Chu Bá Thông nói:
– Được! Vậy mi thử mở nút lọ cho ta ngửi xem sao đã. Nếu không đúng, khỏi cần nhiều lời.
Triệu Chí Kính vội mở nút lọ, nói:
– Sư thúc tổ ngửi đi, sao lại không thật kia chứ?
Chu Bá Thông hít rất sâu, nói:
– Ồ, ồ, hình như không phải để ta ngửi thêm đã.
Triệu Chí Kính hai tay giữ chặt lọ mật ong, chỉ lo Chu Bá Thông nghiêng quả chuông, giật lại mất, miệng nói:
– Sư thúc tổ thấy mùi thơm ngọt hay chưa?
Mật ngọc phong quả thơm ngon vô tỉ, nút lọ vừa mở, mùi thơm trong điện đã ngào ngạt. Chu Bá Thông khịt khịt mũi, nói đùa:
– Ta bị trúng gió ngạt mũi, chả ngửi thấy gì cả!
Vừa nói vừa quay ra nháy mắt với bọn Khưu Xứ Cơ, Triệu Chí Kính cũng đoán là lão tính kế hoãn binh, bèn nói:
– Sư thúc tổ mà lật quả chuông, đệ tử sẽ uống hết chỗ mật này ngay.
Lúc này bầy ong đã đánh hơi mùi mật, bay tới bên mép quả chuông. Chu Bá Thông phẩy tay áo, nói:
– Vào trong mà đốt nó!
Con ong không chắc nghe lệnh của lão, mà chỉ vì ngửi thấy mùi mật thơm, quả nhiên bay vù qua khe hở vào trong quả chuông. Chỉ nghe Triệu Chí Kính kêu rú lên, “cạch” một tiếng, từ trong quả chuông mùi mật ong tỏa ra nồng đượm, thì ra ong đã đốt Triệu Chí Kính, hắn buông rơi lọ mật vỡ tan. Chu Bá Thông cả giận, quát:
– Tên mũi trâu hậu đậu, có cái lọ mật cỏn con cũng cầm không chắc. Truyện được copy tại TruyệnFULL.vn
Lão đang định bước tới lật quả chuông, thì bầy ong ngọc phong ngửi thấy mùi mật nồng đượm lũ lượt bay vào trong chuông. Chu Bá Thông từng bị khổ vì lũ ong này, nên lão không dám lại gần. Ong chui vào nhiều, Triệu Chí Kính ở bên trong người dính mật, phải bị ong đốt hàng trăm cái. Mọi người ban đầu còn nghe tiếng rú thảm thiết của hắn, lát sau thì lặng thinh, chắc chắn hắn đã tắt thở.
Chu Bá Thông kéo vạt áo Lưu Xứ Huyền, nói:
– Xứ Huyền, ngươi mau đi xin Long cô nương mươi lọ mật ong về đây cho ta.
Lưu Xứ Huyền cau mày nhăn nhó, vừa nãy mình chỉ mong Chu Bá Thông đừng đáp ứng tha mạng cho Triệu Chí Kính nên nói đại như thế, chứ thực ra Toàn Chân ngũ tử đã sử chiêu “Thất tinh tụ hội” đả thương Tiểu Long Nữ, nói gì chuyện “đã giải oán thù”? Lúc này bị Chu Bá Thông túm áo, đành cười khổ, nói:
– Sư thúc buông tay ra, để đệ tử đi xin vậy!
Bọn Khưu Xứ Cơ biết chuyến đi này rất hung hiểm, nếu Tiểu Long Nữ bình an vô sự thì không sao, nhưng nếu nàng ta trọng thương mà chết, thì không biết sẽ có bao nhiêu đệ tử phái Toàn Chân phải mất mạng dưới tay Dương Quá, bèn nhất tề nói:
– Mọi người chúng ta cùng đi một thể.
Cánh rừng bên ngoài tòa cổ mộ,ừ thời Vương Trùng Dương còn sống đã không cho phép đệ tử phái Toàn Chân tiến vào một bước, mọi người đi tới mép rừng thì nhớ di huấn của tiên sư, đều dừng chân.
Khưu Xứ Cơ vận khí đan điền, gọi to:
– Dương thiếu hiệp, thương thế của Long cô nương có sao không? Ở đây có mấy viên “Cửu truyền linh bảo hoàn” trị thương, mời Dương thiếu hiệp ra nhận.
Chu Bá Thông nói nhỏ:
– Phải rồi, phải rồi! Muốn xin mật ong của người ta, cũng phải có gì đem đổi chứ.
Lát sau không có tiếng trả lời, Khưu Xứ Cơ lại nói to một lần nữa, cánh rừng hoàn toàn im ắng, căng mắt nhìn sâu vào bên trong, chỉ thấy bên trên cành lá âm u, dưới đất cỏ gai mọc tràn lan.
