Hướng Vấn Thiên đi trước tìm đường dẫn lối. Lão kéo tay áo xuống trùm kín xích sắt đi. Nếu lão không động thủ thì chẳng ai nhận ra con người béo y trọc đầu này lại là Thiên vương lão tử Hướng Vấn Thiên, một nhân vật oai phong, quắc thước.
Hai người quanh quẩn đi lại trong hang núi cho đến trưa, bỗng thấy một cây đào ở dưới thung lũng.
Trái hãy còn xanh bỏ vào miệng thấy vừa đắng vừa chát, song hai người bụng đã đói meo có đồ lót dạ là may, liền hái lấy ăn một bữa no.
Hướng Vấn Thiên và Lệnh Hồ Xung ăn xong rồi nghỉ chừng một giờ rồi lại lên đường đi cho tới lúc hoàng hôn.
Hướng Vấn Thiên đã tìm được phương hướng ra khỏi hang núi nhưng còn phải vượt qua một vách núi bích lập cao tới mấy trăm thước. Lão lại cõng Lệnh Hồ Xung lên lưng trèo một mạch.
Vượt qua vách núi rồi đến một lối đi nhỏ vòng vèo phải vạch cỏ mà đi. Nơi đây tuy cảnh vật hoang lương, nhưng không đến nỗi quá tĩnh mịch quạnh quẽ như ở dưới hang núi, thậm chí không thấy dấu vết một loài điểu thú nào, chẳng khác chi một nơi tuyệt địa.
Sáng sớm hôm sau hai người nhằm hướng đông mà đi cho tới một thị trấn. Hướng Vấn Thiên lấy trong bọc ra một tấm vàng lá bảo Lệnh Hồ Xung tìm đến một tiệm đổi thành bạc vụn.
Vào quán trọ, Hướng Vấn Thiên kêu nhà hàng sắp một mâm rượu và sai tiểu nhị lấy ra một hủ rượu lớn. Lão cùng Lệnh Hồ Xung uống hết nửa hủ đã say mèm không ăn cơm nữa. Một người gục xuống bàn mà ngủ, còn một người mê man lăn kềnh trên giường.
Hôm sau mặt trời chiếu vào khe cửa sổ, hai người mới tỉnh dậy, nhìn nhau mà cười. Hồi tưởng lại cuộc tranh đấu bửa trước ở quán lương đình và trên cầu đá tưởng chừng đã qua một đời.
Hướng Vấn Thiên nói:
– Tiểu huynh đệ! Ngươi hãy ở đây chờ ta một lúc.
Ðoạn lão ra đi lấy đến hơn một giờ.
Lệnh Hồ Xung ở quán trông đợi, trong lòng hồi hộp, chỉ lo lão lại gặp địch nhân. Chàng đang nóng lòng thì thấy lão trở về hai tay cầm vô số bao lớn nhỏ. Xích sắt trên tay không biết đi đâu mất rồi, chắc lão đã kêu thợ rèn tháo ra rồi.
Hướng Vấn Thiên mở các gói ra thì gói nào cũng toàn đồ ăn mặc rất sang trọng. Lão nói:
– Hai chúng ta đều hóa trang làm những tay đại phú thương, ăn mặc hoa lệ chừng nào tốt chừng nấy.
Ðoạn lão cùng Lệnh Hồ Xung thay đổi hết quần trong áo ngoài, mặc toàn đồ mới. Lúc ra khỏi quán đã thấy tiểu nhị dắt hai con ngựa lớn cao ngất ngưởng, yên cương mới toanh đưa lại. Ðây cũng là ngựa và Hướng Vấn Thiên vừa tậu về.
Hai người lên ngựa lỏng buông tay khấu ung dung đi về phía đông. Ði được mấy ngày thì Lệnh Hồ Xung mỏi mệt cơ hồ không chịu đựng được nữa, Hướng Vấn Thiên liền mướn cho chàng một cổ xe lớn để chàng ngồi cho tới bờ sông Vận Hà.
