thước, cây kim cương chử đánh qua ngay trước ngực. Nào ngờ Đạt Nhĩ Ba không chờ cây kim cương chử đi hết đà, cổ tay vận kình, cây kim cương chử đang phạt ngang liền chuyển sang đâm thẳng vào bụng Dương Quá. Cây kim cương chử nặng thế, giữa chừng đột ngột chuyển hướng, khiến ai nấy cùng bất ngờ, Dương Quá cũng cả kinh, vội dùng kiếm ghìm đầu cây kim cương chử xuống, mượn sức vọt lên không trung.

Đạt Nhĩ Ba không đợi chàng đáp xuống đất, vung cây chử truy kích, Dương Quá lại ghìm đầu cây chử xuống mà nhảy vọt lên. Đạt Nhĩ Ba quát to:

– Chạy đi đâu?

Cây kim cương chử đánh tới. Dương Quá thân lơ lửng trên không, khó bề xoay trở, thấy tình thế quá nguy hiểm, bèn liều lĩnh giơ tay chộp đầu cây kim cương chử, đồng thời tay kia chém kiếm thẳng xuống. Giá như chàng có sức lực như Điểm Thương Ngư Ẩn, thì đối phương đã phải buông tay khỏi cây chử. Đằng này Đạt Nhĩ Ba lực mạnh gấp mấy lần chàng, đã giằng lại cây chử mà nhảy về phía sau. Dương Quá thừa thế buông cây chử ra, nhẹ nhàng đáp xuống đất. Chàng bị dồn ép liền ba chiêu ở trên không, tính mệnh ngàn cân treo sợi tóc, vừa rồi tuy không đoạt được binh khí của đối phương, nhưng đã giải nguy, người xem xung quanh đều thở phào nhẹ nhõm.

Đạt Nhĩ Ba thấy Dương Quá khinh công cao cường, biến chiêu linh hoạt, bèn hỏi:

– Tiểu hài tử công phu rất khá, là ai dạy ngươi vậy?

Đạt Nhĩ Ba nói tiếng Tạng, Dương Quá dĩ nhiên chẳng hiểu lấy một chữ. Chàng đoán lão hòa thượng này chửi mắng chàng, thế là bèn bắt chước giọng nói, cũng xì xà xì xồ vài câu. Mấy câu của chàng phát âm rất chuẩn, lại đúng trật tự từ ngữ, Đạt Nhĩ Ba chỉ nghe là:

– Tiểu hài tử công phu rất khá, là ai dạy ngươi vậy?

Tưởng Dương Quá hỏi y, Đạt Nhi Ba đáp:

– Sư phụ ta là Kim Luân pháp vương, ta lại không phải là tiểu hài tử, ngươi phải gọi ta là đại hòa thượng.

Dương Quá không chịu lép vế, nghĩ thầm: “Bất kể lão chửi ta độc ác thế nào, ta cứ chửi lại đúng hệt, cái khoản đấu khẩu lão đừng hòng thắng ta. Lão dùng tiếng Tạng nhiếc ta là heo là chó, thì ta cũng nhiếc lại lão hệt như thế”. Đợi Đạt Nhĩ Ba nói xong, chàng bắt chước nhại lại y hệt:

– Sư phụ ta là Kim Luân pháp vương, ta lại không phải là tiểu hài tử, ngươi phải gọi ta là đại hòa thượng.

Đạt Nhĩ Ba lấy làm lạ, nghiêng đầu nhìn bên trái, lại nhìn bên phải, nghĩ thầm: “Ngươi hiển nhiên là tiểu hài tử, đâu phải là đại hòa thượng? Sư phụ của ngươi sao lại là Kim Luân pháp vương?” Bèn nói:

– Ta là đệ tử đời thứ nhất của Kim Luân pháp vương, ngươi là đệ tử đời thứ mấy?

Dương Quá cũng nói:

– Ta là đệ tử đời thứ nhất của Kim Luân pháp vương, ngươi là đệ tử đời thứ mấy?

