Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thần điêu hiệp lữ

Chương 83

Tác giả: Kim Dung
Chọn tập

Thiếu nữ đáp:

– Muội tập viết chữ.

Dương Quá hỏi:

– Cô nương viết chữ kiểu gì?

Thiếu nữ nói:

– Chữ muội xấu lắm, đâu có kiểu cách gì.

Dương Quá nói:

– Cô nương quá khiêm tốn, ta đoán chữ cô nương phải rất đẹp.

Thiếu nữ cười, nói:

– Ồ, huynh lạ thật, tại sao huynh lại đoán như thế?

Dương Quá nói:

– Cô nương có nhân phẩm tuấn nhã dường ấy, thư pháp ắt phải tuấn nhã. Cô nương cho ta xem vài chữ được chăng?

Thiếu nữ lại mỉm cười, nói:

– Chữ của muội chẳng đáng xem đâu, chờ khi nào huynh dưỡng thương khỏe rồi, sẽ nhờ huynh dạy muội viết chữ.

Dương Quá thầm cảm kích Hoàng Dung hồi ở Đào Hoa đảo đã dạy chàng đọc sách, viết chữ, nếu hồi ấy chàng không chịu học, thì đừng nói là phân biệt thư pháp hay dở, mà ngay cả người ta viết chữ gì, mình cũng không đọc hiểu.

Mải nghĩ một hồi, chợt thảy ngực đau âm ỉ, chàng bèn vận nội công, dẫn khí đi bách huyệt, dần dần dễ chịu, ngủ thiếp đi, tỉnh dậy thì trời đã tối, thiếu nữ dọn cơm trên một cái chõng tre sát giường, bón cơm cho chàng ăn. Đũa tre bát sành, tuy là vật thô sơ, nhưng đều mới nguyên, nhìn vào thấy ngay có sự chăm chút.

Bữa cơm cũng rất bình thường, có rau xanh, đậu phụ, trứng gà, cá nhỏ, nhưng nấu nướng thật khéo léo, ăn rất ngon miệng. Dương Quá ăn một mạch hết ba tô cơm, vừa ăn vừa tấm tắc khen ngon. Thiếu nữ tuy mang mặt nạ, không thấy được vẻ hỉ nộ, nhưng nhìn ánh mắt cũng biết nàng rất hoan hỉ.

Hôm sau thương thế của Dương Quá khá hơn một chút, thiếu nữ kéo chiếc ghế lại cạnh giường, ngồi vá áo cho chàng. Cái áo ngoài rách bươm của chàng được nàng vá víu cẩn thận. Nàng giơ cái áo lên, nói:

– Một người nhân phẩm cao đẹp như huynh, sao lại cố ý ăn mặc lam lũ thế này?

Nói rồi nàng vào buồng trong, mang ra một mảnh vải xanh, dựa theo cái áo rách mà cắt khâu cho chàng chiếc áo mới.

Nghe giọng nói, nhìn cử chỉ, thiếu nữ chỉ mười bảy, mười tám tuổi là cùng, nhưng nàng đối với Dương Quá cứ y như trưởng tỷ đối với tiểu đệ, thậm chí như một từ mẫu. Dương Quá mồ côi mẹ đã lâu, hôm nay cảm thấy như trở lại cảnh hồi thơ ấu ở bên mẹ, vừa cảm kích, vừa lạ lùng, không nhịn được, hỏi:

– Tỷ tỷ, sao tỷ tỷ đối với đệ chu đáo quá vậy? Đệ thật không xứng đáng.

Thiếu nữ nói:

– May giúp một cái áo thì có gì mà bảo là chu đáo? Huynh xả thân cứu người, thế mới quý đấy.

Hôm sau buổi sáng trôi qua yên ổn, buổi chiều thiếu nữ ngồi bên bàn viết. Dương Quá rất muốn xem nàng viết gì, xin xem mấy lần nàng đều không chịu.

