Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thần điêu hiệp lữ

Chương 162

Tác giả: Kim Dung
Chọn tập

Nàng nghĩ đến ân sư, xuất thần hồi lâu, lại nói:

– Sư phụ sau khi bị thương, liền dọn sang ở phòng khác, xa hẳn cái giường hàn ngọc. Sư phụ bảo rằng việc hành công của phái Cổ Mộ hỗ tương sinh khắc với hàn khí, cho nên dùng cái giường hàn ngọc bổ trợ cho việc luyện công cố nhiên là không gì bằng, nhưng sau khi bị thương lại không chịu nổi hàn khí.

Dương Quá ậm ừ, óc vẫn nghĩ đến sự vận hành kinh mạch của nội công bản môn. Nội công nói trong “Ngọc nữ tâm kinh” hoàn toàn dựa vào khí thuần âm đả thông kinh mạch, bên trong cơ thể cực lạnh, mặt ngoài cơ thể lại tỏa khí nóng, đến nỗi khi luyện tập phải cởi quần áo cho khí nóng tỏa ra hết, không được ứ trệ chút nào, nếu bị khí lạnh của cái giường hàn ngọc dồn ngược vào trong, thì sẽ bị nội thương trí mạng. Chàng nghĩ: “Tại sao Trùng Dương tổ sư nói rằng hàn ngọc trị được các chứng bệnh trầm kha, vô phương cứu chữa? Cái diệu lý tương sinh tương khắc bên trong, mình phải hiểu cho rõ mới được”. Chàng thấy Tiểu Long Nữ nhắm mắt có vẻ mệt mỏi, bèn nói:

– Nàng ngủ đi, ta sẽ ngồi hầu bên nàng!

Tiểu Long Nữ vội mở mắt, nói:

– Không, thiếp không mệt đâu. Đêm nay đôi ta đừng ngủ.

Nàng rất sợ mình bị thương nặng, ngủ rồi sẽ không thức dậy được nữa, vĩnh viễn không còn thấy mặt Dương Quá, nên nói:

– Chàng nói chuyện với thiếp đi. Này, chàng có mệt không?

Dương Quá lắc đầu, mỉm cười, nói:

– Nàng không muốn ngủ thì đừng ngủ, nhưng cứ nhắm mắt lại mà dưỡng thần!

Tiểu Long Nữ nói:

– Vâng!

Nàng từ từ nhắm mắt lại, nói nhỏ:

– Sư phụ từng nói có một điều đến lúc chết cũng không hiểu nổi. Quá nhi rất thông minh, thử nghĩ hộ xem.

Dương Quá hỏi:

– Là việc gì?

Tiểu Long Nữ nói:

– Sư phụ đã điểm huyệt tên ác nhân nọ, không hiểu tại sao sư tỷ lại đi giải huyệt cho hắn?

Dương Quá nghĩ một lát, cảm thấy Tiểu Long Nữ ngả hẳn người vào mình, hơi thở rất yếu, đã ngủ thiếp đi.

Dương Quá ngắm khuôn mặt nàng, trong đầu dồn dập bao ý nghĩ, lát sau, một ngọn nến bừng lên rồi tắt vì đã cháy hết. Chàng bỗng nhớ ở đảo Đào Hoa, trong một trai phòng có đôi liễn: “Xuân tàm đáo tử ti phương tận, Lạp cự thành khôi lệ thủy can”[14] Đó là hai câu Đường thi, Hoàng Dược Sư thương nhớ người vợ đã khuất nên viết treo ở nơi ngày ngày ngồi đọc sách. Dương Quá hồi nhỏ nhìn thấy không để ý, bây giờ chính chàng lâm vào tình cảnh tương tự, mới ngẫm ra ý vị của hai câu ấy, đang đau lòng thì đột nhiên trước mắt tối sầm, ngọn nến còn lại cũng tắt nốt. Chàng nghĩ: “Hai ngọn nến kia giống như ta và Long nhi, một ngọn cháy hết, ngọn thứ hai cũng tắt theo”.

Chàng ngồi xuất thần, bỗng nghe Tiểu Long Nữ thở dài nói, giọng rầu rầu:

– Thiếp không muốn chết, Quá nhi, thiếp không muốn chết đâu, đôi ta phải được sống với nhau nhiều năm.

