Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thần điêu hiệp lữ

Chương 206

Tác giả: Kim Dung
Chọn tập

Ni Ma Tinh cười hô hố, nói:

– Nhãi con không ăn đòn, thì còn chưa biết cha mi lợi hại.

Cây thiết trượng chống xuống đất cộc cộc, miệng cười nhăn nhở, hắn tiến lại. Quách Tương bình sinh chưa sợ thế này bao giờ, nhìn bộ mặt đen đúa nham nhở, cặp mắt tròn mở to lộ vẻ nham hiểm, hàm răng trắng nhởn như sắp cắn người của Ni Ma Tinh, nàng bất giác rú lên thất thanh.

Bỗng phía sau lưng nàng có tiếng nói nhỏ nhẹ:

– Đừng sợ! Hãy dùng ám khí mà đánh hắn!

Trong cơn nguy cấp Quách Tương cũng chẳng kịp phân biệt người nói là ai, đưa tay sờ thắt lưng, nói:

– Muội không có ám khí.

Nàng thấy Ni Ma Tinh lại tới gần thêm một bước, không biết phải làm thế nào, song chưởng đành sử chiêu Tán hoa thế che đỡ trước mặt. Bàn tay nàng vừa đưa ra đằng trước, từ phía sau bỗng có một luồng gió thổi nhẹ, chỉ cảm thấy cánh tay lâng lâng, đôi vòng đeo tay bằng vàng liền tuột khỏi cổ tay bay tới đụng vào cây thiết trượng của Ni Ma Tinh nghe tinh tinh hai tiếng.

Tiếng đụng nghe khẽ khàng, vậy mà hai cây thiết trượng nặng nề của Ni Ma Tinh lại bị hất mạnh ra phía sau, tuột tay hắn văng vào bức tường miếu hai tiếng thình thình, khiến bụi bậm trên nóc miếu rơi xuống lả tả. Ni Ma Tinh tuột mất cả hai cây thiết trượng, thân hình liền ngã xuống, nhưng hắn lộn một vòng, dùng lưng chạm đất, mượn thế bật dậy, miệng gầm gừ, mười ngón tay đen sì cùng với cả người lao bổ về phía Quách Tương.

Quách Tương cả kinh, không kịp nghĩ, thuận tay rút một chiếc trâm bằng ngọc xanh, vung tay ném về phía Ni Ma Tinh, chỉ thấy từ phía sau lại có luồng gió nhẹ đẩy cái trâm đi. Ni Ma Tinh tay trái ở trước, tay phải ở sau, đột nhiên thấy cái trâm bay đến rất kỳ dị, bèn giơ cả hai tay gạt đi, miệng thốt lên khe khẽ:

– Cổ quái thay!

Hắn ngã xuống, không cựa quậy gì nữa.

Quách Tương sợ Ni Ma Tinh có quỷ kế gì, nhảy tới bên Quách Phù, run run nói:

– Tỷ tỷ, đi mau!

Hai tỷ muội đứng bên cạnh tượng thần trong miếu Dương Thái Phó, thấy Ni Ma Tinh không cựa quậy gì nữa, Quách Phù nói:

– Chẳng lẽ hắn đột nhiên trúng gió mà chết?

Rồi quát:

– Ni Ma Tinh, ngươi giở trò quỷ gì vậy?

Nàng nghĩ hắn đã mất đôi thiết trượng, khó bề cử động, không còn đáng sợ nữa, bèn chĩa kiếm tiến lên vài bước, chỉ thấy Ni Ma Tinh mắt mở trừng trừng, lộ vẻ kinh hoàng, miệng há hốc, hóa ra đã chết.

Quách Phù vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, thắp sáng cây nến trên bàn thờ, định bước lại nhìn cho kỹ, bỗng nghe ngoài cửa miếu có người gọi:

– Phù muội, nhị muội, hai người có ở trong miếu hay không?

Chính là Gia Luật Tề. Quách Phù mừng rỡ, gọi:

– Tề ca, lại đây mau lên, kỳ quái… kỳ quái lắm!

Quách Phù đi tìm muội tử, lâu không trở về, Gia Luật Tề nghĩ Lỗ Hữu Cước đã bị ám toán, lúc này bên ngoài thành Tương Dương lởn vởn kẻ địch, nên chàng không yên tâm, bèn đi đón tỷ muội về thành. Chàng dẫn theo hai đệ tử Cái Bang sáu túi, chạy vào trong miếu, thấy Ni Ma Tinh nằm chết dưới đất, thì giật mình. Chàng biết gã lùn ở Thiên Trúc này võ công cực cao, ngay chàng cũng không địch nổi, cuối cùng Quách Phù lại giết được hắn, thật là ngoài sức tưởng tượng. Chàng cầm cây nến từ tay Quách Phù, lại bên nhìn kỹ, lại càng kinh ngạc.