Lưu Xứ Huyền và Hách Đại Thông đi men cánh rừng một quãng, không hề có dấu vết ai đi xuyên qua rừng, xem chừng Dương Quá và Tiểu Long Nữ hoàn toàn không trở về tòa cổ mộ, mà đã xuống chân núi Chung Nam. Mọi người vừa vui vừa buồn, trở lại cung Trùng Dương. Vui vì Dương, Long hai người đã đi xa, buồn vì Tiểu Long Nữ nếu không chữa khỏi thương tích, thì phái Toàn Chân sẽ gánh chịu hậu họa khôn lường. Lão Ngoan đồng cũng vừa vui vừa buồn, buồn vì không có được mật ong ngọc phong, vui vì khỏi gặp mặt Tiểu Long Nữ, khỏi xấu hổ về chuyện lão lấy trộm lọ mật ong của nàng.
Toàn Chân ngũ tử tuy sống ở trên núi Chung Nam mấy chục năm, song không thể đoán Dương Quá và Tiểu Long Nữ đi đâu.
Dương, Long hai người được đàn ong ngọc phong hộ vệ, chạy ra sân sau, chạy một quãng thì thấy một tòa lầu tựa lưng vào núi, Dương Quá biết đây là Tàng kinh các, một trong những yếu địa của cung Trùng Dương. Chàng ôm Tiểu Long Nữ lên trên lầu, hai người ngồi nghỉ một chút, nghe tiếng huyên náo bên dưới, đã có vài chục đạo sĩ đuổi tới, nhưng họ sợ ong đốt, không dám xông lên. Dương Quá đặt Tiểu Long Nữ ngồi vững trên một chiếc ghế tựa, quan sát hình thế xung quanh, thấy phía sau Tàng kinh các có một cái khe sâu mấy chục trượng, may là khe nước tuy sâu, nhưng không quá rộng. Chàng vốn mang theo người một sợi dây dài để buộc ngang cây mà ngủ. Lúc này bèn đem buộc một đầu vào cây cột của Tàng kinh các, cầm một đầu dây đu người qua khe sang vách núi đối diện, buộc dây vào một thân cây, rồi dùng khinh công đi trên dây trở sang Tàng kinh các.
Chàng tới bên Tiểu Long Nữ, dịu dàng nói:
– Chúng mình đi đâu bây giờ?
Tiểu Long Nữ nói:
– Chàng muốn đi đâu, thiếp sẽ theo đến đó.
Dương Quá cười, nói:
– Cái đó gọi là thuyền theo lái, gái theo chồng. Thế nàng muốn đi đâu nhất nào?
Tiểu Long Nữ thở dài nhè nhẹ, Dương Quá biết là nàng chỉ mong trở về tòa cổ mộ, nhưng về đó bằng cách nào lúc này phải tính kỹ, trong khi tiếng huyên náo dưới lầu đang thúc bách.
Chàng hiểu tâm tư của Tiểu Long Nữ, Tiểu Long Nữ cũng hiểu tâm tư của chàng, nói:
– Thiếp không nhất định muốn về cổ mộ, chàng cũng đừng lo lắng làm gì. Chỉ cần có chàng bên cạnh, ở đâu thiếp cũng thấy tốt cả.
Dương Quá nghĩ: “Đấy là tâm nguyện thứ nhất của nàng sau khi thành thân, không chừng cũng là tâm nguyện cuối cùng của đời nàng, nếu ta không làm được, thì đâu còn xứng đáng là chồng nàng?”.
Chàng nhìn khắp gian lầu, nghe tiếng huyên náo bên dưới, lòng thêm bối rối, bỗng thấy trong góc có một cái hòm bằng gỗ, chàng chợt nghĩ: “Có cách rồi!”.
Chàng bước tới, thấy hòm có khóa, bèn dùng tay bẻ khóa, mở nắp hòm, thấy trong đựng đầy sách, chàng bưng hòm đổ hết sách ra đất, cái hòm gỗ này làm bằng ván dày tám phân, rất chắc chắn. Dương Quá thấy trên giá sách cao có phủ mấy tấm vải dầu, đề phòng mưa dột làm hư sách quý, chàng bèn kéo lấy hai mảnh, lót vào bên trong cái hòm, mang cái hòm đi trên dây sang bên kia khe, rồi trở lại bế Tiểu Long Nữ đi sang, cười nói:
– Bây giờ chúng mình đi về nhà nào!
Tiểu Long Nữ thích thú, mỉm cười, nói:
– Chủ ý của chàng hay thật!
Dương Quá nói cho nàng khỏi lo:
– Thanh kiếm này có thể đâm thủng mọi vật cứng, nếu dưới nước có tảng đá ngầm nào chắn cái hòm lại, dùng kiếm đâm một nhát là xong. Quá nhi sẽ lội thật nhanh, để nàng ở trong hòm khỏi bị ngạt thở.
Tiểu Long Nữ mỉm cười, nói:
– Chỉ có một điều không tốt.
