Hôm ấy Quách Tương thấy Kim Luân pháp vương hạ độc thủ đánh chết Trường Tu Quỷ, Đại Đầu Quỷ hai người, thì nàng đau lòng tự biết khó thoát ma chưởng của lão, bèn hiên ngang nói:
– Lão không mau đánh chết bổn cô nương, còn chờ gì nữa?
Kim Luân pháp vương cười, nói:
– Muốn đánh chết tên nhãi con như mi, nào có khó gì? Hôm nay ta giết hai người là đủ rồi. Vài hôm nữa ta sẽ chọn ngày đem mi ra khai đao, bây giờ thì hãy ngoan ngoãn đi theo ta.
Quách Tương biết rằng chống chọi lão ta lúc này chỉ tự chuốc nhục, đành đi theo, rồi tìm cách thoát thân sau, bèn lè lưỡi, lên ngựa đi.
Kim Luân pháp vương mừng rỡ, nghĩ: “Hoàng thượng và Tứ vương gia tìm thiên phương bách kế lấy mạng Quách Tĩnh, vẫn chưa như nguyện. Hôm nay ta bắt được ái nữ của Quách Tĩnh, dùng nó để kiềm chế, lo gì hắn không cúi đầu vâng mệnh. Thế này còn hơn một kiếm đâm chết hắn. Giả dụ Quách Tĩnh quật cường không chịu khuất phục, chúng ta đem con bé này đến dưới chân thành mà hành hạ, hắn sẽ đau đớn đứt từng khúc ruột, mất hết tinh thần, bấy giờ đại quân công thành, làm gì chẳng hạ được?”.
Đi đến lúc trời tối, ghé đại vào một nhà ven đường nghỉ đêm. Người sống trong nhà mang đồ đạc tản cư đi hết, nhà chỉ trơ trọi bốn bức tường. Kim Luân pháp vương lấy lương khô ra chia cho Quách Tương cùng ăn, rồi bảo nàng sang cái nhà mà ngủ, còn lão ngồi dụng công ở gian giữa.
Quách Tương trằn trọc, làm sao ngủ nổi? Đến nửa đêm, nàng rón rén ngó sang gian giữa, thấy Pháp vương ngồi dựa vào vách, hơi thở đều đều, chắc là đang ngủ say. Nàng cả mừng, rón rén vượt song ra ngoài, lấy vải bọc bốn vó ngựa, rồi dắt ngựa đi rất nhẹ, từng bước một, đến khi cách nhà chừng nửa dặm, ngoảnh lại không thấy Pháp vương đuổi theo, mới lên ngựa phóng đi. Nàng nghĩ rằng khi Pháp vương tỉnh giấc, phát giác nàng bỏ chạy, sẽ đoán nàng chạy về thành Tương Dương, tất lão sẽ đuổi theo về phía nam, nên nàng bèn phóng ngựa về hướng tây bắc, phóng một mạch chừng nửa canh giờ, con ngựa đuối sức, mới đi chậm lại, dọc đường chốc chốc nàng ngó lại phía sau, thủy chung không thấy Pháp vương đuổi theo. Đến khi trời sáng hẳn, tính ra đã chạy được năm, sáu chục dặm, trong bụng mới đỡ lo.
Lúc này nàng tới một con đường nhỏ ven núi, đường lên càng lúc càng cao, qua một thung lũng, bỗng thấy có một người nằm chắn ngang đường, ngáy như kéo bễ, nhìn kỹ, nàng giật mình suýt ngã ngựa, vì người nằm kia đầu trọc, mặc hoàng bào, chính là Kim Luân pháp vương. Cũng không biết bằng cách nào lão ta lại ở phía trước mặt. Quách Tương vội quay đầu ngựa, phi xuống dốc, ngó lại, thấy lão ta vẫn nằm đó, không hề đuổi theo.
Lần này nàng không đi trên đường nữa, mà phóng ngựa thẳng về hướng đông nam, chạy một hồi rất lâu, thấy có một người treo móc hai chân lên cây đại thụ phía trước mặt, đầu chúi xuống đất, cười hi hi với nàng, chính là Kim Luân pháp vương. Quách Tương cả giận, quát:
– Lão muốn cản đường, thì cản cho ngay ngắn tử tế, sao lại đi giở trò đùa bỡn với bổn cô nương như thế?
Nàng phóng ngựa tới gần, quất một roi vào mặt lão ta.
Chỉ thấy Pháp vương không né tránh, roi ngựa vút tới mặt lão ta mà không nghe có âm thanh gì, đúng lúc ấy con ngựa phóng đi. Quách Tương tay phải định rút cây roi về, phát giác có một luồng lực truyền thụ sang tay mình, thân mình tự rời khỏi yên ngựa, bay lên cao. Thì ra Kim Luân pháp vương thấy roi ngựa vút tới, đã há miệng cắn lấy ngọn roi, thân hình đảo ngược lên cành cây, kéo Quách Tương lên theo.
Quách Tương lơ lửng trên không, không hề hoảng loạn, thấy Pháp vương cúi lưng co người định kéo nàng xuống, nàng liền buông cây roi, lợi dụng thế rơi thẳng xuống.
Pháp vương lại hoảng hốt, sợ nàng ngã xuống bị thương, vội ngửa người giơ tay đỡ, miệng kêu:
– Cẩn thận!
Quách Tương kêu “ối chao!” rơi xuống cách hai tay Pháp vương nửa thước, đột nhiên song chưởng cùng đánh ra, bình bình hai tiếng, trúng ngực lão ta. Nàng biến chiêu quá nhanh, Pháp vương tuy võ công cao cường, lại cơ trí, cũng không tránh kịp, chỉ thấy lão ta loạng quạng chân tay ngã xuống đất, nằm bất động.