Dương Quá nói:

– Phải, Long nhi sẽ không chết, dưỡng thương một thời gian, nàng sẽ khỏi thôi. Hiện giờ ngực nàng cảm thấy thế nào?

Tiểu Long Nữ không trả lời, câu vừa nói chỉ là lời trong mơ.

Dương Quá sờ tay lên trán nàng, thấy nóng rực.

Chàng vừa luống cuống vừa đau đớn nghĩ: “Lý Mạc Sầu tác ác đa đoan, lúc này vẫn sống yên lành. Long nhi suốt đời chưa từng làm một việc gì hại người, sao lại phải chết yểu? Trời kia có mắt hay không vậy?”.

Chàng vốn không biết sợ trời sợ đất gì hết, thích gì làm nấy, nhưng hiện tại lâm vào cảnh tuyệt vọng, bàng hoàng vô kế khả thi. Chàng nhẹ nhàng đặt Tiểu Long Nữ nằm xuống giường, rồi quỳ xuống đất, lầm rầm khấn:

– Lạy trời từ bi, phù hộ độ trì cho Long nhi khỏe lại con xin… con nguyện làm…

Để Tiểu Long Nữ được sống, có việc gì mà chàng không sẵn sàng làm kia chứ.

Chàng đang khấn, thì nghe Tiểu Long Nữ nói:

– Là Âu Dương Phong, Tôn bà bà bảo nhất định là Âu Dương Phong!… Quá nhi, Quá nhi, chàng đâu rồi?

Nàng đột nhiên hoảng hốt gọi to và ngồi bật dậy.

Dương Quá vội ngồi lên mép giường, cầm tay nàng, nói:

– Quá nhi đây!

Trong giấc mơ, Tiểu Long Nữ cảm thấy thân mình không có chỗ dựa, choàng tỉnh, thấy Dương Quá vẫn ngồi bên cạnh, thì rất mừng.

Dương Quá nói:

– Nàng yên tâm, suốt đời ta sẽ không xa nàng. Sau này nếu ra khỏi cổ mộ, ta cũng sẽ không rời nàng nửa bước.

Tiểu Long Nữ nói:

– Thế giới bên ngoài quả nhiên có nhiều thứ lạ hơn ở đây, nhưng ra ngoài đó thiếp sợ lắm.

Dương Quá nói:

– Hiện tại đôi ta chẳng có gì phải sợ. Vài tháng nữa, nàng khỏe lại rồi, đôi ta sẽ cùng đi xuống phương nam. Nghe đồn vùng Lĩnh Nam quanh năm ấm áp như mùa xuân, hoa nở không tàn, lá xanh không rụng, đôi ta cũng khỏi cần sử dụng quyền kiếm, chỉ việc làm ruộng, nuôi gà nuôi vịt, sinh một đàn con, nàng bảo như vậy có thích hay không?

Tiểu Long Nữ mơ màng nói nhỏ:

– Vĩnh viễn khỏi cần sử dụng quyền kiếm, thế thì hay quá! Không ai đến gây sự với đôi ta, đôi ta cũng không phải đánh nhau với ai, chỉ việc làm ruộng, nuôi gà nuôi vịt, ôi, nếu thiếp có thể sống…

Đột nhiên hai người cùng thả hồn bay xuống phương nam xa xôi đầy ánh nắng, tưởng chừng họ ngửi thấy mùi hoa thơm, nghe thấy tiếng gà con, tiếng vịt con kêu rộn…

Tiểu Long Nữ không thức thêm được nữa, lại mơ mơ màng màng thiếp đi, song nàng không muốn ngủ, nói:

– Thiếp không muốn ngủ, chàng nói chuyện với thiếp đi.

Dương Quá nói:

– Nàng vừa nói mớ, nhắc đến Âu Dương Phong, là chuyện gì thế?

Tiểu Long Nữ nói:

– Thiếp nhắc đến Âu Dương Phong ư? Thiếp bảo sao?

Dương Quá nói:

– Nàng bảo Tôn bà bà nói nhất định là Âu Dương Phong.

