ÔNG TỔ CỦA Y HỌC PHƯƠNG TÂY
“Nhân danh Apđêraôlô và các thần, tôi xin tuyên thệ: nghiêm khắc giữ lời thề, một lòng không bội ước. Đối với thầy dạy cho tôi nghề y, tôi sẽ kính trọng như cha mẹ. Đối với con tôi, con của thầy và các môn đồ của tôi, tôi sẽ hết lòng truyền thụ tri thức y học cho họ. Tôi sẽ đem hết sức lực áp dụng các cách đều trị có lợi cho người bệnh, không gây ra đau đớn và nguy hại cho người bệnh. Tôi không đưa độc dược cho bất cứ ai, cũng quyết không để người khác sử dụng nó.
Tôi giữ gìn sao cho đời sống và nghề nghiệp của tôi được trong trắng và thần thánh. Tới nhà ai, tôi cũng chỉ vì quyền lơi của bệnh nhân, sẽ tránh tất cả mọi hành động đồi bại và nhất là những cử chỉ lả lơi trên thân thể nữ giới cũng như nam giới, bất kể người đó là người tự do hay nô lệ. Những điểm liên quan đến đời sống của người khác, đáng phải giữ bí mật, mà trong phạm vi hay ngoài phạm vi nghề nghiệp tôi nhìn thấy hay nghe thấy, tôi sẽ không bao giờ tiết lộ. Nếu tôi làm trái với lời thề trên đây, xin thánh thần trừng phạt tôi”.
Đây là lời thề về đạo đức của nghề thầy thuốc (gọi tắt là y đức) mà các thầy thuốc ở phương Tây cổ đại tuyên đọc khi vào nghề. Nội dung chủ yếu rút ra từ lời thề của một vị thầy thuốc thời Cổ Hy Lạp có tên là Hippôcrat, người phương Tây tôn xưng ông là “Ông tổ của Y học”.
Năm 1948, Đại hội Hiệp hội Y học thế giới sửa chữa đôi chút lời thề này và đặt tên là “Tuyên ngôn Giơnevơ”, sau đó thông qua nghị quyết con lời thề này là quy tắc đạo đức của nghề thầy thuốc quốc tế. Qua đó có thể thấy sự cống hiến lớn lao của Hippôcrat đối với hậu thế.
Cống hiến của Hippôcrat, ông tổ của y học phương Tây, chẳng những ở chỗ lần đầu tiên định ra những qui tắc đạo đức mà người thầy thuốc phải tuân thủ, mà còn ở chỗ những quan điểm y học và thực tiễn trị liệu của ông có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của y học phương Tây sau này.
Hippôcrat sinh trưởng trong một gia đình làm nghề y lâu đời trên đảo Côx ở Tiểu Á. Ông nội và cha của ông đều là thầy thuốc, mẹ là bà đỡ đẻ. Nghề thầy thuốc ở Cổ Hy Lạp là nghề cha truyền con nối, từ nhỏ Hippôcrat đã theo cha học nghề y. Sau khi cha mẹ mất, ông đã đi nhiều nơi ở Hy Lạp, ven bờ Hắc Hải và Bắc Phi, vừa đi du lịch vừa hành nghề y, qua đó mở rộng được tầm hiểu biết, có điều kiện tiếp xúc với nền y học dân gian ở các nơi.
Thời đó, y học ở Cổ Hy Lạp bị vây hãm trong vòng mê tín tôn giáo và pháp thuật. Mọi người thông thường đều cho rằng bệnh tật là do thần “trách phạt”, cho nên khi ốm đau là vội vàng cầu cúng thần thánh. Các thầy thuốc lúc đó cũng thường là tăng lữ và pháp sư. Họ trị bệnh bằng cách niệm chú, dùng bùa phép hoặc làm lễ cầu đạo, mọi người tôn xưng họ là “thần y”. Cách chữa bệnh như vậy, kết quả ra sao ta cũng có thể biết rõ. Một hôm, trong phiên chợ, Hippôcrat nhìn thấy một người bỗng nhiên mất hết thần khí, toàn thân rủn rẩy, mặt tái ngắt, mồm sùi bọt. Những người chung quanh hoảng hốt cuống quít la lên:
– Người này trúng tà rồi? Mau mời pháp sư đến!
Vừa lúc đó có một tăng lữ đi qua, người ta vội mời ngay ông đến chữa. Vị tăng lữ nhìn người bệnh một lát rồi ngẩng mặt lên nói:
– À, người này bị bệnh do thần làm ra, phải xin thần tha thứ cho. Mau khiêng anh ta đến đền thần!
Hippôcrat bước tới nói:
– Khoan đã! Bệnh của người này không phải do thần làm ra, mà là chứng bệnh động kinh. Đưa anh ta tới đền, chẳng chữa khỏi bệnh đâu.
Vị tăng lữ trừng mắt nhìn Hippôcrat, cao ngạo nói:
– Thế nào là động kinh với không động kinh? Bệnh của người này do Thần Núi gây ra, chỉ có cầu đảo Thần Núi mới xong: Ông biết cái gì? Hãy cẩn thận, đừng có làm Thần Núi tức giận kẻo ông cũng mắc bệnh đấy!
Hippôclat không chút chần chừ:
– Chứng động kinh chẳng phải là thứ bệnh thần bí gì cả mà cũng như mọi căn bệnh khác, có nguồn gốc và tính chất, đặc điểm của nó. Chỉ có các pháp sư, giang hồ thuật sĩ và kẻ lừa đảo mới nói là bệnh do thần gây ra!
– Ông dám phỉ báng thần thánh trước mặt mọi người? Được, ông nói bệnh này không phải do Thần Núi làm thì do cái gì?
Hippôcrat trả lời dứt khoát:
– Do não gây ra! Tôi tin rằng não bộ có vấn đề mới xảy ra cơ sự thế này.
Y học hiện đại cho rằng, động kinh là một chứng bệnh rối loạn công năng đại não đột nhiên phát ra có tính tạm thời, Căn bệnh mà Hippôcrat chỉ ra là đúng; tên căn bệnh mà ông nêu ra cũng vẫn đúng đến tận hôm nay. Nhưng giải thích khoa học của ông lúc đó khó được mọi người lý giải và tiếp thụ. Trước sự thúc ép của vị tăng lữ, bệnh nhân này vẫn được đưa đến đền thần. Kết quả tất nhiên là không chữa trị được.
Lại có một hôm Hippôcrat gặp một pháp sư đang chữa bệnh cho một người bị gẫy xương. Chân phải bệnh nhân này bị bánh xe cán gẫy, nơi vết thương máu vẫn chảy, bệnh nhân đau đớn ngất đi. Nhưng pháp sư vẫn bắt người nhà bệnh nhân đỡ dậy để bệnh nhân quỳ chân trái trước mặt tượng thần, còn ông ta thì cứ lẩm bẩm một mình không biết nói cái gì.