Quách Tương không ngờ vừa ra đòn đã thành công, cả mừng, nhấc một hòn đá to dưới đất lên, định đập xuống cái đầu trọc lốc của Pháp vương. Nhưng trong đời nàng chưa giết ai bao giờ, tuy nàng rất căm hận người này đã giết hai vị bằng hữu của nàng, nhưng lúc cần ra tay, nàng lại không nỡ, cứ đứng ngây ra, cuối cùng nàng quăng hòn đá đi, giơ tay điểm các huyệt Thiên Đỉnh ở vai, Thân Trụ ở lưng, Thần Phong ở ngực, Thanh Lãnh Uyên ở cánh tay, Phong Thị ở chân, điểm liền một mạch mười ba đại huyệt trên người Pháp vương, vẫn chưa yên tâm, lại bê bốn hòn đá nặng vài chục cân đè lên người lão ta, nói:
– Ác nhân ơi là ác nhân, bổn cô nương hôm nay không giết lão, từ rày lão phải biết tốt xấu, không được hãm hại người ta nữa!
Đoạn nàng nhảy lên ngựa.
Kim Luân pháp vương mở to mắt nhìn nàng, cười nói:
– Tiểu cô nương có lòng tốt, lão hòa thượng rất mến cô nương.
Chỉ thấy bốn hòn đá đột nhiên bị hất ra khỏi người lão ta, lão ta bật ngay dậy, cũng chẳng hiểu làm cách nào lão ta đã giải hết mười ba huyệt đạo bị điểm. Quách Tương kinh ngạc, ngẩn ra không nói nên lời.
Nguyên Kim Luân pháp vương trúng song chưởng của nàng, nhưng hai chưởng ấy làm sao có thể đánh lão ta ngã khỏi cây? Dù có ngã cũng chẳng đến nỗi hết cựa quậy. Pháp vương giả vờ bị thương, thử xem Quách Tương động thủ thế nào, khi thấy nàng bưng tảng đá không đập xuống, lão thầm nghĩ: “Cô nương này thông minh lanh lợi, tâm địa lại tốt, có cái hay mà không có cái dở của hai đệ tử của ta”. Bất giác lão muốn thu nàng làm đệ tử.
Pháp vương bình sinh từng thu nhận ba đệ tử. Đại đệ tử văn võ song toàn, tư chất cực hay, Pháp vương vốn định truyền cho y bát, chẳng may y chết non. Nhị đệ tử Đạt Nhĩ Ba thật thà trung hậu, có thần lực, không thể lĩnh hội nội công cao thâm huyền diệu. Tam đệ tử Hoắc Đô vương tử bản tính khinh bạc, vô tình vô nghĩa, lúc nguy nan phản sư bỏ chạy. Pháp vương tự nghĩ tuổi lão đã cao, một thân tuyệt kỹ chưa biết truyền thụ cho ai, chẳng lẽ trăm năm sau không còn ai biết đến thứ võ công tuyệt thế của lão? Mỗi lần nghĩ thế, lão lại buồn buồn. Giờ thấy Quách Tương tư chất thông minh, bình sinh hiếm gặp, tuy nói là con gái kẻ địch, nhưng nàng còn nhỏ tuổi, dễ dàng cải biến, thiết tưởng chỉ cần truyền cho tuyệt kỹ, lâu dần nàng sẽ quên chuyện cũ. Huống hồ lão ta với cha mẹ nàng chỉ do hai nước tương tranh mà đối địch với nhau, chứ chẳng có thâm cừu đại oán riêng tư gì hết. Người trong võ lâm rất kính trọng việc thu đồ truyền pháp, nhà tu hành không có con cái, bản sự đầy mình toàn dựa vào đệ tử mà truyền tông tiếp đại, việc truyền y bát càng vô cùng hệ trọng. Pháp vương vừa nghĩ đến việc này, lập tức gác ngay chuyện đánh thành Tương Dương, gây áp lực với Quách Tĩnh sang một bên.
Quách Tương thấy cặp mắt Pháp vương láo liên, trầm ngâm không nói, bèn xuống ngựa, nói:
– Lão hòa thượng bản lĩnh thật cao cường, chỉ tiếc không chịu làm việc tốt.
Pháp vương cười, nói:
– Cô nương đã bái phục bản lĩnh của ta, chỉ cần bái ta làm sư phụ, ta sẽ truyền thụ mọi công phu cho cô nương.
Quách Tương xì một cái, nói:
– Bổn cô nương học công phu của lão hòa thượng có ích gì? Bổn cô nương lại không định làm ni cô.
Pháp vương cười, nói:
– Chẳng lẽ cứ học võ công của ta thì phải làm ni cô hay sao? Cô nương điểm huyệt ta, ta tự giải huyệt, cô nương đè đá lên người ta, ta hất đá ra khỏi người, cô nương phi ngựa, ta đi bộ lại đến trước nằm ngủ, các môn công phu ấy chẳng hay lắm sao?
Quách Tương nghĩ các môn công phu ấy quả rất hay, nhưng lão hòa thượng này là kẻ ác, làm sao có thể bái lão làm sư phụ, hơn nữa nàng cần tìm gấp Dương Quá, không nhiều thời gian dính dáng với lão ta, nên lắc đầu nói:
– Lão bản lĩnh cao mấy, bổn cô nương cũng không thể bái kẻ ác làm sư phụ.
Pháp vương nói:
– Sao cô nương biết ta là kẻ ác?