Tiểu Long Nữ nghe nhắc, liền nhớ lại, nói:

– Phải rồi, Tôn bà bà nói, kẻ đả thương sư phụ nhất định là Tây Độc Âu Dương Phong. Tôn bà bà nói, trên thế gian chỉ có vài kẻ có thể đả thương sư phụ, mà trong số đó, kẻ tệ hại nhất là Âu Dương Phong. Sư phụ thiếp đến chết cũng không chịu nói ra danh tính tên ác nhân kia. Tôn bà bà hỏi: Có phải là Âu Dương Phong? Sư phụ chỉ lắc đầu, mỉm cười rồi tắt thở. Cái lão Âu Dương Phong ấy là nghĩa phụ của chàng thì phải? Lão ta võ công cao cường, chẳng trách sư phụ không địch nổi lão ta.

Dương Quá thở dài:

– Nay nghĩa phụ ta đã chết, sư tổ và Tôn bà bà đã chết, Trùng Dương tổ sư và tổ sư bà bà cũng đã qua đời, mọi oán thù, ân ái, đều được ông trời xóa sạch. Sư tổ trước sau không chịu nói ra danh tính nghĩa phụ ta…

Đột nhiên chàng kêu to: Bạn đang đọc chuyện tại TruyệnFULL.vn

– Ồ, thì ra là vậy!

Tiểu Long Nữ hỏi:

– Chàng bảo sao?

Dương Quá nói:

– Nghĩa phụ ta bị sư tổ điểm huyệt, không phải được Lý Mạc Sầu giải huyệt, mà là sư tổ điểm không trúng huyệt!

Tiểu Long Nữ nói:

– Làm gì có chuyện điểm không trúng huyệt? Thủ pháp điểm huyệt của sư phụ cao minh vô cùng.

Dương Quá nói:

– Nghĩa phụ ta có một môn võ công kỳ diệu độc nhất vô nhị trong thiên hạ, ấy là có thể nghịch hành kinh mạch toàn thân. Một khi kinh mạch nghịch hành, mọi huyệt đạo đều thay đổi vị trí, điểm trúng cũng hóa thành điểm chệch.

Tiểu Long Nữ nói:

– Có chuyện kỳ quái thế ư?

Dương Quá nói:

– Ta làm thử cho nàng xem này.

Chàng đứng dậy, chống tay trái xuống đất, lộn ngược người theo kiểu trồng cây chuối, đi một vòng, hít thở vài cái, đột nhiên nhảy bật dậy, dùng đỉnh đầu húc thẳng vào góc nhọn cái bàn đá trước giường.

Tiểu Long Nữ hoảng sợ kêu:

– Ôi chao, cẩn thận!

Chỉ thấy huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu chàng đã đụng mạnh vào góc nhọn cái bàn đá. Huyệt Bách Hội nằm trên đỉnh đầu, là giao điểm hai đường, một đường chạy từ mép tóc giữa trán ra mép tóc giữa gáy, đường kia từ chót tai phải qua đầu sang chót tai trái. Huyệt này còn là giao điểm của huyệt Thái Dương với mạch Đốc, y gia ví nó như sao Bắc Cực trên trời, nên có câu “Bách Hội ứng Thiên, Toàn Cơ (ở ngực) ứng Nhân, Dũng Tuyền (ở dưới bàn chân) ứng Địa”, tức “đại huyệt Tam Tài”, là đại yếu huyệt. Dương Quá húc thẳng huyệt Bách Hội vào góc nhọn bàn đá mà chàng chẳng bị sao cả, thản nhiên đứng lên, cười hì hì, nói:

– Nàng xem, nghịch hành kinh mạch, mọi huyệt đều thay đổi vị trí!

Tiểu Long Nữ lấy làm lạ, nói:

– Thật là cổ quái, thế mà chàng vẫn nghĩ ra được!

Dương Quá vừa húc đầu, tuy không gây tổn thương huyệt đạo, nhưng hao tốn sức lực, đầu óc không tránh khỏi mơ hồ, tưởng chừng vừa nghĩ ra một chuyện rất hệ trọng, nhưng đó là chuyện gì, thì không nói ra được. Tiểu Long Nữ thấy chàng ngơ ngơ ngẩn ngẩn, thì cười, nói:

– Chàng ngốc, thử nhẹ một chút cũng được, ai lại đi húc mạnh như thế, có đau lắm không?