Hippôcrat nhìn thấy không chịu được, liền bước lên nói:
Chỉ tụng niệm mà có thể chữa khỏi bệnh ư? Thật là hoang đường, chỉ làm khổ bệnh nhân thôi.
Ông pháp sư nghe thấy, quay mình lại nói:
– Niệm chú là để trừ tà, tà ma bỏ đi thì bệnh cũng sẽ khỏi.
– Ông không thấy bệnh nhân đã hôn mê đó sao?
– Xem ra ông cũng là người biết chữa bệnh, vậy ta xin hỏi, bệnh này phải chữa trị ra sao?
– Rất đơn giản, trước hết rửa sạch vết thương, sau sắp xếp lại để chỗ xương gẫy về đúng vị trí.
Cách chữa trị đối với người bị gẫy xương của Hippôcrat là phù hợp với nguyên lý khoa học.
Để chống lại khuyết tật bệnh do thần thánh gây ra, Hippôcrat đã bỏ công nghiên cứu đặc trưng cơ thể của con người và nguyên nhân gây ra bệnh tật. Qua tìm tòi nghiên cứu công phu, ông đã đề ra học thuyết thể dịch. Theo Hippôcrat, cơ thể con người được tạo nên bởi huyết dịch, niêm dịch, hoàng đảm và hắc đảm. Bốn loại thể dịch này hòa trộn và tỉ lệ trong thân thể người không giống nhau, do đó khiến cho con người có khí chất khác nhau: “Đa huyết chất”, “niêm dịch chất”, “đảm chấp chất” và “ức uất chất”. Bệnh tật chính là do sự không cân bằng giữa bốn loại thể dịch này gây ra mà thể dịch bị rối loạn là do ảnh hưởng của các nhân tố ngoại giới. Cách giải thích của ông về nguyên nhân hình thành khí chất của con người tuy không chính xác, nhưng đề xuất của ông về việc phân chia loại hình khí chất cùng tên gọi của nó thì vẫn được dùng đến hôm nay.
Vậy thì những nhân tố ngoại giới nào ảnh hưởng đến sự mất cân bằng thể dịch? Hippôcrat đã viết một trước tác y học có tên gọi (Bàn về gió, nước và địa điểm” để luận chứng cho sự ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đối với sức khỏe con người. Ông đã khuyên, người thầy thuốc khi đến một nơi nào, điều đầu tiên phải chú ý tới là phương hướng, thổ nhưỡng, khí hậu, hướng gió, nguồn nước, chất nước, thói quen ăn uống, lối sống v.v. . . của nơi đó, vì những cái đó đều có ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Một lần, có một bệnh nhân thấy phía bụng dưới rất đau, tiểu tiện không thông, tìm đến Hippôcrat để chữa bệnh. Sau khi chẩn đoán, Hippôcrat nói với người bệnh rằng chứng bệnh này là do ăn uống không dùng nước sạch. Thứ nước này lâu dần đọng thành cặn trong niệu đạo rồi thành hạt to và cứng gây ra đau đớn dữ dội, đồng thời bịt lấy đường niệu đạo khiến cho tiểu tiện khó khăn. Vì vậy ăn uống cần phải dùng nước sạch. Căn bệnh mà Hippôcrat nói tới, chính là bệnh sỏi niệu đạo. Cách giải thích nguyên nhân gây bệnh này rất gần với cách giải thích của y học cận đại.
Năm 430 tr. CN, ở Aten phát sinh bệnh ôn dịch rất đáng sợ. Nhiều người đột nhiên phát sốt, nôn mửa, gân cốt rã rời, trên mình mọc mụn nước, ít lâu sau vỡ ra, đau bụng đi tả. Bệnh dịch lan tràn rất nhanh. Khắp thành đâu đâu cũng có người chết. Ngay cả Pêriclét được mang danh hiệu tướng quân Aten cũng bị lây bệnh ít lâu sau thì thiệt mạng.
Lúc này Hippôcrat đang đảm nhiệm chức. Ngự y ở vương quốc Maxêđonia, nghe được tin này liền xin từ chức để về Aten chữa bệnh không quản hiểm nguy đến tính mệnh. Về tới Aten, một mặt ông điều tra tình hình bệnh dịch, tìm nguyên nhân gây bệnh, một mặt chữa trị và tìm cách đề phòng. Sau ít ngày, ông phát hiện thấy mọi nhà ở trong thành đều có người mắc bệnh dịch, chỉ duy nhất có nhà ông thợ rèn là chưa lây bệnh. Qua đó, ông liên tưởng – thợ rèn suốt ngày làm bạn với lửa, có lẽ lửa có thể đem dùng để phòng bệnh. Thế là khắp nơi trong thành đều đốt lửa, và quả nhiên đã ngăn chặn được dịch bệnh.
Hippôcrat còn viết một luận văn y học dưới nhan đề “Dự báo”. Ông đưa ra quan điểm thầy thuốc chẳng những phải khám bệnh cho thuốc mà còn phải dựa vào việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để dự báo chiều hướng phát triển của bệnh tật, hậu quả có thể nảy sinh, biện pháp phục hồi sức khỏe. Khái niệm “Dự báo” trong y học chính là do Hippôcrat lần đầu tiên nêu ra và vẫn còn được sử dụng tới ngày nay.
Thực tiễn khám chữa bệnh kết hợp với nghiên cứu lý luận đã giúp cho Hippôcrat tích lũy được kinh nghiệm phong phú về y học. Ông phát hiện ra nhiều điều chẳng hạn con người ở tuổi 40 – 60 dễ bị trúng phong nhất, khi mắt vàng, da vàng mà gan bị cứng là triệu chứng chẳng lành; người trước khi chết, mông tay đen lại chân tay lạnh, môi nhợt nhạt, tai lạnh và co lại, mắt mờ, v.v…Trong đó, việc miêu tả cụ thể nét mặt người sắp chết được người đời sau gọi là “nét mặt Hippôcrat”.
Trong tập “Châm ngôn”, Hippôcrat ghi lại nhiều câu nói hay, chí lý về y học và nhân sinh. Chẳng hạn như “Cuộc đời thì ngắn, chỉ có nghề nghiệp là trường tồn”, “Cơ may thường khó gặp, thí nghiệm phải mạo hiểm, quyết đoán càng quý giá”, “Tham ăn thì ốm xác”, “Tự nhiên mà mệt mỏi là triệu chứng của tật bệnh”, “Ăn uống đơn sơ nĩa ngon miệng còn tốt hơn là ăn uống cao sang mà không hợp khẩu vị” v.v. . . Cho đến hôm nay, những danh ngôn này vẫn còn gợi mở cho chúng ta nhiều điều cần suy ngẫm
Nghe tin sắp triệu tập Đại hội công dân, chàng trai Aten 18 tuổi Đêmôsten rất hồi hộp. Anh đã chuẩn bị một bài diễn thuyết dài và đã luyện tập nhiều lần, nghĩ rằng lần này chắc sẽ làm rung động lòng người. Cứ nghĩ lại mấy lần diễn thuyết trước bị thất bại, trong lòng anh không khỏi có chút lo lắng.