Quách Tương nói:
– Lão vừa xuất thủ đã đánh chết Trường Tu Quỷ, Đại Đầu Quỷ hai người, họ không hề có oán cừu gì với lão, sao lão nỡ hạ độc thủ?
Pháp vương cười, nói:
– Ta chỉ giúp cô nương tìm ngựa khỏe, hai người ấy động thủ trước, cô nương không thấy hay sao? Nếu ta bản lĩnh kém cỏi, thì đã bị họ đập chết rồi. Làm hòa thượng phải từ bi, nếu không phải vạn bất đắc dĩ, thì không đời nào giết người.
Quách Tương hừ một tiếng, không tin lời lão, nói:
– Rốt cuộc thì lão muốn gì? Nếu lão là người tử tế, tại sao không để cho bổn cô nương đi?
Pháp vương nói:
– Ta không cho cô nương đi hồi nào? Cô nương cưỡi ngựa muốn đi đâu thì đi, ta chỉ nằm ngủ trên đường, có giơ tay ra chắn đường hay không nào?
Quách Tương nói:
– Đã thế, lão hãy để cho bổn cô nương đi tìm Dương đại ca, đừng bám theo nữa.
Pháp vương lắc đầu, nói:
– Như thế không được. Cô nương phải bái ta làm sư phụ, học ta hai mươi năm võ nghệ đã, rồi muốn đi tìm ai thì cứ việc.
Quách Tương thất vọng, nói:
– Lão đúng là không biết lý lẽ, bổn cô nương không thèm bái sư, lão cứ cưỡng ép là sao?
Pháp vương nói:
– Cô nương không biết lý lẽ thì có, một minh sư như ta, khắp thiên hạ tìm đâu cho thấy kia chứ. Người khác lạy ta ba trăm cái, cầu xin chín, mười năm, ta cũng chưa thèm nhận làm đệ tử. Hôm nay cô nương gặp cơ hội ngàn năm có một, lại không thụ hưởng, thế có dại không?
Quách Tương bĩu môi, nói:
– Lão mà đòi làm minh sư cái thá gì? Chẳng qua lão thắng được một cô bé hơn mười tuổi như bổn cô nương, có gì là lạ. Lão có thắng nổi phụ mẫu của bổn cô nương hay không? Có thắng nổi ngoại công của bổn cô nương là Hoàng đảo chủ hay không? Đừng nói ba người ấy, ngay đại ca ca Dương Quá của bổn cô nương, lão cũng không thắng nổi.
Pháp vương bực tức nói:
– Ai bảo… ai bảo ta không thắng nổi tên tiểu tử Dương Quá?
Quách Tương nói: Đọc Truyện Online mới nhất ở truyen/y/y/com
– Anh hùng hảo hán thiên hạ đều nói thế. Mấy hôm trước, tại anh hùng đại yến trong thành Tương Dương, mọi người đều bảo dù có ba Kim Luân pháp vương nhất tề động thủ, mỗi Kim Luân pháp vương ba đầu sáu tay, cũng đánh không lại Thần điêu đại hiệp Dương Quá có một cánh tay.
Câu này Quách Tương tiện miệng bịa ra để khích Pháp vương, còn đại hội anh hùng chỉ thương nghị cách giữ thành Tương Dương, chống quân Mông Cổ, giả dụ có ai nhắc đến võ công mạnh yếu của Kim Luân pháp vương và Dương Quá, thì Quách Tương không tham dự, cũng chẳng thể biết. Ai ngờ người nói vô tâm, kẻ nghe hữu ý, câu này xoáy đúng vào chỗ đau của Kim Luân pháp vương. Mới mấy năm trước lão từng a phen bại trận dưới tay Dương Quá, lão tưởng anh hùng thiên hạ nói thế thật, liền nổi giận quát:
– Tên tiểu tử Dương Quá nếu có mặt ở đây, ta sẽ cho hắn nếm mùi “Long tượng bát nhã công”, ôm đầu thảm bại, sẽ biết thời nay rốt cuộc là Dương Quá tài giỏi hay Kim Luân pháp vương ta cao minh.
Quách Tương chợt nảy một kế, nói:
– Lão thừa biết đại ca ca của bổn cô nương không có ở đây mới dám huênh hoang như thế. Lão có gan đi tìm chàng đấu thử một trận hay không? Cái môn “Xà trư bất nhã công” của lão…
Pháp vương vội nhắc:
– Là “Long tượng bát nhã công”!
Quách Tương nói:
– Lão phải thắng đại ca ca mới là rồng là voi, còn nếu chịu không nổi một đòn, thì đến con rắn con heo lão cũng chẳng bằng! Nếu lão thắng chàng, bổn cô nương tất nhiên sẽ bái lão làm sư phụ. Có điều là lão không dám đi tìm chàng nên mới khoác lác như vậy. Bổn cô nương cho rằng lão vừa nhìn thấy bóng Dương Quá, đã hoảng hồn chạy vắt chân lên cổ.
Pháp vương làm gì không biết kế khích tướng của Quách Tương, nhưng bình sinh lão hết sức tự phụ, vậy mà từng bại dưới tay Dương Quá, những năm qua lão đã luyện “Long tượng bát nhã công” đến tầng thứ mười, cốt đi tìm Dương Quá rửa vết nhục đại bại hồi trước, nên nói lớn:
– Ta bảo ta biết Dương Quá ở chỗ nào là nói dối cô nương, chỉ tiếc là tên tiểu tử ấy chui rúc nơi nào, ta không biết, nếu biết ta sẽ tìm đến đánh cho hắn một trận phải rập đầu xin tha.
Quách Tương cười ha ha, vỗ tay, nói:
– Lão hòa thượng huênh hoang, tự khoe vô địch thiên hạ, thấy Dương Quá ở phía đông, vội vàng lủi ngay sang phía tây.