Hai người xuống thuyền đi về phía Nam.
Dọc đường, Hướng Vấn Thiên vung vải tiền tài. Vàng lá trong mình lão tưởng chừng vĩnh vin không bao giờ hết.
Hai người đi vào địa giới tỉnh Giang Tô, qua sông Trường Giang vào sông Vận Hà. Hai bên bờ sông này chợ búa đông đúc thật là phồn thịnh.
Hướng Vấn Thiên lại mua thêm rất nhiều đồ phục sức quí giá. Lệnh Hồ Xung thấy vậy cũng không hỏi han gì, nhất thiết để mặt lão xếp đặt.
Ði thuyền lâu ngày, Hướng Vấn Thiên ngồi nhàn kể lại những câu chuyện thú vị trên chống giang hồ. Lão đã biết nhiều hiểu rộng lại trí nhớ cường kiện. Chẳng những lão biết hết những nhân vật thành danh trong võ lâm mà còn hiểu cả đến hàng đệ tử bình thường như Lao Ðức Nặc, Thi Ðới Tử… lão
cũng kể rành mạch lai lịch và cá tính từng người, võ côngcường nhược ra sao.
Lệnh Hồ Xung nghe lão nói phải kinh ngạc đến trợn mắt há miệng, khâm phục không bút nào tả xiết.
Một hôm thuyền đến Hàng Châu, Hướng Vấn Thiên và Lệnh Hồ Xung lên đường đi bộ. Lão mua hai con tuấn mã để hai người cưỡi tiến vào thành Hàng Châu xưa gọi là Lâm An. Ðời Nam Tống dựng
làm đế đô. Thành này nổi tiếng là danh thắng. Ðường xá trong thành rất đông đúc, người đi chen vai, thích cánh ca nhạc khắp chốn vang lừng.
Lệnh Hồ Xung theo Hướng Vấn Thiên đến bờ tây hồ. Nước hồ trong biếc như gương, liu rủ phất phơ, phong cảnh tuyệt mỹ, chẳng kém gì cõi thần tiên.
Lệnh Hồ Xung nói:
– Người ta thường bảo “trên trời có thiên đường, hạ giới có Tô-Hàng”. Tô Châu tiểu đệ chưa tới bao giờ nên không biết rõ. Bữa nay nhìn thấy Tây Hồ, thì cảnh thiên đường này tiếng đồn thật đã không ngoa.
Hướng Vấn Thiên mỉm cười cho ngựa chạy đến một nơi cách bờ hồ một con đê dài, phong cảnh rất thanh tình.
Hai người xuống ngựa, buộc ngựa vào gốc cây liu rồi trèo bậc đá lên núi.
Hướng Vấn Thiên dường như đã qua chơi đất này, đường lối rất thông thuộc. Lão đi hết mấy khúc quanh đến một nơi trồng toàn mai. Những cây già vươn dài, cành lá rậm rạp. Nếu vào buổi sơ xuân
hoa mai đua nở, hương thơm ngào ngạt, màu trắng bát ngàn như biển tuyết thì người đến thưởng ngoạn khoan khoái biết chừng nào!
Hai người xuyên qua khu rừng mai tới một con đường lớn lát đá xanh rộng đến năm thước. Ðường lát đá này thông vào một tòa đại trang viện tường vây trắng xóa, cổng sơn đỏ chót.
Khi gần tới nơi, đã trông rõ ngoài cổng treo biển đề hai chữ “Mai trang” rất lớn.
Mé bên chứa bốn chữ nhỏ “Ngu Doãn Văn đề”.
Lệnh Hồ Xung ít đọc sách nên không hiểu Ngu Doãn Văn là một đại thần công đời Nam Tống có công đánh phá nước Kim, nhưng chàng cũng nhận ra mấy chữ này ngoài vẻ nho nhã còn đượm hùng khí ngất trời.