Đạo Lạt Ma ở Tây Tạng xưa nay có thuyết luân hồi truyền kiếp, thời bấy giờ Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền chưa bắt đầu kiếp sau, nhưng chuyện người ta sau khi chết sẽ đầu thai tái sinh, thì đã được mọi người theo đạo Lạt Ma tin chắc như đinh đóng cột. Kim Luân pháp vương thời trẻ có thu nhận một đại đệ tử, đệ tử ấy chưa đến hai mươi tuổi đã chết, Đạt Nhĩ Ba và Hoắc Đô đều không biết mặt người đó, chỉ biết từng có một người như vậy. Trong đám môn hạ của Kim Luân pháp vương, Đạt Nhĩ Ba là đệ tử thứ hai, Hoắc Đô là đệ tử thứ ba. Bây giờ Đạt Nhĩ Ba nghe mấy câu đối đáp vừa rồi, cứ ngỡ Dương Quá đúng là đại sư huynh đã đầu thai sang kiếp này, nghĩ thầm nếu không phải là thần đồng võ nghệ đầu thai, thì làm sao một gã thiếu niên đã giỏi võ đến thế? Hơn nữa chàng ta là một gã thiếu niên Trung Nguyên, làm sao lại nói tiếng Tạng sõi như thế được? Đạt Nhĩ Ba chăm chú nhìn Dương Quá một lát, càng nhìn càng thấy giống, bèn đặt cây kim cương chử xuống đất, chắp tay vái Dương Quá, nói:

– Đại sư huynh, sư đệ Đạt Nhĩ Ba tham kiến.

Dương Quá càng lấy làm lạ, nghĩ bụng lão hòa thượng này chửi mình không xong, đành cúi đầu nhận thua, thấy cử chỉ của lão ta cực kỳ cung kính, lời vừa nói chắc không phải chửi bới, nên chàng không bắt chước nhại lại, chỉ mỉm cười, gật đầu, ra vẻ tiếp nhận.

Người xem xung quanh thì càng kinh dị. Mọi người không hiểu Tạng ngữ, chẳng biết Dương Quá xì xà xì xồ những gì, mà sau một hồi vị lão tăng có sức lực kinh nhân kia lại cúi đầu bái phục chàng.

Chỉ có Kim Luân pháp vương biết rõ nguồn cơn, thừa biết gã đệ tử thứ hai là người thẳng thắn chất phác, đã mắc lừa Dương Quá, bèn nói to:

– Đạt Nhĩ Ba, nó không phải là đại sư huynh tái sinh đâu, mau tỷ thí với nó đi.

Đạt Nhĩ Ba giật mình, nói:

– Sư phụ, đệ tử thấy đó chính là đại sư huynh rồi, nếu không, còn nhỏ tuổi sao đã có thân thủ như vậy?

Kim Luân pháp vương nói:

– Đại sư huynh của ngươi võ công giỏi hơn ngươi rất nhiều, đứa bé này thì còn thua xa ngươi.

Đạt Nhĩ Ba cứ lắc đầu, chưa tin. Kim Luân pháp vương biết y tính quá thẳng thắn, nhất thời chưa hiểu ngay, bèn nói:

– Ngươi chưa tin, cứ đấu thử với nó một lát sẽ biết.

Đạt Nhĩ Ba luôn coi lời sư phụ như thần thánh, nếu sư phụ đã bảo Dương Quá không phải là đại sư huynh tái sinh, thì quá nửa không phải là đại sư huynh. Nhưng chàng ta mới tí tuổi đầu, đã có võ công cao minh như thế, lại tự xưng là đại sư huynh của y, thì thật là khó mà không tin, thôi thì vâng lời sư phụ, đấu thử với chàng ta vài chiêu, xem công phu đích thực của chàng ta, xem ai thắng ai bại, sẽ biết ngay thật giả, thế là y bèn ôm quyền nói với Dương Quá:

– Được, ta sẽ tỷ thí võ công với ngươi, là thật hay giả, dựa vào thắng bại mà định.

Dương Quá thấy y xì xà xì xồ mấy câu, thần sắc rất cung kính, bèn bắt chước nhại lại y như thế với y:

– Được, ta sẽ tỷ thí võ công với ngươi, là thật hay giả, dựa vào thắng bại mà định.

