Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thần điêu hiệp lữ

Chương 204

Tác giả: Kim Dung
Chọn tập

Võ công của Quách Phù nhờ sự chỉ dạy của phụ mẫu, ngày ngày lại cùng luyện tập với Gia Luật Tề là một cao thủ đương đại, so với mười mấy năm trước đã có tiến cảnh rất lớn, chỉ tại nàng nôn nóng tự mãn, không chịu khổ công đi sâu tìm tòi, nên tuy phụ mẫu và trượng phu là danh gia võ học, nàng trước sau vẫn chỉ là cao thủ hạng hai hạng ba, lúc này bị Sử Mạnh Tiệp và Đại Đầu Quỷ giáp kích, dần dần chống đỡ không nổi, đang luống cuống, bỗng nghe tiếng gọi của muội tử, bèn kêu to:

– Muội muội mau tới đây!

Sử Mạnh Tiệp nghe Quách Tương gọi Dương Quá là “đại ca”, sao lúc này Quách Phù lại gọi Quách Tương là “muội muội”, không khỏi giật mình, nghĩ: “Không lẽ thiếu phụ này là phu nhân hay muội muội của Thần điêu hiệp”, vội thu chiêu về, nhảy lùi lại.

Quách Phù biết rõ đối phương nhường nhịn, song nàng đang tức giận, trường kiếm cứ đâm tới, Sử Mạnh Tiệp bị trúng kiếm vào ngực. Đại Đầu Quỷ giật mình, kêu lên:

– Ơ hay, sao lại…

Quách Phù vòng kiếm, hàn quang loáng lên, lại đâm một kiếm trúng vai Đại Đầu Quỷ, nàng đắc ý, quát:

– Cho các người thấy sự lợi hại của cô nãi nãi!

Quách Tương gọi giật lại:

– Tỷ tỷ, muội đã bảo mấy vị này đều là bằng hữu.

Quách Phù tức giận quát:

– Mau về cùng ta! Ai biết muội quen với loại bằng hữu chó má này?

Sử Mạnh Tiệp ngực bị trúng kiếm khá nặng, người lảo đảo mấy cái rồi ngã xuống. Quách Tương vọt tới, khom người đỡ Sử Mạnh Tiệp lên, hỏi:

– Sử ngũ thúc, Sử ngũ thúc, thương thế ra sao?

Sử Mạnh Tiệp máu trào ra miệng vết thương, loang đỏ cả ngực áo. Quách Tương vội xé vạt áo băng lại cho y.

Quách Phù cầm kiếm đứng một bên, luôn miệng thúc giục:

– Đi thôi, đi thôi! Về nhà ta sẽ mách gia gia má má đánh cho muội một trận nên thân mới xong!

Quách Tương tức giận nói:

– Tỷ tỷ làm loạn, xuất thủ đả thương người khác, muội cũng sẽ mách gia gia má má!

Sử Mạnh Tiệp thấy khuôn mặt nhỏ của nàng đỏ bừng, nước mắt lưng tròng, thì gượng cười, nói:

– Cô nương đừng lo, ta bị thương không đến nỗi chết đâu!

Sử Quý Cường nhất thời chưa biết nên xông tới liều mạng với Quách Phù, hay là tới cứu thương cho ngũ đệ.

Quách Phù đột nhiên kêu “ối” một tiếng kinh hoảng, thấy hai con mãnh hổ đang lừ lừ tiến lại, nàng quay người định chạy, thì bên trái có hai con sư tử đực bên phải có bốn con báo gầm gừ chờ sẵn.

Nguyên lúc ấy Sử Trọng Mãnh đã chỉ huy bầy thú vây Quách Phù vào giữa. Quách Phù mặt cắt không còn hạt máu, muốn khuỵu xuống. Bỗng nghe có tiếng nói:

– Ngũ đệ, thương thế của đệ ra sao?

Sử Mạnh Tiệp đáp:

– Chưa đến nỗi nào!

Người kia nói:

– Thần điêu hiệp truyền lệnh, cho hai cô nương kia rút đi!

Sử Trọng Mãnh hô vài tiếng, lũ thú quay mình, lẩn vào trong lớp cỏ cao.

Quách Tương nói:

– Sử ngũ thúc, điệt nhi thay tỷ tỷ xin lỗi ngũ thúc.

Sử Mạnh Tiệp nén đau, cười gượng, nói:

– Nể mặt Thần điêu hiệp, lệnh tỷ có giết ta, ta cũng cam chịu.

Quách Tương vội nói:

– Thương thế của ngũ thúc… có đúng là không nặng chứ?

Quách Phù kéo tay muội tử, xẵng giọng:

– Muội còn chưa chịu về hả?

Rồi dùng lực kéo chạy ra khỏi rừng.

Huynh đệ họ Sử và Tây Sơn Nhất Khuất Quỷ ẩn một bên, thấy tỷ muội hai người đã đi khỏi, mới chạy tới xem vết thương của Sử Mạnh Tiệp và Đại Đầu Quỷ. Mỗi người một lời, đều chê cười Quách Phù, chỉ không biết nàng ta rốt cuộc có quan hệ thế nào với Dương Quá, nên không dám nói năng vô lễ. Sử Quý Cường bực tức nói:

– Tiểu cô nương ngoan thế, trong khi tỷ tỷ thì ngang ngược vô lối. Ngũ đệ rõ ràng đã nhường nhịn, thị còn hạ độc thủ, nhát kiếm ấy đâm sâu thêm hai tấc thử hỏi ngũ đệ sống nổi được chăng?