Hướng Vấn Thiên tiến lại gần thò tay ra nắm lấy chiếc vòng đồng lớn sáng nhoáng.
Lão toan giật vòng, chợt nghĩ ra điều gì liền quay lại khẽ dặn Lệnh Hồ Xung:
– Tiểu huynh đệ phải ghi nhớ nhất thiết để ta sắp đặt.
Lệnh Hồ Xung gật đầu nghĩ bụng:
– Tòa Mai trang này hiển nhiên là một biệt thự của nhà đại phú thành Hàng Châu. Chẳng lẽ chủ nhân còn là một vị danh y đương thời nữa?
Bỗng thấy Hướng Vấn Thiên giật vòng đồng bốn cái rồi dừng lại. Lão giật hai cái xong lại dừng lại một chút. Lần thứ ba lão giật năm cái, rồi cuối cùng giật ba cái nữa. Ðoạn lão buông vòng đồng lùi lại đứng sang một bên.
Sau một lúc khá lâu cánh cổng lớn từ từ mở ra. Hai lão già ăn mặc gọn gàng sóng vai đi ra.
Lệnh Hồ Xung vừa thấy không khỏi giật mình kinh hãi vì hai lão này mắt sánh như điện, huyệt thái dương nhô cao, bộ pháp vững vàng. Hiển nhiên nội công rất uyên thâm, dáng điệu bệ vệ như những nhà võ học danh gia, mà sao lại chịu làm công việc ty tiện của hàng nô bộc?
Lão già mé tả khom lưng hỏi:
– Hai vị giá lâm tệ trang có điều chi dạy bảo?
Hướng Vấn Thiên kính cẩn đáp:
– Môn hạ phái Tung Sơn và đệ tử phái Hoa Sơn có việc đến xin ra mắt Giang Nam tứ hữu tiền bối.
Người kia nói:
– Gia chủ trước nay không chịu tiếp khách.
Ðoạn lão toan đóng cổng lại.
Hướng Vấn Thiên móc trong bọc lấy một vật mở ra.
Lệnh Hồ Xung lại một phen kinh hãi vì chàng thấy trong tay Hướng Vấn Thiên cầm lá cờ ngũ sắc có đính hạt châu chiếu sáng bốn mặt.
Ngày trước Lệnh Hồ Xung đến nhà Lưu Chính Phong phái Hành sơn đã thấy lá cờ này. Nó chính là Ngũ nhạc lệnh kỳ của Tả minh chủ phái Tung Sơn.
Ngày ấy Lưu Chính Phong toan rửa tay gác kiếm thì tên đệ tử phái Tung Sơn là Thiên trượng tùng Sử Ðăng Ðạt cầm cờ này đến ngăn trở. Lệnh kỳ đưa tới đâu cũng như Tả minh chủ thân hành tới đó. Môn hạ Ngũ nhạc kiếm phái từ sư trưởng đến đệ tử chẳng ai là không tuân lệnh của người cầm
cờ này.
Lệnh Hồ Xung trong lòng xao xuyến, nghĩ bụng:
– Hướng Vấn Thiên mà lấy được cờ này thì nhất định là chuyện bất chính, không chừng lão đã giết nhân vật trọng yếu phái Tung Sơn để cướp cờ. Lão còn tự xưng là đệ tử phái Tung Sơn không hiểu mưu đồ chuyện gì?
Nhưng chàng đã hứa lời nhất thiết để mặc lão xếp đặt, đành chịu ngậm miệng, lẳng lặng chờ xem diễn biến.
Hai gia nhân vừa nhìn thấy Ngũ Nhạc lệnh kỳ cũng hơi biến sắc, đồng thanh hỏi:
– Phải chăng đây là cờ lệnh của Tả minh chủ phái Tung Sơn?
Hướng Vấn Thiên đáp:
– Chính thị!