Pháp vương hừ một tiếng, hầm hầm nhìn nàng.
Quách Tương nói:
– Bổn cô nương tuy không biết hiện thời Dương Quá ở đâu, nhưng lại biết hơn một tháng nữa, đại ca ca nhất định sẽ đến một chỗ.
Pháp vương hỏi:
– Hắn đến chỗ nào?
Quách Tương nói:
– Nói cho lão biết làm gì? Lão đã không dám đi gặp chàng, có nói ra lão càng thêm kinh sợ.
Pháp vương nghiến răng ken két, giục:
– Nói đi, cứ nói ta coi!
Quách Tương nói:
– Chàng sẽ đến trước Đoạn Trường nhai ở Tuyệt Tình cốc để gặp thê tử Tiểu Long Nữ. Một mình Dương Quá đã khiến lão hoảng sợ, thêm Tiểu Long Nữ nữa, thì lão có đến Đoạn Trường nhai sẽ chỉ để chịu chết mà thôi. Giả dụ vợ chồng họ đoàn tụ vui quá, không muốn giết người, thì lão đại bại cũng sẽ đau đớn đứt ruột mà chết.
Mười mấy năm nay, Pháp vương khổ luyện “Long tượng bát nhã công” là muốn đấu với Dương Quá và Tiểu Long Nữ khi hai người ấy liên thủ sử dụng “Ngọc nữ tố tâm kiếm pháp”. Nếu lão chưa nắm chắc một mình đánh thắng cả hai người, thì lần này lão đã chưa dám trở lại Trung Nguyên. Bây giờ nghe Quách Tương nói thế, càng chạm đúng vào dự định của mình.
Pháp vương nói:
– Vậy thì hai ta cùng đi đến Tuyệt Tình cốc! Nếu ta đánh bại Dương Quá và Tiểu Long Nữ, thì sao nào?
Quách Tương nói:
– Giả dụ lão có võ công cao cường như thế thật, bổn cô nương còn mong gì nữa mà không vội bi lão làm sư phụ. Chỉ tiếc rằng Tuyệt Tình cốc là nơi u tịch, không dễ gì tìm ra nó ở đâu.
Pháp vương nói:
– Ta đã từng đến đó, cô nương khỏi lo. Hiện thời còn sớm, cô nương hãy theo ta tới quân doanh Mông Cổ, chờ ta liệu lý vài việc, rồi sẽ cùng đi Tuyệt Tình cốc.
Quách Tương thấy Pháp vương chịu đi Tuyệt Tình cốc tìm Dương Quá tỷ võ, thì yên tâm hẳn, nghĩ thầm: “Ta chỉ lo lão không chịu đi, giờ lão chịu rồi, thì còn sợ gì nữa? Lão ác tăng hoành hành ở đây thôi, chứ khi gặp đại ca ca thì sẽ biết tay chàng”. Nàng bèn đi theo Pháp vương tới quân doanh Mông Cổ.
Pháp vương nhất quyết muốn Quách Tương tiếp nhận y bát của lão, nghĩ bụng chỉ có làm cho nàng tâm phục, mai sau nàng mới có thể trở thành cao đồ, vì thế dọc đường lão đối với nàng rất tử tế, hiền hòa. Trong võ lâm minh sư cố nhiên khó cầu, song đệ tử thông minh mỹ chất cũng hiếm có y hệt, đệ tử tìm chọn sư phụ, mà sư phụ cũng tìm chọn đệ tử. Pháp vương và Quách Tương dọc đường cười cười nói nói, lão thấy nàng thông minh hơn người, ngộ tính cao lạ thường, thì không khỏi thầm hoan hỉ. Có lúc Quách Tương buồn bã trách cứ Pháp vương hạ độc thủ gây thảm tử cho Trường Tu Quỷ và Đại Đầu Quỷ, lão cũng không tức giận, còn cho rằng nàng không có cái tính khinh bạc như vương tử Hoắc Đô.
Pháp vương đưa Quách Tương đến quân doanh Mông Cổ, là đại doanh phía nam do hoàng đệ Hốt Tất Liệt thống lĩnh, trong khi Dương Quá lại đi tìm kiếm Quách Tương mấy ngày ở đại doanh phía bắc do đại hãn Mông Kha thống lĩnh, nên không thấy nàng.
Dương Quá lên đường đi Tuyệt Tình cốc không lâu thì Pháp vương và Quách Tương cũng khởi hành, ba người chỉ cách nhau hơn trăm dặm mà thôi.
Quách Tĩnh và Hoàng Dung sau khi ấu nữ bỏ đi, ngày đêm thương nhớ. Những đệ tử Cái Bang phái đi tứ xứ thăm dò lần lượt trở về bẩm báo, đều nói không biết tin tức gì. Hơn mười ngày sau, đột nhiên Trình Anh và Lục Vô Song đến thành Tương Dương, mang tin của Kha Trấn Ác, nói Quách Tương đã bị bắt vào quân doanh Mông Cổ. Quách Tĩnh, Hoàng Dung cả kinh. Ngay đêm hôm đó, Hoàng Dung và Trình Anh lẻn vào quân doanh Mông Cổ dò xét mọi chỗ, cũng như Dương Quá, không tìm ra manh mối gì. Đêm thứ ba, hai người phải đấu với các võ sĩ Mông Cổ một trận, hơn bốn chục võ sĩ vây chặt Hoàng Dung và Trình Anh, may mà võ công hai người cao cường, Hoàng Dung lại thi triển ngụy kế, mới vượt khỏi vòng vây chạy thoát về thành Tương Dương.