Đại Đầu Quỷ nói:

– Chúng ta phải đi hỏi Thần điêu hiệp, xem nữ tử ấy rốt cuộc là kẻ nào. Ở bến Phong Lăng, thị luôn miệng chê Thần điêu hiệp, tại hạ nghĩ Thần điêu hiệp cũng không bênh thị đâu.

Từ sau gốc đại thụ, có một người thong thả bước ra, nói:

– May sao thương thế của Sử ngũ ca không quá nặng. Nữ tử đó hành sự quen lỗ mãng, cánh tay phải của đệ chính là bị nàng ta chặt đó.

Người nói chính là Dương Quá.

Mọi người nghe đều kinh ngạc, ngây ra không nói nên lời, ai cũng đầy nghi vấn, song không ai dám hỏi.

Khi Quách Phù kèm Quách Tương về đến bến Phong Lăng, thì mặt sông Hoàng Hà đã tan băng, tỷ đệ ba người qua sông, về thẳng thành Tương Dương. Suốt dọc đường Quách Phù cứ luôn miệng trách mắng Quách Tương, bảo nàng lẽ ra không nên đi theo kẻ lạ mặt gây phiền phức rắc rối. Quách Tương giả câm giả điếc, không thèm lý đến, ngay cả chuyện gặp được Dương Quá, nàng cũng không hề nói ra.

Về đến thành Tương Dương, Quách Phù gặp cha mẹ, dâng thư của Trường Xuân chân nhân Khưu Xứ Cơ, nói Khưu chân nhân tuổi cao có bệnh, nằm liệt giường, nhưng giáo chủ Lý Chí Thường sẽ dẫn hảo thủ phái Toàn Chân đến dự đại hội. Bẩm xong việc chính, câu đầu tiên nàng nói:

– Cha, mẹ, muội muội dọc đường không chịu vâng lời, gây bao nhiêu rắc rối.

Quách Tĩnh kinh ngạc, vội hỏi đầu đuôi. Quách Phù liền kể lại việc ở bến Phong Lăng, Quách Tương đi theo một hào khách giang hồ lạ mặt, hai ngày đêm không trở về, vừa kể vừa thêm mắm thêm muối.

Quách Tĩnh những ngày này đang bận lo quân vụ, ưu tâm quốc sự, nghe đại nữ nhi nói vậy thì bực mình hỏi:

– Tương nhi, có đúng như tỷ tỷ nói hay không?

Quách Tương cười hì hì nói:

– Tỷ tỷ lo sợ vớ vẩn, hài nhi cùng một vị bằng hữu đi xem nhiệt náo, đâu có gì sai trái.

Quách Tĩnh cau mày hỏi:

– Bằng hữu nào vậy, tên là gì?

Quách Tương lè lưỡi nói:

– Ôi, hài nhi quên hỏi tên, chỉ biết người ấy có ngoại hiệu Đại Đầu Quỷ.

Quách Phù nói:

– Hình như là một nhân vật trong Tây Sơn Nhất Khuất Quỷ.

Quách Tĩnh cũng có nghe danh “Tây Sơn Nhất Khuất Quỷ”, nghe đâu họ không làm điều ác, song cũng chẳng phải là chính nhân quân tử, tiểu nữ nhi cuối cùng lại dính vào đám người ấy, thì thật đáng buồn. Nhưng vốn trầm tĩnh, Quách Tĩnh chỉ hừ một tiếng, không hỏi thêm. Hoàng Dung thì trách cứ Quách Tương một hồi.

Tối hôm ấy phu phụ Quách Tĩnh mở tiệc trong nhà tẩy trần cho Quách Phù, Quách Phá Lỗ, không nhắc đến Quách Tương. Gia Luật Tề lên tiếng can nhạc phụ nhạc mẫu. Quách Tĩnh nói:

– Nữ hài nhi mà quản không nghiêm, mai sau sẽ hại cho chính nó. Tương nhi từ bé đã cổ cổ quái quái, khiến mọi người không biết đằng nào mà lần. Ngươi là tỷ phu, cũng nên thay ta quản giáo nó mới được.

Gia Luật Tề vâng dạ, không dám nói thêm.

Phu phụ Quách Tĩnh trước kia quá nuông chiều Quách Phù, dẫn đến nhiều hậu quả xấu, nên đối với Quách Tương và Quách Phá Lỗ dùng cách ngược lại, từ nhỏ đã quản thúc chặt chẽ. Quách Phá Lỗ trầm tĩnh trang trọng, phong thái giống cha, coi như yên tâm. Quách Tương thì ngoài miệng vâng dạ, nhưng trong bụng một trăm hai chục cái không ưng. Tối nay a hoàn nói rằng lão gia thái thái sai bày tiệc, cố ý không cho mời nhị tiểu thư. Quách Tương giận dỗi, đã thế nhịn luôn hai ngày, đến sáng hôm thứ ba, Hoàng Dung đau lòng quá, giấu Quách Tĩnh, tự xuống nhà bếp làm vài món ngon, mang lên dỗ dành tiểu nữ nhi.

Tài nấu nướng của Hoàng Dung thiên hạ vô song, đã lâu không dùng, hôm nay hiển lộ thân thủ, Quách Tương tất nhiên mặt mày tươi như hoa. Nhưng như thế là bao nhiêu tâm huyết của hai vợ chồng trong việc quản giáo tiểu nhi nữ đều trôi ra sông ra biển hết cả.