Chỉ thấy hai lòng bàn tay của Ni Ma Tinh đều bị xuyên thủng, chiếc trâm ngọc cắm trúng huyệt Thần Đình bên trên trán Ni Ma Tinh. Chiếc trâm ngọc phóng mạnh hơn chút nữa, sẽ bị gãy. Đằng này nó có thể xuyên qua hai lòng bàn tay của một danh gia võ học, lại đánh chết được hắn, bản lĩnh phóng châm thật quá ư cao cường. Gia Luật Tề quay sang nói với Quách Phù:

– Ngoại công đã tới đây đấy. Mau đưa ta dẫn kiến người.

Quách Phù ngạc nhiên hỏi lại:

– Ngoại công đã tới khi nào? Nguồn tại https://TruyệnFULL.vn

Gia Luật Tề nói:

– Không phải ngoại công tới ư?

Chàng mừng rỡ, nói:

– Thì raà ân sư đến.

Chàng nhìn quanh, không thấy bóng dáng Chu Bá Thông đâu cả. Chàng biết tính sư phụ hay đùa, chắc sư phụ đang nấp đâu đây để dọa chàng, bèn chạy ra khỏi miếu, nhảy lên mái nhà quan sát, song bốn phía không một bóng người. Quách Phù kêu lên:

– Chàng cứ nói lung tung nào ngoại công, nào sư phụ cái gì vậy?

Gia Luật Tề trở vào đại điện, hỏi kỹ tỷ muội hai người về việc đã gặp Ni Ma Tinh thế nào, hắn chết ra sao. Quách Phù nói, chỉ thấy muội tử dùng chiếc trâm ngọc đánh chết hắn, thật chẳng có lý chút nào hết.

Gia Luật Tề nói:

– Phía sau nhị muội tất có cao nhân ám trợ. Ta nghĩ thời nay ngoài nhạc phụ, chỉ ngoại công, ân sư của ta, Nhất Đăng đại sư và Kim Luân pháp vương năm người là có được công phu đó. Kim Luân pháp vương là quốc sư Mông Cổ, ắt không đối địch với Ni Ma Tinh, Nhất Đăng đại sư không dễ gì khai sát giới, cho nên ta đoán hoặc ngoại công, hoặc ân sư của ta đến thôi. Nhị muội, muội đoán người ám trợ cho muội là ai?

Quách Tương sau khi phóng chiếc trâm, Ni Ma Tinh ngã xuống, nàng lập tức ngoảnh lại, nhưng phía sau không thấy bóng một ai, nàng thầm nhẩm lại câu “Đừng sợ. Hãy dùng ám khí mà đánh hắn”. Câu này nghe giọng rất quen thuộc, chẳng lẽ là Dương Quá? Nhưng vừa nghĩ đến Dương Quá, nàng tự nhủ: “Quyết không phải là chàng! Chỉ vì mình mong mỏi chàng, nên nghe giọng người khác cũng ngỡ là chàng”. Khi Gia Luật Tề hỏi, nàng mải nghĩ nên không nghe thấy.

Quách Phù thấy muội tử đỏ mặt, ánh mắt long lanh, thần tình khác lạ, nghĩ muội tử vừa rồi bị hoảng hồn, bèn kéo tay, hỏi:

– Nhị muội, muội làm sao vậy?

Quách Tương giật mình, càng đỏ mặt thêm, nói:

– Không sao cả.

Quách Phù nói:

– Tỷ phu hỏi vừa rồi ai đã xuất cứu muội, muội có nghe thấy không vậy?

Quách Tương đáp:

– À, ai giúp muội đánh chết tên ác nhân ấy ư? Dĩ nhiên là người ấy! Ngoài người ấy ra, còn ai có bản lĩnh như vậy được?

Quách Phù nói:

– Người ấy nào? Người ấy là ai? Là vị đại anh hùng mà muội đã nói ấy à?

Quách Tương trống ngực đập dồn, vội nói:

– Không, không! Là muội nói linh hồn của Lỗ lão bá.

Quách Phù hừ một tiếng, buông tay muội tử. Quách Tương nói:

– Vừa rồi không thấy bóng người, nhất định là linh hồn của Lỗ lão bá đã ám trợ muội. Tỷ tỷ biết đấy Lỗ lão bá vốn rất quý mến muội mà lại.

Quách Phù bán tín bán nghi, nghĩ bụng không có linh hồn, không lẽ hồn ma của Lỗ Hữu Cước không tan, nhưng nếu không phải linh hồn, thì ai giơ tay giết người được kia chứ. Nàng đứng ngay một bên, không hề thấy bóng người.

