Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thần điêu hiệp lữ

Chương 144

Tác giả: Kim Dung
Chọn tập

Tiểu Long Nữ gật đầu. Chu Bá Thông nói:

– Cô nương bảo trong hai kẻ đó, đứa nào thông minh hơn?

Tiểu Long Nữ nói:

– Quách phu nhân thiên linh bách lợi, tiểu nữ nghe Dương Quá bảo rằng trên thế gian e rằng không ai thông minh mưu trí cho bằng. Quách đại hiệp thì tư chất quá bình thường.

Chu Bá Thông cười, hỏi:

– Cái gì mà bảo là tư chất quá bình thường? Nói rằng là hắn quá ngu ngốc thì có. Còn ta, cô nương bảo ta khôn hay ngu?

Tiểu Long Nữ cười, nói:

– Tiểu nữ thấy lão tiền bối tuy đã nhiều tuổi, song vẫn còn ngớ ngẩn, nói năng hành sự có phần điên điên khùng khùng.

Chu Bá Thông vỗ tay, nói:

– Đúng, cô nương nói không sai tí nào. Cái thuật tay nọ đấu tay kia là do ta nghĩ ra, sau đó ta dạy cho Quách Tĩnh, hắn chỉ luyện vài ngày đã xong. Nhưng khi hắn dạy cho mụ vợ hắn, mà cô nương bảo là kẻ thông minh hiếm có trên thế gian, thì Hoàng Dung học mãi không được. Ta còn tưởng Quách Tĩnh hắn ngu ngốc, không biết cách dạy, ta đích thân truyền thụ, ai ngờ bài thứ nhất “tay trái vẽ hình vuông, tay phải vẽ vòng tròn”, con nhóc ấy cũng không làm nổi. Nghĩa là có người học được ngay, có kẻ học cả đời chẳng xong. Dường như càng khôn ngoan, càng khó luyện thành.

Tiểu Long Nữ nói:

– Không lẽ người khôn học công phu đó lại thua người ngu? Tiểu nữ chẳng tin.

Chu Bá Thông cười hi hi, nói: nguồn TruyệnFULL.vn

– Ta thấy cô nương phẩm mạo tài trí tương tự như con nhóc Hoàng Dung, võ công cũng ngang ngửa với nó. Cô nương đã không tin, hãy thử dùng ngón trỏ tay trái vẽ dưới đất hình vuông, đồng thời dùng ngón trỏ tay phải vẽ vòng tròn xem nào.

Tiểu Long Nữ y lời dùng hai ngón trỏ vẽ dưới đất, nhưng hình vuông lại hơi tròn, còn hình tròn thì lại hơi vuông. Chu Bá Thông cười ha hả, hỏi:

– Thế nào? Làm chưa được chứ gì?

Tiểu Long Nữ mỉm cười, ngưng thần thủ nhất, tâm địa không minh, hai ngón tay giơ ra tự nhiên, tay trái vẽ một hình vuông, tay phải vẽ một vòng tròn, vuông tròn đâu ra đấy.

Chu Bá Thông kinh ngạc, ấp úng nói:

– Cô nương… cô nương… từng luyện hồi trước rồi phải không?

Tiểu Long Nữ nói:

– Chưa, vẽ thế này đâu có gì khó kia chứ?

Chu Bá Thông gãi gáy, hỏi:

– Cô nương vẽ bằng cách nào?

Tiểu Long Nữ nói:

– Tiểu nữ cũng không biết, trong óc không nghĩ gì cả, cứ giơ tay vẽ mà thôi.

Đoạn nàng tay trái viết ba chữ “Lão Ngoan đồng”, tay phải đồng thời viết ba chữ “Tiểu Long Nữ”, chữ nào chữ ấy ngay ngắn như do cùng một bên tay viết ra vậy. Chu Bá Thông cả mừng, nói:

– Cái này nhất định là bản lĩnh mà cô nương học được từ trong bụng mẹ.

Rồi lão dạy cho nàng cách tả công hữu thủ, tả kích hữu cự, đem kỳ công độc nhất vô nhị mà lão lĩnh hội được hồi ở đảo Đào Hoa truyền thụ cho Tiểu Long Nữ. Kỳ thực yếu quyết căn bản của thuật tay nọ đấu tay kia là bốn chữ “phân tâm nhị dụng”. Phàm những người đa mưu túc trí, tâm tư phức tạp, việc này nghĩ chưa xong đã nghĩ sang việc khác. Thời Tam quốc, Tào Tử Kiến đi bảy bước làm xong bài thơ, thời Ngũ Đại, Lưu Vân dụng binh, một bước nghĩ ra trăm kế, những người như thế không tài gì học được cái thuật tay nọ đấu tay kia này. Tiểu Long Nữ từ nhỏ đã luyện công phu diệt trừ thất tình lục dục, tám chín tuổi đã luyện tới mức lòng như nước lặng, sau này tuy việc si luyến Dương Quá có làm hao tổn công phu đó, nhưng lúc này tâm linh nàng bị tổn thương, tình ý bị triệt bỏ, huyền công năm xưa được phục hồi tám chín phần. Nội công phái Cổ Mộ mà nàng tu luyện vốn do Lâm Triêu Anh sáng tạo lúc tình trường thất ý, gần giống tâm trạng nàng lúc này, nên Chu Bá Thông vừa truyền thụ, nàng lập tức cảm ứng đại ngộ, luyện được liền. Chu Bá Thông, Quách Tĩnh, Tiểu Long Nữ đều là những người chất phác đôn hậu, lòng vô tạp niệm, còn những người như Hoàng Dung, Dương Quá, Chu Tử Liễu có luyện cả đời cũng không xong.