Nàng viết chừng một canh giờ, viết xong một tờ, nhìn một hồi, vò nhàuờ giấy, viết tờ khác, tựa hồ vẫn chưa vừa ý, lại vò nhàu, viết tờ mới. Kiểu cách đó, xem chừng không phải là nàng sao chép bí kíp võ công nào cả. Cuối cùng nàng để đấy, không viết nữa, hỏi Dương Quá:

– Huynh muốn ăn món gì, để muội đi làm cho huynh ăn.

Dương Quá chợt nảy ra một kế, nói:

– Chỉ sợ tỷ tỷ vất vả quá thôi.

Thiếu nữ nói:

– Món gì nào? Huynh cứ nói cho muội nghe coi.

Dương Quá nói:

– Đệ thèm ăn bánh trôi.

Thiếu nữ nói:

– Làm vài cái bánh trôi thì có gì mà vất vả. Muội cũng thích ăn bánh trôi đây. Thế huynh thích ăn loại nhân mặn hay nhân ngọt?

Dương Quá nói:

– Mặn ngọt đều được. Có bánh trôi ăn là thích lắm rồi.

Tối hôm ấy, thiếu nữ quả nhiên cho chàng ăn mấy cái bánh trôi, loại ngọt thì nhân đậu xanh với chút mỡ heo, loại mặn thì nhân thịt tươi, ngon vô cùng, Dương Quá cứ vừa ăn vừa tấm tắc khen ngon. Thiếu nữ thở dài nói:

– Huynh thông minh thật, đoán trúng ngay thân thế của muội.

Dương Quá lấy làm lạ, nghĩ thầm: “Ta đoán trúng ư? Sao lại bảo ta đoán trúng thân thế của nàng?”.

Thiếu nữ nói:

– Bánh trôi ở Giang Nam quê muội nổi tiếng khắp thiên hạ, huynh nói một cái trúng luôn.

Dương Quá nhớ lại hàng loạt chuyện cách đây mấy năm ở vùng Chiết Tây chàng gặp vợ chồng Quách Tĩnh, cuộc đấu với Lý Mạc Sầu, rồi việc Âu Dương Phong nhận chàng làm nghĩa tử, vậy mà chàng vẫn chưa nhận ra thiếu nữ trước mặt mình là ai.

Chàng bảo muốn ăn bánh trôi là có dụng ý khác. Ăn xong, thừa lúc thiếu nữ không để ý, chàng giấu một cái trong lòng bàn tay, chờ lúc thiếu nữ dọn bát đũa đi, chàng lấy một sợi chỉ mà thiếu nữ khâu áo để lại buộc một đầu vào cái bánh trôi, ném cái bánh trôi tới chỗ mấy tờ giấy vò nhàu kia cho dính, kéo tờ giấy lại mở ra xem, thấy viết tám chữ “Ký kiến quân tử, vân hồ bất hỉ”[7]. Đây là hai câu trong Kinh Thi, năm trước Hoàng Dung từng dạy Dương Quá. Hai câu này được giảng nghĩa là: “Đã gặp được chàng nam tử rồi, tại sao còn chưa biết vui sống?”.

Dương Quá lại ném cái bánh buộc sợi chỉ, kéo một tờ giấy khác lại, mở ra xem, thấy tờ này vẫn viết tám chữ kia. Dương Quá hồi hộp, tim đập dồn, kéo hơn mười tờ giấy vò nhàu lại, mở ra xem, toàn là viết tám chữ đó, chàng suy nghĩ về thâm ý của chúng, bất giác ngẩn cả người. Nghe có tiếng chân thiếu nữ đi vào, Dương Quá vội giấu cái bánh vào trong chăn, thiếu nữ đem số giấy vò nhàu ra ngoài đốt đi.

Dương Quá nghĩ thầm: “Nàng viết “Khái kiến quân tử”, hai chữ quân tử không lẽ là nói về ta? Nàng và ta đều chưa nói gì với nhau, nàng đã thấy ta có gì để mà thích nhỉ? Ta nào có ra gì mà nàng coi ta là bậc quân tử kia chứ. Nhưng ở đây ngoài ta ra, đâu còn ai khác?”.