Cuối cùng Đại hội đã được triệu tập. Lần tranh luận này là vấn đề dân chủ và độc tài. Đêmôsten mặc lễ phục mầu vàng nhạt, đầu đội vòng nguyệt quế, vội vàng bước lên diễn đàn.
– Ồ, lại là anh ta…
Trong đám đông người nghe vẳng lại tiếng cười chế giễu. Đêmôsten nghe thấy, anh lấy lại can đảm và bắt đầu diễn thuyết.
– Các bạn công dân, vấn đề tôi muốn nói là Aten phải kiên trì chế độ dân dân chủ. . .
Chẳng ngờ Đêmôsten nói câu đầu tiên đã lắp bắp, phát âm cũng không chuẩn. Anh luống cuống, người nóng ran, trán lấm tấm mồ hôi. Trong lòng lo lắng lại không tránh được thói quen nhún vai, thế là người nghe bắt đầu lao xao. Từ lúc đó tiếng nói của anh cứ nhỏ dần.
Một người đứng phía sau lớn tiếng nói:
– Thôi đi, anh chàng kia! Anh nói cái gì mà chúng tôi chẳng nghe rõ…
Hãy về nhà học nói chuyện với mẹ đã rồi hẵng đến đây!
Trong đám người nghe, rộ lên một trận cười.
Đêmôsten buộc phải lẳng lặng bước xuống. Sợ người quen nhìn thấy, vừa bước ra khỏi hội trường, anh hai tay che mặt vội vã chạy về nhà.
Chàng trẻ tuổi này vì sao lại thích diễn thuyết như vậy? Số là khi còn nhỏ, chàng đã được nghe một người nói chuyện nổi tiếng diễn thuyết tại tòa án. Lần nghe diễn thuyết ấy làm cho anh cảm động sâu sắc. Từ đó anh thích nghiên cứu thuật hùng biện, quyết chí làm một diễn thuyết gia. Nhưng sự việc lại chẳng hề đơn giản. Ở Aten, nơi mà thuật hùng biện phát triển cao độ, không kể là ở tòa án, trên phố xá, quảng trường hoặc trong Đại hội công dân; luôn luôn có những cuộc tranh luận của các diễn thuyết gia giàu kinh nghiệm. Yêu cầu của người nghe rất cao, nói năng phải hấp dẫn. Người diễn thuyết chỉ cần dùng một từ không thích đáng, một cử chỉ giơ tay không đúng lúc hay một động tác khó coi đều khiến mọi người cười chế giễu, nhiều lúc làm cho người diễn thuyết chịu không nổi buộc phải đi xuống. Huống hồ, Đêmôsten hầu như chẳng có một chút thiên bẩm nào để làm diễn thuyết gia cả. Anh sinh ra đã nói lắp, giọng nói yếu ớt, lại có thói quen hay nhún vai. Lần thất bại hôm nay khiến anh buồn bã chán nản chẳng còn nghĩ tới việc diễn thuyết nữa.
Đêmôsten đi trên đường, đầu cúi gằm phía trước. Một diễn viên nổi tiếng Aten đang đi tới. Ông thấy Đêmôsten dáng vẻ bực bội, đoán rằng anh hẳn có điều gì không vui liền hỏi:
– Chàng trai, lại có chuyện gì phải không?
– Ôi, thật đen đủi, buổi diễn thuyết hôm nay lại thất bại rồi! Đêmôsten phẩy phẩy tay chán ngán nói – Mọi người không cần biết tới nội dung sâu sắc trong bài diễn thuyết của tôi, chỉ cố tình chọc ghẹo…
Chà, lại thế nữa kia? – Người diễn viên giọng an ủi – Không sao, tôi sẽ giúp cậu, nào lại đây, cậu hãy đọc cho tôi nghe một đoạn lời thoại trên sân khấu.
Người diễn viên tiện tay mở vở bi kịch “Prômêtê”, chỉ cho anh một đoan. Đêmôsten đọc xong, người diễn viên cũng đọc lại đoạn này: Đêmôsten thoạt nghe đã giật mình kinh ngạc. Giọng đọc và cử chỉ của ông sao lại diễn cảm đến như vậy, tự nhiên đến như vậy, còn mình thì quá ư kém cỏi.
Từ đó, Đêmôsten đã theo học vị diễn viên này. Hàng ngày từ sáng sớm đến đêm khuya, anh chăm chỉ luyện giọng, thay đổi cách phát âm. Anh đã tập được thói quen nói to, cao giọng. Ngay cả khi leo núi hay tản bộ bên bờ biển, anh cũng gắng sức làm cho âm thanh tiếng nói của mình át được tiếng gió, tiếng sóng biển. Để sửa tật nói lắp, phát âm rõ ràng, anh đã ngậm một viên sỏi trong mồm để luyện tập phát âm.
Đêmôsten chẳng những luyện tập giọng nói, mà còn ra sức nâng cao trình độ văn học của mình. Anh quan tâm nghiên cứu thi ca, thần thoại Hy Lạp, đọc thuộc những vở bi kịch, hài kịch được lưu hành lúc đó, còn nghiên cứu tỉ mỉ về thể loại và phong cách của một số nhà sử học nổi tiếng. Khi ấy, Platôn – nhà triết học Aten – thường đăng đàn diễn thuyết ở các Đại hội, được thừa nhận là bậc thầy về diễn thuyết có phong cách độc đáo. Mỗi lần ông diễn thuyết, Đêmôsten đều đi nghe và chú tâm nắm bắt học hỏi kỹ xảo diễn thuyết của vị đại sư này.
Trải qua hơn mười năm gian khổ rèn luyện, cuối cùng Đêmôsten đã đạt được mục đích. Năm ông 30 tuổi đã trở thành một diễn thuyết gia ưu tú.
Chiều tà một ngày năm 388 tr. CN, một tin dữ truyền tới Aten. Vua nước Maxêđônia là Philip II đã thống lĩnh đại quân, xâm nhập bán đảo Hy Lạp, đang tiến về hướng thành Aten. . .
Toàn thành Aten náo động. Những đống lửa được đốt lên trên các phố. Đó là tín hiệu thông báo triệu tập khẩn cấp Đại hội công dân.
Sáng sớm hôm sau, đám đông người lo lắng kéo tới hội trường Đại hội công dân. Chủ tọa hỏi:
– Đại quân Maxêđônia sắp đánh đến nơi, chúng ta phải làm gì?
Mọi người đưa mắt nhìn về phía Đêmôsten, vì họ biết rằng ông là một nhà yêu nước nhiệt thành và từ lâu đã nhắc nhở mọi người chú ý tới dã tâm của Philip II.