Chu Bá Thông chưa trừ hết chất độc trong cơ thể, nhưng miệng giảng tay vẽ thì đâu ra đấy. Tiểu Long Nữ gật gù, thầm hình dung tay phải sử Ngọc nữ kiếm pháp, tay kia sử kiếm pháp phái Toàn Chân, vài giờ sau lòng đã quán thông, nói:

– Tiểu nữ hiểu hết rồi.

Hai tay biểu diễn vài chiêu, cảm thấy hoàn toàn như ý, Chu Bá Thông thì há hốc miệng, nói:

– Kỳ quái, kỳ quái!

Pháp vương và Triệu Chí Kính ở bên ngoài cửa hang, nghe tiếng hai người nói chuyện rôm rả bên trong, lắng tai chỉ nghe lõm bõm câu được câu chăng.

Tiểu Long Nữ ngẩng lên, thấy hai kẻ kia thò đầu ngó nghiêng, bèn đứng dậy, nói:

– Chúng ta đi thôi!

Chu Bá Thông ngơ ngác, hỏi:

– Đi đâu?

Tiểu Long Nữ nói:

– Ra ngoài bắt lão giặc trọc phải đưa giải dược cho lão tiền bối.

Chu Bá Thông vuốt vuốt chòm râu dài, nói:

– Cô nương có chắc sẽ đánh bại hắn hay không?

Vừa nói đến đó, bỗng nghe tiếng vo vo, một con ong mật bị sa vào mạng nhện, đang ra sức vùng vẫy. Lúc trước con bướm to tướng sa vào mạng nhện bị chết ngất ngay, còn con ong nhỏ bé này tựa hồ không sợ độc tính của “Thái tuyết thù”, mạng nhện cuối cùng bị rách một lỗ. Một con nhện độc đứng rình, chưa dám bò vào, phải chờ một hồi lâu, khi con ong hết chịu nổi, ngất đi, nó mới nhào tới cắn.

Tiểu Long Nữ trong tòa nhà mồ có nuôi một đàn ong, quanh năm bầu bạn với bầy ong, thạo cách điều khiển ong. Nàng nhìn con ong bị nạn, trong lòng không nỡ, đột nhiên nảy ra ý nghĩ: “Nhện độc hình dạng gớm ghiếc, nhưng bầy ong vị tất đã sợ chúng”. Nàng lấy trong túi một lọ mật ong, đặt giữa lòng bàn tay, mở nút lọ, vận nội lực, truyền hơi ấm từ lòng bàn tay vào trong lọ, lát sau một mùi mật thơm mát lan tỏa qua mạng nhện ra bên ngoài.

Chu Bá Thông lấy làm lạ, hỏi:

– Cô nương làm gì vậy?

Tiểu Long Nữ nói:

– Đây là một trò chơi, lão tiền bối có muốn xem hay không?

Chu Bá Thông reo lên:

– Thế thì hay lắm, đâu, cho ta xem với!

Tiểu Long Nữ chỉ mỉm cười, tiếp tục truyền hơi ấm vào lọ mật.

Dạo này trong núi hoa dại nở rộ, tứ phía đều có rất nhiều ong mật, chúng ngửi thấy mùi mật thơm, tức thì từ bốn phía bay tới, hết con này con khác bay vào trong hang, bị vướng mạng nhện, chúng vùng vẫy không ngừng, có con bị nhện độc cắn chết, có con đốt nhện độc. “Thái tuyết thù” tuy là loài nhện cực độc trong thiên hạ, nhưng bị nhiều con ong đốt thì dần dần cũng lăn ra chết.

Chu Bá Thông nhìn cảnh đó một cách khoái trá. Kim Luân Pháp vương và Triệu Chí Kính ở bên ngoài thì trợn mắt há mồm, không biết làm thế nào. Ban đầu “Thái tuyết thù” còn chiếm ưu thế, chỉ chết vài ba con, ong mật thì đã chết dăm chục con, nhưng ong mật càng lúc càng ào ào bay tới, ban đầu chỉ mươi con lẻ tẻ, sau thì từng đàn, từng tổ, chẳng mấy chốc màng nhện bị phá tan, mười mấy con nhện độc chết sạch. Triệu Chí Kính từng bị khổ sở vì ong đốt vội lẳng lặng lẩn vào bụi cây phía xa mà tránh né. Kim Luân Pháp vương thì tiếc đứt ruột vì đàn “Thái tuyết thù” của lão ta bị diệt không còn một mống, cứ tưởng là do bầy ong mật biết đồng tâm giết địch, không biết rằng đàn ong mật bay đến là do Tiểu Long Nữ dẫn dụ, lão ta vẫn nghĩ cách làm sao buộc Chu Bá Thông và Tiểu Long Nữ ra khỏi hang để lấy mạng hai người.

