Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thần điêu hiệp lữ

Chương 222

Tác giả: Kim Dung
Chọn tập

Cứ đứng bất động hơn một canh giờ, rồi mảnh trăng bán nguyệt thong thả lên đến đỉnh trời. Không chỉ một ngày đã hết, mà một đêm cũng sắp trôi qua. Tiểu Long Nữ thủy chung không tới.

Dương Quá đứng ngây như tượng đá trên đỉnh núi một đêm, mãi đến lúc vầng dương mọc lên ở phía đông. Bốn phía tiếng chim ríu rít, hoa thơm thoang thoảng, ý xuân đang nồng, lòng chàng lại như băng giá, có tiếng nói văng vẳng bên tai:

– Đồ ngốc! Nàng chết từ đời nào rồi, nàng chết từ mười sáu năm trước rồi. Nàng tự biết trúng độc không khỏi, mi lại quyết không chịu sống một mình, nên đã tự tận, song lại lừa mi chờ đợi mười sáu năm. Đồ ngốc! Nàng đối với mi tình ý sâu nặng như thế, sao đến tận hôm nay mi vẫn chưa hiểu tâm ý của nàng?

Chàng như một cái xác không hồn, chạy xuống núi, một ngày một đêm không ăn không uống, cảm thấy môi khô họng rát, bèn tới bên dòng suối vục nước mà uống. Vừa cúi xuống, thấy bóng mình trong nước, hai bên tóc mai đã bạc trắng. Chàng năm nay ba mươi sáu tuổi, sức lực dồi dào, tóc không thể bạc, nhất là nội công thâm hậu, tuy một đời gian nan nguy hiểm, song chưa hề có sợi tóc bạc nào cả, đột nhiên bây giờ thấy hai bên tóc mai bạc trắng, mặt xám ngoét lấm bụi, cơ hồ không nhận ra diện mạo của mình nữa, chàng đưa tay giật ba sợi tóc ở mép trán mà xe, thấy hai sợi đã bạc.

Thời khắc ấy, chàng bỗng nhớ mấy câu trong bài từ của Tô Đông Pha viết để cho người vợ quá cố:

十年生死兩茫茫

Thập niên sinh tử lưỡng mang mang

不思量

Bất tư lường

自難忘

Tự nan vong

千里孤墳

Thiên lý cô phần

無處話凄涼

Vô xứ thoại thê lương

縱使相逢應不識

Túng sứ tương phùng ưng bất thức

塵滿面

Trần mãn diện

鬢如霜

Mấn như sương

Mười năm sinh tử miên man

Lòng xuân khôn dứt muôn ngàn ái ân

Quan san vạn dặm cô phần

Thê lương tình ấy phân trần nơi đâu

Tương phùng chẳng nhận được nhau

Tóc xanh mặt ngọc đượm màu phong sương

Dương Quá một đời chuyên tâm luyện võ, đọc sách không nhiều, mấy năm trước tại một tửu điếm nhỏ ở Giang Nam, chàng đọc thấy bài từ này viết trên vách, thấy tình thâm ý chân, nhẩm vài lần đã thuộc, bây giờ tự dưng nhớ lại, đã quên tác giả là ai, nghĩ bụng: “Người ấy mười năm sống chết hai đường. Ta và Tiểu Long Nữ xa nhau đã mười sáu năm. Người ấy có một nấm mộ, biết hài cốt của ái thê ở đâu, còn ta thì ái thê chôn cất ở chỗ nào cũng không biết”. Rồi chàng nhớ tiếp nửa sau bài từ, trong đó nhà thơ một đêm nằm mộng thấy ái thê:

夜來幽夢忽還鄉

Dạ lai u mộng hốt hoàn hương

小軒窗

Tiểu hiên song

正梳妝

Chính sơ trang

相顧無言

Tương cố vô ngôn

惟有淚千行

Duy hữu lệ thiên hàng

料得年年腸斷處

Liệu đắc niên niên trường đoạn xứ

明月夜

Minh nguyệt dạ

短松岡

Đoản tùng cương

Đêm mơ về lại cố hương

Thấy em hiên vắng soi gương chải đầu

Nhìn nhau không nói một câu

Áo xanh ướt đẫm lệ sầu chứa chan

Biết khi trăng chiếu thông ngàn

Đoạn trường chốn ấy gặp nàng được chăng?[18]

Bất giác lòng chàng đau đớn: “Còn ta, còn ta ba ngày ba đêm không thể chợp mắt, đến một giấc mộng cũng chẳng có!”. Đột nhiên chàng nhảy bật lên, chạy đến trước Đoạn Trường nhai, nhìn trân trân hai dòng chữ Tiểu Long Nữ khắc trên đá, thét lớn:

– “Mười sáu năm sau tái hợp ở đây, phu thê thâm tình, xin đừng lỡ hẹn.”. Tiểu Long Nữ ơi là Tiểu Long Nữ. Đây là những chữ chính nàng viết ra, tại sao nàng lại không giữ lời hẹn?

Tiếng thét của chàng phát ra từ đáy lòng, nghe vang rền cả sơn cốc, rừng núi bốn phía hưởng ứng, đông nam tây bắc, núi non xung quanh cùng dội lại:

– Tại sao nàng lại không giữ lời hẹn?