Đêmôsten bước lên diễn đàn. Ông vẫn mặc bộ lễ phục màu vàng nhạt đầu đội vòng nguyệt quế. Lần này không ai cười nhạo nữa mà đều nhìn ông với vẻ kính phục và chờ đợi.
Hỡi các công dân, hãy bình tĩnh? Người Aten có truyền thống dân chủ chẳng lẽ lại khuất phục Philip II độc tài hay sao? Không, không bao giờ! Hỡi các công dân, hãy dũng cảm lên! Người Aten có lòng yêu nước và tinh thần hy sinh lại bị bọn xâm lược đã man chinh phục ư? Không, không bao giờ! Hỡi các công dân, những người Aten quang vinh, hãy đoàn kết lại, hãy hành động, thắng lợi đang trông chờ, thắng lợi mai ngày sẽ… Bài nói chuyện khích lệ lòng người của Dêmôsten đã làm toàn hội trường vang lên những tràng vỗ tay dài. Nhưng đúng vào lúc này, một diễn thuyết gia tên là Ôskini rảo bước lên diễn đàn, hét to:
– Các người chớ có nghe những lời kích động mê hoặc lòng người của ông ta, ông ta đang dẫn các người đến vực thẳm chết chóc đấy! Lần này Philip II đến, không phải để thôn tính chúng ta mà là muốn đàm phán với chúng ta…
Đêmôsten lập tức phản bác:
– Nói bậy! Philip II là một kẻ có dã tâm người đời ai cũng biết, Trước đây không lâu, y đã thôn tính các thành bang quanh Maxêđônia. Ai chống đối lại, y liền bắt mọi người trong thành làm nô lệ. Philip II từ lâu đã có ý đồ thôn tính toàn Hy Lạp. Y chính là kẻ thù nguy hiểm nhất của Aten và của toàn Hy Lạpl ở đây, chúng tôi lại muốn chất vấn ngài Ôskini: Vì sao ngài lại biết Philip II không phải đến để xâm lược mà đến để đàm phán?
Mọi người cùng la ó:
– Đúng! Ôskini hãy trả lời đi!
Ôskini có phần lúng túng. Hôm qua, Philip II đã cho người bí mật đến Aten mang theo nhiều vàng bạc mua chuộc ông ta, muốn ông ta trong Đại hội hôm nay dùng tài ăn nói của mình biện hộ cho hành vi xâm lược của Philip II. Vì thế ông ta cố trấn tĩnh, ra sức bảo vệ cho Philip II.
Đêmôsten nói tiếp:
– Các bạn có thể thấy rõ, những người chủ trương đầu hàng Maxêđônia đều là số người giàu có. Vì một khi người Maxêđônia đến, họ chẳng những có thể giữ gìn được của cải, mà còn có thể phát tài nữa – Ông ngừng lại giây lát. Khi con thuyền Aten chưa bị chìm, những người trên thuyền bất kể già trẻ đều phải ra tay cứu nguy. Kẻo một mai sóng to lật thuyền thì mọi thứ đều chấm hết, mọi nỗ lực đều uổng phí.
Lời hùng biện của Đêmôsten được tán thưởng bằng những tràng vỗ tay vang như sấm. Mấy người thân Maxêđônia lên diển đàn tranh luận với ông, lại có nhiều người lên ủng hộ ông. Hội trường chia thành hai phe, phe kháng chiến và phe thân Maxêđônia, hai bên tranh cãi kịch liệt. Đêmôsten diễn thuyết với những ngôn từ như bốc lửa và tài hùng biện giàu sức thuyết phục của ông đã làm rung động trái tim người Aten. Cuối cùng Đại hội đã thông qua nghị quyết đem quân đánh trả Maxêđônia, những người ủng hộ Maxêđônia bị đưa ra toà án xét xử.
Đêmôsten, chàng trai trẻ tuổi năm nào bị mọi người cười chế giễu phải cúi đầu bước xuống diễn đàn, giờ đây chẳng những đã trở thành nhà hùng biện nổi tiếng mà còn được bầu làm lãnh tụ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Maxêđônia.
Đêmôsten bắt tay ngay vào việc chỉnh đốn hải quân. Ông đem mọi khoản chi tiêu cho lễ hội ca kịch bổ xung vào ngân sách quân sự, ông còn đi thăm nhiều thành bang Hy Lạp, kêu gọi họ đoàn kết nhất trí với Aten, kiên quyết chống lại Maxêđônia.
Nhưng do Aten nội bộ chia rẽ, nên quân Aten đã bị đánh bại trong chiến dịch Kêrônê năm 338 tr. CN. Dưới sự vận động của phe thân Maxêđônia, Aten đã phải quỳ gối trước Philip II. Từ đó, Aten mất tự do và độc lập, Đêmôsten buộc phải rời Aten lưu vong nơi đất khách. Năm 323 tr. CN, người kế vị Philip II là Alêcxăng qua đời, Đêmôsten trở về Aten tổ chức phong trào chống Maxêđônia, nhưng sau thất bại ông phải tự sát.
Đêmôsten tuy đã qua đời, nhưng những bài diển thuyết của ông chống quân Maxêđônia xâm lược được in thành tập sách có nhan đề ”Nói chuyện với Phillp II” đã được lưu hành rộng rãi. Những lời nói như bốc lửa của nhà hùng biện này vẫn mãi mãi làm rung động trái tim của hàng ngàn vạn độc giả hôm nay.
Quốc vương Maxêđônia Philip II mua được một con ngựa quý chưa thuần dưỡng, bèn quyết định đưa ngựa ra kiểm tra tại quảng trường ngoại ô. Hôm đó, trời trong sáng mát mẻ, Quốc vương cùng đoàn tùy tùng đi tới bãi luyện ngựa.
Quốc vương đứng trên khán đài, tuốt thanh bảo kiếm sáng loáng nói:
– Ai là người đầu tiên thuần phục được con ngựa này, ta sẽ tặng người đó thanh kiếm này!
– Có thần, có thần!
Mười mấy kỵ sĩ cùng lúc đứng dậy. Quốc vương chỉ định Vệ đội trưởng ra thử trước.
Vệ đội trưởng nắm chặt giây cương, nhảy lên bụng ngựa. Con ngựa bất kham nhảy tung bốn vó lên, chớp mắt đã hất Vệ Đội trưởng ra khỏi mình ngựa. Khắp sân rộ lên một trận cười. Tiếp có, một kỵ sĩ khác bước ra sân nhưng rồi cũng bị hất tung xuống đất thảm hại hơn. Các kỵ sĩ giỏi đều lần lượt cưỡi thử nhưng tất cả đều thất bại. Quốc vương tra gươm vào vỏ, giọng không vui:
– Thôi, dắt ngựa đi!
Thưa cha, hãy khoan…- Người con trai 12 tuổi của Quốc vương là Alêcxăng chạy vội đến trước mặt cha – Đây là một con ngựa rất hay, chỉ vì họ non gan nên bị ngã mà thôi.