Dương Quá ngạc nhiên hỏi:
– Là cái gì?
Tiểu Long Nữ nói:
– Đi theo kiểu này, thiếp phải xa cách chàng một hồi lâu.
Sau khi sang bên kia khe, Dương Quá nhớ đến bé Quách Tương đang ở trong hang, bèn nói:
– Ta có mang theo cả cô nương của Quách bá bá, nàng bảo nên làm thế nào?
Tiểu Long Nữ ngẩn người, run run nói:
– Thật ư? Chàng dẫn theo cả… cả cô nương của Quách đại hiệp ư?
Dương Quá thấy thần sắc rất lạ của nàng, thì hiểu ý, biết nàng tưởng nhầm chàng dẫn theo Quách Phù, bèn ghé mặt thơm nhẹ vào má nàng một cái, nói khẽ:
– Đấy là đứa bé mới sinh hơn một tháng, chưa biết chém cánh tay của người khác đâu!
Tiểu Long Nữ ngượng đỏ mặt, chúi đầu vào ngực chàng, không dám ngẩng lên.
Lát sau, nàng mới nói:
– Chúng mình bế nó về Cổ Mộ đi, để nó ở chốn hoang sơn dã địa này nửa buổi thì nó chết mất!
Dương Quá nghĩ mình bị vướng trong cung Trùng Dương khá lâu, không biết bé Quách Tương ở trong hang có sao không, thì rất lo, vội vác cái hòm đặt Tiểu Long Nữ ngồi bên trong lên vai, rảo bước tìm đến trước cái hang nọ, không nghe tiếng khóc của đứa bé, càng lo hơn. Chàng gỡ bụi gai, vào trong thấy Quách Tương đang ngủ say, hai má hồng hồng. Cả hai mừng rỡ, chàng bế Quách Tương đặt vào lòng Tiểu Long Nữ, rồi vác hòm lên vai mà đi.
Lúc này các đạo sĩ phái Toàn Chân đều tụ tập trong cung Trùng Dương, nên dọc đường không gặp ai. Ngang qua một vườn trồng bí đỏ của các đạo sĩ, Dương Quá ngắt lấy sáu, bảy trái bỏ vào chiếc hòm, nói:
– Chỗ này đủ cho chúng mình ăn bảy, tám ngày.
Đi một lúc nữa thì đến dòng suối ngầm trong núi. Dương Quá cúi xuống thơm vào má Tiểu Long Nữ, nhẹ nhàng đậy nắp hòm, dùng vải dầu bọc kín bên ngoài chiếc hòm, thả nó xuống dòng suối, hít một hơi dài, lặn xuống nước kéo chiếc hòm đi.
Chàng từng khổ luyện khí công giữa dòng suối, nước lũ trong hoang cốc, nên việc lặn đi trong dòng suối ngầm này không vất vả gì, đáy suối chỗ thấp chỗ cao, chàng cứ lội đi, gặp đất đá ngăn chiếc hòm trôi qua thì chàng dùng kiếm phá thông được ngay. Sợ Tiểu Long Nữ ở trong chiếc hòm ngạt thở, chàng lội thật nhanh, chưa tàn nén nhang thì đã hết suối, tới địa đạo.
Chàng cởi vải dầu, mở nắp hòm, thấy Tiểu Long Nữ thiêm thiếp mệt mỏi sau khi bị trọng thương, bé Quách Tương thì kêu khóc lớn tiếng, có vẻ rất khỏe mạnh. Nguyên bé hơn một tháng qua bú sữa con báo, nên khỏe hơn hẳn trẻ sơ sinh bình thường. Tiểu Long Nữ mỉm cười, nói nhỏ:
– Vợ chồng mình cuối cùng đã về đến nhà!
Rồi quá mệt, nàng nhắm nghiền hai mắt lại. Dương Quá bưng chiếc hòm đưa nàng vào trong tòa cổ mộ.
Chỉ thấy bàn ghế đổ ngả nghiêng, y như hôm rời khỏi đây sau cuộc ác đấu với sư đồ Lý Mạc Sầu. Dương Quá nhìn thạch thất, vài vật dụng đã dùng hồi trước, trong lòng bỗng trào lên một cảm giác nửa vui mừng, nửa thương cảm. Chàng đứng ngây thất thần một hồi, bỗng có một giọt nước nhỏ xuống mu bàn tay mình, chàng ngoảnh lại, thấy Tiểu Long Nữ đang vịn vào ghế đứng bên cạnh chàng, lệ chảy dài trên má. Hôm nay hai người đã kết thành phu phụ, tâm nguyện bao năm đã thành, họ lại trở về chốn cũ, từ đây mọi oán cừu, phiền não, sầu khổ không còn trói buộc họ nữa, vậy mà cả hai lại cảm thấy đau đớn khôn cùng, ấy là vì cùng biết rằng Tiểu Long Nữ đã bị trọng thương bởi kim luân của Pháp vương và đòn hợp lực của Toàn Chân ngũ tử, cơ thể mảnh mai của nàng chịu đựng sao cho nổi?