Dương Quá không trả lời, xua tay bảo nàng đừng nói, toàn thần chăm chú suy nghĩ, nhưng trong đầu óc như có một cái gì mơ hồ, chưa nhìn rõ, giá mà có thể chộp lấy, lôi nó ra trước mắt để nhìn cho rõ.

Chàng nghĩ một hồi chưa ra, vò đầu bứt tai, nói:

– Long nhi, ta nghĩ đến một điều cực kỳ hệ trọng, song lại không biết là cái gì. Long nhi có biết hay không?

Một người nghĩ bao nhiêu chuyện, rối như tơ vò, tự mình không lần ra đầu mối, lại đi hỏi người bên cạnh, thật là điều vô lý, nhưng hai người ở bên nhau nhiều năm, tâm ý tương thông, có thể đoán biết tâm tư của người kia đến tám, chín phần. Tiểu Long Nữ nói:

– Điều ấy thập phần hệ trọng phải không?

Dương Quá nói:

– Đúng thế!

Tiểu Long Nữ nói:

– Có liên quan đến thương thế của thiếp chứ gì?

Dương Quá mừng rỡ:

– Đúng thế, đúng thế! Nhưng ta nghĩ ra cái gì mới được kia chứ?

Tiểu Long Nữ mỉm cười, nói:

– Chàng mới rồi nhắc đến nghĩa phụ của chàng là Âu Dương Phong, bảo lão ta có thể nghịch hành kinh mạch, điều đó có liên quan gì đến thương thế của thiếp? Thiếp bị thương cũng không phải bởi tay lão ta…

Dương Quá đột nhiên nhảy cẫng lên, reo to:

– Đúng rồi!

Lại tiếng “Đúng rồi” vang vọng hồi lâu trong tòa cổ mộ. Dương Quá chộp lấy cánh tay Tiểu Long Nữ, nói:

– Long nhi được cứu rồi, Long nhi được cứu rồi! Ta được cứu rồi! Ta được cứu rồi!

Chàng kêu mấy lần, mừng quá phát khóc, không nói được nữa. Tiểu Long Nữ thấy chàng như thế, cũng lây niềm vui của chàng mà ngồi dậy.

Dương Quá nói:

– Long nhi, nàng nghe ta nói, hiện tại nàng bị trọng thương, không thể vận hành “Ngọc nữ tâm kinh” bản môn, cho nên thương thế không đỡ. Nhưng nàng có thể nghịch hành kinh mạch để trị thương, cái giường hàn ngọc chính là vật bổ trợ tuyệt vời.

Tiểu Long Nữ như ngộ ra, lẩm bẩm:

– Nghịch hành kinh mạch… cái giường hàn ngọc…

Dương Quá mừng rỡ, nói:

– Nàng bảo có đúng là duyên trời hay không? Nàng luyện ngược “Ngọc nữ tâm kinh” là được! Vừa may có cái giường hàn ngọc.

Tiểu Long Nữ mơ mơ hồ hồ, nói:

– Thiếp vẫn chưa thật rõ.

Dương Quá nói:

– “Ngọc nữ tâm kinh” thuận hành là chí âm, còn nghịch hành là thuần dương. Khi ta nhắc đến phép kinh mạch nghịch hành của nghĩa phụ, ta lờ mờ cảm thấy có thể cứu trị thương thế cho nàng, nhưng cứu trị thế nào thì nghĩ mãi chưa ra, sau nhớ trong thư Trùng Dương tổ sư có viết đến cái giường hàn ngọc, mới chợt đại ngộ.

Tiểu Long Nữ nói:

– Chẳng lẽ tổ sư bà bà dùng cái giường hàn ngọc trị thương, cũng là nghịch hành kinh mạch hay sao?

Dương Quá nói:

– Không phải thế, phép nghịch hành kinh mạch này, tổ sư bà bà nhất định không biết, ta đoán rằng tổ sư bà bà đã bị thương bởi nội lực âm nhu, còn nàng thì ngược lại, bị thương bởi lực dương cương.