– Tại sao nàng lại không giữ lời hẹn?

– … Không giữ lời hẹn… Không giữ lời hẹn…

Tính chàng vốn quật cường mạnh mẽ, giờ thì không còn thiết gì nữa, nghĩ: “Long nhi đã qua đời từ mười sáu năm về trước, ta còn sống thêm mười sáu năm thật vô vị”.

Chàng nhìn xuống vực sâu trước Đoạn Trường nhai, chỉ thấy dưới đó đầy sương mù. Mỗi lần tới đây, chàng chưa bao giờ thấy đáy cốc vì nó luôn có mây mù che phủ. Bây giờ cũng vậy. Chàng ngửa mặt hú một tiếng dài, khiến mấy trăm đóa hoa Long Nữ đã héo trên Đoạn Trường nhai bay lả tả, nói nhỏ:

– Năm xưa nàng đột nhiên mất tích, không biết đi đâu, ta tìm nàng khắp núi non, không thấy nàng, ta đoán nàng đã nhảy xuống cái vực sâu vạn trượng này, mười sáu năm nay chăng lẽ nàng không sợ tịch mịch hay sao?

Lệ làm mờ mắt, trước mắt tựa hồ thấp thoáng bóng áo trắng của Tiểu Long Nữ, rồi dường như chàng nghe văng vẳng có tiếng gọi của nàng từ dưới đáy vực:

– Dương lang, Dương lang chàng ơi, đừng đau lòng, đừng đau lòng!

Dương Quá nhún hai chân một cái, thân hình bay lên, chàng nhảy xuống vực sâu.

Quách Tương theo Kim Luân pháp vương đến Tuyệt Tình cốc. Pháp vương có khi hiểm độc hơn cả rắn rết, nhưng lão đã có ý nhận Quách Tương làm truyền nhân y bát, cho nên dọc đường lão săn sóc nàng rất chu đáo, coi nàng y như ái nữ thân sinh của mình. Quách Tương hận lão đánh chết Trường Tu Quỷ và Đại Đầu Quỷ, nên thần sắc trước sau vẫn lạnh lùng. Pháp vương cả đời được người ta tôn sùng, ở Tây Tạng lão được tôn sùng như đế vương, ngay cả Tứ vương tử Mông Cổ Hốt Tất Liệt đối với lão cũng một mực kính nể. Vậy mà suốt dọc đường cô bé Quách Tương cứ hết chê lão võ công không bằng Dương Quá, lại trách lão hồ loạn sát nhân, làm cho đệ nhất quốc sư Đại Mông Cổ phải dở khóc dở cười.

Lúc hai người đến Tuyệt Tình cốc, bỗng nghe có tiếng thét lớn:

– Tại sao nàng lại không giữ lời hẹn?

Tiếng thét đầy bi thương, tuyệt vọng, khổ đau.

Quách Tương nghe tựa hồ mỗi quả núi đều hùa theo “Tại sao nàng lại không giữ lời hẹn?”.

Nàng kinh ngạc nói:

– Là đại ca ca đấy, ta đi mau lên!

Nàng chạy gấp vào cốc. Kim Luân pháp vương thấy đại địch ở phía trước, phấn chấn hẳn lên, rút kim, ngân, đồng, thiết, diên ngũ luân từ trong túi đeo sau lưngra cầm tay. Lão đã luyện “Long tượng bát nhã công” đến tầng thứ mười, nhưng nghĩ mười sáu năm qua Dương Quá và Tiểu Long Nữ quyết chẳng ngồi không, cũng vẫn luyện võ, nên lão không dám khinh suất.

Quách Tương chạy về phía phát ra tiếng thét, chẳng mấy chốc đã tới trước Đoạn Trường nhai, thấy Dương Quá đứng trên sườn núi, mấy chục bông hoa lớn màu hồng bay lả tả xung quanh. Nàng thấy vách núi nhô ra rất hung hiểm, mình công phu thấp kém, không dám phi thân sang, chỉ gọi:

– Dương đại ca, muội tới đây!

Nhưng Dương Quá thẫn thờ đau khổ, không nghe thấy.

Quách Tương từ xa thấy cứ chỉ của chàng khác lạ, bèn nói:

– Muội còn có một cái kim châm của đại ca ca đây, hãy nghe muội nói, dù thế nào cũng đừng tự tận…

Vừa nói, nàng vừa chạy qua cái cầu đá sang chỗ chàng. Nàng chạy được nửa chừng, thấy Dương Quá tung người nhảy xuống vực sâu vạn trượng bên dưới.