Tiểu Long Nữ chấm ngón tay vào lọ mật ong, rồi búng búng mật về phía Pháp vương, miệng huýt sáo, hàng ngàn con ong mật liền xoay mình bay ra khỏi hang, lao về phía Pháp vương.

Pháp vương hốt hoảng, vội vàng bỏ chạy. Thuật khinh công của lão ta cao cường, bầy ong mật tuy bay nhanh, nhưng thân pháp của lão ta còn nhanh hơn, thoáng chốc đã vọt ra xa hơn chục trượng. Chỉ thấy thân hình lão như một sợi khói đen xa dần, bầy ong mật đuổi không kịp, tự tản đi.

Tiểu Long Nữ giậm chân, miệng nói:

– Tiếc thật, tiếc thật!

Chu Bá Thông hói:

– Tiếc cái gì?

Tiểu Long Nữ nói:

– Để hắn chạy đi mất, không lấy được giải dược.

Nguyên nàng búng mật ong sang hai bên người Pháp vương là cốt để bầy ong mật bao vây lão ta, không cho thoát. Nhưng lũ ong này chỉ là một bọn ô hợp, không được thuần dưỡng như đàn ong của nàng ở tòa cổ mộ, không biết cách dàn thành trận thế bao vây và tấn công. Vậy mà Chu Bá Thông đã vô cùng bái phục, coi đây là trò chơi lý thú hơn mọi trò lão từng biết, lão vỗ tay tán thưởng, quên cả việc cơ thể lão chưa giải hết độc.

Tiểu Long Nữ thấy mạng nhện ở cửa hang đã tan, bèn bước ra ngoài, giơ tay vẫy:

– Ra được rồi!

Chu Bá Thông nhảy ra, ngã xuống huỵch một cái kêu:

– Không ổn, không ổn, không còn sức mấy.

Lão run rẩy toàn thân, răng đánh vào nhau canh cách, cái ngã làm cho chất độc Thái tuyết thù còn trong người phát tác, lão như bị rơi xuống hố băng, lạnh thấu xương, mặt mũi xám ngắt lại.

Tiểu Long Nữ kinh hãi, hỏi:

– Lão tiền bối sao thế?

Chu Bá Thông run cầm cập, nói:

– Cô nương… mau dùng châm… đâm vào người ta… mấy cái.

Tiểu Long Nữ nói:

– Châm của tiểu nữ có độc.

Chu Bá Thông nói:

– Càng có độc… càng tốt.

Tiểu Long Nữ nghĩ vừa rồi bầy ong mật ác chiến với lũ nhện độc, hình như nọc ong chính là khắc tinh của nhện độc, bèn nhặt một mũi Ngọc phong châm ở dưới đất, thử chích vào cánh tay Chu Bá Thông. Chu Bá Thông kêu:

– Dễ chịu quá, chọc nữa đi!

Tiểu Long Nữ chích liền mấy cái, thấy đã hết độc, bèn đổi mũi Ngọc phong châm khác, tổng cộng chích mười mấy mũi châm, thì Chu Bá Thông hết run, thở phào, cười nói:

– Lấy độc trị độc, thật là kỳ diệu!

Bèn thử vận khí, cảm thấy chất độc vẫn còn trong cơ thể, vỗ mạnh đầu gối một cái, nói:

– Long cô nương, chất độc ở châm của cô nương vừa không đủ, vừa không được tươi.

Tiểu Long Nữ cười, nói:

– Vậy thì để tiểu nữ gọi ong đến đốt lão tiền bối.

Chu Bá Thông giục:

– Đa tạ cô nương, mau gọi đi?

Tiểu Long Nữ mở nút lọ mật ong, dụ ong đến đốt Chu Bá Thông. Lão Ngoan đồng cởi áo, để cho bầy ong đốt toàn thân, một mặt ngầm vận thần công, trước hết hấp thụ nọc ong vào đan điền, rồi dùng chân khí đưa đến các đại huyệt toàn thân. Chừng ăn xongbữa cơm, chất độc đã giải trừ hết, ong đốt thấy đau nhói, bèn kêu to:

– Đủ rồi đủ rồi, đốt nữa thì toi mạng!

Bèn cầm áo lên mặc vào người.

Tiểu Long Nữ mỉm cười, đuổi ong đi, thấy sợi dây chuông vứt một bên, thuận tay nhặt lên, hỏi:

– Tiểu nữ muốn đến núi Chung Nam, lão tiền bối có đi cùng hay không?

Chu Bá Thông lắc đầu, nói:

– Ta còn có việc cần làm, cô nương hãy đi một mình thôi!

