Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thần điêu hiệp lữ

Chương 140

Tác giả: Kim Dung
Chọn tập

Ni Ma Tinh mơ mơ màng màng, không còn sức phản kháng, buông tay trái, song tay phải vẫn còn túm sau lưng Pháp vương. Pháp vương cười khẩy, nói:

– Hai chân ngươi đã trúng độc nặng, chẳng lo tự cứu, cứ ôm lấy ta làm gì?

Hai câu ấy như sét đánh ngang tai, Ni Ma Tinh cúi đầu nhìn, thấy hai bắp chân mình đã sưng tím, biết nếu không cấp cứu, sẽ khó thoát chết, bèn rút cây thiết tiên ở sau lưng ra, nghiến răng, chém mạnh hai nhát đứt lìa hai chân, máu tuôn ra xối xả, người ngất đi luôn. Pháp vương thấy Ni Ma Tinh dũng quyết như vậy, rất thán phục, lại nghĩ hắn đã cụt hai chân, không còn đáng ngại nữa, bèn đưa tay điểm hai huyệt Khúc Tuyền ở khoeo chân hắn, trước tiên cầm máu, sau đó lấy thuốc bôi lên vết thương, xé áo băng lại.

Các võ sĩ Thiên Trúc phần lớn đã luyện thuật chịu đau như nằm ngủ trên phản cắm đinh nhọn, ngồi trên đao kiếm, Ni Ma Tinh càng thành thạo thuật đó. Vừa được cầm máu, hắn đã tỉnh lại, ngồi dậy, nói:

– Hay lắm, đại sư đã cứu mạng tại hạ, oán cừu đôi bên coi như xong.

Pháp vương mỉm cười cay đắng, nghĩ: “Ngươi tuy bị mất đôi chân, song chất độc trong người đã ra hết, ta thì không được như ngươi”. Bèn ngồi vận công, đẩy khí độc từ bàn chân ra ngoài, hơn một canh giờ sau thì nặn ra một bãi nước màu đen, mệt muốn đứt hơi.

Hai người tại hoang cốc dưỡng thương mấy ngày, Pháp vương dùng nội công thượng thừa đẩy chất độc ra khỏi cơ thể, vết thương của Ni Ma Tinh đã đỡ, hắn bẻ hai cành cây làm quải trượng, cùng rời hoang cốc. Không lâu thì gặp bốn quân quan Mông Cổ, cùng đi về đại doanh của Hốt Tất Liệt, đến thị trấn này thì gặp Triệu, Doãn, hai người.

Doãn Chí Bình và Triệu Chí Kính nhìn thấy Pháp vương thì thất sắc, nhìn nhau. Hai đạo sĩ tại anh hùng đại yến ở ải Đại Thắng từng thấy Pháp vương hiển thị võ công, quả thật kinh thế hãi tục, lại nghĩ hai đệ tử của lão ta là Hoắc Đô và Đạt Nhĩ Ba năm nọ tới cung Trùng Dương, chư tử phái Toàn Chân còn khó địch nổi, bây giờ gặp lão ta ở đây, thực là đáng sợ. Hai người đưa mắt cho nhau, bụng nghĩ cách thoát thân.

Tại anh hùng đại yến, hào kiệt Trung Nguyên hàng mấy ngàn người, Triệu Chí Kính và Doãn Chí Bình biết mặt Pháp vương, còn Pháp vương thì không biết hai đạo sĩ. Pháp vương tuy thấy cảnh tượng ẩu đả trong phạn điếm, nhưng thời buổi này nơi nơi bị tàn phá, lão cũng chẳng cho là lạ. Chuyến đột nhập thành Tương Dương lần này, lão đại bại trở về, gặp Hốt Tất Liệt sẽ quá mất mặt, lão đang nghĩ cách biện hộ sao đây, nên cũng chẳng bụng dạ nào để ý đến hai đạo sĩ đang ngồi ăn.

Đúng lúc ấy, bên ngoài phạn điếm náo loạn, một tốp quan binh Mông Cổ xông vào, vừa thấy Triệu, Doãn hai người liền hô hoán bắt giữ. Doãn Chí Bình thấy Pháp vương ngồi gần cửa, nếu chạy ra, ngang qua đó dễ bị lão ta xuất thủ, bèn nói nhỏ:

– Thoát lối cửa sau!

Đoạn đẩy đổ cái bàn ăn, chén bát vỡ loảng xoảng, hai người bật dậy, chạy ra cửa hậu.

Doãn Chí Bình sắp tới cửa hậu, ngó lại, thấy Pháp vương cầm ly rượu, vẻ trầm ngâm, hình như không để ý tới cảnh náo loạn trong phạn điếm, thì mừng thầm: “Lão ta không ra tay thì hay quá!”. Bỗng một bóng đen lướt tới, gã lùn người Tây Vực vung quải trượng đánh xuống vai Doãn Chí Bình. Triệu, Doãn hai người chưa gặp Ni Ma Tinh, thấy hắn thân pháp mau lẹ, xuất thủ hung hãn, vội rùn người né tránh. Ni Ma Tinh một trượng đánh hụt, biết hai đạo sĩ không phải hạng tầm thường, bèn sử dụng hai cây quải trượng chặn lối thoát của hai người. Hai đạo sĩ cùng rút kiếm đâm Ni Ma Tinh, buộc hắn thoái lui để lấy lối thoát ra.

Ni Ma Tinh võ công tuy cao hơn Triệu, Doãn hai người, nhưng hắn mới bị cụt hai chân, nguyên khí chưa phục hồi, giờ một mình đấu với hai cao thủ, sau vài chiêu đã không địch nổi. Pháp vương thong thả bước tới, thấy mũi kiếm của Triệu Chí Kính đâm vào ngực Ni Ma Tinh, Ni Ma Tinh giơ quải trượng chống đỡ, thì trường kiếm của Doãn Chí Bình đã chọc tới sườn bên phải của Ni Ma Tinh, chiêu số này rất hiểm, Ni Ma Tinh không thể không quẳng cây trượng mà nhảy về đàng sau. Pháp vương bước đến, vừa vặn thân hình Ni Ma Tinh vọt lên, lão bèn dùng tay trái đỡ mông cho Ni Ma Tinh, tay phải đặt vào cánh tay của hắn. Lúc ấy quải trượng của hắn chưa tách khỏi kiếm của Triệu Chí Kính, nội lực của Pháp vương truyền qua cây trượng, Triệu Chí Kính cảm thấy cánh tay phải tê dại, nửa bên ngực nóng bừng, keng một tiếng, trường kiếm rơi xuống đất.