Hôm ấy Quách Tương thấy Kim Luân pháp vương hạ độc thủ đánh chết Trường Tu Quỷ, Đại Đầu Quỷ hai người, thì nàng đau lòng tự biết khó thoát ma chưởng của lão, bèn hiên ngang nói:
– Lão không mau đánh chết bổn cô nương, còn chờ gì nữa?
Kim Luân pháp vương cười, nói:
– Muốn đánh chết tên nhãi con như mi, nào có khó gì? Hôm nay ta giết hai người là đủ rồi. Vài hôm nữa ta sẽ chọn ngày đem mi ra khai đao, bây giờ thì hãy ngoan ngoãn đi theo ta.
Quách Tương biết rằng chống chọi lão ta lúc này chỉ tự chuốc nhục, đành đi theo, rồi tìm cách thoát thân sau, bèn lè lưỡi, lên ngựa đi.
Kim Luân pháp vương mừng rỡ, nghĩ: “Hoàng thượng và Tứ vương gia tìm thiên phương bách kế lấy mạng Quách Tĩnh, vẫn chưa như nguyện. Hôm nay ta bắt được ái nữ của Quách Tĩnh, dùng nó để kiềm chế, lo gì hắn không cúi đầu vâng mệnh. Thế này còn hơn một kiếm đâm chết hắn. Giả dụ Quách Tĩnh quật cường không chịu khuất phục, chúng ta đem con bé này đến dưới chân thành mà hành hạ, hắn sẽ đau đớn đứt từng khúc ruột, mất hết tinh thần, bấy giờ đại quân công thành, làm gì chẳng hạ được?”.
Đi đến lúc trời tối, ghé đại vào một nhà ven đường nghỉ đêm. Người sống trong nhà mang đồ đạc tản cư đi hết, nhà chỉ trơ trọi bốn bức tường. Kim Luân pháp vương lấy lương khô ra chia cho Quách Tương cùng ăn, rồi bảo nàng sang cái nhà mà ngủ, còn lão ngồi dụng công ở gian giữa.
Quách Tương trằn trọc, làm sao ngủ nổi? Đến nửa đêm, nàng rón rén ngó sang gian giữa, thấy Pháp vương ngồi dựa vào vách, hơi thở đều đều, chắc là đang ngủ say. Nàng cả mừng, rón rén vượt song ra ngoài, lấy vải bọc bốn vó ngựa, rồi dắt ngựa đi rất nhẹ, từng bước một, đến khi cách nhà chừng nửa dặm, ngoảnh lại không thấy Pháp vương đuổi theo, mới lên ngựa phóng đi. Nàng nghĩ rằng khi Pháp vương tỉnh giấc, phát giác nàng bỏ chạy, sẽ đoán nàng chạy về thành Tương Dương, tất lão sẽ đuổi theo về phía nam, nên nàng bèn phóng ngựa về hướng tây bắc, phóng một mạch chừng nửa canh giờ, con ngựa đuối sức, mới đi chậm lại, dọc đường chốc chốc nàng ngó lại phía sau, thủy chung không thấy Pháp vương đuổi theo. Đến khi trời sáng hẳn, tính ra đã chạy được năm, sáu chục dặm, trong bụng mới đỡ lo.
Lúc này nàng tới một con đường nhỏ ven núi, đường lên càng lúc càng cao, qua một thung lũng, bỗng thấy có một người nằm chắn ngang đường, ngáy như kéo bễ, nhìn kỹ, nàng giật mình suýt ngã ngựa, vì người nằm kia đầu trọc, mặc hoàng bào, chính là Kim Luân pháp vương. Cũng không biết bằng cách nào lão ta lại ở phía trước mặt. Quách Tương vội quay đầu ngựa, phi xuống dốc, ngó lại, thấy lão ta vẫn nằm đó, không hề đuổi theo.
Lần này nàng không đi trên đường nữa, mà phóng ngựa thẳng về hướng đông nam, chạy một hồi rất lâu, thấy có một người treo móc hai chân lên cây đại thụ phía trước mặt, đầu chúi xuống đất, cười hi hi với nàng, chính là Kim Luân pháp vương. Quách Tương cả giận, quát:
– Lão muốn cản đường, thì cản cho ngay ngắn tử tế, sao lại đi giở trò đùa bỡn với bổn cô nương như thế?
Nàng phóng ngựa tới gần, quất một roi vào mặt lão ta.
Chỉ thấy Pháp vương không né tránh, roi ngựa vút tới mặt lão ta mà không nghe có âm thanh gì, đúng lúc ấy con ngựa phóng đi. Quách Tương tay phải định rút cây roi về, phát giác có một luồng lực truyền thụ sang tay mình, thân mình tự rời khỏi yên ngựa, bay lên cao. Thì ra Kim Luân pháp vương thấy roi ngựa vút tới, đã há miệng cắn lấy ngọn roi, thân hình đảo ngược lên cành cây, kéo Quách Tương lên theo.
Quách Tương lơ lửng trên không, không hề hoảng loạn, thấy Pháp vương cúi lưng co người định kéo nàng xuống, nàng liền buông cây roi, lợi dụng thế rơi thẳng xuống.
Pháp vương lại hoảng hốt, sợ nàng ngã xuống bị thương, vội ngửa người giơ tay đỡ, miệng kêu:
– Cẩn thận!
Quách Tương kêu “ối chao!” rơi xuống cách hai tay Pháp vương nửa thước, đột nhiên song chưởng cùng đánh ra, bình bình hai tiếng, trúng ngực lão ta. Nàng biến chiêu quá nhanh, Pháp vương tuy võ công cao cường, lại cơ trí, cũng không tránh kịp, chỉ thấy lão ta loạng quạng chân tay ngã xuống đất, nằm bất động.