Nàng nghĩ đến ân sư, xuất thần hồi lâu, lại nói:

– Sư phụ sau khi bị thương, liền dọn sang ở phòng khác, xa hẳn cái giường hàn ngọc. Sư phụ bảo rằng việc hành công của phái Cổ Mộ hỗ tương sinh khắc với hàn khí, cho nên dùng cái giường hàn ngọc bổ trợ cho việc luyện công cố nhiên là không gì bằng, nhưng sau khi bị thương lại không chịu nổi hàn khí.

Dương Quá ậm ừ, óc vẫn nghĩ đến sự vận hành kinh mạch của nội công bản môn. Nội công nói trong “Ngọc nữ tâm kinh” hoàn toàn dựa vào khí thuần âm đả thông kinh mạch, bên trong cơ thể cực lạnh, mặt ngoài cơ thể lại tỏa khí nóng, đến nỗi khi luyện tập phải cởi quần áo cho khí nóng tỏa ra hết, không được ứ trệ chút nào, nếu bị khí lạnh của cái giường hàn ngọc dồn ngược vào trong, thì sẽ bị nội thương trí mạng. Chàng nghĩ: “Tại sao Trùng Dương tổ sư nói rằng hàn ngọc trị được các chứng bệnh trầm kha, vô phương cứu chữa? Cái diệu lý tương sinh tương khắc bên trong, mình phải hiểu cho rõ mới được”. Chàng thấy Tiểu Long Nữ nhắm mắt có vẻ mệt mỏi, bèn nói:

– Nàng ngủ đi, ta sẽ ngồi hầu bên nàng!

Tiểu Long Nữ vội mở mắt, nói:

– Không, thiếp không mệt đâu. Đêm nay đôi ta đừng ngủ.

Nàng rất sợ mình bị thương nặng, ngủ rồi sẽ không thức dậy được nữa, vĩnh viễn không còn thấy mặt Dương Quá, nên nói:

– Chàng nói chuyện với thiếp đi. Này, chàng có mệt không?

Dương Quá lắc đầu, mỉm cười, nói:

– Nàng không muốn ngủ thì đừng ngủ, nhưng cứ nhắm mắt lại mà dưỡng thần!

Tiểu Long Nữ nói:

– Vâng!

Nàng từ từ nhắm mắt lại, nói nhỏ:

– Sư phụ từng nói có một điều đến lúc chết cũng không hiểu nổi. Quá nhi rất thông minh, thử nghĩ hộ xem.

Dương Quá hỏi:

– Là việc gì?

Tiểu Long Nữ nói:

– Sư phụ đã điểm huyệt tên ác nhân nọ, không hiểu tại sao sư tỷ lại đi giải huyệt cho hắn?

Dương Quá nghĩ một lát, cảm thấy Tiểu Long Nữ ngả hẳn người vào mình, hơi thở rất yếu, đã ngủ thiếp đi.

Dương Quá ngắm khuôn mặt nàng, trong đầu dồn dập bao ý nghĩ, lát sau, một ngọn nến bừng lên rồi tắt vì đã cháy hết. Chàng bỗng nhớ ở đảo Đào Hoa, trong một trai phòng có đôi liễn: “Xuân tàm đáo tử ti phương tận, Lạp cự thành khôi lệ thủy can”[14] Đó là hai câu Đường thi, Hoàng Dược Sư thương nhớ người vợ đã khuất nên viết treo ở nơi ngày ngày ngồi đọc sách. Dương Quá hồi nhỏ nhìn thấy không để ý, bây giờ chính chàng lâm vào tình cảnh tương tự, mới ngẫm ra ý vị của hai câu ấy, đang đau lòng thì đột nhiên trước mắt tối sầm, ngọn nến còn lại cũng tắt nốt. Chàng nghĩ: “Hai ngọn nến kia giống như ta và Long nhi, một ngọn cháy hết, ngọn thứ hai cũng tắt theo”.

Chàng ngồi xuất thần, bỗng nghe Tiểu Long Nữ thở dài nói, giọng rầu rầu:

– Thiếp không muốn chết, Quá nhi, thiếp không muốn chết đâu, đôi ta phải được sống với nhau nhiều năm.