Bấy giờ đại quân Mông Cổ đã chiếm nước Đại Lý, kéo quân lên phía bắc, một lộ binh mã khác tiến từ bắc xuống nam, hai đạo quân dự định hội sư ở Tương Phàn, phen này quyết diệt Đại Tống. Cuộc tiến quân này được trù liệu mấy năm, cánh quân từ nam lên bắc do hoàng đệ Hốt Tất Liệt thống lĩnh, cánh quân từ bắc xuống nam do hoàng đế Mông Ca thân chinh ngự giá, tinh binh mãnh tướng đều ra trận, thanh thế cực lớn, thật là chưa từng có. Hiện thời mùa thu khô ráo, cỏ cao ngựa béo, lợi cho quân thiết kỵ Mông Cổ.

Đại quân Mông Cổ chưa tới gần, trong thành Tương Dương đã biết. Nhưng triều đình Đại Tống ở Lâm An do tên gian thần Đinh Đại Toàn nắm giữ, chúa hôn thần gian, không hề chuẩn bị đối phó gì hết. Văn thư cáo cấp của thành Tương Dương tuy bay về tới tấp, nhưng quân thần trong triều đình nói với nhau:

– Bọn Thát tử Mông Cổ đánh thành Tương Dương mười mấy năm không hạ được, lần này ắt cũng cụp cánh rút về, thành Tương Dương là khắc tinh của bọn Thát tử. Chuyện đó thành lệ, còn cách gì khác? Ta cứ việc ăn no ngủ kỹ, hà tất chuốc lấy lo phiền?

Khi đại quân Mông Cổ tiến đánh Đại Lý, Quách Tĩnh biết phen này cục diện sẽ khẩn cấp, liền gửi thiếp mời anh hùng thiên hạ tề tựu ở thành Tương Dương để bàn đại kế chống địch xâm lăng. Đại quân Mông Cổ hành binh thần tốc, không lâu sau đã chiếm được Đại Lý, lúc này vua nước Đại Lý là Đoàn Hưng Trí, là tằng tôn của Nhất Đăng đại sư, hiệu xưng “Định Thiên hiền vương”, tuổi còn quá nhỏ, lên ngôi chưa đầy hai năm đã mất nước, được bọn Võ Tam Thông, Chu Tử Liễu, Điểm Thương Ngư Ẩn cứu ra.

Khi các lộ anh hùng tề tựu ở thành Tương Dương, đại quân Mông Cổ đã đến gần. Anh hùng đại yến sẽ bắt đầu vào ngày rằm tháng Mười, dự kiến họp liền mười ngày, hôm nay đã là ngày mười ba, cách hôm khai mạc hai ngày, các lộ hảo hán đông tây nam bắc như trăm sông đổ ra biển, lũ lượt dồn về thành Tương Dương. Vợ chồng Quách Tĩnh, Hoàng Dung toàn thần bố trí quân vụ, giao việc đón tiếp tân khách cho Lỗ Hữu Cước và Gia Luật Tề xử lý, có vợ chồng Võ Đôn Nhu, Gia Luật Yến, và vợ chồng Võ Tu Văn, Hoàn Nhan Bình trợ giúp.

Ngày hôm nay tới đây có Chu Tử Liễu, có Điểm Thương Ngư Ẩn, có Võ Tam Thông, có giáo chủ phái Toàn Chân Lý Chí Thường suất lĩnh mười sáu sư huynh đệ, có các vị trưởng lão Cái Bang cùng một số chư bang thủ bảy túi, tám túi, có vợ chồng Lục Quán Anh, Trình Dao Ca… Nhất thời trong thành Tương Dương cao thủ, quần hiền tụ hội rất đông. Nhiều tiền bối anh hiệp bình thời ít khi lộ diện chốn giang hồ, lần này biết anh hùng đại yến ở thành Tương Dương liên quan đến vận khí thiên hạ, thật chẳng tầm thường, lại ngưỡng mộ vợ chồng Quách Tĩnh nhân nghĩa, phàm nhận được thiếp mời, đều tới phó hội. So với anh hùng đại yến ở ải Đại Thắng, lần này rầm rộ hơn.

Tối ngày mười ba tháng Mười, vợ chồng Quách Tĩnh bày tiệc nhỏ tại Quách phủ, mời Chu Tử Liễu, Võ Tam Thông… mươi vị tri giao. Rượu qua tam tuần, mà bang chủ Cái Bang Lỗ Hữu Cước vẫn chưa đến, mọi người biết Lỗ Hữu Cước bận bịu bang vụ, không thể phân thân, nên cũng không để tâm. Mọi người vui vẻ uống rượu, bàn luận chuyện lạ trong võ lâm mười mấy năm qua. Vợ chồng Gia Luật Tề, Quách Phù cùng với một nhóm tiểu bằng hữu như huynh đệ họ Võ thì ngồi riêng một bàn, cũng đang đánh đố nhau để uống rượu cho vui, cũng đang huyên náo.

Đúng lúc ấy, đột nhiên có một đệ tử tám túi của Cái Bang hớt hải tới, ghé tai nói nhỏ vài câu với Hoàng Dung. Hoàng Dung tái mặt, đứng ngay dậy, run giọng nói:

– Có chuyện đó ư?

Mọi người cả kinh, cùng ngoảnh nhìn Hoàng Dung.

Hoàng Dung nói:

– Ở đây hoàn toàn không có người ngoài, ngươi cứ kể lại mọi chuyện thế nào?

Mọi người thấy Hoàng Dung nói mà mặt rưng rưng lệ, đoán đã xảy ra chuyện bất hạnh, nghe gã đệ tử tám túi kia nói:

– Chiều nay, Lỗ bang chủ dẫn hai đệ tử bảy túi đi tuần ở phía nam thành, ai ngờ qua giờ Thân vẫn chưa thấy trở về. Chúng đệ tử không yên tâm, chia nhau đi thám thính, cuối cùng trong miếu Dương Thái Phó thấy di thể của lỗ bang chủ.