Quách Tương không ngờ vừa ra đòn đã thành công, cả mừng, nhấc một hòn đá to dưới đất lên, định đập xuống cái đầu trọc lốc của Pháp vương. Nhưng trong đời nàng chưa giết ai bao giờ, tuy nàng rất căm hận người này đã giết hai vị bằng hữu của nàng, nhưng lúc cần ra tay, nàng lại không nỡ, cứ đứng ngây ra, cuối cùng nàng quăng hòn đá đi, giơ tay điểm các huyệt Thiên Đỉnh ở vai, Thân Trụ ở lưng, Thần Phong ở ngực, Thanh Lãnh Uyên ở cánh tay, Phong Thị ở chân, điểm liền một mạch mười ba đại huyệt trên người Pháp vương, vẫn chưa yên tâm, lại bê bốn hòn đá nặng vài chục cân đè lên người lão ta, nói:
– Ác nhân ơi là ác nhân, bổn cô nương hôm nay không giết lão, từ rày lão phải biết tốt xấu, không được hãm hại người ta nữa!
Đoạn nàng nhảy lên ngựa.
Kim Luân pháp vương mở to mắt nhìn nàng, cười nói:
– Tiểu cô nương có lòng tốt, lão hòa thượng rất mến cô nương.
Chỉ thấy bốn hòn đá đột nhiên bị hất ra khỏi người lão ta, lão ta bật ngay dậy, cũng chẳng hiểu làm cách nào lão ta đã giải hết mười ba huyệt đạo bị điểm. Quách Tương kinh ngạc, ngẩn ra không nói nên lời.
Nguyên Kim Luân pháp vương trúng song chưởng của nàng, nhưng hai chưởng ấy làm sao có thể đánh lão ta ngã khỏi cây? Dù có ngã cũng chẳng đến nỗi hết cựa quậy. Pháp vương giả vờ bị thương, thử xem Quách Tương động thủ thế nào, khi thấy nàng bưng tảng đá không đập xuống, lão thầm nghĩ: “Cô nương này thông minh lanh lợi, tâm địa lại tốt, có cái hay mà không có cái dở của hai đệ tử của ta”. Bất giác lão muốn thu nàng làm đệ tử.
Pháp vương bình sinh từng thu nhận ba đệ tử. Đại đệ tử văn võ song toàn, tư chất cực hay, Pháp vương vốn định truyền cho y bát, chẳng may y chết non. Nhị đệ tử Đạt Nhĩ Ba thật thà trung hậu, có thần lực, không thể lĩnh hội nội công cao thâm huyền diệu. Tam đệ tử Hoắc Đô vương tử bản tính khinh bạc, vô tình vô nghĩa, lúc nguy nan phản sư bỏ chạy. Pháp vương tự nghĩ tuổi lão đã cao, một thân tuyệt kỹ chưa biết truyền thụ cho ai, chẳng lẽ trăm năm sau không còn ai biết đến thứ võ công tuyệt thế của lão? Mỗi lần nghĩ thế, lão lại buồn buồn. Giờ thấy Quách Tương tư chất thông minh, bình sinh hiếm gặp, tuy nói là con gái kẻ địch, nhưng nàng còn nhỏ tuổi, dễ dàng cải biến, thiết tưởng chỉ cần truyền cho tuyệt kỹ, lâu dần nàng sẽ quên chuyện cũ. Huống hồ lão ta với cha mẹ nàng chỉ do hai nước tương tranh mà đối địch với nhau, chứ chẳng có thâm cừu đại oán riêng tư gì hết. Người trong võ lâm rất kính trọng việc thu đồ truyền pháp, nhà tu hành không có con cái, bản sự đầy mình toàn dựa vào đệ tử mà truyền tông tiếp đại, việc truyền y bát càng vô cùng hệ trọng. Pháp vương vừa nghĩ đến việc này, lập tức gác ngay chuyện đánh thành Tương Dương, gây áp lực với Quách Tĩnh sang một bên.
Quách Tương thấy cặp mắt Pháp vương láo liên, trầm ngâm không nói, bèn xuống ngựa, nói:
– Lão hòa thượng bản lĩnh thật cao cường, chỉ tiếc không chịu làm việc tốt.
Pháp vương cười, nói:
– Cô nương đã bái phục bản lĩnh của ta, chỉ cần bái ta làm sư phụ, ta sẽ truyền thụ mọi công phu cho cô nương.
Quách Tương xì một cái, nói:
– Bổn cô nương học công phu của lão hòa thượng có ích gì? Bổn cô nương lại không định làm ni cô.
Pháp vương cười, nói:
– Chẳng lẽ cứ học võ công của ta thì phải làm ni cô hay sao? Cô nương điểm huyệt ta, ta tự giải huyệt, cô nương đè đá lên người ta, ta hất đá ra khỏi người, cô nương phi ngựa, ta đi bộ lại đến trước nằm ngủ, các môn công phu ấy chẳng hay lắm sao?
Quách Tương nghĩ các môn công phu ấy quả rất hay, nhưng lão hòa thượng này là kẻ ác, làm sao có thể bái lão làm sư phụ, hơn nữa nàng cần tìm gấp Dương Quá, không nhiều thời gian dính dáng với lão ta, nên lắc đầu nói:
– Lão bản lĩnh cao mấy, bổn cô nương cũng không thể bái kẻ ác làm sư phụ.
Pháp vương nói:
– Sao cô nương biết ta là kẻ ác?