Quách Tương sợ đến hồn xiêu phách lạc, cũng không biết là để cứu Dương Quá, hay là do thâm tình muốn theo chàng lìa trần, nàng nhún hai chân, nhảy luôn theo chàng xuống vực. Kim Luân pháp vương đi sau bảy, tám trượng, thấy nàng nhảy thì bay người tới cứu. Lão vội thi triển khinh công, hệt như mũi tên rời khỏi cung, nhanh dị thường, nhưng đã chậm một bước, Quách Tương đã rơi xuống dưới. Pháp vương không kịp nghĩ ngợi, sử chiêu “Đảo quải kim câu”, cúi chộp cánh tay nàng. Chiêu này rất mạo hiểm, chỉ cần sơ sảy một chút, lão cũng sẽ bị kéo ngã xuống vực. Tay lão vừa chạm vào tay áo nàng, thì nghe soạt một tiếng, tay áo của Quách Tương đã bị xé rách, thấy thân hình nàng chui qua mây mù mấy chục trượng bên dưới, nàng rơi qua đó, mây mù liền khép lại, không còn thấy bóng dáng đâu nữa.

Pháp vương thở dài buồn bã, tay cầm mảnh áo rách, thẫn thờ nhìn xuống vực.

Một hồi lâu, bỗng nghe có tiếng gọi từ sườn núi đối diện:

– Gã hòa thượng kia, ở đấy làm gì vậy?

Pháp vương nhìn sang, thấy bên đó có sáu người, đi đầu chính là Chu Bá Thông. Cạnh Chu Bá Thông có ba nữ tử, Pháp vương nhận ra Hoàng Dung, Trình Anh và Lục Vô Song, tiếp đến một lão tăng râu tóc bạc như cước, rồi đến một hắc y lão bà, Pháp vương chưa biết đó là Nhất Đăng đại sư và Anh Cô. Pháp vương đã mấy lần mục kích công phu của Chu Bá Thông, biết lão đầu nhi này võ công xuất quỷ nhập thần, trong bụng có ba phần ngán ngại, còn Hoàng Dung thì kiêm sở trường của hai nhà Đông Tà, Bắc Cái cơ biến lạ lùng, là một nhân vật cực kỳ lợi hại.

Pháp vương đã luyện thành thần công, vốn có thể giao đấu với hai đệ nhất cao thủ võ học, nhưng lúc này lão ta còn đang thương tiếc Quách Tương chết thảm, nên buồn rầu nói:

– Quách Tương cô nương ngã xuống thâm cốc rồi. Than ôi!

Nói xong thở dài.

Mọi người nghe thấy đều cả kinh. Hoàng Dung càng chấn động, run giọng hỏi:

– Thật vậy ư?

Pháp vương nói:

– Ta nói dối phu nhân làm gì? Chẳng phải mảnh áo của Quách cô nương đây sao?

Đoạn lão ta giơ mảnh áo lên. Hoàng Dung nhìn, đúng là mảnh rách từ áo của nữ nhi, thì toàn thân run rẩy như sa xuống hố băng, không nói nên lời.

Chu Bá Thông tức giận nói:

– Hòa thượng thối tha, sao ngươi lại đi giết hại một tiểu cô nương? Người gì mà tàn ác thế?

Pháp vương lắc đầu, nói:

– Không phải ta giết hại đâu.

Chu Bá Thông nói:

– Đang yên đang lành tại sao tiểu cô nương lại đi nhảy xuống vực? Ngươi không đẩy, thì cũng là ngươi bức tiểu cô nương phải nhảy xuống.

Pháp vương thở dài, nói:

– Đều không phải. Ta có ý thu nhận Quách cô nương làm đồ đệ, truyền cho y bát, sao lại đi giết hại làm gì?

Chu Bá Thông nhổ sang một bãi nước miếng, gằn giọng:

– Thối lắm, khó ngửi lắm! Ngoại công của Tương nhi là Hoàng lão tà, phụ thân là Quách Tĩnh, mẫu thân là Hoàng Dung, mỗi một người ấy không mạnh hơn hòa thượng thối tha nhà ngươi chắc? Ngươi lại đòi Tương nhi bái ngươi làm sư phụ, nhận y bát thối tha của ngươi. Lão Ngoan đồng ta chỉ cần dạy cho Tương nhi vài môn võ mèo quào, cũng đủ đánh bại mấy cái vòng tròn sắt gỉ đồng hoen kia của ngươi!

Chu Bá Thông và Pháp vương cách nhau rất xa, bãi nước miếng kia như một viên đạn bắn thẳng tới mặt, Pháp vương nghiêng đầu né tránh, thầm thán phục. Chu Bá Thông thấy mình vặn cho Pháp vương á khẩu vô ngôn, thì dương dương tự đắc, lại quát:

– Chắc là Quách Tương không chịu bái ngươi làm sư phụ, phải vậy không? Còn ngươi cứ một mực muốn nhận Quách Tương làm đồ đệ, phải vậy không?

Pháp vương gật gật đầu. Chu Bá Thông lại nói:

– Như thế tức là ngươi đã đẩy Quách Tương xuống vực.

Pháp vương trong lòng phiền muộn, thở dài, nói:

– Ta không đẩy. Quách cô nương tại sao tự tận, thì ta quả thật không hiểu.

Hoàng Dung tâm thần hơi trấn tĩnh, nghiến răng, giơ cây trúc bổng, xông tới chỗ Kim Luân pháp vương. Hoàng Dung sử tự quyết chữ “Phong”, bổng ảnh loang loáng, lập tức phong bế khoảng vài thước trước mặt Pháp vương. Trên chiếc cầu đá rộng chưa đầy một thước, Hoàng Dung đau đớn về cái chết của nữ nhi, chiêu nào cũng đều là sát.