Gia Luật Tề nhặt hai cây thiết trượng của Ni Ma Tinh lên, cảm thán:

– Công lực như thế, thật đáng khâm phục.

Quách Phù và Quách Tương cùng nhìn kỹ, thấy hai chiếc vòng đeo tay hình hoa phù dung dính vào thiết trượng như đúc liền một khối. Hai cái vòng thủ công tinh xảo, nhỏ bé, mà nội lực của người tác động vào đủ làm hai cây trượng thô nặng tuột tay bay đi, chẳng trách Gia Luật Tề phải trầm trồ thán phục.

Quách Phù nói:

– Chúng ta đem về cho mẫu thân xem, mẫu thân sẽ đoán biết người ấy là ai.

Hai đệ tử Cái Bang liền một người vác xác, một người vác cặp thiết trượng, theo Gia Luật Tề và tỷ muội Quách Phù trở về thành Tương Dương. Quách Tĩnh và Hoàng Dung nghe Quách Phù thuật lại, nghĩ đến mối nguy hiểm vừa thoát, không khỏi kinh hãi.

Quách Tương cứ tưởng phen này sẽ bị phụ phẫu phạt nặng, nhưng Quách Tĩnh mừng rằng nữ nhi tình nghĩa sâu nặng, nên lại còn an ủi nàng vài câu. Hoàng Dung thấy chồng không giận, liền ôm tiểu nữ nhi vào lòng mà vỗ về, khi xem kỹ cặp thiết trượng và cái xác của Ni Ma Tinh, thì ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi nói với Quách Tĩnh:

– Tĩnh ca ca, tướng công đoán là ai?

Quách Tĩnh lắc đầu, nói:

– Cái này hoàn toàn dựa vào nội lực cương mãnh, theo chỗ ta biết, chỉ có hai người.

Hoàng Dung hơi nghiêng đầu, nói:

– Nhưng ân sư Thất Công đã sớm lìa trần, lại không phải chính tướng công ra tay.

Hoàng Dung hỏi kỹ chuyện động thủ ở miếu Dương Thái Phó, thủy chung vẫn chưa đoán ra được.

Chờ khi Quách Phù, Quách Tương về phòng nghỉ ngơi rồi, Hoàng Dung nói:

– Tĩnh ca ca, nhị tiểu thư của chúng ta có tâm sự gì đó giấu chúng ta, tướng công có biết không?

Quách Tĩnh lấy làm lạ, hỏi:

– Giấu cái gì?

Hoàng Dung nói:

– Từ khi lên phương bắc đưa thiếp mời trở về, nó thường thường ngẩn ngơ xuất thần một mình, đêm nay giọng nói của nó lại càng cổ quái.

Quách Tĩnh nói:

– Nó bị kinh sợ một phen, tất nhiên tâm thần hốt hoảng.

Hoàng Dung nói:

– Không phải thế. Nó lúc thì bẽn lẽn ngượng nghịu, lúc thì tủm tỉm cười một mình, trong lòng hẳn có niềm vui không thể thổ lộ.

Quách Tĩnh nói:

– Con bé bỗng dưng được cao nhân ám trợ, cho nên mừng mừng tủi tủi, cũng không có gì lạ.

Hoàng Dung mỉm cười, nói:

– Tâm sự của thiếu nữ, hồi Tĩnh ca ca còn trẻ đã không hiểu, bây giờ sắp già, càng không thể biết đâu.

Hai vợ chồng liền nói sang chuyện khác, bàn một hồi về phương lược bày trận chống địch, cách nghênh tiếp tân khách trong anh hùng đại yến hôm sau, cách bố trí bàn tiệc, rồi mới đi nghỉ.

Hoàng Dung nằm xuống giường, nghĩ đến thần tình của Quách Tương, không thể ngủ được, nghĩ: “Con bé ngay hôm chào đời đã gặp kiếp nạn, mình chỉ lo trong đời nó sẽ khó tránh nhiều thử thách, may sao mười sáu năm qua đều bình yên, không lẽ hôm nay lại sắp có biến cố giáng xuống đầu nó”. Lại nghĩ cường địch áp sát thành, đại nạn đe dọa, trăm họ trong thành đứng trước đại họa, nếu có thể biết trước điều gì để đề phòng thì tốt, mà tiểu nữ nhi thì tính nết cổ quái, từ nhỏ có chuyện gì đã không chịu nói, bất kể phụ mẫu dỗ dành trách mắng thế nào, nó cũng chỉ xị mặt, chẳng hé nửa lời, khiến cha mẹ vừa bực bội, vừa tức cười.