Dương Quá nói:

– Phải, Long nhi sẽ không chết, dưỡng thương một thời gian, nàng sẽ khỏi thôi. Hiện giờ ngực nàng cảm thấy thế nào?

Tiểu Long Nữ không trả lời, câu vừa nói chỉ là lời trong mơ.

Dương Quá sờ tay lên trán nàng, thấy nóng rực.

Chàng vừa luống cuống vừa đau đớn nghĩ: “Lý Mạc Sầu tác ác đa đoan, lúc này vẫn sống yên lành. Long nhi suốt đời chưa từng làm một việc gì hại người, sao lại phải chết yểu? Trời kia có mắt hay không vậy?”.

Chàng vốn không biết sợ trời sợ đất gì hết, thích gì làm nấy, nhưng hiện tại lâm vào cảnh tuyệt vọng, bàng hoàng vô kế khả thi. Chàng nhẹ nhàng đặt Tiểu Long Nữ nằm xuống giường, rồi quỳ xuống đất, lầm rầm khấn:

– Lạy trời từ bi, phù hộ độ trì cho Long nhi khỏe lại con xin… con nguyện làm…

Để Tiểu Long Nữ được sống, có việc gì mà chàng không sẵn sàng làm kia chứ.

Chàng đang khấn, thì nghe Tiểu Long Nữ nói:

– Là Âu Dương Phong, Tôn bà bà bảo nhất định là Âu Dương Phong!… Quá nhi, Quá nhi, chàng đâu rồi?

Nàng đột nhiên hoảng hốt gọi to và ngồi bật dậy.

Dương Quá vội ngồi lên mép giường, cầm tay nàng, nói:

– Quá nhi đây!

Trong giấc mơ, Tiểu Long Nữ cảm thấy thân mình không có chỗ dựa, choàng tỉnh, thấy Dương Quá vẫn ngồi bên cạnh, thì rất mừng.

Dương Quá nói:

– Nàng yên tâm, suốt đời ta sẽ không xa nàng. Sau này nếu ra khỏi cổ mộ, ta cũng sẽ không rời nàng nửa bước.

Tiểu Long Nữ nói:

– Thế giới bên ngoài quả nhiên có nhiều thứ lạ hơn ở đây, nhưng ra ngoài đó thiếp sợ lắm.

Dương Quá nói:

– Hiện tại đôi ta chẳng có gì phải sợ. Vài tháng nữa, nàng khỏe lại rồi, đôi ta sẽ cùng đi xuống phương nam. Nghe đồn vùng Lĩnh Nam quanh năm ấm áp như mùa xuân, hoa nở không tàn, lá xanh không rụng, đôi ta cũng khỏi cần sử dụng quyền kiếm, chỉ việc làm ruộng, nuôi gà nuôi vịt, sinh một đàn con, nàng bảo như vậy có thích hay không?

Tiểu Long Nữ mơ màng nói nhỏ:

– Vĩnh viễn khỏi cần sử dụng quyền kiếm, thế thì hay quá! Không ai đến gây sự với đôi ta, đôi ta cũng không phải đánh nhau với ai, chỉ việc làm ruộng, nuôi gà nuôi vịt, ôi, nếu thiếp có thể sống…

Đột nhiên hai người cùng thả hồn bay xuống phương nam xa xôi đầy ánh nắng, tưởng chừng họ ngửi thấy mùi hoa thơm, nghe thấy tiếng gà con, tiếng vịt con kêu rộn…

Tiểu Long Nữ không thức thêm được nữa, lại mơ mơ màng màng thiếp đi, song nàng không muốn ngủ, nói:

– Thiếp không muốn ngủ, chàng nói chuyện với thiếp đi.

Dương Quá nói:

– Nàng vừa nói mớ, nhắc đến Âu Dương Phong, là chuyện gì thế?

Tiểu Long Nữ nói:

– Thiếp nhắc đến Âu Dương Phong ư? Thiếp bảo sao?

Dương Quá nói:

– Nàng bảo Tôn bà bà nói nhất định là Âu Dương Phong.

