Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 5

Nêu cảm nhận của em khi đọc bài ca dao: “Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng/ Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn?/ Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn/ Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Đây là một câu ca dao – cũng là một cuộc đối thoại tay ba nhiều kịch tính.

Thoạt đầu đây là một cuộc tranh tài, khoe khôn, khoe giỏi của đèn và trăng (chắc là chẳng ai chịu kém cạnh, chẳng ai muốn thừa nhận bên kia). Nhân vật thứ ba có thể gọi là trí khôn của nhân dân phân xử bằng cách đặt ra cho mỗi bên một câu hỏi. Hỏi để được trả lời. Và có thể không trả lời cũng vẫn phải ngẫm nghĩ về câu hỏi ấy, rồi tự rút ra kết luận… Cái khéo của câu ca dao có kịch tính và triết lý chính ở chỗ này.

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng

Đèn ra trước gió được chăng hỡi đèn?

Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn

Sao trăng lại phải chịu luồn đám mây?

Thế là ai cũng giỏi và ai cũng có những mặt kém. Chuyện trăng và đèn, cũng là chuyện con người thôi! Các cụ ngày xưa cũng dạy: Không ai vẹn mười cả (nhân vô thập toàn). Hiện đại hay cổ xưa, ở nơi này hay nơi khác, nhìn nhận và đánh giá con người, luôn là khó khăn. Nhìn nhận, quan trọng nhất là sắc sảo. Đánh giá cần thiết là sự bao dung, có tình có lý. Chúng ta đều biết câu tục ngữ: “Năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn”. Hình ảnh rõ và quá gần gũi. Triết lý thì sâu sắc. Ngay ngón tay trên bàn tay một con người còn rất khác nhau, nữa là con người trong xã hội. Xòe bàn tay nhìn, ta đã có một lời khuyên đầy nhân hậu, bao dung và cụ thể.

Tuy nhiên, đối với câu chuyện đèn và trăng thì sự gợi mở cho những suy nghĩ về bản thân là sâu sắc hơn cả. Sự tự nhìn nhận và đánh giá mình là yêu cầu thường xuyên, nhưng cũng là khó khăn nhất. Nếu bạn là trăng thì đâu là các loại mây có thể che mờ ánh sáng? Nếu là đèn (ta nghĩ lại, cái đèn ở trong câu này là thứ đèn rất cổ. Có thể chỉ là một đĩa dầu-dầu lạc, dầu vừng… với một sợi bấc đặt trong đĩa. Như câu này trong Kiều: Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao…) thì gió sẽ tự phía nào? Tránh gió chăng, hay che chắn cách nào?

Suy rộng ra, chuyện đèn và trăng chính là việc cần biết người, biết mình; mà quan trọng hơn là biết mình. Biết mình để làm gì? Chủ yếu để sửa mình. Đó là con đường chắc chắn nhất để phát triển, dù là một cá nhân, hay một nhóm, hay cả cộng đồng. Không tự biết mình, biết sai mà không sửa, đó chắc chắn là mầm sống của lụi tàn, thua kém, diệt vong…

Đây là một câu ca dao – cũng là một cuộc đối thoại tay ba nhiều kịch tính.

Thoạt đầu đây là một cuộc tranh tài, khoe khôn, khoe giỏi của đèn và trăng (chắc là chẳng ai chịu kém cạnh, chẳng ai muốn thừa nhận bên kia). Nhân vật thứ ba có thể gọi là trí khôn của nhân dân phân xử bằng cách đặt ra cho mỗi bên một câu hỏi. Hỏi để được trả lời. Và có thể không trả lời cũng vẫn phải ngẫm nghĩ về câu hỏi ấy, rồi tự rút ra kết luận… Cái khéo của câu ca dao có kịch tính và triết lý chính ở chỗ này.

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng

Đèn ra trước gió được chăng hỡi đèn?

Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn

Sao trăng lại phải chịu luồn đám mây?

Thế là ai cũng giỏi và ai cũng có những mặt kém. Chuyện trăng và đèn, cũng là chuyện con người thôi! Các cụ ngày xưa cũng dạy: Không ai vẹn mười cả (nhân vô thập toàn). Hiện đại hay cổ xưa, ở nơi này hay nơi khác, nhìn nhận và đánh giá con người, luôn là khó khăn. Nhìn nhận, quan trọng nhất là sắc sảo. Đánh giá cần thiết là sự bao dung, có tình có lý. Chúng ta đều biết câu tục ngữ: “Năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn”. Hình ảnh rõ và quá gần gũi. Triết lý thì sâu sắc. Ngay ngón tay trên bàn tay một con người còn rất khác nhau, nữa là con người trong xã hội. Xòe bàn tay nhìn, ta đã có một lời khuyên đầy nhân hậu, bao dung và cụ thể.

Tuy nhiên, đối với câu chuyện đèn và trăng thì sự gợi mở cho những suy nghĩ về bản thân là sâu sắc hơn cả. Sự tự nhìn nhận và đánh giá mình là yêu cầu thường xuyên, nhưng cũng là khó khăn nhất. Nếu bạn là trăng thì đâu là các loại mây có thể che mờ ánh sáng? Nếu là đèn (ta nghĩ lại, cái đèn ở trong câu này là thứ đèn rất cổ. Có thể chỉ là một đĩa dầu-dầu lạc, dầu vừng… với một sợi bấc đặt trong đĩa. Như câu này trong Kiều: Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao…) thì gió sẽ tự phía nào? Tránh gió chăng, hay che chắn cách nào?

Suy rộng ra, chuyện đèn và trăng chính là việc cần biết người, biết mình; mà quan trọng hơn là biết mình. Biết mình để làm gì? Chủ yếu để sửa mình. Đó là con đường chắc chắn nhất để phát triển, dù là một cá nhân, hay một nhóm, hay cả cộng đồng. Không tự biết mình, biết sai mà không sửa, đó chắc chắn là mầm sống của lụi tàn, thua kém, diệt vong…

Chọn tập
Bình luận