Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 5

Hãy miêu tả cảnh đẹp mùa thu ở Hà Nội

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Gió heo may đã về trên những con phố thâm nâu rợp bóng cây của Hà Nội. Mùa thu thoảng hương cốm, nồng nàn hoa sữa và rực vàng sắc hoa cúc là mùa của những cảm xúc ngọt ngào, của những nhớ mong da diết.

Sớm mai dạo phố trong cơn gió heo may se lạnh, những chiếc xe đạp kĩu kịt chở những bó hoa cúc vàng rực rỡ từ ngoại thành đã hối hả mang hương sắc mùa thu đến cho người Hà thành.

Có người gọi những chiếc xe hoa ấy là xe chở mùa, kể cũng đúng. Một góc phố lao xao, một con đường ồn ào, chỉ cần chiếc xe đạp buộc dăm bó cúc đằng sau hay đôi quang gánh trĩu đầy màu vàng ươm của cô hàng hoa là đã đủ để cuộc sống vội vã chùng hẳn xuống, nhường chỗ cho vẻ đẹp của mùa thu. Giờ đang là giữa thu, lại có mấy trận mưa làm tiết trời bớt hanh hao hơn. Loáng thoáng đã thấy thiếu nữ Hà thành khoác lên mình chiếc áo thun mỏng chầm chậm dạo phố.

Ở góc đường Bà Triệu-Nguyễn Du, thường các chị, các cô vẫn hay bày những gánh hoa cúc, hoa hồng ngay lề đường, người mua chỉ cần tấp xe vào vỉa hè và chọn cho mình những bông ưng ý. Mua hoa lề đường đã trở thành một cái thú của nhiều người Hà Nội nhưng dạo gần đây không thấy những gánh hoa đầy sắc màu ấy nữa, chắc đã chuyển chỗ khác. Đi qua góc phố này, vì thế, nhiều người đâm ngẩn ngơ như bị thiếu một điều gì rất thân quen, rất gần gũi với mình.

Thỉnh thoảng, tôi vẫn dong xe lên đường Thanh Niên, con đường của cây xanh, của “Hồ Tây chiều thu mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi”, của đôi lứa và những lãng mạn rất đời thường. Hồ Tây bây giờ không còn “bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời” nữa, cũng không vắng vẻ yên tĩnh như thời chúng tôi còn đạp xe dạo quanh hồ. Không khí trong lành đã bị khói xe máy át đi phần nào, nhưng vẫn đẹp trong ánh bình minh, vẫn lãng đãng vấn vít khói sương mặt hồ khi chiều buông. Có phải cái không đủ đầy, cái không vẹn toàn làm cho người ta yêu hồ Tây hơn chăng? Ngắm hồ Tây đẹp nhất là vào một sớm mùa thu, thong thả đi dạo từ đầu đường Thanh Niên, qua đền Quán Thánh, rồi lên tận chùa Trấn Quốc. Xong, chọn một ghế đá sạch sẽ và ngồi ngắm mặt hồ.

Vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông. Tập thể dục buổi sáng ở Hồ Gươm

Câu cá bên hồ. Trích từ nhật ký “Sáng nay Hà Nội vào thu”.

Tiếp tục lên đê Yên Phụ, nơi đầu tiên nên đến là đoạn gần Khách sạn Thắng Lợi để tìm những xe hoa còn vẹn nguyên sương gió và giọt mồ hôi mằn mặn vị đất của chị hàng hoa đọng trên những cánh cúc, cánh hồng, cánh lay-ơn. Ngắm hoa, ngắm vẻ đẹp của “mùa thu vào hoa cúc” đi cùng gió heo may và mua dăm bông hoa tinh khôi về. Hoa cúc chưng được lâu, dù không có hương nhưng mùa thu về mà không có lọ cúc vàng trong nhà thì thật có lỗi với mùa thu.

Mùa thu cũng là mùa ta được hít đầy lồng ngực mùi hương nồng nàn đặc trưng của hoa sữa, nhất là độ tháng 10. Chạy xe đến phố Quang Trung, đường Nguyễn Du để tìm hoa, vẫn biết là còn sớm, vì thường hoa sữa chỉ thơm nhất cữ cuối thu, nhưng sao những ca từ trong Nhớ về Hà Nội của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, càng làm cho tình yêu mùa thu Hà Nội đậm sâu hơn “Nhớ phố Quang Trung đường Nguyễn Du, những đêm hoa sữa thơm nồng”, hay “Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm” của nhạc sĩ Hồng Đăng cũng vậy.