Pháp vương võ công tuy cao hơn Hoàng Dung, cũng không dám đối địch trực diện, thấy bổng pháp tinh kỳ, nếu tiếp chiêu của Hoàng Dung, Chu Bá Thông xông vào trợ chiến, chỗ này địa thế quá hiểm, sẽ rất khó đối phó, bèn nhún chân trái một cái, nhảy lùi ba thước, hú một tiếng dài, đột nhiên nhảy vọt qua đầu Hoàng Dung. Hoàng Dung chọc cây bổng lên, Pháp vương dùng ngân luân gạt đi. Hoàng Dung hít một hơi, quay mình lại. Chỉ thấy Chu Bá Thông đã đấu với Pháp vương. Pháp vương coi trọng thân phận một đại tông sư, thấy đối phương dùng tay không, lão ta bèn giắt ngũ luân vào thắt lưng, dùng tay không đánh trả. Hoàng Dung chạy qua cầu đá trở lại, cây bổng điểm tới sau lưng Pháp vương.

Pháp vương sau khi luyện “Long tượng bát nhã công” đến tầng thứ mười, hôm nay mới gặp cao thủ, đang rất muốn thử, thấy Chu Bá Thông vung quyền đánh tới, liền dùng quyền đối quyền, quyền của đôi bên chưa đụng nhau, đã phát ra tiếng nổ lép bép. Chu Bá Thông kinh ngạc, đoán quyền lực của đối phương bất thường, không dám đụng thẳng, cùi chỏ hơi trầm xuống, sử dụng Không minh quyền. Một quyền này của Pháp vương đánh ra, lực đạo gần ngàn cân, tuy không thể nói có đại lực của rồng của voi, song thân phàm xác trần quyết không thể chịu nổi. Nhưng khi chạm với quyền lực của Chu Bá Thông, chỉ cảm thấy nhẹ bẫng, không có chỗ nào để sử lực, lòng thầm kinh dị, tả chưởng liền vỗ ra.

Chu Bá Thông đã cảm thấy kình lực của đối phương khác hẳn thông thường, thật là chưa từng gặp. Lão tính hiếu võ, hễ biết ai có tuyệt kỹ là bám lấy để giao đấu cho bằng được, một đời trải qua không biết bao nhiêu trận lớn nhỏ, đấu với vô số hảo thủ giang hồ, nhưng luồng kình lực như Pháp vương phát ra thế này thì chưa từng nghe, chưa từng thấy, nhất thời chưa biết là môn gì, liền sử dụng bảy mươi hai lộ Không minh quyền, lấy hư ứng thực, vận không đương cường. Như thế, tuy làm cho lực đạo khủng khiếp của Pháp vương không có đất dụng võ, song bản thân cũng không thể đả thương đối thủ.

Pháp vương sử mấy chiêu, lại chỉ như gãi ngứa đối phương. Lão ta vùi đầu khổ luyện mười mấy năm, xuất thủ lại vô hiệu, tất hết sức nôn nóng, chợt nghe tiếng gió rít sau lưng, cây gậy trúc của Hoàng Dung chọc tới huyệt Linh Đài Xích, bèn gạt tay ra phía sau một cái, rắc một tiếng, cây trúc bổng lập tức gãy đôi, dư lực còn làm cho cát đá bay mù mịt.

Hoàng Dung kinh hãi nhảy ra, nghĩ thầm lão ác tăng năm xưa lợi hại, hiện thời còn lợi hại gấp mấy hồi xưa, chưởng lực của lão ta ghê gớm như thế là môn công phu gì vậy?

Trình Anh và Lục Vô Song thấy Hoàng Dung bất lợi, một dùng ngọc địch, một dùng trường kiếm, từ hai phía tả hữu tấn công Pháp vương. Hoàng Dung kêu lên:

– Hai vị hãy cẩn thận! Truyện được copy tại TruyệnFULL.vn

Lời chưa dứt, rắc rắc hai tiếng, ngọc địch và trường kiếm đã gãy cả. Vì Quách Tương đã thảm tử, Pháp vương hôm nay không muốn đả thương mạng người, chỉ quát:

– Xéo cả ra!

Chứ lão ta không đuổi theo Trình, Lục hai nàng.

Bỗng thấy một bóng đen nhào tới, Anh Cô đã đánh bên mình. Pháp vương hất chưởng đánh vào eo lưng Anh Cô. Võ công của Anh Cô vốn thấp hơn Hoàng Dung, nhưng Anh Cô luyện môn “Nê thu công”, né tránh cực kỳ tài tình, lúc cảm thấy có luồng cự kình ập đến, lão bà uốn người hai ba cái đã luồn lách tránh được. Pháp vương không biết rằng võ công của Anh Cô kỳ thực chưa tới cảnh giới đệ nhất cao thủ, lão đánh liền hai quyền đều bị lão bà dùng thân pháp cổ quái tránh được, thì không khỏi kinh ngạc. Lão cứ tưởng thần công của mình đủ để tung hoành thiên hạ, ai dè có hai lão nhân còn chưa làm gì nổi họ, thì không khỏi thất vọng, không ham đánh nữa, nhảy tránh sang một bên.