Tiểu Long Nữ nói:

– À phải, lão tiền bối còn đến thành Tương Dương giúp Quách đại hiệp.

Nhắc đến ba chữ “Quách đại hiệp”, nàng liền nhớ đến Quách Phù và Dương Quá, bèn buồn bã dặn:

– Chu lão tiền bối có gặp Dương Quá thì đừng kể việc đã gặp tiểu nữ.

Nàng thấy Chu Bá Thông miệng lẩm bẩm gì đó, thần sắc rất bí ẩn, lát sau, lão đột nhiên ngẩng đầu, hỏi:

– Cô nương bảo sao?

Tiểu Long Nữ nói:

– Không có gì, hẹn ngày tái ngộ.

Chu Bá Thông tâm trí để đâu đâu, chỉ gật đầu, vẫy tay.

Tiểu Long Nữ quay mình đi, qua một thung lũng, bỗng nghe tiếng gọi, tiếng huýt sáo của Chu Bá Thông, tựa hồ lão đang chỉ huy bầy ong. Nàng hiếu kỳ, lặng lẽ quay trở lại, nấp sau một gốc cây nhìn ra, thấy Chu Bá Thông một tay cầm lọ mật ong, đang hoa chân múa tay hò hét. Nàng sờ vào úi, lọ mật ong của nàng đã không cánh mà bay, chẳng hiểu bị Lão Ngoan đồng lấy trộm lúc nào. Lúc này có mấy con ong ngửi mùi mật thơm bay đến, nhưng không tuân theo sự điều khiển của lão, cứ bay lòng vòng xung quanh lọ mật ong.

Tiểu Long Nữ không nhịn được, cười một tiếng, từ sau gốc cây bước ra, nói:

– Để tiểu nữ dạy cho lão tiền bối!

Chu Bá Thông thấy mình bị bắt quả tang thì xấu hổ đỏ bừng cả mặt, cắm đầu chạy như bay xuống núi.

Tiểu Long Nữ cười ha ha, nghĩ Lão Ngoan đồng thật là một người lý thú. Tiếng cười của nàng vang vọng trong cánh rừng tĩnh mịch thê lương. Cả một đêm đấu trí đấu lực với Kim Luân Pháp vương, có Lão Ngoan đồng náo loạn bên cạnh, giờ đây kẻ địch đã bỏ chạy, bằng hữu cũng đã đi xa, trên thế gian chỉ còn lại bơ vơ một mình nàng, hai giọt nước mắt bất giác lăn dài.

Nàng đi sau Doãn Chí Bình và Triệu Chí Kính suốt cả lộ trình, chỉ cảm thấy hai kẻ đó vô cùng đáng ghét, dẫu có băm vằm chúng thành trăm mảnh, cũng khó giải mối hận trong lòng. Nàng ra tay, cả hai đạo sĩ sẽ mất mạng ngay, nhưng giết chúng rồi thì sao? Lúc này nàng chợt nhớ đến chúng, thì lẩm bẩm một mình: “Phải đi tìm chúng mới được!”. Nàng xuống núi, cưỡi con lừa được nàng thả cho gặm cỏ ở chân núi.

Nàng đi trên con đường lớn một quãng, bỗng thấy phía trước bụi tung mù mịt, tinh kỳ rợp trời, tiếng vó ngựa rầm rầm như tiếng sấm, đại đội quân mã đang hành tiến về phía nam, đó là đại quân Mông Cổ lại đi tấn công thành Tương Dương. Tiểu Long Nữ nghĩ: “Giữa thiên binh vạn mã thế kia, tìm sao được hai gã đạo sĩ?”. Bỗng thấy có ba người phóng ngựa từ dốc núi ngang qua chỗ nàng, cả ba đều trang phục đạo sĩ. Tiểu Long Nữ tự hỏi: “Tại sao lại có thêm một gã?”. Nhìn kỹ, chính là Doãn Chí Bình, Triệu Chí Kính và một đạo sĩ trẻ. Tiểu Long Nữ liền cho lừa chạy theo sau họ.

Doãn Chí Bình và Triệu Chí Kính nghe tiếng chân lừa lóc cóc, thấy Tiểu Long Nữ thì đều biến sắc. Đạo sĩ trẻ tuổi hỏi:

– Triệu sư huynh, nữ nhân kia là ai vậy?

Triệu Chí Kính nói:

– Đó là đại địch của giáo phái chúng ta, sư đệ đừng đánh tiếng.

Đạo sĩ trẻ giật mình, run giọng hỏi:

– Là Xích Luyện Tiên Tử Lý Mạc Sầu chăng?

Triệu Chí Kính nói:

– Không phải, là sư muội của Lý Mạc Sầu.

Đạo sĩ trẻ này tên là Kỳ Chí Thành, một đệ tử của Khưu Xứ Cơ. Y chỉ biết Lý Mạc Sầu từng nhiều lần giao đấu với các sư bá, sư phụ, sư thúc, chư tử phái Toàn Chân từng bị bại dưới tay mụ ta, nữ nhân kia là sư muội của Lý Mạc Sầu, tất không phải người tử tế.