Một người bán cốm trước cổng vào làng Vòng

Phải, hai con phố này và cả đường Bà Triệu, đoạn gần Xí nghiệp Bánh mứt kẹo Hà Nội nữa cũng thường ngát hương hoa sữa khi thành phố lên đèn. Mùi hoa sữa ngào ngạt đến nỗi át cả mùi bánh trung thu tràn ngập vỉa hè trước cửa hàng của xí nghiệp. Bây giờ, tiếc là hoa sữa Hà Nội không còn nhiều nữa, chắc chỉ độ dăm ba chục cây là cùng.

Lòng vòng qua hồ Gươm ngắm mùa thu. Các loại xe hơi, xe máy hiện đại chạy vùn vụt trên đường, nhưng hồ vẫn dành cho người đi bộ những bất ngờ đáng yêu: một gốc cây xum xuê um tùm, một vườn hoa rực rỡ, một cầu Thê Húc duyên dáng. Khách du lịch nước ngoài thật lạ – họ đi vòng quanh hồ đến ba vòng vẫn chưa đã! Vừa đi, họ vừa thong thả nhẩn nha ngắm cảnh, chụp hình, chốc chốc lại hí hoáy ghi chép.

Một cô gái Thụy Sĩ tôi gặp trên đường vòng quanh hồ mỉm cười khi nghe tôi hỏi: “Sao bạn đi nhiều thế?”. Cô ấy giải thích rằng đến hồ Gươm vào mùa thu, cô như gặp lại bóng hình mặt hồ xanh trong phẳng lặng ở Geneve, quê hương thanh bình của cô. Vì thế, chỉ ở Hà Nội năm ngày trước khi đi Hạ Long nhưng cô đã kịp thuộc lòng gần hết những gốc cây quanh hồ. Ra thế, mùa thu còn làm những người đi xa ngóng trông về quê mẹ!

Chỉ có điều đáng buồn là mặt nước xanh của hồ chỗ gần bờ khá bẩn, có cả túi nilon bị vứt xuống. Nghe đâu, thành phố sắp triển khai dự án làm sạch nước hồ trong hai năm với sự giúp đỡ của các chuyên gia Đức. Được thế thì mừng quá, vì “lá phổi của thủ đô” phải thật trong sạch chứ.

Vòng vèo phố cổ Hà Nội. Những con phố xưa ngõ xưa với lô xô nhà cổ bé xíu, mái ngói rêu phong thâm trầm nép mình dưới những tán bàng lòe xòe tỏa bóng mát. Lá bàng vẫn xanh, lấp ló qua những tán lá thấy cả một tầng trời xanh ngắt. Đến cuối thu lá mới ngả sang màu đỏ. Dưới gốc bàng, một bà cụ đang bán cốm. Mùa thu mà được nhâm nha cốm giót với chuối trứng cuốc thì tuyệt! Phải nói nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tả cốm rất hay: “Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ. Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua”. Thứ “thời trân” quý giá ấy, món quà quê xinh xinh bọc trong những gói thơm phức ấy vẫn còn có chỗ đứng giữa thời cuộc ngày càng sôi động gấp gáp này thì kể cũng là may.

Sáng mùa thu ở hồ Gươm

Nỗi nhớ mùa thu trong tôi, một người Hà thành đang ở giữa Hà thành, đang may mắn tận hưởng vẻ quyến rũ của mùa thu chắc không thể bằng những người bạn đang xa quê hương đèn sách xứ người. Một cô bạn thân đang học ở Anh email rằng giá như được nhận chút gió heo may, chút hương cốm, cánh hoa sữa li ti và những giọt nắng thủy tinh lấp lánh thì không gì sướng hơn.

Nhà văn tài hoa Băng Sơn đã viết như thế này về mùa thu Hà Nội: “Hà Nội thu là một khao khát thèm thuồng của bao người xa quê, phải lang bạt chân trời góc bể, thậm chí dằng dặc xứ người… Mùa thu Hà Nội là mùa thu của một bến bờ neo đậu bao nhiêu thương quý nhớ nhung”!