Cứ đứng bất động hơn một canh giờ, rồi mảnh trăng bán nguyệt thong thả lên đến đỉnh trời. Không chỉ một ngày đã hết, mà một đêm cũng sắp trôi qua. Tiểu Long Nữ thủy chung không tới.

Dương Quá đứng ngây như tượng đá trên đỉnh núi một đêm, mãi đến lúc vầng dương mọc lên ở phía đông. Bốn phía tiếng chim ríu rít, hoa thơm thoang thoảng, ý xuân đang nồng, lòng chàng lại như băng giá, có tiếng nói văng vẳng bên tai:

– Đồ ngốc! Nàng chết từ đời nào rồi, nàng chết từ mười sáu năm trước rồi. Nàng tự biết trúng độc không khỏi, mi lại quyết không chịu sống một mình, nên đã tự tận, song lại lừa mi chờ đợi mười sáu năm. Đồ ngốc! Nàng đối với mi tình ý sâu nặng như thế, sao đến tận hôm nay mi vẫn chưa hiểu tâm ý của nàng?

Chàng như một cái xác không hồn, chạy xuống núi, một ngày một đêm không ăn không uống, cảm thấy môi khô họng rát, bèn tới bên dòng suối vục nước mà uống. Vừa cúi xuống, thấy bóng mình trong nước, hai bên tóc mai đã bạc trắng. Chàng năm nay ba mươi sáu tuổi, sức lực dồi dào, tóc không thể bạc, nhất là nội công thâm hậu, tuy một đời gian nan nguy hiểm, song chưa hề có sợi tóc bạc nào cả, đột nhiên bây giờ thấy hai bên tóc mai bạc trắng, mặt xám ngoét lấm bụi, cơ hồ không nhận ra diện mạo của mình nữa, chàng đưa tay giật ba sợi tóc ở mép trán mà xe, thấy hai sợi đã bạc.

Thời khắc ấy, chàng bỗng nhớ mấy câu trong bài từ của Tô Đông Pha viết để cho người vợ quá cố:

十年生死兩茫茫

Thập niên sinh tử lưỡng mang mang

不思量

Bất tư lường

自難忘

Tự nan vong

千里孤墳

Thiên lý cô phần

無處話凄涼

Vô xứ thoại thê lương

縱使相逢應不識

Túng sứ tương phùng ưng bất thức

塵滿面

Trần mãn diện

鬢如霜

Mấn như sương

Mười năm sinh tử miên man

Lòng xuân khôn dứt muôn ngàn ái ân

Quan san vạn dặm cô phần

Thê lương tình ấy phân trần nơi đâu

Tương phùng chẳng nhận được nhau

Tóc xanh mặt ngọc đượm màu phong sương

Dương Quá một đời chuyên tâm luyện võ, đọc sách không nhiều, mấy năm trước tại một tửu điếm nhỏ ở Giang Nam, chàng đọc thấy bài từ này viết trên vách, thấy tình thâm ý chân, nhẩm vài lần đã thuộc, bây giờ tự dưng nhớ lại, đã quên tác giả là ai, nghĩ bụng: “Người ấy mười năm sống chết hai đường. Ta và Tiểu Long Nữ xa nhau đã mười sáu năm. Người ấy có một nấm mộ, biết hài cốt của ái thê ở đâu, còn ta thì ái thê chôn cất ở chỗ nào cũng không biết”. Rồi chàng nhớ tiếp nửa sau bài từ, trong đó nhà thơ một đêm nằm mộng thấy ái thê:

夜來幽夢忽還鄉

Dạ lai u mộng hốt hoàn hương

小軒窗

Tiểu hiên song

正梳妝

Chính sơ trang

相顧無言

Tương cố vô ngôn

惟有淚千行

Duy hữu lệ thiên hàng

料得年年腸斷處

Liệu đắc niên niên trường đoạn xứ

明月夜

Minh nguyệt dạ

短松岡

Đoản tùng cương

Đêm mơ về lại cố hương

Thấy em hiên vắng soi gương chải đầu

Nhìn nhau không nói một câu

Áo xanh ướt đẫm lệ sầu chứa chan

Biết khi trăng chiếu thông ngàn

Đoạn trường chốn ấy gặp nàng được chăng?[18]

Bất giác lòng chàng đau đớn: “Còn ta, còn ta ba ngày ba đêm không thể chợp mắt, đến một giấc mộng cũng chẳng có!”. Đột nhiên chàng nhảy bật lên, chạy đến trước Đoạn Trường nhai, nhìn trân trân hai dòng chữ Tiểu Long Nữ khắc trên đá, thét lớn:

– “Mười sáu năm sau tái hợp ở đây, phu thê thâm tình, xin đừng lỡ hẹn.”. Tiểu Long Nữ ơi là Tiểu Long Nữ. Đây là những chữ chính nàng viết ra, tại sao nàng lại không giữ lời hẹn?

Tiếng thét của chàng phát ra từ đáy lòng, nghe vang rền cả sơn cốc, rừng núi bốn phía hưởng ứng, đông nam tây bắc, núi non xung quanh cùng dội lại:

– Tại sao nàng lại không giữ lời hẹn?