Gia nhân mé hữu nói:
– Giang Nam tứ hữu cùng Ngũ nhạc kiếm phái trước nay không có chuyện vãng lai. Dù là Tả minh chủ thân hành tới đây gia chủ vị tất… vị tất… hà hà…
Rồi hắn dừng lại không nói nữa, nhưng ai cũng hiểu là hắn định nói: “Dù Tả minh chủ thân hành đến đây, vị tất gia chủ đã chịu tiếp kiến”.
Có điều hắn nghĩ tới Tả minh chủ phái Tung Sơn là một nhân vật vị cao vọng trọng, hắn không tiện buông lời khinh mạn. Song hiển nhiên hắn cho địa vị của Giang Nam tứ hữu còn tôn cao hơn Tả minh chủ nhiều lắm.
Lệnh Hồ Xung tự hỏi:
– Giang Nam tứ hữu là những nhân vật thế nào? Nếu quả nhiên bọn họ là nhân vật sừng sỏ trong võ lâm thì sao mình không nghe thấy sư phụ cùng sư nương đề cập đến tên tuổi bốn người nầy bao giờ?
Mình từng qua lại giang hồ đã nghe bạn hữu nhắc tới bao nhiêu cao nhân tiền bối võ lâm mà sao không thấy ai đề cập đến bốn chữ “Giang Nam tứ hữu”?
Hướng Vấn Thiên tủm tỉm cười cuốn lá Ngũ nhạc lệnh kỳ cất vào bọc rồi nói:
– Tả sư điệt của tại hạ không phải đem lá cờ này ra để hăm dọa người. Bốn vị tiền bối ở Giang Nam là những nhân vật thế nào thì còn coi lá cờ lệnh này vào đâu?…
Lệnh Hồ Xung bụng bảo dạ:
– Lão này kêu Tả minh chủ bằng sư điệt, hiển nhiên lão đã mạo xưng là sư thúc y. Thế thì câu chuyện càng đi đến chỗ rắc rối khó hiểu.
Bỗng nghe Hướng Vấn Thiên nói tiếp:
– Vì tại hạ không có duyên cớ gì để bái kiến bốn vị tiền bối Giang Nam, nên bất đắc dĩ phải đưa lá cờ này ra chẳng qua để làm tín vật mà thôi.
Hai gia nhân “ồ” lên một tiếng. Xem chừng họ nghe Hướng Vấn Thiên đề cao địa vị của Giang Nam tứ hữu, đã tỏ ra thái độ hòa hoãn.
Một lão hỏi:
– Các hạ là sư thúc Tả minh chủ ư?
Hướng Vấn Thiên lại nở một nụ cười cầu tài đáp:
– Ðúng thế! Tại hạ chẳng qua là một tên vô danh tiểu tốt trong võ lâm thì hai vị biết đến thế nào được? Tại hạ nghĩ tới ngày trước Ðinh huynh đơn chưởng đập Tứ Bá ở chân núi Kỳ Liên, lại một kiếm hàng phục được song hùng.. Thi huynh triệt giang ở Tương Bắc cứu kẻ cô đơn, một thanh “tứ kim bát
quái đao” giết chết 13 tên đầu sỏ bang Thanh Long, máu đỏ sông Hán Thủy. Những cảnh tượng oai phong lẫm liệt đó trong ký ức tại hạ vẫn còn nhớ như việc mới xảy ra.
Hai người ăn mặc kiểu gia nhân thì một người họ Ðinh, một người họ Thi đều về ở ẩn ở Mai trang.
Trước kia họ là hai nhân vật nửa theo chính đạo, nửa theo tà phái hành động rất hiểm độc. Cả hai tính khí giống nhau, sau khi hành động việc gì không chịu lưu danh. Vì thế mà võ công hai lão tuy rất cao cường, song tên họ ít người biết tới.
Hướng Vấn Thiên đề cập tới hai cuộc hành động nói trên chính là những kiệt tác đắc ý nhất của hai lão. Một là bởi thế lực đối phương rất hùng hậu, hai lão số ít địch lại nhiều người mà thủ thắng một cách mau lẹ oai hùng. Haững vụ đó đối phương sai quấy, còn hai lão thì hành động nghĩa hiệp. Những
vụ nghĩa cử này của hai lão rất ít người biết.