– Còn nhỏ như con mà có thể thuần phục được ngựa ư? Sao lại dám chê cười các bậc đàn anh?
– Chỉ xin cha cho phép, con nhất định thuần phục được nó.
Mọi người trên sân đều cười ồ. Chẳng ngờ Quốc vương lại đồng ý.
Alêcxăng mạnh dạn bước đến bên con tuấn mã, nắm lấy dây cương, kéo đầu ngựa quay về hướng mặt trời. Vì cậu vừa để ý thấy hình như con ngựa sợ nhìn ánh nắng mặt trời. Sau đó, cậu vuốt ve vỗ về con ngựa rồi thoắt một cái tung mình nhảy lên. Con ngựa liền chồm hai chân trước dựng đứng rồi lại tung hai chân sau hất ngược lên, bốn chân đá lung tung, nhưng chàng “tiểu kỵ sĩ” vẫn ngồi vững vàng trên lưng ngựa. Bỗng con ngựa lao vút đi như tên bay, trong chốc lát đã mất hút khỏi tầm nhìn. Quốc vương và mọi người trên sân đều vô cùng lo lắng, sợ cho cậu bé lành ít dữ nhiều. Nhưng không lâu đã thấy Alêcxăng ngồi trên lưng tuấn mã đẫm mồ hôi trở về. Cậu nhẹ nhàng khéo léo nắm giữ dây cương, con ngựa bất kham đã ngoan ngoãn phục tùng sự điều khiển của cậu. Tận mắt nhìn thấy vậy, mọi người đều sửng sốt đứng ngẩn ra.
Từ đó, Philip II càng thêm yêu quý Alêcxăng, đã cho mời nhà triết học Aristốt, một học giả nổi tiếng Hy Lạp về dạy cho Alêcxăng. Aristốt đã cố công làm cho học trò của mình yêu quý và kính trọng nền văn hóa Hy Lạp. Trường ca Hôme vĩ đại trở thành tác phẩm yêu thích nhất của Alêcxăng. Tập thơ “Iliat” là sách gối đầu giường của cậu. Cậu mong muốn sẽ noi theo người anh hùng Asin trong bản trường ca lập được công trạng lớn lao cho đất nước Maxêđônla.
Tháng 8 năm 338 tr. CN. Quốc vương Philip II quyết định khống chế toàn bộ Hy Lạp. Vì vậy ông đã định ra một loại trận pháp mới, gọi là “thế trận, Maxêđônia”. Lúc sắp xuất quân, Philip II nói với Alêcxăng:
– Ta đã già rồi, chẳng còn đánh được mấy trận nữa, con hãy vì ta luyện tập tốt trận pháp mới, sau này kế nghiệp ta!
Alêcxăng liền hỏi lại:
– Thưa cha, vì sao cha không dành cho con một chỗ?
– Con hỏi có ý gì vậy?
– Lần này cha đánh chiếm Aten, sau đó lại đánh Ba Tư, Ấn Độ. Cha đánh hết mọi nơi, còn chỗ nào cho con đánh nữa?
Philip II cười lớn:
– Hay lắm, có chí khí? Được, lần này hãy theo ta!
Alêcxăng được bổ nhiệm làm phó Thống soái quân đội Maxêđônia. Năm đó ông mới 18 tuổi.
Khi quân Maxêđônia đến gần thành Kêrônê ở trung bộ Hy Lạp thì gặp liên quân các thành bang Hy Lạp. Tại đây, hai bên đã mở một trận đại quyết chiến.
Trước lúc rạng đông, quân Maxêđônia đã bày xong trận thế hình vuông. Các binh lính xếp thành hàng dọc 16 lớp, mỗi người đều mang một tấm lá chắn lớn che đỡ toàn thân và vũ trang bằng một cây giáo dài đến 5 mét. Các binh lính hàng đằng sau gác cây giáo dài trên vai binh lính ở hàng trước. Như vậy binh lính ở hàng trước được mấy lớp giáo dài vươn ra bảo vệ, toàn bộ thế trận hình vuông hành động như một chỉnh thể. Thế trận hình vuông lại chia thành hai cánh, Philip II đích thân chỉ huy cánh phải, cánh trái do Alêcxăng chỉ huy. Trận quyết chiến kéo dài, hai bên đều chưa phân thắng bại. Nhưng rồi người đầu tiên giành được thắng lợi là Alêcxăng. Ông chỉ huy đội quân cánh trái giáng một đòn trí mạng vào “đội quân thần thánh” của người Têbis được coi là thiên hạ vô địch lúc đó. Trái lại, cánh quân của cha ông, Philip II lại bị thua trận. Liên quân đột phá đội ngũ quân Maxêđônia, đè bẹp họ. Phía liên quân say sưa vì thắng lợi. Một võ quan hô lớn:
– Hãy theo ta, đuổi hết bọn Maxêđônia đi!
Mọi người ào ào xung phong, tự làm rối loạn đội ngũ mình.
Alếchxăng đứng trên điểm cao quan sát trận đánh, quả quyết nói:
– Chúng không thể thắng được.
Ông nhanh chóng giúp đỡ cha mình thay đổi đội hình trận thế, xông vào đám liên quân. Kết quả bên liên quân tan vỡ, Philip II giành toàn thắng. Trận đánh này đã quyết định số phận của Hy Lạp. Năm sau, Philip II triệu tập hội nghị toàn Hy Lạp ở Côrinh, tuyên bố tự mình làm Thống soái của quân đội Hy Lạp, qua đó đã xác định địa vị lãnh đạo của Maxêđônia đối với các thành bang ở Hy Lạp.
Năm 336 tr.CN, Philip II khi tham dự lễ cưới của con gái thì bị ám sát chết, Alêcxăng lên nối ngôi, năm đó mới 20 tuổi.
Một hôm, Alêcxăng triệu kiến sứ thần vừa từ Aten trở về, hỏi ông ở đó có phản ứng gì sau khi Philip II qua đời. Sứ thần ấp úng không trả lời rõ ràng. Alêcxăng liền rút bảo kiếm ra quát lên:
– Ngươi không nói thật thì hãy cẩn thận cái đầu ngươi! Còn nói thật, nhất định có trọng thưởng!
Sứ thần lắp bắp:
– Xin vâng! Người Aten nghe tin Tiên vương qua đời đều vui mừng. Đêmôsten mặc trang phục ngày hội, đầu đội vòng hoa, trong cuộc họp ở Aten đã chúc mừng “tin tốt lành” này. Thậm chí ông ta còn khinh miệt gọi bệ hạ là “đồ trẻ con”. . .
– Ha, ha. . , – Alêcxăng cười lớn. Ta đâu còn nhỏ nữa. Chờ đến khi đại quân của ta đến chân thành, bọn chúng sẽ biết ta lợi hại như thế nào.
Nói rồi, Alêcxăng vung thanh kiếm, hô to:
– Bay đâu, chuẩn bị xuất phát.