Tiểu Long Nữ nghe nhắc, liền nhớ lại, nói:

– Phải rồi, Tôn bà bà nói, kẻ đả thương sư phụ nhất định là Tây Độc Âu Dương Phong. Tôn bà bà nói, trên thế gian chỉ có vài kẻ có thể đả thương sư phụ, mà trong số đó, kẻ tệ hại nhất là Âu Dương Phong. Sư phụ thiếp đến chết cũng không chịu nói ra danh tính tên ác nhân kia. Tôn bà bà hỏi: Có phải là Âu Dương Phong? Sư phụ chỉ lắc đầu, mỉm cười rồi tắt thở. Cái lão Âu Dương Phong ấy là nghĩa phụ của chàng thì phải? Lão ta võ công cao cường, chẳng trách sư phụ không địch nổi lão ta.

Dương Quá thở dài:

– Nay nghĩa phụ ta đã chết, sư tổ và Tôn bà bà đã chết, Trùng Dương tổ sư và tổ sư bà bà cũng đã qua đời, mọi oán thù, ân ái, đều được ông trời xóa sạch. Sư tổ trước sau không chịu nói ra danh tính nghĩa phụ ta…

Đột nhiên chàng kêu to: Bạn đang đọc chuyện tại TruyệnFULL.vn

– Ồ, thì ra là vậy!

Tiểu Long Nữ hỏi:

– Chàng bảo sao?

Dương Quá nói:

– Nghĩa phụ ta bị sư tổ điểm huyệt, không phải được Lý Mạc Sầu giải huyệt, mà là sư tổ điểm không trúng huyệt!

Tiểu Long Nữ nói:

– Làm gì có chuyện điểm không trúng huyệt? Thủ pháp điểm huyệt của sư phụ cao minh vô cùng.

Dương Quá nói:

– Nghĩa phụ ta có một môn võ công kỳ diệu độc nhất vô nhị trong thiên hạ, ấy là có thể nghịch hành kinh mạch toàn thân. Một khi kinh mạch nghịch hành, mọi huyệt đạo đều thay đổi vị trí, điểm trúng cũng hóa thành điểm chệch.

Tiểu Long Nữ nói:

– Có chuyện kỳ quái thế ư?

Dương Quá nói:

– Ta làm thử cho nàng xem này.

Chàng đứng dậy, chống tay trái xuống đất, lộn ngược người theo kiểu trồng cây chuối, đi một vòng, hít thở vài cái, đột nhiên nhảy bật dậy, dùng đỉnh đầu húc thẳng vào góc nhọn cái bàn đá trước giường.

Tiểu Long Nữ hoảng sợ kêu:

– Ôi chao, cẩn thận!

Chỉ thấy huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu chàng đã đụng mạnh vào góc nhọn cái bàn đá. Huyệt Bách Hội nằm trên đỉnh đầu, là giao điểm hai đường, một đường chạy từ mép tóc giữa trán ra mép tóc giữa gáy, đường kia từ chót tai phải qua đầu sang chót tai trái. Huyệt này còn là giao điểm của huyệt Thái Dương với mạch Đốc, y gia ví nó như sao Bắc Cực trên trời, nên có câu “Bách Hội ứng Thiên, Toàn Cơ (ở ngực) ứng Nhân, Dũng Tuyền (ở dưới bàn chân) ứng Địa”, tức “đại huyệt Tam Tài”, là đại yếu huyệt. Dương Quá húc thẳng huyệt Bách Hội vào góc nhọn bàn đá mà chàng chẳng bị sao cả, thản nhiên đứng lên, cười hì hì, nói:

– Nàng xem, nghịch hành kinh mạch, mọi huyệt đều thay đổi vị trí!

Tiểu Long Nữ lấy làm lạ, nói:

– Thật là cổ quái, thế mà chàng vẫn nghĩ ra được!

Dương Quá vừa húc đầu, tuy không gây tổn thương huyệt đạo, nhưng hao tốn sức lực, đầu óc không tránh khỏi mơ hồ, tưởng chừng vừa nghĩ ra một chuyện rất hệ trọng, nhưng đó là chuyện gì, thì không nói ra được. Tiểu Long Nữ thấy chàng ngơ ngơ ngẩn ngẩn, thì cười, nói:

– Chàng ngốc, thử nhẹ một chút cũng được, ai lại đi húc mạnh như thế, có đau lắm không?