Ðại phàm người làm nên hảo sự tuy không cố ý tuyên dương cho mọi người hay, nhưng có kẻ vô tình biết tới thì trong lòng lại ngấm ngầm khoan khoái như mở cờ trong bụng. Ðó là thường tính của con người.
Ðinh Kiên và Thi Lệnh Oai nghe Hướng Vấn Thiên đề cập tới những hành động mà họ rất đắc ý từ 20 năm trước, nỗi hân hoan không khỏi lộ ra ngoài mặt.
Ðinh Kiên tủm tỉm cười nói:
– Những chuyện nhỏ nhặt đó phỏng có chi đáng kể? Thế mà các hạ cũng biết, đủ tỏ là tay kiến văn quảng bác.
Hướng Vấn Thiên nói:
– Trong võ lâm bọn tranh danh đoạt lợi rất nhiều. Còn kẻ sĩ thanh cao có chân tài thực học làm nên công chuyện to tát mới là đáng quý nhưng chẳng được mấy người. Nhất tự điện kiếm Ðinh đại ca và Bát phương phong vũ Thi tam ca là những tên tuổi tại hạ từng ngưỡng mộ đã lâu. Tại hạ thường nghe Tả sư điệt nói là nếu có việc thì đến Giang Nam tứ hữu ở Hàng Châu mà thỉnh giáo. Tại hạ tuy qui ẩn đã lâu, vì lòng ngưỡng vọng những muốn đến bái yết Giang Nam tứ hữu, song tự biết khó lòng được bốn vị lão gia tiếp kiến. Có điều tại hạ hy vọng được gặp hai vị Nhất tự điện kiếm và Bát phương phong vũ thì dù có phải lặn lội đường xa cũng không đến nỗi vô ích. Vì thế tại hạ nhận lời với tiểu sư điệt tìm đến Hàng Châu. Tả sư điệt bảo: Nếu y thân hành ra đi e rằng bốn vị tiền bối không chịu tiếp kiến vì gần đây
y nổi tiếng giang hồ chỉ tổ làm cho bốn vị lão gia ghét mặt. Còn tại hạ ít khi chạy chọt võ lâm may ra còn được các vị chiếu cố.
Lão nói đến đây rồi cười hề hề.
Hai lão Ðinh, Thi nghe Hướng Vấn Thiên đã hết sức phụng thừa Giang Nam tứ hữu lại đề cao giá trị của mình, trong lòng cao hứng không bút nào tả xiết, cũng đáp lại bằng mấy tiếng cười khanh khách.
Hai lão coi cái đầu trọc tếu và cái mặt béo ỵ của Hướng Vấn Thiên thật là khả ố, nhưng lời nói cùng cử chỉ của lão Hướng tỏ ra một nhân vật phong độ không phải tầm thường, nên trong lòng hai lão liền có mấy phần kính trọng.
Thi Lệnh Oai đã quyết tâm thông báo cho Hướng Vấn Thiên. Hắn quay lại nhìn Lệnh Hồ Xung hỏi:
– Còn vị này là môn hạ phái Hoa sơn?
Hướng Vấn Thiên cướp lời:
– Ông bạn đây là sư thúc Nhạc bất Quần chưởng môn phái Hoa sơn.
Lệnh Hồ Xung nghe lão Hướng nói ẩu, chàng đoán ngay lão muốn bịa tên họ cùng địa vị mình. Có điều chàng không ngờ lão lại bảo chàng mạo xưng là sư thúc của ân sư.
Tuy Lệnh Hồ Xung vẫn coi thường mọi sự, nhưng đến việc mạo nhận trưởng bối của sư phụ là một điều khiến cho chàng rất áy náy trong lòng. Chàng không nhịn được, bất giác chấn động tâm thần. May mặt chàng đắp một lớp phấn dày nên mối khích động không lộ ra ngoài.