Tiểu Long Nữ gật đầu. Chu Bá Thông nói:

– Cô nương bảo trong hai kẻ đó, đứa nào thông minh hơn?

Tiểu Long Nữ nói:

– Quách phu nhân thiên linh bách lợi, tiểu nữ nghe Dương Quá bảo rằng trên thế gian e rằng không ai thông minh mưu trí cho bằng. Quách đại hiệp thì tư chất quá bình thường.

Chu Bá Thông cười, hỏi:

– Cái gì mà bảo là tư chất quá bình thường? Nói rằng là hắn quá ngu ngốc thì có. Còn ta, cô nương bảo ta khôn hay ngu?

Tiểu Long Nữ cười, nói:

– Tiểu nữ thấy lão tiền bối tuy đã nhiều tuổi, song vẫn còn ngớ ngẩn, nói năng hành sự có phần điên điên khùng khùng.

Chu Bá Thông vỗ tay, nói:

– Đúng, cô nương nói không sai tí nào. Cái thuật tay nọ đấu tay kia là do ta nghĩ ra, sau đó ta dạy cho Quách Tĩnh, hắn chỉ luyện vài ngày đã xong. Nhưng khi hắn dạy cho mụ vợ hắn, mà cô nương bảo là kẻ thông minh hiếm có trên thế gian, thì Hoàng Dung học mãi không được. Ta còn tưởng Quách Tĩnh hắn ngu ngốc, không biết cách dạy, ta đích thân truyền thụ, ai ngờ bài thứ nhất “tay trái vẽ hình vuông, tay phải vẽ vòng tròn”, con nhóc ấy cũng không làm nổi. Nghĩa là có người học được ngay, có kẻ học cả đời chẳng xong. Dường như càng khôn ngoan, càng khó luyện thành.

Tiểu Long Nữ nói:

– Không lẽ người khôn học công phu đó lại thua người ngu? Tiểu nữ chẳng tin.

Chu Bá Thông cười hi hi, nói: nguồn TruyệnFULL.vn

– Ta thấy cô nương phẩm mạo tài trí tương tự như con nhóc Hoàng Dung, võ công cũng ngang ngửa với nó. Cô nương đã không tin, hãy thử dùng ngón trỏ tay trái vẽ dưới đất hình vuông, đồng thời dùng ngón trỏ tay phải vẽ vòng tròn xem nào.

Tiểu Long Nữ y lời dùng hai ngón trỏ vẽ dưới đất, nhưng hình vuông lại hơi tròn, còn hình tròn thì lại hơi vuông. Chu Bá Thông cười ha hả, hỏi:

– Thế nào? Làm chưa được chứ gì?

Tiểu Long Nữ mỉm cười, ngưng thần thủ nhất, tâm địa không minh, hai ngón tay giơ ra tự nhiên, tay trái vẽ một hình vuông, tay phải vẽ một vòng tròn, vuông tròn đâu ra đấy.

Chu Bá Thông kinh ngạc, ấp úng nói:

– Cô nương… cô nương… từng luyện hồi trước rồi phải không?

Tiểu Long Nữ nói:

– Chưa, vẽ thế này đâu có gì khó kia chứ?

Chu Bá Thông gãi gáy, hỏi:

– Cô nương vẽ bằng cách nào?

Tiểu Long Nữ nói:

– Tiểu nữ cũng không biết, trong óc không nghĩ gì cả, cứ giơ tay vẽ mà thôi.

Đoạn nàng tay trái viết ba chữ “Lão Ngoan đồng”, tay phải đồng thời viết ba chữ “Tiểu Long Nữ”, chữ nào chữ ấy ngay ngắn như do cùng một bên tay viết ra vậy. Chu Bá Thông cả mừng, nói:

– Cái này nhất định là bản lĩnh mà cô nương học được từ trong bụng mẹ.

Rồi lão dạy cho nàng cách tả công hữu thủ, tả kích hữu cự, đem kỳ công độc nhất vô nhị mà lão lĩnh hội được hồi ở đảo Đào Hoa truyền thụ cho Tiểu Long Nữ. Kỳ thực yếu quyết căn bản của thuật tay nọ đấu tay kia là bốn chữ “phân tâm nhị dụng”. Phàm những người đa mưu túc trí, tâm tư phức tạp, việc này nghĩ chưa xong đã nghĩ sang việc khác. Thời Tam quốc, Tào Tử Kiến đi bảy bước làm xong bài thơ, thời Ngũ Đại, Lưu Vân dụng binh, một bước nghĩ ra trăm kế, những người như thế không tài gì học được cái thuật tay nọ đấu tay kia này. Tiểu Long Nữ từ nhỏ đã luyện công phu diệt trừ thất tình lục dục, tám chín tuổi đã luyện tới mức lòng như nước lặng, sau này tuy việc si luyến Dương Quá có làm hao tổn công phu đó, nhưng lúc này tâm linh nàng bị tổn thương, tình ý bị triệt bỏ, huyền công năm xưa được phục hồi tám chín phần. Nội công phái Cổ Mộ mà nàng tu luyện vốn do Lâm Triêu Anh sáng tạo lúc tình trường thất ý, gần giống tâm trạng nàng lúc này, nên Chu Bá Thông vừa truyền thụ, nàng lập tức cảm ứng đại ngộ, luyện được liền. Chu Bá Thông, Quách Tĩnh, Tiểu Long Nữ đều là những người chất phác đôn hậu, lòng vô tạp niệm, còn những người như Hoàng Dung, Dương Quá, Chu Tử Liễu có luyện cả đời cũng không xong.