Dương Quá không trả lời, xua tay bảo nàng đừng nói, toàn thần chăm chú suy nghĩ, nhưng trong đầu óc như có một cái gì mơ hồ, chưa nhìn rõ, giá mà có thể chộp lấy, lôi nó ra trước mắt để nhìn cho rõ.

Chàng nghĩ một hồi chưa ra, vò đầu bứt tai, nói:

– Long nhi, ta nghĩ đến một điều cực kỳ hệ trọng, song lại không biết là cái gì. Long nhi có biết hay không?

Một người nghĩ bao nhiêu chuyện, rối như tơ vò, tự mình không lần ra đầu mối, lại đi hỏi người bên cạnh, thật là điều vô lý, nhưng hai người ở bên nhau nhiều năm, tâm ý tương thông, có thể đoán biết tâm tư của người kia đến tám, chín phần. Tiểu Long Nữ nói:

– Điều ấy thập phần hệ trọng phải không?

Dương Quá nói:

– Đúng thế!

Tiểu Long Nữ nói:

– Có liên quan đến thương thế của thiếp chứ gì?

Dương Quá mừng rỡ:

– Đúng thế, đúng thế! Nhưng ta nghĩ ra cái gì mới được kia chứ?

Tiểu Long Nữ mỉm cười, nói:

– Chàng mới rồi nhắc đến nghĩa phụ của chàng là Âu Dương Phong, bảo lão ta có thể nghịch hành kinh mạch, điều đó có liên quan gì đến thương thế của thiếp? Thiếp bị thương cũng không phải bởi tay lão ta…

Dương Quá đột nhiên nhảy cẫng lên, reo to:

– Đúng rồi!

Lại tiếng “Đúng rồi” vang vọng hồi lâu trong tòa cổ mộ. Dương Quá chộp lấy cánh tay Tiểu Long Nữ, nói:

– Long nhi được cứu rồi, Long nhi được cứu rồi! Ta được cứu rồi! Ta được cứu rồi!

Chàng kêu mấy lần, mừng quá phát khóc, không nói được nữa. Tiểu Long Nữ thấy chàng như thế, cũng lây niềm vui của chàng mà ngồi dậy.

Dương Quá nói:

– Long nhi, nàng nghe ta nói, hiện tại nàng bị trọng thương, không thể vận hành “Ngọc nữ tâm kinh” bản môn, cho nên thương thế không đỡ. Nhưng nàng có thể nghịch hành kinh mạch để trị thương, cái giường hàn ngọc chính là vật bổ trợ tuyệt vời.

Tiểu Long Nữ như ngộ ra, lẩm bẩm:

– Nghịch hành kinh mạch… cái giường hàn ngọc…

Dương Quá mừng rỡ, nói:

– Nàng bảo có đúng là duyên trời hay không? Nàng luyện ngược “Ngọc nữ tâm kinh” là được! Vừa may có cái giường hàn ngọc.

Tiểu Long Nữ mơ mơ hồ hồ, nói:

– Thiếp vẫn chưa thật rõ.

Dương Quá nói:

– “Ngọc nữ tâm kinh” thuận hành là chí âm, còn nghịch hành là thuần dương. Khi ta nhắc đến phép kinh mạch nghịch hành của nghĩa phụ, ta lờ mờ cảm thấy có thể cứu trị thương thế cho nàng, nhưng cứu trị thế nào thì nghĩ mãi chưa ra, sau nhớ trong thư Trùng Dương tổ sư có viết đến cái giường hàn ngọc, mới chợt đại ngộ.

Tiểu Long Nữ nói:

– Chẳng lẽ tổ sư bà bà dùng cái giường hàn ngọc trị thương, cũng là nghịch hành kinh mạch hay sao?

Dương Quá nói:

– Không phải thế, phép nghịch hành kinh mạch này, tổ sư bà bà nhất định không biết, ta đoán rằng tổ sư bà bà đã bị thương bởi nội lực âm nhu, còn nàng thì ngược lại, bị thương bởi lực dương cương.

Chọn tập
Bình luận