Hai người trẻ tuổi cùng một đời cô khổ, chưa từng hưởng thụ khoái lạc thật sự, bỗng nhiên có phúc lớn trở thành vợ chồng, nhưng sắp lập tức phải âm dương đôi ngả!
Dương Quá ngây người một lát, sang phòng của Tôn bà bà tháo chiếc giường gỗ, mang sang lắp lại bên chiếc giường hàn ngọc, trải chăn, dìu Tiểu Long Nữ nằm lên đó nghỉ. Thức ăn dự trữ trong tòa cổ mộ đã hư hết từ lâu, chỉ có mấy hũ mật ong là tốt nguyên.
Chàng rót nửa bát mật ong pha với nước sạch, cho Tiểu Long Nữ uống, lại cho bé Quách Tương uống no, rồi chàng cũng uống một bát. Chàng nghĩ: “Mình phải tỏ ra phấn chấn để nàng vui, mình không được để lộ chút nào nỗi đau đớn trong lòng”. Thế là chàng lấy hai cây nến to, dùng vải điều bọc bên ngoài, thắp đặt trên bàn, cười, nói:
– Đây là nơi động phòng hoa chúc của đôi ta!
Hai cây nến hồng cháy sáng, thạch thất lập tức bừng bừng hỉ khí. Tiểu Long Nữ ngồi trên giường, thấy người có vết máu, vết bùn đất, mỉm cười, nói:
– Thiếp thế này chẳng giống cô dâu chút nào!
Chợt nhớ điều gì, nói:
– Chàng hãy sang phòng tổ sư bà bà mang cái hộp mạ vàng sang đây cho thiếp!
Dương Quá tuy sống trong tòa cổ mộ mấy năm, song chàng chưa dám tự tiện bước vào phòng của Lâm Triêu Anh, di vật của bà ta, chàng cũng không dám đụng tới. Giờ nghe Tiểu Long Nữ nói thế, bèn cười đáp:
– Lệnh của phu nhân, xin làm ngay!
Ở đầu giường, chàng thấy có mấy cái hộp, chàng cầm cái mạ vàng, vẽ hoa trang nhã nhất lên, nó không nặng lắm, cũng không có khóa, mang sang cho Tiểu Long Nữ. Tiểu Long Nữ nói:
– Nghe Tôn bà bà bảo đây là cái hộp nữ trang của tổ sư bà bà, vì tổ sư bà bà không lấy chồng, nên hoàn toàn không động tới.
Dương Quá nhìn cái hộp trang trí mỹ lệ, nhưng trong cái vui cảm thấy một nỗi thê lương vô hạn. Chàng đặt cái hộp trên chiếc giường hàn ngọc, mở nắp ra, thấy bên trong quả nhiên có mấy thứ trang điểm của cô dâu, như mũ phượng đính ngọc, khăn hồng trùm đầu, bộ quần áo lụa đỏ, món nào cũng thuộc loại thượng đẳng, tuy để lâu mấy chục năm trông vẫn như mới.
Tiểu Long Nữ nói:
– Chàng lấy ra cho thiếp xem với.
Dương Quá lấy từng món trong hộp ra, bên dưới bộ quần áo có một cái hộp đựng lược và son phấn, một hộp đựng trang sức, mở ra, cả hai thấy có đủ trâm cài tóc, ngọc đeo tai đẹp long lanh, giá trị ngần nào không biết, chỉ biết được chế tác tinh xảo, nhã nhặn, đầy tâm huyết.
Tiểu Long Nữ mỉm cười, nói:
– Thiếp trang điểm như một cô dâu được chăng?
Dương Quá nói:
– Hôm nay nàng mệt rồi, hãy nghỉ một đêm, ngày mai hãy trang điểm.
Tiểu Long Nữ lắc đầu, nói:
– Không, hôm nay là ngày lành thành thân của hai ta. Thiếp thích làm cô dâu. Hôm ở Tuyệt Tình cốc Công Tôn Chỉ muốn thành hôn với thiế thiếp đâu có trang điểm!
Dương Quá mỉm cười, nói:
– Lần ấy không thể gọi là thành hôn được, bởi chỉ có mình lão ta vọng tưởng mà thôi!
Tiểu Long Nữ hòa mật ong vào son, soi gương, bắt đầu trang điểm. Trong đời nàng, đây là lần thứ nhất thoa phấn bôi son, nước da nàng vốn trắng, không nên thoa phấn, nhưng vì sau khi bị trọng thương, trông nhợt nhạt, nên sau khi xoa chút son lên má, trông kiều diễm vô cùng. Nghỉ một lát, nàng lấy lược chải tóc, thở dài, nói:
– Thiếp muốn vấn tóc, nhưng không biết cách. Chàng có biết vấn tóc hay không?