Ni Ma Tinh nội lực không đủ, nhưng biến chiêu cực nhanh, thấy Triệu Chí Kính để rơi kiếm, lập tức thu quải trượng về dính với kiếm của Doãn Chí Bình. Pháp vương lại đặt tay phải vào cánh tay của Ni Ma Tinh. Doãn Chí Bình đã thấy sai lầm của Triệu Chí Kính, liền vận lực phản kích, ai ngờ nội lực của Pháp vương vừa cương vừa nhu, “cạch” một tiếng, kiếm của y đã gãy đôi. Pháp vương nhẹ nhàng đặt Ni Ma Tinh ngồi xuống, hai tay ấn xuống hai đầu vai của Triệu, Doãn hai người, cười nói:

– Các hạ vị vốn không quen biết, hà tất phải động võ? Thân thủ thế này đúng là thuộc hàng đệ nhất kiếm sĩ Trung Nguyên, chúng ta hãy ngồi đàm luận đôi chút được chăng?

Pháp vương xuất thủ không có gì lạ, nhưng hai đạo sĩ không tránh kịp, chỉ cảm thấy như có vật nặng ngàn cân đè xuống vai, đành vận lực chống đỡ, đâu dám đáp lời? E rằng nếu mở miệng, nội tức buông lỏng một chút, xương cốt từ vai xuống thắt lưng sẽ bị gãy nát.

Lúc này quan binh Mông Cổ đã vây xung quanh, dẫn đầu là một gã thiên hộ. Gã biết Kim Luân pháp vương là pháp sư hộ quốc của Mông Cổ, Tứ đại vương Hốt Tất Liệt rất kính nể lão ta, nên gã vội hành lễ, nói:

– Quốc sư gia, hai đạo sĩ này ăn trộm ngựa chiến, ẩu đả quan binh, xin quốc sư gia…

Gã vừa nói vừa nhìn Doãn Chí Bình, đột nhiên hỏi:

– Vị này có phải là Doãn Chí Bình Doãn đạo gia hay chăng?

Doãn Chí Bình gật đầu, chưa nhận ra người kia là ai. Pháp vương hơi giảm lực ấn vai hai người, nghĩ: “Hai đạo sĩ này tuổi trạc tứ tuần, mà nội công đã thâm hậu thế này thực không dễ”. Gã thiên hộ Mông Cổ cười, nói:

– Doãn đạo gia không nhận ra tiểu nhân ư? Mười chn năm trước chúng ta từng ở sa mạc Hoa Thích Tử Mô nướng thịt bò mà ăn. Tiểu nhân là Tát Đa đây.

Doãn Chí Bình nhìn kỹ, vui mừng nói:

– À đúng rồi, đúng rồi! Các hạ để râu dài, nên tại hạ không nhận ra!

Tát Đa cười, nói:

– Tiểu nhân bôn ba đông tây nam bắc mấy vạn dặm, râu tóc đều bạc cả, còn Doãn đạo gia tướng mạo vẫn không thay đổi lắm. Chẳng trách Thành Cát Tư Hãn bảo rằng các vị tu đạo đều là thần tiên.

Rồi gã quay sang nói với Pháp vương:

– Quốc sư gia, vị đạo gia này thời trước từng được Thành Cát Tư Hãn mời sang Tây Vực, hóa ra là người một nhà cả.

Pháp vương gật đầu gù, thu tay khỏi vai hai người.

Năm xưa Thành Cát Tư Hãn có mời Khưu Xứ Cơ sang Tây Vực tương kiến để học hỏi về thuật trường sinh. Khưu Xứ Cơ vạn lý tây du, đem theo mười chín đệ tử, Doãn Chí Bình là môn hạ đại đệ tử, dĩ nhiên được đi cùng. Thành Cát Tư Hãn phái hai trăm quân mã cung phụng, hộ vệ sư đồ Khưu Xứ Cơ. Hồi ấy Tát Đa chỉ là một tên tiểu tốt, nên nhớ rõ Doãn Chí Bình. Gã chinh chiến bốn phương hai mươi năm, được thăng đến chức thiên hộ, không ngờ tình cờ gặp lại Doãn Chí Bình ở đây thì cả mừng, vội gọi cơm rượu thết đãi, một mực cung kính với Doãn Chí Bình, chuyện trộm ngựa đánh quan binh coi như không có. Tát Đa hỏi thăm tỉ mỉ về Khưu Xứ Cơ và mười tám đệ tử, nhắc lại chuyện thời trai trẻ một cách đầy hứng khởi.

Pháp vương cũng từng nghe danh Khưu Xứ Cơ, biết đó là đệ nhất cao thủ phái Toàn Chân, thấy Triệu, Doãn hai người võ công không kém, nghĩ nội công kiếm thuật của phái Toàn Chân quả nhiên danh bất hư truyền, vừa rồi may mà lão vừa xuất thủ đã chiếm tiên cơ, nếu không cũng phải sau vài chục chiêu mới mong thủ thắng.

Đột nhiên từ ngoài cửa thoáng hiện một bóng người tiến vào, đó là bạch y thiếu nữ. Ni Ma Tinh, Pháp vương và Triệu, Doãn hai đạo sĩ cùng giật mình, vì người ấy chính là Tiểu Long Nữ. Chỉ riêng Ni Ma Tinh không sợ hãi, nói to:

– Chào tân nương tử của Tuyệt Tình cốc!

Tiểu Long Nữ khẽ gật đầu, chọn một cái bàn nhỏ trong góc ngồi xuống, không để ý gì tới mọi người, nói nhỏ với điếm tiểu nhị, gọi một bữa ăn chay.

Triệu, Doãn hai người sắc mặt lúc xanh, lúc trắng, nhấp nhổm không yên. Pháp vương cũng sợ Dương Quá sẽ tới, bình sinh lão chẳng sợ gì, chỉ sợ Dương Quá cùng Tiểu Long Nữ song kiếm hợp bích, thi triển “Ngọc nữ tố tâm kiếm pháp”. Ba người ấy mỗi người một tâm sự, không trò chuyện, chỉ cúi đầu ăn uống. Triệu, Doãn hai người vốn đã ăn no, nhưng nếu bây giờ cứ ngồi im thì dễ bị nghi ngờ, đành tiếp tục ăn uống vậy.

Tát Đa thì cao hứng, hỏi:

– Doãn đạo trưởng đã gặp Tứ vương tử của chúng tôi hay chưa?