Chàng đang ngẩn ngơ, thì thiếu nữ bước vào phòng, đứng bên cửa sổ một lát, thổi tắt ngọn nến, ánh trăng suông chiếu qua khung cửa, soi xuống nền nhà. Dương Quá gọi:

– Cô nương!

Thiếu nữ không đáp, thong thả bước ra ngoài.

Lát sau, nghe có tiếng tiêu (sáo) dìu dặt qua cửa sổ vọng vào. Dương Quá từng thấy nàng dùng cây ngọc tiêu đứng thủ với Lý Mạc Sầu, võ công không kém chút nào, bây giờ thổi ngọc tiêu, không ngờ nghe cũng hay đến thế.

Hồi sống trong tòa cổ mộ, Dương Quá có nghe Tiểu Long Nữ gảy đàn, chàng đứng bên nghe nàng giảng giải, cũng hiểu đôi chút về âm luật. Lúc này chàng nhận ra cây tiêu đang thổi điệu “Vô xạ thương” trong khúc “Kỳ úc”. Khúc nhạc này u nhã bình hòa, Dương Quá đã nghe mấy lần, cũng không thích lắm. Chàng thấy nàng cứ thổi đi thổi lại năm câu đầu:

瞻彼淇奧

Chiêm bỉ kỳ úc

綠竹猗猗

Lục trúc a a

有匪君子

Hữu phỉ quân tử

如切如磋

Như thiết như tha

如琢如磨

Như trác như ma

Trông kìa trên dải sông Kỳ,

Bờ tre mới mọc xanh rì thướt tha,

Có người quân tử tài hoa,

Như lo mài giũa đặng mà lập thân,

Dùi mài dốc chí chuyên cần…[8]

Tiếng tiêu lúc bổng lúc trầm, lúc nhanh lúc chậm, vẫn năm câu kia, nghe quyến luyến triền miên. Dương Quá biết đấy là mấy câu trong Kinh Thi, khen ngợi một trang nam nhi thanh nhã, tuấn tú, có chí, như một viên ngọc đẹp đã được mài giũa vậy.

Dương Quá nghe hồi lâu, bất giác ngâm nga khe khẽ hai câu đầu, Chiêm bỉ Kỳ úc, Lục trúc a a… đột nhiên tiếng tiêu ngừng bặt. Dương Quá sững lại, ân hận về sự đường đột của mình: “Nàng thổi tiêu là để biểu hiện ý nghĩ, ta lại đi ngâm nga, hóa ra biết rõ tâm tư của nàng, thật quá vô lễ”.

Sáng hôm sau thiếu nữ mang cơm vào, thấy Dương Quá đeo mặt nạ, thì ngạc nhiên, cười, hỏi:

– Huynh cũng mang mặt nạ để làm gì?

Dương Quá nói:

– Cái mặt nạ này là cô nương cho ta, cô nương không chịu để lộ bản lai diện mục, thì ta cũng đeo mặt nạ.

Thiếu nữ thản nhiên nói:

– Thế cũng hay.

Nói xong đặt mâm cơm xuống, đi ra, cả ngày hôm đó không nói câu nào.

Dương Quá thấp thỏm không yên, sợ mình đã đắc tội với nàng, định nói vài lời xin lỗi, song nàng không dừng bước trong phòng. Mãi đến tối, khi nàng vào thu dọn chén đũa, sắp bước ra, Dương Quá bèn nói: Truyện được copy tại TruyệnFULL.vn

– Cô nương thổi tiêu nghe rất hay, cô nương cho nghe một khúc nữa, được chăng?

Thiếu nữ nghĩ một lát, rồi nói:

– Cũng được.

Nàng đi lấy ống tiêu, ngồi ngay bên giường của Dương Quá mà thổi. Lần này nàng thổi khúc “Nghênh tiên khách”, là khúc nhạc chủ khách thù đáp, giai điệu cũng ôn hòa dìu dặt. Dương Quá nghĩ thầm: “Thì ra khi thổi tiêu nàng cũng đeo mặt nạ cho cả tiếng tiêu, không chịu thổ lộ tâm tư”.