Ít lâu sau, quân đội của Alêcxăng bí mật tiến đến gần thành Têbis. Lúc này ở Têbis đã bắt đầu cuộc khởi nghĩa chống Maxêđônia. Alêcxăng bao vây chặt thành Têbis, buộc mọi người phải giao nộp thủ lĩnh quân khởi nghĩa. Người Têbis cự tuyệt, nghĩ rằng Alêcxăng đã chiu sự dạy dỗ của nhà học giả Hy Lạp Aristôt sẽ không thể hủy diệt thành phố vẻ vang cổ xưa nhất của Hy Lạp. Nhưng Alêcxăng đã biến thành phố Têbis thành một đống đổ nát hoang tàn, cư dân toàn thành đều bị bán làm nô lệ, di tích lịch sử cũng như học giả nổi tiếng đều không thoát khỏi số phận nghiệt ngã. Khi thủ lĩnh phe đầu hàng Aten là Ôskini dẫn sứ đoàn đến xin yết kiến Alêcxăng, cầu, mong ông tha thứ, Alêcxăng vỗ vỗ đầu đối phương cười nói:
– Các ngươi chẳng đã gọi ta là “đồ trẻ con” đó sao? Lại còn tìm đến ta làm gì?
Ôskini cúi đầu nói:
– Không, không dám, không dám, đó là lời nói hỗn láo của Đêmôsten, còn toàn thành Aten chúng tôi đều chào mừng? Đức vua giáng lâm. . .
– Chào mừng ta, thế cũng tốt – Alêcxăng chậm rãi nói – Vậy thì theo như cách phụ vương ta đã làm, hãy triệu tập hội nghị toàn Hy Lạp tại Côrinh!
Một tháng sau, hội nghị Côrinh được triệu tập. Các thành bang Hy Lạp đều cử người đến triều kiến Alêcxăng. Alêcxăng tuyên bố mình là Thống soái tối cao của liên quân Hy Lạp – Maxêđônia.
Từ đó dã tâm xâm lược của Alêcxăng ngày càng lớn. Mùa xuân năm 334 tr. CN, Alêcxăng thân chỉ huy 35.000 quân và 160 chiến thuyền, mở đầu cuộc viễn chinh sang Ba Tư phương Đông. Trước lúc xuất quân, Alêcxăng đem tất cả ruộng đất, nô lệ và súc vật của mình phân chia cho mọi người.
Một vị tướng không hiểu việc làm này, liền hỏi:
“Thưa quốc vương, người đem toàn bộ tài sản ra phân chia hết, thế thì còn giữ lại cho mình cái gì?
– Niềm tin? – Alêcxăng nói – Ta giữ lại cho mình niềm tin, cái đó sẽ mang lại cho ta sự giàu có vô cùng…
Các viên tướng xúc động trước quyết tâm của vị Quốc vương trẻ tuổi, hăng hái chuẩn bị tiến sang phương Đông để cướp thêm nhiều của cải.
Trên đường tiến quân, quân viễn chinh đã chiếm được một tòa thành ở Tiểu Á. Có người mời Alêcxăng tới xem một cỗ chiến xa của vị Hoàng đế trong thần thoại. Trên xe có hai nút thắt kỳ lạ bện bằng dây. Truyền rằng Hoàng đế có lời tiên tri: ai cởi được nút dây, người đó nhất định sẽ chiếm lĩnh được toàn bộ Châu Á. Alêcxăng thử cởi nút dây, nhưng không kết quả. Ông chẳng chút băn khoăn, giơ cao thanh kiếm của vua cha ban cho, chém xuống chặt đứt nút dây thành hai nửa. Rồi ông vung bảo kiếm lên nói:
– Bất kể nút thắt nào, Châu Á vẫn phải khuất phục dưới lưỡi kiếm của ta!
Năm 327 tr. CN, đội quân viễn chinh của Alêcxăng đã chinh phục được Ba Tư, tiếp đó xâm nhập Ấn Độ. Khi đại quân tiến tới một sông nhánh của sông Inđus thì bỗng nhiên nảy sinh vụ nổi loạn của binh sĩ. Họ kéo nhau thành từng đoàn, từng đội đến trước dinh trại của Alêcxăng, ném vũ khí xuống đất, ôm đầu khóc lóc, đòi để họ rời Ấn Độ về nước. Sự việc là như thế này. Sau khi đánh chiếm Ba Tư, Alêcxăng ham mê cuộc sống xa hoa của Quốc vương Ba Tư. Ông đã chiếm đoạt vợ và con gái của Quốc vương Ba Tư, bổ nhiệm nhiều người Ba Tư làm võ quan chỉ huy binh sĩ Maxêđônia. Hôm đó một võ quan Ba Tư cãi nhau với võ quan Maxêđônia, có ý hạ nhục người Maxêđônia khiến binh sĩ Maxêđônia vô cùng tức giận. Họ cho rằng Alêcxăng đã thay lòng đổi dạ, không cần đến người Maxêđônia nữa, nên lũ lượt kéo tới đòi cho họ rời quân ngũ về nước.
Thật ra đây chỉ là một dây dẫn lửa. Binh sĩ Maxêđônia từ khi xa nhà vào cuộc viễn chinh đã nếm chịu nhiều gian khổ cay đắng, chết chóc, thương vong. Trước mắt khó mà chịu đựng nổi cái nắng nóng, mưa bão, tật bệnh ở Ấn Độ, lại thêm cảnh xa nhà, xa quê hương đã lâu, ai cũng nhớ mong người thân. Vì thế khi võ quan Ba Tư sỉ nhục binh sĩ Maxêđônia, tâm trạng bất mãn của binh sĩ liền bùng nổ tức khắc.
Mấy hôm đó, Alêcxăng đang ốm, nằm nghỉ trong doanh trại. Nghe tin này liền ra ngay khỏi hành dinh, nhảy lên đứng trên một tảng đá, ôn tồn nói:
– Hỡi các dũng sĩ! Hỡi đồng bào! Bây giờ ta muôn nói với các ngươi, không phải cốt để ngăn trở nguyện vọng được trở về nhà của các người. Đối với ta mà nói, các người muốn đi đến đâu cũng được. Nhưng các người thử nghĩ xem, nếu như bỏ đi hết thì còn coi ta ra gì? – Nói tới đây, giọng ông đanh lại – Ta với các ngươi, ăn cùng mâm, ngủ cùng chốn. Các ngươi nhìn xem, khắp thân thể ta, không chỗ nào không có vết thương, không có thứ vũ khí nào không để lại thương tích trên người. Các ngươi, có người ngã bệnh, nhưng ta cũng mang bệnh. Tất cả những chuyện đó là vì ai. Tất cả là vì các ngươi, vì niềm vinh dự của các ngươi, vì sự giàu có của các ngươi!