Đạt Nhi Ba nghe vậy, trong lòng run sợ, nghĩ thầm:

“Sư phụ bảo võ công của đại sư huynh cao hơn ta rất nhiều, tất nhiên là ta không địch nổi rồi”.

Dương Quá thấy vẻ mặt sợ hãi của Đạt Nhĩ Ba, nghĩ thầm: “Mình phải dọa thêm cho lão ta sợ mà lùi mới được” bèn nói to:

– Ngươi có năm tên đệ tử, gọi là “Tạng biên ngũ xú” ít ngày trước đây trên đỉnh Hoa Sơn dám vô lễ với ta, đã bị ta phế bỏ võ công. Năm tên đó vẫn còn sống cả chứ?

Dương Quá nói bằng tiếng Hán, Đạt Nhĩ Ba dĩ nhiên không hiểu, bènnhờ một võ sĩ đi cùng dịch lại. Nghe xong, Đạt Nhĩ Ba cả kinh thất sắc. “Tạng biên ngũ xú” làm vật đệm cho hai đại cao thủ Hồng Thất Công và Âu Dương Phong giáp kích, gân mạch toàn thân đều bị phế, trở về chỉ còn ú ớ, nói cũng không ra lời nữa. Đạt Nhĩ Ba xem thương thế của “Tạng biên ngũ xú”, nghĩ ngay Kim Luân pháp vương cũng không thể có công lực tài tình như vậy, đánh hỏng bát mạch của cả năm người mà vẫn bảo toàn tính mạng cho họ, hạ thủ như thế thật là quỷ quái thần thông, thông thiên triệt địa. Bây giờ nghe Dương Quá nói, càng kinh hãi, quay nhìn Kim Luân pháp vương, chỉ thấy sư phụ vẻ mặt tức giận, thì không thể không động thủ với Dương Quá, đành nói:

– Xin hãy thủ hạ lưu tình.

Dương Quá bắt chước y, cũng nhại lại:

– Xin hãy thủ hạ lưu tình.

Quách Phù thấy hai người cứ nói tiếng Tạng với nhau mãi, bèn lại bên cạnh Hoàng Dung, hỏi:

– Mẹ ơi, họ nói gì thế?

Hoàng Dung sớm đã nhận biết Dương Quá chỉ nhại theo y hệt, vậy mà Đạt Nhĩ Ba lại chắp tay mà vái, thì cũng chưa hiểu vì sao, nghe nữ nhi hỏi, chỉ đáp:

– Ừm, Dương gia ca ca nói giỡn lão tăng đấy thôi!

Lúc này Đạt Nhĩ Ba đã vung cây chử tấn công Dương Quá, nghĩ bụng y đã nói rõ trước, đối phương tất có phòng bị. Dương Quá thấy Đạt Nhĩ Ba thần thái cung kính, không ngờ y lại đột nhiên xuất thủ, cây chử suýt nữa thì đánh trúng người chàng, chàng vội nhảy lùi né tránh.

Dương Quá lùi rồi, lập tức sấn tới, đâm liền ba nhát kiếm. Đạt Nhĩ Ba vốn sợ hãi, chỉ lo Dương Quá theo học sư phụ lâu năm, võ học tài giỏi hơn người, luân hồi tái sinh, càng quỷ quái thần thông, nên chỉ dùng cây chử che đỡ môn hộ, không dám lơ là chút nào, sau vài chiêu, Dương Quá nhận thấy Đạt Nhĩ Ba chỉ thủ không công, tuy chưa hiểu dụng ý, nhưng thừa thế tấn công, đâm đông chém tây, tha hồ thi triển “Ngọc nữ kiếm pháp”. Đấu hơn trăm chiêu, Kim Luân pháp vương không nhịn được nữa, quát:

– Đạt Nhĩ Ba, mau phản kích đi, nó không phải là đại sư huynh của ngươi.