Chu Bá Thông chưa trừ hết chất độc trong cơ thể, nhưng miệng giảng tay vẽ thì đâu ra đấy. Tiểu Long Nữ gật gù, thầm hình dung tay phải sử Ngọc nữ kiếm pháp, tay kia sử kiếm pháp phái Toàn Chân, vài giờ sau lòng đã quán thông, nói:

– Tiểu nữ hiểu hết rồi.

Hai tay biểu diễn vài chiêu, cảm thấy hoàn toàn như ý, Chu Bá Thông thì há hốc miệng, nói:

– Kỳ quái, kỳ quái!

Pháp vương và Triệu Chí Kính ở bên ngoài cửa hang, nghe tiếng hai người nói chuyện rôm rả bên trong, lắng tai chỉ nghe lõm bõm câu được câu chăng.

Tiểu Long Nữ ngẩng lên, thấy hai kẻ kia thò đầu ngó nghiêng, bèn đứng dậy, nói:

– Chúng ta đi thôi!

Chu Bá Thông ngơ ngác, hỏi:

– Đi đâu?

Tiểu Long Nữ nói:

– Ra ngoài bắt lão giặc trọc phải đưa giải dược cho lão tiền bối.

Chu Bá Thông vuốt vuốt chòm râu dài, nói:

– Cô nương có chắc sẽ đánh bại hắn hay không?

Vừa nói đến đó, bỗng nghe tiếng vo vo, một con ong mật bị sa vào mạng nhện, đang ra sức vùng vẫy. Lúc trước con bướm to tướng sa vào mạng nhện bị chết ngất ngay, còn con ong nhỏ bé này tựa hồ không sợ độc tính của “Thái tuyết thù”, mạng nhện cuối cùng bị rách một lỗ. Một con nhện độc đứng rình, chưa dám bò vào, phải chờ một hồi lâu, khi con ong hết chịu nổi, ngất đi, nó mới nhào tới cắn.

Tiểu Long Nữ trong tòa nhà mồ có nuôi một đàn ong, quanh năm bầu bạn với bầy ong, thạo cách điều khiển ong. Nàng nhìn con ong bị nạn, trong lòng không nỡ, đột nhiên nảy ra ý nghĩ: “Nhện độc hình dạng gớm ghiếc, nhưng bầy ong vị tất đã sợ chúng”. Nàng lấy trong túi một lọ mật ong, đặt giữa lòng bàn tay, mở nút lọ, vận nội lực, truyền hơi ấm từ lòng bàn tay vào trong lọ, lát sau một mùi mật thơm mát lan tỏa qua mạng nhện ra bên ngoài.

Chu Bá Thông lấy làm lạ, hỏi:

– Cô nương làm gì vậy?

Tiểu Long Nữ nói:

– Đây là một trò chơi, lão tiền bối có muốn xem hay không?

Chu Bá Thông reo lên:

– Thế thì hay lắm, đâu, cho ta xem với!

Tiểu Long Nữ chỉ mỉm cười, tiếp tục truyền hơi ấm vào lọ mật.

Dạo này trong núi hoa dại nở rộ, tứ phía đều có rất nhiều ong mật, chúng ngửi thấy mùi mật thơm, tức thì từ bốn phía bay tới, hết con này con khác bay vào trong hang, bị vướng mạng nhện, chúng vùng vẫy không ngừng, có con bị nhện độc cắn chết, có con đốt nhện độc. “Thái tuyết thù” tuy là loài nhện cực độc trong thiên hạ, nhưng bị nhiều con ong đốt thì dần dần cũng lăn ra chết.

Chu Bá Thông nhìn cảnh đó một cách khoái trá. Kim Luân Pháp vương và Triệu Chí Kính ở bên ngoài thì trợn mắt há mồm, không biết làm thế nào. Ban đầu “Thái tuyết thù” còn chiếm ưu thế, chỉ chết vài ba con, ong mật thì đã chết dăm chục con, nhưng ong mật càng lúc càng ào ào bay tới, ban đầu chỉ mươi con lẻ tẻ, sau thì từng đàn, từng tổ, chẳng mấy chốc màng nhện bị phá tan, mười mấy con nhện độc chết sạch. Triệu Chí Kính từng bị khổ sở vì ong đốt vội lẳng lặng lẩn vào bụi cây phía xa mà tránh né. Kim Luân Pháp vương thì tiếc đứt ruột vì đàn “Thái tuyết thù” của lão ta bị diệt không còn một mống, cứ tưởng là do bầy ong mật biết đồng tâm giết địch, không biết rằng đàn ong mật bay đến là do Tiểu Long Nữ dẫn dụ, lão ta vẫn nghĩ cách làm sao buộc Chu Bá Thông và Tiểu Long Nữ ra khỏi hang để lấy mạng hai người.