Chiều nay, lang thang trên những con phố nồng nàn mùa thu để tìm về một thời chưa xa, bước chân tôi chợt vô tình dừng bước trước ngôi trường cũ thân thương đầy ắp những ký ức học trò đang vọng về. Ngôi trường của tôi có cái tên thật dễ gọi, dễ nhớ – Trường Bưởi – lúc nào cũng rợp bóng cây che ngút tầm mắt. Ôi, ngôi trường với những bóng cây đã che nắng, che mưa suốt thời cắp sách đến trường của tôi. Ngôi trường yêu dấu trong tâm tưởng chẳng thể nào quên những trận đá bóng thứ Tư hàng tuần, những lần trốn học đi bơi thuyền hồ Tây hay vào Bách Thảo đá cầu…

Nhìn những nữ sinh tóc dài chấm vai thong thả đạp xe với “tà áo tung bay tựa mây trắng”, tôi nhớ da diết thuở học trò đầy nghịch ngợm. Lại nhớ một ánh mắt thầm trách kín đáo hay câu nói vu vơ nhưng gửi gắm biết bao tin tưởng của cô bạn học có lúm má đồng tiền xinh xắn.

Ngày đi học, tôi thích nhất giờ tan học và thường ngẩn ngơ mỗi khi tà áo dài trắng muốt của cô bạn chầm chậm đi qua đường Phan Đình Phùng, để rồi lẽo đẽo đạp xe theo sau. Con đường này mùa thu đẹp và bình yên đến nao lòng. Những thềm lá vàng rơi lót êm bước chân người qua và xanh một khoảng trời qua kẽ lá. Người đi rồi, sau lưng vẫn “thềm nắng lá rơi đầy”.

Mùa thu Hà Nội là mùa của những cung bậc sắc thái tình cảm, xa gần nhung nhớ, là mùa của những ký ức ngọt ngào chợt ùa về, của nhớ mong yêu thương và cả giận hờn trách móc. Thế nên, chiều nay, đi ngang qua chỗ cô hàng cốm nhỏ xinh “cười như mùa thu tỏa nắng” bán những hạt ngọc màu xanh lưu ly, tôi sà xuống bảo cô bán cho một gói, rồi chọn một góc “điển hình” ngắm phố xưa Hà thành – quán trà chén vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, trước cửa trụ sở Hội Nghệ sĩ Việt Nam – để nhâm nha, thưởng ngoạn hương vị đồng quê trong tiết trời se se nhưng dịu nhẹ nắng thu, để nhớ lại thời học trò. Bên kia đường, mấy cô cậu học trò đang ôn bài dưới bóng cây hoàng lan…

 

Gió heo may đã về trên những con phố thâm nâu rợp bóng cây của Hà Nội. Mùa thu thoảng hương cốm, nồng nàn hoa sữa và rực vàng sắc hoa cúc là mùa của những cảm xúc ngọt ngào, của những nhớ mong da diết.

Sớm mai dạo phố trong cơn gió heo may se lạnh, những chiếc xe đạp kĩu kịt chở những bó hoa cúc vàng rực rỡ từ ngoại thành đã hối hả mang hương sắc mùa thu đến cho người Hà thành.

Có người gọi những chiếc xe hoa ấy là xe chở mùa, kể cũng đúng. Một góc phố lao xao, một con đường ồn ào, chỉ cần chiếc xe đạp buộc dăm bó cúc đằng sau hay đôi quang gánh trĩu đầy màu vàng ươm của cô hàng hoa là đã đủ để cuộc sống vội vã chùng hẳn xuống, nhường chỗ cho vẻ đẹp của mùa thu. Giờ đang là giữa thu, lại có mấy trận mưa làm tiết trời bớt hanh hao hơn. Loáng thoáng đã thấy thiếu nữ Hà thành khoác lên mình chiếc áo thun mỏng chầm chậm dạo phố.

Ở góc đường Bà Triệu-Nguyễn Du, thường các chị, các cô vẫn hay bày những gánh hoa cúc, hoa hồng ngay lề đường, người mua chỉ cần tấp xe vào vỉa hè và chọn cho mình những bông ưng ý. Mua hoa lề đường đã trở thành một cái thú của nhiều người Hà Nội nhưng dạo gần đây không thấy những gánh hoa đầy sắc màu ấy nữa, chắc đã chuyển chỗ khác. Đi qua góc phố này, vì thế, nhiều người đâm ngẩn ngơ như bị thiếu một điều gì rất thân quen, rất gần gũi với mình.