Hoàng Dung càng nghĩ càng không yên tâm, bèn khẽ khàng ngồi dậy, đi ra mặt thành, bảo quân sĩ mở cổng thành cho mình ra ngoài, rồi nhắm miếu Dương Thái Phó ở phía nam mà đi.

Lúc này là canh tư, vầng trăng sáng bị mây đen che khuất. Hoàng Dung tay cầm cây đoản côn, thi triển khinh công, chạy đến Hiện Sơn, còn cách miếu Dương Thái Phó vài chục trượng, bỗng nghe cạnh Trụy lệ bi có tiếng người. Hoàng Dung rùn người xuống thấp, lẻn tới gần, cách tấm bia vài trượng, nấp sau một thân cây lớn. Chỉ nghe một người nói:

– Tôn tam ca, ân công dặn chúng mình chờ ở cạnh Trụy lệ bi, tại sao tấm bia này lại mang cái tên chẳng lành chút nào như thế?

Gã họ Tôn nói:

– Ân công bình sinh tựa hồ có một chuyện bất hạnh gì đó, cho nên hễ gặp những cái tên như Đoạn Trường, Ưu Sầu, Trụy Lệ, đều để tâm cả.

Người thứ nhất nói:

– Bản lĩnh như ân công, trong thiên hạ làm gì có chuyện nào khó, vậy mà đệ nhìn ánh mắt của ân công, nghe giọng nói của ân công, hình như có điều gì rất rầu lòng thì phải. Ba chữ Trụy lệ bi, chỉ e do ân công tự đặt ra.

Gã họ Tôn nói:

– Không phải đâu. Ta từng nghe tiên sinh trong tuồng cổ kể rằng thời Tam Quốc, thành Tương Dương thuộc nước Ngụy, tướng trấn thủ Dương Hộ công lao rất lớn, được phong chức Thái Phó, bảo cảnh an dân, ân trạch rất hậu. Thường ngày Dương Hộ thích du ngoạn núi Hiện Sơn này, sau khi qua đời, trăm họ nhớ ơn ông, mới dựng tòa miếu Dương Thái Phó kia, lập bia ghi đức. Trăm họ nhìn thấy tấm bia này, nghĩ đến công ơn bình sinh của ông, lại cất giây lát than khóc, cho nên mới gọi là Trụy lệ bi. Trần lục đệ, một người như Dương Thái Phó, đúng là một đại trượng phu.

Người họ Trần nói:

– Ân công hành hiệp trượng nghĩa, giữa chốn tứ hải ngũ hồ, không biết bao nhiêu người được ân công cứu giúp. Nếu ân công làm quan trấn thủ thành Tương Dương, không chừng còn hơn cả Dương Thái Phó.

Gã họ Tôn nói:

– Quách đại hiệp thành Tương Dương đã bảo cảnh an dân, lại hành hiệp trượng nghĩa, kiêm cái tốt của cả Dương Thái Phó lẫn ân công của chúng ta.

Hoàng Dung nghe họ tán dương chồng mình, không khỏi thầm đắc ý, lại nghĩ: “Không biết ân công của họ là ai? Chẳng lẽ lại chính là người đã ám trợ Quách Tương?”. Nghe gã họ Tôn nói:

– Hai chúng ta trước đây chống lại ân công, sau lại được ân công cứu mạng, tấm lòng bao dung của ân công có thua gì Dương Thái Phó. Vị tiên sinh kể chuyện Tam Quốc còn nói, hồi Dương Hộ giữ thành Tương Dương, con trai của đại tướng Đông Ngô là Lục Kháng có chống lại Dương Hộ. Dương Hộ phái binh đến đánh trận trong địa phận của Đông Ngô, nếu cắt lúa của dân chúng làm quân lương, nhất định đều trả tiền cho dân. Lục Kháng bị bệnh, Dương Hộ sai mang thuốc tặng, Lục Kháng uống ngay không chút nghi ngờ. Thuộc hạ khuyên y phải cẩn thận đề phòng, y nói: “Há có ai bằng Dương thúc tử?”. Uống thuốc xong quả nhiên đỡ bệnh. Dương thúc tử chính là Dương Hộ. Vì Dương Hộ nhân phẩm cao thượng, nên kẻ địch cũng phải kính nể. Khi Dương Hộ chết, ngay tướng sĩ Đông Ngô ở vùng biên giới cũng thương khóc mấy ngày. Con người đức độ như thế mới đáng mặt anh hùng đó.

Gã họ Trần sờ tấm bia, luôn miệng cảm thán một hồi, rồi nói:

– Ân công bảo chúng ta gặp nhau ở đây, chắc cũng là để ngưỡng mộ Dương Thái Phó chăng?