Bỗng có tiếng chân, có người từ xa chạy vội đến. Thanh y thiếu nữ đặt ống ngọc tiêu xuống, bước ra cửa, gọi:

– Biểu muội!

Một người chạy tới cửa, thở hổn hển, nói:

– Biểu tỷ, nữ ma đầu ấy đã dò ra tung tích của muội, đang tìm đến đây, chúng ta mau chạy đi thôi.

Dương Quá nghe giọng, nhận ra Lục Vô Song thì rất mừng, nhưng nghe Lục Vô Song nhắc đến nữ ma đầu sắp đến, chính là Lý Mạc Sầu, thì lại thầm kinh hãi, rồi chàng nghĩ bụng: “Thì ra thiếu nữ này là biểu tỷ của Lục cô nương”.

Thiếu nữ nói:

– Có người bị thương, đang ở đây dưỡng thương.

Lục Vô Song hỏi:

– Ai thế?

Thiếu nữ nói:

– Ân nhân cứu mạng của muội đó.

Lục Vô Song kêu lên:

– A, Đồ Ngốc, chàng… ta đang ở đây ư!

Nói xong chạy ào vào.

Dưới ánh trăng, chỉ thấy nàng mừng rỡ rối rít:

– Đồ Ngốc, Đồ Ngốc! Sao huynh lại tìm tới đây được? Lần này thì đến lượt huynh bị thương nhé.

Dương Quá nói:

– Tức phụ…

Chàng đã định gọi “Tức phụ nhi” (cô vợ trẻ), nhưng nghĩ bên cạnh có thanh y thiếu nữ đoan trang thanh nhã, không thể bỡn cợt với Lục Vô Song như trước, bèn đổi cách xưng hô, hỏi:

– Lý Mạc Sầu làm sao lại lần ra tung tích cô nương?

Lục Vô Song nói:

– Sau trận đấu ở tửu lâu hôm ấy, huynh đột nhiên bỏ đi, biểu tỷ đưa muội về đây dưỡng thương. Vết thương lành rồi, muội buồn quá, mới đi chơi cho đỡ buồn, một hôm gặp hai gã khiếu hóa tử, nghe họ nói với nhau rằng ở ải Đại Thắng có đại hội quần hùng gì đó. Muội bèn đến ải Đại Thắng xem cảnh nhiệt náo, không ngờ đến nơi thì đã bế mạc. Muội sợ biểu tỷ nhớ, vội trở về, ở trước cửa một quán trà, muội bỗng nhìn thấy con lừa hoa của nữ ma đầu, lừa đã thay con khác, cái chuông vàng thì vẫn giữ nguyên…

Nói đến đây giọng hơi run:

– May mà mạng chưa tuyệt, chứ cứ đi thẳng vào quán, thì bây giờ đâu còn được nhìn thấy biểu tỷ với huynh.

Dương Quá hỏi:

– Cô nương đây là biểu tỷ của cô nương à? May được cô nương đây cứu mạng, vẫn chưa kịp hỏi họ tên.

Thanh y thiếu nữ nói:

– Muội…

Lục Vô Song đột nhiên dùng hai tay gỠcả hai cái mặt nạ ra khỏi mặt Dương Quá và thiếu nữ, nói:

– Nữ ma đầu sắp đến rồi, hai người còn mang mặt nạ làm gì kia chứ?

Dương Quá thấy trước mặt sáng hẳn lên, thấy thiếu nữ có khuôn mặt trái xoan xinh xắn, má lúm đồng tiền, da trắng như tuyết, tuy không thanh lệ tuyệt tục bằng Tiểu Long Nữ, song cũng là một cô nương rất xinh tươi.

Lục Vô Song nói:

– Biểu tỷ của muội là Trình Anh, tiểu đệ tử quan môn của Đào Hoa đảo Hoàng đảo chủ.

Dương Quá vái một cái, nói:

– Trình cô nương.

Trình Anh đáp lễ, nói:

– Dương thiếu hiệp.

Dương Quá nghĩ thầm: “Nàng còn ít tuổi, sao lại là đệ tử của Hoàng Dược Sư? Tính theo Quách bá mẫu, không lẽ mình lại ở dưới nàng một bậc?”.