Ðinh Kiên và Thi lệnh Oai đưa mắt nhìn nhau, trong lòng có ý hoài nghi, bụng bảo dạ:
– Tuổi tác người này tuy không biết rõ bao nhiêu, nhưng nhiều lắm chưa ngoài bốn chục thì làm sao y lại là sư thúc của Nhạc Bất Quần được?
Nên biết Hướng Vấn Thiên tuy đã thi hành thủ thuật thay đổi sắc mặt cho Lệnh Hồ Xung khiến chàng già đi rất nhiều, nhưng lão không dám min cưỡng hóa trang chàng thành một ông già quá cỡ vì e rằng làm như vậy rất d bị lộ tẩy.
Lão liền đỡ lời Lệnh Hồ Xung đáp:
– Phong huynh đệ đây còn ít hơn Nhạc Bất Quần mấy tuổi, nhưng y lại là truyền nhân duy nhất về môn “Ðộc cô cửu kiếm của sư thúc tổ y là Phong Thanh Dương.
Ðinh Kiên bất giác ồ lên một tiếng. Lão là tay kiếm thuật danh gia nghe nói Lệnh Hồ Xung tinh thông kiếm pháp không khỏi ngứa nghề. Song lão hơi ngạc nhiên vì thấy mặt chàng vàng ửng, tướng mạo bần tiện chẳng giống một nhân vật tinh thông kiếm pháp chút nào. Lão không biết những nhân vật
tiền bối phái Hoa Sơn có ai là Phong Thanh Dương hay không, thì dĩ nhiên lão còn hiểu kiếm pháp của Phong Thanh Dương thế nào được?
Ðinh Kiên đưa mắt nhìn Thi Lệnh Oai thấy lão Thi gật đầu, liền hỏi:
– Không hiểu cách xưng hô đại danh hai vị thế nào?
Hướng Vấn Thiên đáp:
– Tại hạ họ Ðồng, tên gọi Ðồng Hóa Kim, còn Phong huynh đệ đây đại danh là Phong Nhị Trung.
Hai lão Ðinh, Thi chắp tay nói:
– Bọn tại hạ ngưỡng mộ hai vị từ lâu.
Hướng Vấn Thiên không khỏi cười thầm trong bụng, vì lão bịa tên mình là Ðồng Hóa Kim, ý nói đồng hóa thành vàng, tức là của giả. Còn tên Nhị Trung là do chữ Xung tách rời ra.
Nguyên trong võ lâm không có hai nhân vật này thế mà hai lão kia cũng đem lòng ngưỡng mộ thì không hiểu ngưỡng mộ cái gì? Nên Hướng Vấn Thiên không khỏi cười thầm.
Ðinh Kiên lại nói:
– Mời hai vị hãy vào sảnh đường dùng trà tại hạ đi bẩm chủ nhân. Còn các vị lão gia có chịu tiếp kiến hay không chưa thể biết được.
Hướng Vấn Thiên cười nói:
– Hai vị cùng Giang Nam tứ hữu tuy tiếng là bộc chủ mà tình chẳng khác anh em. Chắc bốn vị tiền bối không nỡ từ chối lời thỉnh cầu của Ðinh huynh và Thi huynh đâu.
Ðinh Kiên mỉm cười đứng sang bên để nhường lối.
Hướng Vấn Thiên liền rảo bước đi vào. Lệnh Hồ Xung theo sau lão.
Hai người đi qua một cái sân lớn, hai bên tả hữu có trồng hai cây mai đã già, cành cứng như sắt.
Ðúng là lão mai.
Thi Lệnh Oai mời hai người vào ngồi. Lão ở lại bồi tiếp còn Ðinh Kiên thì vào trong nhà bẩm báo.