– Tại sao nàng lại không giữ lời hẹn?

– … Không giữ lời hẹn… Không giữ lời hẹn…

Tính chàng vốn quật cường mạnh mẽ, giờ thì không còn thiết gì nữa, nghĩ: “Long nhi đã qua đời từ mười sáu năm về trước, ta còn sống thêm mười sáu năm thật vô vị”.

Chàng nhìn xuống vực sâu trước Đoạn Trường nhai, chỉ thấy dưới đó đầy sương mù. Mỗi lần tới đây, chàng chưa bao giờ thấy đáy cốc vì nó luôn có mây mù che phủ. Bây giờ cũng vậy. Chàng ngửa mặt hú một tiếng dài, khiến mấy trăm đóa hoa Long Nữ đã héo trên Đoạn Trường nhai bay lả tả, nói nhỏ:

– Năm xưa nàng đột nhiên mất tích, không biết đi đâu, ta tìm nàng khắp núi non, không thấy nàng, ta đoán nàng đã nhảy xuống cái vực sâu vạn trượng này, mười sáu năm nay chăng lẽ nàng không sợ tịch mịch hay sao?

Lệ làm mờ mắt, trước mắt tựa hồ thấp thoáng bóng áo trắng của Tiểu Long Nữ, rồi dường như chàng nghe văng vẳng có tiếng gọi của nàng từ dưới đáy vực:

– Dương lang, Dương lang chàng ơi, đừng đau lòng, đừng đau lòng!

Dương Quá nhún hai chân một cái, thân hình bay lên, chàng nhảy xuống vực sâu.

Quách Tương theo Kim Luân pháp vương đến Tuyệt Tình cốc. Pháp vương có khi hiểm độc hơn cả rắn rết, nhưng lão đã có ý nhận Quách Tương làm truyền nhân y bát, cho nên dọc đường lão săn sóc nàng rất chu đáo, coi nàng y như ái nữ thân sinh của mình. Quách Tương hận lão đánh chết Trường Tu Quỷ và Đại Đầu Quỷ, nên thần sắc trước sau vẫn lạnh lùng. Pháp vương cả đời được người ta tôn sùng, ở Tây Tạng lão được tôn sùng như đế vương, ngay cả Tứ vương tử Mông Cổ Hốt Tất Liệt đối với lão cũng một mực kính nể. Vậy mà suốt dọc đường cô bé Quách Tương cứ hết chê lão võ công không bằng Dương Quá, lại trách lão hồ loạn sát nhân, làm cho đệ nhất quốc sư Đại Mông Cổ phải dở khóc dở cười.

Lúc hai người đến Tuyệt Tình cốc, bỗng nghe có tiếng thét lớn:

– Tại sao nàng lại không giữ lời hẹn?

Tiếng thét đầy bi thương, tuyệt vọng, khổ đau.

Quách Tương nghe tựa hồ mỗi quả núi đều hùa theo “Tại sao nàng lại không giữ lời hẹn?”.

Nàng kinh ngạc nói:

– Là đại ca ca đấy, ta đi mau lên!

Nàng chạy gấp vào cốc. Kim Luân pháp vương thấy đại địch ở phía trước, phấn chấn hẳn lên, rút kim, ngân, đồng, thiết, diên ngũ luân từ trong túi đeo sau lưngra cầm tay. Lão đã luyện “Long tượng bát nhã công” đến tầng thứ mười, nhưng nghĩ mười sáu năm qua Dương Quá và Tiểu Long Nữ quyết chẳng ngồi không, cũng vẫn luyện võ, nên lão không dám khinh suất.

Quách Tương chạy về phía phát ra tiếng thét, chẳng mấy chốc đã tới trước Đoạn Trường nhai, thấy Dương Quá đứng trên sườn núi, mấy chục bông hoa lớn màu hồng bay lả tả xung quanh. Nàng thấy vách núi nhô ra rất hung hiểm, mình công phu thấp kém, không dám phi thân sang, chỉ gọi:

– Dương đại ca, muội tới đây!

Nhưng Dương Quá thẫn thờ đau khổ, không nghe thấy.

Quách Tương từ xa thấy cứ chỉ của chàng khác lạ, bèn nói:

– Muội còn có một cái kim châm của đại ca ca đây, hãy nghe muội nói, dù thế nào cũng đừng tự tận…

Vừa nói, nàng vừa chạy qua cái cầu đá sang chỗ chàng. Nàng chạy được nửa chừng, thấy Dương Quá tung người nhảy xuống vực sâu vạn trượng bên dưới.

Quách Tương sợ đến hồn xiêu phách lạc, cũng không biết là để cứu Dương Quá, hay là do thâm tình muốn theo chàng lìa trần, nàng nhún hai chân, nhảy luôn theo chàng xuống vực. Kim Luân pháp vương đi sau bảy, tám trượng, thấy nàng nhảy thì bay người tới cứu. Lão vội thi triển khinh công, hệt như mũi tên rời khỏi cung, nhanh dị thường, nhưng đã chậm một bước, Quách Tương đã rơi xuống dưới. Pháp vương không kịp nghĩ ngợi, sử chiêu “Đảo quải kim câu”, cúi chộp cánh tay nàng. Chiêu này rất mạo hiểm, chỉ cần sơ sảy một chút, lão cũng sẽ bị kéo ngã xuống vực. Tay lão vừa chạm vào tay áo nàng, thì nghe soạt một tiếng, tay áo của Quách Tương đã bị xé rách, thấy thân hình nàng chui qua mây mù mấy chục trượng bên dưới, nàng rơi qua đó, mây mù liền khép lại, không còn thấy bóng dáng đâu nữa.