Ni Ma Tinh cười hô hố, nói:

– Nhãi con không ăn đòn, thì còn chưa biết cha mi lợi hại.

Cây thiết trượng chống xuống đất cộc cộc, miệng cười nhăn nhở, hắn tiến lại. Quách Tương bình sinh chưa sợ thế này bao giờ, nhìn bộ mặt đen đúa nham nhở, cặp mắt tròn mở to lộ vẻ nham hiểm, hàm răng trắng nhởn như sắp cắn người của Ni Ma Tinh, nàng bất giác rú lên thất thanh.

Bỗng phía sau lưng nàng có tiếng nói nhỏ nhẹ:

– Đừng sợ! Hãy dùng ám khí mà đánh hắn!

Trong cơn nguy cấp Quách Tương cũng chẳng kịp phân biệt người nói là ai, đưa tay sờ thắt lưng, nói:

– Muội không có ám khí.

Nàng thấy Ni Ma Tinh lại tới gần thêm một bước, không biết phải làm thế nào, song chưởng đành sử chiêu Tán hoa thế che đỡ trước mặt. Bàn tay nàng vừa đưa ra đằng trước, từ phía sau bỗng có một luồng gió thổi nhẹ, chỉ cảm thấy cánh tay lâng lâng, đôi vòng đeo tay bằng vàng liền tuột khỏi cổ tay bay tới đụng vào cây thiết trượng của Ni Ma Tinh nghe tinh tinh hai tiếng.

Tiếng đụng nghe khẽ khàng, vậy mà hai cây thiết trượng nặng nề của Ni Ma Tinh lại bị hất mạnh ra phía sau, tuột tay hắn văng vào bức tường miếu hai tiếng thình thình, khiến bụi bậm trên nóc miếu rơi xuống lả tả. Ni Ma Tinh tuột mất cả hai cây thiết trượng, thân hình liền ngã xuống, nhưng hắn lộn một vòng, dùng lưng chạm đất, mượn thế bật dậy, miệng gầm gừ, mười ngón tay đen sì cùng với cả người lao bổ về phía Quách Tương.

Quách Tương cả kinh, không kịp nghĩ, thuận tay rút một chiếc trâm bằng ngọc xanh, vung tay ném về phía Ni Ma Tinh, chỉ thấy từ phía sau lại có luồng gió nhẹ đẩy cái trâm đi. Ni Ma Tinh tay trái ở trước, tay phải ở sau, đột nhiên thấy cái trâm bay đến rất kỳ dị, bèn giơ cả hai tay gạt đi, miệng thốt lên khe khẽ:

– Cổ quái thay!

Hắn ngã xuống, không cựa quậy gì nữa.

Quách Tương sợ Ni Ma Tinh có quỷ kế gì, nhảy tới bên Quách Phù, run run nói:

– Tỷ tỷ, đi mau!

Hai tỷ muội đứng bên cạnh tượng thần trong miếu Dương Thái Phó, thấy Ni Ma Tinh không cựa quậy gì nữa, Quách Phù nói:

– Chẳng lẽ hắn đột nhiên trúng gió mà chết?

Rồi quát:

– Ni Ma Tinh, ngươi giở trò quỷ gì vậy?

Nàng nghĩ hắn đã mất đôi thiết trượng, khó bề cử động, không còn đáng sợ nữa, bèn chĩa kiếm tiến lên vài bước, chỉ thấy Ni Ma Tinh mắt mở trừng trừng, lộ vẻ kinh hoàng, miệng há hốc, hóa ra đã chết.

Quách Phù vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, thắp sáng cây nến trên bàn thờ, định bước lại nhìn cho kỹ, bỗng nghe ngoài cửa miếu có người gọi:

– Phù muội, nhị muội, hai người có ở trong miếu hay không?

Chính là Gia Luật Tề. Quách Phù mừng rỡ, gọi:

– Tề ca, lại đây mau lên, kỳ quái… kỳ quái lắm!

Quách Phù đi tìm muội tử, lâu không trở về, Gia Luật Tề nghĩ Lỗ Hữu Cước đã bị ám toán, lúc này bên ngoài thành Tương Dương lởn vởn kẻ địch, nên chàng không yên tâm, bèn đi đón tỷ muội về thành. Chàng dẫn theo hai đệ tử Cái Bang sáu túi, chạy vào trong miếu, thấy Ni Ma Tinh nằm chết dưới đất, thì giật mình. Chàng biết gã lùn ở Thiên Trúc này võ công cực cao, ngay chàng cũng không địch nổi, cuối cùng Quách Phù lại giết được hắn, thật là ngoài sức tưởng tượng. Chàng cầm cây nến từ tay Quách Phù, lại bên nhìn kỹ, lại càng kinh ngạc.