Tiểu Long Nữ chấm ngón tay vào lọ mật ong, rồi búng búng mật về phía Pháp vương, miệng huýt sáo, hàng ngàn con ong mật liền xoay mình bay ra khỏi hang, lao về phía Pháp vương.

Pháp vương hốt hoảng, vội vàng bỏ chạy. Thuật khinh công của lão ta cao cường, bầy ong mật tuy bay nhanh, nhưng thân pháp của lão ta còn nhanh hơn, thoáng chốc đã vọt ra xa hơn chục trượng. Chỉ thấy thân hình lão như một sợi khói đen xa dần, bầy ong mật đuổi không kịp, tự tản đi.

Tiểu Long Nữ giậm chân, miệng nói:

– Tiếc thật, tiếc thật!

Chu Bá Thông hói:

– Tiếc cái gì?

Tiểu Long Nữ nói:

– Để hắn chạy đi mất, không lấy được giải dược.

Nguyên nàng búng mật ong sang hai bên người Pháp vương là cốt để bầy ong mật bao vây lão ta, không cho thoát. Nhưng lũ ong này chỉ là một bọn ô hợp, không được thuần dưỡng như đàn ong của nàng ở tòa cổ mộ, không biết cách dàn thành trận thế bao vây và tấn công. Vậy mà Chu Bá Thông đã vô cùng bái phục, coi đây là trò chơi lý thú hơn mọi trò lão từng biết, lão vỗ tay tán thưởng, quên cả việc cơ thể lão chưa giải hết độc.

Tiểu Long Nữ thấy mạng nhện ở cửa hang đã tan, bèn bước ra ngoài, giơ tay vẫy:

– Ra được rồi!

Chu Bá Thông nhảy ra, ngã xuống huỵch một cái kêu:

– Không ổn, không ổn, không còn sức mấy.

Lão run rẩy toàn thân, răng đánh vào nhau canh cách, cái ngã làm cho chất độc Thái tuyết thù còn trong người phát tác, lão như bị rơi xuống hố băng, lạnh thấu xương, mặt mũi xám ngắt lại.

Tiểu Long Nữ kinh hãi, hỏi:

– Lão tiền bối sao thế?

Chu Bá Thông run cầm cập, nói:

– Cô nương… mau dùng châm… đâm vào người ta… mấy cái.

Tiểu Long Nữ nói:

– Châm của tiểu nữ có độc.

Chu Bá Thông nói:

– Càng có độc… càng tốt.

Tiểu Long Nữ nghĩ vừa rồi bầy ong mật ác chiến với lũ nhện độc, hình như nọc ong chính là khắc tinh của nhện độc, bèn nhặt một mũi Ngọc phong châm ở dưới đất, thử chích vào cánh tay Chu Bá Thông. Chu Bá Thông kêu:

– Dễ chịu quá, chọc nữa đi!

Tiểu Long Nữ chích liền mấy cái, thấy đã hết độc, bèn đổi mũi Ngọc phong châm khác, tổng cộng chích mười mấy mũi châm, thì Chu Bá Thông hết run, thở phào, cười nói:

– Lấy độc trị độc, thật là kỳ diệu!

Bèn thử vận khí, cảm thấy chất độc vẫn còn trong cơ thể, vỗ mạnh đầu gối một cái, nói:

– Long cô nương, chất độc ở châm của cô nương vừa không đủ, vừa không được tươi.

Tiểu Long Nữ cười, nói:

– Vậy thì để tiểu nữ gọi ong đến đốt lão tiền bối.

Chu Bá Thông giục:

– Đa tạ cô nương, mau gọi đi?

Tiểu Long Nữ mở nút lọ mật ong, dụ ong đến đốt Chu Bá Thông. Lão Ngoan đồng cởi áo, để cho bầy ong đốt toàn thân, một mặt ngầm vận thần công, trước hết hấp thụ nọc ong vào đan điền, rồi dùng chân khí đưa đến các đại huyệt toàn thân. Chừng ăn xongbữa cơm, chất độc đã giải trừ hết, ong đốt thấy đau nhói, bèn kêu to:

– Đủ rồi đủ rồi, đốt nữa thì toi mạng!

Bèn cầm áo lên mặc vào người.

Tiểu Long Nữ mỉm cười, đuổi ong đi, thấy sợi dây chuông vứt một bên, thuận tay nhặt lên, hỏi:

– Tiểu nữ muốn đến núi Chung Nam, lão tiền bối có đi cùng hay không?

Chu Bá Thông lắc đầu, nói:

– Ta còn có việc cần làm, cô nương hãy đi một mình thôi!

Tiểu Long Nữ nói:

– À phải, lão tiền bối còn đến thành Tương Dương giúp Quách đại hiệp.