Chu Bá Thông nói:
– Được! Vậy mi thử mở nút lọ cho ta ngửi xem sao đã. Nếu không đúng, khỏi cần nhiều lời.
Triệu Chí Kính vội mở nút lọ, nói:
– Sư thúc tổ ngửi đi, sao lại không thật kia chứ?
Chu Bá Thông hít rất sâu, nói:
– Ồ, ồ, hình như không phải để ta ngửi thêm đã.
Triệu Chí Kính hai tay giữ chặt lọ mật ong, chỉ lo Chu Bá Thông nghiêng quả chuông, giật lại mất, miệng nói:
– Sư thúc tổ thấy mùi thơm ngọt hay chưa?
Mật ngọc phong quả thơm ngon vô tỉ, nút lọ vừa mở, mùi thơm trong điện đã ngào ngạt. Chu Bá Thông khịt khịt mũi, nói đùa:
– Ta bị trúng gió ngạt mũi, chả ngửi thấy gì cả!
Vừa nói vừa quay ra nháy mắt với bọn Khưu Xứ Cơ, Triệu Chí Kính cũng đoán là lão tính kế hoãn binh, bèn nói:
– Sư thúc tổ mà lật quả chuông, đệ tử sẽ uống hết chỗ mật này ngay.
Lúc này bầy ong đã đánh hơi mùi mật, bay tới bên mép quả chuông. Chu Bá Thông phẩy tay áo, nói:
– Vào trong mà đốt nó!
Con ong không chắc nghe lệnh của lão, mà chỉ vì ngửi thấy mùi mật thơm, quả nhiên bay vù qua khe hở vào trong quả chuông. Chỉ nghe Triệu Chí Kính kêu rú lên, “cạch” một tiếng, từ trong quả chuông mùi mật ong tỏa ra nồng đượm, thì ra ong đã đốt Triệu Chí Kính, hắn buông rơi lọ mật vỡ tan. Chu Bá Thông cả giận, quát:
– Tên mũi trâu hậu đậu, có cái lọ mật cỏn con cũng cầm không chắc. Truyện được copy tại TruyệnFULL.vn
Lão đang định bước tới lật quả chuông, thì bầy ong ngọc phong ngửi thấy mùi mật nồng đượm lũ lượt bay vào trong chuông. Chu Bá Thông từng bị khổ vì lũ ong này, nên lão không dám lại gần. Ong chui vào nhiều, Triệu Chí Kính ở bên trong người dính mật, phải bị ong đốt hàng trăm cái. Mọi người ban đầu còn nghe tiếng rú thảm thiết của hắn, lát sau thì lặng thinh, chắc chắn hắn đã tắt thở.
Chu Bá Thông kéo vạt áo Lưu Xứ Huyền, nói:
– Xứ Huyền, ngươi mau đi xin Long cô nương mươi lọ mật ong về đây cho ta.
Lưu Xứ Huyền cau mày nhăn nhó, vừa nãy mình chỉ mong Chu Bá Thông đừng đáp ứng tha mạng cho Triệu Chí Kính nên nói đại như thế, chứ thực ra Toàn Chân ngũ tử đã sử chiêu “Thất tinh tụ hội” đả thương Tiểu Long Nữ, nói gì chuyện “đã giải oán thù”? Lúc này bị Chu Bá Thông túm áo, đành cười khổ, nói:
– Sư thúc buông tay ra, để đệ tử đi xin vậy!
Bọn Khưu Xứ Cơ biết chuyến đi này rất hung hiểm, nếu Tiểu Long Nữ bình an vô sự thì không sao, nhưng nếu nàng ta trọng thương mà chết, thì không biết sẽ có bao nhiêu đệ tử phái Toàn Chân phải mất mạng dưới tay Dương Quá, bèn nhất tề nói:
– Mọi người chúng ta cùng đi một thể.
Cánh rừng bên ngoài tòa cổ mộ,ừ thời Vương Trùng Dương còn sống đã không cho phép đệ tử phái Toàn Chân tiến vào một bước, mọi người đi tới mép rừng thì nhớ di huấn của tiên sư, đều dừng chân.
Khưu Xứ Cơ vận khí đan điền, gọi to:
– Dương thiếu hiệp, thương thế của Long cô nương có sao không? Ở đây có mấy viên “Cửu truyền linh bảo hoàn” trị thương, mời Dương thiếu hiệp ra nhận.
Chu Bá Thông nói nhỏ:
– Phải rồi, phải rồi! Muốn xin mật ong của người ta, cũng phải có gì đem đổi chứ.
Lát sau không có tiếng trả lời, Khưu Xứ Cơ lại nói to một lần nữa, cánh rừng hoàn toàn im ắng, căng mắt nhìn sâu vào bên trong, chỉ thấy bên trên cành lá âm u, dưới đất cỏ gai mọc tràn lan.