Hướng Vấn Thiên thấy Thi Lệnh Oai đứng chầu chực mà mình lại ngồi thì không khỏi có ý bất kính. Nhưng lão Thi lại là bộc dịnh trong Mai trang, không thể mời lão cùng ngồi được, liền nói:
– Phong lão đệ! Lão đệ hãy coi bứa họa này chỉ loáng thoáng mấy nét bút mà cứng cáp phi thường, đủ tỏ nội lực ghê gớm.
Lão vừa nói vừa đứng dậy tiến về phía bức họa treo ở mặt trước giữa nhà.
Lệnh Hồ Xung đi với Hướng Vấn Thiên ít ngày, chàng biết lão tuy là tay thông minh cơ trí hơn đời, nhưng về chữ nghĩa cùng họa phẩm lão không sở trường. Bây giờ chàng thấy lão đột nhiên ngợi khen
bức họa thì biết lão có thâm ý gì, chàng chỉ dạ một tiếng rồi cũng đứng lên đi tới trước bức họa.
Bức họa này vẽ một ông tiên quay lưng ra, nét mực lâm ly, bút lực hùng mạnh. Lệnh Hồ Xung tuy không hiểu về thủ họa nhưng cũng nhận thấy là một bức tranh dùng dùng luồng kình phác họa. Chàng lại thấy trên bức vẽ có chua dòng chữ: “Nét bút Ðan Thanh sau cơn đại túy”. Bút pháp kín đáo, nét
nào cũng như thanh trường kiếm đâm ra. Chàng liền nói:
– Ðồng huynh! Tiểu đệ coi chữ “túy” trên bức họa này thấy nó to ra rất vui mừng. Trong tám chữ dường như còn bao hàm một kiếm thuật rất cao minh.
Nguyên chàng coi bút pháp viết tám chữ và thủ thế của tiên ông trong bức họa, bất giác liên tưởng đến một thứ kiếm pháp mà chàng đã nhìn thấy trên vách đá ở hậu động phía sau núi sám hối. Chàng nhìn kỹ càng rõ nét bút bao hàm kiếm ý có nhiều chỗ rất giống.
Ngày ấy Lệnh Hồ Xung vì tỷ đấu với Ðiền Bá Quang mà đã học thuộc kỹ mọi thứ võ công trên vách đá. Bây giờ coi họa đồ, chàng liền có cảm giác rất quen thuộc.
Hướng Vấn Thiên chưa trả lời thì Thi Lệnh Oai đứng đường sau đã lên tiếng:
– Phong huynh đây quả là một kiếm thuật danh gia. Tệ chủ nhân là Ðan Thanh tiên sinh có nói hôm ấy lão gia sau lúc say rượu túy lúy vẽ ra bức này. Trong khi vô tình lão gia đã đem kiếm pháp phát huy
vào nét bút. Ðây là một kiệt tác rất đắc ý trong đời lão gia. Sau khi tỉnh rượu lão gia muốn vẽ thêm mấy bức khác cũng không được nữa. Phong huynh coi bứa họa mà biết kiếm ý thì nhất định Ðan Thanh tiên sinh coi là tri kỷ. Vậy tại hạ vào báo cho tiên sinh hay.
Lão nói xong hối hả đi vào.
Hướng Vấn Thiên đằng hắng một tiếng rồi hỏi:
– Phong huynh đệ! Té ra lão đệ hiểu cả thư họa.
Lệnh Hồ Xung đáp:
– Tiểu đệ có hiểu gì đâu, nói bừa mấy câu không ngờ lại trúng. Nếu Ðan Thanh tiên sinh đem chuyện thư họa ra mà nghị luận thì tiểu đệ tất phải lòi đuôi.
Chàng vừa nói tới đây, bỗng nghe một người lớn tiếng:
– Y coi bức họa mà thấy kiếm pháp ư? Người ấy đâu rồi? Nhãn quang y… thiên hạ ít người bì kịp.
Người này vừa la vừa tiến ra. Lão râu chùng tới bụng, tay trái cầm một cái chén uống rượu, vẻ mặt ra chiều say sưa ngây ngất.