Khi y nói đến hai chữ “di thể”, ai nấy cùng kêu “Ôi”. Giọng người kể cũng nghẹn lại. Nên biết Lỗ Hữu Cước võ công tuy không cao lắm, nhưng giàu nhân ái, tín nghĩa, được bang chúng tin yêu. Đệ tử tám túi kể tiếp:

– Hai đệ tử bảy túi cũng nằm bên cạnh bang chủ, một người đã chết, người kia trọng thương, nhưng còn thở thoi thóp. Y nói ba người chạm trán với vương tử Mông Cổ Hoắc Đô ở bên ngoài miếu, Lỗ bang chủ bị hắn ám toán trước, hai đệ tử liều mình đấu với hắn, đều bị đả thương bởi chưởng của hắn.

Quách Tĩnh giận tái mặt, chỉ nói:

– Hoắc Đô, hừ, Hoắc Đô!

Nghĩ thầm, nếu sớm biết thế này, thì năm xưa ở cung Trùng Dương mình đã chẳng nên thủ hạ lưu tình.

Hoàng Dung nói:

– Hoắc Đô hắn có nhắn lại gì không?

Gã đệ tử kia đáp:

– Đệ tử không dám nói.

Hoàng Dung nói:

– Có gì mà không dám nhắc lại. Hắn bảo rằng Quách Tĩnh, Hoàng Dung hãy mau mau đầu hàng Mông Cổ, nếu không, số phận sẽ y như Lỗ Hữu Cước, phải vậy không?

Gã đệ tử đáp:

– Bang chủ minh kiến. Tên ác tặc Hoắc Đô chính là đã nhắn lại như thế.

Tập tục trong Cái Bang, tuy Hoàng Dung đã từ nhiệm bang chủ từ sớm, song bang chúng bất kể trước mặt hay sau lưng đều gọi Hoàng Dung là bang chủ.

Hoàng Dung cau mày, nói:

– Cây Đả cẩu bổng của Lỗ bang chủ chắc đã bị Hoắc Đô cướp đi mất chứ gì?

Gã đường đáp:

– Đúng vậy.

Mọi người liền rời bàn tiệc, đi xem di thể của Lỗ Hữu Cước, thấy trên lưng có cắm một cái nan quạt bằng thép, xương sườn trước ngực bị gãy, rõ ràng Hoắc Đô đã dùng ám khí đánh lén đắc thủ trước, rồi mới dùng chưởng lực đánh chết Lỗ Hữu Cước. Mọi người thấy vậy đều bi phẫn.

Hiện thời trong thành Tương Dương đệ tử Cái Bang đông hàng ngàn người, cái tin Lỗ Hữu Cước bị kẻ gian hãm hại lan đi, nơi nào trong thành cũng có tiếng khóc thương.

Quách Tương bình thời giao hảo rất thân thiết với Lỗ Hữu Cước, thường rủ Lỗ Hữu Cước ra chỗ vắng ngoài thành, một già một trẻ uống rượu với nhau, Quách Tương nài nỉ Lỗ Hữu Cước kể các chuyện lạ chốn giang hồ, có khi hết cả nửa ngày, hai người cùng thích thú. Miếu Dương Thái Phó cách thành Tương Dương không xa, cũng là nơi Quách Tương và Lỗ Hữu Cước thường tới chơi. Hôm nay nàng nghe tin người bạn già bị giết hại ở miếu Dương Thái Phó thì đau lòng, lấy một hồ lô rượu, một giỏ thức ăn, giống như mọi khi, đi tới miếu.

Lúc này đã gần nửa đêm, Quách Tương đặt chén đũa, rót rượu đầy chén, nói: truyện được lấy tại TruyệnFULL.vn

– Lỗ lão bá, nửa tháng trước, điệt nhi còn cùng lão bá ngồi uống rượu chuyện trò ở đây, ai ngờ anh hùng gặp thảm họa, vong hồn lão bá có linh thiêng, xin hãy về đây hưởng chén rượu nhạt này.

Nól đoạn nàng dốc chén rượu xuống đất, còn chén của mình thì nàng uống cạn, nghĩ người bạn vong niên thế là mất hẳn, không khỏi bi thương, nước mắt chảy dài trên má, lại nói:

– Lỗ lão bá, điệt nhi cạn thêm chén này với lão bá!

Nàng rót rượu và lại uống cạn.

Tửu lượng của Quách Tương thực ra không đáng kể, có điều tính nết khoáng đạt, thích kết giao với hào sĩ giang hồ, nên bắt chước họ khề khà đại ngôn, bây giờ sau hai chén rượu, mặt đã đỏ bừng, chếnh choáng. Trong bóng tối bỗng thấy ngoài cổng miếu hình như có người vụt hiện, Quách Tương nghĩ rằng linh hồn Lỗ Hữu Cước về thật, bèn gọi:

– Là Lỗ lão bá đấy phải không? Lão bá có linh thiêng, hãy vào đây một lát.

Nàng tuy sợ, trống ngực đập dồn, nhưng cũng muốn nhìn thấy linh hồn Lỗ Hữu Cước. Chỉ nghe một giọng nữ tử nói:

– Bán dạ tam canh, muội làm trò quỷ gì ở đây thế? Mẹ bảo muội phải về nhà ngay.

Một người từ ngoài cổng miếu chạy vào, chính là Quách Phù.