Chỉ thấy hai lòng bàn tay của Ni Ma Tinh đều bị xuyên thủng, chiếc trâm ngọc cắm trúng huyệt Thần Đình bên trên trán Ni Ma Tinh. Chiếc trâm ngọc phóng mạnh hơn chút nữa, sẽ bị gãy. Đằng này nó có thể xuyên qua hai lòng bàn tay của một danh gia võ học, lại đánh chết được hắn, bản lĩnh phóng châm thật quá ư cao cường. Gia Luật Tề quay sang nói với Quách Phù:

– Ngoại công đã tới đây đấy. Mau đưa ta dẫn kiến người.

Quách Phù ngạc nhiên hỏi lại:

– Ngoại công đã tới khi nào? Nguồn tại https://TruyệnFULL.vn

Gia Luật Tề nói:

– Không phải ngoại công tới ư?

Chàng mừng rỡ, nói:

– Thì raà ân sư đến.

Chàng nhìn quanh, không thấy bóng dáng Chu Bá Thông đâu cả. Chàng biết tính sư phụ hay đùa, chắc sư phụ đang nấp đâu đây để dọa chàng, bèn chạy ra khỏi miếu, nhảy lên mái nhà quan sát, song bốn phía không một bóng người. Quách Phù kêu lên:

– Chàng cứ nói lung tung nào ngoại công, nào sư phụ cái gì vậy?

Gia Luật Tề trở vào đại điện, hỏi kỹ tỷ muội hai người về việc đã gặp Ni Ma Tinh thế nào, hắn chết ra sao. Quách Phù nói, chỉ thấy muội tử dùng chiếc trâm ngọc đánh chết hắn, thật chẳng có lý chút nào hết.

Gia Luật Tề nói:

– Phía sau nhị muội tất có cao nhân ám trợ. Ta nghĩ thời nay ngoài nhạc phụ, chỉ ngoại công, ân sư của ta, Nhất Đăng đại sư và Kim Luân pháp vương năm người là có được công phu đó. Kim Luân pháp vương là quốc sư Mông Cổ, ắt không đối địch với Ni Ma Tinh, Nhất Đăng đại sư không dễ gì khai sát giới, cho nên ta đoán hoặc ngoại công, hoặc ân sư của ta đến thôi. Nhị muội, muội đoán người ám trợ cho muội là ai?

Quách Tương sau khi phóng chiếc trâm, Ni Ma Tinh ngã xuống, nàng lập tức ngoảnh lại, nhưng phía sau không thấy bóng một ai, nàng thầm nhẩm lại câu “Đừng sợ. Hãy dùng ám khí mà đánh hắn”. Câu này nghe giọng rất quen thuộc, chẳng lẽ là Dương Quá? Nhưng vừa nghĩ đến Dương Quá, nàng tự nhủ: “Quyết không phải là chàng! Chỉ vì mình mong mỏi chàng, nên nghe giọng người khác cũng ngỡ là chàng”. Khi Gia Luật Tề hỏi, nàng mải nghĩ nên không nghe thấy.

Quách Phù thấy muội tử đỏ mặt, ánh mắt long lanh, thần tình khác lạ, nghĩ muội tử vừa rồi bị hoảng hồn, bèn kéo tay, hỏi:

– Nhị muội, muội làm sao vậy?

Quách Tương giật mình, càng đỏ mặt thêm, nói:

– Không sao cả.

Quách Phù nói:

– Tỷ phu hỏi vừa rồi ai đã xuất cứu muội, muội có nghe thấy không vậy?

Quách Tương đáp:

– À, ai giúp muội đánh chết tên ác nhân ấy ư? Dĩ nhiên là người ấy! Ngoài người ấy ra, còn ai có bản lĩnh như vậy được?

Quách Phù nói:

– Người ấy nào? Người ấy là ai? Là vị đại anh hùng mà muội đã nói ấy à?

Quách Tương trống ngực đập dồn, vội nói:

– Không, không! Là muội nói linh hồn của Lỗ lão bá.

Quách Phù hừ một tiếng, buông tay muội tử. Quách Tương nói:

– Vừa rồi không thấy bóng người, nhất định là linh hồn của Lỗ lão bá đã ám trợ muội. Tỷ tỷ biết đấy Lỗ lão bá vốn rất quý mến muội mà lại.

Quách Phù bán tín bán nghi, nghĩ bụng không có linh hồn, không lẽ hồn ma của Lỗ Hữu Cước không tan, nhưng nếu không phải linh hồn, thì ai giơ tay giết người được kia chứ. Nàng đứng ngay một bên, không hề thấy bóng người.