Doãn Chí Bình lắc đầu. Tát Đa nói:

– Vương tử Hốt Tất Liệt là vị công tử thứ tư của Tứ vương gia Đà Lôi, anh minh nhân hậu, người người trong quân ngưỡng mộ. Tiểu tướng chính đi bẩm cáo quân tình. Hai vị đạo gia nếu không bận việc, hãy cùng đi với tiểu tướng được chăng?

Doãn Chí Bình tâm trí để đâu đâu, lại lắc đầu. Triệu Chí Kính thì chợt có chủ ý, bèn hỏi Pháp vương:

– Đại sư cũng đi gặp Tứ vương tử phải không?

Pháp vương nói:

– Phải. Tứ vương tử là nhân kiệt đời nay, hai vị không thể không gặp.

Triệu Chí Kính vui mừng nói:

– Hay lắm, chúng tôi cùng đi với đại sư và Tát Đa tướng quân vậy.

Lão đưa tay dưới gầm bàn cấu khẽ vào đùi Doãn Chí Bình một cái, nháy mắt ra hiệu. Tát Đ cả mừng, rối rít nói:

– Hay lắm, hay lắm!

Doãn Chí Bình cơ trí tài cán đều hơn hẳn Triệu Chí Kính, nhưng vừa gặp Tiểu Long Nữ thì lập tức hồn vía mơ hồ, phải một lát sau mới hiểu dụng ý của Triệu Chí Kính, là muốn dựa vào sự che chở của Pháp vương để thoát sự truy sát của Tiểu Long Nữ.

Mọi người dùng bữa xong, ra khỏi phạn điếm, lên ngựa đi. Pháp vương không thấy Dương Quá xuất hiện, thì yên tâm nghĩ: “Phái Toàn Chân là một đại chính phái của võ lâm Trung Nguyên, nếu thu phục phái này trợ giúp Mông Cổ, thì thực là một kỳ công. Ngày mai gặp vương gia, cũng có chuyện để khỏi bẽ mặt”. Liền có ý thu nạp Triệu, Doãn hai người.

Lúc này trời sắp tối, mọi người đi một quãng, nghe có tiếng lóc cóc phía sau, ngó lại, thấy Tiểu Long Nữ cưỡi một con lừa theo sau đàng xa. Pháp vương nghĩ: “Một mình nàng quyết không phải là đối thủ của ta, tại sao nàng cả gan cứ bám theo sau? Hay là có gã Dương Quá mai phục đâu đó ám trợ?”. Lão lần đầu tiếp xúc với Triệu, Doãn hai người, sợ lỡ có gì bị mất uy phong, bèn làm như không biết.

Mọi người đi đến nửa đêm, đến một cánh rừng. Tát Đa lệnh cho quân sĩ dừng nghỉ, mọi người xuống ngựa, ngồi nghỉ dưới gốc cây. Tiểu Long Nữ cũng xuống lừa, ngồi tựa gốc cây, cách mọi người hơn chục trượng. Nàng hành động càng kỳ bí, Pháp vương càng thận trọng, không dám liều lĩnh xuất thủ. Triệu Chí Kính thấy Ni Ma Tinh từng chào hỏi Tiểu Long Nữ, không biết Tiểu Long Nữ và Pháp vương có hiềm khích gì, không dám nhìn về phía nàng. Nghỉ nửa canh giờ, mọi người lại lên ngựa đi tiếp, rời cánh rừng, nghe tiếng lóc cóc phía sau, là Tiểu Long Nữ vẫn đi theo.

Đến lúc trời sáng hẳn, Tiểu Long Nữ vẫn cách đoàn người hơn chục trượng. Lúc này tới chỗ đồng trống, Pháp vương đưa mắt nhìn ra xa, trong vòng một dặm không một bóng người, bỗng nảy sinh ác niệm: “Ta bình sinh tung hoành vô địch, đến Trung Nguyên lại liên tiếp thất bại bởi Dương Quá và Tiểu Long Nữ song kiếm hợp bích. Hôm nay nàng ta cứ bám theo sau hẳn chẳng có thiện ý, có lẽ ta phải giết quách nàng đi, dù nàng có kẻ trợ giúp, cũng không đến cứu kịp. Nàng chết rồi, trên thế gian không còn kẻ nào đủ sức ngăn ta được nữa”. Pháp vương tâm niệm đã quyết, đang định ghìm ngựa đứng lại, bỗng nghe phía trước vang lên tiếng lục lạc, ngoài xa vài dặm bụi tung mù mịt, một đoàn nhân mã phóng tới.

Pháp vương ân hận: “Nếu biết hậu viện của Tiểu Long Nữ bây giờ mới tới, thì ta phải hạ độc thủ sớm hơn một chút”. Chợt nghe Tát Đa kêu lên kinh ngạc:

– Kỳ quái!

Pháp vương thấy từ xa có bốn con lạc đà phi tới, con đi đầu hàng bên phải trên lưng cắm một lá cờ lớn bay phần phật trong gió, chính là soái kỳ của Hốt Tất Liệt, song không thấy có người cưỡi trên lưng bốn con lạc đà. Tát Đa nói:

– Vương gia đã tới!

Đoạn tế ngựa lên đón, cách đoàn lạc đà nửa dặm, thì xuống ngựa, cung kính đón chờ ở bên đường.

Pháp vương nghĩ: “Vương gia tới, thì ta chưa tiện giết Tiểu Long Nữ”. Lão tự lượng thân phận, nếu để Hốt Tất Liệt thấy lão ra tay hạ sát một thiếu nữ đơn độc, thì khó tránh khỏi bị xem thường, lão bèn thong thả tới chỗ Tát Đa, chỉ thấy có một người ngồi ở khoảng giữa bốn con lạc đà, trên không trung, râu tóc và lông mày bạc trắng, miệng cười tươi, chính là Chu Bá Thông.

Chỉ nghe Chu lão nhân nói từ xa: Text được lấy tại TruyệnFULL.vn

– Hay lắm, lão hòa thượng, gã đen lùn, hay lắm, chúng ta lại trùng phùng ở đây, còn thêm một tiểu cô nương kiều diễm nữa kìa.

Pháp vương lấy làm lạ, người này sao lại có thể ngồi giữa không trung thế kia? Đợi khi đôi bên tới gần, mới nhìn rõ, thì ra từ đầu bốn con lạc đà có dây kết thành một cái võng, Chu Bá Thông ngồi trên cái võng đó.