Lưu Xứ Huyền và Hách Đại Thông đi men cánh rừng một quãng, không hề có dấu vết ai đi xuyên qua rừng, xem chừng Dương Quá và Tiểu Long Nữ hoàn toàn không trở về tòa cổ mộ, mà đã xuống chân núi Chung Nam. Mọi người vừa vui vừa buồn, trở lại cung Trùng Dương. Vui vì Dương, Long hai người đã đi xa, buồn vì Tiểu Long Nữ nếu không chữa khỏi thương tích, thì phái Toàn Chân sẽ gánh chịu hậu họa khôn lường. Lão Ngoan đồng cũng vừa vui vừa buồn, buồn vì không có được mật ong ngọc phong, vui vì khỏi gặp mặt Tiểu Long Nữ, khỏi xấu hổ về chuyện lão lấy trộm lọ mật ong của nàng.
Toàn Chân ngũ tử tuy sống ở trên núi Chung Nam mấy chục năm, song không thể đoán Dương Quá và Tiểu Long Nữ đi đâu.
Dương, Long hai người được đàn ong ngọc phong hộ vệ, chạy ra sân sau, chạy một quãng thì thấy một tòa lầu tựa lưng vào núi, Dương Quá biết đây là Tàng kinh các, một trong những yếu địa của cung Trùng Dương. Chàng ôm Tiểu Long Nữ lên trên lầu, hai người ngồi nghỉ một chút, nghe tiếng huyên náo bên dưới, đã có vài chục đạo sĩ đuổi tới, nhưng họ sợ ong đốt, không dám xông lên. Dương Quá đặt Tiểu Long Nữ ngồi vững trên một chiếc ghế tựa, quan sát hình thế xung quanh, thấy phía sau Tàng kinh các có một cái khe sâu mấy chục trượng, may là khe nước tuy sâu, nhưng không quá rộng. Chàng vốn mang theo người một sợi dây dài để buộc ngang cây mà ngủ. Lúc này bèn đem buộc một đầu vào cây cột của Tàng kinh các, cầm một đầu dây đu người qua khe sang vách núi đối diện, buộc dây vào một thân cây, rồi dùng khinh công đi trên dây trở sang Tàng kinh các.
Chàng tới bên Tiểu Long Nữ, dịu dàng nói:
– Chúng mình đi đâu bây giờ?
Tiểu Long Nữ nói:
– Chàng muốn đi đâu, thiếp sẽ theo đến đó.
Dương Quá cười, nói:
– Cái đó gọi là thuyền theo lái, gái theo chồng. Thế nàng muốn đi đâu nhất nào?
Tiểu Long Nữ thở dài nhè nhẹ, Dương Quá biết là nàng chỉ mong trở về tòa cổ mộ, nhưng về đó bằng cách nào lúc này phải tính kỹ, trong khi tiếng huyên náo dưới lầu đang thúc bách.
Chàng hiểu tâm tư của Tiểu Long Nữ, Tiểu Long Nữ cũng hiểu tâm tư của chàng, nói:
– Thiếp không nhất định muốn về cổ mộ, chàng cũng đừng lo lắng làm gì. Chỉ cần có chàng bên cạnh, ở đâu thiếp cũng thấy tốt cả.
Dương Quá nghĩ: “Đấy là tâm nguyện thứ nhất của nàng sau khi thành thân, không chừng cũng là tâm nguyện cuối cùng của đời nàng, nếu ta không làm được, thì đâu còn xứng đáng là chồng nàng?”.
Chàng nhìn khắp gian lầu, nghe tiếng huyên náo bên dưới, lòng thêm bối rối, bỗng thấy trong góc có một cái hòm bằng gỗ, chàng chợt nghĩ: “Có cách rồi!”.
Chàng bước tới, thấy hòm có khóa, bèn dùng tay bẻ khóa, mở nắp hòm, thấy trong đựng đầy sách, chàng bưng hòm đổ hết sách ra đất, cái hòm gỗ này làm bằng ván dày tám phân, rất chắc chắn. Dương Quá thấy trên giá sách cao có phủ mấy tấm vải dầu, đề phòng mưa dột làm hư sách quý, chàng bèn kéo lấy hai mảnh, lót vào bên trong cái hòm, mang cái hòm đi trên dây sang bên kia khe, rồi trở lại bế Tiểu Long Nữ đi sang, cười nói:
– Bây giờ chúng mình đi về nhà nào!
Tiểu Long Nữ thích thú, mỉm cười, nói:
– Chủ ý của chàng hay thật!
Dương Quá nói cho nàng khỏi lo:
– Thanh kiếm này có thể đâm thủng mọi vật cứng, nếu dưới nước có tảng đá ngầm nào chắn cái hòm lại, dùng kiếm đâm một nhát là xong. Quá nhi sẽ lội thật nhanh, để nàng ở trong hòm khỏi bị ngạt thở.
Tiểu Long Nữ mỉm cười, nói:
– Chỉ có một điều không tốt.