Quách Tương nói:
– Lão vừa xuất thủ đã đánh chết Trường Tu Quỷ, Đại Đầu Quỷ hai người, họ không hề có oán cừu gì với lão, sao lão nỡ hạ độc thủ?
Pháp vương cười, nói:
– Ta chỉ giúp cô nương tìm ngựa khỏe, hai người ấy động thủ trước, cô nương không thấy hay sao? Nếu ta bản lĩnh kém cỏi, thì đã bị họ đập chết rồi. Làm hòa thượng phải từ bi, nếu không phải vạn bất đắc dĩ, thì không đời nào giết người.
Quách Tương hừ một tiếng, không tin lời lão, nói:
– Rốt cuộc thì lão muốn gì? Nếu lão là người tử tế, tại sao không để cho bổn cô nương đi?
Pháp vương nói:
– Ta không cho cô nương đi hồi nào? Cô nương cưỡi ngựa muốn đi đâu thì đi, ta chỉ nằm ngủ trên đường, có giơ tay ra chắn đường hay không nào?
Quách Tương nói:
– Đã thế, lão hãy để cho bổn cô nương đi tìm Dương đại ca, đừng bám theo nữa.
Pháp vương lắc đầu, nói:
– Như thế không được. Cô nương phải bái ta làm sư phụ, học ta hai mươi năm võ nghệ đã, rồi muốn đi tìm ai thì cứ việc.
Quách Tương thất vọng, nói:
– Lão đúng là không biết lý lẽ, bổn cô nương không thèm bái sư, lão cứ cưỡng ép là sao?
Pháp vương nói:
– Cô nương không biết lý lẽ thì có, một minh sư như ta, khắp thiên hạ tìm đâu cho thấy kia chứ. Người khác lạy ta ba trăm cái, cầu xin chín, mười năm, ta cũng chưa thèm nhận làm đệ tử. Hôm nay cô nương gặp cơ hội ngàn năm có một, lại không thụ hưởng, thế có dại không?
Quách Tương bĩu môi, nói:
– Lão mà đòi làm minh sư cái thá gì? Chẳng qua lão thắng được một cô bé hơn mười tuổi như bổn cô nương, có gì là lạ. Lão có thắng nổi phụ mẫu của bổn cô nương hay không? Có thắng nổi ngoại công của bổn cô nương là Hoàng đảo chủ hay không? Đừng nói ba người ấy, ngay đại ca ca Dương Quá của bổn cô nương, lão cũng không thắng nổi.
Pháp vương bực tức nói:
– Ai bảo… ai bảo ta không thắng nổi tên tiểu tử Dương Quá?
Quách Tương nói: Đọc Truyện Online mới nhất ở truyen/y/y/com
– Anh hùng hảo hán thiên hạ đều nói thế. Mấy hôm trước, tại anh hùng đại yến trong thành Tương Dương, mọi người đều bảo dù có ba Kim Luân pháp vương nhất tề động thủ, mỗi Kim Luân pháp vương ba đầu sáu tay, cũng đánh không lại Thần điêu đại hiệp Dương Quá có một cánh tay.
Câu này Quách Tương tiện miệng bịa ra để khích Pháp vương, còn đại hội anh hùng chỉ thương nghị cách giữ thành Tương Dương, chống quân Mông Cổ, giả dụ có ai nhắc đến võ công mạnh yếu của Kim Luân pháp vương và Dương Quá, thì Quách Tương không tham dự, cũng chẳng thể biết. Ai ngờ người nói vô tâm, kẻ nghe hữu ý, câu này xoáy đúng vào chỗ đau của Kim Luân pháp vương. Mới mấy năm trước lão từng a phen bại trận dưới tay Dương Quá, lão tưởng anh hùng thiên hạ nói thế thật, liền nổi giận quát:
– Tên tiểu tử Dương Quá nếu có mặt ở đây, ta sẽ cho hắn nếm mùi “Long tượng bát nhã công”, ôm đầu thảm bại, sẽ biết thời nay rốt cuộc là Dương Quá tài giỏi hay Kim Luân pháp vương ta cao minh.
Quách Tương chợt nảy một kế, nói:
– Lão thừa biết đại ca ca của bổn cô nương không có ở đây mới dám huênh hoang như thế. Lão có gan đi tìm chàng đấu thử một trận hay không? Cái môn “Xà trư bất nhã công” của lão…
Pháp vương vội nhắc:
– Là “Long tượng bát nhã công”!
Quách Tương nói:
– Lão phải thắng đại ca ca mới là rồng là voi, còn nếu chịu không nổi một đòn, thì đến con rắn con heo lão cũng chẳng bằng! Nếu lão thắng chàng, bổn cô nương tất nhiên sẽ bái lão làm sư phụ. Có điều là lão không dám đi tìm chàng nên mới khoác lác như vậy. Bổn cô nương cho rằng lão vừa nhìn thấy bóng Dương Quá, đã hoảng hồn chạy vắt chân lên cổ.
Pháp vương làm gì không biết kế khích tướng của Quách Tương, nhưng bình sinh lão hết sức tự phụ, vậy mà từng bại dưới tay Dương Quá, những năm qua lão đã luyện “Long tượng bát nhã công” đến tầng thứ mười, cốt đi tìm Dương Quá rửa vết nhục đại bại hồi trước, nên nói lớn:
– Ta bảo ta biết Dương Quá ở chỗ nào là nói dối cô nương, chỉ tiếc là tên tiểu tử ấy chui rúc nơi nào, ta không biết, nếu biết ta sẽ tìm đến đánh cho hắn một trận phải rập đầu xin tha.
Quách Tương cười ha ha, vỗ tay, nói:
– Lão hòa thượng huênh hoang, tự khoe vô địch thiên hạ, thấy Dương Quá ở phía đông, vội vàng lủi ngay sang phía tây.