Võ công của Quách Phù nhờ sự chỉ dạy của phụ mẫu, ngày ngày lại cùng luyện tập với Gia Luật Tề là một cao thủ đương đại, so với mười mấy năm trước đã có tiến cảnh rất lớn, chỉ tại nàng nôn nóng tự mãn, không chịu khổ công đi sâu tìm tòi, nên tuy phụ mẫu và trượng phu là danh gia võ học, nàng trước sau vẫn chỉ là cao thủ hạng hai hạng ba, lúc này bị Sử Mạnh Tiệp và Đại Đầu Quỷ giáp kích, dần dần chống đỡ không nổi, đang luống cuống, bỗng nghe tiếng gọi của muội tử, bèn kêu to:

– Muội muội mau tới đây!

Sử Mạnh Tiệp nghe Quách Tương gọi Dương Quá là “đại ca”, sao lúc này Quách Phù lại gọi Quách Tương là “muội muội”, không khỏi giật mình, nghĩ: “Không lẽ thiếu phụ này là phu nhân hay muội muội của Thần điêu hiệp”, vội thu chiêu về, nhảy lùi lại.

Quách Phù biết rõ đối phương nhường nhịn, song nàng đang tức giận, trường kiếm cứ đâm tới, Sử Mạnh Tiệp bị trúng kiếm vào ngực. Đại Đầu Quỷ giật mình, kêu lên:

– Ơ hay, sao lại…

Quách Phù vòng kiếm, hàn quang loáng lên, lại đâm một kiếm trúng vai Đại Đầu Quỷ, nàng đắc ý, quát:

– Cho các người thấy sự lợi hại của cô nãi nãi!

Quách Tương gọi giật lại:

– Tỷ tỷ, muội đã bảo mấy vị này đều là bằng hữu.

Quách Phù tức giận quát:

– Mau về cùng ta! Ai biết muội quen với loại bằng hữu chó má này?

Sử Mạnh Tiệp ngực bị trúng kiếm khá nặng, người lảo đảo mấy cái rồi ngã xuống. Quách Tương vọt tới, khom người đỡ Sử Mạnh Tiệp lên, hỏi:

– Sử ngũ thúc, Sử ngũ thúc, thương thế ra sao?

Sử Mạnh Tiệp máu trào ra miệng vết thương, loang đỏ cả ngực áo. Quách Tương vội xé vạt áo băng lại cho y.

Quách Phù cầm kiếm đứng một bên, luôn miệng thúc giục:

– Đi thôi, đi thôi! Về nhà ta sẽ mách gia gia má má đánh cho muội một trận nên thân mới xong!

Quách Tương tức giận nói:

– Tỷ tỷ làm loạn, xuất thủ đả thương người khác, muội cũng sẽ mách gia gia má má!

Sử Mạnh Tiệp thấy khuôn mặt nhỏ của nàng đỏ bừng, nước mắt lưng tròng, thì gượng cười, nói:

– Cô nương đừng lo, ta bị thương không đến nỗi chết đâu!

Sử Quý Cường nhất thời chưa biết nên xông tới liều mạng với Quách Phù, hay là tới cứu thương cho ngũ đệ.

Quách Phù đột nhiên kêu “ối” một tiếng kinh hoảng, thấy hai con mãnh hổ đang lừ lừ tiến lại, nàng quay người định chạy, thì bên trái có hai con sư tử đực bên phải có bốn con báo gầm gừ chờ sẵn.

Nguyên lúc ấy Sử Trọng Mãnh đã chỉ huy bầy thú vây Quách Phù vào giữa. Quách Phù mặt cắt không còn hạt máu, muốn khuỵu xuống. Bỗng nghe có tiếng nói:

– Ngũ đệ, thương thế của đệ ra sao?

Sử Mạnh Tiệp đáp:

– Chưa đến nỗi nào!

Người kia nói:

– Thần điêu hiệp truyền lệnh, cho hai cô nương kia rút đi!

Sử Trọng Mãnh hô vài tiếng, lũ thú quay mình, lẩn vào trong lớp cỏ cao.

Quách Tương nói:

– Sử ngũ thúc, điệt nhi thay tỷ tỷ xin lỗi ngũ thúc.

Sử Mạnh Tiệp nén đau, cười gượng, nói:

– Nể mặt Thần điêu hiệp, lệnh tỷ có giết ta, ta cũng cam chịu.

Quách Tương vội nói:

– Thương thế của ngũ thúc… có đúng là không nặng chứ?

Quách Phù kéo tay muội tử, xẵng giọng:

– Muội còn chưa chịu về hả?

Rồi dùng lực kéo chạy ra khỏi rừng.

Huynh đệ họ Sử và Tây Sơn Nhất Khuất Quỷ ẩn một bên, thấy tỷ muội hai người đã đi khỏi, mới chạy tới xem vết thương của Sử Mạnh Tiệp và Đại Đầu Quỷ. Mỗi người một lời, đều chê cười Quách Phù, chỉ không biết nàng ta rốt cuộc có quan hệ thế nào với Dương Quá, nên không dám nói năng vô lễ. Sử Quý Cường bực tức nói:

– Tiểu cô nương ngoan thế, trong khi tỷ tỷ thì ngang ngược vô lối. Ngũ đệ rõ ràng đã nhường nhịn, thị còn hạ độc thủ, nhát kiếm ấy đâm sâu thêm hai tấc thử hỏi ngũ đệ sống nổi được chăng?