Dương Quá ngạc nhiên hỏi:
– Là cái gì?
Tiểu Long Nữ nói:
– Đi theo kiểu này, thiếp phải xa cách chàng một hồi lâu.
Sau khi sang bên kia khe, Dương Quá nhớ đến bé Quách Tương đang ở trong hang, bèn nói:
– Ta có mang theo cả cô nương của Quách bá bá, nàng bảo nên làm thế nào?
Tiểu Long Nữ ngẩn người, run run nói:
– Thật ư? Chàng dẫn theo cả… cả cô nương của Quách đại hiệp ư?
Dương Quá thấy thần sắc rất lạ của nàng, thì hiểu ý, biết nàng tưởng nhầm chàng dẫn theo Quách Phù, bèn ghé mặt thơm nhẹ vào má nàng một cái, nói khẽ:
– Đấy là đứa bé mới sinh hơn một tháng, chưa biết chém cánh tay của người khác đâu!
Tiểu Long Nữ ngượng đỏ mặt, chúi đầu vào ngực chàng, không dám ngẩng lên.
Lát sau, nàng mới nói:
– Chúng mình bế nó về Cổ Mộ đi, để nó ở chốn hoang sơn dã địa này nửa buổi thì nó chết mất!
Dương Quá nghĩ mình bị vướng trong cung Trùng Dương khá lâu, không biết bé Quách Tương ở trong hang có sao không, thì rất lo, vội vác cái hòm đặt Tiểu Long Nữ ngồi bên trong lên vai, rảo bước tìm đến trước cái hang nọ, không nghe tiếng khóc của đứa bé, càng lo hơn. Chàng gỡ bụi gai, vào trong thấy Quách Tương đang ngủ say, hai má hồng hồng. Cả hai mừng rỡ, chàng bế Quách Tương đặt vào lòng Tiểu Long Nữ, rồi vác hòm lên vai mà đi.
Lúc này các đạo sĩ phái Toàn Chân đều tụ tập trong cung Trùng Dương, nên dọc đường không gặp ai. Ngang qua một vườn trồng bí đỏ của các đạo sĩ, Dương Quá ngắt lấy sáu, bảy trái bỏ vào chiếc hòm, nói:
– Chỗ này đủ cho chúng mình ăn bảy, tám ngày.
Đi một lúc nữa thì đến dòng suối ngầm trong núi. Dương Quá cúi xuống thơm vào má Tiểu Long Nữ, nhẹ nhàng đậy nắp hòm, dùng vải dầu bọc kín bên ngoài chiếc hòm, thả nó xuống dòng suối, hít một hơi dài, lặn xuống nước kéo chiếc hòm đi.
Chàng từng khổ luyện khí công giữa dòng suối, nước lũ trong hoang cốc, nên việc lặn đi trong dòng suối ngầm này không vất vả gì, đáy suối chỗ thấp chỗ cao, chàng cứ lội đi, gặp đất đá ngăn chiếc hòm trôi qua thì chàng dùng kiếm phá thông được ngay. Sợ Tiểu Long Nữ ở trong chiếc hòm ngạt thở, chàng lội thật nhanh, chưa tàn nén nhang thì đã hết suối, tới địa đạo.
Chàng cởi vải dầu, mở nắp hòm, thấy Tiểu Long Nữ thiêm thiếp mệt mỏi sau khi bị trọng thương, bé Quách Tương thì kêu khóc lớn tiếng, có vẻ rất khỏe mạnh. Nguyên bé hơn một tháng qua bú sữa con báo, nên khỏe hơn hẳn trẻ sơ sinh bình thường. Tiểu Long Nữ mỉm cười, nói nhỏ:
– Vợ chồng mình cuối cùng đã về đến nhà!
Rồi quá mệt, nàng nhắm nghiền hai mắt lại. Dương Quá bưng chiếc hòm đưa nàng vào trong tòa cổ mộ.
Chỉ thấy bàn ghế đổ ngả nghiêng, y như hôm rời khỏi đây sau cuộc ác đấu với sư đồ Lý Mạc Sầu. Dương Quá nhìn thạch thất, vài vật dụng đã dùng hồi trước, trong lòng bỗng trào lên một cảm giác nửa vui mừng, nửa thương cảm. Chàng đứng ngây thất thần một hồi, bỗng có một giọt nước nhỏ xuống mu bàn tay mình, chàng ngoảnh lại, thấy Tiểu Long Nữ đang vịn vào ghế đứng bên cạnh chàng, lệ chảy dài trên má. Hôm nay hai người đã kết thành phu phụ, tâm nguyện bao năm đã thành, họ lại trở về chốn cũ, từ đây mọi oán cừu, phiền não, sầu khổ không còn trói buộc họ nữa, vậy mà cả hai lại cảm thấy đau đớn khôn cùng, ấy là vì cùng biết rằng Tiểu Long Nữ đã bị trọng thương bởi kim luân của Pháp vương và đòn hợp lực của Toàn Chân ngũ tử, cơ thể mảnh mai của nàng chịu đựng sao cho nổi?