Đám đông im phăng phắc. Alêcxăng thấy lời nói của mình có hiệu quả, càng phấn chấn, thao thao bất tuyệt nói lại những công lao của mình. Ông nhắc lại đã chiếm lĩnh Hy Lạp như thế nào, đã cùng họ chinh phục được cả đế quốc Ba Tư rộng gấp 50 lần đất nước Maxêđônia, tiêu diệt mấy chục vạn quân Ba Tư. Tiếp đó lại chinh phục Ai Cập ra sao, được tăng lữ Ai Cập tôn xưng là “Con của Thần Mặt Trời”, rồi lại chiếm được thành Babilon nổi tiếng ở phương Đông, được vinh phong là “Vua Babilon và vua của bốn phương vũ trụ” như thế nào. . .
Các binh sĩ công nhận những lời nói của Alêcxăng đều là những lời nói thật. Quả vậy, ý chí kiên nghị, trí dũng song thân, chiến công hiển hách của ông đã tạo dựng nên một Đại đế quốc Maxêđônia rộng lớn, phía Đông bắt đầu từ sông Inđus, phía Tây tới tận sa mạc Sahara. Nhưng ông chỉ ham muốn chiến công không quan tâm tới sự mệt mỏi và hy sinh của các binh sĩ, nên đã gây ra chiến tranh liên miên. Tính tình ông lại hung bạo tàn nhẫn với mọi người. Ông đã dùng tên nỏ bắn chết một quan tư lệnh phản đối ông, giết luôn cả người cha của viên tư lệnh này – một lão tướng có uy vọng nhất trong quân đội Maxêđôma. Trong một bữa tiệc, ông đã ra lệnh xử tử một viên thống soái rất trung thành với ông. Cách đây không lâu, lại giết hại một vị sử quan theo ông đi viễn chinh, chỉ vì vị sử quan này công khai phản đối ông có ý đồ muốn áp dụng nghi lễ quỳ lạy kiểu phương Đông. Các binh sĩ còn nhớ rõ, sau khi đánh chiếm được một thành thị lớn ở Ba Tư, họ đã thu được rất nhiều của cải. Để vận chuyển số của cải này đã phải dùng tới 3000 lạc đà và 1000 cặp lừa ngựa. Nhưng binh sĩ được chia, chỉ là một phần rất nhỏ trong đó…
Alêcxăng nói xong, đưa tay lau mồ hôi lấm tấm trên trán, đi tới trước binh sĩ, ôm hôn họ, cầm vũ khí lên đặt vào tay họ. Có mấy binh sĩ cảm động, ôm hôn ông rồi quay về doanh trại. Nhưng còn số đông vẫn không lên tiếng, lặng lẽ đứng đó Một hồi lâu, Alêcxăng thấy không có cách nào khác đành phải đồng ý cho một bộ phận binh sĩ lớn tuổi và bị thương tật được quay về Maxêđônia.
Nhưng sau đó mấy ngày đã có hơn một vạn người bỏ đi. Để khống chế quân sĩ, Alêcxăng đã bắt một võ quan và mười binh sĩ Maxêđônia cầm đầu cuộc nổi loạn này đưa đi xử tử. Như thế lại làm binh sĩ càng thêm bất mãn, không chịu đi tiếp. Alêcxăng bèn triệu tập hội nghị các võ quan chỉ huy, yêu cầu các võ quan phải quản chế chặt chẽ hành động của binh sĩ. Nhưng phần lớn võ quan đều chủ trương về nước. Trong tình thế đó, Alêcxăng đành phải ra lệnh lui quân.
Đại quân men theo sông Inđus, rút về hướng Tây nam. Qua mấy tháng hành quân, các đơn vị đã tới cửa sông Inđus đổ ra biển Ôman. Tại đây sau khi làm lễ hiến tế, tiệc tùng, quân đội chia thành hai ngả. Một ngả đi đường biển rút về phía Tây, một ngả băng qua sa mạc trở về Babllon.
Alêcxăng thân chinh thống lĩnh cánh quân đi theo đường bộ, tiến vào vùng sa mạc mênh mông. Do khí hậu nóng nực, đói khát, lại thêm các thứ bệnh tật lan tràn, rắn rết cắn đốt, rồi còn bị quân địch tập kích, nên hành quân rất chậm chạp, người ngựa bị tổn thất nặng nề. Các binh sĩ áo quần tơi tả, đi chân đất; thương bệnh binh và các binh sĩ rớt lại sau bị khốn nơi sa mạc cũng dần dần bỏ mạng. Không ít binh sĩ công khai bày tỏ sự bất mãn đối với cuộc viễn chinh, thậm chí còn tổ chức bạo động. Đến năm 325 tr.CN, đám tàn quân mới về tới Babilon. Cuộc đông chinh của Maxêđônia kéo dài 10 năm đến đây kết thúc.
Sau khi về tới Babilon, Alêcxăng lấy thành Babilon làm kinh đô mới của đế quốc Maxêđônia. Ông rất muốn làm cuộc viễn chinh nữa sang phương Tây, chinh phục Bắc Phi và Italia. Mùa hè năm 828 tr. CN, kế hoạch viễn chinh của ông đã chuẩn bị xong xuôi, song những ngày cuối cùng của ông đã đến.
Một hôm, Alêcxăng làm lễ tế thần như mọi khi, cảm tạ thần linh ban cho ông may mắn. Tối hôm đó ông cùng uống rượu mua vui với một chiến hữu rồi đi tắm. Đột nhiên ông phát sốt, không ngồi dậy nổi. Nhưng hàng ngày ông vẫn triệu kiến các tướng lĩnh, chỉ thị cho họ bắt đầu hành quân như thế nào. Mấy ngày sau, ông không nói được nữa nhưng vẫn dùng ánh mắt nhắc nhở họ phải tiếp tục cuộc tây chinh. Lúc lâm chung, ông nhắn lại: trong thời gian tang lễ của ông, hãy tổ chức cuộc thi quân sự thật lớn. Năm đó Alêcxăng mới 33 tuổi.
Alêcxăng vừa qua đời, những người thân tín của ông đã nổ ra cuộc đấu tranh gay gắt tranh giành quyền lực. Chẳng bao lâu trên vùng đất đai mà Aiêcxăng chinh phục được đã ra đời một số quốc gia mới. Vương quốc Maxêđônia trải dài trên ba châu Âu Á Phi bắt đầu tan rã từ đây.
Sáng sớm một ngày mát mẻ đẹp trời năm 323 tr. CN, một ông già ngoài sáu mươi tuổi đang đi đạo trong rừng cây ngoài thành Aten. Ông dáng vẻ nho nhã, cử chỉ khoan thai, đôi mắt lim dim ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Theo sau ông là hơn mười chàng trai, cũng dáng dấp an nhàn tự tại. Họ cùng đi đến bên dòng suối nhỏ nơi khe núi, ngồi trên những mô đá nhấp nhô, bắt đầu thảo luận những vấn đề triết học cao sâu.