Thỉnh thoảng, tôi vẫn dong xe lên đường Thanh Niên, con đường của cây xanh, của “Hồ Tây chiều thu mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi”, của đôi lứa và những lãng mạn rất đời thường. Hồ Tây bây giờ không còn “bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời” nữa, cũng không vắng vẻ yên tĩnh như thời chúng tôi còn đạp xe dạo quanh hồ. Không khí trong lành đã bị khói xe máy át đi phần nào, nhưng vẫn đẹp trong ánh bình minh, vẫn lãng đãng vấn vít khói sương mặt hồ khi chiều buông. Có phải cái không đủ đầy, cái không vẹn toàn làm cho người ta yêu hồ Tây hơn chăng? Ngắm hồ Tây đẹp nhất là vào một sớm mùa thu, thong thả đi dạo từ đầu đường Thanh Niên, qua đền Quán Thánh, rồi lên tận chùa Trấn Quốc. Xong, chọn một ghế đá sạch sẽ và ngồi ngắm mặt hồ.

Vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông. Tập thể dục buổi sáng ở Hồ Gươm

Câu cá bên hồ. Trích từ nhật ký “Sáng nay Hà Nội vào thu”.

Tiếp tục lên đê Yên Phụ, nơi đầu tiên nên đến là đoạn gần Khách sạn Thắng Lợi để tìm những xe hoa còn vẹn nguyên sương gió và giọt mồ hôi mằn mặn vị đất của chị hàng hoa đọng trên những cánh cúc, cánh hồng, cánh lay-ơn. Ngắm hoa, ngắm vẻ đẹp của “mùa thu vào hoa cúc” đi cùng gió heo may và mua dăm bông hoa tinh khôi về. Hoa cúc chưng được lâu, dù không có hương nhưng mùa thu về mà không có lọ cúc vàng trong nhà thì thật có lỗi với mùa thu.

Mùa thu cũng là mùa ta được hít đầy lồng ngực mùi hương nồng nàn đặc trưng của hoa sữa, nhất là độ tháng 10. Chạy xe đến phố Quang Trung, đường Nguyễn Du để tìm hoa, vẫn biết là còn sớm, vì thường hoa sữa chỉ thơm nhất cữ cuối thu, nhưng sao những ca từ trong Nhớ về Hà Nội của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, càng làm cho tình yêu mùa thu Hà Nội đậm sâu hơn “Nhớ phố Quang Trung đường Nguyễn Du, những đêm hoa sữa thơm nồng”, hay “Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm” của nhạc sĩ Hồng Đăng cũng vậy.

Một người bán cốm trước cổng vào làng Vòng

Phải, hai con phố này và cả đường Bà Triệu, đoạn gần Xí nghiệp Bánh mứt kẹo Hà Nội nữa cũng thường ngát hương hoa sữa khi thành phố lên đèn. Mùi hoa sữa ngào ngạt đến nỗi át cả mùi bánh trung thu tràn ngập vỉa hè trước cửa hàng của xí nghiệp. Bây giờ, tiếc là hoa sữa Hà Nội không còn nhiều nữa, chắc chỉ độ dăm ba chục cây là cùng.

Lòng vòng qua hồ Gươm ngắm mùa thu. Các loại xe hơi, xe máy hiện đại chạy vùn vụt trên đường, nhưng hồ vẫn dành cho người đi bộ những bất ngờ đáng yêu: một gốc cây xum xuê um tùm, một vườn hoa rực rỡ, một cầu Thê Húc duyên dáng. Khách du lịch nước ngoài thật lạ – họ đi vòng quanh hồ đến ba vòng vẫn chưa đã! Vừa đi, họ vừa thong thả nhẩn nha ngắm cảnh, chụp hình, chốc chốc lại hí hoáy ghi chép.

Một cô gái Thụy Sĩ tôi gặp trên đường vòng quanh hồ mỉm cười khi nghe tôi hỏi: “Sao bạn đi nhiều thế?”. Cô ấy giải thích rằng đến hồ Gươm vào mùa thu, cô như gặp lại bóng hình mặt hồ xanh trong phẳng lặng ở Geneve, quê hương thanh bình của cô. Vì thế, chỉ ở Hà Nội năm ngày trước khi đi Hạ Long nhưng cô đã kịp thuộc lòng gần hết những gốc cây quanh hồ. Ra thế, mùa thu còn làm những người đi xa ngóng trông về quê mẹ!

Chỉ có điều đáng buồn là mặt nước xanh của hồ chỗ gần bờ khá bẩn, có cả túi nilon bị vứt xuống. Nghe đâu, thành phố sắp triển khai dự án làm sạch nước hồ trong hai năm với sự giúp đỡ của các chuyên gia Đức. Được thế thì mừng quá, vì “lá phổi của thủ đô” phải thật trong sạch chứ.