Thiếu nữ đáp:

– Muội tập viết chữ.

Dương Quá hỏi:

– Cô nương viết chữ kiểu gì?

Thiếu nữ nói:

– Chữ muội xấu lắm, đâu có kiểu cách gì.

Dương Quá nói:

– Cô nương quá khiêm tốn, ta đoán chữ cô nương phải rất đẹp.

Thiếu nữ cười, nói:

– Ồ, huynh lạ thật, tại sao huynh lại đoán như thế?

Dương Quá nói:

– Cô nương có nhân phẩm tuấn nhã dường ấy, thư pháp ắt phải tuấn nhã. Cô nương cho ta xem vài chữ được chăng?

Thiếu nữ lại mỉm cười, nói:

– Chữ của muội chẳng đáng xem đâu, chờ khi nào huynh dưỡng thương khỏe rồi, sẽ nhờ huynh dạy muội viết chữ.

Dương Quá thầm cảm kích Hoàng Dung hồi ở Đào Hoa đảo đã dạy chàng đọc sách, viết chữ, nếu hồi ấy chàng không chịu học, thì đừng nói là phân biệt thư pháp hay dở, mà ngay cả người ta viết chữ gì, mình cũng không đọc hiểu.

Mải nghĩ một hồi, chợt thảy ngực đau âm ỉ, chàng bèn vận nội công, dẫn khí đi bách huyệt, dần dần dễ chịu, ngủ thiếp đi, tỉnh dậy thì trời đã tối, thiếu nữ dọn cơm trên một cái chõng tre sát giường, bón cơm cho chàng ăn. Đũa tre bát sành, tuy là vật thô sơ, nhưng đều mới nguyên, nhìn vào thấy ngay có sự chăm chút.

Bữa cơm cũng rất bình thường, có rau xanh, đậu phụ, trứng gà, cá nhỏ, nhưng nấu nướng thật khéo léo, ăn rất ngon miệng. Dương Quá ăn một mạch hết ba tô cơm, vừa ăn vừa tấm tắc khen ngon. Thiếu nữ tuy mang mặt nạ, không thấy được vẻ hỉ nộ, nhưng nhìn ánh mắt cũng biết nàng rất hoan hỉ.

Hôm sau thương thế của Dương Quá khá hơn một chút, thiếu nữ kéo chiếc ghế lại cạnh giường, ngồi vá áo cho chàng. Cái áo ngoài rách bươm của chàng được nàng vá víu cẩn thận. Nàng giơ cái áo lên, nói:

– Một người nhân phẩm cao đẹp như huynh, sao lại cố ý ăn mặc lam lũ thế này?

Nói rồi nàng vào buồng trong, mang ra một mảnh vải xanh, dựa theo cái áo rách mà cắt khâu cho chàng chiếc áo mới.

Nghe giọng nói, nhìn cử chỉ, thiếu nữ chỉ mười bảy, mười tám tuổi là cùng, nhưng nàng đối với Dương Quá cứ y như trưởng tỷ đối với tiểu đệ, thậm chí như một từ mẫu. Dương Quá mồ côi mẹ đã lâu, hôm nay cảm thấy như trở lại cảnh hồi thơ ấu ở bên mẹ, vừa cảm kích, vừa lạ lùng, không nhịn được, hỏi:

– Tỷ tỷ, sao tỷ tỷ đối với đệ chu đáo quá vậy? Đệ thật không xứng đáng.

Thiếu nữ nói:

– May giúp một cái áo thì có gì mà bảo là chu đáo? Huynh xả thân cứu người, thế mới quý đấy.

Hôm sau buổi sáng trôi qua yên ổn, buổi chiều thiếu nữ ngồi bên bàn viết. Dương Quá rất muốn xem nàng viết gì, xin xem mấy lần nàng đều không chịu.

Nàng viết chừng một canh giờ, viết xong một tờ, nhìn một hồi, vò nhàuờ giấy, viết tờ khác, tựa hồ vẫn chưa vừa ý, lại vò nhàu, viết tờ mới. Kiểu cách đó, xem chừng không phải là nàng sao chép bí kíp võ công nào cả. Cuối cùng nàng để đấy, không viết nữa, hỏi Dương Quá:

– Huynh muốn ăn món gì, để muội đi làm cho huynh ăn.