Đại Đầu Quỷ nói:

– Chúng ta phải đi hỏi Thần điêu hiệp, xem nữ tử ấy rốt cuộc là kẻ nào. Ở bến Phong Lăng, thị luôn miệng chê Thần điêu hiệp, tại hạ nghĩ Thần điêu hiệp cũng không bênh thị đâu.

Từ sau gốc đại thụ, có một người thong thả bước ra, nói:

– May sao thương thế của Sử ngũ ca không quá nặng. Nữ tử đó hành sự quen lỗ mãng, cánh tay phải của đệ chính là bị nàng ta chặt đó.

Người nói chính là Dương Quá.

Mọi người nghe đều kinh ngạc, ngây ra không nói nên lời, ai cũng đầy nghi vấn, song không ai dám hỏi.

Khi Quách Phù kèm Quách Tương về đến bến Phong Lăng, thì mặt sông Hoàng Hà đã tan băng, tỷ đệ ba người qua sông, về thẳng thành Tương Dương. Suốt dọc đường Quách Phù cứ luôn miệng trách mắng Quách Tương, bảo nàng lẽ ra không nên đi theo kẻ lạ mặt gây phiền phức rắc rối. Quách Tương giả câm giả điếc, không thèm lý đến, ngay cả chuyện gặp được Dương Quá, nàng cũng không hề nói ra.

Về đến thành Tương Dương, Quách Phù gặp cha mẹ, dâng thư của Trường Xuân chân nhân Khưu Xứ Cơ, nói Khưu chân nhân tuổi cao có bệnh, nằm liệt giường, nhưng giáo chủ Lý Chí Thường sẽ dẫn hảo thủ phái Toàn Chân đến dự đại hội. Bẩm xong việc chính, câu đầu tiên nàng nói:

– Cha, mẹ, muội muội dọc đường không chịu vâng lời, gây bao nhiêu rắc rối.

Quách Tĩnh kinh ngạc, vội hỏi đầu đuôi. Quách Phù liền kể lại việc ở bến Phong Lăng, Quách Tương đi theo một hào khách giang hồ lạ mặt, hai ngày đêm không trở về, vừa kể vừa thêm mắm thêm muối.

Quách Tĩnh những ngày này đang bận lo quân vụ, ưu tâm quốc sự, nghe đại nữ nhi nói vậy thì bực mình hỏi:

– Tương nhi, có đúng như tỷ tỷ nói hay không?

Quách Tương cười hì hì nói:

– Tỷ tỷ lo sợ vớ vẩn, hài nhi cùng một vị bằng hữu đi xem nhiệt náo, đâu có gì sai trái.

Quách Tĩnh cau mày hỏi:

– Bằng hữu nào vậy, tên là gì?

Quách Tương lè lưỡi nói:

– Ôi, hài nhi quên hỏi tên, chỉ biết người ấy có ngoại hiệu Đại Đầu Quỷ.

Quách Phù nói:

– Hình như là một nhân vật trong Tây Sơn Nhất Khuất Quỷ.

Quách Tĩnh cũng có nghe danh “Tây Sơn Nhất Khuất Quỷ”, nghe đâu họ không làm điều ác, song cũng chẳng phải là chính nhân quân tử, tiểu nữ nhi cuối cùng lại dính vào đám người ấy, thì thật đáng buồn. Nhưng vốn trầm tĩnh, Quách Tĩnh chỉ hừ một tiếng, không hỏi thêm. Hoàng Dung thì trách cứ Quách Tương một hồi.

Tối hôm ấy phu phụ Quách Tĩnh mở tiệc trong nhà tẩy trần cho Quách Phù, Quách Phá Lỗ, không nhắc đến Quách Tương. Gia Luật Tề lên tiếng can nhạc phụ nhạc mẫu. Quách Tĩnh nói:

– Nữ hài nhi mà quản không nghiêm, mai sau sẽ hại cho chính nó. Tương nhi từ bé đã cổ cổ quái quái, khiến mọi người không biết đằng nào mà lần. Ngươi là tỷ phu, cũng nên thay ta quản giáo nó mới được.

Gia Luật Tề vâng dạ, không dám nói thêm.

Phu phụ Quách Tĩnh trước kia quá nuông chiều Quách Phù, dẫn đến nhiều hậu quả xấu, nên đối với Quách Tương và Quách Phá Lỗ dùng cách ngược lại, từ nhỏ đã quản thúc chặt chẽ. Quách Phá Lỗ trầm tĩnh trang trọng, phong thái giống cha, coi như yên tâm. Quách Tương thì ngoài miệng vâng dạ, nhưng trong bụng một trăm hai chục cái không ưng. Tối nay a hoàn nói rằng lão gia thái thái sai bày tiệc, cố ý không cho mời nhị tiểu thư. Quách Tương giận dỗi, đã thế nhịn luôn hai ngày, đến sáng hôm thứ ba, Hoàng Dung đau lòng quá, giấu Quách Tĩnh, tự xuống nhà bếp làm vài món ngon, mang lên dỗ dành tiểu nữ nhi.

Tài nấu nướng của Hoàng Dung thiên hạ vô song, đã lâu không dùng, hôm nay hiển lộ thân thủ, Quách Tương tất nhiên mặt mày tươi như hoa. Nhưng như thế là bao nhiêu tâm huyết của hai vợ chồng trong việc quản giáo tiểu nhi nữ đều trôi ra sông ra biển hết cả.