Gia Luật Tề nhặt hai cây thiết trượng của Ni Ma Tinh lên, cảm thán:

– Công lực như thế, thật đáng khâm phục.

Quách Phù và Quách Tương cùng nhìn kỹ, thấy hai chiếc vòng đeo tay hình hoa phù dung dính vào thiết trượng như đúc liền một khối. Hai cái vòng thủ công tinh xảo, nhỏ bé, mà nội lực của người tác động vào đủ làm hai cây trượng thô nặng tuột tay bay đi, chẳng trách Gia Luật Tề phải trầm trồ thán phục.

Quách Phù nói:

– Chúng ta đem về cho mẫu thân xem, mẫu thân sẽ đoán biết người ấy là ai.

Hai đệ tử Cái Bang liền một người vác xác, một người vác cặp thiết trượng, theo Gia Luật Tề và tỷ muội Quách Phù trở về thành Tương Dương. Quách Tĩnh và Hoàng Dung nghe Quách Phù thuật lại, nghĩ đến mối nguy hiểm vừa thoát, không khỏi kinh hãi.

Quách Tương cứ tưởng phen này sẽ bị phụ phẫu phạt nặng, nhưng Quách Tĩnh mừng rằng nữ nhi tình nghĩa sâu nặng, nên lại còn an ủi nàng vài câu. Hoàng Dung thấy chồng không giận, liền ôm tiểu nữ nhi vào lòng mà vỗ về, khi xem kỹ cặp thiết trượng và cái xác của Ni Ma Tinh, thì ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi nói với Quách Tĩnh:

– Tĩnh ca ca, tướng công đoán là ai?

Quách Tĩnh lắc đầu, nói:

– Cái này hoàn toàn dựa vào nội lực cương mãnh, theo chỗ ta biết, chỉ có hai người.

Hoàng Dung hơi nghiêng đầu, nói:

– Nhưng ân sư Thất Công đã sớm lìa trần, lại không phải chính tướng công ra tay.

Hoàng Dung hỏi kỹ chuyện động thủ ở miếu Dương Thái Phó, thủy chung vẫn chưa đoán ra được.

Chờ khi Quách Phù, Quách Tương về phòng nghỉ ngơi rồi, Hoàng Dung nói:

– Tĩnh ca ca, nhị tiểu thư của chúng ta có tâm sự gì đó giấu chúng ta, tướng công có biết không?

Quách Tĩnh lấy làm lạ, hỏi:

– Giấu cái gì?

Hoàng Dung nói:

– Từ khi lên phương bắc đưa thiếp mời trở về, nó thường thường ngẩn ngơ xuất thần một mình, đêm nay giọng nói của nó lại càng cổ quái.

Quách Tĩnh nói:

– Nó bị kinh sợ một phen, tất nhiên tâm thần hốt hoảng.

Hoàng Dung nói:

– Không phải thế. Nó lúc thì bẽn lẽn ngượng nghịu, lúc thì tủm tỉm cười một mình, trong lòng hẳn có niềm vui không thể thổ lộ.

Quách Tĩnh nói:

– Con bé bỗng dưng được cao nhân ám trợ, cho nên mừng mừng tủi tủi, cũng không có gì lạ.

Hoàng Dung mỉm cười, nói:

– Tâm sự của thiếu nữ, hồi Tĩnh ca ca còn trẻ đã không hiểu, bây giờ sắp già, càng không thể biết đâu.

Hai vợ chồng liền nói sang chuyện khác, bàn một hồi về phương lược bày trận chống địch, cách nghênh tiếp tân khách trong anh hùng đại yến hôm sau, cách bố trí bàn tiệc, rồi mới đi nghỉ.

Hoàng Dung nằm xuống giường, nghĩ đến thần tình của Quách Tương, không thể ngủ được, nghĩ: “Con bé ngay hôm chào đời đã gặp kiếp nạn, mình chỉ lo trong đời nó sẽ khó tránh nhiều thử thách, may sao mười sáu năm qua đều bình yên, không lẽ hôm nay lại sắp có biến cố giáng xuống đầu nó”. Lại nghĩ cường địch áp sát thành, đại nạn đe dọa, trăm họ trong thành đứng trước đại họa, nếu có thể biết trước điều gì để đề phòng thì tốt, mà tiểu nữ nhi thì tính nết cổ quái, từ nhỏ có chuyện gì đã không chịu nói, bất kể phụ mẫu dỗ dành trách mắng thế nào, nó cũng chỉ xị mặt, chẳng hé nửa lời, khiến cha mẹ vừa bực bội, vừa tức cười.