Pháp vương thở dài buồn bã, tay cầm mảnh áo rách, thẫn thờ nhìn xuống vực.

Một hồi lâu, bỗng nghe có tiếng gọi từ sườn núi đối diện:

– Gã hòa thượng kia, ở đấy làm gì vậy?

Pháp vương nhìn sang, thấy bên đó có sáu người, đi đầu chính là Chu Bá Thông. Cạnh Chu Bá Thông có ba nữ tử, Pháp vương nhận ra Hoàng Dung, Trình Anh và Lục Vô Song, tiếp đến một lão tăng râu tóc bạc như cước, rồi đến một hắc y lão bà, Pháp vương chưa biết đó là Nhất Đăng đại sư và Anh Cô. Pháp vương đã mấy lần mục kích công phu của Chu Bá Thông, biết lão đầu nhi này võ công xuất quỷ nhập thần, trong bụng có ba phần ngán ngại, còn Hoàng Dung thì kiêm sở trường của hai nhà Đông Tà, Bắc Cái cơ biến lạ lùng, là một nhân vật cực kỳ lợi hại.

Pháp vương đã luyện thành thần công, vốn có thể giao đấu với hai đệ nhất cao thủ võ học, nhưng lúc này lão ta còn đang thương tiếc Quách Tương chết thảm, nên buồn rầu nói:

– Quách Tương cô nương ngã xuống thâm cốc rồi. Than ôi!

Nói xong thở dài.

Mọi người nghe thấy đều cả kinh. Hoàng Dung càng chấn động, run giọng hỏi:

– Thật vậy ư?

Pháp vương nói:

– Ta nói dối phu nhân làm gì? Chẳng phải mảnh áo của Quách cô nương đây sao?

Đoạn lão ta giơ mảnh áo lên. Hoàng Dung nhìn, đúng là mảnh rách từ áo của nữ nhi, thì toàn thân run rẩy như sa xuống hố băng, không nói nên lời.

Chu Bá Thông tức giận nói:

– Hòa thượng thối tha, sao ngươi lại đi giết hại một tiểu cô nương? Người gì mà tàn ác thế?

Pháp vương lắc đầu, nói:

– Không phải ta giết hại đâu.

Chu Bá Thông nói:

– Đang yên đang lành tại sao tiểu cô nương lại đi nhảy xuống vực? Ngươi không đẩy, thì cũng là ngươi bức tiểu cô nương phải nhảy xuống.

Pháp vương thở dài, nói:

– Đều không phải. Ta có ý thu nhận Quách cô nương làm đồ đệ, truyền cho y bát, sao lại đi giết hại làm gì?

Chu Bá Thông nhổ sang một bãi nước miếng, gằn giọng:

– Thối lắm, khó ngửi lắm! Ngoại công của Tương nhi là Hoàng lão tà, phụ thân là Quách Tĩnh, mẫu thân là Hoàng Dung, mỗi một người ấy không mạnh hơn hòa thượng thối tha nhà ngươi chắc? Ngươi lại đòi Tương nhi bái ngươi làm sư phụ, nhận y bát thối tha của ngươi. Lão Ngoan đồng ta chỉ cần dạy cho Tương nhi vài môn võ mèo quào, cũng đủ đánh bại mấy cái vòng tròn sắt gỉ đồng hoen kia của ngươi!

Chu Bá Thông và Pháp vương cách nhau rất xa, bãi nước miếng kia như một viên đạn bắn thẳng tới mặt, Pháp vương nghiêng đầu né tránh, thầm thán phục. Chu Bá Thông thấy mình vặn cho Pháp vương á khẩu vô ngôn, thì dương dương tự đắc, lại quát:

– Chắc là Quách Tương không chịu bái ngươi làm sư phụ, phải vậy không? Còn ngươi cứ một mực muốn nhận Quách Tương làm đồ đệ, phải vậy không?

Pháp vương gật gật đầu. Chu Bá Thông lại nói:

– Như thế tức là ngươi đã đẩy Quách Tương xuống vực.

Pháp vương trong lòng phiền muộn, thở dài, nói:

– Ta không đẩy. Quách cô nương tại sao tự tận, thì ta quả thật không hiểu.

Hoàng Dung tâm thần hơi trấn tĩnh, nghiến răng, giơ cây trúc bổng, xông tới chỗ Kim Luân pháp vương. Hoàng Dung sử tự quyết chữ “Phong”, bổng ảnh loang loáng, lập tức phong bế khoảng vài thước trước mặt Pháp vương. Trên chiếc cầu đá rộng chưa đầy một thước, Hoàng Dung đau đớn về cái chết của nữ nhi, chiêu nào cũng đều là sát.