Chu Bá Thông vậy là vẫn chưa đến cung Trùng Dương, cũng ít khi lai vãng với Mã Ngọc, Khưu Xứ Cơ, nên Triệu Chí Kính và Doãn Chí Bình không biết mặt lão nhân. Hai gã tuy từng nghe sư phụ kể có một vị sư thúc tổ một mình du hí nhân gian, nhưng đã lâu lắm không có tin tức gì, chắc vị đó đã qua đời. Bây giờ hai gã gặp Chu Bá Thông, đều không nghĩ đấy là sư thúc tổ của mình. Pháp vương hơi cau mày, nghĩ người này võ công kỳ diệu, thật không dễ đối phó, bèn hỏi:

– Vương gia đến sau phải không?

Chu Bá Thông chỉ ra sau lưng, cười nói:

– Ba, bốn chục dặm đằng ấy là vương trướng của hắn. Đại hòa thượng, ta khuyên lão lúc này đừng tới đó thì hơn.

Pháp vương hỏi:

– Vì sao?

Chu Bá Thông nói:

– Hắn đang nổi cơn lôi đình, lão tới đó không chừng bị hắn cắt phăng cái đầu trọc của lão đó.

Pháp vương nói:

– Hồ thuyết bát đạo! Vương gia sao lại nổi cơn lôi đình?

Chu Bá Thông chỉ lá cờ trên lưng con lạc đà, cười nói:

– Thì vương kỳ của vương gia bị ta lấy trộm mất, làm sao hắn không nổi cơn lôi đình kia chứ?

Pháp vương sững sờ, hỏi:

– Lão lấy trộm vương kỳ để làm gì?

Chu Bá Thông nói:

– Hòa thượng biết Quách Tĩnh chứ?

Pháp vương gật đầu, nói:

– Thì sao?

Chu Bá Thông cười nói:

– Quách Tĩnh là huynh đệ kết nghĩa của ta. Hai huynh đệ ta hơn mười năm chưa gặp lại, ta nhớ hắn quá, muốn đến thăm hắn. Hắn ở thành Tương Dương, đánh nhau với quân Mông Cổ, ta lấy trộm vương kỳ của vương gia Mông Cổ làm quà cho hắn.

Pháp vương cả kinh, nghĩ bụng việc này không ra thể thống gì, thành Tương Dương đã không hạ được, vương kỳ lại bị cướp mất, thật mất hết thể diện, phải tìm cách đoạt lại vương kỳ mới xong.

Chu Bá Thông quát một tiếng, mười sáu cái chân của bốn con lạc đà cùng cuốn gió chạy về hướng tây, rồi chạy vòng trở lại. Lá cờ bay phần phật trong gió. Chu Bá Thông đứng thẳng người, tay cầm bốn dây cương điều khiển lạc đà phóng đi, trông cứ như một vị lão tướng bát diện uy phong.

Chỉ thấy lão nhân đắc ý phi phàm, phóng bốn con lạc đà tới gần, miệng quát “Họ!” bốn con lạc đà lập tức dừng chân, đủ biết tay lão cầm cương khỏe như thế nào, Chu Bá Thông cười, nói:

– Đại hòa thượng, mấy con lạc đà của ta có khá hay không?

Pháp vương giơ ngón tay cái lên, vẻ tán thưởng:

– Khá lắm, rất đáng phục!

Trong óc Pháp vương vẫn đang nghĩ cách đoạt lại vương kỳ. Chu Bá Thông vung tay trái, nói:

– Đại hòa thượng, tiểu cô nương, Lão Ngoan đồng đi đây!

Doãn Chí Bình và Triệu Chí Kính nghe ba tiếng “Lão Ngoan đồng”, cùng buột miệng thốt lên:

– Sư thúc tổ ư?

Rồi cùng xuống ngựa. Doãn Chí Bình nói:

– Thưa có phải đây là Chu lão tiền bối của phái Toàn Chân hay không?

Chu Bá Thông đưa mắt đảo qua đảo lại, nói:

– Hừ, sao hả? Tiểu đạo sĩ hãy mau khấu đầu.

Triệu, Doãn hai người đã đˮh hành lễ, nghe lão nhân nói năng cổ quái, chợt sững lại vì sợ lạy nhầm người. Chu Bá Thông hỏi:

– Hai đứa ngươi là môn hạ của gã mũi trâu nào?

Doãn Chí Bình cung kính đáp:

– Triệu Chí Kính là môn hạ của Ngọc Dương tử Vương đạo trưởng, còn đệ tử Doãn Chí Bình là môn hạ của Trường Xuân tử Khưu đạo trưởng.

Chu Bá Thông nói:

– Hừ, tiểu đạo sĩ phái Toàn Chân càng đời sau lại càng thua kém đời trước, ta thấy các ngươi cũng chẳng ra gì.

Đột nhiên hai chân lão hất hai chiếc hài về phía hai người.

Doãn Chí Bình thấy chiếc hài bay không nhanh, dù có trúng vào mặt cũng không sao, không dám thất lễ, vẫn cúi mình hành lễ, Triệu Chí Kính thì lại giơ tay ra chộp. Nào ngờ hai chiếc hài bay đến cách mặt hai gã chừng ba thước đột nhiên bay vòng trở lại. Triệu Chí Kính chộp hụt, nhìn chiếc hài bên trái bay vòng sang bên phải, chiếc hài bên phải bay vòng sang bên trái, gần chạm nhau giữa không trung, rồi bay trở về chỗ Chu Bá Thông. Chu Bá Thông giơ hai chân đi luôn vào hai chiếc hài bay về.

Việc này tuy chỉ là trò đùa, nhưng nếu không có nội lực cực kỳ thâm hậu thì không tài gì điều khiển hai chiếc hài bay đúng chỗ như thế. Pháp vương và Ni Ma Tinh đã từng thấy Chu Bá Thông hất các mũi giáo trong vương trướng của Hốt Tất Liệt, nên nhìn trò hất đôi hài không lấy làm lạ. Nhưng Triệu Chí Kính giơ tay chộp hụt chiếc hài thì không khỏi kinh ngạc, với võ công của mình, Triệu Chí Kính có thể dùng tay chộp mọi thứ ám khí lợi hại, đã chộp là trúng, đằng này chiếc hài đã bay chầm chậm như thế mà hắn không tóm được, thì không còn hoài nghi nữa, vội cùng với Doãn Chí Bình vái dài, nói:

– Đệ tử Triệu Chí Kính khấu kiến sư thúc tổ.

Chu Bá Thông cười ha ha, nói:

– Nhãn giới của Khưu Xứ Cơ và Vương Xứ Nhất quá thấp kém, đi thu nạp hạng đệ tử vô dụng. Thôi ta miễn cho, ai cần các ngươi vái lạy?