Pháp vương hừ một tiếng, hầm hầm nhìn nàng.
Quách Tương nói:
– Bổn cô nương tuy không biết hiện thời Dương Quá ở đâu, nhưng lại biết hơn một tháng nữa, đại ca ca nhất định sẽ đến một chỗ.
Pháp vương hỏi:
– Hắn đến chỗ nào?
Quách Tương nói:
– Nói cho lão biết làm gì? Lão đã không dám đi gặp chàng, có nói ra lão càng thêm kinh sợ.
Pháp vương nghiến răng ken két, giục:
– Nói đi, cứ nói ta coi!
Quách Tương nói:
– Chàng sẽ đến trước Đoạn Trường nhai ở Tuyệt Tình cốc để gặp thê tử Tiểu Long Nữ. Một mình Dương Quá đã khiến lão hoảng sợ, thêm Tiểu Long Nữ nữa, thì lão có đến Đoạn Trường nhai sẽ chỉ để chịu chết mà thôi. Giả dụ vợ chồng họ đoàn tụ vui quá, không muốn giết người, thì lão đại bại cũng sẽ đau đớn đứt ruột mà chết.
Mười mấy năm nay, Pháp vương khổ luyện “Long tượng bát nhã công” là muốn đấu với Dương Quá và Tiểu Long Nữ khi hai người ấy liên thủ sử dụng “Ngọc nữ tố tâm kiếm pháp”. Nếu lão chưa nắm chắc một mình đánh thắng cả hai người, thì lần này lão đã chưa dám trở lại Trung Nguyên. Bây giờ nghe Quách Tương nói thế, càng chạm đúng vào dự định của mình.
Pháp vương nói:
– Vậy thì hai ta cùng đi đến Tuyệt Tình cốc! Nếu ta đánh bại Dương Quá và Tiểu Long Nữ, thì sao nào?
Quách Tương nói:
– Giả dụ lão có võ công cao cường như thế thật, bổn cô nương còn mong gì nữa mà không vội bi lão làm sư phụ. Chỉ tiếc rằng Tuyệt Tình cốc là nơi u tịch, không dễ gì tìm ra nó ở đâu.
Pháp vương nói:
– Ta đã từng đến đó, cô nương khỏi lo. Hiện thời còn sớm, cô nương hãy theo ta tới quân doanh Mông Cổ, chờ ta liệu lý vài việc, rồi sẽ cùng đi Tuyệt Tình cốc.
Quách Tương thấy Pháp vương chịu đi Tuyệt Tình cốc tìm Dương Quá tỷ võ, thì yên tâm hẳn, nghĩ thầm: “Ta chỉ lo lão không chịu đi, giờ lão chịu rồi, thì còn sợ gì nữa? Lão ác tăng hoành hành ở đây thôi, chứ khi gặp đại ca ca thì sẽ biết tay chàng”. Nàng bèn đi theo Pháp vương tới quân doanh Mông Cổ.
Pháp vương nhất quyết muốn Quách Tương tiếp nhận y bát của lão, nghĩ bụng chỉ có làm cho nàng tâm phục, mai sau nàng mới có thể trở thành cao đồ, vì thế dọc đường lão đối với nàng rất tử tế, hiền hòa. Trong võ lâm minh sư cố nhiên khó cầu, song đệ tử thông minh mỹ chất cũng hiếm có y hệt, đệ tử tìm chọn sư phụ, mà sư phụ cũng tìm chọn đệ tử. Pháp vương và Quách Tương dọc đường cười cười nói nói, lão thấy nàng thông minh hơn người, ngộ tính cao lạ thường, thì không khỏi thầm hoan hỉ. Có lúc Quách Tương buồn bã trách cứ Pháp vương hạ độc thủ gây thảm tử cho Trường Tu Quỷ và Đại Đầu Quỷ, lão cũng không tức giận, còn cho rằng nàng không có cái tính khinh bạc như vương tử Hoắc Đô.
Pháp vương đưa Quách Tương đến quân doanh Mông Cổ, là đại doanh phía nam do hoàng đệ Hốt Tất Liệt thống lĩnh, trong khi Dương Quá lại đi tìm kiếm Quách Tương mấy ngày ở đại doanh phía bắc do đại hãn Mông Kha thống lĩnh, nên không thấy nàng.
Dương Quá lên đường đi Tuyệt Tình cốc không lâu thì Pháp vương và Quách Tương cũng khởi hành, ba người chỉ cách nhau hơn trăm dặm mà thôi.
Quách Tĩnh và Hoàng Dung sau khi ấu nữ bỏ đi, ngày đêm thương nhớ. Những đệ tử Cái Bang phái đi tứ xứ thăm dò lần lượt trở về bẩm báo, đều nói không biết tin tức gì. Hơn mười ngày sau, đột nhiên Trình Anh và Lục Vô Song đến thành Tương Dương, mang tin của Kha Trấn Ác, nói Quách Tương đã bị bắt vào quân doanh Mông Cổ. Quách Tĩnh, Hoàng Dung cả kinh. Ngay đêm hôm đó, Hoàng Dung và Trình Anh lẻn vào quân doanh Mông Cổ dò xét mọi chỗ, cũng như Dương Quá, không tìm ra manh mối gì. Đêm thứ ba, hai người phải đấu với các võ sĩ Mông Cổ một trận, hơn bốn chục võ sĩ vây chặt Hoàng Dung và Trình Anh, may mà võ công hai người cao cường, Hoàng Dung lại thi triển ngụy kế, mới vượt khỏi vòng vây chạy thoát về thành Tương Dương.