Vị học giả cao tuổi đó chính là nhà triết học lớn Aristốt nổi tiếng của Hy Lạp. Những chàng trai kia là những học trò lớp cao cấp của trường Lukeion do ông sáng lập. Aristốt chủ trương thanh niên học sinh cần phải đến với thiên nhiên rộng lớn để thảo luận, học tập. Riêng ông, ông cũng thích vừa đi tản bộ, vừa giảng bài. Vì vậy mọi người mới gọi thày trò ông thuộc “Học phái tiêu dao”.
Một chàng trai khẩn khoản:
– Thưa thầy, xin thày giảng về “Tam đoạn luận”, mệnh đề Lôgich học này khó quá, nào là đại tiền đề, tiểu tiền đề, kết luận.
– Điều đó rất đơn giản – Aristôt vuốt chòm râu, đứng dậy bước đi vài bước, chậm rãi nói:
– Người Hy Lạp ta có câu ngạn ngữ rất thú vị: Nếu như ví của anh nằm trong túi áo mà tiền của anh lại nằm trong ví thế thì tiền của anh chắc chắn nằm trong túi áo. Đó chẳng phải là một “Tam đoạn luận” hết sức hoàn chỉnh hay sao?
Các chàng trai cùng trầm trồ:
– Thầy quả là nhà triết học vị đại!
Aristôt hạ giọng thâm trầm:
– Nhưng, kết cục của các nhà triết học thường là bi thảm?
Bi thảm? – Các chàng trai đều sửng sốt.
– Các con nghe ta nói – Aristôt nhìn về dẫy tường thành Aten xa xa, giọng nói càng trầm xuống – Thầy Platôn của ta đi đến Xixin khuyên Quốc vương ở đó cải cách chính trị, kết quả là bị đem bán làm nô lệ. Thầy của thầy ta là Sôcrat vì tuyên truyền cho thuyết vô thần, bị phán xử tội tử hình. Cuối cùng bị đầu độc mà chết!
Các chàng trai im lặng lắng nghe. Bỗng nhiên một người cất cao giọng nói:
– Thưa thầy, số phận của thầy nhất định sẽ không như các thầy của thầy, vì thầy là thầy dạy của Alêcxăng, đương kim Quốc vương thống nhất thế giới Hy Lạp – Maxêđônia.
Aristôt ngắt lời chàng trai:
– Không, Quốc vương Alêcxăng đã tạ thế cách đây hai hôm. . .
Nguyên là cả nhà Aristôt đều phục vụ cho vương thất Maxêđônia. Cha ông là thầy thuốc trong hoàng cung, bản thân ông là thầy dạy của Alêcxăng, Thái tử vương quốc Maxêđônia lúc đó. Sau khi Alêcxăng lên nối ngôi, Aristôt đến Aten dạy học. Ông là người đầu tiên đề xuất chủ trương phải tiến hành giáo dục cả ba mặt “Trí dục, Đức dục, Thể dục” cho thanh niên học sinh còn đề xuất chế độ học theo cách phân chia ra từng năm học. Ông chủ trương, đối với nhi đồng từ tuổi, nhà nước cần phải lập ra trường tiểu học để các em đến học tập thể thao, ngữ văn, toán, đồ họa và ca hát. Đối với thanh thiếu niên từ 14 đến 21 tuổi, nhà nước cần phải lập ra trường trung học cho chúng, dạy chúng lịch sử, toán học và triết học. Còn thể dục là để bồi dưỡng thân thể khỏe mạnh, đức dục là để bồi dưỡng lòng tự tôn và tính cách dũng cảm hào phóng. Ông còn chủ trương, sau khi thanh niên tốt nghiệp trung học, những người ưu tú trong số đó cần được tiếp tục bồi dưỡng. Vì thế, ông lập ra trường Lukeion.
Alêcxăng hết sức ủng hộ việc mở trường học của Aristôt, trước sau đã cấp 16 vạn đồng tiền vàng làm kinh phí? Trong trường Aristôt đã lập ra Thư viện đầu tiên ở Châu Âu cất giữ rất nhiều sách quí về khoa học tư nhiên và pháp luật.
Quốc vương Alêcxăng còn ra lệnh cho cả nước, phàm những người đi săn và làm nghề đánh cá nếu bắt được những động vật kỳ lạ hiếm có đều phải giao nộp cho thầy học của Quốc vương. Aristôt còn mở rộng việc nghiên cứu sinh vật học trong trường của mình, thường mổ xẻ các loại động vật. Qua nhiều lần giải phẫu, thầy trò đã phát hiện ra một quy luật: động vật tiến hóa ngày càng cao, cơ năng sinh lý của nó cũng ngày càng phức tạp.
Ngoài việc giảng dạy ra, Aristôt còn viết nhiều trước tác triết học. Ông cho rằng hình thức và sự vật không thể tách rời, ông không đồng ý với quan điểm duy tâm của thầy học mình là Platôn còn sự vật chỉ là “ý niệm của con người”. Ông còn cho rằng, sự sống và thế giới đều đang vận động, không có vận động thì không có thời gian, không gian và vật chất. Những điều đó đều mang quan điểm biện chứng nhất định. Ông viết “Công cụ luận”, là bộ trước tác Lô gích học đầy đủ đầu tiên trên thế giới.
Aristốt phản đối cách dạy học thuần sách vở, chủ trương đưa học sinh đi dạo ngoài trời để giảng dạy. Hôm nay cũng như mọi ngày, ông dẫn học trò của mình ra ngoại thành để giảng dạy và thảo luận những vấn đề triết học.
Gió hiu hiu thổi, có tiếng vó ngựa phi nhanh ở phía xa vọng tới.
– Ai đến nhỉ?
Các học trò ngẩng đầu ngóng nhìn, thấy một bạn đồng học đang phóng ngựa tới. Người học trò đó vội vàng nhảy xuống ngựa, cầm dây cương trao cho Aristốt.
– Thưa thầy, xin gửi lại thầy!
Aristốt bình thản hỏi:
Xảy ra chuyện gì vậy?
Hỏng rồi! Chúng sắp đến bắt thầy đấy! Thầy chạy mau đi!
Đừng vội, con hãy nói rõ thêm!
– Thưa thầy, sau khi Đức vua Alêcxăng tạ thế, người Aten nổi lên điên cuồng chống lại Maxêđônia. Họ đã cáo giác thầy, nói thầy là thầy dạy của Alêcxăng. Chúng sắp tới đây bắt thầy ngay bây giờ. Thầy hãy chạy luôn đi!
Aristôt thở dài:
– Chà, xem ra ta là người sáng lập “học phái tiêu dao” nhưng rút cục chẳng thể tiêu dao được nữa Aristôt cực chẳng đã phải chạy về thành Sanxit đảo Ơbê, quê hương ông để lánh nạn. Mùa hè năm sau, nhà triết học vĩ đại của Cổ Hy Lạp đã qua đời trong cảnh ngộ thê lương.