Nhắc đến ba chữ “Quách đại hiệp”, nàng liền nhớ đến Quách Phù và Dương Quá, bèn buồn bã dặn:

– Chu lão tiền bối có gặp Dương Quá thì đừng kể việc đã gặp tiểu nữ.

Nàng thấy Chu Bá Thông miệng lẩm bẩm gì đó, thần sắc rất bí ẩn, lát sau, lão đột nhiên ngẩng đầu, hỏi:

– Cô nương bảo sao?

Tiểu Long Nữ nói:

– Không có gì, hẹn ngày tái ngộ.

Chu Bá Thông tâm trí để đâu đâu, chỉ gật đầu, vẫy tay.

Tiểu Long Nữ quay mình đi, qua một thung lũng, bỗng nghe tiếng gọi, tiếng huýt sáo của Chu Bá Thông, tựa hồ lão đang chỉ huy bầy ong. Nàng hiếu kỳ, lặng lẽ quay trở lại, nấp sau một gốc cây nhìn ra, thấy Chu Bá Thông một tay cầm lọ mật ong, đang hoa chân múa tay hò hét. Nàng sờ vào úi, lọ mật ong của nàng đã không cánh mà bay, chẳng hiểu bị Lão Ngoan đồng lấy trộm lúc nào. Lúc này có mấy con ong ngửi mùi mật thơm bay đến, nhưng không tuân theo sự điều khiển của lão, cứ bay lòng vòng xung quanh lọ mật ong.

Tiểu Long Nữ không nhịn được, cười một tiếng, từ sau gốc cây bước ra, nói:

– Để tiểu nữ dạy cho lão tiền bối!

Chu Bá Thông thấy mình bị bắt quả tang thì xấu hổ đỏ bừng cả mặt, cắm đầu chạy như bay xuống núi.

Tiểu Long Nữ cười ha ha, nghĩ Lão Ngoan đồng thật là một người lý thú. Tiếng cười của nàng vang vọng trong cánh rừng tĩnh mịch thê lương. Cả một đêm đấu trí đấu lực với Kim Luân Pháp vương, có Lão Ngoan đồng náo loạn bên cạnh, giờ đây kẻ địch đã bỏ chạy, bằng hữu cũng đã đi xa, trên thế gian chỉ còn lại bơ vơ một mình nàng, hai giọt nước mắt bất giác lăn dài.

Nàng đi sau Doãn Chí Bình và Triệu Chí Kính suốt cả lộ trình, chỉ cảm thấy hai kẻ đó vô cùng đáng ghét, dẫu có băm vằm chúng thành trăm mảnh, cũng khó giải mối hận trong lòng. Nàng ra tay, cả hai đạo sĩ sẽ mất mạng ngay, nhưng giết chúng rồi thì sao? Lúc này nàng chợt nhớ đến chúng, thì lẩm bẩm một mình: “Phải đi tìm chúng mới được!”. Nàng xuống núi, cưỡi con lừa được nàng thả cho gặm cỏ ở chân núi.

Nàng đi trên con đường lớn một quãng, bỗng thấy phía trước bụi tung mù mịt, tinh kỳ rợp trời, tiếng vó ngựa rầm rầm như tiếng sấm, đại đội quân mã đang hành tiến về phía nam, đó là đại quân Mông Cổ lại đi tấn công thành Tương Dương. Tiểu Long Nữ nghĩ: “Giữa thiên binh vạn mã thế kia, tìm sao được hai gã đạo sĩ?”. Bỗng thấy có ba người phóng ngựa từ dốc núi ngang qua chỗ nàng, cả ba đều trang phục đạo sĩ. Tiểu Long Nữ tự hỏi: “Tại sao lại có thêm một gã?”. Nhìn kỹ, chính là Doãn Chí Bình, Triệu Chí Kính và một đạo sĩ trẻ. Tiểu Long Nữ liền cho lừa chạy theo sau họ.

Doãn Chí Bình và Triệu Chí Kính nghe tiếng chân lừa lóc cóc, thấy Tiểu Long Nữ thì đều biến sắc. Đạo sĩ trẻ tuổi hỏi:

– Triệu sư huynh, nữ nhân kia là ai vậy?

Triệu Chí Kính nói:

– Đó là đại địch của giáo phái chúng ta, sư đệ đừng đánh tiếng.

Đạo sĩ trẻ giật mình, run giọng hỏi:

– Là Xích Luyện Tiên Tử Lý Mạc Sầu chăng?

Triệu Chí Kính nói:

– Không phải, là sư muội của Lý Mạc Sầu.

Đạo sĩ trẻ này tên là Kỳ Chí Thành, một đệ tử của Khưu Xứ Cơ. Y chỉ biết Lý Mạc Sầu từng nhiều lần giao đấu với các sư bá, sư phụ, sư thúc, chư tử phái Toàn Chân từng bị bại dưới tay mụ ta, nữ nhân kia là sư muội của Lý Mạc Sầu, tất không phải người tử tế.

Chọn tập
Bình luận