Hai người trẻ tuổi cùng một đời cô khổ, chưa từng hưởng thụ khoái lạc thật sự, bỗng nhiên có phúc lớn trở thành vợ chồng, nhưng sắp lập tức phải âm dương đôi ngả!
Dương Quá ngây người một lát, sang phòng của Tôn bà bà tháo chiếc giường gỗ, mang sang lắp lại bên chiếc giường hàn ngọc, trải chăn, dìu Tiểu Long Nữ nằm lên đó nghỉ. Thức ăn dự trữ trong tòa cổ mộ đã hư hết từ lâu, chỉ có mấy hũ mật ong là tốt nguyên.
Chàng rót nửa bát mật ong pha với nước sạch, cho Tiểu Long Nữ uống, lại cho bé Quách Tương uống no, rồi chàng cũng uống một bát. Chàng nghĩ: “Mình phải tỏ ra phấn chấn để nàng vui, mình không được để lộ chút nào nỗi đau đớn trong lòng”. Thế là chàng lấy hai cây nến to, dùng vải điều bọc bên ngoài, thắp đặt trên bàn, cười, nói:
– Đây là nơi động phòng hoa chúc của đôi ta!
Hai cây nến hồng cháy sáng, thạch thất lập tức bừng bừng hỉ khí. Tiểu Long Nữ ngồi trên giường, thấy người có vết máu, vết bùn đất, mỉm cười, nói:
– Thiếp thế này chẳng giống cô dâu chút nào!
Chợt nhớ điều gì, nói:
– Chàng hãy sang phòng tổ sư bà bà mang cái hộp mạ vàng sang đây cho thiếp!
Dương Quá tuy sống trong tòa cổ mộ mấy năm, song chàng chưa dám tự tiện bước vào phòng của Lâm Triêu Anh, di vật của bà ta, chàng cũng không dám đụng tới. Giờ nghe Tiểu Long Nữ nói thế, bèn cười đáp:
– Lệnh của phu nhân, xin làm ngay!
Ở đầu giường, chàng thấy có mấy cái hộp, chàng cầm cái mạ vàng, vẽ hoa trang nhã nhất lên, nó không nặng lắm, cũng không có khóa, mang sang cho Tiểu Long Nữ. Tiểu Long Nữ nói:
– Nghe Tôn bà bà bảo đây là cái hộp nữ trang của tổ sư bà bà, vì tổ sư bà bà không lấy chồng, nên hoàn toàn không động tới.
Dương Quá nhìn cái hộp trang trí mỹ lệ, nhưng trong cái vui cảm thấy một nỗi thê lương vô hạn. Chàng đặt cái hộp trên chiếc giường hàn ngọc, mở nắp ra, thấy bên trong quả nhiên có mấy thứ trang điểm của cô dâu, như mũ phượng đính ngọc, khăn hồng trùm đầu, bộ quần áo lụa đỏ, món nào cũng thuộc loại thượng đẳng, tuy để lâu mấy chục năm trông vẫn như mới.
Tiểu Long Nữ nói:
– Chàng lấy ra cho thiếp xem với.
Dương Quá lấy từng món trong hộp ra, bên dưới bộ quần áo có một cái hộp đựng lược và son phấn, một hộp đựng trang sức, mở ra, cả hai thấy có đủ trâm cài tóc, ngọc đeo tai đẹp long lanh, giá trị ngần nào không biết, chỉ biết được chế tác tinh xảo, nhã nhặn, đầy tâm huyết.
Tiểu Long Nữ mỉm cười, nói:
– Thiếp trang điểm như một cô dâu được chăng?
Dương Quá nói:
– Hôm nay nàng mệt rồi, hãy nghỉ một đêm, ngày mai hãy trang điểm.
Tiểu Long Nữ lắc đầu, nói:
– Không, hôm nay là ngày lành thành thân của hai ta. Thiếp thích làm cô dâu. Hôm ở Tuyệt Tình cốc Công Tôn Chỉ muốn thành hôn với thiế thiếp đâu có trang điểm!
Dương Quá mỉm cười, nói:
– Lần ấy không thể gọi là thành hôn được, bởi chỉ có mình lão ta vọng tưởng mà thôi!
Tiểu Long Nữ hòa mật ong vào son, soi gương, bắt đầu trang điểm. Trong đời nàng, đây là lần thứ nhất thoa phấn bôi son, nước da nàng vốn trắng, không nên thoa phấn, nhưng vì sau khi bị trọng thương, trông nhợt nhạt, nên sau khi xoa chút son lên má, trông kiều diễm vô cùng. Nghỉ một lát, nàng lấy lược chải tóc, thở dài, nói:
– Thiếp muốn vấn tóc, nhưng không biết cách. Chàng có biết vấn tóc hay không?