DÀN Ý
I. Mở bài
Giới thiệu khung cảnh ngày xuân tươi đẹp:
Em có thể tả vài sự vật đặc trưng của mùa xuân:
(VD: – Bầu trời mùa xuân chỉ có mây trắng hiền hòa trong sáng
– Đàn én liệng bay như dệt nắng xuân hồng
-Cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc
…
Em hãy kết hợp các biện pháp so sánh hay nhân hóa để bài văn được sinh động…)
-Tôi là một hạt mầm nhỏ xíu từ mẹ xoan sinh ra. Để góp vui cho cái ngày hội mùa xuân tưng bừng vui tươi đó, tôi ko ngừng cố gắng lớn lên.
II. Thân bài
Kể lại cuộc nói chuyện đó
– Buổi sáng hôm nay, tôi đang uống những giọt sương trong vắt thì nhìn thấy một bạn hạt mầm như tôi
– Tôi làm quen và trò truyện:
+Xin chào, mình là mầm xanh bé nhỏ. Rất vui được làm quen với cậu!
+Ừ! Mình hạt mầm từ mẹ mẹ xoài đấy!
-Cuộc trò truyện rôm rả bỗng chị mưa xuân dạo chơi trong vườn ban tặng những bé mưa hiền dịu. Tôi và người bạn mới uống mưa xuân
-Rồi kì lạ chưa! Tôi vươn mình lên thành một mầm non xinh xắn. Còn người bạn mới kia thì vẫn nằm im thin thít.
-Được cơ hội đó, tôi vênh lên ra oai, chê bai, dè bỉu. Còn người bạn của tôi thì buồn bã và khóc.
Đúng lúc đó gặp bác chim sâu bay qua, thấy vậy liền hỏi:
+Mầm xoài sao cháu khóc
Mầm xoài không trả lời. Tôi nhanh nhảu:
+Tại bạn ấy không lớn được như cháu!
Tôi vênh mặt lên, cong cớn đáp lại.
Bác chim sâu ôn tồn
+Mầm xoài à! Cháu đừng khóc. Bạn mầm xoan lớn là vì bạn được sinh ra trước nên sẽ lớn trước cháu! Rồi một hai hôm nữa cháu sẽ lớn thôi! Còn mầm xoan cháu không nên kênh kiệu như thế! Cháu phải biết giúp đỡ bạn bè…
Tôi ăn năn còn mầm xoài hớn hở
Bác tiếp:
-Các cháu hãy thi nhau lớn để góp phần vào khu vườn xanh bé nhỏ này! Bác sẽ chăm chỉ bắt những gã sâu độc ác! Các cháu cứ yên tâm lớn!
Tôi xin lỗi mầm xoài, bác chim bay đi, tôi thấy lòng phơi phới!
III. Kết bài
Trong ngày hội mùa xuân, tôi thực sự vui vì mình là một mầm non có ích.