Dương Quá chợt nảy ra một kế, nói:

– Chỉ sợ tỷ tỷ vất vả quá thôi.

Thiếu nữ nói:

– Món gì nào? Huynh cứ nói cho muội nghe coi.

Dương Quá nói:

– Đệ thèm ăn bánh trôi.

Thiếu nữ nói:

– Làm vài cái bánh trôi thì có gì mà vất vả. Muội cũng thích ăn bánh trôi đây. Thế huynh thích ăn loại nhân mặn hay nhân ngọt?

Dương Quá nói:

– Mặn ngọt đều được. Có bánh trôi ăn là thích lắm rồi.

Tối hôm ấy, thiếu nữ quả nhiên cho chàng ăn mấy cái bánh trôi, loại ngọt thì nhân đậu xanh với chút mỡ heo, loại mặn thì nhân thịt tươi, ngon vô cùng, Dương Quá cứ vừa ăn vừa tấm tắc khen ngon. Thiếu nữ thở dài nói:

– Huynh thông minh thật, đoán trúng ngay thân thế của muội.

Dương Quá lấy làm lạ, nghĩ thầm: “Ta đoán trúng ư? Sao lại bảo ta đoán trúng thân thế của nàng?”.

Thiếu nữ nói:

– Bánh trôi ở Giang Nam quê muội nổi tiếng khắp thiên hạ, huynh nói một cái trúng luôn.

Dương Quá nhớ lại hàng loạt chuyện cách đây mấy năm ở vùng Chiết Tây chàng gặp vợ chồng Quách Tĩnh, cuộc đấu với Lý Mạc Sầu, rồi việc Âu Dương Phong nhận chàng làm nghĩa tử, vậy mà chàng vẫn chưa nhận ra thiếu nữ trước mặt mình là ai.

Chàng bảo muốn ăn bánh trôi là có dụng ý khác. Ăn xong, thừa lúc thiếu nữ không để ý, chàng giấu một cái trong lòng bàn tay, chờ lúc thiếu nữ dọn bát đũa đi, chàng lấy một sợi chỉ mà thiếu nữ khâu áo để lại buộc một đầu vào cái bánh trôi, ném cái bánh trôi tới chỗ mấy tờ giấy vò nhàu kia cho dính, kéo tờ giấy lại mở ra xem, thấy viết tám chữ “Ký kiến quân tử, vân hồ bất hỉ”[7]. Đây là hai câu trong Kinh Thi, năm trước Hoàng Dung từng dạy Dương Quá. Hai câu này được giảng nghĩa là: “Đã gặp được chàng nam tử rồi, tại sao còn chưa biết vui sống?”.

Dương Quá lại ném cái bánh buộc sợi chỉ, kéo một tờ giấy khác lại, mở ra xem, thấy tờ này vẫn viết tám chữ kia. Dương Quá hồi hộp, tim đập dồn, kéo hơn mười tờ giấy vò nhàu lại, mở ra xem, toàn là viết tám chữ đó, chàng suy nghĩ về thâm ý của chúng, bất giác ngẩn cả người. Nghe có tiếng chân thiếu nữ đi vào, Dương Quá vội giấu cái bánh vào trong chăn, thiếu nữ đem số giấy vò nhàu ra ngoài đốt đi.

Dương Quá nghĩ thầm: “Nàng viết “Khái kiến quân tử”, hai chữ quân tử không lẽ là nói về ta? Nàng và ta đều chưa nói gì với nhau, nàng đã thấy ta có gì để mà thích nhỉ? Ta nào có ra gì mà nàng coi ta là bậc quân tử kia chứ. Nhưng ở đây ngoài ta ra, đâu còn ai khác?”.

Chàng đang ngẩn ngơ, thì thiếu nữ bước vào phòng, đứng bên cửa sổ một lát, thổi tắt ngọn nến, ánh trăng suông chiếu qua khung cửa, soi xuống nền nhà. Dương Quá gọi:

– Cô nương!