Đoạn lão hô to:

– Xung phong!

Ni Ma Tinh mơ mơ màng màng, không còn sức phản kháng, buông tay trái, song tay phải vẫn còn túm sau lưng Pháp vương. Pháp vương cười khẩy, nói:

– Hai chân ngươi đã trúng độc nặng, chẳng lo tự cứu, cứ ôm lấy ta làm gì?

Hai câu ấy như sét đánh ngang tai, Ni Ma Tinh cúi đầu nhìn, thấy hai bắp chân mình đã sưng tím, biết nếu không cấp cứu, sẽ khó thoát chết, bèn rút cây thiết tiên ở sau lưng ra, nghiến răng, chém mạnh hai nhát đứt lìa hai chân, máu tuôn ra xối xả, người ngất đi luôn. Pháp vương thấy Ni Ma Tinh dũng quyết như vậy, rất thán phục, lại nghĩ hắn đã cụt hai chân, không còn đáng ngại nữa, bèn đưa tay điểm hai huyệt Khúc Tuyền ở khoeo chân hắn, trước tiên cầm máu, sau đó lấy thuốc bôi lên vết thương, xé áo băng lại.

Các võ sĩ Thiên Trúc phần lớn đã luyện thuật chịu đau như nằm ngủ trên phản cắm đinh nhọn, ngồi trên đao kiếm, Ni Ma Tinh càng thành thạo thuật đó. Vừa được cầm máu, hắn đã tỉnh lại, ngồi dậy, nói:

– Hay lắm, đại sư đã cứu mạng tại hạ, oán cừu đôi bên coi như xong.

Pháp vương mỉm cười cay đắng, nghĩ: “Ngươi tuy bị mất đôi chân, song chất độc trong người đã ra hết, ta thì không được như ngươi”. Bèn ngồi vận công, đẩy khí độc từ bàn chân ra ngoài, hơn một canh giờ sau thì nặn ra một bãi nước màu đen, mệt muốn đứt hơi.

Hai người tại hoang cốc dưỡng thương mấy ngày, Pháp vương dùng nội công thượng thừa đẩy chất độc ra khỏi cơ thể, vết thương của Ni Ma Tinh đã đỡ, hắn bẻ hai cành cây làm quải trượng, cùng rời hoang cốc. Không lâu thì gặp bốn quân quan Mông Cổ, cùng đi về đại doanh của Hốt Tất Liệt, đến thị trấn này thì gặp Triệu, Doãn, hai người.

Doãn Chí Bình và Triệu Chí Kính nhìn thấy Pháp vương thì thất sắc, nhìn nhau. Hai đạo sĩ tại anh hùng đại yến ở ải Đại Thắng từng thấy Pháp vương hiển thị võ công, quả thật kinh thế hãi tục, lại nghĩ hai đệ tử của lão ta là Hoắc Đô và Đạt Nhĩ Ba năm nọ tới cung Trùng Dương, chư tử phái Toàn Chân còn khó địch nổi, bây giờ gặp lão ta ở đây, thực là đáng sợ. Hai người đưa mắt cho nhau, bụng nghĩ cách thoát thân.

Tại anh hùng đại yến, hào kiệt Trung Nguyên hàng mấy ngàn người, Triệu Chí Kính và Doãn Chí Bình biết mặt Pháp vương, còn Pháp vương thì không biết hai đạo sĩ. Pháp vương tuy thấy cảnh tượng ẩu đả trong phạn điếm, nhưng thời buổi này nơi nơi bị tàn phá, lão cũng chẳng cho là lạ. Chuyến đột nhập thành Tương Dương lần này, lão đại bại trở về, gặp Hốt Tất Liệt sẽ quá mất mặt, lão đang nghĩ cách biện hộ sao đây, nên cũng chẳng bụng dạ nào để ý đến hai đạo sĩ đang ngồi ăn.

Đúng lúc ấy, bên ngoài phạn điếm náo loạn, một tốp quan binh Mông Cổ xông vào, vừa thấy Triệu, Doãn hai người liền hô hoán bắt giữ. Doãn Chí Bình thấy Pháp vương ngồi gần cửa, nếu chạy ra, ngang qua đó dễ bị lão ta xuất thủ, bèn nói nhỏ:

– Thoát lối cửa sau!

Đoạn đẩy đổ cái bàn ăn, chén bát vỡ loảng xoảng, hai người bật dậy, chạy ra cửa hậu.

Doãn Chí Bình sắp tới cửa hậu, ngó lại, thấy Pháp vương cầm ly rượu, vẻ trầm ngâm, hình như không để ý tới cảnh náo loạn trong phạn điếm, thì mừng thầm: “Lão ta không ra tay thì hay quá!”. Bỗng một bóng đen lướt tới, gã lùn người Tây Vực vung quải trượng đánh xuống vai Doãn Chí Bình. Triệu, Doãn hai người chưa gặp Ni Ma Tinh, thấy hắn thân pháp mau lẹ, xuất thủ hung hãn, vội rùn người né tránh. Ni Ma Tinh một trượng đánh hụt, biết hai đạo sĩ không phải hạng tầm thường, bèn sử dụng hai cây quải trượng chặn lối thoát của hai người. Hai đạo sĩ cùng rút kiếm đâm Ni Ma Tinh, buộc hắn thoái lui để lấy lối thoát ra.

Ni Ma Tinh võ công tuy cao hơn Triệu, Doãn hai người, nhưng hắn mới bị cụt hai chân, nguyên khí chưa phục hồi, giờ một mình đấu với hai cao thủ, sau vài chiêu đã không địch nổi. Pháp vương thong thả bước tới, thấy mũi kiếm của Triệu Chí Kính đâm vào ngực Ni Ma Tinh, Ni Ma Tinh giơ quải trượng chống đỡ, thì trường kiếm của Doãn Chí Bình đã chọc tới sườn bên phải của Ni Ma Tinh, chiêu số này rất hiểm, Ni Ma Tinh không thể không quẳng cây trượng mà nhảy về đàng sau. Pháp vương bước đến, vừa vặn thân hình Ni Ma Tinh vọt lên, lão bèn dùng tay trái đỡ mông cho Ni Ma Tinh, tay phải đặt vào cánh tay của hắn. Lúc ấy quải trượng của hắn chưa tách khỏi kiếm của Triệu Chí Kính, nội lực của Pháp vương truyền qua cây trượng, Triệu Chí Kính cảm thấy cánh tay phải tê dại, nửa bên ngực nóng bừng, keng một tiếng, trường kiếm rơi xuống đất.