Pháp vương võ công tuy cao hơn Hoàng Dung, cũng không dám đối địch trực diện, thấy bổng pháp tinh kỳ, nếu tiếp chiêu của Hoàng Dung, Chu Bá Thông xông vào trợ chiến, chỗ này địa thế quá hiểm, sẽ rất khó đối phó, bèn nhún chân trái một cái, nhảy lùi ba thước, hú một tiếng dài, đột nhiên nhảy vọt qua đầu Hoàng Dung. Hoàng Dung chọc cây bổng lên, Pháp vương dùng ngân luân gạt đi. Hoàng Dung hít một hơi, quay mình lại. Chỉ thấy Chu Bá Thông đã đấu với Pháp vương. Pháp vương coi trọng thân phận một đại tông sư, thấy đối phương dùng tay không, lão ta bèn giắt ngũ luân vào thắt lưng, dùng tay không đánh trả. Hoàng Dung chạy qua cầu đá trở lại, cây bổng điểm tới sau lưng Pháp vương.

Pháp vương sau khi luyện “Long tượng bát nhã công” đến tầng thứ mười, hôm nay mới gặp cao thủ, đang rất muốn thử, thấy Chu Bá Thông vung quyền đánh tới, liền dùng quyền đối quyền, quyền của đôi bên chưa đụng nhau, đã phát ra tiếng nổ lép bép. Chu Bá Thông kinh ngạc, đoán quyền lực của đối phương bất thường, không dám đụng thẳng, cùi chỏ hơi trầm xuống, sử dụng Không minh quyền. Một quyền này của Pháp vương đánh ra, lực đạo gần ngàn cân, tuy không thể nói có đại lực của rồng của voi, song thân phàm xác trần quyết không thể chịu nổi. Nhưng khi chạm với quyền lực của Chu Bá Thông, chỉ cảm thấy nhẹ bẫng, không có chỗ nào để sử lực, lòng thầm kinh dị, tả chưởng liền vỗ ra.

Chu Bá Thông đã cảm thấy kình lực của đối phương khác hẳn thông thường, thật là chưa từng gặp. Lão tính hiếu võ, hễ biết ai có tuyệt kỹ là bám lấy để giao đấu cho bằng được, một đời trải qua không biết bao nhiêu trận lớn nhỏ, đấu với vô số hảo thủ giang hồ, nhưng luồng kình lực như Pháp vương phát ra thế này thì chưa từng nghe, chưa từng thấy, nhất thời chưa biết là môn gì, liền sử dụng bảy mươi hai lộ Không minh quyền, lấy hư ứng thực, vận không đương cường. Như thế, tuy làm cho lực đạo khủng khiếp của Pháp vương không có đất dụng võ, song bản thân cũng không thể đả thương đối thủ.

Pháp vương sử mấy chiêu, lại chỉ như gãi ngứa đối phương. Lão ta vùi đầu khổ luyện mười mấy năm, xuất thủ lại vô hiệu, tất hết sức nôn nóng, chợt nghe tiếng gió rít sau lưng, cây gậy trúc của Hoàng Dung chọc tới huyệt Linh Đài Xích, bèn gạt tay ra phía sau một cái, rắc một tiếng, cây trúc bổng lập tức gãy đôi, dư lực còn làm cho cát đá bay mù mịt.

Hoàng Dung kinh hãi nhảy ra, nghĩ thầm lão ác tăng năm xưa lợi hại, hiện thời còn lợi hại gấp mấy hồi xưa, chưởng lực của lão ta ghê gớm như thế là môn công phu gì vậy?

Trình Anh và Lục Vô Song thấy Hoàng Dung bất lợi, một dùng ngọc địch, một dùng trường kiếm, từ hai phía tả hữu tấn công Pháp vương. Hoàng Dung kêu lên:

– Hai vị hãy cẩn thận! Truyện được copy tại TruyệnFULL.vn

Lời chưa dứt, rắc rắc hai tiếng, ngọc địch và trường kiếm đã gãy cả. Vì Quách Tương đã thảm tử, Pháp vương hôm nay không muốn đả thương mạng người, chỉ quát:

– Xéo cả ra!

Chứ lão ta không đuổi theo Trình, Lục hai nàng.

Bỗng thấy một bóng đen nhào tới, Anh Cô đã đánh bên mình. Pháp vương hất chưởng đánh vào eo lưng Anh Cô. Võ công của Anh Cô vốn thấp hơn Hoàng Dung, nhưng Anh Cô luyện môn “Nê thu công”, né tránh cực kỳ tài tình, lúc cảm thấy có luồng cự kình ập đến, lão bà uốn người hai ba cái đã luồn lách tránh được. Pháp vương không biết rằng võ công của Anh Cô kỳ thực chưa tới cảnh giới đệ nhất cao thủ, lão đánh liền hai quyền đều bị lão bà dùng thân pháp cổ quái tránh được, thì không khỏi kinh ngạc. Lão cứ tưởng thần công của mình đủ để tung hoành thiên hạ, ai dè có hai lão nhân còn chưa làm gì nổi họ, thì không khỏi thất vọng, không ham đánh nữa, nhảy tránh sang một bên.

Chọn tập
Bình luận
× sticky