Thi Lệnh Oai đi sau lão đáp:
– Hai vị đây là Ðồng gia ở phái Tung Sơn và Phong gia ở phái Hoa Sơn.
Ðoạn lão quay sang nhìn Hướng Vấn Thiên và Lệnh Hồ Xung giới thiệu:
– Vị này là Ðan Thanh tiên sinh, tứ trang chúa ở Mai trang.
Lão Thi ngừng lại một chút rồi tiếp:
– Phong gia vừa thấy bút họa của Ðan Thanh trang chúa đã nói ngay nét vẽ có ngụ ý kiếm thuật rất cao minh.
Tứ trang chúa Ðan Thanh đưa cặp mắt lờ đờ ngó Lệnh Hồ Xung một hồi rồi hỏi:
– Ngươi cũng hiểu bức họa và biết sử kiếm nữa ư?
Lão nói câu này tỏ ra rất vô lễ .
Lệnh Hồ Xung thấy chiếc chén lão cầm ở tay trái mầu xanh biếc đúng là chén Phí Thúy. Ðột nhiên chàng nhớ tới lời Tổ Thiên Thu ở trên sông Hoàng Hà liền nói:
– Nhắp rượu Lê hoa chung Phí Thúy, nghề chơi kể cũng lắm công phu! Uống rượu Lê hoa bằng chén Phí Thúy, tứ trang chúa quả nhiên là tay sành sỏi.
Nên biết Lệnh Hồ Xung ít đọc sách. Chàng có hiểu thi từ ca phú là gì đâu. Nhưng chàng có khiếu thông minh ai nói gì chỉ một lần là chàng nhớ ngay. Bây giờ chàng nhớ lại câu của Tổ Thiên Thu liền đọc ra mà thôi.
Ngờ đâu Ðan Thanh tiên sinh vừa nghe câu thơ, lão trố hai mắt ra nhìn rồi đột nhiên ôm choàng lấy chàng lớn tiếng reo:
– A ha! A ha! Bạn tri kỷ của ta đã tới rồi! Lại đây, lại đây! Chúng ta uống 300 chung. Phong huynh đệ! Lão phu hiếu tửu, hiếu lụa, hiếu kiếm, nên người ta kêu bằng tam tuyệt. Trong tam tuyệt lấy tửu làm đầu, nét đan thanh thứ hai, sau cùng là kiếm đạo.
Lệnh Hồ Xung cả mừng nghĩ bụng:
– Nét đan thanh mình chẳng biết chi hết. Mình đến đây để cầu trị thương tất việc động thủ tỷ kiếm không thành vấn đề. Chỉ còn uống rượu là điều mình mong muốn mà lo không được.
Chàng liền theo Ðan Thanh tiên sinh đi vào.
Xuyên qua dãy hành lang tới căn phòng ở phía tây. Rèm cửa vừa mở lên, mùi rượu xông ra ngào ngạt.
Lệnh Hồ Xung thích rượu từ thuở nhỏ nên thưởng thức rất tinh vi. Vừa ngửi thấy mùi rượu chàng đã reo lên:
– Hay quá! ở đây có mùi rượu Phần. úi chà! Thứ bách thảo tửu này e rằng cất đã 75 năm nay.
Chà! Lại hầu nhi tửu kia mới thật là khó kiếm.
Chàng vừa ngửi thấy mùi thơm của Hầu nhi tửu lập tức nhớ tới Lục sư đệ là Lục Ðại Hữu mà đồng môn thường kêu bằng Lục Hầu nhi, chàng không nhẫn nại được nữa, lòng như se lại.
Ðan Thanh vỗ tay cả cười lớn tiếng reo:
– Tuyệt diệu! Tuyệt diệu! Phong huynh đệ vừa vào tửu thất của ta đã hô lê ba thứ rượu quí mà ta vẫn cất kỹ. Phong huynh đệ quả là một tay đại danh gia về rượu. Xin lỗi nhé! Xin lỗi nhé!