Ni Ma Tinh nội lực không đủ, nhưng biến chiêu cực nhanh, thấy Triệu Chí Kính để rơi kiếm, lập tức thu quải trượng về dính với kiếm của Doãn Chí Bình. Pháp vương lại đặt tay phải vào cánh tay của Ni Ma Tinh. Doãn Chí Bình đã thấy sai lầm của Triệu Chí Kính, liền vận lực phản kích, ai ngờ nội lực của Pháp vương vừa cương vừa nhu, “cạch” một tiếng, kiếm của y đã gãy đôi. Pháp vương nhẹ nhàng đặt Ni Ma Tinh ngồi xuống, hai tay ấn xuống hai đầu vai của Triệu, Doãn hai người, cười nói:

– Các hạ vị vốn không quen biết, hà tất phải động võ? Thân thủ thế này đúng là thuộc hàng đệ nhất kiếm sĩ Trung Nguyên, chúng ta hãy ngồi đàm luận đôi chút được chăng?

Pháp vương xuất thủ không có gì lạ, nhưng hai đạo sĩ không tránh kịp, chỉ cảm thấy như có vật nặng ngàn cân đè xuống vai, đành vận lực chống đỡ, đâu dám đáp lời? E rằng nếu mở miệng, nội tức buông lỏng một chút, xương cốt từ vai xuống thắt lưng sẽ bị gãy nát.

Lúc này quan binh Mông Cổ đã vây xung quanh, dẫn đầu là một gã thiên hộ. Gã biết Kim Luân pháp vương là pháp sư hộ quốc của Mông Cổ, Tứ đại vương Hốt Tất Liệt rất kính nể lão ta, nên gã vội hành lễ, nói:

– Quốc sư gia, hai đạo sĩ này ăn trộm ngựa chiến, ẩu đả quan binh, xin quốc sư gia…

Gã vừa nói vừa nhìn Doãn Chí Bình, đột nhiên hỏi:

– Vị này có phải là Doãn Chí Bình Doãn đạo gia hay chăng?

Doãn Chí Bình gật đầu, chưa nhận ra người kia là ai. Pháp vương hơi giảm lực ấn vai hai người, nghĩ: “Hai đạo sĩ này tuổi trạc tứ tuần, mà nội công đã thâm hậu thế này thực không dễ”. Gã thiên hộ Mông Cổ cười, nói:

– Doãn đạo gia không nhận ra tiểu nhân ư? Mười chn năm trước chúng ta từng ở sa mạc Hoa Thích Tử Mô nướng thịt bò mà ăn. Tiểu nhân là Tát Đa đây.

Doãn Chí Bình nhìn kỹ, vui mừng nói:

– À đúng rồi, đúng rồi! Các hạ để râu dài, nên tại hạ không nhận ra!

Tát Đa cười, nói:

– Tiểu nhân bôn ba đông tây nam bắc mấy vạn dặm, râu tóc đều bạc cả, còn Doãn đạo gia tướng mạo vẫn không thay đổi lắm. Chẳng trách Thành Cát Tư Hãn bảo rằng các vị tu đạo đều là thần tiên.

Rồi gã quay sang nói với Pháp vương:

– Quốc sư gia, vị đạo gia này thời trước từng được Thành Cát Tư Hãn mời sang Tây Vực, hóa ra là người một nhà cả.

Pháp vương gật đầu gù, thu tay khỏi vai hai người.

Năm xưa Thành Cát Tư Hãn có mời Khưu Xứ Cơ sang Tây Vực tương kiến để học hỏi về thuật trường sinh. Khưu Xứ Cơ vạn lý tây du, đem theo mười chín đệ tử, Doãn Chí Bình là môn hạ đại đệ tử, dĩ nhiên được đi cùng. Thành Cát Tư Hãn phái hai trăm quân mã cung phụng, hộ vệ sư đồ Khưu Xứ Cơ. Hồi ấy Tát Đa chỉ là một tên tiểu tốt, nên nhớ rõ Doãn Chí Bình. Gã chinh chiến bốn phương hai mươi năm, được thăng đến chức thiên hộ, không ngờ tình cờ gặp lại Doãn Chí Bình ở đây thì cả mừng, vội gọi cơm rượu thết đãi, một mực cung kính với Doãn Chí Bình, chuyện trộm ngựa đánh quan binh coi như không có. Tát Đa hỏi thăm tỉ mỉ về Khưu Xứ Cơ và mười tám đệ tử, nhắc lại chuyện thời trai trẻ một cách đầy hứng khởi.

Pháp vương cũng từng nghe danh Khưu Xứ Cơ, biết đó là đệ nhất cao thủ phái Toàn Chân, thấy Triệu, Doãn hai người võ công không kém, nghĩ nội công kiếm thuật của phái Toàn Chân quả nhiên danh bất hư truyền, vừa rồi may mà lão vừa xuất thủ đã chiếm tiên cơ, nếu không cũng phải sau vài chục chiêu mới mong thủ thắng.

Đột nhiên từ ngoài cửa thoáng hiện một bóng người tiến vào, đó là bạch y thiếu nữ. Ni Ma Tinh, Pháp vương và Triệu, Doãn hai đạo sĩ cùng giật mình, vì người ấy chính là Tiểu Long Nữ. Chỉ riêng Ni Ma Tinh không sợ hãi, nói to:

– Chào tân nương tử của Tuyệt Tình cốc!

Tiểu Long Nữ khẽ gật đầu, chọn một cái bàn nhỏ trong góc ngồi xuống, không để ý gì tới mọi người, nói nhỏ với điếm tiểu nhị, gọi một bữa ăn chay.

Triệu, Doãn hai người sắc mặt lúc xanh, lúc trắng, nhấp nhổm không yên. Pháp vương cũng sợ Dương Quá sẽ tới, bình sinh lão chẳng sợ gì, chỉ sợ Dương Quá cùng Tiểu Long Nữ song kiếm hợp bích, thi triển “Ngọc nữ tố tâm kiếm pháp”. Ba người ấy mỗi người một tâm sự, không trò chuyện, chỉ cúi đầu ăn uống. Triệu, Doãn hai người vốn đã ăn no, nhưng nếu bây giờ cứ ngồi im thì dễ bị nghi ngờ, đành tiếp tục ăn uống vậy.

Tát Đa thì cao hứng, hỏi:

– Doãn đạo trưởng đã gặp Tứ vương tử của chúng tôi hay chưa?

