Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 5

Trong chương trình ngữ văn tiểu học, bài thơ nào đã để lại cho tâm hồn em ấn tượng sâu sắc, đẹp đẽ nhất. Hãy viết thư cho bạn cùng lứa tuổi để trao đổi với bạn về điều đó

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là thủ pháp nghệ thuật thuộc hệ mỹ cảm của văn học phương Đông nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Nhất là trong chế độ phong kiến, con người luôn phải giấu đi cái tôi cá thể, thì thủ pháp nghệ thuật này càng được phát huy, làm nên một thời đại văn chương phi ngã. Các loài cây quí như: tùng, cúc, trúc, mai, sen, đào… trở thành hình tượng trung tâm, tượng trưng cho người quân tử, người trí thức phong kiến với phẩm chất thanh cao.

Bên cạnh dòng văn học viết, văn học dân gian cũng sử dụng lối nói ví von, so sánh loài cây với thân phận con người. Chẳng hạn, những con người nghèo khổ, yếu đuối, thấp cổ bé họng, những con người “dưới đáy” thường được ví như cỏ dại, hoa dại, khoai, sắn, lau, sậy…

Bài thơ Tre Việt Nam được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh lực của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng.

Kế thừa và phát huy thủ pháp nghệ thuật thuộc hệ mỹ cảm truyền thống, bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy đã vượt thoát khỏi quan niệm văn chương phi ngã và xác lập một tư tưởng nghệ thuật hiện đại. Chọn hình tượng cây tre Việt Nam làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quí báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử là một phát hiện độc đáo, một đặc trưng nghệ thuật của thi tưởng Nguyễn Duy. Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức Việt Nam tự bao đời. Không kiêu hãnh cô độc như tùng bách, không kiêu sa như các loài hoa hương sắc, không thấp thỏi, khiêm nhường như cỏ, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt:

Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu

Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu… tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất của phẩm chất Việt Nam. Bằng hình ảnh đối lập giữa thân gầy guộc lá mong manh với xanh tươi, nên luỹ nên thành, bài thơ khẳng định giá trị, nhân phẩm Việt Nam. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất/ vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, bài thơ còn xây dựng cả một hệ thống hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam.

Về đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, chắt chiu, nâng niu, gom góp, căn cơ của người Việt Nam, nhà thơ viết:

“Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không sợ đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”

Như một lời giải thích cắt nghĩa nhẹ nhàng, một chân lý giản đơn mà sâu sắc. Những chiếc rễ siêng năng nhẫn nại tự giấu mình, âm thầm vươn về phía tầng sâu, chắt dồn mỡ màu qua năm tháng là lẽ sống và kinh nghiệm tươi xanh của một dân tộc luôn phải đương đầu với những thử thách nghiệt ngã của hoàn cảnh. Vượt lên nỗi vất vả nhọc nhằn và cả những đau thương, con người Việt Nam vẫn ngời sáng, tâm hồn trong trẻo, lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, giữ gìn “môi trường tinh thần” lành mạnh để nuôi dưỡng cái đẹp cái thiện.

“Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”

Một nét tính cách tiêu biểu khác của người Việt Nam là lòng nhân ái, vị tha, tình yêu thương đùm bọc, đoàn kết cưu mang, chia sẻ trong lao động, đấu tranh cũng như khi khó khăn hoạn nạn, nhường nhịn, hy sinh, chăm chút cho thế hệ tương lai:

“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”

Giữ “nguyên cái gốc truyền đời cho măng”, tre già măng mọc, cái ý thức về tạo dựng, giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được các thế hệ người Việt Nam vun đắp và truyền thừa, làm nên sức mạnh bốn ngàn năm lịch sử. Cũng vì thế mà dân tộc Việt Nam luôn kiên cường chiến thắng, không quì gối, khuất phục trước kẻ thù ngoại xâm, vượt qua mọi thử thách với ý chí tự chủ tự lực, tự cường, như loài tre “Không đứng khuất mình bóng râm”, “Không chịu mọc cong”, từ khi sinh ra đã vươn thẳng và “nhọn như chông lạ thường”.

Có thể nói, hiếm có bài thơ nào khắc hoạ được tính cách Việt Nam một cách phong phú, tập trung, mang tầm khái quát như bài thơ “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy. Bài thơ sở dĩ đạt hiệu quả thẩm mỹ cao, được nhiều người yêu thích, không chỉ vì xây dựng được một hệ thống hình ảnh đặc tả, gợi cảm mà còn ở cách sử dụng ngôn ngữ, dân dã, lời ăn tiếng nói của người lao động, và đặc biệt thành công về thể thơ lục bát.
Nhiều cụm từ, thành ngữ được đưa vào thơ, hóa thành thơ thật tự nhiên nhuần nhuyễn, như: “thân gầy guộc, lá mong manh”, “đất sỏi đất vôi bạc màu”, “nắng nỏ trời xanh”, “tay ôm tay níu”, “thân gẫy cành rơi”, “có manh áo cộc tre nhường cho con”, “ tre già măng mọc”…

Thơ lúc bát có ưu thế bởi chất ngâm, điệu ru ngọt ngào, êm ái, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người, hợp với điệu hồn của người Việt Nam. Bài thơ “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy đã phát huy ưu thế đó về cả ngôn ngữ hình ảnh và âm vận, góp phần khẳng định, tôn vinh và giữ gìn thể thơ dân tộc.

Tính cách phẩm chất của con người Việt Nam được hình thành phát triển trong suốt chiều dài lịch sử là tài sản, là vốn quí của dân tộc ta. Nhận diện nó là để kế thừa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa đó, bài thơ “Tre Việt Nam” đã truyền cho chúng ta tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, làm giàu thêm nội lực để bước tiếp con đường mà dân tộc đang đi.

Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là thủ pháp nghệ thuật thuộc hệ mỹ cảm của văn học phương Đông nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Nhất là trong chế độ phong kiến, con người luôn phải giấu đi cái tôi cá thể, thì thủ pháp nghệ thuật này càng được phát huy, làm nên một thời đại văn chương phi ngã. Các loài cây quí như: tùng, cúc, trúc, mai, sen, đào… trở thành hình tượng trung tâm, tượng trưng cho người quân tử, người trí thức phong kiến với phẩm chất thanh cao.

Bên cạnh dòng văn học viết, văn học dân gian cũng sử dụng lối nói ví von, so sánh loài cây với thân phận con người. Chẳng hạn, những con người nghèo khổ, yếu đuối, thấp cổ bé họng, những con người “dưới đáy” thường được ví như cỏ dại, hoa dại, khoai, sắn, lau, sậy…

Bài thơ Tre Việt Nam được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh lực của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng.

Kế thừa và phát huy thủ pháp nghệ thuật thuộc hệ mỹ cảm truyền thống, bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy đã vượt thoát khỏi quan niệm văn chương phi ngã và xác lập một tư tưởng nghệ thuật hiện đại. Chọn hình tượng cây tre Việt Nam làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quí báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử là một phát hiện độc đáo, một đặc trưng nghệ thuật của thi tưởng Nguyễn Duy. Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức Việt Nam tự bao đời. Không kiêu hãnh cô độc như tùng bách, không kiêu sa như các loài hoa hương sắc, không thấp thỏi, khiêm nhường như cỏ, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt:

Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu

Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu… tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất của phẩm chất Việt Nam. Bằng hình ảnh đối lập giữa thân gầy guộc lá mong manh với xanh tươi, nên luỹ nên thành, bài thơ khẳng định giá trị, nhân phẩm Việt Nam. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất/ vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, bài thơ còn xây dựng cả một hệ thống hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam.

Về đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, chắt chiu, nâng niu, gom góp, căn cơ của người Việt Nam, nhà thơ viết:

“Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không sợ đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”

Như một lời giải thích cắt nghĩa nhẹ nhàng, một chân lý giản đơn mà sâu sắc. Những chiếc rễ siêng năng nhẫn nại tự giấu mình, âm thầm vươn về phía tầng sâu, chắt dồn mỡ màu qua năm tháng là lẽ sống và kinh nghiệm tươi xanh của một dân tộc luôn phải đương đầu với những thử thách nghiệt ngã của hoàn cảnh. Vượt lên nỗi vất vả nhọc nhằn và cả những đau thương, con người Việt Nam vẫn ngời sáng, tâm hồn trong trẻo, lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, giữ gìn “môi trường tinh thần” lành mạnh để nuôi dưỡng cái đẹp cái thiện.

“Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”

Một nét tính cách tiêu biểu khác của người Việt Nam là lòng nhân ái, vị tha, tình yêu thương đùm bọc, đoàn kết cưu mang, chia sẻ trong lao động, đấu tranh cũng như khi khó khăn hoạn nạn, nhường nhịn, hy sinh, chăm chút cho thế hệ tương lai:

“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”

Giữ “nguyên cái gốc truyền đời cho măng”, tre già măng mọc, cái ý thức về tạo dựng, giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được các thế hệ người Việt Nam vun đắp và truyền thừa, làm nên sức mạnh bốn ngàn năm lịch sử. Cũng vì thế mà dân tộc Việt Nam luôn kiên cường chiến thắng, không quì gối, khuất phục trước kẻ thù ngoại xâm, vượt qua mọi thử thách với ý chí tự chủ tự lực, tự cường, như loài tre “Không đứng khuất mình bóng râm”, “Không chịu mọc cong”, từ khi sinh ra đã vươn thẳng và “nhọn như chông lạ thường”.

Có thể nói, hiếm có bài thơ nào khắc hoạ được tính cách Việt Nam một cách phong phú, tập trung, mang tầm khái quát như bài thơ “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy. Bài thơ sở dĩ đạt hiệu quả thẩm mỹ cao, được nhiều người yêu thích, không chỉ vì xây dựng được một hệ thống hình ảnh đặc tả, gợi cảm mà còn ở cách sử dụng ngôn ngữ, dân dã, lời ăn tiếng nói của người lao động, và đặc biệt thành công về thể thơ lục bát.
Nhiều cụm từ, thành ngữ được đưa vào thơ, hóa thành thơ thật tự nhiên nhuần nhuyễn, như: “thân gầy guộc, lá mong manh”, “đất sỏi đất vôi bạc màu”, “nắng nỏ trời xanh”, “tay ôm tay níu”, “thân gẫy cành rơi”, “có manh áo cộc tre nhường cho con”, “ tre già măng mọc”…

Thơ lúc bát có ưu thế bởi chất ngâm, điệu ru ngọt ngào, êm ái, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người, hợp với điệu hồn của người Việt Nam. Bài thơ “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy đã phát huy ưu thế đó về cả ngôn ngữ hình ảnh và âm vận, góp phần khẳng định, tôn vinh và giữ gìn thể thơ dân tộc.

Tính cách phẩm chất của con người Việt Nam được hình thành phát triển trong suốt chiều dài lịch sử là tài sản, là vốn quí của dân tộc ta. Nhận diện nó là để kế thừa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa đó, bài thơ “Tre Việt Nam” đã truyền cho chúng ta tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, làm giàu thêm nội lực để bước tiếp con đường mà dân tộc đang đi.

Chọn tập
Bình luận