Dàn ý:
1. Mở bài:
Giời thiệu chung về cảnh quê hương.
2. Thân bài:
Tả cảnh đêm trăng trên quê hương:
– Trăng lên, ánh trăng ôm trùm cảnh vật, chiếu sáng mọi nơi.
– Trăng gần gũi với con người, tô điểm quê hương thêm tươi đẹp, lộng lẫy…
3. Kết bài:
Cảnh đêm trăng đẹp tác động đến tâm hồn em, làm em càng gắn bó, yêu mến quê hương.
Bài làm tham khảo:
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Câu thơ hao khuyết một thời còn đây
Lâu rồi đâu dễ ai hay
Trăng non trăng vẫn tròn đầy vầng trăng.”
Đó là những câu thơ ca ngợi trăng, tác giả muốn nói rằng trăng rất đẹp. Nhưng em biết có một đẹp hơn cả đêm trăng trong bài thơ. Đó là đêm trăng quê em.
Lúc đó em về thăm quê ngoại, đúng hôm đó là ngày rằm, đêm trăng đó đối với em thật là ấn tượng. Khi khoảng 8 giờ, trăng đã sáng tỏ, mọi người không ai còn ở trong nhà nữa. Mặt trăng tròn vàng vạnh như trái banh
Đường làng có rất nhiều trẻ con chơi bịt mắt bắt dê. Ánh trăng chiếu sáng khắp nơi. Không như ở thành phố, các toà nhà cao tầng che kín mọi nơi. Thì ở đồng quê, đường làng sáng tỏ áng trăng. Đình làng kín tiếng người. Thanh niên đáng trống ếch. Mọi người hỏi thăm công việc của nhau. Tiếng hát múa vang lên thật vui vẻ, họ nhảy múa dường như không biết mệt. Tiếng hát trong trẻo vang lên như muốn trăng cùng nghe. Còn mặt trăng trên cao như đang cười vui với những người dân làng hiền hoà phúc hậu. Trăng thanh, gió mát, những cơn gió nhẹ nhàng thổi qua các đồng cỏ, những lũy tre xanh của làng.
Người người ngồi bên cốc trà nóng ấm áp sau lễ hội làng. Ánh trăng như tô điểm thêm cho những chiếc lá đa. Chúng như lấp lánh dưới ánh trăng.
Em rất yêu ánh trăng quê em. Bởi nhờ ánh trăng đó, làng em ngày càng thêm sức sống. Nhìn lễ hội này mà em ước: Giá như ở thành phố cũng thế nhỉ…