Bấy giờ đại quân Mông Cổ đã chiếm nước Đại Lý, kéo quân lên phía bắc, một lộ binh mã khác tiến từ bắc xuống nam, hai đạo quân dự định hội sư ở Tương Phàn, phen này quyết diệt Đại Tống. Cuộc tiến quân này được trù liệu mấy năm, cánh quân từ nam lên bắc do hoàng đệ Hốt Tất Liệt thống lĩnh, cánh quân từ bắc xuống nam do hoàng đế Mông Ca thân chinh ngự giá, tinh binh mãnh tướng đều ra trận, thanh thế cực lớn, thật là chưa từng có. Hiện thời mùa thu khô ráo, cỏ cao ngựa béo, lợi cho quân thiết kỵ Mông Cổ.

Đại quân Mông Cổ chưa tới gần, trong thành Tương Dương đã biết. Nhưng triều đình Đại Tống ở Lâm An do tên gian thần Đinh Đại Toàn nắm giữ, chúa hôn thần gian, không hề chuẩn bị đối phó gì hết. Văn thư cáo cấp của thành Tương Dương tuy bay về tới tấp, nhưng quân thần trong triều đình nói với nhau:

– Bọn Thát tử Mông Cổ đánh thành Tương Dương mười mấy năm không hạ được, lần này ắt cũng cụp cánh rút về, thành Tương Dương là khắc tinh của bọn Thát tử. Chuyện đó thành lệ, còn cách gì khác? Ta cứ việc ăn no ngủ kỹ, hà tất chuốc lấy lo phiền?

Khi đại quân Mông Cổ tiến đánh Đại Lý, Quách Tĩnh biết phen này cục diện sẽ khẩn cấp, liền gửi thiếp mời anh hùng thiên hạ tề tựu ở thành Tương Dương để bàn đại kế chống địch xâm lăng. Đại quân Mông Cổ hành binh thần tốc, không lâu sau đã chiếm được Đại Lý, lúc này vua nước Đại Lý là Đoàn Hưng Trí, là tằng tôn của Nhất Đăng đại sư, hiệu xưng “Định Thiên hiền vương”, tuổi còn quá nhỏ, lên ngôi chưa đầy hai năm đã mất nước, được bọn Võ Tam Thông, Chu Tử Liễu, Điểm Thương Ngư Ẩn cứu ra.

Khi các lộ anh hùng tề tựu ở thành Tương Dương, đại quân Mông Cổ đã đến gần. Anh hùng đại yến sẽ bắt đầu vào ngày rằm tháng Mười, dự kiến họp liền mười ngày, hôm nay đã là ngày mười ba, cách hôm khai mạc hai ngày, các lộ hảo hán đông tây nam bắc như trăm sông đổ ra biển, lũ lượt dồn về thành Tương Dương. Vợ chồng Quách Tĩnh, Hoàng Dung toàn thần bố trí quân vụ, giao việc đón tiếp tân khách cho Lỗ Hữu Cước và Gia Luật Tề xử lý, có vợ chồng Võ Đôn Nhu, Gia Luật Yến, và vợ chồng Võ Tu Văn, Hoàn Nhan Bình trợ giúp.

Ngày hôm nay tới đây có Chu Tử Liễu, có Điểm Thương Ngư Ẩn, có Võ Tam Thông, có giáo chủ phái Toàn Chân Lý Chí Thường suất lĩnh mười sáu sư huynh đệ, có các vị trưởng lão Cái Bang cùng một số chư bang thủ bảy túi, tám túi, có vợ chồng Lục Quán Anh, Trình Dao Ca… Nhất thời trong thành Tương Dương cao thủ, quần hiền tụ hội rất đông. Nhiều tiền bối anh hiệp bình thời ít khi lộ diện chốn giang hồ, lần này biết anh hùng đại yến ở thành Tương Dương liên quan đến vận khí thiên hạ, thật chẳng tầm thường, lại ngưỡng mộ vợ chồng Quách Tĩnh nhân nghĩa, phàm nhận được thiếp mời, đều tới phó hội. So với anh hùng đại yến ở ải Đại Thắng, lần này rầm rộ hơn.

Tối ngày mười ba tháng Mười, vợ chồng Quách Tĩnh bày tiệc nhỏ tại Quách phủ, mời Chu Tử Liễu, Võ Tam Thông… mươi vị tri giao. Rượu qua tam tuần, mà bang chủ Cái Bang Lỗ Hữu Cước vẫn chưa đến, mọi người biết Lỗ Hữu Cước bận bịu bang vụ, không thể phân thân, nên cũng không để tâm. Mọi người vui vẻ uống rượu, bàn luận chuyện lạ trong võ lâm mười mấy năm qua. Vợ chồng Gia Luật Tề, Quách Phù cùng với một nhóm tiểu bằng hữu như huynh đệ họ Võ thì ngồi riêng một bàn, cũng đang đánh đố nhau để uống rượu cho vui, cũng đang huyên náo.

Đúng lúc ấy, đột nhiên có một đệ tử tám túi của Cái Bang hớt hải tới, ghé tai nói nhỏ vài câu với Hoàng Dung. Hoàng Dung tái mặt, đứng ngay dậy, run giọng nói:

– Có chuyện đó ư?

Mọi người cả kinh, cùng ngoảnh nhìn Hoàng Dung.

Hoàng Dung nói:

– Ở đây hoàn toàn không có người ngoài, ngươi cứ kể lại mọi chuyện thế nào?

Mọi người thấy Hoàng Dung nói mà mặt rưng rưng lệ, đoán đã xảy ra chuyện bất hạnh, nghe gã đệ tử tám túi kia nói:

– Chiều nay, Lỗ bang chủ dẫn hai đệ tử bảy túi đi tuần ở phía nam thành, ai ngờ qua giờ Thân vẫn chưa thấy trở về. Chúng đệ tử không yên tâm, chia nhau đi thám thính, cuối cùng trong miếu Dương Thái Phó thấy di thể của lỗ bang chủ.