Hoàng Dung càng nghĩ càng không yên tâm, bèn khẽ khàng ngồi dậy, đi ra mặt thành, bảo quân sĩ mở cổng thành cho mình ra ngoài, rồi nhắm miếu Dương Thái Phó ở phía nam mà đi.

Lúc này là canh tư, vầng trăng sáng bị mây đen che khuất. Hoàng Dung tay cầm cây đoản côn, thi triển khinh công, chạy đến Hiện Sơn, còn cách miếu Dương Thái Phó vài chục trượng, bỗng nghe cạnh Trụy lệ bi có tiếng người. Hoàng Dung rùn người xuống thấp, lẻn tới gần, cách tấm bia vài trượng, nấp sau một thân cây lớn. Chỉ nghe một người nói:

– Tôn tam ca, ân công dặn chúng mình chờ ở cạnh Trụy lệ bi, tại sao tấm bia này lại mang cái tên chẳng lành chút nào như thế?

Gã họ Tôn nói:

– Ân công bình sinh tựa hồ có một chuyện bất hạnh gì đó, cho nên hễ gặp những cái tên như Đoạn Trường, Ưu Sầu, Trụy Lệ, đều để tâm cả.

Người thứ nhất nói:

– Bản lĩnh như ân công, trong thiên hạ làm gì có chuyện nào khó, vậy mà đệ nhìn ánh mắt của ân công, nghe giọng nói của ân công, hình như có điều gì rất rầu lòng thì phải. Ba chữ Trụy lệ bi, chỉ e do ân công tự đặt ra.

Gã họ Tôn nói:

– Không phải đâu. Ta từng nghe tiên sinh trong tuồng cổ kể rằng thời Tam Quốc, thành Tương Dương thuộc nước Ngụy, tướng trấn thủ Dương Hộ công lao rất lớn, được phong chức Thái Phó, bảo cảnh an dân, ân trạch rất hậu. Thường ngày Dương Hộ thích du ngoạn núi Hiện Sơn này, sau khi qua đời, trăm họ nhớ ơn ông, mới dựng tòa miếu Dương Thái Phó kia, lập bia ghi đức. Trăm họ nhìn thấy tấm bia này, nghĩ đến công ơn bình sinh của ông, lại cất giây lát than khóc, cho nên mới gọi là Trụy lệ bi. Trần lục đệ, một người như Dương Thái Phó, đúng là một đại trượng phu.

Người họ Trần nói:

– Ân công hành hiệp trượng nghĩa, giữa chốn tứ hải ngũ hồ, không biết bao nhiêu người được ân công cứu giúp. Nếu ân công làm quan trấn thủ thành Tương Dương, không chừng còn hơn cả Dương Thái Phó.

Gã họ Tôn nói:

– Quách đại hiệp thành Tương Dương đã bảo cảnh an dân, lại hành hiệp trượng nghĩa, kiêm cái tốt của cả Dương Thái Phó lẫn ân công của chúng ta.

Hoàng Dung nghe họ tán dương chồng mình, không khỏi thầm đắc ý, lại nghĩ: “Không biết ân công của họ là ai? Chẳng lẽ lại chính là người đã ám trợ Quách Tương?”. Nghe gã họ Tôn nói:

– Hai chúng ta trước đây chống lại ân công, sau lại được ân công cứu mạng, tấm lòng bao dung của ân công có thua gì Dương Thái Phó. Vị tiên sinh kể chuyện Tam Quốc còn nói, hồi Dương Hộ giữ thành Tương Dương, con trai của đại tướng Đông Ngô là Lục Kháng có chống lại Dương Hộ. Dương Hộ phái binh đến đánh trận trong địa phận của Đông Ngô, nếu cắt lúa của dân chúng làm quân lương, nhất định đều trả tiền cho dân. Lục Kháng bị bệnh, Dương Hộ sai mang thuốc tặng, Lục Kháng uống ngay không chút nghi ngờ. Thuộc hạ khuyên y phải cẩn thận đề phòng, y nói: “Há có ai bằng Dương thúc tử?”. Uống thuốc xong quả nhiên đỡ bệnh. Dương thúc tử chính là Dương Hộ. Vì Dương Hộ nhân phẩm cao thượng, nên kẻ địch cũng phải kính nể. Khi Dương Hộ chết, ngay tướng sĩ Đông Ngô ở vùng biên giới cũng thương khóc mấy ngày. Con người đức độ như thế mới đáng mặt anh hùng đó.

Gã họ Trần sờ tấm bia, luôn miệng cảm thán một hồi, rồi nói:

– Ân công bảo chúng ta gặp nhau ở đây, chắc cũng là để ngưỡng mộ Dương Thái Phó chăng?

Chọn tập
Bình luận