Võ công của Đạt Nhĩ Ba dĩ nhiên cao hơn hẳn Dương Quá, chẳng qua y kính sợ trong bụng, nên giảm mất năm phần, Dương Quá thì thừa cơ toàn lực thi triển. Một người càng lúc càng ứng tâm đắc thủ, một người thì càng lúc càng co về thoái nhượng.

Dương Quá tuy chiếm thượng phong, cũng không đả thương y nổi, Đạt Nhĩ Ba lại cứ ngỡ đại sư huynh thủ hạ lưu tình. Kim Luân pháp vương cả giận, gằn giọng quát:

– Hãy phản kích ngay lập tức!

Tiếng quát làm rung chuyển cả đại sảnh, nghe váng cả tai. Đạt Nhĩ Ba không dám trái lời sư phụ, vội vung cây chử mà cuồng đả cấp công.

Đợt tấn công mãnh liệt này buộc Dương Quá liên tiếp né tránh, những chỗ sơ hở non nớt của chàng cũng dần dần lộ ra. Đạt Nhĩ Ba thấy kiếm chiêu của Dương Quá hơi chậm lại, bèn phang cây chử gấp tới, Dương Quá tránh không kịp, chử kiếm đụng nhau. Trong lúc tỷ thí, binh khí đôi bên đụng nhau là chuyện thường, nhưng cây kim cương chử quá nặng, Dương Quá chỉ múa kiếm, không dám cho đụng vào cây chử của đối phương, bây giờ kiếm – chử đụng nhau, chàng thấy hổ khẩu bị chấn động đau nhói, keng một tiếng, thanh kiếm của chàng gãy đôi. Đạt Nhĩ Ba nói:

– Ta thắng rồi!

Y cắm cây chử xuống đất, chắp tay trước ngực, cúi mình hành lễ. Y tuy đắc thắng, song không dám thất lễ với đại sư huynh.

Dương Quá nhại lại bằng tiếng tạng:

– Ta thắng rồi!

Đoạn ném cái kiếm gãy vào mặt Đạt Nhĩ Ba, y né tránh, nghĩ thầm: “Tại sao đại sư huynh lại thắng? Không lẽ đấy là chiêu dẫn dụ?” Chỉ thấy Dương Quá tay không đánh tới, không dám xem thường, vội múa cây chử hộ thân.

Hồi Dương Quá ở trong “Hoạt tử nhân mộ” theo Tiểu Long Nữ học chưởng pháp, chàng đã luyện thành thạo cách dùng song chưởng ngăn giữ chín chín tám mươi mốt con chim sẻ đang bay, mà không để cho một con nào bay thoát. Lộ chưởng pháp “Thiên la địa võng thế” ấy là bí quyết độc đáo của Lâm Triêu Anh, chiêu số chưởng hình chưa hề ra khỏi núi Chung Nam một bước, bây giờ đem ra sử dụng, quả nhiên kín đáo vô cùng, tuy chỉ là tay không, mà uy lực chẳng thua gì trong tay có đao kiếm.

Đạt Nhĩ Ba múa cây chử vù vù, Dương Quá thì sử dụng khinh công cao siêu, tiến thoái trong kẽ hở của cây chử. Tuy cây chử gây vô số hung hiểm, nhưng thủy chung vẫn chưa hề đụng được vào người chàng, trong khi không không ngừng công kích, trảo, đả, phách, cầm nã, kích, thi triển chưởng pháp “Thiên la địa võng thế”.

Lại đấu một trận nữa, Đạt Nhĩ Ba thần lực càng tăng, Dương Quá cũng khinh công càng lúc càng lanh lẹ. Hồi ở tòa cổ mộ, chàng từng nằm trên giường hàn ngọc luyện công, bây giờ công phu tu luyện mấy năm mới hiển lộ hết ra.

Tiểu Long Nữ ngồi bên chân cột, mỉm cười nhìn cuộc đấu thấy Dương Quá cầm cự được lâu như thế chưa thua, bèn lấy trong túi ra đôi bao tay màu trắng, gọi:

– Quá nhi, đón lấy này.

Tay phải ném đôi bao tay ra.

Chọn tập
Bình luận