Doãn Chí Bình lắc đầu. Tát Đa nói:

– Vương tử Hốt Tất Liệt là vị công tử thứ tư của Tứ vương gia Đà Lôi, anh minh nhân hậu, người người trong quân ngưỡng mộ. Tiểu tướng chính đi bẩm cáo quân tình. Hai vị đạo gia nếu không bận việc, hãy cùng đi với tiểu tướng được chăng?

Doãn Chí Bình tâm trí để đâu đâu, lại lắc đầu. Triệu Chí Kính thì chợt có chủ ý, bèn hỏi Pháp vương:

– Đại sư cũng đi gặp Tứ vương tử phải không?

Pháp vương nói:

– Phải. Tứ vương tử là nhân kiệt đời nay, hai vị không thể không gặp.

Triệu Chí Kính vui mừng nói:

– Hay lắm, chúng tôi cùng đi với đại sư và Tát Đa tướng quân vậy.

Lão đưa tay dưới gầm bàn cấu khẽ vào đùi Doãn Chí Bình một cái, nháy mắt ra hiệu. Tát Đ cả mừng, rối rít nói:

– Hay lắm, hay lắm!

Doãn Chí Bình cơ trí tài cán đều hơn hẳn Triệu Chí Kính, nhưng vừa gặp Tiểu Long Nữ thì lập tức hồn vía mơ hồ, phải một lát sau mới hiểu dụng ý của Triệu Chí Kính, là muốn dựa vào sự che chở của Pháp vương để thoát sự truy sát của Tiểu Long Nữ.

Mọi người dùng bữa xong, ra khỏi phạn điếm, lên ngựa đi. Pháp vương không thấy Dương Quá xuất hiện, thì yên tâm nghĩ: “Phái Toàn Chân là một đại chính phái của võ lâm Trung Nguyên, nếu thu phục phái này trợ giúp Mông Cổ, thì thực là một kỳ công. Ngày mai gặp vương gia, cũng có chuyện để khỏi bẽ mặt”. Liền có ý thu nạp Triệu, Doãn hai người.

Lúc này trời sắp tối, mọi người đi một quãng, nghe có tiếng lóc cóc phía sau, ngó lại, thấy Tiểu Long Nữ cưỡi một con lừa theo sau đàng xa. Pháp vương nghĩ: “Một mình nàng quyết không phải là đối thủ của ta, tại sao nàng cả gan cứ bám theo sau? Hay là có gã Dương Quá mai phục đâu đó ám trợ?”. Lão lần đầu tiếp xúc với Triệu, Doãn hai người, sợ lỡ có gì bị mất uy phong, bèn làm như không biết.

Mọi người đi đến nửa đêm, đến một cánh rừng. Tát Đa lệnh cho quân sĩ dừng nghỉ, mọi người xuống ngựa, ngồi nghỉ dưới gốc cây. Tiểu Long Nữ cũng xuống lừa, ngồi tựa gốc cây, cách mọi người hơn chục trượng. Nàng hành động càng kỳ bí, Pháp vương càng thận trọng, không dám liều lĩnh xuất thủ. Triệu Chí Kính thấy Ni Ma Tinh từng chào hỏi Tiểu Long Nữ, không biết Tiểu Long Nữ và Pháp vương có hiềm khích gì, không dám nhìn về phía nàng. Nghỉ nửa canh giờ, mọi người lại lên ngựa đi tiếp, rời cánh rừng, nghe tiếng lóc cóc phía sau, là Tiểu Long Nữ vẫn đi theo.

Đến lúc trời sáng hẳn, Tiểu Long Nữ vẫn cách đoàn người hơn chục trượng. Lúc này tới chỗ đồng trống, Pháp vương đưa mắt nhìn ra xa, trong vòng một dặm không một bóng người, bỗng nảy sinh ác niệm: “Ta bình sinh tung hoành vô địch, đến Trung Nguyên lại liên tiếp thất bại bởi Dương Quá và Tiểu Long Nữ song kiếm hợp bích. Hôm nay nàng ta cứ bám theo sau hẳn chẳng có thiện ý, có lẽ ta phải giết quách nàng đi, dù nàng có kẻ trợ giúp, cũng không đến cứu kịp. Nàng chết rồi, trên thế gian không còn kẻ nào đủ sức ngăn ta được nữa”. Pháp vương tâm niệm đã quyết, đang định ghìm ngựa đứng lại, bỗng nghe phía trước vang lên tiếng lục lạc, ngoài xa vài dặm bụi tung mù mịt, một đoàn nhân mã phóng tới.

Pháp vương ân hận: “Nếu biết hậu viện của Tiểu Long Nữ bây giờ mới tới, thì ta phải hạ độc thủ sớm hơn một chút”. Chợt nghe Tát Đa kêu lên kinh ngạc:

– Kỳ quái!

Pháp vương thấy từ xa có bốn con lạc đà phi tới, con đi đầu hàng bên phải trên lưng cắm một lá cờ lớn bay phần phật trong gió, chính là soái kỳ của Hốt Tất Liệt, song không thấy có người cưỡi trên lưng bốn con lạc đà. Tát Đa nói:

– Vương gia đã tới!

Đoạn tế ngựa lên đón, cách đoàn lạc đà nửa dặm, thì xuống ngựa, cung kính đón chờ ở bên đường.

Pháp vương nghĩ: “Vương gia tới, thì ta chưa tiện giết Tiểu Long Nữ”. Lão tự lượng thân phận, nếu để Hốt Tất Liệt thấy lão ra tay hạ sát một thiếu nữ đơn độc, thì khó tránh khỏi bị xem thường, lão bèn thong thả tới chỗ Tát Đa, chỉ thấy có một người ngồi ở khoảng giữa bốn con lạc đà, trên không trung, râu tóc và lông mày bạc trắng, miệng cười tươi, chính là Chu Bá Thông.

Chỉ nghe Chu lão nhân nói từ xa: Text được lấy tại TruyệnFULL.vn

– Hay lắm, lão hòa thượng, gã đen lùn, hay lắm, chúng ta lại trùng phùng ở đây, còn thêm một tiểu cô nương kiều diễm nữa kìa.

Pháp vương lấy làm lạ, người này sao lại có thể ngồi giữa không trung thế kia? Đợi khi đôi bên tới gần, mới nhìn rõ, thì ra từ đầu bốn con lạc đà có dây kết thành một cái võng, Chu Bá Thông ngồi trên cái võng đó.