Thiếu nữ không đáp, thong thả bước ra ngoài.

Lát sau, nghe có tiếng tiêu (sáo) dìu dặt qua cửa sổ vọng vào. Dương Quá từng thấy nàng dùng cây ngọc tiêu đứng thủ với Lý Mạc Sầu, võ công không kém chút nào, bây giờ thổi ngọc tiêu, không ngờ nghe cũng hay đến thế.

Hồi sống trong tòa cổ mộ, Dương Quá có nghe Tiểu Long Nữ gảy đàn, chàng đứng bên nghe nàng giảng giải, cũng hiểu đôi chút về âm luật. Lúc này chàng nhận ra cây tiêu đang thổi điệu “Vô xạ thương” trong khúc “Kỳ úc”. Khúc nhạc này u nhã bình hòa, Dương Quá đã nghe mấy lần, cũng không thích lắm. Chàng thấy nàng cứ thổi đi thổi lại năm câu đầu:

瞻彼淇奧

Chiêm bỉ kỳ úc

綠竹猗猗

Lục trúc a a

有匪君子

Hữu phỉ quân tử

如切如磋

Như thiết như tha

如琢如磨

Như trác như ma

Trông kìa trên dải sông Kỳ,

Bờ tre mới mọc xanh rì thướt tha,

Có người quân tử tài hoa,

Như lo mài giũa đặng mà lập thân,

Dùi mài dốc chí chuyên cần…[8]

Tiếng tiêu lúc bổng lúc trầm, lúc nhanh lúc chậm, vẫn năm câu kia, nghe quyến luyến triền miên. Dương Quá biết đấy là mấy câu trong Kinh Thi, khen ngợi một trang nam nhi thanh nhã, tuấn tú, có chí, như một viên ngọc đẹp đã được mài giũa vậy.

Dương Quá nghe hồi lâu, bất giác ngâm nga khe khẽ hai câu đầu, Chiêm bỉ Kỳ úc, Lục trúc a a… đột nhiên tiếng tiêu ngừng bặt. Dương Quá sững lại, ân hận về sự đường đột của mình: “Nàng thổi tiêu là để biểu hiện ý nghĩ, ta lại đi ngâm nga, hóa ra biết rõ tâm tư của nàng, thật quá vô lễ”.

Sáng hôm sau thiếu nữ mang cơm vào, thấy Dương Quá đeo mặt nạ, thì ngạc nhiên, cười, hỏi:

– Huynh cũng mang mặt nạ để làm gì?

Dương Quá nói:

– Cái mặt nạ này là cô nương cho ta, cô nương không chịu để lộ bản lai diện mục, thì ta cũng đeo mặt nạ.

Thiếu nữ thản nhiên nói:

– Thế cũng hay.

Nói xong đặt mâm cơm xuống, đi ra, cả ngày hôm đó không nói câu nào.

Dương Quá thấp thỏm không yên, sợ mình đã đắc tội với nàng, định nói vài lời xin lỗi, song nàng không dừng bước trong phòng. Mãi đến tối, khi nàng vào thu dọn chén đũa, sắp bước ra, Dương Quá bèn nói: Truyện được copy tại TruyệnFULL.vn

– Cô nương thổi tiêu nghe rất hay, cô nương cho nghe một khúc nữa, được chăng?

Thiếu nữ nghĩ một lát, rồi nói:

– Cũng được.

Nàng đi lấy ống tiêu, ngồi ngay bên giường của Dương Quá mà thổi. Lần này nàng thổi khúc “Nghênh tiên khách”, là khúc nhạc chủ khách thù đáp, giai điệu cũng ôn hòa dìu dặt. Dương Quá nghĩ thầm: “Thì ra khi thổi tiêu nàng cũng đeo mặt nạ cho cả tiếng tiêu, không chịu thổ lộ tâm tư”.

Bỗng có tiếng chân, có người từ xa chạy vội đến. Thanh y thiếu nữ đặt ống ngọc tiêu xuống, bước ra cửa, gọi:

– Biểu muội!