Vòng vèo phố cổ Hà Nội. Những con phố xưa ngõ xưa với lô xô nhà cổ bé xíu, mái ngói rêu phong thâm trầm nép mình dưới những tán bàng lòe xòe tỏa bóng mát. Lá bàng vẫn xanh, lấp ló qua những tán lá thấy cả một tầng trời xanh ngắt. Đến cuối thu lá mới ngả sang màu đỏ. Dưới gốc bàng, một bà cụ đang bán cốm. Mùa thu mà được nhâm nha cốm giót với chuối trứng cuốc thì tuyệt! Phải nói nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tả cốm rất hay: “Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ. Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua”. Thứ “thời trân” quý giá ấy, món quà quê xinh xinh bọc trong những gói thơm phức ấy vẫn còn có chỗ đứng giữa thời cuộc ngày càng sôi động gấp gáp này thì kể cũng là may.

Sáng mùa thu ở hồ Gươm

Nỗi nhớ mùa thu trong tôi, một người Hà thành đang ở giữa Hà thành, đang may mắn tận hưởng vẻ quyến rũ của mùa thu chắc không thể bằng những người bạn đang xa quê hương đèn sách xứ người. Một cô bạn thân đang học ở Anh email rằng giá như được nhận chút gió heo may, chút hương cốm, cánh hoa sữa li ti và những giọt nắng thủy tinh lấp lánh thì không gì sướng hơn.

Nhà văn tài hoa Băng Sơn đã viết như thế này về mùa thu Hà Nội: “Hà Nội thu là một khao khát thèm thuồng của bao người xa quê, phải lang bạt chân trời góc bể, thậm chí dằng dặc xứ người… Mùa thu Hà Nội là mùa thu của một bến bờ neo đậu bao nhiêu thương quý nhớ nhung”!

Chiều nay, lang thang trên những con phố nồng nàn mùa thu để tìm về một thời chưa xa, bước chân tôi chợt vô tình dừng bước trước ngôi trường cũ thân thương đầy ắp những ký ức học trò đang vọng về. Ngôi trường của tôi có cái tên thật dễ gọi, dễ nhớ – Trường Bưởi – lúc nào cũng rợp bóng cây che ngút tầm mắt. Ôi, ngôi trường với những bóng cây đã che nắng, che mưa suốt thời cắp sách đến trường của tôi. Ngôi trường yêu dấu trong tâm tưởng chẳng thể nào quên những trận đá bóng thứ Tư hàng tuần, những lần trốn học đi bơi thuyền hồ Tây hay vào Bách Thảo đá cầu…

Nhìn những nữ sinh tóc dài chấm vai thong thả đạp xe với “tà áo tung bay tựa mây trắng”, tôi nhớ da diết thuở học trò đầy nghịch ngợm. Lại nhớ một ánh mắt thầm trách kín đáo hay câu nói vu vơ nhưng gửi gắm biết bao tin tưởng của cô bạn học có lúm má đồng tiền xinh xắn.

Ngày đi học, tôi thích nhất giờ tan học và thường ngẩn ngơ mỗi khi tà áo dài trắng muốt của cô bạn chầm chậm đi qua đường Phan Đình Phùng, để rồi lẽo đẽo đạp xe theo sau. Con đường này mùa thu đẹp và bình yên đến nao lòng. Những thềm lá vàng rơi lót êm bước chân người qua và xanh một khoảng trời qua kẽ lá. Người đi rồi, sau lưng vẫn “thềm nắng lá rơi đầy”.

Mùa thu Hà Nội là mùa của những cung bậc sắc thái tình cảm, xa gần nhung nhớ, là mùa của những ký ức ngọt ngào chợt ùa về, của nhớ mong yêu thương và cả giận hờn trách móc. Thế nên, chiều nay, đi ngang qua chỗ cô hàng cốm nhỏ xinh “cười như mùa thu tỏa nắng” bán những hạt ngọc màu xanh lưu ly, tôi sà xuống bảo cô bán cho một gói, rồi chọn một góc “điển hình” ngắm phố xưa Hà thành – quán trà chén vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, trước cửa trụ sở Hội Nghệ sĩ Việt Nam – để nhâm nha, thưởng ngoạn hương vị đồng quê trong tiết trời se se nhưng dịu nhẹ nắng thu, để nhớ lại thời học trò. Bên kia đường, mấy cô cậu học trò đang ôn bài dưới bóng cây hoàng lan…

 

Chọn tập
Bình luận