Chu Bá Thông vậy là vẫn chưa đến cung Trùng Dương, cũng ít khi lai vãng với Mã Ngọc, Khưu Xứ Cơ, nên Triệu Chí Kính và Doãn Chí Bình không biết mặt lão nhân. Hai gã tuy từng nghe sư phụ kể có một vị sư thúc tổ một mình du hí nhân gian, nhưng đã lâu lắm không có tin tức gì, chắc vị đó đã qua đời. Bây giờ hai gã gặp Chu Bá Thông, đều không nghĩ đấy là sư thúc tổ của mình. Pháp vương hơi cau mày, nghĩ người này võ công kỳ diệu, thật không dễ đối phó, bèn hỏi:

– Vương gia đến sau phải không?

Chu Bá Thông chỉ ra sau lưng, cười nói:

– Ba, bốn chục dặm đằng ấy là vương trướng của hắn. Đại hòa thượng, ta khuyên lão lúc này đừng tới đó thì hơn.

Pháp vương hỏi:

– Vì sao?

Chu Bá Thông nói:

– Hắn đang nổi cơn lôi đình, lão tới đó không chừng bị hắn cắt phăng cái đầu trọc của lão đó.

Pháp vương nói:

– Hồ thuyết bát đạo! Vương gia sao lại nổi cơn lôi đình?

Chu Bá Thông chỉ lá cờ trên lưng con lạc đà, cười nói:

– Thì vương kỳ của vương gia bị ta lấy trộm mất, làm sao hắn không nổi cơn lôi đình kia chứ?

Pháp vương sững sờ, hỏi:

– Lão lấy trộm vương kỳ để làm gì?

Chu Bá Thông nói:

– Hòa thượng biết Quách Tĩnh chứ?

Pháp vương gật đầu, nói:

– Thì sao?

Chu Bá Thông cười nói:

– Quách Tĩnh là huynh đệ kết nghĩa của ta. Hai huynh đệ ta hơn mười năm chưa gặp lại, ta nhớ hắn quá, muốn đến thăm hắn. Hắn ở thành Tương Dương, đánh nhau với quân Mông Cổ, ta lấy trộm vương kỳ của vương gia Mông Cổ làm quà cho hắn.

Pháp vương cả kinh, nghĩ bụng việc này không ra thể thống gì, thành Tương Dương đã không hạ được, vương kỳ lại bị cướp mất, thật mất hết thể diện, phải tìm cách đoạt lại vương kỳ mới xong.

Chu Bá Thông quát một tiếng, mười sáu cái chân của bốn con lạc đà cùng cuốn gió chạy về hướng tây, rồi chạy vòng trở lại. Lá cờ bay phần phật trong gió. Chu Bá Thông đứng thẳng người, tay cầm bốn dây cương điều khiển lạc đà phóng đi, trông cứ như một vị lão tướng bát diện uy phong.

Chỉ thấy lão nhân đắc ý phi phàm, phóng bốn con lạc đà tới gần, miệng quát “Họ!” bốn con lạc đà lập tức dừng chân, đủ biết tay lão cầm cương khỏe như thế nào, Chu Bá Thông cười, nói:

– Đại hòa thượng, mấy con lạc đà của ta có khá hay không?

Pháp vương giơ ngón tay cái lên, vẻ tán thưởng:

– Khá lắm, rất đáng phục!

Trong óc Pháp vương vẫn đang nghĩ cách đoạt lại vương kỳ. Chu Bá Thông vung tay trái, nói:

– Đại hòa thượng, tiểu cô nương, Lão Ngoan đồng đi đây!

Doãn Chí Bình và Triệu Chí Kính nghe ba tiếng “Lão Ngoan đồng”, cùng buột miệng thốt lên:

– Sư thúc tổ ư?

Rồi cùng xuống ngựa. Doãn Chí Bình nói:

– Thưa có phải đây là Chu lão tiền bối của phái Toàn Chân hay không?

Chu Bá Thông đưa mắt đảo qua đảo lại, nói:

– Hừ, sao hả? Tiểu đạo sĩ hãy mau khấu đầu.

Triệu, Doãn hai người đã đˮh hành lễ, nghe lão nhân nói năng cổ quái, chợt sững lại vì sợ lạy nhầm người. Chu Bá Thông hỏi:

– Hai đứa ngươi là môn hạ của gã mũi trâu nào?

Doãn Chí Bình cung kính đáp:

– Triệu Chí Kính là môn hạ của Ngọc Dương tử Vương đạo trưởng, còn đệ tử Doãn Chí Bình là môn hạ của Trường Xuân tử Khưu đạo trưởng.

Chu Bá Thông nói:

– Hừ, tiểu đạo sĩ phái Toàn Chân càng đời sau lại càng thua kém đời trước, ta thấy các ngươi cũng chẳng ra gì.

Đột nhiên hai chân lão hất hai chiếc hài về phía hai người.

Doãn Chí Bình thấy chiếc hài bay không nhanh, dù có trúng vào mặt cũng không sao, không dám thất lễ, vẫn cúi mình hành lễ, Triệu Chí Kính thì lại giơ tay ra chộp. Nào ngờ hai chiếc hài bay đến cách mặt hai gã chừng ba thước đột nhiên bay vòng trở lại. Triệu Chí Kính chộp hụt, nhìn chiếc hài bên trái bay vòng sang bên phải, chiếc hài bên phải bay vòng sang bên trái, gần chạm nhau giữa không trung, rồi bay trở về chỗ Chu Bá Thông. Chu Bá Thông giơ hai chân đi luôn vào hai chiếc hài bay về.

Việc này tuy chỉ là trò đùa, nhưng nếu không có nội lực cực kỳ thâm hậu thì không tài gì điều khiển hai chiếc hài bay đúng chỗ như thế. Pháp vương và Ni Ma Tinh đã từng thấy Chu Bá Thông hất các mũi giáo trong vương trướng của Hốt Tất Liệt, nên nhìn trò hất đôi hài không lấy làm lạ. Nhưng Triệu Chí Kính giơ tay chộp hụt chiếc hài thì không khỏi kinh ngạc, với võ công của mình, Triệu Chí Kính có thể dùng tay chộp mọi thứ ám khí lợi hại, đã chộp là trúng, đằng này chiếc hài đã bay chầm chậm như thế mà hắn không tóm được, thì không còn hoài nghi nữa, vội cùng với Doãn Chí Bình vái dài, nói:

– Đệ tử Triệu Chí Kính khấu kiến sư thúc tổ.

Chu Bá Thông cười ha ha, nói:

– Nhãn giới của Khưu Xứ Cơ và Vương Xứ Nhất quá thấp kém, đi thu nạp hạng đệ tử vô dụng. Thôi ta miễn cho, ai cần các ngươi vái lạy?

Đoạn lão hô to:

– Xung phong!

Chọn tập
Bình luận