Một người chạy tới cửa, thở hổn hển, nói:

– Biểu tỷ, nữ ma đầu ấy đã dò ra tung tích của muội, đang tìm đến đây, chúng ta mau chạy đi thôi.

Dương Quá nghe giọng, nhận ra Lục Vô Song thì rất mừng, nhưng nghe Lục Vô Song nhắc đến nữ ma đầu sắp đến, chính là Lý Mạc Sầu, thì lại thầm kinh hãi, rồi chàng nghĩ bụng: “Thì ra thiếu nữ này là biểu tỷ của Lục cô nương”.

Thiếu nữ nói:

– Có người bị thương, đang ở đây dưỡng thương.

Lục Vô Song hỏi:

– Ai thế?

Thiếu nữ nói:

– Ân nhân cứu mạng của muội đó.

Lục Vô Song kêu lên:

– A, Đồ Ngốc, chàng… ta đang ở đây ư!

Nói xong chạy ào vào.

Dưới ánh trăng, chỉ thấy nàng mừng rỡ rối rít:

– Đồ Ngốc, Đồ Ngốc! Sao huynh lại tìm tới đây được? Lần này thì đến lượt huynh bị thương nhé.

Dương Quá nói:

– Tức phụ…

Chàng đã định gọi “Tức phụ nhi” (cô vợ trẻ), nhưng nghĩ bên cạnh có thanh y thiếu nữ đoan trang thanh nhã, không thể bỡn cợt với Lục Vô Song như trước, bèn đổi cách xưng hô, hỏi:

– Lý Mạc Sầu làm sao lại lần ra tung tích cô nương?

Lục Vô Song nói:

– Sau trận đấu ở tửu lâu hôm ấy, huynh đột nhiên bỏ đi, biểu tỷ đưa muội về đây dưỡng thương. Vết thương lành rồi, muội buồn quá, mới đi chơi cho đỡ buồn, một hôm gặp hai gã khiếu hóa tử, nghe họ nói với nhau rằng ở ải Đại Thắng có đại hội quần hùng gì đó. Muội bèn đến ải Đại Thắng xem cảnh nhiệt náo, không ngờ đến nơi thì đã bế mạc. Muội sợ biểu tỷ nhớ, vội trở về, ở trước cửa một quán trà, muội bỗng nhìn thấy con lừa hoa của nữ ma đầu, lừa đã thay con khác, cái chuông vàng thì vẫn giữ nguyên…

Nói đến đây giọng hơi run:

– May mà mạng chưa tuyệt, chứ cứ đi thẳng vào quán, thì bây giờ đâu còn được nhìn thấy biểu tỷ với huynh.

Dương Quá hỏi:

– Cô nương đây là biểu tỷ của cô nương à? May được cô nương đây cứu mạng, vẫn chưa kịp hỏi họ tên.

Thanh y thiếu nữ nói:

– Muội…

Lục Vô Song đột nhiên dùng hai tay gỠcả hai cái mặt nạ ra khỏi mặt Dương Quá và thiếu nữ, nói:

– Nữ ma đầu sắp đến rồi, hai người còn mang mặt nạ làm gì kia chứ?

Dương Quá thấy trước mặt sáng hẳn lên, thấy thiếu nữ có khuôn mặt trái xoan xinh xắn, má lúm đồng tiền, da trắng như tuyết, tuy không thanh lệ tuyệt tục bằng Tiểu Long Nữ, song cũng là một cô nương rất xinh tươi.

Lục Vô Song nói:

– Biểu tỷ của muội là Trình Anh, tiểu đệ tử quan môn của Đào Hoa đảo Hoàng đảo chủ.

Dương Quá vái một cái, nói:

– Trình cô nương.

Trình Anh đáp lễ, nói:

– Dương thiếu hiệp.

Dương Quá nghĩ thầm: “Nàng còn ít tuổi, sao lại là đệ tử của Hoàng Dược Sư? Tính theo Quách bá mẫu, không lẽ mình lại ở dưới nàng một bậc?”.

Chọn tập
Bình luận