Khi y nói đến hai chữ “di thể”, ai nấy cùng kêu “Ôi”. Giọng người kể cũng nghẹn lại. Nên biết Lỗ Hữu Cước võ công tuy không cao lắm, nhưng giàu nhân ái, tín nghĩa, được bang chúng tin yêu. Đệ tử tám túi kể tiếp:

– Hai đệ tử bảy túi cũng nằm bên cạnh bang chủ, một người đã chết, người kia trọng thương, nhưng còn thở thoi thóp. Y nói ba người chạm trán với vương tử Mông Cổ Hoắc Đô ở bên ngoài miếu, Lỗ bang chủ bị hắn ám toán trước, hai đệ tử liều mình đấu với hắn, đều bị đả thương bởi chưởng của hắn.

Quách Tĩnh giận tái mặt, chỉ nói:

– Hoắc Đô, hừ, Hoắc Đô!

Nghĩ thầm, nếu sớm biết thế này, thì năm xưa ở cung Trùng Dương mình đã chẳng nên thủ hạ lưu tình.

Hoàng Dung nói:

– Hoắc Đô hắn có nhắn lại gì không?

Gã đệ tử kia đáp:

– Đệ tử không dám nói.

Hoàng Dung nói:

– Có gì mà không dám nhắc lại. Hắn bảo rằng Quách Tĩnh, Hoàng Dung hãy mau mau đầu hàng Mông Cổ, nếu không, số phận sẽ y như Lỗ Hữu Cước, phải vậy không?

Gã đệ tử đáp:

– Bang chủ minh kiến. Tên ác tặc Hoắc Đô chính là đã nhắn lại như thế.

Tập tục trong Cái Bang, tuy Hoàng Dung đã từ nhiệm bang chủ từ sớm, song bang chúng bất kể trước mặt hay sau lưng đều gọi Hoàng Dung là bang chủ.

Hoàng Dung cau mày, nói:

– Cây Đả cẩu bổng của Lỗ bang chủ chắc đã bị Hoắc Đô cướp đi mất chứ gì?

Gã đường đáp:

– Đúng vậy.

Mọi người liền rời bàn tiệc, đi xem di thể của Lỗ Hữu Cước, thấy trên lưng có cắm một cái nan quạt bằng thép, xương sườn trước ngực bị gãy, rõ ràng Hoắc Đô đã dùng ám khí đánh lén đắc thủ trước, rồi mới dùng chưởng lực đánh chết Lỗ Hữu Cước. Mọi người thấy vậy đều bi phẫn.

Hiện thời trong thành Tương Dương đệ tử Cái Bang đông hàng ngàn người, cái tin Lỗ Hữu Cước bị kẻ gian hãm hại lan đi, nơi nào trong thành cũng có tiếng khóc thương.

Quách Tương bình thời giao hảo rất thân thiết với Lỗ Hữu Cước, thường rủ Lỗ Hữu Cước ra chỗ vắng ngoài thành, một già một trẻ uống rượu với nhau, Quách Tương nài nỉ Lỗ Hữu Cước kể các chuyện lạ chốn giang hồ, có khi hết cả nửa ngày, hai người cùng thích thú. Miếu Dương Thái Phó cách thành Tương Dương không xa, cũng là nơi Quách Tương và Lỗ Hữu Cước thường tới chơi. Hôm nay nàng nghe tin người bạn già bị giết hại ở miếu Dương Thái Phó thì đau lòng, lấy một hồ lô rượu, một giỏ thức ăn, giống như mọi khi, đi tới miếu.

Lúc này đã gần nửa đêm, Quách Tương đặt chén đũa, rót rượu đầy chén, nói: truyện được lấy tại TruyệnFULL.vn

– Lỗ lão bá, nửa tháng trước, điệt nhi còn cùng lão bá ngồi uống rượu chuyện trò ở đây, ai ngờ anh hùng gặp thảm họa, vong hồn lão bá có linh thiêng, xin hãy về đây hưởng chén rượu nhạt này.

Nól đoạn nàng dốc chén rượu xuống đất, còn chén của mình thì nàng uống cạn, nghĩ người bạn vong niên thế là mất hẳn, không khỏi bi thương, nước mắt chảy dài trên má, lại nói:

– Lỗ lão bá, điệt nhi cạn thêm chén này với lão bá!

Nàng rót rượu và lại uống cạn.

Tửu lượng của Quách Tương thực ra không đáng kể, có điều tính nết khoáng đạt, thích kết giao với hào sĩ giang hồ, nên bắt chước họ khề khà đại ngôn, bây giờ sau hai chén rượu, mặt đã đỏ bừng, chếnh choáng. Trong bóng tối bỗng thấy ngoài cổng miếu hình như có người vụt hiện, Quách Tương nghĩ rằng linh hồn Lỗ Hữu Cước về thật, bèn gọi:

– Là Lỗ lão bá đấy phải không? Lão bá có linh thiêng, hãy vào đây một lát.

Nàng tuy sợ, trống ngực đập dồn, nhưng cũng muốn nhìn thấy linh hồn Lỗ Hữu Cước. Chỉ nghe một giọng nữ tử nói:

– Bán dạ tam canh, muội làm trò quỷ gì ở đây thế? Mẹ bảo muội phải về nhà ngay.

Một người từ ngoài cổng miếu chạy vào, chính là Quách Phù.

Chọn tập
Bình luận